nhan vat lich su 1
Có một tượng đài người phụ nữ Hà Nội trên đỉnh Đèo Ngang
Vietsciences-Nguyễn Xuân Diện 12/03/2010
Những bài cùng tác giả
Trong văn học Việt Nam có một người phụ nữ Hà Nội đã để lại vóc dáng đài các đã mấy trăm năm. Người phụ nữ tài hoa ấy, đứng trước thiên nhiên đất nước đã nói tâm tình của một con người cô đơn nhỏ bé trước vũ trụ, nhưng dường như đã cố giấu đi cả tên tuổi của mình. Mặc dù tên của bà có ý nghĩa là mùi hương thơm nức, nhưng bà vẫn cố giấu đi, ngay cả tên gọi của mình. Người ta cũng không gọi bà bằng tên gọi của chồng bà như những phụ nữ khác. Người ta chỉ gọi bà bằng cái chức vụ của chồng bà mà thôi. Đó là Bà Huyện Thanh Quan. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Hinh. Hinh chữ Hán có nghĩa là hương thơm ngào ngạt.
Văn chương cổ Việt Nam không có nhiều nữ thi sĩ. Nhưng đặc biệt nhất là có tới hai nữ thi sĩ tên Hương. Một Hồ Xuân Hương ngang tàng, phóng túng. Một Nguyễn Thị Hinh (Hương) đài các, phong lưu.
Hai nữ thi sĩ tên Hương ấy đã đi vào lịch sử văn chương Việt Nam với hai phong cách khác nhau. Và sức lan tỏa của những câu thơ của hai bà đã làm lay động bao thế hệ người đọc Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của một người phụ nữ ngang tàng, nhìn sự vật trong sự biến động và biến chuyển với góc nhìn đầy cá tính. Mỗi sự vật hiện lên trong thơ bà là đều ẩn chứa trong đó khát vọng mạnh mẽ về nữ quyền và về những khát vọng của tình yêu và cả tình dục nữa.
Chân dung Hồ Xuân Hương được vẽ với "yếm đào trễ xuống dưới nương long", với khuôn mặt tươi tắn, đầy khát vọng và cả chút nhục cảm nữa! Còn Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ tên "Hương" khác thì hoàn toàn khác. Bà mang khuôn mặt đầy đặn với nét môi cắn chỉ đoan trang, kiêu sa và kiểu cách của một phụ nữ đài các.
Hiện chưa biết về năm sinh và năm mất của Bà huyện Thanh Quan. Ta chỉ biết bà sinh ra ở làng hoa Nghi Tàm bên bờ Hồ Tây. Rằng bà là người hay thơ, giỏi Nôm. Chồng bà là Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, đỗ Cử nhân năm 1828, từng làm Tri huyện Thanh Quan sau can án bị giáng chức làm việc ở bộ Hình trong kinh đô Huế. Ông huyện Thanh Quan chẳng may mất sớm, khi mới 43 tuổi, bà vẫn ở vậy nuôi con.
Nhắc đến bà huyện Thanh Quan không ai là không nhớ đến chuyện xảy ra lúc chồng bà là Tri huyện Thanh Quan, nhân khi chồng đi vắng, bà nhận được đơn của một thiếu phụ trong huyện xin được đi lấy chồng, thương hoàn cảnh của chị ta, bà đã phê vào tờ đơn bằng mấy câu thơ:
Phó cho con Nguyễn Thị Đào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai
Chữ rằng "xuân bất tái lai"
Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!
Câu chuyện bà huyện thay chồng phê đơn là một giai thoại văn học rất đẹp. Nó gợi cho ta hình ảnh một bà huyện tự tin và hóm hỉnh. Bà huyện cũng là một phụ nữ nên bà biết thương cái xuân thì của người thiếu phụ. Không biết cô Nguyễn Thị Đào đi lấy chồng, sinh con đẻ cái có đem nhau về chơi với Bà Huyện hay không? Nhưng câu chuyện cũng gợi cho đời sau tưởng tượng ra cảnh nhà bà huyện đầm ấm vui vẻ, vợ chồng cùng thưởng trà dưới nguyệt hay ngâm vịnh xem hoa vô cùng tao nhã và tâm đắc.
Đời vua Minh Mạng, bà được vời vào cung trao cho chức Cung trung giáo tập, dạy dỗ cho các cung phi và công chúa. Điều này xác nhận với chúng ta rằng bà Huyện Thanh Quan là một phụ nữ có đầy đủ "công, dung, ngôn, hạnh" theo đúng chuẩn mực xưa, nên đã được triều đình biết tiếng, được một vị vua sáng là Minh Mạng vời vào cung và giao cho trọng trách này!
Con đường thiên lý Bắc Nam ấy đã từng lưu dấu chân của nữ sĩ tài hoa mà cả trăm năm nay, khách bộ hành, xe kiệu đi qua Đèo Ngang còn thấy dáng hình người phụ nữ lồng lộng và đơn côi trên đỉnh đèo trong một hoàng hôn lữ thứ.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đã lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời - non - nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Bài thơ thật buồn. Hình ảnh Đèo Ngang được vẽ bằng mấy nét tiêu sơ, gợi nên cả cái hoang mang của lữ khách. Xa xôi trong đó là một tâm sự về nước non nhà với niềm đau, niềm nhớ niềm thương! Bà huyện đã dừng lại giữa đỉnh đèo giữa trời mây non nước bao la, và nỗi cô đơn xâm chiếm tâm hồn bậc tài nữ trong mấy chữ "ta với ta". Bà đã đứng khựng lại giữa đỉnh đèo mấy trăm năm nay, bóng hình in vào nền trời Đèo Ngang lộng gió, gửi đến hậu thế muôn sau tâm sự của bà.
Có lẽ mối duyên với ông huyện Thanh Quan để lại trong bà huyện những dư vị ngọt lành của tình phu phụ, "tương kính như tân" nên thơ của bà huyện là thứ thơ cao sang, đài các và đẹp một vẻ đẹp điển nhã của thi ca cổ.
Bà Huyện Thanh Quan để lại 7 bài thơ. Bài thơ nào cũng đài các, sang trọng. Bài thơ nào cũng hoài cổ, luyến nhớ. Nhưng bà nhớ nhất là nhớ nhà, nhớ quê. Trông cảnh chiều thu bà nhớ ngẩn ngơ trong bâng khuâng hoài niệm. Mỗi bước bà đi là lại "lòng quê một bước nhường ngao ngán/ Mấy kẻ tình chung có thấu là!".
Bảy bài thơ của Bà Huyện là bảy bài thơ Nôm, đều là thơ thất ngôn bát cú mỗi bài tám câu, mỗi câu 7 chữ. Nghiêm ngắn, trang trọng. Mỗi bài là một bức tranh thủy mặc được vẽ lên như những bức tứ bình đẹp. Mỗi bức tranh ấy gói ghém tâm trạng của bà. Buồn mà không bi lụy. Có cả những tâm sự hoài cổ của một phụ nữ trước cảnh dâu bể với những hành cung miếu điện của những triều vua đã đi qua. Và hơn hết là cái nhìn đầy thương mến với những cảnh vật tiêu sơ, nơi đèo heo hút gió, những ngư ông và bác tiều phu, những mục đồng lùa trâu về những thôn xa vắng.
Bà Huyện Thanh Quan tên là Hinh, với nghĩa là mùi hương ngào ngạt. Bà không mang tên chồng mà chỉ mang tên chức vụ của chồng. Chức vụ ấy trong đời làm quan của chồng bà cũng rất ngắn ngủi. Bà cũng chỉ để lại cho đời ngót chục bài thơ Đường luật Nôm vuông chằn chặn. Vậy mà vẻ cao sang đài các, kiêu sa từ từng con chữ trong những bài thơ đều mỗi bài 56 chữ ấy đã lan tỏa khắp thi đàn nước Việt trải đã mấy trăm năm.
Tình nước non non nước của người phụ nữ ấy như đã hòa cùng con cuốc cuốc, cái gia gia trong thơ bà cứ da diết, da diết vọng đến hôm nay và muôn sau.
Có thi sĩ đã từng viết về một loài hoa có những "bông hoa nhỏ giấu mình trong cỏ; thơm hết mình mà chẳng thấy hoa đâu". Phải chăng bông hoa ấy là bà Huyện Thanh Quan hương thơm ngát thi đàn nước Việt mà lai lịch hành trạng thì còn đang đánh đố hậu thế.
Ai có dịp qua Đèo Ngang, hãy ngước nhìn đỉnh đèo non nước trời mây bao la, trên đó là một tượng đài bà Huyện Thanh Quan lồng lộng ở mãi với thời gian...
Cao Bá Quát (1809-185)
Danh sĩ đời Tự Ðức, tự Chu Thần, hiệu Cúc Ðường, quê Phú Thị, huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Con của ông đồ rất hay chữ tên gọi là Cao Cử Chiếu. Dòng giõi họ Cao đời đời khoa bảng xuất thân. Lừng danh nhất là Cao Bá Hiền làm đến Binh bộ Thượng thư triều Lê kiêm chức Tham tụng phủ Chúa Trịnh.
Thuở nhỏ ông rất thông minh dĩnh ngộ.
Năm 1831, ông 22 tuổi, đậu á Nguyên trường thi Hà Nội, nhưng thi Hội 2 phen đều bị đánh hỏng, ông không buồn thi cử nữa, ngao du non nước.
Năm 1841, quan đầu tỉnh Băc Ninh đề cử ông với triều đình, ông được triệu vào kinh sung chức Hành tẩu bộ Lễ. ít lâu sau được cử chấm thi ở trường Hương tỉnh Thừa thiên, ông và bạn đồng sự là Phan Nha dùng khói đèn chữa một ít quyển văn hay mà phạm huý, toan cứu vớt người tài. Việc bị phát giác, ông bị kết vào tội chết, nhưng Triệu Trị giảm tội cho ông, chỉ cách chức và phát phối vào Ðà Nẵng.
Gặp khi có sứ bộ Ðào Trí Phú sang Tân Gia Ba công cán, ông được tha cho theo sứ bộ đi lập công chuộc tội. Xong việc trở về, ông được phục chức cũ, rồi thăng làm chủ sự.
Năm 1854, ông phải đổi lên Sơn Tây, làm Giáo thọ ở phủ Quốc Oai. Ông buồn và căm phẫn quyết chí theo làm quân sư cho Lê Duy Cự chống lại triều đình. Việc khởi nghĩa ở Mi Lương thất bại, ông bị bắt rồi bị hành quyết cùng với 2 con trai năm ông 45 tuổi.
Ông còn để lại cho đời bộ sách Chu thần chi tập. Thơ ông dù bằng chữ Hán hay quốc âm đều rất hay. Những bài ca trù của ông cũng xuất sắc. Tên tuổi của ông được nêu cao với văn học nước nhà.
Đào Duy Anh (1904 - 1988) là học giả uyên thâm, có công đóng góp vào việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ XX.
Ðào Duy Anh nguyên quán làng Khúc Thủy, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nay thuộc tỉnh Hà Tây. Từ nhỏ học chữ Hán, sau đó học trường Quốc học Huế. Năm 1923, tốt nghiệp trung học, ra dạy học trường Đồng Hới (Quảng Bình). Năm 1926, tham gia sáng lập báo Tiếng Dân cùng Huỳnh Thúc Kháng; gia nhập Việt Nam Cách mạng Đảng (sau là Đảng Tân Việt). Từ tháng 7-1928, ông được cử làm Tổng bí thư đảng Tân Việt, lập ra Quan Hải tùng thư làm cơ quan văn hóa của đảng này, bước đầu truyền bá những tri thức khoa học xã hội và các tư tưởng tiến bộ khác. Năm 1929-1930 ông bị thực dân Pháp bắt giam. Từ 1931, ông chuyển sang hoạt động văn hóa, dạy các trường tư thục ở Thuận Hóa vừa nghiên cứu lịch sử, biên soạn Hán Việt từ điển (1932), Pháp Việt từ điển (1936), viết một số công trình như Việt Nam Văn hóa sử cương (1938), Khao luận về Kim Vân Kiều (1943), Khổng giáo - phê bình tiểu luận (1938), và sưu tầm vốn cổ văn hóa dân tộc.
Sau CMT8 - 1945, ông là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc Trung Kỳ, ủy viên Ban vận động Đại hội văn hóa toàn quốc lần thứ nhất. Năm 1946 giảng dạy tại Đại học Văn khoa Hà Nội. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông tham gia Chi hội Văn nghệ Liên khu IV. Từ 1950 ra Việt Bắc, phụ trách Ban Văn Sử Địa thuộc Bộ Giáo dục. Năm 1952 làm giáo sư dự bị Đại học Liên khu IV, từ 1955 làm giáo sư, chủ nhiệm khoa Sử trường Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1960, làm chuyên viên Viện Sử học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, biên soạn các công trình văn hóa: Cổ sử Việt Nam (1955), Giáo trình Lịch sử Việt Nam (1955), Đất nước Việt Nam qua các đời (1964), Nguyễn Trãi toàn tập (1969), Từ điển truyện Kiều (1954)...
Đặng Trần Côn
Đặng Trần Côn tiên sinh người làng Nhân Mục (tục gọi làng Mọc) huyện Thanh Trà, tỉnh Hà Đông.
Tiên sinh sinh đời Lê Dụ Tông, trong buổi Trịnh Cương xưng chúa, cầm quyền, phong tước An Đô Vương. Lúc bấy giờ trong thành Thăng Long thường có hỏa hoạn có lệnh cấm lửa. Nhưng tiên sinh hiếu học là người hiếu học nên phải đào hầm chong đèn mà học suốt canh khuya.
Tiên sinh ưa ngâm vịnh, nghe bà Đoàn Thị Điểm hay chữ, hay thơ, bèn làm một bài thơ đến yết kiến bà. Bà xem thơ, cười mà bảo rằng: nên học thêm sẽ làm thơ. Tiên sinh lấy làm thẹn, về ra sức nghiên tinh đàn tứ. Về sau tiên sinh thi đỗ chức Hương Cống (cử nhân) và vẫn chăm học, tay không hề rời quyển sách.
Đời niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) đời Hậu Lê gặp buổi binh cách, lính thú đi chinh thú nhiều nơi, đã diễn nên lắm nỗi biệt ly đau đớn, tiên sinh xúc cảm làm bài "Chinh Phụ Ngâm", theo thể thơ xưa (Cổ nhạc phủ) từ điệu thanh tao và phiêu dật lâm ly. Tiên sinh đem đưa ông Ngô Th́i Sĩ. Ông Sĩ đọc xong rất thán phục mà nói rằng: "Như bài này th́ đă áp đảo được lăo Ngô này rồi".
Sau tiên sinh lại đưa cho bà Đoàn Thị Điểm xem. Bà khen hay và đem diễn Nôm, điệu song thất lục bát. Làm xong, bà đưa cho tiên sinh xem. Tiên sinh tỏ ra kính phục tài miệng gấm ḷng thêu của bà, chịu tôn bà làm bậc sư bá.
Bài "Chinh Phụ Ngâm" truyền tụng khắp trong nước, lan đến bên Tàu, cũng phải khen tài thanh-nghệ-luật của tiên sinh. Quả thật như vậy, thơ tiên sinh cổ thể, cận thể đă học đúng đủ các phép, cho nên thi phái đời Hâu Lê nhờ tiên sinh d́u dắt mà chấn hưng nhiều.
Về sau tiên sinh làm chức Huấn Đạo rồi lần hồi thăng đến chức Ngự Sử Đài. Tính tiên sinh rất khoáng dật, thích ngao du với trăng gió rượu trà. Ngoài bài "Chinh Phụ Ngâm", c̣n lắm bài thơ phú khác, như "Tiêu Tương Bát Cảnh", "Trương Hàn Tư Thuần Lư", "Trương Lương Bố Y", "Khấu Môn Thanh",...
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)
Ðoàn thị Ðiểm là nhà thơ Việt nam. Hiệu Hồng Hà nữ sĩ. Con của Ðoàn Doãn Nghi . Em danh sĩ Ðoàn Doãn Luân.
Tổ quán vốn ở xã Hiến Phạm, huyện Văn giang, xứ Kinh Bắc. Sau, bà và mẹ về ở với anh ở huyện Ðường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng)
Năm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin bà làm con nuôi rồi ngỏ ý muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh., nhưng chỉ ở ít lâu bà xin về. Cùng với anh cần cù học tập trở nên người sành văn chương.
Người anh mất, bà đảm nhận gánh nặng gia đình. Bấy giờ bà đã nhiều tuổi mà vẫn chưa lấy chồng. Nhiều người đến hỏi, trong đó có cả những kẻ quyền quý (như công tử làng Họach Trạch là Nhữ Ðình Toản; Thượng thư làng Kim Lũ....), bà đều từ chối.
Năm 37 tuổi, bà lập gia đình với Tiến sĩ Nguyễn Kiều, người làng Phú xá, huyện Từ liêm. Năm 1748, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ an. Ngày cùng chồng lên đường đến nhiệm sở mới, bà bệnh nặng rồi mất ở Nghệ an ngày 11/09/ 1748.
Tác phẩm:
Chinh phụ ngâm (bản dịch)
Truyền kỳ tân phả (hay Tục truyền kỳ)
Những bài cùng tác giả
Thành đá Tây Đô, ảnh M.Anh
Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) là con trai cả của Hồ Quý Ly. Tháng 11.1394 lần đầu tiên sử sách nhắc đến Nguyên Trừng với việc bổ nhiệm ông làm Phán sư tự dưới triều đình của Thái thượng hoàng Nghệ Tông. Tháng 6.1399 Nguyên Trừng lãnh chức Tư đồ. Tháng 2 năm 1400 Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần, trong lòng muốn lập con thứ Hồ Hán Thương (là cháu ngoại Trần Minh Tông) làm Thái tử, bèn thăm dò ý Nguyên trừng bằng cách ra câu đối: "Thử nhất quyển kỳ thạch, hữu thì vi vân vũ dĩ nhuận sinh dân" (Hòn đá lạ bằng nắm tay này, có lúc làm mây làm mưa để nhuần thấm sinh dân). Nguyên Trừng khiêm tốn trả lời, ý nói không màng ngôi cao, chỉ mong được phụng sự đất nước: "Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương dĩ phù xã tắc". (Cây thông nhỏ mới ba tấc kia, ngày sau làm rường cột để chống nâng xã tắc). Tháng 12 năm 1400 Hồ Quý Ly tự xưng Thái thượng hoàng và nhường ngôi cho Hán Thương. Hồ Nguyên Trừng lãnh chức Tả tướng quốc.
