NHẬT BẢN

Nhật Bản (tiếng Nhật: 日本国 Nihon-koku/Nippon-koku; Hán-Việt: Nhật Bản quốc; chữ Bản 本 trong các văn bản cũ cũng được đọc là Bổn), cũng được gọi tắt là Nhật, là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 377.834 km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Nó nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam . Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido (北海道) (Bắc Hải Đạo), Honshu (本州) (Bản Châu), Shikoku (四国) (Tứ Quốc) và Kyushu (九州) (Cửu Châu) cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh.

Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu như ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản, núi Phú Sĩ. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Vùng Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài quận xung quanh là trung tâm thủ phủ lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống.

Nhật Bản cũng là nên kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hiệp quốc, G8, G4 và APEC, Nhật Bản là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng. Đây là đất nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nước nhập khẩu đứng thứ 6 thế giới. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ.

TÊN NƯỚC

Tên "Nhật Bản" viết theo chữ cái Latinh (Romaji) là Nihon hoặc Nippon (đọc là "Ni-hôn" hoặc "Níp-pôn"); theo chữ Hán hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "xứ Mặt Trời mọc".

Nhật Bản còn có các mĩ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (桜 sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; "đất nước hoa cúc" (xin xem: Hoa cúc và thanh kiếm, của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh giống như mặt trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; "đất nước mặt trời mọc", vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần mặt trời Amaterasu (天照, Thái dương thần nữ).

Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Trung Quốc từ trước công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc (倭国, nước lùn), người Nhật là Nụy nhân (倭人, người lùn), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu (倭寇, giặc lùn). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán 倭. Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán là 大和 (Đại Hòa) để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑). Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần mặt trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi mặt trời mọc.

Năm 670, năm đầu niên hiệu Hàm Hanh (670-674) nhà Đường (vua Đường Cao Tông), Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình Trung Quốc nhân dịp vừa bình định Cao Ly (Triều Tiên) và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.

LỊCH SỬ

• Từ 15.000 năm trước công nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.

• Từ 13.000 năm trước CN, người Nhật đã biết trồng lúa, làm đồ gốm, sống định cư.

• Từ 300 năm trước CN đã sử dụng đồ kim khí.

• Từ thế kỷ III đến giữa thế kỷ VI, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Đạo Shinto phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato.

• Từ thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VIII, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản.

• Giữa thế kỷ VIII, đạo Phật đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản.

• Từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XII, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Hoàng đế. Cuối thời này, tầng lớp võ sĩ bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc.

• Cuối thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIV, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Mông Cổ định xâm lược nước mình.

• Từ thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVI, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ. Nhật Bản cũng từng xâm lược bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ này.

• Sau đó, nước Nhật có một thời kỳ bế quan tỏa cảng ổn định kéo dài ba thế kỷ dưới sự cai trị của các tướng quân Tokugawa. Kinh tế, văn hóa và kỹ thuật có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Người phương Tây khởi đầu là Hà Lan được phép giao thương với Nhật Bản thông qua một thương cảng nhỏ.

• Giữa thế kỷ XIX, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Quyền lực của các Shogun và các daimyo bị bãi bỏ và được tập trung tối cao trong tay Thiên Hoàng. Công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, xâm lăng Đài Loan, chiến tranh với Nga, xâm lược Triều Tiên.

• Trong Thế chiến thứ nhất, Nhật đứng về phe đồng minh. Sang Thế chiến thứ hai, đứng về phe trục. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự "đô hộ" của nước ngoài.

• Sau chiến tranh, Nhật tập trung phát triển kinh tế nhanh chóng. Cuối thập niên 60 Nhật hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, trở thành một nước tư bản phát triển. Manh nha những dấu hiệu đình trệ kinh tế đầu tiên sau khủng hoảng dầu lửa đầu thập niên 70.

• Bước vào thế kỷ 21, Nhật ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia tăng vị thế về chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Nâng cấp Cục phòng vệ quốc gia thành Bộ quốc phòng vào tháng 1 năm 2007.

LỊCH SỬ NHẬT BẢN QUA CÁC THỜI KỲ

Thời Tiền đồ đất nung (Thời đại đồ đá cũ): 15000 năm đến 5000 năm TCN

Sống du mục săn bắt và hái lượm

Thời đồ gốm Jomon: 5000 năm đến 200 năm TCN

Thời đồ gốm Yayoi: 200 năm TCN đến năm 200

Chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư. Phát triển các vương quốc độc lập nhỏ. Vào cuối thời kì, có xu hướng đi đến thống nhất.

Thời văn hoá Kofun: Cuối thế kỷ III đến cuối thế kỷ VI

Vương quốc Yamato thiết lập sự thống trị trên quá nửa phía Tây quần đảo Nhật Bản, kể cả phía Nam của Triều Tiên. Sau này, việc kiểm soát phía Nam Triều Tiên bị suy yếu, và sự tranh ngôi trong gia đình Nhật hoàng đã đe doạ quyền lực của Yamato. Đạo Phật và đạo Khổng được du nhập.

Thời Asuka: Cuối thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VIII

Hoàng tử Shotoku phục hồi quyền lực của vương quốc Yamato. Các cố gắng đầu tiên để tạo nên hiến pháp và một hệ thống giai cấp chính thức. Shotoku quảng bá cho đạo Phật. Một số chùa Phật giáo được xây dựng. Gia đình Soga trở nên rất có quyền lực, tuy nhiên sau này đã bị Fujiwara-no-Kamatari dưới quyền hoàng tử Naka-no-Oe lật đổ. Cải cách Taika theo những ý tưởng trước đây của hoàng tử Shotoku. Chấm dứt sự cai trị của người Nhật Bản ở Triều Tiên. Tinh thần của cải cách Taika được thể hiện trong bộ luật gọi là Ritsuryo dưới thời Temmu, sau này được cải tiến dưới thời Mommu, cháu nội của ông ta.

Thời Nara: Đầu thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ VIII

Nara trở thành thủ đô, bộ luật Ritsuryo được hoàn thành. Nhật hoàng có uy quyền lớn. Văn hoá thời nhà Đường của người Trung Hoa được du nhập vào. Đạo Phật hưng thịnh. Hai cuốn lịch sử dân tộc Kojiki và Nihon Shoki cũng như Man'yoshu, một tuyển tập các bài thơ Nhật Bản, được biên soạn. Nền văn hoá đạt tới mức cao nhờ việc trộn lẫn các yếu tố Trung Hoa và Nhật Bản. Đúc được các đồng tiền bằng bạc và đồng đỏ. Một số chùa gỗ trong đó có chùa Todaji và kho báu hoàng gia Shosoin được xây dựng.

Thời Heian

Đầu Heian: Cuối thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ IX

Nhà nước chuyển tới thủ đô mới Heian-Kyo (Kyoto). Thành lập các giáo phái Phật giáo mới đã Nhật Bản hoá (là Tendai và Shingon - chủ yếu hội nhập những yếu tố tiến bộ). Hệ thống các điều luật Ritsuryo được sửa đổi. Lối viết thơ văn theo kiểu Trung Hoa rất hưng thịnh ở triều đình. Dòng họ Fujiwara nắm quyền hành đằng sau ngai vàng.

Giữa Heian: Cuối thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI

Với sự gia tăng quyền lực của dòng họ Fujiwara, việc cai quản chính quyền bằng quan nhiếp chính trở thành luật lệ. Triều đình mất quyền kiểm soát đất nước mà chỉ còn nắm vai trò nghi thức đơn thuần. Phúc lợi công cộng bị coi nhẹ. Người đứng đầu các tỉnh trở nên tham nhũng và lười nhác. Chủ nhân của các khu trang ấp (shoen) thành lập các nhóm võ sĩ để tự vệ, tạo ra sự mở đầu của hệ thống samurai (cận vệ có vũ trang). Thơ ca Nhật Bản phát triển vững chắc, đặc biệt là waka (thể thơ 31 âm tiết). Kokinshu và các tuyển tập waka khác được biên soạn. Những tác phẩm viết khác gồm có tiểu thuyết đầu tiên của thế giới, cuốn Genji Monogatari do một mệnh phụ triều đình viết, cuốn Ise Monogatari, Tosa Nikki và Makura-no-Soshi.

Cuối Heian: Cuối thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XII

Bắt đầu một thế kỷ các Nhật hoàng đi tu nhưng vẫn cai quản công việc triều chính. Triều đình suy đồi, dần biến thành một nhà không có thực quyền, quan liêu xa rời thực tế, không chăm lo đến các phúc lợi công cộng mà chỉ bận tâm tới việc xây dựng chùa chiền và truyền bá tư tưởng Phật giáo. Tầng lớp quý tộc trong triều đình suy đồi và vô dụng. Giáo phái Phật giáo Jodo (Tịnh Thổ) phát triển. Quyền lực của các phe cánh địa phương với nền tảng là hệ thống samurai tăng lên. Dẫn đầu trong số họ là các gia đình Minamoto (Genji) và Taira (Heike hoặc Heishi). Các chùa chiền cũng duy trì lực lượng tự vệ. Những cuộc tranh giành quyền lực trong hoàng tộc và các yếu tố khác cuối cùng đã đem lại uy thế cho gia đình Taira, nhưng sau một phần tư thế kỷ nắm quyền, rốt cuộc Taira lại bị Minamoto đánh bại.

Thời Kamakura: Cuối thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XIV

Minamoto-no-Yoritomo bổ nhiệm Seii-Taishogun (Chinh di đại tướng quân). Thành lập Mạc Phủ hay chế độ shogun đầu tiên ở Kamakura. Phát triển nông nghiệp nhờ sử dụng súc vật kéo. Thu hoạch vụ mùa nửa năm một lần. Bổ nhiệm chức vụ shugo và jito. Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Giáo phái Zen du nhập vào từ Trung Quốc. Sau cái chết của Yoritomo, gia đình Hojo trở thành các quan nhiếp chính trong chế độ shogun. Dòng dõi Minamoto chẳng bao lâu kết thúc, nhưng gia đình Hojo vẫn tiếp tục làm các quan nhiếp chính, kiểm soát cả các Nhật hoàng lẫn các shogun. Giáo phái Phật giáo Nichiren (hoặc Hokke) phát triển. Heike Monogatari được viết. Samurai ngày càng trở nên có nhiều quyền lực ở các vùng trang ấp. Vào giai đoạn cuối của thời kỳ này, Nhật hoàng Godaigo nhanh chóng khôi phục lại luật lệ hoàng gia nhưng thất bại trong việc đạt được quyền kiểm soát thích đáng và bị lật đổ bởi người trước đó đã từng giúp ông là chiến binh Ashikaga Takauji - người đã đưa Komyo lên ngai vàng. Godaigo bỏ trốn và lập ra một triều đình ở Yoshino kình địch với triều đình Komyo ở Kyoto. Hai triều đình phía Bắc và phía Nam sau đó tiếp tục tồn tại trong 57 năm.

Thời Muromachi: Đầu thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XV

Chế độ shogun Ashikaga (hoặc Muromachi) bắt đầu bằng việc triều đình phía Bắc phong cho Ashikaga Takauji tước hiệu Seii-Taishogun. Tổng hành dinh được thành lập tại Muromachi ở Kyoto. Với việc hai triều đình phía Bắc và phía Nam hợp nhất lại vào năm 1392, chế độ tướng quân này cuối cùng hoàn toàn được thừa nhận. Samurai dù sao vẫn tiếp tục làm xói mòn quyền lực của giai cấp quý tộc tại các thái ấp (shoen). Chính quyền shogun bổ nhiệm một số người giữ chức shugo như đã có từ thời chính quyền shogun Kamakura. Tuy nhiên, những người này không phải là tuỳ tùng của Ashikaga, họ hành động vì lợi ích của chính họ, phát triển thành các thủ lĩnh shugo-daimyo của samurai địa phương với quyền hành riêng. Uy quyền của chế độ shogun không ngừng bị giảm sút do ảnh hưởng bởi sự yếu kém của triều đình. Tuy vậy, các môn nghệ thuật như cắm hoa, trà đạo v.v... lại phát triển. Các môn Kịch Nô, Kyogen v.v... phát triển đến độ chín mùi. Phát triển nghệ thuật vẽ tranh mực Tàu và tranh nhiều màu sắc rực rỡ theo trường phái Kano. Kết thúc thời kỳ này là cuộc chiến tranh Onin. Sau đó chế độ shogun hầu như mất toàn bộ quyền kiểm soát, dẫn đến thời kỳ của các cuộc nội chiến. Mặc dù vậy, thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển của nghề cá, khai thác mỏ, buôn bán v.v... Các thị trấn phát triển xung quanh các thành trì, đền chùa và bến cảng v.v...

Thời Azuchi-Momoyama: Cuối thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVI

Thời kỳ của các cuộc nội chiến. Quyền lực dần dần chuyển từ trên xuống dưới: Shogun > dòng họ Hosokawa (cấp dưới của shogun) > dòng họ Miyoshi (cấp dưới của Hosokawa) > dòng họ Matsunaga (cấp dưới của Miyoshi). Quyền lực của shugo-daimyo tăng lên, thay thế tầng lớp quý tộc cũ kiểm soát các thái ấp. Họ cố thủ trong các khu vực của mình và tìm cách mở rộng quyền lực. Việc này cuối cùng dẫn tới một xu hướng thống nhất quốc gia dưới một người lãnh đạo có quyền lực cao nhất. Trong thời kỳ này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Cơ đốc giáo. Việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu. Oda Nobunaga trục xuất viên shogun Ashikaga cuối cùng và thành công trong việc thống nhất một khu vực quan trọng của đất nước. Sau khi ông chết do bị phản bội, công việc của ông được người tuỳ tùng trung thành tên là Toyotomi Hideyoshi hoàn thành. Đạo Cơ đốc và việc buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ dưới thời Nobunaga và vào đầu thời Hideyoshi, nhưng cuối cùng Hideyoshi nghi ngờ những tham vọng về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh trục xuất những người truyền giáo. Việc buôn bán vẫn tiếp tục. Hideyoshi phái quân đội xâm chiếm Triều Tiên. Cuộc viễn chinh thất bại. Trường phái hội hoạ Kano và trà đạo phát triển tới đỉnh điểm. Sau khi Hideyoshi chết, quyền lực bị Tokugawa leyasu thâu tóm.

Thời Edo

Đầu Edo: Đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII

Tokugawa bổ nhiệm shogun thông qua Nhật hoàng (cả Nobunaga lẫn Hideyoshi đều không cố gắng trở thành shogun mà chỉ duy trì quyền lực qua các vị trí chính thức tại triều đình). Các daimyo chống đối gia đình Tokugawa đều bị chuyển tới các thái ấp ở những vùng xa trung tâm và bị ép phải dùng phần lớn của cải của họ để làm đường và các dự án khác, bị buộc phải luân phiên di chuyển hàng năm giữa Edo và thái ấp của mình, để lại gia đình làm con tin lâu dài ở Edo. Các thái ấp được những người tuỳ tùng của shogun cai quản, tuy nhiên quyền lực ở đây rất lớn. Thành lập bộ luật hợp pháp cho các gia đình quý tộc, tạo điều kiện cho chế độ shogun kiểm soát triều đình và hoàng đế. Hệ thống 4 đẳng cấp (1. võ sĩ, 2. nông dân, 3. thợ thủ công, 4. nhà buôn) được thừa nhận, cùng với việc hôn nhân giới hạn trong những người ở cùng một đẳng cấp. Ở từng đẳng cấp, mối quan hệ chủ - tớ phong kiến được thiết lập. Chế độ shogun Tokugawa được thiết lập vững chắc trên hệ thống này và được biết tới dưới tên gọi bakuhan (Kết hợp shogun và chủ thái ấp). Buôn bán và đạo Cơ đốc một lần nữa lại phát triển thịnh vượng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, cũng như Hideyoshi, Ieyasu cuối cùng đã nhìn thấy nguy cơ của đạo Cơ đốc và bắt đầu những biện pháp đàn áp với mức độ ngày càng tăng. Tới thời kỳ của shogun Tokugawa thì việc cấm đạo Cơ đốc và buôn bán hầu như đã hoàn thành. Những người Nhật Bản tin vào đạo Cơ đốc bị hành hình. Các thương gia, trừ người Hà Lan và người Trung Hoa, đều bị cấm tới Nhật Bản, và người Hà Lan bị hạn chế chỉ cho phép đến một hòn đảo nhỏ ở cảng Nagasaki. Quyền lực của chế độ shogun được củng cố, việc cai trị tập trung, công nghiệp và nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, giao thông được cải thiện, đem lại sự thịnh vượng cho buôn bán và thương mại nội địa. Các thị trấn mọc lên ngày càng nhiều và rất hưng thịnh, đặc biệt là các đô thị quanh cung điện. Giới thương gia trở nên giàu có, và từ tầng lớp này xuất hiện những hình thức nghệ thuật mới, bao gồm thơ haiku (Matsuo Basho), thể loại tiểu thuyết (Ihara Saikaku), kịch rối (Chikamatsu Monzaemon), các bản in tranh khắc gỗ ukiyoe v.v... Kịch Kabuki được dàn dựng lần đầu tiên ở Kyoto vào đầu thời kỳ này, sau đó hạn chế chỉ dành cho diễn viên nam, bắt đầu được diễn ở Edo và Osaka vào cuối thể kỷ XVII.

Giữa Edo: Đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX

Hệ thống bakuhan không ngừng suy yếu do sự tập trung của cải vào tay giới thương gia. Chế độ shogun gặp phải những khó khăn tài chính, samurai và nông dân rơi vào cảnh nghèo khó. Đã có các nỗ lực nhằm cải cách chế độ shogun, nhưng do vẫn duy trì chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày càng nặng nề. Nạn đói kém và thảm hoạ thiên nhiên, cộng thêm sưu cao thuế nặng (đối với lúa gạo) mà chế độ shogun và daimyo bắt người dân gánh vác đã biến những người nông dân và các tầng lớp dân thường khác thành nghèo khổ. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân xuất hiện. Trong lĩnh vực văn hoá, chứng kiến sự nở rộ cuối cùng của nền văn hoá Edo. Các truyện ngắn theo xu hướng phóng đãng, truyện tình lịch sử, nghệ thuật đóng kịch Kabuki, các loại tranh và bản in gỗ gồm "nishiki-e" (bản in tranh nhiều màu) được phát triển. Giáo dục được truyền bá vào tầng lớp thương gia và thậm chí cả những nông dân tại "terakoya". Phát triển các trường "kokugaku" (Quốc học), một xu hướng giáo dục thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa và trở lại các truyền thống quốc gia. "Rangaku" (Hà Lan học) - việc nghiên cứu các tác phẩm khoa học khác nhau du nhập từ phương Tây qua các thương nhân Hà Lan như địa lý, y học, thiên văn, vật lý, hoá học v.v... cũng dần dần được phát triển.

Cuối Edo: Đầu thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX

Suốt thời kỳ đầu Edo, những người nước ngoài đủ loại đã đặt chân lên đất Nhật Bản, nhưng tiếp theo chuyến viếng thăm của thuyền trưởng Perry năm 1853 nhân danh Tổng thống Mỹ đòi hỏi mở cửa đất nước để buôn bán, các lực lượng trong và ngoài Nhật Bản đã dần dần ép nhà nước phải từ bỏ chính sách bế quan toả cảng. Chế độ Shogun quyết định buôn bán với các dân tộc khác. Mặc dù xung đột quyền lực giữa shogun và các lực lượng hoàng gia đã đem lại thắng lợi cho những người ủng hộ Nhật hoàng - những người đã công khai chống đối chính sách này - nhưng sau khi shogun sụp đổ, họ đã ủng chính sách buôn bán với nước ngoài và việc đổi mới đất nước.

Thời Minh Trị

Đầu Minh Trị: Cuối thế kỷ XIX

Các thái ấp phong kiến bị bãi bỏ và thay thế bằng hệ thống quản lý hành chính theo cấp tỉnh. Các đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị huỷ bỏ. Quân đội quốc gia và việc tuyển quân, chế độ thuế mới, hệ thống tiền tệ theo hệ thập phân, mạng lưới đường sắt, cùng các hệ thống thư tín, điện thoại, điện báo được thiết lập. Công nghiệp hiện đại được khởi đầu với các nhà máy do nhà nước xây dựng và điều hành, sau này được chuyển sang sở hữu tư nhân. Việc cải cách gặp phải sự chống đối đáng kể nhưng đều bị dẹp yên. Quan hệ buôn bán với Triều Tiên và Trung Quốc được thiết lập. Nhà nước đã nỗ lực hết sức để sửa đổi những hiệp ước không công bằng đã được ký kết với các nước phương Tây. Đạo Phật và Thần đạo, sau thời gian dài hợp nhất, đã chính thức tách ra. Thần đạo được lấy làm nền tảng tư tưởng cho điều lệ của hoàng gia. Việc cấm đạo Cơ đốc được huỷ bỏ. Các trường học mới, theo phong cách phương Tây, được lập nên ở khắp nơi, không phân biệt đẳng cấp, tài sản hay giới tính. Các lý tưởng về tự do, chủ nghĩa xã hội, bình đẳng v.v... cũng du nhập vào từ phương Tây và khá hưng thịnh trong một thời gian ngắn. Việc ăn mặc và nhiều vấn đề khác trong đời sống hàng ngày chịu ảnh hưởng của phương Tây. Việc kêu gọi thành lập một chính phủ lập hiến dẫn tới sự ra đời của Nghị viện quốc gia và việc ban hành hiến pháp. Nghị viện tuy nhiên chỉ có ít quyền lực thực tế. Năm 1894, hiệp ước bất bình đẳng với Anh quốc trong buôn bán được sửa đổi và các hiệp ước với những quốc gia khác cũng sửa đổi theo cho phù hợp. Chiến tranh Trung - Nhật nổ ra. Sau thắng lợi của Nhật, Nga, Đức và Pháp ép Nhật phải từ bỏ một số lãnh thổ đã chiếm đóng, tạo ra mâu thuẫn lâu dài và sâu sắc giữa Nhật và các nước Nga, Đức và Pháp. Liên minh Nhật - Anh hình thành. Chiến tranh Nga - Nhật bùng nổ.

Cuối Minh Trị: Đầu thế kỷ XX

Trong giai đoạn đầu, cuộc cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản chủ yếu tập trung vào công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, ở giai đoạn thứ hai, việc xây dựng công nghiệp nặng đã được tăng cường, tập trung trước hết vào công nghiệp sắt thép (đặc biệt với sự sẵn có của nguồn quặng sắt và than Mãn Châu sau khi Nhật giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật). Các con tàu lớn, cơ động và các thiết bị đường sắt khác v.v.. được sản xuất trong nước.

Thời Taisho: Đầu thế kỷ XX

Thời kỳ này chứng kiến cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã thúc đẩy kinh tế và buôn bán của Nhật Bản phát triển. Nhật Bản đồng thời cũng chiếm được đất đai ở Trung Hoa và Nam Thái Bình Dương, nhưng lại làm cho các quốc gia phương Tây ngờ vực. Nhật Bản đầu tư vốn vào Trung Hoa. Trong chiến tranh, các cuộc thương lượng ngoại giao quốc tế được tiến hành để cố gắng duy trì sự cân bằng quyền lực. Ở Nhật Bản, các đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn và các lý tưởng dân chủ chiếm ưu thế. Sau cùng, dù sao, sự khủng hoảng của nền kinh tế hậu chiến trên thế giới đã ảnh hưởng bất lợi tới các nhà kinh doanh Nhật Bản, đồng thời trận động đất Kanto dữ dội vào năm 1923 đã làm cho nền kinh tế thêm khó khăn. Tình trạng thất nghiệp, đồng lương sụt giảm và tranh chấp việc làm luôn xảy ra. Phong trào xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế.

Thời Showa

Đầu Showa: Đầu thế kỷ XX đến giữa thế kỷ XX

Suy thoái kinh tế và bế tắc ngoại giao. Xuất khẩu giảm sút. Phá sản xảy ra thường xuyên, nhiều người thất nghiệp. Chính sách kiềm chế của Mỹ đối với Nhật Bản gia tăng. Hiệp định Ishii-Lansing, thừa nhận quyền lợi đặc biệt của Nhật Bản ở Trung Hoa, đã chấm dứt. Các dự thảo luật chống người nhập cư Nhật Bản ra đời và phong trào trục xuất người Nhật Bản ở Trung Hoa lan rộng. Nội các không thể đối phó được vì các nhà chính trị và các Zaibatsu đã chiếm độc quyền, bị thu hút bởi các lợi ích tài chính, mà quên mất quyền lợi quốc gia và sự đau khổ của nhân dân. Rắc rối lên đến đỉnh điểm ở cánh hữu gây ra những vụ ám sát và các hoạt động quân sự, dẫn tới chính sách mở rộng xâm lược ở Trung Hoa, rút khỏi Hội Quốc liên và chủ nghĩa bành trướng của những người theo chủ nghĩa quân phiệt cánh hữu gia tăng. Sau này họ đã liên kết với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã. Do vậy Nhật Bản đã gây ra chiến tranh Thái Bình Dương.

Cuối Showa: Giữa thế kỷ XX

Thất bại trong chiến tranh và sự sụp đổ của chủ nghĩa quân phiệt làm cho Nhật Bản bị chiếm đóng. Tiến hành các cải cách dân chủ, xây dựng lại nền công nghiệp bị tàn phá. Hiệp ước San Francisco có hiệu lực. Đạt được các kỳ tích về kinh tế và đời sống của nhân dân được nâng cao. Nhật Bản lại đóng vai trò quốc tế như một quốc gia thương mại và dần dần trở thành nước có tiềm lực kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Xảy ra vụ bê bối Lockheed, chính trường xáo trộn, đồng yên tăng giá và buôn bán thặng dư trở thành một vấn đề quốc tế. Đã diễn ra những sự kiện trọng đại trong đời sống kinh tế, xã hội Nhật Bản: Khai trương mạng lưới tàu Shinkansen (Tokaido, San'yo, Tohoku, Kan'etsu), chia tách và tư hữu hoá đường sắt quốc gia, mở đường hầm Seikan, khai trương cầu Seto Ohashi, vụ bê bối Recruit.

Thời Heisei: Cuối thế kỷ XX

Chiến tranh vùng Vịnh, hoạt động chính trị bị hỗn loạn, vụ bê bối Sagawa Kyubin. Hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hiệp quốc được triển khai. Lực lượng phòng vệ được cử đến Campuchia và Môdămbích. Xảy ra trận động đất Hanshin-Awaji. Bắt đầu thời kì trì trệ.

ĐỊA LÝ NHẬT BẢN

Nhật Bản có diện tích tổng cộng là 377.834 km². Đất đai của Nhật Bản là một dãy hải đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía Đông của lục địa Châu Á, dài 3.800 km. Địa hình chủ yếu là đồi núi (71%). Có nhiều núi nguồn gốc núi lửa, một số ngọn vẫn còn hoạt động, tiêu biểu là núi Phú Sĩ (Fuji) (3.776 m).

Nhật Bản có hơn 3.900 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn là đảo Honshu (本州) chiếm khoảng 60% toàn thể diện tích, đảo Hokkaido (北海道), đảo Kyushu (九州) và đảo Shikoku (四国). Trong số các hòn đảo nhỏ, đảo Okinawa (沖縄) là lớn nhất và quan trọng nhất, nằm giữa đường kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu tới đảo Đài Loan. Hòn đảo Okinawa này tuy thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do ở khá xa phần đất chính nên đã phát triển được một thứ văn hóa riêng và một số điểm khác biệt với nếp sống của bốn hòn đảo lớn.

Sóng thần, động đất, núi lửa, bão nhiệt đới khá phổ biến ở Nhật Bản. Đặc biệt, do thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những vùng có nhiều động đất nhất thế giới. Mỗi năm có hàng trăm dư chấn, có những trận động đất gây tổn thất nặng nề.

Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Ngọn Núi Phú Sĩ(Fujisan) cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.

KHÍ HẬU NHẬT BẢN

Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía Nam Kyushū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến là quần đảo Nhật Bản.

Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.

Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng.

Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:

• Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.

• Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía Tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn.

• Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.

• Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm.

• Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía Đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.

• Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường.

Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40.9 độ C - đo được vào 16 tháng 8, 2007.

Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.

Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim (temperate coniferous forests) vào mùa đông lạnh trên các phần phía Bắc các đảo.

VĂN HOÁ NHẬT BẢN

Cho đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện của những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng người Nhật đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau "thổ dân" Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay.

Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hoá của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.

VÀI NÉT THÚ VỊ VỀ TẬP TỤC CỦA NGƯỜI NHẬT

Nhật Bản là một dân tộc rất độc đáo. Trước khi đi Nhật du lịch, công tác hay thăm viếng bạn bè, bạn nên tìm hiểu phong tục và những điều mà họ kiêng kỵ để tránh mắc cỡ.

- Thứ nhất, khi đi trên đường phố, không nên vừa đi vừa ăn, bằng không sẽ bị các cụ già khiển trách.

- Thứ hai là khi đi thăm người ốm, dứt khoát không được tặng hoa, trà hoặc những hoa có chậu. Bởi vì người Nhật cho rằng đó là điều không tốt.

- Thứ ba là ở Nhật Bản, giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở Nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.

- Thứ tư là người Nhật thường nói những câu tỏ ý xin lỗi như : xin lỗi, cảm ơn, phiền bạn .v.v.. Khi đến nhà bạn bè ăn cơm hay dự lễ cưới kiểu Nhật, có một số người Nhật khi ăn, cố ý để thừa lại một chút, sau đó gói mang về. Đây là sự tỏ ra lễ phép chứ chẳng có gì là lạ. Khi ăn cơm, đũa nên để ngang chứ không nên để dọc. Vì người Nhật cho rằng đũa để thẳng là không tốt. Khi ăn họ rất kỵ lấy đũa quèn quẹt hoặc bới bị bới lại hay chọt .v.v.. Đây là thói rất xấu khi ăn cơm...

- Ở Nhật, khi đi mua bán, mặc cả là điều thất lễ. Trong các cửa hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được. Người Nhật rất thích đóng gói. Mà tất cả các loại giấy để đóng gói đều rất đẹp. Vì vậy, khi mua hàng không mất bao nhiêu thời gian để gói.

- Không nên tặng mùi xoa cho bạn bè. Chỉ làm điều đó một khi bạn muốn cắt đứt quan hệ.

- Không được tùy tiện biếu trà cho người khác. Vì đây là lễ vật mà người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái.

- Không được biếu giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Bằng không họ sẽ nghĩ là không kính trọng họ.

PHONG CÁCH GIAO TIẾP NGƯỜI NHẬT

- Trong công tác, với tác phong công nghiệp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.

- Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn nên trao một tấm danh thiếp để tự giới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.

- Khác với những người châu Âu, khi đi du lịch, chỉ thích xách máy ảnh chụp phong cảnh, người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi thăm quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại.

- Người Nhật rất tôn kính Nhật hoàng nên xin đừng hỏi Nhật hoàng bao nhiêu tuổi, tính tình ra sao. Họ sẽ nghĩ ngay đến quốc thể bởi chỉ một câu sai ngữ pháp hay dùng nhầm từ của người tiếp chuyện. Nếu muốn cuộc tiếp xúc không tẻ nhạt thì bạn nên hướng tới chủ đề không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán.

- Những người có quan hệ làm ăn chặt chẽ với người Nhật, chắc hẳn phải biết ở Nhật Bản các loại quà tặng được bán chạy nhất, nhì thế giới. Như luật bất thành văn, họ tặng nhau quà trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.

6 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT

Người Nhật nổi tiếng thế giới với một phong cách làm việc đặc biệt và hiệu quả. Văn hóa của người Nhật chứa ẩn những điều bí ẩn mà ít ai ở ngoài có thể hiểu hết được.

Người Nhật lại là những người câu nệ một cách cứng nhắc trong những hợp tác làm ăn. Làm việc với người nước ngoài, họ đặc biệt nghiêm khắc và luôn đề phòng. Nhưng bạn hãy để ý, đằng sau công việc ấy là những nụ cười rất thoải mái, thân thiện của người Nhât. Đó lại chính là một trong những phong tục, lễ nghi từ văn hóa và truyền thống Nhật. Và đó phải chăng cũng là một trong những nền tảng dẫn đến thành công của người Nhật?

Dưới đây là 6 điều có thể gọi là những "bí quyết" mà bạn có thể học được từ văn hóa kinh doanh của người Nhật.

1. Tôn trọng chính thẻ card kinh doanh của mình

Một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi card kinh doanh với kiểu cách trịnh trọng cao. Lễ nghi được gọi là "meishi kokan". Khi nhận card, người kinh doanh nhận bằng hai tay rồi đọc nó rất cẩn thận, đọc lại những thông tin được in trên card rất to, và sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để card hoặc đặt nó trên bàn ngay trước mặt của anh ta, sử dụng nó trong cuộc chuyện trò khi cần. Người kinh doanh không bao giờ cất luôn card vào túi. Đó được coi như một điều không tôn trọng người khác.

Bạn học được gì? Việc trao đổi card là một cách chúng ra biểu lộ sự quan trọng trong việc

làm ăn kinh doanh. Nó cho chúng ta thấy được giá trị của cuộc gặp, và bạn cũng sẽ nhận được giá trị của nó trong tương lai.

Bạn nên thích nghi thế nào? Nếu ở Bắc Mỹ, trông bạn sẽ thật ngốc nghếch, thậm chí là sẽ bị chế nhạo nếu như bạn thực hiện đầy đủ nghi thức như vậy. Tuy nhiên, khi bạn nhận được card, tức là bạn sẽ nhận được nhiều thông tin quan trọng từ nó. Bạn sẽ không cảm thấy đó là một điều không cần thiết nếu như bạn nhớ được rằng, tên người cần liên lạc thật giá trị. Bạn sẽ bị coi là thật thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác nếu "quẳng" ngay chiếc card của họ vào chiếc túi rối đóng "xoẹt" lại.

2. Học tập từ những người đi trước

Trong những cuộc gặp gỡ của người Nhật, họ luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới người có cấp bậc cao nhất để giải trình dự định chứ không phải vì mục đích tăng sự chú ý của xếp với anh ta. Khi cúi chào, theo lễ phép chào hỏi của người Nhật, càng với người lớn tuổi, thâm niên lâu năm hơn, bạn càng phải cúi chào thấp hơn.

Bạn học được gì? Văn hóa kinh doanh của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quí mà họ cung cấp cho công ty. Dù bạn có ở thang bậc nghề nghiệp cùng nhau, nhưng những người tuổi lớn hơn bạn vẫn luôn quan trọng hơn bạn.

Bạn nên thích nghi thế nào? Học tập từ những người đi trước, hay những người trên bạn

trong cùng một tập thể, môi trường làm việc. Nếu như bạn không bằng lòng với người quản lý, hãy thẳng thắn góp ý với riêng cá nhân đó, và không bao giờ đòi hỏi quyền thế của ông ấy trước đám đông. Hiểu biết sẽ giúp con người tiến bộ lên những bậc cao hơn bởi những kỹ năng và kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được.

3. Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật bắt đầu ngày làm việc của họ với một buổi sáng tập hợp tăng cao tinh thần hăng hái làm việc, nơi những công nhân thường xếp hàng và đồng hô khẩu hiệu của công ty. Đó là một cách gây cảm hứng hăng hái, tạo động lực và tạo lòng trung thành trong công việc. Và điều này cũng giúp cho mục tiêu của công ty luôn được giữ vững trong tâm trí của mỗi người.

Bạn học được gì? Bề ngoài của lễ nghi này xem ra có vẻ giống một sự truyền bá tôn giáo, nhưng đó lại chính là những lời cổ vũ tinh thần trong công việc đối với người Nhật. Một cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày sẽ thay cho lời nhắc nhở một chiến lược, mục tiêu lâu dài của công ty, những lời có thể gây ra sự mơ hồ nếu cứ nhắc nhở từng cá nhân như một nghiệm vụ bắt buộc hàng ngày.

Bạn nên thích nghi thế nào? Hãy nhắc nhở bản thân mỗi khi bạn đặt mình ngồi xuống ghế rằng mục tiêu công việc của bạn là gì. Hãy định lại trong đầu một mục tiêu lâu dài cho chính bạn, hãy nhận thức sự cần thiết sẽ đạt được của một tập nhóm cùng làm việc. Hãy liệt kê những khẩu hiệu bằng tay do chính bạn làm ra và sử dụng chúng khi bạn cảm thấy nản chí hay thiếu tự tin.

4. Khuôn mặt nghiêm khắc

Ngoại trừ những dịp làm cho người người Nhật thả sức cười, những nhân viên Nhật thường không diễn tả cảm xúc vui đùa trên khuôn mặt thay vào đó là một khuôn mặt khiêm khắc. Đặc biệt trong các cuộc họp, họ nói nhỏ, giọng nói rất thận trọng, và thường nhắm mắt khi chú ý gần tới người nói. Thói quen này với người nước ngoài thể hiện dấu hiệu của sự khó chịu.

Bạn học được gì? Người Nhật hầu hết đều có những sự kính trọng trong tín ngưỡng ngay cả ở những nơi làm việc. Sự hài hước hiếm khi được vận dụng, ngoại trừ những câu nói đùa trong những giờ nghỉ. Rất khó có khó những sự động chạm cơ thể giữa những đồng nghiệp.

Bạn nên thích nghi thế nào? Với chúng ta, dường như những nơi làm việc quá nghi thức như vậy dường như thật khó chịu và quá ngột ngạt. Bạn không muốn biến nơi làm việc thành những mảnh đất thiêng liêng, nhưng không có lý do nào để biến nó thành những nơi giống như nhà dành cho những người bạn. Vẻ chuyên nghiệp và tư cách cá nhân sẽ làm tăng sự kính trọng công việc, và vì thế cũng sẽ tăng sức sản xuất trong doanh nghiệp.

5. Làm hết mình, chơi hết mình

Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhoài, những nhà kinh doanh của Nhật đều sẵn sàng "xả hơi" cho mình tới các quán bar sau những giờ làm việc. Nếu nơi bạn làm việc quá cứng nhắc hoặc lễ nghi, thì những người kinh doanh Nhật sẽ ghé tới để giải thoát tinh cách hà khắc mang từ công ty về. Một sở thích được ưa chuộng là tới các quán bar karaoke, nơi mọi người có thể thả sức hát tới tận nửa đêm thậm trí tới lúc giọng không còn để mà hát. Bên cạnh các địa điểm vui chơi giải trí để cân bằng với công việc, các câu lạc bộ khiêu vũ, hộp đêm còn là nơi những người cộng sự,đồng nghiệp chia sẻ thông tin, kí kết giao kèo để tăng cường mối quan hệ gắn bó lẫn nhau.

Bạn học được gì? Một điều quan trọng là không để công việc chi phối quá nhiều cuộc sống của bạn. Thời gian rỗi là một phần quan trọng trong ngày của bạn. Nó giúp bạn giải tỏa đi sự căng thẳng và là thời gian yên tĩnh để bạn xua đi những lo âu.

Bạn thích nghi thế nào? Hãy quên đi công việc trong một khoảng thời gian nhỏ dù chỉ là một lúc, thậm chí khi bạn đang ở cùng đồng nghiệp. Tận hưởng những giờ phút hạnh phút và tham dự những buổi tiệc tùng của công ty. Giao lưu cùng cả bạn bè bên ngoài công ty, cùng các hoạt động xã hội sẽ giúp bạn trở nên tự nhiên, giảm tính cứng nhắc.

6. Mối quan hệ được đặt lên hàng đầu

Giao thiệp rất quan trọng với người Nhật, nó thường được đề cập đến đầu tiên với mỗi mối quan hệ mới. Đặc điểm chung của những nhà kinh doanh Nhật là khả năng thích ứng cao trong các cuộc đàm phán. Và đặc biệt khả năng diễn thuyết của họ rất tốt nên dễ chiến thiện cảm của đối tác, thành công dành được hợp đồng cũng chiếm tỷ lệ cao. Làm quen, giao tiếp với những người có thanh thế, địa vị là khía cạnh mà người Nhật rất quan tâm để có thêm nhiều cơ hội làm ăn mới.

Bạn học được gì? Hoàn thành bài phát biểu đầy trọng lượng sẽ mang lại cho bạn sự tin cậy và khả năng thành công lớn. Người Nhật cảm thấy nghĩa vụ của họ là phải trung thành với những hợp đồng đã ký, ngay cả sau khi ký kết, họ vẫn tôn trọng đối tác của mình.

Bạn thích nghi thế nào? Chúng ta thường gọi đó là sự phô trương thanh thế bằng cách tự nhận là quen biết những nhân vật nổi danh, nhưng đây lại không được xem như là một thói

quen đáng trọng. Bạn không muốn bị gọi là người khoác lác, nhưng thực tế đó lại là một điều quan trọng khi chúng ta ở trong một tổ chức. Xây dựng cầu nối mọi nơi, bạn sẽ nâng giá trị của mình lên. Một ngày bạn chỉ nhắc tới những thành công và bạn sẽ nhanh chóng đạt được giấc mơ trong sự nghiệp.

Mỗi nền văn hóa khác nhau lại hé mở cho chúng ta những điều, những bí quyết thành công riêng sẵn có trong mảnh đất tự nhiên của họ. Cũng giống như vị của loại thức ăn lạ sẽ mang lại cảm giác thích thú, thêm nữa, những yếu tố của trong cuộc sống công việc của người nước ngoài mà bạn gom nhặt được khiến tầm nhìn của bạn thêm mở rộng và phong phú. Áp dụng những bí quyết của người Nhật sẽ khiến bạn nổi bật tại nơi mà bạn làm việc đấy.

KIMONO - MỘT NÉT VĂN HÓA NHẬT BẢN

Dù bản sắc văn hóa khác nhau, mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống đặc trưng. Việt Nam có áo dài truyền thống thì Nhật Bản có Kimono. Có lẽ trong đời mình, không một phụ nữ Nhật Bản nào lại không sắm cho mình ít nhất một bộ Kimono nhưng ít ai biết được rằng bộ trang phục này lại có nguồn gốc từ nước láng giềng Trung Hoa.

Hình ảnh các bộ trang phục có hình dạng giống Kimono mà phụ nữ Nhật Bản mặc ngày nay đã xuất hiện trong tranh của các họa sĩ Trung Quốc từ những năm đầu của thế kỷ thứ nǎm. Các thiếu nữ mặc những bộ quần áo chất liệu mềm, nhẹ thoải mái với váy ngắn có độ dài chỉ đến đầu gối đi kèm áo hoặc một jacket dài thay cho cả quần. Các phục trang này cũng gần giống như loại quần áo giới chủ điền Nhật Bản mặc thười đó. Nhận thức tính thuận tiện của loại trang phục này, giới chủ điền Nhật Bản đã chọn ra hai loại áo quần làm trang phục truyền thống: áo rộng xẻ tà, mặc với quần dành cho nam và áo quấn cùng váy dài dành cho nữ.

Đầu thế kỷ 7, một dạng quần áo lót chất cotton đan có hình dạng gần giống Kimono ngày nay được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc, nó được xem là kiểu Kimono trung gian để chuyển sang kiểu Kimono truyền thống như ngày nay. Trong suốt thời kỳ Vua Heian cầm quyền ở Nhật Bản (794-897), Kimono vẫn chưa được xem là một loại trang phục phổ biến ở Nhật Bản, bởi nó vẫn bị cho là trang phục du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, một mốc quan trọng được đánh dấu, đó là vào năm 894, người Nhật Bản chính thức cho ra đời một bộ Kimono theo kiểu của riêng mình. Đó là một áo dài đến gót, có cánh tay xẻ và để dài quết đất. Trang phục này đặc biệt được các quý bà, quý cô ưa chuộng trong các dịp lễ lạt, họ thường mặc nhiều lớp cùng một lúc, thậm chí có thể đến 20 lớp. Nhưng không vì quá nhiều lớp như vậy mà màu sắc và chất liệu bị xem nhẹ. Ngược lại, chúng được lựa chọn hết sức kỹ càng từng lớp một, sự phối màu giữa các lớp cũng hết sức được chú trọng. Sự phân biệt màu sắc giữa các lớp thể hiện ở cổ áo, gấu tay và chân váy mặc bên trong. Trang phục của nam giới cũng gần giống của nữ, tuy nhiên được may kèm với một quần chẽn bên trong.

Khi tầng lớp võ sĩ đạo lên nắm quyền ở Nhật Bản thời Kamakura (1192-1333) và Muromachi (1338-1573), họ đã đưa Kimono từ vị trí lễ phục trở thành trang phục thường ngày. Để phân biệt với các trang phục ngày tưhường, các võ sĩ đạo đã chọn hakama làm trang phục khi lên võ đài. Hakama bao gồm một quần dài mặc với một áo chất liệu mềm có dải rút ở ống tay. Ngày nay, hakana vẫn được các võ sĩ mặc trong các cuộc thi đấu võ thuật, đặc biệt là môn kendo.

Một thay đổi đáng kể đối với trang phục Kimono xảy ra vào thời trị vì của vua Edo (1603-1868) khi ống tay áo được may gọn lại và sự ra đời của obi (một khăn rộng thắt ngang bụng), nhằm làm cho trang phục phù hợp hơn với các hoạt động thờng ngày của người phụ nữ Nhật. Kể từ đó, kiểu dáng của Kimono có thay đổi chút ít. Ngày nay, đa số các phụ nữ Nhật Bản xem quần áo tây là thường phục thì Kimono vẫn được mặc trong các dịp nghi lễ, cới xin, tang ma, tiệc mừng năm mới và một số ngày lễ khác.

Trải qua thời gian, hình dáng của obi cũng phần nào thay đổi. Đầu tiên nó được thiết kế ra chỉ để làm cho Kimono được gọn lại, ngày nay obi có mặt trong trang phục phụ nữ Nhật như một phụ liệu không thể thiếu, với chức nǎng thẩm mỹ là chủ yếu. Obi được phân loại dựa vào chất liệu làm nên nó, bề rộng của bản obi hoặc các kiểu thắt dùng riêng cho các dịp nghi lễ khác nhau. Hình nơ là kiểu thắt phổ biến nhất, thường xuất hiện trong trang phục của nam, nữ chưa lập gia đình hoặc các cô, cậu bé học sinh. Thông thường một obi có độ rộng 15cm và chiều dài hơn 1m. Một obi dùng với Kimono mặc thường ngày được đan bằng sợi lanh loại tốt hoặc tơ lụa và thường có bản bé hơn các obi đi kèm lễ phục.

Cách thắt obi cũng là vấn đề gây sự tò mò đối với những ai có ý định tìm hiểu vǎn hóa Nhật Bản. Đến nay, tổng cộng có tất cả 300 kiểu thắt khác nhau, nhưng trong đó chỉ có một số kiểu phổ biến hơn cả, tiêu biểu nhất là kiểu taiko (hình xoáy trông như một cái trống). Kiểu thắt này thường xuất hiện trên trang phục của những phụ nữ có chồng, trong khi hình nơ lại được các thiếu nữ chưa chồng ưa chuộng. Để thắt được obi, người ta phải thiết kế cho nó một chân đế. Chân đế Obi-ita có dạng dẹt, ôm lấy phần eo người mặc, giúp giữ áo Kimono đúng vị trí và tạo một nền vững chắc cho obi. Đế Obi-makura hay còn gọi là obi gối đệm, tức là một lớp đệm được thiết kế lồng vào phía trong dây obi để tạo cho nó một hình dáng cứng cáp hơn. Obi-age thường được làm từ chất cao su, dùng để đỡ obi-makura. Trước đây, các obi có màu sắc bất kỳ, chỉ cần phù hợp với sở thích của người mặc, nhưng từ khi xuất hiện obi-age, nhất thiết màu của obi phải cùng tông với phần còn lại của áo. Obi-jime là dây được may bằng lụa, hoặc satin có viền dùng để thắt vòng quanh obi. Obi -dome là một que hình cái xiên có tác dụng thắt obi-jime được chặt hơn. Thực chất Obi -dome chỉ là một phụ liệu làm cho trang phục Kimono đẹp hơn chứ hoàn toàn không mang tính bắt buộc.

Không chỉ là trang phục của quý bà, quý cô, Kimono còn là trang phục của nam giưới và trẻ em. Kimono của nam giới thường có màu sắc nhã nhặn hơn của nữ, thậm chí chỉ có một màu, không hoa văn, họa tiết. Trong các dịp nghi lễ, đàn ông thường mặc một loại Kimono may bằng lụa đen được trang bị trên đó nhiều nóc nhà màu trắng (nǎm nóc nhà được vẽ ở năm vị trí trên áo là hai vai, hai ngực và đường nối cầu vai phía sau lưng), tiếng Nhật gọi là áo kuro-montsuki. Áo kuro-montsuki được thắt bằng dải lụa trắng. Cổ áo có thể may bằng vải trắng, xám hoặc nâu. Người ta còn khoác thêm vào bên ngoài kuro-montsuki một áo choàng lửng (cũng bằng lụa đen). Trẻ em Nhật thường mặc Kimono trong các lễ hội mùa hè và hội pháo bông. Một dịp khác mà trẻ em Nhật không thể không mặc Kimono là lễ hội Shichigosan, được tổ chức vào ngày 15/11 hàng năm. Shichigosan có nghĩa là "bảy, năm, ba". Vì vậy Shichigosan còn được gọi là lễ hội của những trẻ em tuổi ba, năm, bảy; vào dịp này, trẻ em Nhật ở các tuổi này sẽ mặc Kimono và đi cầu nguyện ở các nhà thờ đạo Shinto. Trẻ em gái mặc Kimono màu mè, tóc buộc cao, trong khi các bé trai chỉ mặc kuro-montsuki. Trang phục Kimono bao giờ cũng đi kèm với guốc gỗ, mùa đông có thêm vớ len ngắn đến nửa ống chân, mùa hè thì các loại vớ có chất liệu mỏng và thoáng hơn.

Nói đến đất nước Phù Tang, người ta nghĩ ngay đến xứ sở của hoa anh đào và áo Kimono. Phụ nữ Nhật Bản vốn nổi tiếng vì sự dịu dàng và khả năng chiều chồng lại càng duyên dáng hơn trong trang phục Kimono truyền thống. Và Kimono mãi vẫn là niềm tự hào của người Nhật...

HỆ THỐNG HOÀNG TỘC

Dòng dõi hoàng tộc của Nhật Bản, khởi nguồn từ huyền thoại một vị thần được coi là ông tổ của hoàng tộc từ thiên đường xuống hạ giới, đã có sự nối dõi liên tục chưa hề đứt quãng trong lịch sử kể từ đời các hoàng đế xa xưa.

Qua một quá trình dài, đã xảy ra những tranh chấp trong gia đình hoàng tộc về quyền nối ngôi dẫn đến ám sát, lưu đày, giam cầm hoặc thậm chí Nhật hoàng phải tự sát song ngai vàng vẫn luôn nằm trong tay một thành viên của hoàng tộc. Ngoài ra, trải qua những thăng trầm của các hoàng đế và các triều đại, hoàng tộc vẫn được người dân ủng hộ do sự tôn kính và tin tưởng đối với vua. Điều đó vẫn tồn tại cả khi "chính quyền Mạc Phủ" ra đời. Cha truyền con nối làm cho quyền lực của Nhật hoàng chỉ là danh nghĩa, và thậm chí ngay cả khi các Nhật hoàng phạm sai lầm về chính trị nhưng vẫn nắm giữ ngai vàng. Những cuộc lật đổ hoặc âm mưu phá vỡ hệ thống ngôi vua đều bị kết thúc thất bại.

