Muốn có quốc tịch...

Có quốc tịch là một mục tiêu mà rất nhiều du học sinh chúng mình hướng tới... Nhưng làm sao để có quốc tịch bây giờ? Bài viết dưới đây là những thứ mình đã từng băn khoăn và tìm hiểu qua nên chia sẻ với các bạn 1 số điểm mình biết. Tuy nhiên các bạn thực sự có nhu cầu apply được quốc tịch ở lại thì nên gặp luật sư để được tư vấn nhé vì luật Canada thay đổi thường xuyên.

Theo mình, nếu là du học sinh thì có 2 cách phổ biến là: (1) kết hôn với người có quốc tịch; (2) đi học tốt nghiệp từ cao đẳng hay đại học và sau khi tốt nghiệp xin được giấy phép đi làm, và tìm được việc làm chính thức thì 1 năm sau khi có việc làm chính thức thì có thể nộp hồ sơ để apply quốc tịch dạng lao động có kỹ năng (skilled worker)

1. Cách thứ nhất: kết hôn với người có quốc tịch-người đó sponsor cho bạn ở lại.

Đối với các bạn du học sinh ham học thực sự thì sau khi có giấy đăng ký kết hôn với người có quốc tịch bên này thì du học sinh có thể đi học và đóng học phí bằng với học phí của dân bên này rồi (thay vì đóng khoảng 6000 khi học 1 học kỳ chuyên ngành thì bạn có thể đóng khoảng 2000 thôi nếu trình ra giấy đăng ký kết hôn). Cho nên các bạn có thể thoả đam mê được đi học mà đóng ko quá nhiều tiền như là mình đóng khi mình là "du học sinh".

Còn đối với các bạn ko học nổi thì đây là cách để các bạn ko còn bị áp lực về chuyện giấy tờ ở lại. Vì nếu là du học sinh thì cách duy nhất để bạn được tiếp tục cấp giấy phép ở lại là phải đi học, ko đi học thì ko được gia hạn giấy tờ ở lại nữa. Vì vậy kết hôn rồi cách bạn có thể làm giấy tờ ở lại dạng thường trú sau khi kết hôn thì ko lo vấn đề làm sao ở lại canada hợp pháp nữa.

2. Cách thứ hai: Đi học-Có việc làm-Apply quốc tịch
Đối với các bạn học giỏi thì cách này cũng khả thi nhưng các bạn phải rất kiên trì. Ở lại theo đường học vấn là con đường ko dễ dàng nhưng mình biết khá nhiều anh chị và các bạn đã có thể ở lại theo hướng này. Vậy khi quyết định đi học thì bạn nên học gì? Chọn chuyên ngành học rất quan trọng. Chọn ngành học nào mà thuộc vào chương trình cho phép ở lại sau khi có việc làm vì ko phải chuyên ngành nào học ra có việc cũng được ở lại. Về điểm này tốt nhất các bạn check lại với luật sư hoặc tự lên website của chính phủ canada để tìm hiểu thêm.

Đôi điều lưu ý:
Theo kinh nghiệm và quan điểm của cá nhân mình thì dù các bạn đang ở canada dưới dạng giấy phép gì, có quốc tịch hay chưa thì vẫn nên đi học để có cái chữ. Tối thiểu là phải học hết các cấp độ tiếng anh. Bạn có thể ko học chuyên ngành nhưng học tiếng anh để có thể giao tiếp lưu loát là nhất định phải làm được. Sống ở xứ sở nói tiếng anh là ngôn ngữ chính mà mình ko giao tiếp lưu loát tiếng anh được thì cũng giống như người bị khiếm khuyết là câm hoặc nói đớ và sẽ bị hạn chế rất nhiều về vấn đề tìm được công việc tốt trong tương lai. Mình biết một vài cô chú thế hệ trước, ko biết tiếng cho nên lái xe đi đâu cũng sợ lỡ lạc đường ko biết hỏi đường về. Giấy tờ nhận được trong hộp thư gởi đến tên mình nhưng ko biết thư nói gì. Muốn trao đổi hay hẹn bác sĩ phải nhờ mình gọi điện thoại giùm. Mình thấy rất là tội cho họ, vì bản thân mỗi người đều mong muốn có thể tự làm được những việc nhỏ nhặt đó. Cho nên học để biết tiếng là tối thiểu. Mình biết du học sinh chúng mình nhất là thế hệ các em mới qua, đa số các bạn rất giỏi tiếng vì việt nam bây giờ ai cũng biết là cần phải cho con em họ học ngoại ngữ. Đây là một lợi thế rất lớn cho các em trong vấn đề thích nghi với môi trường mới. Từ việt nam qua bên canada các em đã biết tiếng anh căn bản thì học thêm vài khoá tiếng anh bên này nữa thôi là các em có thể giao tiếp được rồi, thì vấn đề còn lại chỉ là thích nghi với thời tiết giá lạnh, biết lái xe nữa là hoàn hảo.

