1.1: Lời giới thiệu

Thời chống Mỹ từng có một bác sĩ, 

một con người, tên là Đặng Thuỳ Trâm...

 Tác giả những dòng nhật ký sua đây bạn đọc sẽ đọc thuộc về một lớpngười khá đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội ta từ sau 1945 - họ cómặt trong công cuộc chiến đấu chống Mỹ từ mấy năm đầu tiên, khi ở miềnNam, các cơ sở cách mạng triển khai đến tận nhiều huyện đồng bằng, vàtrên toàn quốc, cuộc chiến tranh dù đã gian khổ nhưng chưa có cái khôngkhí bức bối khắc nghiệt như từ đầu những năm 70 trở đi. 

Và một điều đáng nói nữa: trước đó, họ thuộc lứa thanh niên đầu tiênđược đào tạo theo tinh thần của những người đi kháng chiến chống Pháp,cái tinh thần "cuộc sống mới", ấp ủ từ những ngày Việt Bắc gian khổ màhào hùng.

 Hà Nội trước chiến tranh thanh bình, yên ả lạ thường. Bao trùm xã hộilà một không khí thiêng liêng, thành kính. Ngay đối với người dân thườngmọi chuyện làm ăn sinh sống chỉ có ý nghĩa là sự chuẩn bị cho ngày mai cómặt ở chiến trường. Nền kinh tế tem phiếu chưa làm mấy ai khó chịu. Trongtâm trí đám học trò chúng tôi (tôi với Thùy Trâm vốn học cùng lớp trongsuốt ba năm cấp ba ở trường Chu Văn An, nên dưới đây, việc dùng chữchúng tôi là có một lý do chính đáng) lúc nào cũng thấm đẫm tinh thần lãngmạn của Ruồi trâu, của Pavel Korsaghin trong Thép đã tôi thế đấy và cả củaMarius và Cosette trong Những người khốn khổ. Sách vở lúc ấy là đồngnghĩa với văn hoá. Thêm một điã nhạc cổ điển, với một vài bông hoa trênbàn nữa thì coi như mãn nguyện hoàn toàn. Có mặt trong đám đông dự míttinh ở quảng trường Ba Đình trong một ngày lễ lớn (trước 1965, nhữngngày lễ lớn bao giờ cũng có mít tinh, đâu cả chục ngàn người), anh bạn tôimặt ngẩng cao dõi theo mấy cánh chim bay mãi vào những đám mây xa.Đêm giao thừa ngay khi có chiến tranh rồi thì mấy ngày Tết vẫn có ngừngbắn, cũng như mọi người, chúng tôi dắt xe đạp đi bộ quanh Hồ Gươm trongtiếng nhạc dập dìu của mấy bài Hà Nội Huế Sài Gòn, Tiếng hát giữa rừngPắc Bó...

Và có thể nói mà không sợ ngoa là từ đấy, nhiều người đi thẳng ra chiếntrường. 

Nhật ký tôi viết mấy năm ấy còn ghi lại được hình ảnh về những ngườilính ớ đánh Khe Sanh 1967: Quần áo ba lô người nào cũng tinh tươm, niềmtin sáng bừng trong mắt, chỉ sợ không đi thì lỡ mất dịp có mặt trong lễchiến thắng. 

Một niềm tin tưởng như chỉ có ở tôn giáo - thứ niềm tin mang đầy cảmgiác thánh thiện - chi phối hành động mọi người. Lao vào chiến tranh lúc ấykhông phải chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm ao ước, là vinh dự mà nhiều anhem chúng tôi cảm thấy phải giành lấu bằng được. 

Tốt nghiệp đại học 1966, Thuỳ Trâm lại xung phong đi khá xa, vào tậnĐức Phổ, Quảng Ngãi. Ở đó chị làm công việc đặc trưng cho người phụ nữtrong chiến tranh là phụ trách một bệnh viện huyện, và từ đó tạo nên chomình một số phận. 

Không phải ngẫu nhiên, hai người lính thám báo Mỹ hôm qua, trongbức thư gởi tới người mẹ của liệt sĩ vừa viết mới đây, khẳng định một cáchchắc chắn như đinh đóng cột: "Trên bất cứ đất nước nào trên thế giới, điềuđó đều được gọi là anh hùng" 

Họ muốn nói tới cái sự việc từng ám ảnh họ một thời gian dài: ngườibác sĩ này đã đứng ra cầm súng bảo vệ cho những thương binh, và đã ngãxuống như một người lính vừa rời tay súng. 

Tuy nhiên, theo tôi, trước khi để cái hành động dũng cảm cuốn cùngThuỳ Trâm "đóng đinh" vào tâm trí mình, những người lính bên kia chiếntuyến thật ra đã bị chinh phục. Phải có một nhân tố nào nữa, thiết yếu hơn,khiến họ tự nhủ phải cứu bằng được cuốn nhật ký rồi bị hút theo chị, mảimiết tìm cách giải mã những dòng chữ chị ghi và sau này còn để rất nhiềuthời gian lần theo dấu vết của chị. 

Chỉ có toàn bộ con người Thuỳ Trâm mới đóng nổi vai trò đẹp đẽ đó. 

Gần đây, khi đi ra với thế giới, nhiều người trong chúng ta chợt hiểu ramột sự thực: hai chữ Việt Nam bấy lâu mới chỉ gắn với một cuộc chiếntranh. Và chúng ta còn phải phấn đấu nhiều để người ta hiểu rằng việt Namcòn là một xã hội, một đất nước, một nền văn hoá. 

Ngay từ lúc ấy, trong vai trò một chiến sĩ, Thuỳ Trâm đã tự chứng tỏmình mình còn là một con người với nghĩa rộng rãi nhất của từ này. 

Một mặt, chị có ý thức về bổn phận. Chị yêu thương mọi người. Chị đaunỗi đau của mỗi bệnh nhân đến với mình. Chị muốn trở thành một ngườitốt. Những cách nói mà với một số bạn trẻ ngày nay tưởng như là công thức (chẳng hạn trái tim đập cùng một nhịp với nhân dân đất nước, chẳng hạnniềm yêu thương vô hạn độ) chính là những lẽ sống đã được Thuỳ Trâm tựnguyện chấp nhận.

.....

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top