Lá Bỏng
1. Tính vị
Lá bỏng tính mát, vị chua nhẹ, hơi chất, nhạt
2. Quy kinh
Đi vào kinh Can
3. Tác dụng của lá bỏng và chủ trị
Theo Đông y, lá bỏng có tác dụng giảm đau, tiêu thũng, sinh cơ, giải độc, cầm máu, hoạt huyết chỉ thống, tiêu viêm. Chủ trị các chứng bỏng do nước sôi hoặc do lửa, bệnh trĩ lòi dom, viêm mũi xoang, giải rượu, đau nhức xương khớp, viêm loét dạ dày, lở ngứa, mụn nhọt…
Y học Ấn Độ sử dụng lá bỏng để trị bầm da, vết đốt côn trùng cắn, lên sởi. Indonesia và Malaysia dùng lá bỏng để trị nhức đầu, đau chân, đau mắt, sốt, phong ngứa, viêm họng, chốc đầu, mụn nhọt….
4. Cách dùng lá bỏng làm thuốc và liều lượng
Dùng trong: Giã lá tươi chắt lấy nước uống hoặc sắc uống, mỗi ngày dùng 20 – 40g.
Dùng ngoài: Giã lá tươi đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị hoặc bào chế thành thuốc mỡ để bôi.
5. Độc tính
Lá bỏng không chứa độc. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị dị ứng với thành phần của lá bỏng khiến da bị kích ứng, nổi mẩn ngứa, phát ban.
III. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng lá bỏng
1. Trị chấn thương do tai nạn, té ngã và các loại bỏng do nhiệt, bầm máu, rết cắn
Chuẩn bị: Lá bỏng tươi
Cách sử dụng: Lá bỏng tươi hái về cần rửa sạch và khử khuẩn bằng cách ngâm trong nước muối pha loãng. Sau đó giã nát, đắp trực tiếp vào khu vực cần điều trị.
2. Chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp
Chuẩn bị: 3- 5 cái lá bỏng to
Cách sử dụng: Hơ lá bỏng trên bếp cho đến khi lá mềm và nóng. Sau đó, đắp vào khu vực bị đau nhức. Khi lá bỏng nguội, tiếp tục lấy lá mới hơ nóng và đắp lên da. Thực hiện mỗi ngày vài lần, mỗi lần 10 – 15 phút để xoa dịu cơn đau. Chú ý canh độ nóng vừa phải để không gây bỏng da.
3. Bài thuốc chữa viêm họng, ho từ cây lá bỏng
Chuẩn bị: 10 cái lá bỏng
Cách sử dụng: Số lá bỏng đã chuẩn bị ở trên chia làm 3 lần dùng, trong đó 4 lá cho buổi sáng, 4 lá cho buổi chiều và 2 lá dùng trong buổi tối. Khi sử dụng, lấy lá nhai sống, từ từ nuốt cả nước lẫn bã cho các chất trong lá bỏng thấm vào cổ họng. Áp dụng khoảng 3 ngày sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện.
4. Trị viêm loét dạ dày, viêm nhiễm đường ruột, bệnh trĩ nội có biểu hiện đi cầu ra máu
Chuẩn bị: 50g lá bỏng
Cách sử dụng: Sau khi rửa sạch lá bỏng đem vò nát. Sắc lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày.
5. Chữa mất sữa ở phụ nữ sau sinh, khó ngủ, mất ngủ với cây thuốc bỏng
Chuẩn bị: 8 cái lá bỏng
Cách sử dụng: Nhai nuốt hết số lá bỏng đã chuẩn bị tương tự như ăn rau sống. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.
6. Chữa bệnh trĩ ( nội, ngoại ), kiết lỵ
Chuẩn bị: 20g lá bỏng, 20g rau sam
Cách sử dụng: Cả 2 nguyên liệu đem rửa sạch. Có thể dùng lá bỏng làm thuốc điều bệnh trĩ, kiết lỵ theo một trong hai cách là nhai nuốt nước hoặc sắc uống.
7. Chữa say rượu, giải rượu
Chuẩn bị: 10 cái lá bỏng tươi
Cách sử dụng: Cho người say rượu ăn hết chỗ lá bỏng trên, sau khoảng 10 phút sẽ thấy người tỉnh táo hơn.
8. Điều trị chốc lở, bệnh ghẻ cho trẻ em
Chuẩn bị: Lá bỏng 1 nắm
Cách sử dụng: Nấu lá bỏng lấy nước cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 20ml. Kết hợp giã lá bỏng đắp vào khu vực bị tổn thương. Thực hiện hàng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh ghẻ, chốc lở, mụn nhọt.
9. Trị mụn trứng cá, mề đay, bệnh chàm
Chuẩn bị: Lá bỏng tươi
Cách sử dụng: Nấu nước lá bỏng uống và vệ sinh vùng da bị mụn. Ngoài ra có thể giã nát lá bỏng tươi đắp vào khu vực bị ảnh hưởng.
10. Chữa viêm xoang, viêm mũi, chảy máu cam
Chuẩn bị: 2 lá bỏng
Cách sử dụng: Giã nát lá bỏng và chắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước cốt lá bỏng nhét vào bên lỗ mũi bị viêm 4 – 5 lần trong ngày. Trường hợp bị viêm cả hai bên lỗ mũi thì sáng làm một bên, chiều làm cho bên còn lại.
