nheo1

Trong nền kinh tế học vĩ mô, chúng ta nghiên cứa về nền kinh tế một cách toàn bộ, nghiên cứu hoạt động kinh tế môt cách tổng thể. Thay vì tập trung vào các giá vả riêng rẽ, chúng ta sẽ nghiên cứu  tất cả các giá cả. Và thay vì tập trung vào sản xuất và bán ra một thị trường nhất định , chúng ta sẽ nghiên cứu  tổng sx của toàn bộ nền kt, gọi là tổng sp quốc nội(GDP). Ngày nay, nghiên cuu kt vĩ mô có tầm quan trọng đặc biệt vì nhiều lí do: sự thành công hay thất bại của nền kt mỗi quốc gia phụ thuộc rất lơn vào các hđ kt vĩ mô; chính phủ có thể tác động đến hđ của nền kt bằng các chính sách điều  tiết vĩ mô; các chính sách kt vĩ mô chiếm vị trí nổi bật trong các chương trình, thậm chí là trong cương lĩnh nhưng đảng phái trong xh..

Mục tiêu của chính sách kt vĩ mô là  Mức sản lượng quốc dân (tức GDP thực tế) cao và không ngừng tăng lên;Mức hữu nghiệp cao (hay thất nghiệp thấp).'Mức giá ổn định hoặc tăng vừa phải, trong đó giá cả và tiền lương được xác định bởi cung và cầu trên thị trường tự do.

sự ổn định kt là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kt cấp bách như: lạm phát,suy thoái, thất nghiệp trong thời kì ngắn hạn

tăng trưởng kt đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề dài hạn hơn, có liên quan đến tăng trưởng kt.

công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội  vừa là vấn đề kt. 

Ngoài ra còn có một số mục tiêu thứ cấp đc tc để lãnh đạo tối đa hóa thu nhập về lâu dài. trong khi có những khác biệt giữa các mục tiêu của các thực thể khác nhau, quốc gia và quốc tế, hầu hết thoe những chi tiết dưới đây: 

Mục tiêu về sản lượng : thước đo cuối cùng để đánh giá thành công kinh tế của một quốc gia là khả năng tạo ra dc mức sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng của đất nước. Có nhiều cách đo lường sản lượng nhưng toàn diện nhất là dùng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân (GDP) hay chỉ tiêu  tổng sản phẩm quốc nội(GDP)

Mục tiêu công ăn việc làm: tỉ lệ người có công ăn việc làm ngày càng cao hoặc tỉ lệ thất nghiệp ngày càng giảm

mục tiêu ổn định giá cả: ổn đinh giá cả nghĩa là làm sao cho giá cả không tăng cũng không giảm quá nhanh, là tỷ lệ lạm phát đc do bằng mức độ thay đổi giữa giá cả thời kì sau so với thời kì trước gần như bằng o. 

mục tiêu kt đối ngoại: ổn định tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nội tệ và ngoại tệ, phấn đấu cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, thông qua việc cân bằng cán cân thương mại quốc tế và quan hệ tín dụng quốc tế.

hai chính sách kt vĩ mô quan trọng là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

chính sách tiền tệ la quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt- như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái. Khi cần kích thích kt tăng trưởng, NHTW sẽ làm tăng lượng cung tiền.Chính sách tiền tệ này gọi là nới lỏng tiền tệ. Ngược lại khi cần hạ nhiệt cho nền kinh tế, chống lạm phát, ngâ hàng TW sẽ làm giảm lượng cung tiền. Chính sách tiên tệ khi đó gọi là thắt chặt tiền tệ.

chính sách tài khóa là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kt. Khi nền kt đang ở pha suy thoái nhà nc có thể giảm thuê tăng chi tiêu để chống lại. chính sách tài khóa như vậy khóa là chính sách tài khóa nới lỏng,. Ngược lại khi nền kt ở pha bùng nổ và có hiện tượng nóng thì nhà nc có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn nền kt rơi vào tình trạng quá nóng dẫn đến đổ vỡ. chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tk thắt chặt.

***Mối quan hệ của các chính sách kt vĩ mô: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hợp thành hệ thống chính sách quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các công cụ của hai chính sách này vừa có tính độc lập, nhưng vừa có tính tương tác, hỗ trợ nhau trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Sự phối hợp tốt, nhịp nhàng hoạt động của hai chính sách này sẽ giúp chính phủ điều hành đạt được hai mục tiêu quan trọng của kinh tế vĩ mô là tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; nhưng ngược lại, sự phối hợp không nhịp nhàng, không gắn kết sẽ làm giảm hiệu quả điều hành chính sách và thậm chí có thể làm trầm trọng, làm cho kinh tế vĩ mô bất ổn. Vì vậy, tìm ra cơ chế phối hợp giữa hai chính sách này luôn được chính phủ, các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Bài viết này đề cập tới một số vấn đề phối hợp giữa hai chính sách trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới.

** Liên hệ thực tê với vn

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: