nhanuoc phap quyen
Câu 6: Tthcm về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vận dụng tthcm về xây dựng nhà nước trong điều kiện hiện nay.
*Tthcm về nhà nước của dân, do dân, vì dân.
1- Tthcm về nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi cho ai. Năm 1927, trong cuốn "Đường Kách Mệnh" bác chỉ rõ: "Chúng ta đã hy sinh làm kách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay 1 bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc." Sau khi giành độc lập, Người khẳng định, "nước ta là nước dân chủ, bao nhiều quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân...nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Đó là điểm khác nhau giữa Nhà nước ta với nhà nước bóc lột từng tồn tại trong ls.
- Thế nào là nhà nước của dân?
Điều 1 Hiến pháp nước VNDCCH (năm 1946) nói: "Nước VN là 1 nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thế nhân dân VN, không phân biệt giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo."
Điều 32, viết "Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết..."thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta.
"Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân".
Nhà nước của dân thì mọi người dân là chủ, người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Những vị đại diện cho dân cử ra chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là công bộc của dân.
Thế nào là nhà nước do dân?
Nà nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình xây dựng, giúp đỡ. Do đó Bác yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. "Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ" nghĩa là khi cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó.
- Thế nào là nhà nước vì dân?
Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân.
"Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh"
HCM chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân thừa ủy quyền. Là người phục vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân. "Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường". Cán bộ là đày tớ của nhân dân là phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính..., là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài...Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài.
2- Tthcm về sự thống nhất giữa bản chất GCCN với tính nhân dân và tính dt của nhà nước ta.
Nhà nước ta mang bản chất giai cấp, "là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do GCCN lãnh đạo." Bản chất GCCN biểu hiện ở chỗ:
- Nhà nước tà do đảng của GCCN lãnh đạo. Đảng lãnh đạo bằng những chủ trương, đường lối thông qua tổ chức của mình trong quốc hội, chính phủ, các ngành, các cấp của nhà nước; được thể chế thành pháp luật, chính sách, kế hoạch của nhà nước.
- Bản chất giai cấp còn thể hiện ở định hướng đưa nước ta đi lên CNXH. "Bằng cách phát triển và cải tạo nền kt quốc dân theo CNXH, biến nền kt lạc hậu thành 1 nền kt XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến".
- Bản chất giai cấp của nhà nước ta còn thể hiện ở nguyên tắc tổ chức cơ bản là nguyên tắc tập trung dân chủ. "Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ...mới đọng viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng CNXH."
Bên cạnh dân chủ, bác cũng nhắc đến chuyên chính, "chế độ nào cũng có chuyên chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai?" "Dân chủ là của quý báu của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại...dân chủ cũng cần chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ."
Bản chất giai cấp của nhà nước ta thống nhất với tính nhân dân và tính dt. Tính thống nhất thể hiện ở chỗ:
- Nhà nước dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ với sự hy sinh xương máu của bao thể hệ CM.
- Nhà nước ta vừa mang bản chất giai cấp vừa có tính nhân dân và tính dt vì nó lấy lợi ích của dt làm nền tảng và bảo vệ lợi ích cho nhân dân. Trong thời gian người lãnh đạo đất nước, nhờ sách lược mềm dẻo, cũng như Người dung nạp nhiều nhân sĩ, trí thưc, quan lại cao cấp của chế độ cũ vào bộ máy nhà nước đã thể hiện tư tưởng nhà nước tà là nhà của khối đại đoàn kết toàn dt.
- Nhà nước ta vừa ra đời đã đảm nhiệm vai trò lịch sử là tổ chức toàn dân kháng chiến để bảo vệ thành quả của cách mạng.
3- Tư tưởng HCM về 1 nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là 1 nhà nước hợp hiến. Vì vậy sau khi giành chính quyền, HCM đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh nhà nước VNDCCH. Chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp.
Sau đó Người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Trong nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật. Xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm của HCM. Là người sáng lập nhà nước VN dân chủ, có công lớn trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp: một mặt, Người chăm lo hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nhà nước ta, mặt khác, Người chăm lo đưa pháp luật và cuộc sống, tạo cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiếm tra, giám sát việc thi hành của các cơ quan nhà nước và của nhân dân.
Để tiến tới 1 nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực, Bác hồ cho rằng, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ viên chức nhà nước có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư, một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân công lý.
Để đảm bảo công bằng dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà nước, Người ký sắc lệnh ban hành quy chế công chức. Công chức theo chế độ chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào nghạch, bậc hành chính. Nội dung thi tuyển khá toàn diện bao gồm 6 môn thi: chính trị, kt, pháp luật, địa lý, ls và ngoại ngữ. Điều này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng dân chủ...của tthcm trong việc xây dựng nền móng cho pháp quyền VN.
4-Tthcm về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả
Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. Do tập quán của kt tiểu nông, muốn hình thành ngay 1 nhà nước pháp quyền là chưa được, vì vậy một mặt phải nhấn mạnh vai trò của luật pháp, đồng thời tăng cương tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân nhất là giáo dục đạo đức. Đạo đức và pháp luật là 2 hình thái ý thức xh có thể kết hợp với nhau.
Bên cạnh giáo dục đạo đức, Người kịp thời ban hành pháp luật.
Kiên quyết chống ba thứ "giặc nội xâm" là tham ô, lãng phí, quan liêu. Sức mạnh và hiệu quả của luật pháp, một mặt dựa vào tính nghiêm minh của thi hành pháp luật, mặt khác dựa vào sự gương mẫu, trong sạch về đạo đức của người cầm quyền. Bác nói: "tham ô, lãng phí,quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến,...tôi lỗi ấy cũng nặng như tội việt gian, mật thám." Mác và ăngghen đã từng cảnh tỉnh cán bộ và nhân dân rằng chủ nghĩa quan liêu có thể dẫn các ĐCS cầm quyền đến chỗ "đánh mất 1 lần nữa chính quyền vừa giành được". Lênin cũng viết "...chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu. Những người cộng sản đã trở thành tên quan liêu. Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó."
Vì vậy không thể nói đến 1 nhà nước trong sạch vững mạnh, hiệu quả nếu không kiên quyết, thường xuyên đẩy mạnh cuộc đấu tranh về ngăn chặn tận gốc những nguyên nhân đã gây ra nạn tham ô, lãng phí, quan liêu.
* Vận dụng tthcm về xây dựng nhà nước VN ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn lịch sử mới.
1-Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế XHCN, đảm bảo sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
2- Cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh.
3- Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước; gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn đảng với cải cách bộ máy hành chính.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top