Công phu chiều thứ ba

Công phu chiều thứ ba



Tĩnh Tọa – 20 tới 30 phút


Kinh Hành Im Lặng – một vòng


Kệ Mở Kinh


Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (ba lần) (C)


Pháp Bụt cao siêu mầu nhiệm


Cơ duyên may được thọ trì


Xin nguyện đi vào biển tuệ


Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (C)


Trì Tụng


Hướng về Bụt và Thánh Chúng trên hội Kỳ Viên (3 lần) (C)






Kinh Sức Mạnh Quan m (C)



"Thế Tôn muôn vẻ đẹp


Con xin hỏi lại Người


Bồ Tát kia vì sao


Tên là Quan Thế m?"


Bậc diệu tướng từ tôn


Trả lời Vô Tận Ý:


"Vì hạnh nguyện Quan m


Ðáp ứng được muôn nơi.


"Lời thề rộng như biển


Vô lượng kiếp qua rồi


Ðã theo ngàn muôn Bụt


Phát nguyện lớn thanh tịnh.


"Ai nghe danh, thấy hình


Mà tâm sanh chánh niệm


Thì thoát khổ mọi cõi


Ðây nói sơ lược thôi.


"Nếu có ai ác ý


Xô vào hầm lửa lớn


Niệm sức mạnh Quan m


Hầm lửa biến hồ sen.


"Ðang trôi giạt đại dương


Gặp nạn Rồng, Quỷ, Cá


Niệm sức mạnh Quan m


Sóng gió không nhận chìm.


"Ðứng chóp núi Tu Di


Bị người ta xô ngã


Niệm sức mạnh Quan m


Như mặt trời trên không.


"Bị người dữ đuổi chạy


Rơi xuống núi Kim Cương


Niệm sức mạnh Quan m


Không hao một mảy lông.


"Bị oán tặc vây hãm


Cầm đao thương sát hại


Niệm sức mạnh Quan m


Oán tặc thấy thương tình.


"Bị khổ nạn vua quan


Sắp sửa bị gia hình


Niệm sức mạnh Quan m


Ðao kiếm gãy từng khúc.


"Nơi tù ngục xiềng xích


Chân tay bị gông cùm


Niệm sức mạnh Quan m


Ðược tháo gỡ tự do.


"Gặp thuốc độc, trù, ếm


Nguy hại đến thân mình


Niệm sức mạnh Quan m


Người gây lại gánh chịu.


"Gặp La Sát hung dữ


Rồng độc và quỷ ác


Niệm sức mạnh Quan m


Hết dám làm hại ta.


"Gặp ác thú vây quanh


Nanh vuốt thật hãi hùng


Niệm sức mạnh Quan m


Ðều vội vàng bỏ chạy.


"Rắn độc và bò cạp


Lửa khói un hơi độc


Niệm sức mạnh Quan m


Theo tiếng tự lui về.


"Sấm sét, mây, điện, chớp


Mưa đá tuôn xối xả


Niệm sức mạnh Quan m


Ðều kịp thời tiêu tán. (C)


"Chúng sanh bị khốn ách


Vô lượng khổ bức thân


Trí lực mầu Quan m


Cứu đời muôn vạn cách.


"Trí phương tiện quảng đại


Ðầy đủ sức thần thông


Mười phương trong các cõi


Không đâu không hiện thân.


"Những nẻo về xấu ác


Ðịa ngục, quỷ, súc sanh


Khổ sanh, lão, bệnh, tử


Cũng từ từ dứt sạch.


"Quán Chân, quán Thanh Tịnh


Quán Trí Tuệ rộng lớn


Quán Bi và quán Từ


Thường nguyện, thường chiêm ngưỡng.


"Quán Vô Cấu, Thanh Tịnh


Mặt trời Tuệ phá ám


Ðiều phục nạn, gió, lửa


Chiếu sáng khắp thế gian.


"Tâm Bi như sấm động


Lòng Từ như mây hiền


Pháp cam lộ mưa xuống


Dập trừ lửa phiền não.


"Nơi án tòa kiện tụng


Chốn quân sự hãi hùng


Niệm sức mạnh Quan m


Oán thù đều tiêu tán. (C)


"Tiếng Nhiệm, tiếng Quan m


Tiếng Phạm, tiếng Hải Triều


Tiếng Vượt Thoát Tiếng Ðời


Hãy thường nên quán niệm.


"Từng niệm không nghi ngờ


Trong ách nạn khổ chết.


Quan m là tịnh thánh


Là nơi cần nương tựa.


"Ðầy đủ mọi công đức


Mắt thương nhìn thế gian


Biển Phước chứa vô cùng


Nên ta cần đảnh lễ."


Nam mô Bồ Tát Quan Thế m (ba lần) (CC)






Kinh Tám Ðiều Giác Ngộ Của Các Bậc Ðại Nhân (C)



Là đệ tử Bụt thì nên hết lòng, ngày cũng như đêm, đọc tụng và quán niệm về tám điều mà các bậc đại nhân đã giác ngộ.


Ðiều thứ nhất là giác ngộ rằng cuộc đời là vô thường, chế độ chính trị nào cũng dễ sụp đổ, những cấu tạo của bốn đại đều trống rỗng và có tác dụng gây đau khổ, con người do tập hợp của năm ấm mà có, lại không có thực ngã, sanh diệt thay đổi không ngừng, hư ngụy và không có chủ quyền. Trong khi đó thì tâm ta lại là một nguồn suối phát sanh điều ác và thân ta thì là một nơi tích tụ của tội lỗi. Quán chiếu như trên thì dần dần thoát được cõi sanh tử. (C)


Ðiều thứ hai là giác ngộ rằng càng lắm ham muốn thì lại càng nhiều khổ đau, rằng bao nhiêu cực nhọc trong cõi sanh tử đều do ham muốn mà có. Trong khi đó người ít ham muốn thì không bị hoàn cảnh sai sử, lại cảm thấy thân mình và tâm mình được thư thái. (C)


Ðiều thứ ba là giác ngộ rằng vì tâm ta rong ruổi chạy theo danh lợi không bao giờ biết chán cho nên tội lỗi ta cũng theo đó mà càng ngày càng lớn. Các bậc Bồ Tát thì khác hẳn: họ luôn luôn nhớ nghĩ đến phép tri túc, an vui sống với đời đạm bạc để hành đạo và xem sự nghiệp duy nhất của mình là sự thực hiện trí tuệ giác ngộ. (C)


Ðiều thứ tư là giác ngộ rằng thói quen lười biếng đưa đến chỗ đọa lạc; vì vậy con người phải chuyên cần hành đạo, phá giặc phiền não, hàng phục bốn loài ma và ra khỏi ngục tù của năm ấm và ba giới. (C)


Ðiều thứ năm là giác ngộ rằng chính vì vô minh nên mới bị giam hãm trong cõi sanh tử. Các vị Bồ Tát thường xuyên nhớ rằng phải học rộng, biết nhiều, phát triển trí tuệ, đạt được biện tài để giáo hóa cho mọi người, để cho tất cả đạt tới niềm vui lớn. (C)


Ðiều thứ sáu là giác ngộ rằng vì nghèo khổ cho nên người ta sanh ra có nhiều oán hận và căm thù, và vì thế lại tạo thêm những nhân xấu. Các vị Bồ Tát biết thế cho nên chuyên tu phép bố thí, coi kẻ ghét người thương như nhau, bỏ qua những điều ác mà người khác đã làm đối với mình và không đem tâm ghét bỏ những ai đã làm ác. (C)


Ðiều thứ bảy là giác ngộ rằng năm thứ dục vọng gây nên tội lỗi và hoạn nạn. Người xuất gia tuy sống trong thế tục nhưng không nhiễm theo cái vui phàm tục, thường quán niệm rằng tài sản của mình chỉ là ba chiếc áo ca sa và một chiếc bình bát, tất cả đều là pháp khí, rằng chí nguyện xuất gia của mình là sống thanh bạch để hành đạo, giữ phạm hạnh cho thanh cao và đem lòng từ bi để tiếp xử với tất cả mọi người. (C)


Ðiều thứ tám là giác ngộ rằng vì lửa sanh tử cháy bừng cho nên mọi loài đang chịu biết bao niềm thống khổ. Biết vậy cho nên ta phải phát tâm Ðại Thừa, nguyện cứu tế cho tất cả mọi người, nguyện thay thế cho mọi người mà chịu khổ đau vô lượng, khiến cho tất cả chúng sanh đều đạt tới niềm vui cứu cánh. (C)


Tám điều nói trên là những điều giác ngộ của các bậc đại nhân, Bụt và Bồ Tát; những vị này đã tinh tấn hành đạo, tu tập từ bi và trí tuệ, đã cưỡi thuyền pháp thân đến được bến Niết Bàn. Khi trở về lại cõi sanh tử độ thoát cho chúng sanh, các vị đều dùng tám điều giác ngộ ấy để khai mở và chỉ đường cho mọi người, khiến cho chúng sanh ai cũng giác ngộ được cái khổ của sanh tử, lìa bỏ được ngũ dục và hướng tâm vào con đường thánh.


Nếu đệ tử Bụt mà thường đọc tụng tám điều này thì mỗi khi quán niệm diệt được vô lượng tội, tiến tới giác ngộ, mau lên chánh giác, vĩnh viễn đoạn tuyệt với sanh tử, thường trú trong sự an lạc. (CC)




Ngày Đêm An Lành


Nguyện ngày an lành đêm an lành


Ngày đêm sáu thời đều an lành


An lành trong mỗi giây mỗi phút


Cầu ơn Tam Bảo luôn che chở


Bốn loài sanh lên đất Tịnh


Ba cõi thác hóa tòa Sen


Hằng sa ngạ quỷ chứng Tam Hiền


Vạn loại hữu tình lên Thập Ðịa. (C)


Thế Tôn dung mạo như vầng nguyệt


Lại như mặt nhật phóng quang minh


Hào quang trí tuệ chiếu muôn phương


Hỷ Xả Từ Bi đều thấm nhuận.


Nam mô Bụt Thích Ca Mâu Ni (3 lần) (C)


(Vừa niệm Bụt vừa đi nhiễu)




Đảnh Lễ


Nhất tâm kính lễ đức Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)


Nhất tâm kính lễ đức Bụt A Di Đà (C)


Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế m (C)


Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Thế Chí (C)


Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương (C)


Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại từ Tây Trúc cho đến Việt Nam (CC)






Bài Tụng Hạnh Phúc



Chúng con được ngồi đây


Trong phút giây hiện tại


Bao bọc bởi tăng thân


Thấy mình thật may mắn:


Sanh ra được làm người


Con sớm gặp chánh pháp


Hạt Bồ Ðề tưới tẩm


Lại có duyên được sống


Hòa hợp trong tăng thân.


Năng lượng của tăng đoàn


Giới luật và uy nghi


Ðang bảo hộ cho con


Không để gây lầm lỗi


Không bị nghiệp xấu đẩy


Ði về nẻo tối tăm


Lại được cùng bạn hiền


Ði trên đường chân thiện


Có ánh sáng chiếu soi


Của Bụt và Bồ Tát. (C)


Tuy có mặt trong con


Những hạt giống khổ đau


Phiền não và tập khí


Nhưng chánh niệm hiện tiền


Vẫn thường luôn biểu hiện


Giúp cho con tiếp xúc


Với những gì mầu nhiệm


Có mặt trong tự thân


Và có mặt quanh con.


Sáu căn còn đầy đủ


Mắt thấy được trời xanh


Tai nghe tiếng chim hót


Mũi ngửi thấy hương trầm


Lưỡi nếm được pháp vị


Thế ngồi con vững chãi


Ý hợp nhất với thân


Nếu không có Thế Tôn


Nếu không có Diệu Pháp


Nếu không có Tăng Ðoàn


Làm sao con may mắn


Ðược pháp lạc hôm nay? (C)


Công phu tu tập này


Con cũng xin hành trì


Cho gia đình, dòng họ


Cho thế hệ tương lai


Và cả cho xã hội.


Niềm an lạc của con


Là vốn liếng tu tập


Con xin nguyền vun bón


Tưới tẩm và nuôi dưỡng


Bằng chánh niệm hàng ngày.


Trong xã hội của con


Bao nhiêu người đau khổ


Chìm đắm trong năm dục


Ganh ghét và hận thù.


Thấy được những cảnh ấy


Con quyết tâm hành trì


Ðiều phục những tâm hành


Tham đắm và giận ghét


Tập khả năng lắng nghe


Và sử dụng ái ngữ


Ðể thiết lập truyền thông


Tạo nên sự hiểu biết,


Chấp nhận và thương yêu.


Như đức Bồ Tát kia


Con nguyện xin tập nhìn


Mọi người chung quanh con


Bằng con mắt từ bi


Bằng tâm tình hiểu biết


Con xin tập lắng nghe


Bằng lỗ tai xót thương


Bằng tấm lòng lân mẫn


Nhìn và nghe như thế


Là hạnh của Bồ Tát


Có thể làm vơi nhẹ


Khổ đau trong lòng người


Ðem lại niềm an lạc


Về cho cả hai phía. (C)


Chúng con ý thức rằng


Chính phiền não si mê


Làm cho thế giới này


Trở thành nơi hỏa ngục.


Nếu tu tập chuyển hóa


Chế tác được hiểu biết


Cảm thông và thương yêu


Chúng con sẽ tạo được


Tịnh Ðộ ngay nơi này.


Dù cuộc đời vô thường


Dù sanh lão bệnh tử


Ðã có đường đi rồi


Con không còn lo sợ. (C)


Hạnh phúc thay được sống


Trong tăng đoàn Thế Tôn


Ðược hành trì giới định


Sống vững chãi thảnh thơi


Trong từng giây từng phút


Của cuộc sống hàng ngày,


Và trực tiếp tham gia


Vào sự nghiệp độ sanh


Của Bụt và Bồ Tát.


Giờ phút này quý báu


Niềm biết ơn tràn dâng


Xin lạy đức Thế Tôn


Chứng minh và nhiếp thọ. (CC)




Kệ Vô Thường


Ngày nay đã qua


Ðời sống ngắn lại


Hãy nhìn cho kỹ


Ta đã làm gì?


Ðại chúng hãy cùng tinh tấn


Thực tập hết lòng


Sống cho sâu sắc và thảnh thơi


Hãy nhớ vô thường


Ðừng để tháng ngày trôi đi oan uổng. (C)




Quay Về Nương Tựa


Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.


Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.


Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. (C)


Đã về nương tựa Bụt, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.


Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa.


Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên con đường thực tập. (C)


Về nương Bụt trong con, xin nguyện cho mọi người thể nhận được giác tánh, sớm mở lòng Bồ Đề.


Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa.


Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài. (CC)




Hồi Hướng


Trì tụng kinh thâm diệu


Tạo công đức vô biên


Đệ tử xin hồi hướng


Cho chúng sinh mọi miền. (C)


Pháp môn xin nguyện học


n nghĩa xin nguyện đền


Phiền não xin nguyện đoạn


Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top