Các học giả Nhật Bản cho rằng điều cha truyền con nối của dòng dõi hoàng tộc ở Nhật Bản dài lâu hơn bất cứ nước nào trên thế giới là do các Nhật hoàng đều anh minh, cai trị dân một cách hiền hoà, không dùng bạo lực, điều mà ta ít thấy ở những hoàng đế của một số nước khác. Tuy nhiên, có một nhân tố khác là, trong khoảng 1500 năm kể từ khi lập nên hệ thống truyền nối ngôi vua, chỉ có một thời gian ngắn Nhật hoàng trực tiếp điều khiển chính sự. Họ thực hiện quyền lực lớn nhất trong khoảng 2 thế kỷ thuộc thời Asuka (593-708) - thời kì Cải cách Taika và sự ra đời bộ luật Ritsuryo, kéo dài từ thời Nhật hoàng Temmu và hoàng hậu Joto, qua thời Nara cho đến đầu thời Heian vào đầu thế kỷ IX.

Trong khoảng hơn 1000 năm sau đó, chính quyền nằm trong tay các nhiếp chính hoặc về sau, thời Shogun (Tướng quân), thuộc "chính quyền Mạc Phủ" mà Minamoto - no - Yoritomo là người thiết lập nên. Trong suốt thời gian đó, hoạt động của các Nhật hoàng và triều đình tại Kyoto đều giới hạn ở những vấn đề có tính chất văn hoá hơn là chính trị. Ngoài ra, triều đình cũng buộc phải thoả hiệp trước yêu cầu của các dòng họ có thế lực và chế độ Shogun. Mặc dù một vài Nhật hoàng trong thời kì đó cố khôi phục quyền lực chính trị, nhưng họ hoàn toàn thất bại hoặc chỉ thành công ngắn ngủi. Phải tới thời Minh Trị, mô hình Nhật hoàng trực tiếp điều hành mới thay thế cho chế độ phong kiến của "chính quyền Mạc Phủ" đã kéo dài quá lâu. Nhật hoàng Minh Trị cai trị từ 1868 đến 1912 thực tế đã tham gia tích cực vào việc thảo luận chính sách với những người lãnh đạo nhà nước vốn là những người đã đem lại cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân. Tuy nhiên, những người kế vị ông đã kém tích cực hơn. Với việc gia tăng sức mạnh chính trị của lực lượng lãnh đạo nhà nước nhưng vẫn tư tưởng cũ, và sau đó, trong những năm 1920 và 1930, quyền lực rơi vào tay phái quân sự, không những Nhật hoàng mà cả các đảng phái chính trị mới thành lập và nghị viện một lần nữa lại ngày càng bị yếu thế. Hầu hết người dân Nhật Bản cho đến thời điểm đó vẫn trung thành và tôn kính Nhật hoàng. Thậm chí sau chiến tranh, Nhật hoàng vẫn giữ ngôi vua như là một biểu tưởng quốc gia, trên thực tế, là một vị trí tương tự như vị trí của các Nhật hoàng nối ngôi từ thế kỷ X về sau.

Một yếu tố khác giúp cho việc giữ gìn dòng dõi hoàng tộc là vị trí và đặc điểm của lãnh thổ Nhật Bản. Là một quốc đảo rất ít tiếp xúc và tranh chấp với các dân tộc khác, Nhật Bản không chịu áp lực nào từ bên ngoài đe doạ hệ thống cai trị. Nhật hoàng cũng không cần giữ vai trò chỉ huy quân đội để tượng trưng cho sự thống nhất dân tộc trước các dân tộc khác. Vì nhiều lí do, dòng dõi hoàng tộc đã tồn tại trong suốt nhiều thời kì.

NHẬT HOÀNG VÀ HOÀNG GIA

Theo Hiến pháp Nhật Bản, Nhật Hoàng là biểu tượng của quốc gia và sự thống nhất dân tộc. Nhật Hoàng không có quyền lực đối với Chính phủ.

Hoàng gia Nhật Bản tồn tại từ nhiều thế kỷ trước. Đây là triều đại lâu dài và liên tục nhất trên thế giới. Đương kim Nhật Hoàng AKIHITO sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933 (ngày sinh của Nhật Hoàng được mặc nhiên coi là ngày Quốc khánh của Nhật Bản) và lên ngôi ngày 7 tháng 1 năm 1989 sau cái chết của cha Nhật Hoàng HIROHITO tức Hoàng đế Chiêu Hoà. Niên hiệu của đương kim Nhật Hoàng là Bình Thành vì vậy năm 1989 theo lịch Nhật Bản là năm Bình Thành 1.

Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko có 3 người con là Thái tử Naruhito, Hoàng tử Fumihito và Công chúa Masako. Thái tử Naruhito và vợ là Công nương Sayako đã có một con gái sinh năm 2001

IMF: KINH TẾ NHẬT SẼ TĂNG TRƯỞNG MẠNH HƠN KINH TẾ MỸ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa dự báo kinh tế Nhật Bản năm nay sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với kinh tế Mỹ.

Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu của IMF, đầu tư tư nhân và lợi nhuận công ty tăng mạnh là những yếu tố sẽ giúp nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ở mức 2,3% trong năm nay, sau hơn 1 thập kỷ trong tình trạng đình trệ.

Trong khi đó, trước những vấn đề trên thị trường bất động sản Mỹ, cơ quan này đã cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm nay xuống còn 2,2%.

Hiện nay, lượng nhà mới xây chưa bán được của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong vòng 15 năm qua trong khi hoạt động xây dựng giảm mạnh hơn so với dự kiến.

Tuy nhiên, IMFcho rằng, đến năm 2008, Mỹ sẽ lại vượt lên Nhật Bản vì mức tăng trưởng kinh tế dự báo của Nhật trong năm này chỉ là 1,9% trong khi kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 2,8%.

Vào thời điểm giữa năm ngoái, sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu chững lại với sự sụt giảm trong tiêu dùng nhưng sau đó đã lại tiếp tục trong 3 tháng cuối năm.

Theo IMF, sự phục hồi của kinh tế Nhật phụ thuộc chủ yếu vào việc liệu mức chi tiêu tiêu dùng trong quý 4 năm ngoái có được duy trì hay không. Và để thúc đẩy tiêu dùng, các công ty của Nhật cần phải thuê thêm nhiều nhân công toàn thời gian để tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Người ta kỳ vọng là lượng tiêu dùng của Nhật Bản sẽ tăng để bù đắp cho kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm trước những dự báo về nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại.

Tuy nhiên, IMF cho rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nên giữ lãi suất ở mức thấp để giải quyết những áp lực thiểu phát của nền kinh tế và tiếp tục kêu gọi BOJ nên minh bạch hoá chính sách hơn nữa.

Trong cuộc họp vừa diễn ra tuần này, BOJ đã quyết định giữ lãi suất đồng Yên ở mức 0,5%.

Cũng theo báo cáo này của IMF, kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 4,9% trong năm nay và năm tới, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của năm ngoái 0,5%.

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là 36.217 USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.

Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%.

Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.

Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 1.7 nghìn tỉ đô la Mỹ. Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi and Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, Toyota Financial Services and Sony Financial Holdings.

Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì" : tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Sự tăng trưởng suy giảm đáng kể trong giai đoạn 1990 do hậu quả của sự đầu tư quá mức suốt giai đoạn cuối thập niên 1980.

Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1,177,278 km (731,683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23,577 km (14,653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản.

Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các nghành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.

VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN

1. Về chế độ đảm bảo xã hội (ĐBXH)

Những chế độ ĐBXH của Nhật Bản thay đổi từ chỗ chỉ trợ giúp cho người nghèo đến việc đề ra những chính sách chung, rộng rãi để cho tất cả mọi người cần giúp đỡ đều có thể nhận những dịch vụ xã hội và lợi ích bất kể mức thu nhập thế nào. Lợi ích ĐBXH cho người già

được mở rộng trong những năm gần đây, chiếm gần 2/3 tổng lợi ích ĐBXH. Từ những năm 1980 đến nay Nhà nước đã đề ra rất nhiều biện pháp cho lĩnh vực ĐBXH trong thế kỷ 21. Những biện pháp này bao gồm: thiết lập dịch vụ y tế cho người già, hình thành và đề cao chiến lược 10 năm tăng cường chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi cho người già (kế hoạch vàng, kế hoạch vàng mới), cải thiện phúc lợi các vùng do địa phương quản lý, xem xét lại hệ thống hưu trí, hình thành luật cơ bản về chiến lược xã hội người cao tuổi, thiết lập hệ thống bảo hiểm chăm sóc lâu dài... Nhờ những cố gắng này, cuộc sống của các gia đình chỉ có người già được ổn định và hệ thống ĐBXH cho người già đã ngày càng được hoàn thiện về cơ cấu cũng như nội dung.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn cảm thấy lo lắng cho tương lai của hệ thống ĐBXH đối với cuộc sống của mình. Theo cuộc điều tra về chế độ ĐBXH của Chính phủ thì lý do cơ bản nhất của sự lo lắng là "không có gì đảm bảo rằng chúng ta có thể hưởng lợi ích ngay cả khi có đóng bảo hiểm xã hội" (79%), tiếp theo là lý do "thuế và đóng góp cho bảo hiểm ngày càng tăng và gánh nặng ngày càng trở nên nặng hơn" (75,5%), "mức hưởng hưu trí giảm liên tục và sự chi trả cho y tế đang ngày một tăng" (65,4%), "sự duy trì chế độ đảm bảo xã hội, kể cả chế độ lương hưu trở nên khó khăn vì sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp" (53%), và "gánh nặng của ĐBXH nặng nề hơn đối với những thế hệ trẻ và đặc biệt giữa các thế hệ sẽ tăng" (49,4%).

Tuy vậy, vẫn có cách nhìn lạc quan hơn về tương lai xã hội Nhật Bản trong thế kỷ 21. Trước hết, mặc dù gánh nặng có tăng lên cùng với quá trình lão hoá của xã hội có ít trẻ em thì cũng chưa đến nỗi quá sức vì so với Mỹ và các nước châu Âu, việc tiêu dùng của người dân Nhật Bản và gánh nặng của hệ thống ĐBXH trong thu nhập quốc dân còn thấp. Tiếp theo là người ta có thể hy vọng rằng người già sẽ năng động hơn trước và trong tương lai, người già sẽ trở thành những người quan trọng đóng góp cho xã hội nhiều hơn là nhận sự trợ giúp của xã hội. Một lý do nữa là, Nhật Bản có thể xây dựng hệ thống ĐBXH duy trì sự cân đối giữa lợi ích và gánh nặng giữa các thế hệ, không đặt gánh nặng lên một thế hệ đặc biệt nào qua việc tiến hành cải cách cơ cấu ĐBXH, nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống, góp phần cân đối với ngân sách kinh tế đồng thời đáp ứng được các yêu cầu chính đáng của mọi người đối với hệ thống ĐBXH.