Cuối năm 1405, nguy cơ xâm lăng của nhà Minh ngày càng rõ rệt. Khi nghị bàn quốc sự các quan trong triều chia thành hai phái đánh và hòa. Hòa tức là chấp nhận sức ép của Bắc triều, cắt đất, cống nộp từ con người đến sản vật. Hồ Nguyên Trừng nói: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi". Hồ Quý Ly rất tâm đắc ý chí của Nguyên Trừng nên đã thưởng cho Trừng chiếc hộp đựng trầu bằng vàng.
Giữa năm 1406 Hồ Nguyên Trừng thống lĩnh binh mã cự 10 vạn quân Minh từ Quảng Tây đánh sang. Trận đầu ông thất bại ở khu vực Đáp Cầu Bắc Ninh ngày nay, vì khinh quân địch ít. Sau đó ông cũng đuổi được chúng ra khỏi bờ cõi. Cuối năm 1406, đợt xâm lược mới của nhà Minh có quân số lên tới 80 vạn. Tả tướng quốc Nguyên Trừng chỉ huy một cánh quân tiên phong dọc sông Cái.
Thất bại này nối thất bại kia vì giặc mạnh lại biết dùng kế ly gián, chia rẽ họ Hồ với quân tướng và dân chúng. Giữa năm 1407, toàn bộ gia tộc họ Hồ, từ Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng đến con cháu đều bị bắt sống và giải về Kim Lăng, Trung Quốc.
Trên đây là tóm tắt gốc tích và hành trạng trong nước của Hồ Nguyên Trừng theo Đại Việt sử ký toàn thư, NXB KHXH Hà Nội 1993. Sách này còn ghi năm 1411 Hồ Ngạn Thần theo lệnh vua Trùng Quang Trần Quí Khoáng đến Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay) để cầu phong. Vua Minh sai Hồ Nguyên Trừng gặp Ngạn Thần thu thập tin tức Giao Chỉ.
Đến Khâm định Việt sử thông giám cương mục, NXB Hà Nội 1998, ngoài nội dung cũ, liên quan đến Hồ Nguyên Trừng còn có các chi tiết: Vua nhà Minh ngự điện nhận tù binh và hỏi Quý Ly rằng: "Giết vua, cướp nước, như thế có phải là đạo người bầy tôi không?". Quý Ly không trả lời được, bèn giao cả xuống giam vào ngục tù, chỉ tha cho con là Trừng, cháu là Nhuế. Sau, Quý Ly ở trong ngục được tha ra, bắt đi thú thủ ở Quảng Tây; Trừng vì lành nghề chế binh khí, dâng phép chế súng lên vua Minh, nên được tha ra để dùng. Lời cẩn án - Sử cũ chép: "Khi Quý Ly đến Kim Lăng, vua nhà Minh giả vờ trao cho chức tham chính, sai người hộ tống đến nơi làm việc, rồi giết chết ở dọc đường". Có lẽ nào đánh bắt được người đầu sỏ của giặc, không đem làm tội một cách đường hoàng mà lại phải dùng kế giả dối để giết bao giờ? Thật là vô lý! Nay theo sách Minh sử kỷ sự cải chính lại.
***
Giai đoạn sau cuộc đời Hồ Nguyên Trừng không được sử sách chính thống Việt Nam nhắc đến. Nhiều văn bản Trung Quốc còn lưu lại đến ngày nay đều thống nhất dùng họ Lê cho Hồ Nguyên Trừng và con cháu ông, đây là họ của Lê Huấn, cha nuôi Hồ Quý Ly. Để tiện bề theo dõi, trở xuống xin được đổi lại họ Hồ trong các đoạn dịch.
Theo Minh Sử[1]: Vào thời Minh Thành tổ, Giao Chỉ được bình định, kỹ thuật (chế tạo) thần cơ thương pháo được thu dung, thành lập và huấn luyện một binh đoàn trang bị súng thần cơ.
Kết nối dữ kiện trên với tài liệu của Tôn Lai Thần[2] (Sun Laichen) sẽ hiện ra chân dung nhà khoa học quân sự Hồ Nguyên Trừng: Theo lệnh vua Minh, các tù binh Đại Việt biết chế tạo vũ khí như Hỏa súng, Đoạn tiễn, Thần tiễn, Thuốc súng; đã bị áp giải đến Nam Kinh cùng với nhiều thợ thủ công các loại, tổng cộng lên đến khoảng 17.000 người. Trong số này có Hồ Nguyên Trừng. Đại Việt sử ký toàn thư cũng đặc biệt ghi nhận năm 1407 Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo nhiều súng ống và tàu chiến để chống lại quân Minh xâm lược. Việc ngài Tả tướng quốc Nguyên Trừng nắm kỹ năng chế tạo vũ khí cầm tay cho thấy tầm quan trọng mà Đại Việt gửi gắm ở kỹ nghệ sản xuất thuốc súng cũng như cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Đại Việt và các nước láng giềng, trước hết là với Trung Hoa và Chiêm Thành. Thú vị là sự tinh thông ấy đã thay đổi vận mệnh Hồ Nguyên Trừng tại Trung Hoa.... Nguyên trừng được tha bổng và nhậm một chức quan thuộc Công bộ. Ông chịu trách nhiệm chế tạo hỏa súng, hỏa tiễn và thuốc súng trong Binh trượng cục (Cục chế tạo vũ khí) và rồi được thăng chức Thượng thư bộ Công (tương đương hàm bộ trưởng ngày nay - ND)... Theo một số sách vở Trung Hoa (Minh sử cảo), triều Minh khi tế thần súng cũng thường hiến cúng Hồ Nguyên Trừng. 73 tuổi, Hồ Nguyên Trừng mất, con ông (Lê Thúc Lâm - ND) đã thay ông tiếp tục chế tạo vũ khí cho nhà Minh đến khi về hưu năm 1470 ở tuổi 70.
Phần lớn ghi chép ở Việt Nam ngày nay cho rằng Hồ Nguyên Trừng làm quan triều Minh đến tam phẩm (Công bộ tả thị lang, thứ trưởng). Thực ra theo bộ Minh sử đầy đủ đã xuất bản ở Đài Loan, năm 1445 Hồ Nguyên Trừng được thăng chức nhị phẩm (Công bộ thượng thư)[3]. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Tôn Lai Thần. Có lẽ làm "bộ trưởng" chưa được một năm thì họ Hồ mất nên tài liệu Việt Nam sơ suất. Hữu thị lang Hồ Thúc Lâm, con Hồ Nguyên Trừng đến tuổi hưu trí vẫn được triều Minh lưu dụng. Thậm chí đến cháu nội ông là Hồ Thế Vinh, năm 1469 cũng được tuyển làm Trung thư xá nhân tại Công bộ.
Hiện trên internet có rất nhiều trang đề cặp đến nơi yên nghỉ Hồ Nguyên Trừng. Chẳng hạn khảo biện "Hỏa long kinh"[4], thuộc chủ đề Trung Quốc lịch sử văn vật, tác giả Lý Bân, Đại học Thanh Hoa xuất bản 1.1.2002 viết: Tháng sáu, năm Chính thống thứ 10 (1445) thăng (Hồ Nguyên Trừng) làm Thượng thư bộ công, giữ việc nội phủ, tháng 7 năm sau mất, hưởng thọ 73 tuổi, an táng tại vùng núi phía tây Bắc Kinh, sườn núi Ngọc Đài, thôn Nam An Hà.
Từ những dữ kiện trên đây, có thể khẳng định Hồ Nguyên Trừng và con cháu ông là những công trình sư có đóng góp nghiên cứu và thực nghiệm khoa học quân sự lớn lao cho triều Minh. Phải chăng chính công tác "gián điệp" trong quá trình xâm lăng Đại Việt đầu thế kỷ 15, nhà Minh đã nhìn thấy "mỏ vàng" nhân lực trí lực đồ sộ ở nước Nam. Cướp đất và ra sức tiêu diệt văn hóa chưa đủ, họ còn bắt đi 17.000 trái tim khối óc người Việt đem về để kiến thiết Trung Quốc. Nguyễn An, nhân vật tham gia thiết kế và xây dựng Tử Cấm Thành, và Hồ Nguyên Trừng là những cái tên chói sáng trong số tù nhân kia. Họ bất tử vì tài năng kiệt xuất, lưu truyền thiên cổ.
Ảnh minh họa: Thác bản văn bia[5] nói về việc xây dựng chùa Tú Phong do Hồ Nguyên Trừng soạn năm 1443. Chùa Tú Phong và mộ Hồ Nguyên Trừng cùng nằm trong thôn Nam An Hà, xã Bắc An Hà, khu Hải Điện, TP Bắc Kinh.
***
Cuối đời, sống trong nhà tù lớn mang tên Trung Hoa, dù chức cao bổng hậu Hồ Nguyên Trừng vẫn ngóng về quê hương với nỗi niềm sâu nặng. Phải chăng đấy là lý do Nguyên Trừng lấy bút hiệu Nam Ông (ông già nước Nam) và viết quyển "Nam Ông mộng lục" bất hủ.
Trước tác gồm 31 phần, do Hồ Huỳnh, Thượng thư bộ Lễ Minh triều đề từ năm 1440, có cả hậu tự năm 1442 của Tống Chương. Ở lời nói đầu, Hồ Nguyên Trừng bảo: Trong xóm mười nhà thể nào cũng có người tín nghĩa như Khổng Tử, huống hồ nhân vật nước Nam không kể hết. Thời gian và chiến tranh làm sách vở tiêu tán hết, nên ông phải viết lưu lại cho đời. Bằng nỗi niềm thương nhớ cố quốc, hồi tưởng năm tháng đã qua, Hồ Nguyên Trừng ngỡ cuộc đời là một giấc mộng dài. Ông giải thích chữ "mộng"[6]: Những nhân vật trong sách, một thời phồn hoa, rồi thời cuộc biến đổi không còn để lại vết tích, chỉ còn một mình tôi biết được và kể ra, như vậy chẳng phải mộng là gì! Qua "Nam ông mộng lục" người ta phần nào hình dung được đất nước con người Việt Nam cách đây hơn 600 năm. Các mảng đời sống, tín ngưỡng, phong tục, lề thói... rất sinh động và chân thật. Hồ Huỳnh nhận định: "Văn họ Hồ ngắn gọn mà nghiêm trang, cẩn mật, cao nhã mà uyên bác, theo tình kể lại, theo nghĩa đặt lời... Ca ngợi sự tiết nghĩa thì bừng bừng cảm khái, có thể uốn nắn phong tục, biểu dương trước thuật thì siêu thoát, thanh tân, có thể nuôi dưỡng tính tình...".
Gần đây ở ngôi làng Nam An Hà, cách Bắc Kinh 30km về phía tây, nơi có mộ chí Hồ Nguyên Trừng và con cháu ông đang ồn ào vụ kiện giải tỏa đất đai mồ mả để làm trường đua ngựa[7]. Không rõ khu vực giải tỏa có chạm đến nơi an nghỉ của Hồ Nguyên Trừng không. Cũng tra internet tôi biết gần đó hiện còn di chỉ Hỏa khí doanh (doanh trại chế tác/thử nghiệm vũ khí), phải chăng là nơi ba đời họ Hồ từng làm việc.
Trang viết biên khảo nhỏ này muốn đưa đến đông đảo người đọc những chi tiết có chọn lọc, về thân thế và sự nghiệp người Việt kiều từng giữ chức bộ trưởng, trong triều đình một cường quốc của thế giới cách nay hơn nửa thiên niên kỷ. Dám mong một ngày nào đó, nếu lăng Hồ Nguyên Trừng bị giải tỏa, di cốt ông sẽ được nhân dân Việt Nam đón về cải táng trong thành đá Tây Đô, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Tòa thành ấy còn gọi là Thành nhà Hồ, vẫn ngạo nghễ với thời gian, ghi dấu nỗ lực chiến đấu chống ngoại xâm ngoan cường của ba cha con Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương.
Huỳnh Thúc Kháng - Khí tiết người làm báo
Vietsciences- Nguyên Ngọc 24/06/2009
Những bài cùng tác giả
Vừa qua các báo đã đưa tin hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi tổ chức lễ viếng mộ và tưởng niệm Huỳnh Thúc Kháng nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của ông (1947- 2007). Đây là ý kiến của riêng tôi: Lễ tưởng niệm một bậc chí sĩ như vậy lẽ ra nên làm ở tầm quốc gia, chứ không phải ở mức vài tỉnh lẻ. Huỳnh Thúc Kháng, cùng với Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp, là nhân vật của nhóm "Bộ ba Quảng Nam" nổi tiếng, chủ xướng phong trào Duy Tân đặc sắc trong thập kỷ đầu của thế kỷ XX, đưa đến cuộc Trung Kỳ Dân Biến chấn động năm 1908, một trong những cuộc nổi dậy bạo lực của quần chúng rộng rãi và quan trọng nhất trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Sau cuộc Dân biến này, Trần Quý Cáp bị chém ở Khánh Hoà. Phan Châu Trinh bị đày đi Côn Đảo, về sau thoát ra được do phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ trong nước và ở Pháp, là người đầu tiên chủ trương phải sang tận đất Pháp, tìm liên kết với các lực lượng tiến bộ ở chính quốc, để mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Năm 1925 ông trở về nước, và chỉ 6 tháng sau qua đời ở Sài Gòn do kiệt sức suốt những năm bôn ba vì sự nghiệp dân tộc. Người duy nhất còn lại trong Bộ ba lừng danh này cho đến sau Cách mạng Tháng Tám là Huỳnh Thúc Kháng. Ông cũng bị đày đi Côn Đảo cùng với Phan Châu Trinh, ở Côn Đảo lâu hơn, sau được trở về cũng do đấu tranh của các lực lượng tiến bộ trong nước và quốc tế. Trở về, ông lập tức tiếp tục hoạt động với tư cách "một nhà cách mạng công khai", như chính lời ông tuyên bố. Năm 1926, ông làm Chủ tịch Viện Dân biểu Trung Kỳ, nhưng chẳng bao lâu sau đó đã từ chức vì nhận thấy ở vị trí này không thể thực hiện được những điều mình vẫn đeo đuổi. Ông quyết định chuyển sang làm báo. Và vị nhà nho uyên thâm ấy lập tức trở thành một nhà báo hiện đại cực kỳ xuất sắc. Dường như từ những ngày ở tù, ông đã tự chuẩn bị mình cho công việc mới mẻ này. Người ta bảo rằng ở Côn Đảo, Huỳnh Thúc Kháng đã luyện tiếng Pháp bằng cách học thuộc lòng cả cuốn từ điển Larousse?...
Ngày 10 tháng 8 năm 1926, tờ báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng ra đời ở Huế. Ngay từ số đầu tiên, chủ bút Huỳnh Thúc Kháng đã viết lời tuyên ngôn súc tích mà vô cùng độc đáo và dõng dạc cho tờ báo của mình: "Nếu không có quyền nói thì ít ra cũng giữ được cái quyền không nói những điều người ta buộc nói". Trong điều kiện xã hội của chế độ thực dân thời bấy giờ, quả như một tiếng súng sắc gọn mà vang lừng của một người chiến sĩ "cách mạng công khai". Tôi thường tìm đọc các tác phẩm báo chí của Huỳnh Thúc Kháng, và rất ngạc nhiên một cách thích thú, hoá ra các cụ ngày ấy, hết sức thâm nho, nhưng khi chuyển sang chữ quốc ngữ thì lại viết chữ quốc ngữ rất hay, đặc biệt cô đọng, sắc sảo, chính xác sâu sắc, có lẽ hơn chúng ta ngày nay nhiều. Nói về tính chất độc lập tư tưởng độc đáo của người đồng chí thân thiết nhất của mình là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng viết: "Tiên sinh đọc sách có con mắt riêng". Lời tuyên ngôn cô đọng trên kia, vắn tắt đến không thừa một chữ mà thật đầy đủ và mạnh mẽ: tố cáo quyết liệt và công khai một chế độ không có quyền tự do, con người không có quyền nói đồng thời khẳng định một cách thách thức mà lại không thể bắt bẻ vào đâu được cái quyền riêng của mình, không ai tước đi được, quyền không nói những điều người ta buộc nói. Câu văn rất mới, rất Tây, mà hừng hực cái khí tiết không gì lay chuyển nổi của nhà nho. Hai năm sau, trong số báo ngày 1 tháng 5 năm 1929 ông lại nhắc lại, lần này khẳng định một cách rành rọt hơn cái quyền bị tước mất và cái quyền không ai tước đi được của mình: "Vì rằng ta không có quyền tự do nói những điều nên nói, mà ta lại có quyền tự do không nói những cái không nên nói"...
Tôn chỉ đó, khí tiết đó của người làm báo, Huỳnh Thúc Kháng đã kiên định giữ vững trong suốt cuộc đời làm báo của mình. Tờ báo Tiếng Dân của ông, chống chính quyền thuộc địa của Pháp và chính quyền Nam Triều rất quyết liệt, nhưng cũng lại là tờ báo tồn tại được lâu nhất trong thời kỳ thực dân ở Đông Dương, suốt 16 năm. Kỳ thực Huỳnh Thúc Kháng không chỉ nói những điều được cho nói, tờ báo của ông rất nhiều lần, mạnh mẽ mà khôn khéo, đã nói lên được bao nhiêu điều cần nói với đồng bào của mình. Tôi có một người cậu là bạn của Huỳnh Thúc Kháng, ông giữ được một bộ sưu tập gần như đầy đủ báo Tiếng Dân. Hồi nhỏ, cứ đến dịp hè, tôi lại đến nhà cậu, nằm lì ở đấy, lục bộ sưu tập quý ấy ra đọc. Chính ở đấy tôi đã đọc được toàn bộ tường thuật tỉ mỉ phiên toà xử Nguyễn Thái Học sau khởi nghĩa năm 1930. Đầy đủ chi tiết, những cuộc tranh biện căng thẳng, những lời khẳng khái của Nguyễn Thái Học trước toà, cả những lời nói cuối cùng của người anh hùng Yên Bái trước khi bước lên đoạn đầu đài.
Năm nay cũng là kỷ niệm 80 năm báo Tiếng Dân. Bài học khí tiết người làm báo của Huỳnh Thúc Kháng, quyết không nói một lời điều người ta buộc mình phải nói, quyết không bẻ cong ngòi bút, trước mọi cường quyền, còn sống động vô cùng trong cuộc vật lộn gian nan của người cầm bút cho sự thật và công lý hôm nay.
Nhà sử học Ngô Sĩ Liên
Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Là sử thần đời Lê, ông đã góp phần công sức chủ yếu trong việc soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam được khắc in vào cuối thế kỷ 17 và còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.