Sau khi học hết các cấp độ tiếng anh, hãy xông lên học khoá chuyên ngành để lấy cái kiến thức và cơ hội cho công việc tốt. Vấn đề là chọn học chuyên ngành gì? Lựa chọn chuyên ngành học luôn là vấn đề băn khoăn mà ko dễ gì có thể chọn đúng ngay từ đầu. Ko nhất thiết là học giỏi thì mới nên học lên chuyên ngành. Chương trình chuyên ngành mình đang nói ở đây có thể học nghề ở các trường tư hay học chữ ở các trường cao đẳng đại học. Nếu ko học chữ được (những chuyên ngành chung chung, chuyên môn cao và lý thuyết nhiều) như Marketing, quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, kiến trúc, y tá, etc, thì có thể học nghề như cắt tóc, chăm sóc da, massage, sửa điện, nước, làm móng, etc.

Học chuyên ngành gì? Nghề hay chữ?
Đối với các bạn tự tin vào khả năng học của mình thì quá tốt. Học chữ thì các trường cao đẳng đại học có những chương trình rất hay từ 2-5 năm tuỳ theo ngành học. Các bạn muốn có việc sau khi tốt nghiệp thì trong thời gian đi học bạn cố gắng tìm việc co-op liên quan ngành học. Khi xin việc, trong resume nhà tuyển dụng họ quan tâm bạn đã làm ở đâu hơn là quan tâm đến những bằng cấp bạn có. Trong khi mình qua bên này ko có kinh nghiệm thì bạn có thể liệt kê những kinh nghiệm bạn có ở việt nam. Hoặc liệt kê những chỗ bạn đã đi thực tập ở bên này cũng sẽ giúp làm đẹp đơn xin việc của bạn rất nhiều. Đa số các bạn học chữ ra mà kiếm được việc làm thì những việc làm này có nhiều lợi tức, bảo hiểm, lương hưu, bên cạnh lương căn bản, giờ giấc văn phòng và ngày cuối tuần-lễ nghỉ ngơi.

Học nghề thì các bạn nên chọn nghề nào mà sau này bạn có thể mở tiệm kinh doanh, làm chủ cái nghề bạn chọn. "Phi thương bất phú" - chỉ có làm chủ thì mới giàu nổi. Mình nghĩ quan điểm đó dù ở quốc gia nào cũng đúng.

Một số nghề mà theo mình là lúc nào cũng thịnh ở Canada: Các bạn nam hãy nên học sửa nhà, sửa máy lạnh, máy sưởi. Bạn nữ thì học chuyên sâu ngành làm đẹp như trang điểm, nối mi, xăm môi, lông mày, vẽ móng chuyên nghiệp...

Một số nhóm ngành nghề bạn có thể chọn trong trường học:

1) Nhóm xây dựng, bao gồm các ngành nghề như thợ điện, mộc, ống nước, lắp đặt đường ống, hàn, vận hành thiết bị nặng, sơn...

2) Nhóm vận tải, bao gồm các ngành nghề như kỹ thuật viên dịch vụ ô tô, kỹ thuật viên hàng không, thợ sơn ô tô, kỹ thuật viên hệ thống nhiên liệu/ điện...

3) Nhóm sản xuất, bao gồm các ngành nghề như dập khuôn, cơ khí công nghiệp, gia công kim loại chính xác...

4) Nhóm dịch vụ, bao gồm các ngành nghề như làm vườn, đầu bếp, cắm hoa, tạo mẫu tóc, trang điểm, làm nail, mát xa,...

Đây là website của trường cao đẳng mình đã theo tốt nghiệp, trường cao đẳng Algonquin, một trường khá tốt và uy tín của Ontario để các bạn tham khảo: http://www.algonquincollege.com/future-students/programs/areas-of-interest/.

Một chút ngoài lề:

Mình có cô bạn, có lẽ là bạn thân nhất của mình bên này. Bạn mình đang học dở dang bên Y Tá thì có bầu và sinh con. Mình cứ nghĩ cô nàng sẽ dở dang việc học nhưng không! Bạn mình bầu vẫn đi học, sau đó sanh con rồi lại đi học tiếp nhưng học part time hoặc lấy từng môn. Vậy mà giờ con được 4 tuổi, cô nàng cũng đã học xong và có công việc y tá ổn định. Vì vừa chăm con vừa đi làm nên cô nàng làm y tá cơ động, đến nhà người ta thăm trông giúp đỡ bệnh nhân (giờ giấc linh động và hẹn trước). Mình thấy nể bạn mình lắm. Bây giờ cô nàng ấy với chồng đã mua được nhà to, 2 vợ chồng công việc ổn định.

À! Bên này du học sinh có bầu trong thời gian du học được công ty bảo hiểm chi trả hầu hết các chi phí thuốc men và sinh nở nhé. Vì học phí du học sinh đóng bao gồm cả các khoản bảo hiểm sức khoẻ nên trong thời gian du học, bệnh tật mình chi trả thuốc men hầu hết được trả lại ấy !

Hy vọng với 1 số chia sẻ như vậy giúp các bạn có thể lựa chọn được hướng đi đúng ngay từ đầu nhé! Nếu bạn thấy bài viết mình giúp ích được các bạn phần nào thì vote cho mình nhé!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top