2. Về gánh nặng và lợi ích của chương trình đảm bảo xã hội giữa các thế hệ

Hiện nay có sự chuyển dịch thu nhập quá mức từ các thế hệ đang làm việc sang thế hệ già. Vì vậy, cần phải đánh giá, xem xét lại mức lợi ích và gánh nặng đối với người già và tiến hành điều chỉnh giữa các chương trình như hưu trí, y tế và bảo hiểm chăm sóc lâu dài để chế độ ĐBXH phù hợp hơn và giảm gánh nặng cho các thế hệ trẻ và do đó đảm bảo cân đối lợi ích và gánh nặng giữa các thế hệ.

Đối với người làm việc tuổi từ 20 đến 50 thì gánh nặng vượt quá lợi ích. Lợi ích trực tiếp chỉ giới hạn là những dịch vụ y tế. Gánh nặng tăng dần lên đối với người làm theo tuổi tác cho đến một độ tuổi nhất định. Những người từ 50 đến 55 tuổi phải trả 1,35 triệu yên hàng năm cho phí bảo hiểm và những khoản thuế trực tiếp. Thêm vào đó họ còn phải trả chi phí chăm sóc con cái, chi phí giáo dục và mua nhà. So với thế hệ già thì họ là những lao động chính của xã hội, phải chia sẻ gánh nặng của phí bảo hiểm xã hội và các loại thuế để cung cấp nguồn tài chính chi trả cho tiền hưu và chăm sóc y tế.

Thực tế, thuế chính là nguồn tài chính giúp cho việc chi tiêu đa dạng của Chính phủ bên cạnh việc chi trả cho lợi ích ĐBXH. Những người già có xu hướng hưởng lợi nhiều hơn là phải chịu gánh nặng của chương trình ĐBXH. Có những hộ người già có xu hướng nhận trợ giúp công cộng trong thời gian dài, thậm chí 1/2 số hộ người già nhận trợ giúp công cộng trên 10 năm. Do đó chương trình trợ giúp công cộng đã đảm bảo thu nhập cho những người không có lương hưu hoặc không có khả năng tự lập. Khi trở thành người già, gánh nặng về thuế, phí bảo hiểm xã hội và phí y tế giảm xuống. Số lượng giảm từ 350.000 yên đối với người ở độ tuổi 60 xuống 250.000 khi đến độ tuổi 70 và họ sẽ nhận được mức tiền hưu là 2 triệu yên và 760.000 yên qua lợi ích của bảo hiểm y tế. Như vậy, thế hệ đang làm việc chịu hầu hết gánh nặng trừ những dịch vụ cung cấp cho con cái họ và người già phần lớn hưởng lợi ích của chương trình này.

Những hộ có chủ hộ là người trên 60 tuổi cũng hưởng lợi nhiều hơn gánh nặng. Lợi ích đối với những hộ có chủ hộ ở độ tuổi 60 lớn hơn 1,7 lần lợi ích trung bình, và những hộ có chủ hộ trên 70 tuổi gấp 2,4 lần. Đặc biệt, các dịch vụ y tế cung cấp cho những hộ trên 70 tuổi lớn hơn nhiều so với những hộ trẻ.

Nếu không tính lợi ích và gánh nặng của ĐBXH thì thu nhập ban đầu của những hộ có chủ hộ trên 60 tuổi nhỏ hơn thu nhập sau khi phân phối lại thu nhập qua lợi ích ĐBXH. Có nghĩa là lợi ích của ĐBXH có ảnh hưởng làm tăng thu nhập của những hộ người già. Ảnh hưởng của phân phối lại (tỉ lệ khác biệt giữa thu nhập ban đầu với thu nhập sau khi phân phối lại thu nhập ban đầu) của hộ 60 - 69 tuổi là 23,4% và những hộ trên 70 tuổi là 86%. Với các nhóm tuổi dưới 59, sự phân phối lại là âm, nghĩa là lượng thuế và phí bảo hiểm xã hội vượt quá mức hưởng lợi từ ĐBXH. Do đó, sự phân tích qua các nhóm tuổi chủ hộ chỉ ra rằng thu nhập được phân phối lại từ các hộ đang làm việc sang các hộ thế hệ già hơn.

Theo ước tính thì thu nhập theo đầu người ban đầu đạt tới đỉnh cao khi các thành viên trong hộ ở độ tuổi 50 và giảm nhanh sau 60 tuổi. Nếu trung bình của cả nhóm là 100 thì thu nhập theo đầu người là 66 đối với nhóm tuổi 65-69, 53 đối với nhóm tuổi 70-74, 54 đối với nhóm tuổi 75-79. Sau khi phân phối lại, thu nhập được cải thiện rõ rệt. Nếu thu nhập bình quân các nhóm là 100 thì sau khi phân phối lại là 111 đối với nhóm tuổi 65-69, 115 đối với nhóm tuổi 70-74, và 117 đối với nhóm tuổi 75-79. Những số này lớn hơn trung bình hơn 10%. Ngược lại nhóm tuổi từ 30-34 thu nhập theo đầu người sau khi phân phối lại là 97, nhóm tuổi 35-39 là 90 và nhóm tuổi 40-44 là 87. Những con số này không những nhỏ hơn trung bình mà còn thấp so với thế hệ già hơn. Đối với thế hệ trẻ hơn, ở độ tuổi 30 và hơn 40, thu nhập trung bình theo đầu người thấp, phản ánh một thực tế rằng những nhóm này phải chi dùng nhiều hơn cho đời sống hàng ngày và nuôi con. Thêm vào đó, thu nhập giảm do còn có gánh nặng như thuế và bảo hiểm xã hội. Đối với các nhóm già hơn thu nhập theo đầu người tăng sau khi phân phối lại vì có tiền hưu và lợi ích y tế.

3. Những tồn tại của hệ thống đảm bảo xã hội và hướng giải quyết

Để duy trì chế độ ĐBXH và sự cân đối giữa lợi ích và gánh nặng của chế độ này giữa các thế hệ, Nhật Bản đã tiến hành điều chỉnh chế độ ĐBXH trong những năm gần đây. Vấn đề lớn nhất là gánh nặng về tài chính do việc tăng lợi ích ĐBXH cho người già. Hiện nay, Nhật Bản đã đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến ĐBXH:

- Điều chỉnh lại chế độ hưu trí

- Sửa đổi chế độ y tế

- Thiết lập chương trình bảo hiểm chăm sóc lâu dài

Trong những năm 1990 mức tăng trung bình hàng năm của lợi ích ĐBXH cho người già là 7%, trong khi thu nhập theo hộ của thế hệ đang làm việc là 2%. Việc phân tích thu nhập theo đầu người thể hiện mức thu nhập của người già cao hơn thế hệ trẻ, những người phải chịu gánh nặng về thuế và phí bảo hiểm xã hội. Do vậy, có sự chuyển dịch quá mức thu nhập của thế hệ làm việc sang người già. Để giải quyết tình trạng này, Nhật Bản thấy cần phải có sự chia sẻ trách nhiệm chung, trách nhiệm giữa các thế hệ và đánh giá, xem xét lại mức lợi ích của các chương trình, cách hỗ trợ tài chính cho các chương trình, kể cả các phương án về thuế tiêu dùng.

Còn một tồn tại nữa là trong các chương trình ĐBXH vẫn có sự chồng chéo lợi ích cho người già. Ví dụ, người già có thể nhận lợi ích từ ba chương trình: hưu trí, bảo hiểm y tế và chăm sóc lâu dài. Khi họ nằm viện lâu dài hoặc sử dụng những ôư sở chăm sóc lâu dài theo chế độ bảo hiểm y tế thì chương trình bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm chăm sóc lâu dài phải thanh toán không những các chi phí thuốc men mà cả chi phí ăn ở. Đồng thời, họ vẫn được nhận tiền hưu trí công cộng. Nếu hưu trí công cộng dựa vào nguồn dự trữ của tiết kiệm cá nhân thì không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, theo chế độ hưu trí hiện tại dựa vào trách nhiệm giữa các thế hệ thì đây lại là vấn đề lợi ích quá mức nên khi chương trình bảo hiểm chăm sóc lâu dài được đưa ra thì cần phải tiến hành điều chỉnh giữa các chương trình. Chế độ ĐBXH phải được thực hiện một cách hiệu quả hơn và phải gắn kết các chương trình hưởng lợi để giảm gánh nặng cho thế hệ đang làm việc.

Nhìn chung, tình hình kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa có cơ sở vững chắc. Sự suy thoái kinh tế kéo dài đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội Nhật Bản. Sự thay đổi những giá trị gia đình truyền thống, lối sống của các tầng lớp nhân dân đang ngày càng trở nên phức tạp. Đảm bảo xã hội, một lĩnh vực trước đây được đánh giá là khá tốt ở Nhật Bản thì đến nay cũng gặp phải nhiều vấn đề nan giải mà khó khăn nhất là vấn đề tài chính để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Bên cạnh đó vấn đề làm thế nào để cân đối giữa lợi ích và gánh nặng giữa các thế hệ vẫn là vấn đề của cả xã hội Nhật Bản đã và đang quan tâm tìm cách tháo gỡ.

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700,000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới.

Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong nghành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402,200 trong tổng 742,500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.

Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong nghành thám hiểm không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030. Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những thành viên chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế, đây là cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ, các hành tinh, các nghiên cứu hàng không, phát triển tên lửa và vệ tinh. Đây cũng là nơi đã chế tạo ra module thăm dò Nhật bản, module được dự tính sẽ xuất phát và lắp ráp vào trạm vũ trụ quốc tế trong các chuyến bay lắp ráp của tàu con thoi vào năm 2007 và 2008.

QUỐC PHÒNG

Hiện nay lực lượng phòng vệ (quân đội) của Nhật Bản có 18 vạn người, trong đó lực lượng hải quân mạnh nhất. Với ngân sách 50 tỉ USD/năm (kể cả chi phí cho quân đội Mỹ ở Nhật Bản), chi phí quân sự của Nhật Bản đứng hàng thứ ba sau Mỹ-400 tỷ, trên cả Nga-15 tỷ. Từ năm tài khoá 2002, ngân sách quốc phòng Nhật đã vượt con số 1% GDP, vươn lên hàng thứ hai trên thế giới.