Theo các tài liệu mới được công bố gần đây, Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi) giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng.
Rất đáng tiếc, về năm sinh và năm mất của ông, hiện nay vẫn chưa được biết thật đích xác, nhưng theo Đại Việt lịch triều đăng khoa lục thì ông thọ tới 98 tuổi, đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đời Lê Thái Tông (1434 - 1442). Đây là khoa thi đầu tiên được triều đình tổ chức lễ xướng danh, yết bảng; các vị tiến sĩ tân khoa được vua ban mũ áo, vào cung dự yến, được ban ngựa quý để đi dạo chơi thăm phố xá kinh kỳ, được "ân tứ vinh quy" với lễ đón rước rất trọng thể. Và sau này, theo lệnh vua Lê Thánh Tông, họ tên lại được khắc vào bia đá, đặt ở Văn Miếu, để "làm gương sáng cho muôn đời".
Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lễ bộ Hữu thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp, kiêm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông. Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua và đã hoàn thành vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 đời Lê Thánh Tông, gồm 15 quyển, chia thành hai phần:
Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938). Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).
Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ: "Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...". Qua những đoạn trích trên đây cũng có thể thấy được đôi nét tổng quát về quan niệm, bút pháp sử học... của Ngô Sĩ Liên.
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư hiện đang lưu hành, tuy do Ngô Sĩ Liên khởi thảo (hoàn thành vào năm 1479), nhưng đã được các sử thần các đời khác như: Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy... hiệu chỉnh bổ sung thêm. Phần đóng góp chủ yếu của tiến sĩ họ Ngô vào bộ quốc sử lớn này là: đặt tên cho bộ sách là Đại Việt sử ký toàn thư, được triều đình và các đời sau chính thức công nhận. Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đã dựa vào Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên. Ông viết thêm 1 quyển thuộc Ngoại kỷ, trình bày lại tiến trình lịch sử của Việt Nam từ họ Hồng Bàng cho tới khi quân xâm lược Minh bị đánh đuổi về nước; viết Tam triều bản kỷ, sau này được đưa vào phần Bản kỷ toàn thư và Bản kỷ thực lục; viết bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư, phần Phàm lệ Đại Việt sử ký toàn thư; viết những lời bình luận (hiện còn thấy 166 đoạn) có ghi rõ "sử thần Ngô Sĩ Liên viết"... Khác với phần lớn các lời bình của Lê Văn Hưu hoặc Phan Phu Tiên, những đoạn bình luận lịch sử của Ngô Sĩ Liên thường dài hơn, do đó cũng thường cặn kẽ hơn, sinh động hơn; nhiều đoạn có thể coi như lời tổng kết cả một giai đoạn lịch sử. Những dòng ca tụng các bậc trung thần nghĩa sĩ vì nước quên thân; những lời chỉ trích các hành động tham bạo của kẻ gian tà, những lời tố cáo vạch trần những âm mưu quỷ kế của kẻ thù được viết với ngọn bút tài hoa của Ngô Sĩ Liên vốn là người học sâu biết rộng, có ý thức vươn tới sự hoàn thiện như Sử Mã (Sử ký của Tư Mã Thiên), Lâm kinh (Kinh Xuân Thu do Khổng Tử san định), thực sự đã làm cho biết bao thế hệ người đọc đời sau cảm phục sâu sắc.
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư là một cống hiến to lớn của Ngô Sĩ Liên vào kho tàng văn hóa dân tộc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) nhà thông thái triết học lớn
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đã đem sách Thái ất thần kinh ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng cũng không hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông.
Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đố kỵ, chém giết lẫn nhau. Năm 1572, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535. Lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Triều đình nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hy vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lại đất nước. Lúc này, Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng. Doanh là người tỏ ra có chí khí đảm lược. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà học giả uyên thâm, một trí thức dân tộc đã nhìn thấy điều đó. Và ông hy vọng: với nhân vật này, triều đại mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren mà vua tôi nhà Lê và các tập đoàn phong kiến trước đó gây ra.
Nhưng niềm tin đó bị thất vọng. Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong thơ ông hay nhắc tới sự thăng trầm "thương hải biến vi tang điền" (biển xanh biến thành nương dâu) của trời đất, tạo vật và cuộc đời trôi nổi như "phù vân". Ông thương xót cho "vận mệnh" quốc gia và cảm thông sâu sắc tình cảnh của "dân đen", "con đỏ". Ông thật sự mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình. Tương truyền, hình như để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìn thấy trước thời cuộc, "vận mệnh" của đất nước trong hoàn cảnh ấy chưa thể có những lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi các tập đoàn phong kiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế "chân vạc". Năm 1568, Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm sát hại, lo cho "số phận" nên đã ngầm cho người hỏi kế an thân, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (ngụ ý nói: Dựa vào một dải Hoành sơn có thể lập nghiệp được lâu dài). Thế là Nguyễn Hoàng tức tốc xin anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Đèo Ngang trở vào).
Tại Thăng Long, thời ấy chúa Trịnh cũng ra sức ức hiếp vua Lê và muốn phế bỏ, liền cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không trả lời và lẳng lặng dẫn sứ giả ra thăm chùa và nói với nhà sư: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản", ngụ ý muốn khuyên chúa Trịnh cứ tôn phò nhà Lê thì quyền hành tất giữ được. Nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến binh đao. Còn đối với nhà Mạc, sau những cuộc chiến tranh liên miên, phải bỏ chạy lên Cao Bằng thế thủ, vua Mạc cho người về hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã trả lời: "Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể" (Cao Bằng tuy đất hẹp, nhưng có thể giữ được vài đời). Quả nhiên, mãi đến năm 1688, sau ba đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt. Các truyền thuyết trên đây muốn chứng tỏ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tài tiên đoán, đo nắm được bí truyền của sách Thái ất thần kinh. Vả lại còn truyền thuyết nữa về Trạng Trình với tập Trình quốc công sấm ký. Tương truyền trong tập sách đó, ông đã tiên tri và biết trước các sự việc nhân tình thế thái, thời cuộc xảy ra "năm trăm năm sau". Thực, hư thế nào, còn là vấn đề cần phải nghiên cứu khẳng định hay phủ định của các nhà học giả Việt Nam sau này để trả lại giá trị xứng đáng cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đương nhiên, một điều cần khẳng định: Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự là nhà học giả "thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự" (trên trời hiểu thiên văn, dưới đất tường địa lý, ở giữa hiểu con người).
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như: Tập thơ Bạch Vân (gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lưu lại) và hai tập: Trình quốc công Bạch vân thi tập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Ông phê phán gay gắt bọn tham quan ô lại hút máu, hút mủ của dân. Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xử thế, đạo vua tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng. Đọc thơ ông là thấy cả một tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Vì thế khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng "kinh bang tế thế". Học trò của ông cũng có người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền...
Có thể nói ở thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Tư tưởng triết học của ông "không bận tâm đi vào xu hướng duy lý... đi tìm khái niệm bản thể luận như Lão Tử, như triết học Phật giáo hay cái phóng nhiệm nhiều lúc đến ngụy biện của Trang Tử. Ông hiểu sâu sắc triết học Tống Nho nhưng không đi vào sự câu nệ vụn vặt, không lý giải quá sâu cái lý, có khi rắc rối, hoặc chẻ sợi tóc làm tư để tìm hiểu, biện giải nhiều thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Với sự uyên thâm vốn có, ông được triều đình nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là Trình tuyền hầu, tức là một vị Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trình (tức Trình Di, Trình Hiện - hai nhà triết học khai phá ra phái Lạc Dương của Tống Nho), hoặc đời còn gọi ông là cụ Trạng Trình. Tuy vậy, triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như sự gợi ý mách bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học mà mình thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ như thô sơ để giải đáp nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội nảy sinh ở quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những suy ngẫm chiêm nghiệm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát "luật" đời bằng những phạm trù triết học. Vì lẽ đó, ông rất hay dùng đến những cặp phạm trù đối lập như: đen - trắng, tốt - xấu, đầy - vơi, sinh - diệt, vuông - tròn, để giãi bày quan niệm triết lý nhân sinh của mình.
Tuy nhiên, "một hạn chế dễ nhận thấy trong tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tuy nắm được phép biện chứng, nhưng vẫn nặng về duy tâm. Quan niệm về sự phát triển của ông còn nằm trong khung tròn khép kín chứ chưa phải là vòng tròn xoáy ốc. Đó là sự phát triển tuần hoàn, là cái phép biện chứng của Chu dịch... ông đã nhận được trong nền giáo dục Nho học đương thời, cộng với phép biện chứng thô sơ của Lão Tử trong Đạo đức kinh. Đó cũng là những hạn chế đương nhiên của rất nhiều nhà triết học cổ đại" (Đào Thái Tôn).
Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm(1) xứng đáng là "cây đại thụ", nhà học giả, nhà triết gia của thế kỷ.
Nguyễn Du và truyện Kiều
Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh.
Là dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, từng làm tới Tể Tướng triều Lê mạt; mẹ là người vợ thứ ba, nhũ danh Trần Thị Tần người Kinh Bắc; anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều.
Sinh ra trong một gia đình quan lại, có truyền thống văn học, năng khiếu thơ văn của Nguyễn Du sớm có điều kiện nảy nở và phát triển. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh dĩnh ngộ. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đậu Tam Trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa.
Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân Thanh. Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, vời Nguyễn Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm 1805, ông được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.
Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí.
Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì...''
Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông đột ngột qua đời.
Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì."
Tác phẩm tiêu biểu
Ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại
- Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh
- Văn Tế Sống Hai Cô Gái Trường Lưu
- Thác Lời Trai Phường Nón (bằng chữ Nôm)
và ba tập thơ chữ Hán:
- Thanh Hiên Thi Tập,
- Nam Trung Tạp Ngâm, và
- Bắc Hành Tạp Lục.
Ðoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều)
Kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là một truyện thơ nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, gồm 3.254 câu thơ.
Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều đã sống chan hoà trong đời sống của toàn dân tộc. Không riêng gì Văn học Việt Nam, mà trong Văn học thế giới cũng hiếm có tác phẩm nào chinh phục được rộng rãi tình cảm của đông đảo người đọc, từ già đến trẻ, từ người có học đến quần chúng bình dân trước đây phần lớn bị thất học, như Truyện Kiều.
Sở dĩ như thế là vì ngoài nội dung phong phú và sâu sắc của nó, Truyện Kiều còn là một tác phẩm chứa đựng tinh hoa của ngôn ngữ dân TỘC.
Ở TRUYỆN KIỀU, NGÔN NGỮ BÁC HỌC VÀ NGÔN NGỮ BÌNH DÂN đã kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau và phát huy cao độ những mặt tích cực của nó. Một trong những thành công khác về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là sự tài tình của nhà thơ trong cách sử dụng điển cố, điển tích. Hơn 100 điển tích được cập nhật trong chuyên mục này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về tác phẩm Truyện Kiều cũng như ngòi bút tài hoa của nhà thơ Nguyễn Du.
Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều
Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân: "... Xem chỗ giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy mà căn duyên vẩn gỡ chưa rồi; khúc đàn bạc mệnh gảy xong mà oán hận vẩn còn chưa hả, thì dẩu đời xa người khuất, không được mục kích tận nơi, nhưng lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thắm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột. Thế thì gọi tên là Đoạn Trường Tân Thanh cũng phải."
"Ta nhân lúc đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy...''
Phong Tuyết chủ nhân: "Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt ra như vậy...''
Phạm Quỳnh: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...''
Dương Quảng Hàm: "trên từ các bậc văn nhân thi sĩ, dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ, ai cũng thích đọc, thích ngâm và thuộc được ít nhiều...''
Ca dao:
Đàn ông chớ kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều...
Huỳnh Thúc Kháng: "(Truyện Kiều) về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong đựng những vật có chất độc...''
Georges Boudared:
"Few poets in the world have been able to acquire a profound resonnance among their people like Nguyễn Du in Việt Nam. His Tale of Kiều is a classic of Vietnamese literature, but a kind of classic that is well-known to all people without exception"
Ít nhà thơ trên thế giới có khả năng đạt được tếng vang sâu đậm trong dân chúng của mình như Nguyễn Du ở Việt Nam. Truyện Kiều của ông là cuốn sách kinh điển của văn chương Việt Nam nhưng là một thứ kinh điển mọi người đều biết không một ngoại lệ nào.
Bản chụp chữ Nôm:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Thư mục - Bibliographie
Bản chụp chữ Nôm lấy từ trang Internet http://vhvn.com/Kieu/kieu-vps.html
Truyện Thúy Kiều, Nguyễn Du, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu đính và chú giải, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, 1995, Saigon, Việt Nam
Từ điển Truyện Kiều, Ðào Duy Anh, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1993, Hà Nội, Việt Nam
Truyện Kiều và tuổi trẻ, The Tale of Kieu and youth, Kieu et la Jeunesse, Lê Hữu Mục - Phạm Thị Nhung - Ðặng Quốc Cơ, Làng Văn xuất bản, 1998, Paris, France
Kim-Vân-Kiêu, traduit du vietnamien par Xuân-Phúc et Xuân-Việt, Connaissance de l'Orient, Gallimard/UNESCO, 1961, Paris, France
The Tale of Kieu, Nguyễn Du, A Bilingual Edition, Translated by Huỳnh Sanh Thông, Yale University Press, 1983, New Haven and London, United States of America
Mille ans de littérature vietnamienne, Une anthologie, Edition établie par Nguyễn Khắc Viện et Hữu Ngọc, Editions Philippe Picquier, 1996, France
Nguyễn Du toàn tập, Nguyễn Quảng Tuân, Mai Quốc Liên khảo đính và chú giải, Nhà xuất bản Văn Học, 1996, Việt Nam
Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ngày 01.7.1822 tại Gia Định, Sài Gòn. Thân sinh thầy đồ Chiểu là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên là Thơ lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mẹ là Trương Thị Thiệt, người Gia Định.
Tuổi niên thiếu, Nguyễn Đình Chiểu từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ. Những cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc bị triều đình Huế đàn áp, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tại Gia Định. Cuộc nổi dậy này đã gây ra những bão táp kinh hoàng trực tiếp đến gia đình Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Huy bỏ trốn ra Huế, bị cách chức, sau đó trở vào Nam đón Nguyễn Đình Chiểu, đem gửi cho một người bạn để ăn học. Cuộc sống 8 năm ở Huế đã giúp ông nhận rõ hơn sự thối nát và phức tạp của triều đình, đồng thời có điều kiện để tiếp thu truyền thống văn hoá dân tộc ở đất kinh đô.
Năm 1843, ông thi đỗ tú tài ở Trường thi Gia Định. Năm 25 tuổi, ông trở ra Huế học tập, chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849), nhưng chưa kịp thi thì có tin mẹ mất. Trên đường trở về quê chịu tang mẹ, vì quá lo buồn, khóc thương, ông lâm bệnh và mù cả hai mắt.
Về đến Gia Định, sau khi mãn tang mẹ, ông tổ chức dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và sáng tác thơ văn. Nhờ sống gắn bó với nhân dân, ông có điều kiện hiểu đồng bào của mình sâu sắc hơn. Chính trong thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện thơ "Lục Vân Tiên". Tác phẩm đề cập đến vấn đề đạo nghĩa ở đời, mang dấu ấn tự truyện, đã được nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Một người học trò của ông là Lê Tăng Quýnh, vừa trọng nể tài năng và nhân cách, lại vừa thương cảm hoàn cảnh của thầy, đã đem gả người em gái là Lê Thị Điền cho ông. Ngày 17.2.1858, giặc Pháp chiếm thành Gia Định. Ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Cũng tại nơi đây, ông đã sáng tác áng văn bất hủ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" ngợi ca chiến công anh hùng của những người "dân ấp dân lân" trong trận tấn công đồn Tây Dương, mà người bạn đồng khoa với ông là Đỗ Trình Thoại đã hy sinh cùng với 7 nghĩa quân khác. Tác phẩm "Dương Từ - Hà Mậu" dài 3.448 câu thơ mang nội dung phê phán âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch, lên án những người thờ ơ, vô trách nhiệm trước cảnh nước mất nhà tan cũng được sáng tác tại đây.
Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng chiếm đóng của giặc, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xuôi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây, ông tiếp tục dạy học trò, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng thời vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với những sĩ phu yếu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông và lực lượng kháng chiến. Khi được tin Trương Định hy sinh (19.8.1864), nhà thơ xúc động, viết bài Văn tế và Mười hai bài thơ liên hoàn điếu người anh hùng. Mười bài thơ điếu Đốc binh Phan Tòng hy sinh trong trận Giồng Gạch (1868) vốn gốc là hương sư, bạn bè thân thiết với ông, lời lẽ rất thống thiết, có những câu thơ tâm huyết như lời thề tạc vào đá: "Tinh thần hai chữ pha sương tuyết, khí phách ngàn thu rỡ núi non". Khi Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử sau khi để mất 3 tỉnh miền Tây, ông làm thơ điếu họ Phan với ít nhiều ngụ ý phê phán.
Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhiều thơ văn bi tráng nhất, tiếc thương những đồng bào, bạn bè, nghĩa sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc. Nổi bật là thiên hùng bút "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh". Tất cả tâm huyết của nhà thơ như dồn vào những câu đau xé lòng người: "Dân sa nước lửa bấy chầy, giặc ép mỡ dầu hết sức". Đồng bào ở đây kể lại rằng chính ông đứng ra làm lễ tế những nghĩa sĩ Lục tỉnh ngay tại chợ Ba Tri. Khi đọc xong bài điếu, nước mắt chảy ràn rụa và ông lăn kềnh ra nằm bất tỉnh.
Tác phẩm "Ngư tiều y thuật vấn đáp" được viết vào giai đoạn cuối đời với một bút pháp già dặn hơn và một niềm tâm sự sâu lắng, xót xa hơn trước cảnh đất nước bị "dưa chia, khăn xé", nhưng không hề tuyệt vọng.
Bến Tre không phải là nơi sinh của nhà thơ, nhưng lại là nơi được ông chọn để sống, hoạt động trong suốt 26 năm đầy biến cố phức tạp vào giai đoạn cuối đời và đã vĩnh viễn gởi xương cốt tại đây. Người ta kể lại rằng ngày đưa đám ma ông, cả cánh đồng An Bình Đông, nay là An Đức, trắng xóa khăn tang của những bạn bè, học trò, con cháu xa gần, những thân chủ được ông chữa khỏi bệnh và những đồng bào quanh vùng hoặc đã chịu ơn ông, hoặc vì mến mộ, cảm phục một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.
http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/ditichlichsu/2004/11/347153/
http://vietsciences.net và http://vietsciences.free.fr
Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1798)
Ôn-như Hầu tức Nguyễn-gia-Thiều tiên-sinh, người làng Liễu-Ngạn, huyện Siêu-Loại, tỉnh Bắc-ninh (nay là phủ Thuận-thành), thân-phụ là Nguyễn gia Cư, thân-mẫu là bà Ngọc Tuân Quỳnh Liên công-chúa, con gái chúa Trịnh hy Tô.