11. Trị bệnh phong ngứa không rõ nguyên nhân
Chuẩn bị: Lá bỏng, lá nghể răm, lá cây vô hoạn tử, lá ké
Cách sử dụng: Đem tất cả nấu nước xông hơi. Khi nước nguội dùng tắm rửa khu vực bị phong ngứa. Có thể kết hợp uống thuốc sắc từ lá ké đầu ngựa trong vài ngày liên tục để đẩy lùi bệnh từ bên trong.
12. Chữa sốt xuất huyết
Chuẩn bị: 1 nắm lá bỏng tươi
Cách sử dụng: Nấu lá bỏng lấy nước uống. Trong ngày đầu bị sốt uống mỗi lần 100ml x 3 -4 lần/ngày. Từ ngày thứ 2 trở đi uống mỗi lần 60ml x 2 lần/ ngày.
13. Cây thuốc bỏng trị ho gà ở trẻ em
Chuẩn bị: 6 – 8 lá bỏng
Cách sử dụng: Sắc lá bỏng lấy 20ml nước cho trẻ uống
14. Chữa cao huyết áp, đau đầu, trong người bồn chồn, hồi hộp
Chuẩn bị: Lá bỏng tươi
Cách sử dụng: Sắc lá bỏng uống mỗi ngày 2 lần x 60ml/ lần
15. Chữa táo bón, nóng sốt ở trẻ em
Chuẩn bị: 10 – 15 lá bỏng loại già
Cách sử dụng: Nấu nước lá bỏng cho trẻ uống. Trường hợp bị táo bón mỗi lần uống 60ml x 2 lần/ngày. Nếu trẻ bị sốt mỗi lần uống 30ml x 2 – 4 lần/ngày.
16. Chữa bệnh lỵ
Chuẩn bị: Lá bỏng ( 40g), cỏ seo gà và lá mơ lông ( mỗi vị 20g ), cam thảo đất ( 16g)
Cách sử dụng: Tất cả rửa sạch, đem nấu nước uống thay trà trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
17. Chữa mụn nhọt
Chuẩn bị: Lá bỏng (30g), lá táo (20g), lá đại (15g).
Cách sử dụng: Rửa sạch và ngâm trong nước muối. Cuối cùng giã nát đắp vào nốt mụn. Chỉ áp dụng cách này khi nốt mụn chưa có mủ, mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần để giảm sưng đau.
18. Chữa đi cầu ra máu
Chuẩn bị: Lá bỏng ( 30g ), ngải cứu và lá trắc bá sao cháy ( mỗi loại 10g ), cỏ mực (10g).
Cách sử dụng: Sắc nước uống, dùng đều đặn 1 thang mỗi ngày.
19. Chữa da bị cháy nắng
Chuẩn bị: 2- 3 lá bỏng hoặc nhiều hơn tùy vào diện tích da bị cháy nắng
Cách sử dụng: Rửa và ngâm lá bỏng qua nước muối rồi giã nát đắp lên da
20. Chữa viêm đại tràng
Chuẩn bị: 20 cái lá bỏng
Cách sử dụng: Chia số lá bỏng đã chuẩn bị làm 3 lần ăn trong ngày. Sáng và chiều mỗi buổi ăn 8 lá, tối ăn 4 lá. Trẻ từ 5 – 10 tuổi dùng liều bằng nửa người lớn.
21. Chữa nôn ói ra máu do bị thương hoặc bị đánh
Chuẩn bị: 7 lá bỏng
Cách sử dụng: Giã nát lá bỏng rồi thêm một ít rượu với đường vào. Uống mỗi ngày 1 lần.
22. Chữa đau mắt đỏ
Chuẩn bị: 3 lá bỏng
Cách sử dụng: Buổi tối trước khi đi ngủ giã lá bỏng chắt bớt nước uống. Phần bã cho vào một miếng vải gạc y tế đắp vào mắt. Sáng hôm sau mới tháo ra và rửa lại mắt bằng nước muối sinh lý.
23. Chữa bệnh viêm tai giữa cấp tính
Chuẩn bị: 2 -3 lá bỏng tươi
Cách sử dụng: Rửa sạch lá bỏng bằng nước muối, giã nát rồi chắt nước vắt vào tai.
III. Lưu ý khi sử dụng cây lá bỏng
Khi sử dụng cây thuốc bỏng cần chú ý:
Tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng cây lá bỏng chữa bệnh tại nhà.
Các bài thuốc từ lá bỏng thường cho tác dụng chậm. Hiệu quả chưa được khoa học chứng minh
Kết quả điều trị phụ thuộc cơ địa và mức độ bệnh của đối tượng sử dụng. Có người dùng thấy bệnh tình cải thiện nhưng cũng có người ít hoặc hoàn toàn không thấy được hiệu quả.
Cần đảm bảo vệ sinh trong khâu bào chế thuốc để không khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn nặng thêm
Trong thời gian sử dụng lá bỏng nếu bạn có biểu hiện bị dị ứng hoặc bệnh tình ngày càng tiến triển nặng hơn thì nên ngưng dùng ngay và liên hệ với thầy thuốc để được hướng dẫn cách xử lý.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top