Hướng phát triển quân đội Nhật Bản chủ yếu tập trung vào giảm quân số nhưng tăng chất lượng, trang thiết bị, tăng khả năng cơ động, mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, tăng cường hợp tác với Mỹ, đồng thời đẩy nhanh các biện pháp củng cố an ninh, phòng ngừa, công khai về quốc phòng qua các hoạt động, diễn đàn chung về an ninh, giải trừ quân bị; trao đổi quân sự với các nước trong ngoài khu vực.

Nhân sự kiện khủng bố 11/9, Chính phủ và Quốc hội Nhật đã thông qua 3 luật chống khủng bố gồm: Luật đặc biệt chống khủng bố, Luật sửa đổi Lực lượng phòng vệ và Luật sửa đổi Cục bảo an trên biển, cho phép Nhật lần đầu tiên sau Thế chiến thứ hai được phép cử quân đội ra nước ngoài, hợp tác với Mỹ chống khủng bố. Nhật Bản đã đưa 600 binh sĩ sang Iraq thực hiện các hoạt động nhân đạo. Đây là bước chuyển mới trong chính sách quốc phòng của Nhật, từng bước tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng phòng vệ.

Tháng 1 năm 2007, Quốc hội Nhật Bản thông qua quyết định thành lập Bộ Phòng vệ trên cơ sở Cục Phòng vệ trước đây, là bước tiến mới theo hướng giải thích lại hiến pháp và cho phép Nhật phòng thủ tập thể, đưa quân ra nước ngoài trong các chiến dịch giữ gìn hoà bình, giải quyết các xung đột khu vực.

CHÍNH TRỊ

Hiến pháp của nước Nhật Bản, được công bố vào ngày 3 tháng 11 năm 1946 và có hiệu lực kể từ ngày 3 tháng 5 năm 1947, quy định rằng nhân dân Nhật Bản thề nguyện trung thành với các lý tưởng hòa bình và trật tự dân chủ.

Hoàng đế của Nhật Bản hiện nay là Nhật hoàng Akihito (người Nhật gọi Hoàng đế Nhật Bản là Thiên Hoàng 天皇), sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933 tại Tokyo, lên ngôi ngày 7 tháng 1 năm 1989. Vị thiên hoàng trước đó, cố Nhật hoàng Showa là Nhật hoàng trị vì lâu dài nhất, 62 năm và cũng sống lâu nhất, 87 tuổi, trong lịch sử của nước Nhật.

Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko có 3 người con (hai trai và một gái). Thái tử Naruhito sinh ngày 23 tháng 2 năm 1960, đã kết hôn với cô Masako và có một con gái. Hoàng tử Akishono có hai con gái và một con trai. Theo Hiến pháp Nhật Bản, chỉ nam giới mới được thừa kế ngai vàng.

Quốc hội Nhật Bản (国会 Kokkai) là cơ quan lập pháp cao cấp nhất, gồm có Hạ viện (衆議院 shugi-in - Chúng nghị viện) với 512 ghế và Thượng viện (参議院 - sangi-in - Tham nghị viện) với 252 ghế. Dân biểu Hạ viện có nhiệm kỳ 4 năm nhưng hạn kỳ này có thể bị chấm dứt nếu Quốc hội bị giải tán. Hạ viện được bầu ra từ 130 đơn vị bầu cử với số nghị viên từ 2 tới 6 vị tùy theo dân số. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 năm, mỗi 3 năm được bầu lại một nửa. 100 Thượng nghị sĩ được bầu theo sự đại diện tỉ lệ (proportional representation) tức là do các cử tri toàn quốc, số còn lại 152 ghế được bầu từ 47 đơn vị bầu cử tỉnh. Hạ viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm Nội các, đây là một quyền lực chính trị quan trọng nhất của nền chính trị đại nghị. Các công dân Nhật Bản trên 25 tuổi đều có quyền ứng cử Dân biểu và trên 30 tuổi có thể tranh cử ghế Thượng viện. Quyền được thực hiện phổ thông đầu phiếu thuộc về mỗi người dân nam nữ trên 20 tuổi.

Nhật Bản là quốc gia có chính quyền đa đảng phái. Những đảng phái chính trị lớn gồm có:

• Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP; 自由民主党)

• Đảng Dân chủ Nhật Bản (JDP; 民主党)

• Đảng Komei (NKP; 公明党 Công Minh)

• Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản (JSP; 社会民主党)

• Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP; 日本共産党)

Quyền hành pháp được giao cho Nội các, gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng, tất cả chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Thủ tướng phải là một nghị viên của Quốc hội và được Quốc hội bổ nhiệm, có quyền chỉ định và bãi nhiệm các bộ trưởng, các vị sau này phải là dân sự và phần lớn là nghị viên Quốc hội.

Vào tháng 3 năm 1992, Nhật Bản có 12 bộ và 32 cơ quan (agency) với Văn phòng Thủ tướng, 1,17 triệu công chức kể cả 240 ngàn nhân viên thuộc Lực lượng Tự vệ (自衛隊, sách báo Việt Nam quen gọi là Lực lượng Phòng vệ). Ngoài ra còn có Hội đồng Kiểm toán (the Board of Audit) chịu trách nhiệm thanh tra các tài khoản quốc gia.

Nhật Bản được chia làm 47 tỉnh. Tỉnh lại được chia làm các hạt.

Cơ quan tư pháp gồm Tối cao Pháp viện, 8 tòa án cao cấp và các tòa án địa phương, tòa án gia đình. Tối cao Pháp viện gồm Chánh án được Thiên hoàng Nhật Bản bổ nhiệm và 14 vị Thẩm phán do Nội các chọn. Tất cả các vụ án đều được xét xử công khai, nhất là các vụ vi phạm chính trị, báo chí và nhân quyền.

DÂN SỐ

Dân số Nhật Bản ước tính khoảng 127.4 triệu người, phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số những công nhân nước ngoài, Zainichi Hàn Quốc, Zainichi Trung Quốc, Người Philippines, người Nhật gốc Brazil. Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryūkyūans.

Nhật Bản có một trong những chỉ số tuổi thọ cao nhất thế giới, trung bình là 81.25 tuổi cho năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau thế chiến 2. Năm 2004, 19.5% dân số Nhật trên 65 tuổi.

Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu. Nhiều người trẻ Nhật Bản hiện có xu hướng không kết hôn hoặc có gia đình khi trưởng thành. Dân số nước Nhật Bản dự tính sẽ giảm xuống còn 100 triệu người vào năm 2050 và 64 triệu người vào năm 2100. Chính quyền và các nhà hoạch định dân số đang đau đầu để giải quyết vấn đề này. Nhập cư và gia tăng khuyến khích sinh đẻ đang được xem là giải pháp để cung cấp lực lượng lao động cho sự lão hóa của dân số nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế khổng lồ lớn thứ hai trên thế giới.

Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật theo cả đạo Shinto và phật giáo Đại Thừa. Phật Giáo, Đạo Giáo và Nho Giáo từ Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến niềm tin và tín ngưỡng của người Nhật. 7% dân số theo Đạo Cơ Đốc. Thêm vào đó, từ giữa thế kỷ 19, rất nhiều đạo giáo đã xuất hiện ở Nhật Bản như (Shinshūkyō).

99% dân số nói tiếng Nhật. Đây là loại ngôn ngữ kết dính được phân biệt bởi một hệ thống các từ ngữ lễ giáo phản ánh xã hội tôn ti và trọng đạo đức của Nhật Bản, với các dạng động từ và từ vừng biểu hiện tính cách của người nói và người nghe. Tiếng Nhật đã vay mượn một lượng lớn từ vựng trong tiếng Trung và cả tiếng Anh (từ sau thế chiến II). Hệ thống chữ viết sử dụng kanji (các chữ viết Trung Quốc) và hai loại kana (bảng âm tiết dựa trên chữ tiếng Trung), cũng như Roman alphabet và số Arabic.Tiếng Ryūkyūan, một phần của ngữ hệ Japonic, được nói phần lớn ở Okinawa, chỉ có số ít người học ngôn ngữ này. Tiếng Ainu chỉ được sử dụng bởi một số ít người già bản địa còn sống tại Hokkaidō. Phần lớn các trường công và tư ở Nhật đều buộc học sinh phải học cả tiếng Nhật và tiếng Anh.

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

Từ sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản bước vào thời điểm bước ngoặt điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế, phát huy vai trò, và ảnh hưởng trên thế giới và vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, chính sách đối ngoại được triển khai theo 5 hướng cơ bản là:

• Giải quyết hòa bình các cuộc xung đột khu vực.

• Giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân.

• Duy trì phát triển kinh tế thế giới.

• Hợp tác với các nước đang phát triển và các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế.

• Giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Mặc dù vẫn lấy quan hệ Nhật-Mỹ làm nền tảng chính sách đối ngoại, song gần đây Nhật Bản tăng cường chiến lược "Trở lại châu Á", phát huy vai trò người đại diện cho châu Á trong Khối G8, lấy châu Á làm bàn đạp để từng bước đưa Nhật Bản trở thành cường quốc về chính trị; thúc đẩy cải cách Liên Hiệp Quốc, thực hiện mục tiêu trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua các đề nghị, các đóng góp cụ thể trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và các vấn đề toàn cầu (Nhật Bản hiện là thành viên không thường trực nhiệm kỳ 2004-2004). Tuy nhiên còn một số hạn chế cơ bản: nội bộ chưa thống nhất, còn nhiều tranh cãi; hạn chế về hiến pháp và các luật lệ trong nước; bị kiềm chế bởi các cường quốc khác. Chính quyền mới của Koizumi đang thăm dò khả năng sửa đổi hiến pháp, cho phép Nhật có quân đội và quyền tự vệ tập thể. Tuy nhiên điều này sẽ gây phản ứng mạnh từ các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc...

Nhìn toàn cục, ở chừng mực nhất định, vai trò quốc tế của Nhật Bản đã được cải thiện hơn; vị thế của Nhật Bản đã được coi trọng hơn trong một số vấn đề quốc tế và khu vực như WTO, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ARF, ASEM, UNHCR, G8, Ủy ban sông Mê Kông, ADB, PKO... Dư luận chung tỏ đồng tình với việc Nhật Bản cần có vai trò to lớn hơn, đặc biệt trong những vấn đề kinh tế và các vấn đề toàn cầu vì Nhật Bản có ưu thế về tài chính.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ban#nhất