Nguyễn tiên-sinh vốn con dòng-dõi trâm-anh, sinh năm 1741, có tính-chất thông-minh dĩnh-ngộ khác thường, khi trẻ ngoài sự học văn còn theo học võ, tinh-thông nghề cung-kiếm, 19 tuổi được tuyển-dụng vào cung-trung làm chức Hiệu-uý quản binh mã, có chiến công, được phong tước Ôn-như Hầu. Từ phong hầu về sau tiên-sinh lại chuyên nghiên-cứu luyện-tập văn-chương và thiên-văn địa-lý, khảo-cứu đạo Phật, đạo Tiên, thường tự xưng là Hy Tôn Tử và Nhu Yý Thuyền, giao-du cùng các nhà triết học, thi-học, lấy sự nhàn-hạ khoáng-dật phong-lưu tiêu-sái làm chí thú, ngâm phong vinh nguyệt làm thích, không quản việc triều-đình, nên mất sự tín-nhiệm của nhà nước. Vả cũng có nhiều người đương thời không ưa vì ganh tài-năng nên gièm-pha, tiên-sinh cũng chẳng quan tâm. Đến khi Tây-sơn lấy Bắc-hà, thì tiên-sinh đi ở ẩn không chịu ra làm quan, và thọ bệnh mất năm 1798, hưởng thọ 58 tuổi (ngày mồng 9 tháng 5 năm Mậu-ngọ).
Những tác-phẩm còn để lại, về phần chữ nho có bộ Tiền-hậu thi-tập, nhưng chưa tìm thấy, chỉ còn khẩu truyền một đôi bài. Về quốc-âm thì còn Tây-hồ thi-tập, bộ tứ-trai và Cung-oán ngâm khúc.
Tiên-sinh rất tinh nghề Thanh nghệ luật (nghề làm thơ), đã dìu-dắt phái thi học đời hậu Lê được lắm nhà thơ hay.
ở tập Chuyết-thập tạp-chí của ông Lý văn Phức chép truyện Ôn-nhu Hầu có nói rằng: " Nhất thị ứng khẩu thành tụng, ngữ ngữ khả nhân, nhất thị thiên đoàn bách luyện, ngữ ngữ kinh nhân". Nghĩa là: một là ra lời nói thành câu thơ, lời lời thảy nghe được, hai là nghìn lần nhồi nặn, trăm lần nung-luyện ra câu thơ, lời lời khiến người nghe phải sợ... tức là tiên-sinh có tài nhanh-chóng cũng hay và có công trau-nắn càng hay.
Tài lành dễ đâu chôn lấp được, một thiên " Cung-oán ngâm-khúc " nay còn truyền xa.
Huế ngày 6 tháng 5-1950
Vân-bình Tôn Thất Lương kính thuật
Tiểu dẫn
Hai chữ Cung-oán là sự oán-hờn nơi cung cấm của các cung-phi, cung-tần đã từng được vua yêu rồi lại bị ghét bỏ, vì lời gièm-pha ghen-tuông lẫn nhau ; hoặc có người đã chọn mà suốt đời không được sự hạnh-sủng, nên đã thốt ra nỗi oán-hờn.
Trải xem các đời từ xưa nơi cung cấm, cung-nhân nhiều đến số ba bốn nghìn, mà trong số ấy thường chỉ có vài người được sủng ái, nên phần nhiều cung-nhân có tài học tự làm ra lời cung-oán, hoặc các nhà thơ đặt ra lời cung-oán, mượn thân-phận của cung-nữ mà tỷ-nghĩ thân-phận mình, cũng đề là cung-oán. Về sau hai chữ " cung-oán " thành một cái nhan đề, chuyên nói sự oán-hờn của cung-nữ.
Lại có đề "khuê-oán" chyên nói sự oán-hờn của người đàn-bà có chồng, bị chồng đi xa không về ; đề "khuê-oán" phần nhiều cũng là lời của các nhà thơ mượn sự tình của người để bày thân-phận của mình vậy.
"Cung-oán ngâm khúc" sau đây là một khúc ngâm về nỗi oán-hờn của cung-nhân mà Ôn-như Hầu tiên-sinh đã mượn tình-trạng cung-phi để tự ví thân-phận mình ; khúc ngâm này dùng điệu "song-thất lục-bát". Lời van đã thâm-thuý, nghĩa lý lại mắc-mỏ và đoạn lại khó phân. Nếu cứ để suông tự đầu đến cuối, đem đọc mấy lần cũng không hiểu thấu, nên đây phải dùng lối phân-tích, chia ra làm tám đoạn, mỗi đoạn kể lược-tự sự-trạng của tác giả đã nói, có những tình-ý gì ở trong nguyên văn; theo nguyên văn lại tiếp mục giải-nghĩa và chú-thích để người đọc đến hiểu ngay, không phải mờ-mịt mà hóa ra chán nản.
Mong rằng các độc-giả chú ý: phàm viết một bài chuyên nói một mục-đích gì, thì cũng như theo ý của nhan-đề mà làm thành lối dàn-bài như một bài thơ "Đường-luật" tám câu:
câu 1 là câu "phá", câu 2 là câu "thừa";
- "Phá" là mở lời đầu tiên nói tổng-quát toàn cả một sự-trạng của đề mục hay của nhan-đề.
- "Thừa" là thừa-tiếp nghĩa của câu "Phá" để đem ban bố sự-trạng ấy ra sau
- Hai câu 3, 4 là hai câu "Trạng", tả rõ từng thái-trạng của nhan-đề ấy;
rồi tiếp đến hai câu 5, 6 là hai câu "Luận" luận-bàn và dẫn-chứng mà bài-liệt thêm ra cho nhiều rộng ý-nghĩa; Sau câu "Luận" tiếp câu thứ bẩy là câu "Thúc" hay là "Chuyển", nghĩa là gói và thu-tóm, hoặc di-chuyển cả ý-tứ những câu 1, 2, 3, 4, 5, và 6 mà thu tóm ý nghĩa ở câu 7,
để kết-liễu toàn ý-tứ của nhan-đề ở câu 8 là câu "Kết" trọn vẹn ; thành một bài thơ có thứ-tự theo lối dàn bài, có kiểu mẫu nhất-định.
Có thứ-tự như thế thì không lộn-xộn, và theo phép ấy, nếu làm một bài dài trường-thiên hay là một khúc ca ngâm có mấy trăm câu mặc dù, ta cũng phải biết chia ra làm tám phần, ít nhiều câu tuy không dịnh, nhưng phải phân-tích thành đoạn-lạc rạch-ròi, cũng như một bài thơ Đường-luật vậy.
Bài "Cung-oán ngâm khúc" này có 356 câu, đã phân ra tám phần như đã nói trên. Các độc-giả khi đọc nên cẩn-thận rõ từng chi-tiết một, và sưu-tầm những lời chú-thích dẫn-giải đã chỉ rõ lối dùng chữ, lối mượn điển, dùng điển phân-minh.
Đó là dẫn-giải trình-bày theo lối phổ-thông, hầu được giúp ích cho kẻ hậu học tân-tiến, trong khi luyện-tập quốc-văn, giảng-cầu cổ-điển.
Nếu không dùng lối thích nghĩa này thì dù đọc mấy lần cũng chỉ hiểu từng câu một với một nghĩa-lý mơ-hồ, hư-huyễn, không dính-dáng vào đâu, chẳng còn biết tác-giả muốn nói việc gì, càng thêm rối trí vô-ích.
Vậy các độc-giả đọc sau đây dần dần hiểu thấu suốt toàn thiên và không còn thiếu-sót một nghĩa gì đáng nghi-hoặc vậy.
Nguyễn Hiến Lê
Ngô Thế Oanh
"Tôi sinh ra và lớn lên ở ngõ Phất Lộc, trông ra bờ sông Nhị Hà. Ngõ rộng độ hai thước, dài độ hai trăm thước, mươi căn nhà dồn vào ngõ hẹp thấp hơn mặt đường đến một thước mà ngày cũng như đêm đều tối om om. Đã không có gì đẹp lại còn bẩn thỉu nữa... Bên ngoài, trên đường Bờ Sông, gần ngõ Phất Lộc có một cái đình không biết thờ vị thần nào mà kiến trúc rất đơn sơ. Hai cánh cửa gỗ luôn đóng kín, trên mái cổng tam quan có đắp một bầu rượu khá lớn nằm giữa hai con rồng uốn khúc châu đầu vào. Thuở bé, tôi được theo bà ngoại vào đình mấy lần, tôi thấy bên trong là một khoảng sân rộng vắng ngắt. Tuy vậy, mà quang cảnh lạnh lẽo trầm mặc thâm u của ngôi đình bỗng nhiên len sâu trong tâm tư tôi những khi ngồi học trong lớp, hoặc những khi tôi đến chơi nơi nào đông vui là tôi lại chạnh nghĩ đến ngôi đình, nhớ đến bà ngoại tôi. Nhất là sau ngày cha tôi và bà ngoại tôi vĩnh viễn ra đi trong cái ngõ hẹp tối tăm ấy..."
Bút danh Lộc Đình tôi dùng ký dưới một bài văn ngắn từ hồi trẻ... Lộc là ngõ Phất Lộc, còn Đình là cái đình ấy...
Cái ngõ Phất Lộc đã từng có mặt trong văn Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Tô Hoài... Cái ngõ Phất Lộc chắc bây giờ chẳng còn mấy dáng dấp của 70 năm trước, khi người kể những hồi ức trên rời quê hương vào Nam lập nghiệp. Đó là một buổi trưa ngày rằm tháng Chạp năm Giáp Tuất, trời u ám, mưa phùn lất phất và lòng người đi buồn vô hạn. Điều buồn tiếc hơn nữa là, cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, nhà văn, nhà văn hóa Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê cũng không có dịp nào được trở về...
Bây giờ thì ở thành phố Hồ Chí Minh đã có một đường mang tên Nguyễn Hiến Lê để tưởng lệ những đóng góp của ông với văn hoá dân tộc. Bây giờ thì sách của đã được tái bản với lượng in hàng vạn bản, xếp đầy các giá ở những hiệu sách lớn. Nhưng hình như rất nhiều người Hà Nội vẫn còn chưa được biết ông chính là đứa ở của đất Kẻ Chợ Thăng Long và tên tuổi ông gắn chặt một với cái ngõ nhỏ thân yêu tự thuở thơ ấu. Ngày 22/12/2004 là kỷ niệm lần thứ 20 ngày mất nhà văn gốc Hà Nội - Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê. Sinh năm 1912, cùng năm với Hàn Mạc Tử, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, nhưng hình như định mệnh đã ưu ái với ông hơn, ông đã được sống và làm việc cách đều đặn, vì chỉ mất vào năm 1984, vì tuổi già. Song ở một khía cạnh khác, hình như định mệnh lại cũng thách ông, như một nhà văn đã viết: trong làng văn nước nhà, có lẽ không ai dự bị vào nghề lâu như anh: trên mười năm trời...". Cả một thời gian rất dài, mặc dù sách ông làm ra đã ấn hành rất nhiều, tên tuổi ông vẫn không mấy được nhắc đến. Trong cuốn Từ điển văn học, hai tập, hàng nghìn trang in khổ lớn, xuất bản 1984, không thấy một dòng nào dành cho ông. Riêng ở Hà Nội, mươi năm trở lại đây, khi hàng loạt sách của ông được bản, người đọc bình thường mới dần làm quen với tên một nhà văn, một học giả: Nguyễn Hiến Lê và có lẽ cũ còn rất ít ai biết nhà văn vốn sinh ra và trưởng thành tài từ Hà Nội.
Một lần, vào năm 1978, một nhà văn trẻ, trong khu tài liệu cho một cuốn tiểu thuyết lịch sử về thành Thăng Long, đã vào Sài Gòn, tìm đến tận nhà thăm ông và xin được ông chỉ giáo. Qua câu chuyện khá dè dặt của một con người thận trọng, trầm tĩnh, nhà văn trẻ được biết ông đang cố gắng để hoàn thành một sự nghiệp với khoảng một trăm tên sách với trung bình 800 trang bản thảo đều đặn mỗi năm, như một người bạn gần gũi, ông đã viết trong một chân dung văn học, toàn bộ tác phẩm của ông ước đến mấy mươi nghìn trang in. Nào bút ký văn học. Nào khảo luận. Nào nghiên cứu. Nào dịch thuật... Một sức lao động thật kinh ngạc và đáng cho bất cứ một ai cũng phải kính trọng, khâm phục.
Và đó là những cuốn sách như thế nào?
Hãy đơn cử mấy cuốn Khổng Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử, Đại cương triết học Trung Quốc vừa ra gần đây. Với số lượng in đến mấy nghìn bản, và chắc chắn không phải là dễ đọc lắm, vậy mà trên những quầy sách lớn Thủ đô, chỉ bày chưa đầy ba tuần đã không dễ còn tìm mua được. Còn đến lượt cuốn Liệt tử - Dương tử... "Từ trước tới nay chưa có một học giả nào, cựu học và tân học, mà có công giới thiệu Cổ học Trung Hoa bằng ông Nguyễn Hiến Lê" - một nhà văn đã nhận xét.
Nhưng ông đâu chỉ am tướng triết học hay riêng triết học phương Đông. Để có một khái niệm nào đó về nhận thức uyên bác và biên độ sáng tạo của ông trong nhiều lĩnh vực tưởng chừng khá xa nhau, ta thử lướt qua một vài tên sách trong danh mục rất dài gắn với tên tuổi, với thành quả lao động của ông.
Tôi tập viết riêng Việt. Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam. Hương sắc trong vườn văn. Trên đường thiên lý. Tổ chức công việc theo khoa học. Đắc nhân tâm, bí quyết để thành công. Xung đột trong đời sống quốc tế. Bảy bước thành công. Gương kiên nhẫn. Đông Kinh nghĩa thục. Đại cương văn hợc sử Trung Quốc. Nho giáo: một triết lý chính trị. Đại cương triết học Trung Quốc (viết chung với Chi). Sử ký Tư Mã Thiên (dịch chung với Giản Chi). Lâm Ngữ Đường: Một quan niệm sống đẹp. Dịch L.Tônxtôi: Chiến tranh và hoà bình. Dịch bộ lịch sử văn của Will Durant với các tập quan trọng nhất như: Văn Trung Hoa, Văn minh Ấn Độ, Văn minh Ả Rập, Bài học lịch sử.
Từ cổ đại đến hiện đại. Từ Tây sang Đông. Từ văn học đến triết học. Từ ngôn ngữ học đến sử học. Từ nghệ thuật là đến nghệ thuật kinh doanh. Cả về Đông y, về Tử vi, Dịch lý, về Địa lý phong thuỷ... Tưởng như không một lĩnh vực nào ông không quan tâm. Ông xứng đáng là một nhà bách khoa uyên bác đáng tin cậy. Có lẽ, thấm sâu những tư tưởng Lão - Trang, ông đã cố để cho đời đừng biết đến mình. Ông sống lặng lẽ, làm việc lặng lẽ, cố đem những gì tiến bộ nhất trong tư tưởng, trong khoa học là mình hiểu biết để giúp đỡ. Và lý tưởng của nhà văn đơn giản chỉ vậy thôi. Như một người bạn của ông kể lại, cứ xét lối làm việc thì ông là người mới? Có tổ chức, có phương pháp như một nhà khoa học, nhưng xét về lối sống, lối cư xử thì ông là một người cổ: thanh bạch, giản dị, chỉ ưa sách và hoa, ghét sự ồn ào, nhất là ồn ào của danh vọng, tính tình có vẻ hơi nghiêm, đối với bạn bè thì chân thành nhưng đượm vẻ đạm bạc của nhà nho... Cũng có lẽ, vì thế, mà cho đến nay, sự nghiệp của ông lớn lao là thế, hữu ích là thế mà hầu như vẫn nằm trong khuất lấp. Có cả một công trình của nhà nghiên cứu in về ông, những chân dung do họ, do học trò, đồng nghiệp ông viết lại, trân trọng, kính phục.
Một lần, ông tâm sự: 'Tất nhiên ai viết thì cũng mong sách bán được, tôi đã sống chuyên về cây viết thì lại càng không thể bỏ qua phương diện đó. Nhưng có những cuốn tôi biết rằng bán sẽ rất chạy mà không khi nào tôi viết. Lại có những cuốn tôi biết chắc rằng không bán được mà tôi vẫn bỏ ra mấy năm để viết... Điều quan trọng là ta phải thành thực với mình. Và chưa bao giờ tôi viết một cuốn sách nào mà không thành thực với tôi, mà không thích nó, không tin rằng nó có ích" Tưởng không có lời nào chính xác hơn về ông.
Từ rất lâu, tên tuổi Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) đã được nhiều người biết tới như một nhà văn, một học giả, một nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm biên soạn và dịch thuật để đời có giá trị, thuộc đủ mọi lãnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký... Ngoài ra, thế hệ hậu bối còn noi gương được ở ông nhiều thứ: gương tự học, tinh thần làm việc nghiêm túc, và nhất là nhân cách cao thượng của một người trí thức chân chính.
Ông Nguyễn Hiến Lê không trực tiếp làm chính trị, nhưng lúc nào cũng đau đáu lo việc cho đời, bằng cách thế hoạt động của riêng mình. Ông tin ở các giá trị văn hóa như một yếu tố sức mạnh tinh thần có ý nghĩa quyết định cho tương lai của dân tộc hơn là những hành động chính trị nhất thời, nên đã tận tụy làm việc cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay, tìm mọi cách lay động trái tim con người nhằm phổ biến và cổ vũ cho những ý tưởng nhân bản thâu góp từ đông tây kim cổ mà ông thấu hiểu và đề nghị mọi người chia sẻ như là căn bản của một nền chính trị bền vững khả dĩ mang lại cuộc sống phát triển trong ổn định và ấm no hạnh phúc của nhân dân.
Đời sống bản thân ông khiêm tốn, giản dị, làm việc nhiều hưởng thụ ít, không thích ồn ào, nhưng tư tưởng, tâm hướng và lòng ông thì thật sâu kín, rộng rãi, nồng nàn, có lẽ vì thế mà viết ra điều gì cũng với lời văn giản dị, dễ hiểu, trung thực với ý mình. Ông luôn đứng về phía nhân dân lao động nghèo khổ mà cả một thời thơ ấu hàn vi ông đã từng chia sẻ, nên đã mạnh dạn phê phán những hành vi sai trái của các nhà đương cuộc mà ông luôn quy trách nhiệm chính cho những tình trạng suy bại xã hội của mọi thời. Trước sau ông không xu phụ, thỏa hiệp với giới cầm quyền đương thời để được hưởng những đặc quyền trong xã hội. Mặc dù vậy, tâm huyết của ông cũng không được đời đáp ứng là bao, nên không tránh khỏi có những lúc phải ngậm ngùi chua xót cho sự bất lực của mình trước thời cuộc. Tâm sự của ông có lẽ cũng giống như Tô Thức, một tác giả Trung Quốc ông yêu thích mà có lần ông đã dẫn chứng mấy câu thơ: Thẹn hoài cho người nước này, đau xót như có gai đâm trong da thịt, bình sinh đọc năm ngàn quyển sách, nhưng không có một chữ nào cứu đói cho dân được.
Nhiều người hiểu Nguyễn Hiến Lê hơn qua tập Hồi ký (NXB Văn Học, 1993) và Đời viết văn của tôi do ông tự viết (NXB Văn Hóa, 1996). Ông cũng tự kể về cuộc đời và việc làm của mình qua bài trả lời phỏng vấn khá dài của ông Nguyễn Ngu Í đăng trên tạp chí Bách khoa (1965) trong mục "Sống và viết với...", rồi in thành sách (1966), và một bài khác nữa do ông Lê Phương Chi thực hiện (in trong tập Tâm tình văn nghệ sĩ, NXB Thanh Niên, 2001). Ngoài ra còn có cả một tập tiểu sử Nguyễn Hiến Lê, cuộc đời và sự nghiệp của Châu Hải Kỳ (NXB Văn Học, 1993) dày đến trên 300 trang. Để tìm hiểu về ông, tưởng như thế cũng đã tạm đủ. Tuy nhiên càng về sau, nhất là khi sách Nguyễn Hiến Lê được xuất bản sau thời kỳ chuyển hình của đất nước (mà người khai phá đầu tiên là ông Ba Kính, giám đốc NXB Long An trong những năm 90), nhiều người càng biết rõ chân giá trị những tác phẩm của ông hơn, cũng như chí hướng và lòng tinh thành mà ông đã gởi gắm hết vào, thì có nhiều tác giả lại viết thêm về ông đứng từ những góc độ nhìn khác nhau.
Theo Văn hiến Việt Nam
Vinh quang nghề Thầy
Vietsciences-Nguyễn Lân Dũng 14/06/2006
Những bài cùng tác giả
KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ GIÁO NHÂN DÂN NGUYỄN LÂN
Cha tôi - NGND Nguyễn Lân-sinh ra từ một làng quê nghèo. Trong cuốn Hồi ký (xuất bản năm 1998) cha tôi kể rằng: "Nhà rất nghèo lại không có ruộng đất gì trong một miền bạc điền, thường xuyên bị hạn hán, bố mẹ mất sớm, bốn anh em nheo nhóc, bố tôi đành phải bỏ làng ra đi tha phương cầu thực"...
Cha tôi may mắn được một người anh họ, vì nhận thấy tư chất cậu bé Lân thông minh và hiếu học, nên dù chỉ là thư ký ở Sở Xi măng, nhưng ông đã cố gắng đỡ đầu và đưa ra Hải Phòng nuôi cho ăn học. Đó là cơ hội quí giá giúp cha tôi vươn lên trong con đường học vấn. Về sau khi thi vào trường Bưởi, nhờ học giỏi, cha tôi đã nhận được học bổng toàn phần. Năm 1925 khi mới 19 tuổi và đang còn là học sinh trung học, cha chúng tôi đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Cậu bé nhà quê. Đó là một phần tự truyện về thời thơ ấu của cha tôi. Nhà văn Nguyễn Khải đánh giá: Cha tôi là một trong những người đầu tiên viết tiểu thuyết ở Việt Nam. Cuốn tiểu thuyết này về sau được dịch sang tiếng Pháp và đến năm 1934 được xác định dùng làm sách giáo khoa cho học sinh. Cha tôi tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương năm 1932. Từ đó cha tôi gắn bó suốt đời với sự nghiệp trồng người và sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
"Cậu bé nhà quê" thời đó về sau đã trở thành một nhà giáo nổi tiếng có công đào tạo rất nhiều thế hệ học sinh, trở thành một nhà quản lý giáo dục trong nhiều năm, trở thành một nhà nghiên cứu với 42 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có nhiều cuốn Từ điển (viết riêng hoặc viết chung) mà xã hội có nhu cầu tái bản nhiều lần, trở thành một nhà hoạt động xã hội góp phần quan trọng trong sự nghiệp vận động trí thức trong khối đại đoàn kết toàn dân.
Chúng tôi còn nhớ rõ trong thời gian kháng chiến chống Pháp cha tôi làm nhiệm vụ quản lý giáo dục ở Liên khu X và sau đó là ở Liên khu Việt Bắc. Với số lương tính bằng thóc hết sức ít ỏi cha tôi chi có thể trích một phần rất nhỏ để tự mình rong ruổi bằng xe đạp đến khắp các tỉnh trên Việt Bắc nhằm chỉ đạo việc phát triển giáo dục trung tiểu học. Cha tôi còn tự viết sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam cho các cấp học, tự biên soạn Từ điển Muốn đúng chính tả để dùng cho thày trò các trường, tự soạn lấy đề thi trên cơ sở các đề do các trường gửi về rồi tự tay đánh máy và niêm phong các đề thi này... Có thể nói trong khói lửa chiến tranh và vượt qua muôn ngàn khó khăn cha tôi đã dốc hết tâm lực xây dựng ngành giáo dục phổ thông trong địa bàn rộng lớn được giao phó và đã đạt kết quả rất tốt. Niềm vinh dự to lớn mà cha tôi được tiếp nhận đó là thư khen của Bác Hồ với lời khen về Một Giám đốc có tài cùng với một bộ quần áo lụa màu nâu gụ bên trong có thêu dòng chữ Chúng cháu kính dâng Bác Hồ. Những phần thưởng cao quý này cha tôi đã trao tặng lại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trước khi nghỉ hưu.
Cho đến gần cuối đời cha tôi luôn rất khoẻ mạnh nhờ nghiêm túc và điều độ trong sinh hoạt, không hề uống rượu, hút thuốc, tự nghĩ cho mình một bài tập thể dục và không sáng nào không thực hiện bài tập ấy, sau đó tắm nước lạnh, kể cả những tháng lạnh giá nhất của mùa đông.
Cách đây 13 năm, trước nỗi đau mất mẹ tôi và chị Tề Chỉnh , chúng tôi tưởng chừng cha không thể gượng dậy được.
May mắn thay, cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, một công trình mà cha tôi đã nung nấu từ lâu đã giữ được cụ ở lại với đàn con. Tình yêu và nghị lực đã giúp cụ hoàn thành cuốn Từ điển dày dặn này. Sau nhiều năm một mình âm thầm chuẩn bị, cha tôi bắt đầu đặt bút viết vào tuổi 90 để 5 năm sau, ở tuổi 95, cụ đã hoàn thành bộ Từ điển đồ sộ với 2.200 trang in, gần đây lại đã được tái bản với số lượng lớn, không chỉ chúng tôi mà nhiều người cũng nhận thấy luôn luôn cần phải cuốn từ điển ấy bên mình. Năm ấy chúng tôi xin phép được làm Lễ mừng thọ cha 95 tuổi nhưng cụ hẹn rằng hãy đợi đến khi tròn 100 tuổi. Chúng tôi vẫn tin rằng cụ dư sức vượt qua ngưỡng tuổi 100. Bởi vì cho đến cách khi mất trên một năm cụ vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh. Hơn nửa thế kỷ liền cụ đã tạo riêng cho mình và thực hiện đều đặn một bài tập kéo dài 2 giờ mỗi buổi sáng để tự rèn luyện thể lực và trí lực. Không có sự rèn luyện khoa học và kiên trì như vậy thì làm sao một "cậu bé nhà quê", là con của một bà mẹ nghèo, vốn sinh ra rất yếu ớt lại có thể sống khoẻ mạnh, không có bệnh tật gì cho đến gần 100 tuổi. Cụ vẫn thường vui vẻ nói: "Tôi có hai điều hạnh phúc lớn. Một là, các con đều ngoan và có ích cho xã hội; Hai là, cho đến nay tôi vẫn không có bệnh tật gì".
Nhưng bệnh ung thư tai ác nào có từ ai! Cụ đã phải vĩnh viễn xa lìa gia đình, các bạn bè và biết bao học trò yêu quý. Mặc dầu đã được tập thể các GS, BS, và nhân viên y tế của hai Bệnh viện Việt - Đức và Bạch Mai hết lòng chăm sóc, cứu chữa nhưng sự nghiệt ngã của căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi sinh mệnh của cha chúng tôi.
Vào lúc 13 giờ 43 phút ngày 7 tháng 8 năm 2003 (tức ngày 10 tháng Bảy năm Quý Mùi) cha chúng tôi đã ra đi thanh thản và nhẹ nhàng, nhưng để lại một khoảng trống quá lớn trong lòng mỗi chúng tôi, một khoảng trống không gì có thể bù đắp nổi.
Sau hôm cha tôi từ trần chúng tôi đã nhận được sự quan tâm thăm hỏi và động viên quý báu của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, đoàn thể, của biết bao học trò cũ của cụ, của họ hàng, các thông gia và của cả rất đông đảo bạn bè. Sự có mặt của hàng nghìn người đến đưa tiễn cha tôi hôm tang lễ không chỉ là sự chia sẻ với chúng tôi nỗi đau to lớn này mà còn chứng tỏ mọi người vô cùng tiếc thương một con người đức độ, trung thực, đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp Trồng người và có những công hiến đáng kể cho khoa học, văn học và hoạt động xã hội.
Cha tôi sẽ mãi mãi yên nghỉ ngay cạnh mẹ của chúng tôi, người mà cha tôi suốt đời hết mực thủy chung, suốt đời yêu thương, suốt đời chia sẻ ngọt bùi, người đã chung sức cùng cha tôi động viên, giáo dục cả một đàn con cháu đông đúc.
Căn buồng nhỏ của cụ ở Khu tập thể Kim Liên với một chiếc giường đơn, một tủ sách, một bàn viết nhỏ mà trên đó cụ đã từng viết 18 tác phẩm và những bộ Từ điển đồ sộ từ hai năm nay đã vắng bóng cha tôi .
Nhưng cha tôi vẫn còn sống mãi trong tâm trí chúng tôi và biết bao thế hệ học trò, đồng nghiệp cùng đông đảo độc giả. Chúng tôi vô cùng tự hào về cái gia tài tinh thần mà cụ đã để lại cho muôn đời con cháu.
Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta.
Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Cha tôi luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng cụ lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lừa lọc, vô đạo đức. Cụ căm ghét sự lợi dụng chức quyền, làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới.
Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh, phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.
Tất cả vốn tài sản quý giá này của cha tôi sẽ là truyền thống tốt đẹp của gia đình . Các thế hệ chúng tôi sẽ xin ghi lòng tạc dạ và nhắc nhở nhau luôn luôn soi vào tấm gương của cha để học tập, rèn luyện, phấn đấu và hết lòng phục vụ nhân dân trên mỗi cương vị công tác của mình.
Hình ảnh trích từ quyển VINH QUANG NGHỀ THẦY , nhà xuất bản Giáo Dục nhân kỷ niệm về giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân 1906-2003, do Gs Nguyễn Lân Dũng tuyển chọn
Vietsciences
Hình nhân ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh của giáo sư Nguyễn Lân
Nguyễn Khuyến (1835-1909)
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, tại làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên Nam Ðịnh. Lớn lên sống ở làng Yên Ðỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Mất ngày 24/2/1909.
Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học.
Năm 1864, Nguyễn Khuyến đi thi Hương và đỗ giải nguyên ở trường Nam Ðịnh.
Năm 1871, Thi Hội lần hai, đỗ Hội nguyên và thi Ðình đỗ Ðình nguyên. Ông từng thi đỗ Tam nguyên nên người ta gọi Nguyễn Khuyến là Tam nguyên yên Ðỗ và làm quan dưới triều Tự Ðức.
Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực.
Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.
Ông đã viết "Quế sơn thi tập" khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau . Có bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, hoặc ngược lại, ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó xác định vì nó rất điêu luyện.
Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình. Còn trong thơ chữ Hán thì hầu hết là thơ trữ tình.
Nguyễn Văn Siêu (1795-1872):
Nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Tự là Tốn Ban, hiệu là Phương Ðình, quê làng Lủ (Kim Lũ) này là xã Ðại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Ông thi hương đỗ Á nguyên năm 1838, thi hội đỗ Phó Bảng, lúc 39 tuổi làm quan đến Kiểm thảo viện Hàn lâm, rồi trải qua các chức vụ Chủ sự bộ Lễ, Thị giảng học sĩ...
Năm 1849, ông làm phó sứ sang Trung Quốc, khi về thăng học sĩ Viện Tập hiên, rồi ra làm án sát Hà Tĩnh, án sát Hưng Yên. Năm 1854 ông dâng sớ điều trần nhiều việc, triều đình bỏ qua không xem xét đến. Ông chán nản từ quan, lui về quê chuyên tâm soạn sách.
Nguyễn Văn Siêu là bạn thơ văn với Cao Bá Quát, Phạm Quý Thích. Vua Tự Ðức hết mực khen tài năng của ông và Cao Bá Quát. Tài văn chương của ông được đương thời ca tụng, Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, và là người đứng ra tu tạo lại di tích đền Ngọc Sơn- Tháp Bút-Ðài Nghiên có quy mô như ngày nay.
Nguyễn Trãi, ngôi sao Khuê của văn hóa Việt Nam
Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn ứng Long, hiệu ức Trai (tức là Nguyễn Phi Khanh). Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán.
Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê.
Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế.
Cũng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc.
Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù.
Nhân lúc vắng vẻ, Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi:
- Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?
Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước.
Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt. Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc.
Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi. Ông gặp vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách.
Trong bài tựa ức Trai di tập, Ngô Thế Vinh cho biết: Bình Ngô sách "hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người".
Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.
Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bến Bồ Đề (Gia Lâm). Tại đây, ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở Đông Quan. Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai. Hai nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau.
Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo".
Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải làm trước hết là chăn nuôi nhân dân:
- Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc.
Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi).
Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn". Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc.
Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành.
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được. Tác phẩm này rất quan trọng cho công tác nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam.
Năm 1442, cả gia đình ông bị hãm hại (tru di tam tộc) khiến cho người đương thời vô cùng thương tiếc.
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước và tìm hỏi con cháu còn sót lại.
Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ưc Trai tâm thượng quang Khuê Tảo".
Giáo sư sử học Văn Tâm
* Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc
* Bình ngô đại cáo
I) Thử nhận dạng lại chân dung nhân vật Phạm Quỳnh
Phạm Quỳnh ngoài bút hiệu Hồng Nhân hoặc Hoa Đường còn có bút hiệu Thượng Chi. Ông quê gốc ở làng Lương Ngọc (nay là xã Thúc Kháng) phủ Bình Giang tỉnh Hải Dương, nhưng gia đình ra Hà Nội sinh sống lập nghiệp và sinh ra ông tại đây ngày 17 tháng 12 năm 1892. Đáng thương tâm là chỉ mới chín tháng sau thì bà mẹ đã chết. Cha ông là một nhà nho dạy học, cũng mất khi ông lên chín tuổi, từ đó phải sống cuộc đời cơ khổ linh đinh, được bà nội nuôi cho ăn học, như ông đã có dịp ngậm ngùi nhắc lại trong tập Pháp du hành nhật ký. Năm 1908, Phạm Quỳnh thi đỗ bằng Thành chung rồi vào làm việc tại Trường Viễn Đông bác cổ Hà Nội, có cơ hội đọc được nhiều sách và học thêm chữ Hán. Từ năm 1913, ông cộng tác viết một số bài dịch thuật văn học và tư tưởng cho tờ Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh. Năm 1917, với sự bảo trợ của Louis Marty, Trưởng phòng chính trị tại phủ Toàn quyền Pháp, ông đứng ra thành lập tạp chí Nam Phong, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Năm 1922, ông được cử sang Pháp với tư cách đại diện hội Khai Trí Tiến Đức mà ông là thành viên sáng lập chính, dự hội chợ triển lãm Marseille, lên Paris ở lại ba tháng, diễn thuyết nhiều lần trước ban chính trị và ban luân lý của Viện hàn lâm Pháp. Ông tận lực trong việc phiên dịch và truyền bá tư tưởng dân chủ của phương Tây, cổ xúy cho việc gây dựng một nền học quốc gia mới (gọi là quốc học) có tính chất chiết trung Đông Tây thay thế cho Hán học đang suy tàn, gây lấy trong quốc dân một chủ nghĩa quốc gia ôn hòa dựa trên cơ sở văn hóa. Về chính trị, ông chủ trương thuyết quân chủ lập hiến, theo đó phải quy định rõ ràng quyền của dân, của vua quan và của nhà nước bảo hộ bằng hiến pháp. Tháng 11 năm 1932, Phạm Quỳnh được mời vào Huế nhận chức Đổng lý Ngự tiền văn phòng cho vua Bảo Đại theo ý đồ cải cách chính trị của Pháp, sau đó giữ chức Thượng thư Bộ Học (giáo dục) rồi Bộ Lại (1942), toan thi hành một số cải cách lớn về giáo dục và chính trị nhưng không đạt kết quả. Sau Cách mạng tháng Tám, ngày 23.8.1945, ông bị chính quyền cách mạng bắt và xử tội ở Huế.
Hai trang nhật ký năm 1922 tại Pháp của Phạm Quỳnh
Trong lịch sử văn học Việt Nam thời kỳ cận-hiện đại, Phạm Quỳnh có lẽ là một trong những nhân vật nổi bật nhưng lại có vẻ gây nên nhiều cuộc tranh luận với những ý kiến đánh giá khác nhau nhất. Nói như vậy, dù tán thành hay phản đối, hoặc giữ thái độ chiết trung, mặc nhiên mọi người đã thừa nhận vai trò không thể bỏ qua hoặc xem thường của nhân vật nầy trong một bối cảnh lịch sử-văn hóa cụ thể nhất định. Tuy nhiên, nếu chỉ tính trong khoảng hầu hết thời gian của 30 năm trở lại đây, tên tuổi Phạm Quỳnh hầu như hoàn toàn đã bị khuất lấp vào dĩ vãng vì những lý do ngoắt ngoéo tế nhị của lịch sử hiện đại. Ở miền Nam trước năm 1975, trong vài sách văn học sử tiêu biểu như của Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng..., Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp chí được giới thiệu khá chi tiết, thường dài trên cả trăm trang, với đầy đủ những khía cạnh phức tạp của vấn đề. Rồi vào khoảng năm 1963, đã nổ ra một cuộc tranh luận kịch liệt kéo dài gọi là "Vụ án truyện Kiều", có sự tham dự của rất nhiều văn nhân, học giả và nhà nghiên cứu văn học tiêu biểu, mà giáo sư Nguyễn Văn Trung đã có công tập hợp lại thành một hồ sơ để giới thiệu cho các sinh viên đại học văn khoa Sài Gòn thời đó.
Phạm Quỳnh qua đời năm 1945, nhưng ngay từ năm 1941, khi ông còn sống, tên ông như là người đại diện của "Nhóm Nam Phong" đã được đưa vào một chương trong sách Việt Nam văn học sử yếu của cố giáo sư Dương Quảng Hàm, trong phần chương trình dành cho Năm thứ ba ban Trung học Việt Nam, với những đánh giá cơ bản là rất tốt vì giáo sư Dương Quảng Hàm hầu như không để ý gì đến khía cạnh các mối quan hệ chính trị của nhân vật nầy trong thời cuộc lúc đó: "Cả cái văn nghiệp của ông Phạm Quỳnh đều xuất hiện trên tạp chí Nam Phong, tạp chí ấy trong một thời kỳ, đã thành được một cơ quan chung cho các học giả cùng theo đuổi một chủ đích với ông...". Và khi đánh giá chung Phạm Quỳnh bên cạnh Nguyễn Văn Vĩnh (nhóm Đông Dương tạp chí), giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra kết luận để kết thúc chương sách nêu trên: "Ông Vĩnh có công diễn dịch những tiểu thuyết và kịch bản của Âu Tây và phát biểu những cái hay trong tiếng Nam ra; ông Quỳnh thì có công dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các ý tưởng mới. Đối với nền văn hóa cũ của nước ta, thì ông Vĩnh hay khảo cứu những phong tục tín ngưỡng của dân chúng, mà ông Quỳnh thường nghiên cứu đến chế độ, văn chương của tiền nhân. Văn ông Vĩnh có tính cách giản dị của một nhà văn bình dân, văn ông Quỳnh có tính cách trang nghiêm của một học giả. Tuy văn nghiệp của mỗi người có tính cách riêng, nhưng hai ông đều có công với việc thành lập quốc văn vậy".
Ngay trong quyển văn học sử có thể coi là quy mô đầu tiên của Dương Quảng Hàm nói trên, hơn một nửa số tài liệu đã được tham khảo sử dụng từ tạp chí Nam Phong, còn về bố cục và nội dung thì phảng phất gần đúng với bản chương trình "Ngôn ngữ và văn chương Hán Việt" do Phạm Quỳnh vạch ra năm 1924 để dùng cho việc giảng dạy của ông ở trường Cao đẳng Đông Dương, mà có người coi là mầm mống của những môn học thuộc văn khoa Việt Nam sau nầy.
Nếu chỉ tính riêng cái "công với việc thành lập quốc văn" thôi thì cũng đã là một công lao đóng góp không nhỏ. Năm 1942, khi xuất bản sách Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cũng đã dành cho Phạm Quỳnh nhà văn đến hơn ba mươi trang sách với hết lời ca ngợi liên quan đến những công trình khảo cứu, dịch thuật, du ký và bình luận: "Ông là người viết nhiều nhất trong tạp chí Nam Phong. Một điều mà người đọc nhận thấy trước nhất trong những bài biên tập và trước thuật của ông là ông không cẩu thả... Phạm Quỳnh là một nhà văn có thể bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất cứ về một vấn đề gì, từ thơ văn cho đến triết lý, đạo giáo, cho đến chính trị, xã hội, không một vấn đề nào là ông không tham khảo tường tận trước khi đem bàn trên mặt giấy. Trong lịch sử văn học hiện đại, người ta sẽ không thể nào quên được tạp chí Nam Phong, vì nếu ai đọc toàn bộ tạp chí này, cũng phải nhận là rất đầy đủ, có thể giúp cho người học giả một phần to tát trong việc soạn một bộ bách khoa toàn thư bằng quốc văn".
Cuộc đời của Phạm Quỳnh gắn liền với tạp chí Nam Phong (từ năm 1917 đến năm 1932). Tất cả mọi chủ trương, quan điểm, việc làm của ông cả về văn hóa lẫn chính trị cũng đều được thực hiện thông qua tạp chí nầy với sự tham gia của cả đồng đội bao gồm những người đồng thanh khí đã đi theo đường lối của ông trên suốt một đoạn đường dài. Đây là tờ tạp chí do người Pháp lập ra giao cho Phạm Quỳnh điều khiển, dưới tên Nam Phong có ghi rõ là "Thông tin Pháp" (L'information française), giống như ngày nay dưới mỗi tờ báo người ta ghi "Cơ quan ngôn luận của...", nên mục đích của nó dĩ nhiên trước hết là biện minh, phục vụ cho chính sách cai trị của người Pháp ở Việt Nam. Điều nầy đã quá rõ ràng, nhưng nếu nói Phạm Quỳnh chỉ là một tên "Việt gian tay sai phản động buôn dân bán nước mãi quốc cầu vinh" thì là nói quá dễ, trong khi việc đời đâu có đơn giản như vậy, vì như thế là không thấy hết mọi khía cạnh quan hệ phức tạp của con người với thời cuộc trong một giai đoạn lịch sử đặc thù.
Mộ Phạm Quỳnh tại chùa Vạn Phước, Huế.
Có thể nói, hầu như ai cũng trách họ Phạm trong đất nước nô lệ chẳng những không đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân một cách tích cực bằng bạo động mà còn a dua theo Pháp. Trên thực tế hành động, về chính trị ông chỉ là một người theo chủ nghĩa cải lương bảo thủ, chủ trương chính thể quân chủ lập hiến, tạo lập một nước Việt Nam mới tự trị bằng cách xây dựng một nền giáo dục và quốc học Việt Nam dung hợp những tinh hoa tư tưởng đông tây nhằm đào tạo một tầng lớp trí thức mới học hỏi theo những điểm tiến bộ của phương tây trên cơ sở chấp nhận chế độ thuộc địa và có sự giúp đỡ của người Pháp. Ngay cả điều nầy, xét về kết quả thực hiện vốn rất hạn chế, cả khi nắm được đại quyền trong tay với chức Đổng lý Ngự tiền văn phòng cho triều đình Huế (1932), rồi Thượng thư Bộ Học, Thượng thư Bộ Lại, xem ra Phạm Quỳnh cũng chỉ là một nhà chính trị đầy mộng tưởng. Nói cách khác, ông chỉ là một nhà văn-nhà báo-nhà giáo dục và học giả giỏi chứ không có cái năng khiếu, sở trường lẫn sở thích của một người hoạt động chính trị dù theo chủ nghĩa cải lương hay cách mạng. Về phương diện nầy, có lẽ ông rất giống với một người cùng thời cũng từng cộng tác với Nam Phong là Trần Trọng Kim, chỉ làm việc tốt với vai trò của nhà giáo dục-học giả chứ không thể làm chính trị được. Nếu vì những lý do run rủi của cuộc sống, thời cuộc hoặc do nhận thức không chính xác về bản chất, khả năng của mình mà hạng học giả phải dấn thân vào con đường chính trị với chút hi vọng thực hiện hoài bão thì trước sau gì cũng thất bại thê thảm, như một Trần Trọng Kim sau "một cơn gió bụi", cuối cùng cũng phải ngậm thở ngùi than mà thôi, bằng mấy câu thơ Đường mượn của Đái Thúc Luân "Liêu lạc bi tiền sự, chi li tiếu thử thân" (Quạnh hiu thương chuyện xưa kia, vẩn vơ lẩn thẩn cười chê thân mình). Đây là một chân lý đã được lịch sử chứng minh chắc nịch, và nếu cứ tiếp tục suy diễn theo lối nầy, giả định Phạm Quỳnh có dấn thân vào con đường cách mạng bạo động để chống Pháp thì kết quả cùng lắm nếu không như Nguyễn Thái Học phải lên đoạn đầu đài rất sớm thì cũng giống cụ Phan Bội Châu và một số sĩ phu yêu nước khác. Không những thế, có thể còn vì lý do giả định nầy mà ngoài tác dụng làm gương và động viên dân chúng về tinh thần yêu nước chống Pháp, Phạm Quỳnh chẳng những không thể trở thành một lãnh tụ chống Pháp thành công mà cũng chẳng đóng góp được việc gì quan trọng tích cực trên phương diện xây dựng văn hóa-giáo dục như ông đã làm được. Do vậy dứt khoát chúng ta không nên lấy lẽ Phạm Quỳnh chủ trương Pháp-Việt đề huề chẳng hạn để làm lý do kết án ông một cách quá nặng nề như một số người thiển cận và quá khích đã làm, mà chỉ coi đó cũng là một chủ trương chính trị bên cạnh nhiều chủ trương loại khác, trong một đất nước mất chủ quyền mà sự phân liệt về tư tưởng, đường lối của hàng ngũ trí thức để tìm ra một hệ giải pháp cứu nước là điều hầu như không thể nào tránh khỏi. Còn việc ông ca ngợi thực dân Pháp có lẽ cũng đáng trách, nhưng sẽ có thái độ bao dung nhiều hơn nếu người ta chịu thừa nhận một thực tế rằng, trừ trường hợp ở trong một chế độ dân chủ đã thật sự phát triển, coi báo chí đối lập là tự nhiên, còn thời nào cũng vậy, nội dung báo chí đặt dưới sự chủ quản của ai thì cũng phải nói theo người đó. Xét về mặt nầy, tờ báo của Phạm Quỳnh coi vậy thỉnh thoảng cũng có những ý kiến độc lập hoặc đối lập, nhất là từ năm 1922, khi nó không còn là một cơ quan chuyên nịnh hót chính quyền, hoặc hoàn toàn không có thái độ đòi hỏi gì khác, xem ra còn khá hơn không ít tờ báo của những giai đoạn mới hơn sau nầy, được hoạt động trong môi trường quốc gia độc lập nhưng nội dung lại rất tầm thường kém cỏi.
Phạm Quỳnh không làm cách mạng nhưng hầu như ông không hề có một lời lẽ nào nói xấu các chí sĩ hoạt động yêu nước. Trái lại, ông coi những người làm quốc sự lúc đó là thành phần khả kính, đứng trên ông một bực, chấp nhận mỗi người một việc theo chí hướng riêng, vì ông không có cái can đảm hoặc hoàn cảnh để làm được như họ. Khi viết bài trả lời lại bài "Cảnh cáo các nhà học phiệt" (đăng trên báo Phụ Nữ Tân Văn số 62 ra ngày 24.7.1930) của Phan Khôi công kích thái độ làm thinh tự cao coi thường dư luận của ông khi bị cụ nghè Ngô Đức Kế mạt sát trong vụ ông suy tôn Truyện Kiều vào dịp lễ kỷ niệm Nguyễn Du hồi sáu năm trước (năm 1924), vì bị gán cho những mục đích không tốt đẹp, Phạm Quỳnh đã dùng những lời lẽ rất nhã nhặn và tôn kính khi nhắc đến bậc quốc sĩ: "Họ Ngô đối với tôi vốn không hiềm khích gì. Ông là người quốc sự phạm cũ, vì việc nước mà long đong chìm nổi trong bao năm, dẫu người không đồng tư tưởng, đồng chánh kiến với ông, cũng phải kính trọng cái thân thế của ông. Tôi cũng vậy, thủy chung vẫn coi ông như bậc đàn anh".
Cũng nhân bài viết nêu trên, ông xác định lại thái độ chính trị của mình, là chỉ làm văn hóa chứ không làm chính trị: "Tôi vốn là nhà làm văn, nhà học vấn. Cái chủ nghĩa tôi phụng sự bấy lâu nay - kể có trên dưới mười lăm năm trời thật là dốc một lòng, chuyên một dạ - chính là chủ nghĩa quốc gia, nhưng chỉ mới phụng sự về phương diện văn hóa, chưa hề chuyển di sang phương diện chính trị. Tôi thiết nghĩ rằng muốn cho nước nhà được độc lập, thì phải gây lấy cái hồn độc lập cho quốc dân. Muốn gây lấy cái hồn độc lập cho quốc dân thì phải có khí cụ để tuyên truyền giáo dục. Cái khí cụ để tuyên truyền giáo dục là ngôn ngữ văn tự trong nước. Bởi thế cho nên 15 năm nay, tôi không làm một việc gì khác cả: chỉ cúc cung tận tụy về một việc, là cổ động cho quốc văn, tài bồi cho quốc văn, gây dựng cho quốc văn thành một nền văn chương đích đáng, có thể dùng làm cái lợi khí để truyền bá văn minh trong nước. Các bạn đồng chí trong Nam ngoài Bắc cũng đã công nhận cho cái công phu ấy không phải là vô ích. Vì tôi chỉ chuyên chủ về một việc tài bồi quốc văn như vậy, cho nên thật không để chí vào việc chính trị. Ai bình phẩm tôi về chính trị là bình phẩm sai cả. Tôi cho là bất túc kính trọng, nên không hề đối đáp, không hề cải chính bao giờ".
Trên thực tế, nhờ kiên trì nhẫn nại đấu tranh theo đuổi mục đích, và giữ vững lập trường văn hóa, Phạm Quỳnh đã cơ bản đạt được những hoài bão chính của mình. Vào chặng cuối đời, sau khi vào triều đình Huế giữ các chức thượng thư mà cũng chẳng thi hành được thuyết lập hiến, rồi đến ngày Nhật đảo chánh Pháp (9.3.1945), Phạm Quỳnh và cả nội các cũ bị thay thế, coi như con người chính trị đã thất bại. Người ta để ý có lúc Phạm Quỳnh dường như chán nản, lui về sống âm thầm cuộc đời của người ẩn dật trong một căn nhà hẻo lánh trên bờ sông An Cựu ở Huế, không tham gia chính phủ mới của Trần Trọng Kim, không chạy theo thực dân Pháp để được Pháp bảo vệ, nhưng cũng không theo một phe phái cách mạng nào. Sự thất bại chính trị đã làm hại không ít uy tín của con người văn hóa Phạm Quỳnh, gây nên rất nhiều cách đánh giá khác nhau của hậu thế về nhân cách cùng sự nghiệp của ông, để đến Cách mạng tháng 8.1945 thì "bị chính quyền cách mạng xử tội" (theo Đinh Xuân Lâm-Trương Hữu Quýnh: Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB. Giáo Dục, năm 2000, tr. 351).
Về sự kiện kết liễu cuộc đời của nhân vật thời đại - học giả Phạm Quỳnh, hiện nay chúng ta chưa có tài liệu công khai đầy đủ để biết rõ, nên khó đánh giá lại tội ông có đáng bị xử chết vào thời điểm lịch sử nước sôi lửa bỏng đó hay không, nhất là khi so sánh với Bảo Đại vốn là quân vương của ông, cũng theo Pháp, cùng với nhiều người khác, nhưng số phận ít bi thảm hơn. Có loại ý kiến tương đối trầm tĩnh, cho rằng: "Trong cuộc đời Phạm Quỳnh, cái bước rẽ 1932 không phải là bước rẽ đưa đến nẩy nở và vinh quang mà là đưa đến chấm dứt sự nghiệp. Ngày nay chúng ta có nghiên cứu Phạm Quỳnh là nghiên cứu nhà báo và nhà văn của tạp chí Nam Phong, con người và tư tưởng trước 1932, con người tốt đẹp đã đóng một vai trò tương đối tiến bộ trong một giai đoạn lịch sử chánh trị và nhất là đã dày công xây đắp cho nền học và nền văn mới" (Phạm Thế Ngũ: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III, Quốc học tùng thư, 1965, tr. 170).
Bỏ qua tất cả mọi vấn đề thuộc về quan điểm lập trường cùng thái độ, phương cách dấn thân, ai cũng thấy về phương diện cá nhân, Phạm Quỳnh là một người suốt đời làm việc siêng năng tận tụy, không ăn chơi trác táng, thậm chí còn sống khắc khổ nữa là khác. "Nhà văn ấy ở tư tưởng cũng như ở đời tư có lẽ kém lãng mạn nhất thế hệ... Suốt đời ông chỉ là một thứ thầy dòng giảng đạo, nghiêm nghị đạo mạo... Phê bình Phạm Quỳnh, người ta vẫn thường chịu ảnh hưởng những thành kiến chính trị, và cái vụ Ngô Đức Kế vẫn còn đè nặng lên một bên cán cân của dư luận đối với ông, ngay ở dư luận những người làm văn học" (Phạm Thế Ngũ, sđd., tr. 159). Ngay trong giai đoạn ra làm quan ở Huế, người ta có thể chê Phạm Quỳnh là không sáng suốt, bất thức thời vụ nầy khác, hoặc cũng ít nhiều ham mê chức vụ (ai mà không ít nhiều như vậy?), và cuối cùng thất bại, nhưng dù sao ông cũng là một ông quan lớn có học vấn uyên bác gần như có thể nói là bậc nhất thời đó, và chưa nghe ai có một lời phê bình ông là kẻ tham quan ô lại hoặc lạm dụng chức quyền để được nhà cao cửa rộng phục vụ cho những mục đích thuần túy cá nhân. Xét về phương diện đó, nếu có ai muốn xếp ông vào hạng chính nhân quân tử thì chúng ta ngày nay cũng không nên cản vì không phải là điều quá đáng.
Nhờ suốt đời tận tụy làm việc, Phạm Quỳnh đã để lại một sự nghiệp văn hóa quả thật đồ sộ. Tạp chí Nam Phong ra trong 17 năm được 210 số, riêng ngòi bút Phạm Quỳnh viết ra đã có tới chục ngàn trang. Trong số năm viết lách kể trên, ông trở thành một nhà ngôn luận có khả năng bàn một cách rành mạch và có sức thuyết phục về đủ thứ chuyện trên đời. Một phần những loạt bài biên dịch, khảo cứu, du ký có giá trị của ông thuộc đủ thể loại về sau đã được sắp xếp lại để in thành sách trong bộ Nam Phong tùng thư. Riêng bộ Thượng Chi văn tập gồm năm quyển chỉ là một phần nhỏ những thiên nghị luận hoặc biên khảo tương đối quan trọng được dọn lại trong năm 1942 khi đã vào làm quan ở Huế, chọn lọc từ số hàng trăm bài báo viết ra trong giai đoạn đầu Nam Phong (1917-1922), gồm những bài ông khiêm tốn gọi là "coi được", tựu trung phát biểu được hầu hết những ý kiến chủ yếu của ông liên quan đến các vấn đề văn hóa, ngôn ngữ, văn học, giáo dục, chính trị, kinh tế, triết học... mà ngày nay đọc lại vẫn còn có thể rút ra được rất nhiều điều bổ ích.
Nhưng bản chất khắc nghiệt của dòng chảy lịch sử thường ít tạo cơ hội để xét riêng cho những trường hợp đặc biệt, nhất là trong lúc phong trào cách mạng cuộn dâng như vũ bão tạo nên những khoảng tranh tối tranh sáng khiến khó tránh khỏi tình trạng của một số người bồng bột quá khích. Có lẽ vì vậy mà cuộc đời Phạm Quỳnh đã bị kết thúc một cách không êm thắm, hoàn toàn không có chút gì tương ứng với bộ mặt thư sinh hiền lành của ông trong bộ quốc phục cùng với cặp kính trắng của nhà học giả không biết sắt máu là gì, suốt đời chỉ chúi mũi làm bạn với sách vở và vì thế không thể có cái lanh lợi ứng biến khôn ngoan của một người lọc lõi chính trị. Tên tuổi của Phạm Quỳnh cũng vì lý do đó bẵng đi một thời gian rất dài không thấy được nhắc tới trong chương trình văn học của nhà trường xã hội chủ nghĩa. Quyển Từ điển Văn học bộ cũ của Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản năm 1983 của thế kỷ vừa qua cũng không thấy có mục tên ông. Mãi đến năm 2000, sau khi đã vượt qua một cách khá khó khăn thời kỳ mông muội cực đoan của chủ nghĩa giáo điều, để bắt đầu nhận thức lại một cách trầm tĩnh hơn những vấn đề thuộc quá khứ lịch sử, tên Phạm Quỳnh mới được chính thức nêu thành mục từ trong quyển Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo Dục (không kể một cuốn khác cùng tên được xuất bản trước đó gần 10 năm, của Nguyễn Bá Thế-Nguyễn Q. Thắng, có một mục về ông nhưng không phải của Nhà xuất bản Giáo Dục). Gần đây nhất, trong bộ Từ điển Văn học bộ mới (Nhà xuất bản Thế Giới, tháng 10.2004), tên ông đã được bổ sung trong mục Phạm Quỳnh do Nguyễn Huệ Chi viết, dài đến 3 trang giấy khổ lớn, với một sự trình bày khá khách quan và trân trọng, thừa nhận hầu hết tất cả mọi công lao đóng góp của ông đối với nền văn hóa nước nhà. Trong sách thí điểm phân ban môn văn học thực hiện từ năm nay (2005), Phạm Quỳnh lần đầu tiên mới được đưa vào sách giáo khoa nhà trường phổ thông, nhưng còn rất ít, ở những chỗ nói về sự phát triển của nền văn học-báo chí quốc ngữ và cuộc tranh luận Truyện Kiều giữa ông Ngô với ông Phạm, kể ra cũng là một điểm tiến bộ rất đáng khích lệ trong quá trình điều chỉnh nhận thức.
Trước đó, quý II năm 2003, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin và Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây cũng đã xuất bản một tuyển tập gần 30 bài viết của ông, lấy tên Phạm Quỳnh, luận giải văn học và triết học (do Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn, giới thiệu). Mấy tập du ký của ông như Mười ngày ở Huế, Pháp du hành nhật ký cũng được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn lần lượt cho in lại (tháng 4.2004) một cách trân trọng.
Như vậy, trong thực tiễn đổi mới của hoạt động văn học, vấn đề Phạm Quỳnh đã được xã hội nhận thức lại một cách sáng sủa thỏa đáng và công bằng hơn nhiều so với trước đây, không cần phải thúc đẩy vận động gì thêm nữa. Nhưng sở dĩ có những phân tích dài dòng trên kia về cuộc đời hoạt động và tư tưởng của ông là để từ một trường hợp cụ thể Phạm Quỳnh, chúng ta còn có thể rút ra bài học kinh nghiệm chung khi cần phải xét lại những người nào khác có cảnh ngộ tương tự như Phạm Quỳnh, để chuộc lại những lầm lỡ nếu có trong cách suy nghĩ hoặc hành động của quá khứ. Đằng khác, nếu chịu khó đi xa hơn, chúng ta ngày nay sẽ phải thẳng thắn để nhìn nhận rằng, dường như cùng với câu chuyện Phạm Quỳnh, còn có rất nhiều vấn đề chung khác cũng phải bình tâm xét lại một thể, như về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, giữa văn học với cách mạng hiểu theo nghĩa làm chính trị cách mạng từ trong sâu xa vốn dĩ không phải là cứu cánh tối hậu của cuộc sống mà chỉ là phương tiện chẳng đặng đừng để thanh toán một tình trạng chính trị tệ hại nào đó đã có trước đó, ở đây là chủ nghĩa thực dân Pháp, tương tự như việc Mác bắt buộc phải làm chống lại chủ nghĩa tư bản man rợ hồi giữa thế kỷ 19 với chủ tâm hướng tới giải phóng cho toàn nhân loại ra khỏi tình trạng tha hóa mọi mặt chứ không phải để chống lại nhân loại. Việc làm nầy luôn phải có sự trả giá, đôi khi rất đắt, thậm chí đổ máu nhiều nữa, và một khi hoàn cảnh đã đổi thay trong cái dòng vận động bất tuyệt của cuộc đời trùng trùng duyên khởi, có khi chúng ta vĩnh viễn sẽ không có cơ hội nào sử dụng lại những biện pháp chính trị bất đắc dĩ đã thi thố trong một thời, nhưng lại phải luôn sử dụng những giá trị văn hóa nhân bản được chắt lọc lại từ trong thực tiễn của cuộc đấu tranh vinh quang nhưng cũng đầy khổ đau của cả một dân tộc, trong đó có những công trình đóng góp của Phạm Quỳnh và của những người khác tương tự như ông.
Xét cho cùng, giả định nếu mọi thành phần trong dân tộc đều muốn làm cách mạng hết thì điều đó cũng có nghĩa là không bao giờ có cách mạng, vì không có cái tiền đề cho sự hình thành những lực lượng cần thiết như vậy; rà rồi nếu điều giả định là xảy ra được, thì đất nước sẽ duy nhất chỉ có một loại người tốt làm cách mạng cùng với một dòng văn học duy nhất làm bá chủ, không có mùi mẽ gì khác, phỏng có thể nào chịu nổi được không? Cách nhìn nhận nầy là dựa hẳn trên quy luật biện chứng, phối hợp với sự xét đoán của lương tri và đối chiếu thực tế lịch sử, có khác với loại quan điểm xưa nay vẫn lưu hành muốn đối lập rạch ròi giữa hai loại người, hai dòng văn học, hai thứ văn hóa..., mà không chịu thấy mối quan hệ tương giao tương tác giữa chúng để hình thành nên cái chỉnh thể thực tế lịch sử đang xuất hiện rành rành ở trước mắt mọi người chúng ta. Thiết nghĩ, mọi vấn đề xây dựng văn hóa trong tương lai, cũng như chuyện hòa giải hòa hợp dân tộc, đều nên được xem xét theo một quan điểm cởi mở như bài viết nầy đã cố gắng phân tích, đề nghị.
Trần Văn Chánh
Tháng 7-2005
Đã đăng tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (55). Huế: Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên - Huế, Quý 2, 2006. E-mail: [email protected]
II) Phạm Quỳnh -người nặng lòng với nhà
Cụ tổ của Phạm Quỳnh là Cử nhân Dưỡng Am Phạm Hội (1791-1854). Cụ có hai đời vợ và một bà thiếp. Nhưng đến năm bốn mươi tuổi mới sinh được một trai là ông Khiêm Trai Phạm Ngạch. Ba mươi hai tuổi, ông Ngạch đỗ tú tài, có hai con đều chết khi mới mười bảy tuổi. Nên khi ông mất sớm, đã cho ông nội Phạm Quỳnh thừa tự gia sản của cụ Phạm Hội để lại: một căn nhà nhỏ hình ống ở số 1 phố Hàng Trống Hà Nội, do học trò xây dựng nên để thờ thầy21[1]
Ông nội lại chỉ sinh được một trai là Phạm Hữu Điển (thân phụ Phạm Quỳnh), rồi bị cảm mà chết trẻ ngay khi vừa làm xong bài thi, cho vào ống quyển còn đeo ở cổ, chưa kịp nộp. Sau được xét chấm đỗ tú tài. Phạm Hữu Điển cũng đỗ tú tài, sinh được Phạm Quỳnh mới chín tháng thì vợ mất, mẹ phải bế cháu nội sang hàng xóm xin bú chực và mớm cơm cho ăn, rồi sớm khuya chăm sóc tận tình khi cháu bị đậu mùa. Mãn tang vợ ít lâu, ông Điển tục huyền, sinh được một trai nữa, đặt tên là Phạm Bái. Năm Phạm Quỳnh lên chín, thì ông mất; sau đó chú bé Bái cũng chết yểu. Bà vợ kế còn trẻ, đi bước nữa. Phạm Quỳnh thơ dại sống với bà nội và cụ Tú, vợ ông Ngạch, người cho gia đình thừa tự. Và ông đã lớn lên trong tình yêu thương, chăm sóc chu đáo của hai bà cụ nghèo khổ, vắt kiệt sức tàn gìn giữ giọt máu hiếm hoi của cả dòng họ. Côi cút, cô đơn từ nhỏ, Phạm Quỳnh tha thiết quý mến từng người ruột thịt thân yêu của mình. Điều đó ăn sâu vào tiềm thức của ông. Suốt đời ông yêu thương chăm sóc những người thân như luôn e sợ có thể có ngày ông lại mất họ...như đã từng mất mát quá nhiều từ thuở lọt lòng.
Nhà văn hoá Hoàng Đạo Thuý, năm 1994.
Cụ Tú và cụ Cả là bà nội Phạm Quỳnh, sống trong cảnh gieo neo, chật vật, bòn từng quả táo, trái bồ hòn, ít rau cỏ lèo tèo trong vườn sau nhà và buôn bán lặt vặt nuôi cháu khôn lớn22.[2]Đến năm mười sáu tuổi, Phạm Quỳnh đi làm, đời sống gia đình mới bớt khó khăn. Hằng ngày, đi bộ từ Hàng Trống vòng qua hồ Hoàn Kiếm đến làm việc ở trường Viễn Đông Bác Cổ (Ecole Francaise d'Extrême Orient), Phạm Quỳnh đi qua một cửa hiệu bán đồng hồ, bao giờ cũng dừng lại ngắm nghía chiếc đồng hồ quả quýt xinh xắn bày trong tủ kính, thèm thuồng mà không dám nghĩ đến chuyện mua. Sau này, khi ông nhận thêm việc dạy tiếng Việt tính theo giờ cho một vài người Pháp ở trường, thu nhập có khá hơn, ông mới dành dụm mua cho mình chiếc đồng hồ đúng như thế, ở hiệu ấy, và giữ luôn bên mình như một vật báu suốt nhiều năm ròng, kể cả khi đã trở thành Thượng thư triều đình Huế23[3]
Hồi trẻ, say mê văn minh Pháp, nên khi hai bà cụ bảo về quê thăm và sửa sang phần mộ ông cha thì ông từ chối không đi, nói là: "Người đã mất rồi thì nên để cho người ta yên"; cho là: "Người mất rồi thì kỉ niệm để trong lòng là đủ". Nhưng đến khoảng năm 1915, khi ông chừng hai mươi hai tuổi, bà cụ Tú qua đời, thì ông lại giữ đúng lễ xưa, khiến Hoàng Đạo Thuý, người bà con kém ông bảy tuổi, cũng là người say mê văn minh Pháp phải ngạc nhiên: Đầu đội mũ dứa, tay chống gậy trúc, đưa tiễn cụ đến tận nơi yên nghỉ cuối cùng ở cánh đồng Bạch Mai, cạnh một bờ rào24[4]
Từ nhỏ ở Hàng Trống, cho đến sau này về Hàng Da, rồi vào Huế, Phạm Quỳnh bao giờ cũng giữ nguyên nếp kê bàn học và làm việc dọc trước bàn thờ tổ tiên. Trên bàn thờ, có đặt những bài vị ghi danh các vị bằng chữ Hán và sau này, còn đánh số thứ tự để khi giỗ vị nào thì vợ con theo lời ông bảo dễ dàng lấy đúng bài vị vị đó đặt ra trước, tiện chuẩn bị bày biện bàn thờ. Ông rất trọng kị giỗ gia tiên. Khi cỗ bàn đã bày xong thì ông khăn đóng áo dài, trịnh trọng thắp nhang khấn vái, sau mới đến vợ và các con vào lễ. Ông còn kể cho vợ và các con về tiểu sử vị giỗ ngày hôm đó và thường dạy các con: "Phải làm sao cho gia đình mình trong như thuỷ tinh, không chút bụi mờ; giữ gìn đạo đức, nền nếp sao cho khỏi hổ với vong linh các cụ"25[5]
Với người khuất núi còn như vậy, Phạm Quỳnh càng yêu kính hơn những người trên còn sống. Chính vì thấy cụ Tú quá già, cụ Cả tuy còn khoẻ nhưng tuổi cũng cao mà hai cụ ngày đêm vẫn vất vả vì mình, cho nên đi làm được một năm thì ông lấy vợ là cô Lê Thị Vân, để có người đỡ đần hai cụ. Ông thường cùng vợ về quê ở thôn Nhân Thục làng Thọ Vực tổng Xuân Cầu huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh26[6]thăm mẹ vợ, thường gọi là cụ Ký (do ông chồng làm ký lục, bấy giờ đã qua đời), thăm các cô em vợ là Hợp, Mai và cậu út Tốn. Chính những lần về quê vợ này, ông ra đồng xem bà con nông dân làm lụng mà đã ghi được biết bao câu ca dao tục ngữ dân ca hay, tăng thêm đáng kể vốn từ ngữ dân tộc của ông.27[7] Hồi đã khá giả ông nói với cậu Tốn là muốn biếu bà mẹ vợ một ngôi nhà, hỏi có muốn lấy nhà ở Hà Nội cho tiện việc học hành làm ăn sau này của các em không, thì cậu Tốn trả lời là anh chị cho thì tùy anh chị thôi. Thế là ông bàn với vợ, bà bảo: "Cứ làm cái nhà to ngay giữa làng, chớ làm ở Hà Nội, dân làng có mấy ai ra Hà Nội đâu mà biết". Rồi cho dỡ ngôi nhà gỗ còn tốt đi để xây ngôi nhà mới tại làng, đến nay (năm 2000) vẫn còn.28[8]
Cô Vân có em gái là Hợp, nhà quen gọi là cô Nhỡ, bởi dưới cô còn một em gái nữa là cô Mai. Chị đi lấy chồng bấy giờ đã là nhà báo nổi danh ở Hà Nội, còn em vẫn ở quê làm ruộng, mò cua, bắt ốc, hái rau,...Có khi nhớ chị, cô đem những thứ ấy sang tận Hà Nội, lên bán ở chợ Hàng Da ngay gần nhà chị để tiện ghé thăm. Bà chị xấu hổ vì thấy em gái ăn mặc lôi thôi lếch thếch, lại còn quang gánh, thúng mủng, nên thấy mặt là thường đuổi về ngay. Nhưng những lần gặp ông thì thật là may. Ông mở cửa, đi thẳng vào nhà như "những nhà nho chân chính", không thấy em vợ đứng cạnh cửa. Khi cô đánh tiếng chào, thì ông mừng rỡ, vồn vã hỏi thăm buôn bán thế nào, mẹ và các em bên nhà có được mạnh khoẻ không, rồi cuối cùng, bao giờ cũng móc túi lấy tiền dúi cho, bảo là: "Dì cầm tạm, đỡ tiền tàu xe". Sau đó, mới gọi to báo cho vợ biết là có em gái sang chơi. Trước khi về, cô sang chào ông thì bao giờ ông cũng đưa sang vợ, nói là "Cho dì tiền tàu xe và mua quà cáp cho bà và các em bên nhà"29[9]
Sau này, năm 1928, ông có mua lại của ông chủ Mỹ Ký (chuyên làm đồ trang sức bằng vàng giả, nổi tiếng một thời) một trang trại ở ấp Thái Hà, nhưng chỉ để mẹ vợ ở cùng gia đình cậu út Tốn; gia đình ông thỉnh thoảng mới về thăm thôi30[10]
Phạm Quỳnh rất yêu vợ nhưng tính tình kín đáo, thường ít để lộ ra ngoài. Năm 1909, mới làm việc có một năm, ông đã được Trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội cử sang Pháp làm chức trợ giáo ở khoa tiếng An Nam trường Đông Phương Bác Ngữ (Ecole des Langues Orientales), một dịp may hiếm có, thời ấy người trẻ tuổi nào cũng ao ước. Vậy mà ông đã từ chối. Chỉ vì mới ... lấy vợ! Sau này, năm 1922 có dịp sang Pháp thăm trường ấy, ông đã ghi lại trong nhật ký: "Giá nhận đi hồi ấy thì Trường Bác Cổ không đề cử ông Phan (Văn Trường- PT ghi chú), và sự nghiệp mình có lẽ lại xoay ra một phương diện khác." Nhưng ông không hề tỏ ý tiếc... Cũng trong dịp này, sau khi thăm bảo tàng Trocadero và bảo tàng Guimet ở Paris, ông lại ghi: "Thứ bảy, 27-5: Người Tây bình phẩm đàn bà An Nam có thói nhuộm răng đen thường nói rằng: Trông miệng người đàn bà An Nam tối om như cái hố sâu. Người Tây có lẽ lấy thế làm xấu thật, nhưng ta lại cho thế là đẹp. Cô con gái nào nhuộm răng khéo, đen nhánh như hạt huyền, thì tựa hồ như có duyên thêm lên. Tôi xin thú thật rằng, tôi không thể trông được một người đàn bà An Nam để răng trắng, dẫu đẹp mười mươi mà xem bộ răng đủ chán ngắt rồi. Vì người đẹp là người thế nào? Là một người hệt với hình ảnh một kẻ "ý trung nhân" của mình. Kẻ "ý trung nhân" của người An Nam ta là một người đàn bà da trắng, tóc dài, hình dáng yểu điệu... mà phải có bộ răng đen nhay nháy (chúng tôi nhấn mạnh - PT) mới được. Nếu răng trắng thời hỏng toẹt, không hệt với người trong mộng nữa." Ông ghi nhật ký đúng như thế. Mà đây lại là nhật ký để đăng công khai đều đặn trên báo Nam Phong của ông! Vì ông đang nhớ vợ, mà kẻ "ý trung nhân" như ông tả ở trên, thì bất cứ ai đương thời quen biết gia đình ông đều dễ dàng nhận ra ngay đó chính là chân dung của vợ ông, cô gái một làng quan họ xứ Kinh Bắc. Ngày 23-6, ông ghi: "mình mặc jaquette, vào hiệu ảnh chụp cái ảnh gửi về nhà". Đó là bức ảnh đầu tiên ông mặc âu phục, tóc cũng đã cắt mất cái "búi tó củ hành". Trước thay đổi lớn đó về hình thức, ông thấy cần "thông báo khẩn" cho vợ biết. Ông gửi ngay ảnh đó về31[11]với lời đề tặng đúng kiểu của riêng ông "Gửi hiền thê, ở nhà"32[12]
Vợ chồng đồng tuổi Nhâm Thìn với nhau nên thương yêu, chiều chuộng, giúp đỡ nhau, suốt đời không hề có xích mích gì. Bà Cả Mọc, tên thật là Hoàng Thị Uyên, một nhân vật nổi tiếng về hoạt động xã hội của Hà Nội đầu thế kỷ thứ 20, là cháu bà thiếp của cụ Phạm Hội, lập hội Tế Sinh. Đây là một hội từ thiện chuyên trông con nhỏ cho những người lao động nghèo đi làm ban ngày và còn mở một trại dưỡng lão ở Phúc Yên giúp các cụ già cô đơn, không nơi nương tựa.33[13]Phạm Quỳnh coi bà như bà mình, thường đến thăm hội, trò chuyện cùng bà. Bà Cả Mọc nhận vợ Phạm Quỳnh làm thủ quỹ của hội. Cô Vân vốn không biết chữ, nhưng tinh ý lại nhớ dai. Cô chỉ thu, chi rồi cố nhớ thật kỹ, về nhà thuật lại để chồng ghi chép hộ. Hằng tháng, ông phải viết hàng trăm biên lai, chứng từ và vào sổ sách thay cô. Ông viết bằng bút lông ngỗng, chữ nhỏ mà rất đẹp. Các vị trong hội biết chuyện thường gọi đùa ông là "ông thủ quỹ"34[14]
Bà Cả Mọc.
Sau này, tuy bận nhiều công việc, ông vẫn cố dành chút giờ rảnh rỗi đem Nhị Độ Mai, Kiều... ra đọc cho vợ nghe. Vì bà, tuy không biết chữ nho lẫn chữ quốc ngữ nhưng lại rất sành tiếng Việt, thuộc nằm lòng Truyện Kiều và vô số ca dao tục ngữ dân ca...35[15]Tuy không ham, nhưng ông cũng cố học đánh mạt chược mà ông biết bà thích và chơi khá thạo. Chỉ cốt để cùng bà và gia đình tiêu khiển trong mùa mưa xứ Huế.36[16]
Còn có bằng chứng nào "hùng hồn" hơn về tình yêu của ông đối với vợ là họ đã có với nhau đến mười sáu mặt con! Ông bà sống với nhau được ba mươi sáu năm, kể từ người con trai cả sinh năm 1911 đến cô con út sinh năm 1938, trong hai mươi bảy năm ấy, ngoài ba người mất từ khi chưa đầy tuổi tôi, cũng còn lại đến năm trai và tám gái. Tuy đông con như thế nhưng hiếm có người cha nào trên đời này lại yêu thương chăm sóc con cái đến như ông. Những người con của ông, ít tuổi nhất nay cũng đã ngót bảy mươi, người lớn tuổi nhất hiện còn sống đã ngoài chín mươi, nhưng không một ai quên được nhưng kỉ niệm về tình thương yêu và sự chăm sóc ông đã dành cho mình. Đông con như thế mà ông vẫn chú ý đến từng người một, và yêu thương chăm sóc các con như nhau, không hề có sự "trọng nam, khinh nữ" hoặc "con yêu, con ghét" như thói thường vẫn vậy. Ông cũng không bao giờ lấy quyền làm cha để bắt các con phải theo ý mình, mà chỉ cảm hoá bằng tình thương yêu và lẽ phải mà thôi. "Dĩ thân vi giáo" là cách giáo dục của ông. Ông bao giờ cũng thân thiết, gần gũi bầy con đông đúc, nhiều vẻ.
Các con ông gọi cha bằng Thầy, gọi mẹ bằng Me và xưng là Em. Có lẽ là do ông gọi vợ theo kiểu Tây là Me (Mère) nó, còn bà thì gọi ông theo kiểu ta là Thầy nó. Và cả hai đều quý các con, thường gọi nựng khi còn nhỏ là Em, lâu ngày hình thành nếp xưng hô độc đáo của riêng gia đình ông.
Mười bảy tuổi lấy vợ thì mười tám tuổi ông có con trai đầu lòng, đặt tên là Phạm Giao. Theo lệ cũ: tên con trai suy từ tên cha ra, đã có cây quỳnh tất phải có cành giao. Hai năm sau, vợ ông sinh một bé gái trắng nõn nà như cọng giá, nhà bèn đặt tên là Giá, ông cũng chấp nhận. Hai năm sau nữa, lại một bé gái ra đời, cứ ngày ngủ đêm thức, nhà lại đặt luôn cho tên là Thức, ông lại cũng chấp nhận, cho làm khai sinh như thế. Sự dễ dãi này cũng dễ hiểu, người thời ấy thường không coi trọng việc đặt tên cho con gái, vì sau này lấy chồng thì sẽ lấy tên chồng thôi. Nhà số 1 phố Hàng Trống là nơi chôn nhau cắt rốn của ba anh em. Sau này, khi đã là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Nam Phong, dọn về ở số 5 phố Hàng Da, các con sinh ra đều được ông chọn đặt tên cẩn thận. Trước chuyến đi Pháp năm 1922, ông có thêm ba con, một trai là Phạm Bích, hai gái là Hảo và Ngoạn. Mới hai mươi chín tuổi, ông đã sinh đến sáu con.37[17]Chỉ đọc những dòng ông viết trong Pháp du hành trình nhật ký đăng trên báo Nam Phong năm ấy, cũng thấy được ông thương yêu các con đến thế nào
"Thứ ba, 20-6: Chánh Công ty rượu Đông Pháp mời cơm trưa...Dự tiệc... còn có ông em ruột... bà em dâu và hai đứa cháu gọi ông bà bằng bác. Hai thằng bé ngộ quá, mình chơi đùa với chúng nó lại càng thêm nhớ đến lũ con ở nhà." Phải, ở nhà ông cũng có hai thằng bé là Giao và Bích mà...
"Thứ sáu, 23-6:...vào hiệu ảnh, chụp cái ảnh gửi về nhà".38[18]Ông gửi ảnh ấy về thì bà lại gửi sang cho ông bức ảnh ông mặc áo gấm bế bé gái Ngoạn. Ảnh chụp trước lúc ông đi xa. Ai ngờ, sau đó ông diễn thuyết đến bốn bận, có lần ở cả Viện Hàn Lâm Pháp, khiến các báo Paris xôn xao lên, tranh nhau đăng bài nói của ông, còn xin cả ảnh để đăng kèm cho thêm sức thuyết phục. Bấy giờ, tuy mới chụp ảnh mặc âu phục gửi về nhà, nhưng ông lại không dùng ảnh ấy, mà đưa đăng bức ảnh mặc áo dài khăn đóng, đang bế con gái mới vừa mấy tháng. "Bé" Phạm Thị Ngoạn, sau này là tiến sĩ đại học Sorbonne Paris với luận văn Tìm hiểu tạp chí Nam Phong (Introduction au Nam Phong) nghiên cứu về sự nghiệp chủ yếu của đời ông, vẫn luôn giữ bên mình bức ảnh đó, coi như báu vật quý nhất đời mình. Bà nắn nót đề sau ảnh dòng chữ: "Tôi đã có mặt trên báo chí Paris từ năm 1922". Năm 1922 chính là năm sinh bà Ngoạn.
"Thứ bảy, 24-6: cơm trưa rồi đi chơi cửa hàng Bon Marché ở đường De Sèvres... Nhân vào khu bán các đồ chơi trẻ con, mua mấy thằng phệnh, con thú, cái xe để gửi về lũ trẻ ở nhà cho vừa kịp tết tháng tám. Nhà hàng nhận gói, gửi cẩn thận, chỉ phải chịu thêm tiền bưu phí mà thôi. Lũ trẻ nhận được mấy gói này chắc là mừng lắm. Nghĩ đến chúng nó lại càng thêm nhớ." Thế là đang sống giữa Paris phồn hoa đô hội bậc nhất thế giới, lòng ông vẫn hướng về quê nhà; ông vẫn nhớ là sắp đến Tết Trung thu, và càng nhớ các con.
"Thứ năm, 29-6: Năm giờ chiều mới ở vườn bách thú ra, trước khi lên xe, mua một mớ cartes postales (bưu ảnh) các giống thú lạ để gửi về cho các trẻ nhỏ ở nhà. Nào là sư tử, nào là hổ báo, nào là hươu nai, nào là vượn khỉ, mỗi cô mỗi cậu được mấy con giống, xem mà tranh nhau ỏm tỏi! Còn cái con nai cao cổ kia, chắc anh chị nào cũng thích, ta phải mua đến nửa tá mới đủ." Nửa tá là đúng, bấy giờ ông có vừa đúng nửa tá...con, hai trai bốn gái, kể cả cô mới sinh mấy tháng trước khi ông đi.
Và rồi, "Thứ hai, 17-7: đi vào vườn Luxembourg. Vào đến giữa vườn, trông cái cảnh mới đẹp sao!...Nhưng đẹp nhất là cái cảnh mặt trời về tây, bóng dương đã xế, mây vàng ngẩn ngơ, thật là Trời tây bảng lảng bóng vàng
"Không gì đẹp bằng góc trời đó, mà cũng không gì buồn bằng đám mây đó. Vì trông mây, lại sực nhớ đến nhà: Lòng quê gửi đám mây vàng xa xa. Mến cảnh nhớ nhà, nhớ nhà mà mến cảnh, trong lòng lại càng ngổn ngang thêm nữa. Trời vừa sập tối, lính canh vườn đã nổi trống để giục khách tháo lui. Lủi thủi bước ra, đi thẳng về trọ...mãi canh khuya vẫn trằn trọc chưa ngủ được. Từ ngày sang đây đến giờ, đến hôm nay, mới thấy buồn là một, thật là: Lạnh lùng thay giấc cô miên"39[19]
Ông nhớ nhà, nhớ vợ và các con là phải. Biết bao việc hằng ngày trong gia đình gắn bó với ông. Ở nhà, bữa ăn nào các con trai cũng ngồi bàn ăn cùng thầy, các con gái thì ngồi sập ăn cùng me. Thỉnh thoảng có thì giờ, ông cùng các con đi xem phim, cứ mua bốn năm vé, mấy cha con cùng ngồi xem. Thời ấy, phim câm, thỉnh thoảng có chiếu chữ Pháp trên màn ảnh. Ông đọc rồi giải thích cho mấy anh chị em, cứ truyền khẩu nhau mà nghe. Khi có kịch cải lương hoặc vở chèo nào hay, thì ông mua vé cho vợ đi xem cùng các con.40[20]
Sáng sáng, ông dậy sớm, đun nước pha cà phê, không phải để ông uống mà là dành cho các con. Ông mua sẵn từng chai lít dầu cá (thứ thuốc bổ tốt nhất thời ấy) cho lũ trẻ. Mỗi sáng, gọi các con đến xếp hàng, tự tay ông rót từng thìa dầu cá cho vào chén cà phê nhỏ, đưa cho từng đứa uống, rồi bảo lau miệng bằng giấy bản ông để sẵn bên bàn, sau đó ăn xôi, đi học. Trước khi ăn cơm, ông bảo các con rửa tay xà phòng trong chậu đặt gần bàn ăn. Ông lo chăm sóc các con như thể sợ vẩn vơ là có thể lúc nào đó, ông sẽ bị mất một đứa, mà đứa nào ông cũng quí, cũng yêu với tất cả tấm lòng! Vậy mà, ông đã phải gánh chịu tai hoạ đó. Không phải chỉ một lần...
Cô con thứ bảy mất lúc mới được nửa năm, còn cô thứ chín cũng chỉ sống với ông vẻn vẹn có chín tháng. Cả hai đều trắng trẻo, xinh xắn. Ông mời thầy thuốc người Pháp là Piquemal đến tận nhà chạy chữa hằng ngày mà vẫn không sao cứu được. Ông đi bộ theo chân kiệu tang bé nhỏ, đưa các con đến tận mộ. Vậy mà đêm về, có lần đang ngủ ông bỗng hốt hoảng choàng dậy, vội vã chạy sang buồng vợ, tưởng như nghe thấy có tiếng con nhỏ khóc. Ông vốn cận thị, lại không kịp đeo kính, nên lao cả đầu vào cửa kính mới bừng tỉnh, rồi thở dài, lủi thủi về lại giường nằm, trằn trọc cho đến sáng. Con gái đầu của ông, cụ Phạm Thị Giá, đến năm ngoài tám mươi tuổi, vẫn còn nhớ như in trong óc cảnh tượng này.
Năm 1926 ông bà lại sinh một gái. Ông quyết định đặt tên con là Hoàn và nói rằng: "Đây là trời "hoàn" lại, thay cho hai người con gái đã mất". Bé Hoàn được ông bà yêu chiều đặc biệt. Bữa cơm thì cho ngồi ghế mây cao ở giữa, ông một bên, bà một bên. Ông hỏi: "Em yêu thầy hay me?". Khi cô bé trả lời: "Em yêu thầy và me", thì bà lại hỏi: "Em yêu me hay thầy?". Và cô bé đáp: "Em yêu me và thầy!". Ông như muốn nhìn thấy qua hình hài bé Hoàn cả hình bóng hai con gái ông rất mực yêu thương nhưng mệnh yểu.
Nhưng định mệnh trớ trêu vẫn bắt ông phải đau khổ vì mất con một lần nữa. Sau bé Hoàn, bà lại sinh cho ông một bé gái, đứa con thứ mười một của ông. Thấy con gái xinh xắn, nhỏ nhoi, ông mới đặt tên cho em là Yến. Bấy giờ có nữ thi sĩ Pháp là bà Jeanne Duclos Salesse mến phục tài ông, thường lại nhà chơi, thấy cháu bé mới sinh, hỏi tên, rồi làm tặng một bài thơ, có câu:
"Xin chào Chim Yến Nhỏ, đã khéo chọn hình mẫu từ những nét của mẹ em xinh đẹp, để ngời sáng lên như một viên kim cương, ơi Chim Yến"
Nhưng mới được năm tháng tuổi thì em mắc bệnh hiểm nghèo, chữa chạy chăm sóc thế nào bệnh cũng chẳng hề thuyên giảm, cứ ngày một nặng lên. Bé Yến suy kiệt, héo hon dần ngay trước mắt ông. Nhiều đêm, ông bế con gái nhỏ, yếu ớt như cái giải khoai, để em gục đầu vào vai mà nhẹ nhàng đi quanh bức tượng Phật Bà Quan Âm bằng sứ trắng muốt, cao chừng tám mươi phân, cổ tượng ông có đeo cho một chuỗi hạt san hô đỏ, trước tượng, đặt một lư trầm thơm ngát. Ông cứ đi như thế suốt đêm, bế con vác vai, miệng khe khẽ ngâm nga những câu thơ cổ, mong ru em ngủ, giấc ngủ mong manh, chập chờn. Nhưng rồi, việc ông lo sợ nhất vẫn cứ đến, Chim Yến Nhỏ lại cũng bỏ ông mà bay đi. Sau khi tác giả bài thơ tặng em về Pháp được một tháng.
Nhiều năm sau, khi được tin bà Salesse mất, ông có làm bài tưởng niệm, trong đó có câu:
"Bà Jeanne Duclos không còn nữa! Kỉ niệm về bà gắn bó với một sinh linh nhỏ nhoi thân thiết với tôi, sau khi bà lên đường một tháng, đã bay về Trời; nơi ấy, chắc là bà sẽ gặp lại em"
Ông vẫn không sao quên được tổn thất lớn lao mình đã phải chịu đựng năm ấy. Mất một đứa con, là ông đứt một khúc ruột
Giữa hai cô con yểu mệnh, ông được một trai khôi ngô, mừng rỡ đặt tên là Khuê, ngôi sao sáng trong "nhị thập bát tú" (sau này sẽ là Giáo sư nổi tiếng về lão khoa, Nhà giáo Nhân dân, Chủ tịch đầu tiên của Hội Người cao tuổi Việt Nam, và từng được bầu làm đại biểu quốc hội của tỉnh Hải Dương quê hương ông, với số phiếu cao nhất). Sau Chim Yến Nhỏ, ông lại được thêm một trai nữa. Cậu này thay chỗ bé Hoàn trong bữa ăn gia đình, được ngồi giữa ông bà. Ông đau dạ dày, quanh năm chỉ ăn xôi với ít thịt gà thịt lợn kho. Bữa xôi nào, ông cũng chỉ xắn ăn chung quanh, để lại giữa đĩa một cái "cù lao" nhỏ, dành cho bé Tuyên. Cái cung cách để dành lại cho con một chút thức ăn đó, ông có đã lâu. Cụ Phạm Thị Giá còn nhớ rõ: " Có đêm, tôi ngủ đã lâu, tỉnh dậy, thấy bên bàn giấy thầy đèn vẫn sáng. Tôi thương thầy làm việc quá khuya, mở cửa sang, thì thầy hỏi: "Con ngủ rồi à, sang đây ngồi chép cho thầy." Tôi ngồi vào bàn viết và thầy ra ngồi ghế xích đu, cầm quyển sách, dịch và đọc thẳng như người ta đọc chính tả cho tôi viết, đến mỏi cả tay. Đêm càng khuya, thầy càng tỉnh táo và giọng đọc vẫn rõ ràng. Sau chừng hai tiếng đồng hồ, tôi vừa mỏi tay, vừa buồn ngủ thì thầy mới như chợt nhận ra, và bảo tôi cắt cam cho thầy xơi...Cam bổ làm sáu, thầy xơi bốn miếng, còn hai miếng, bảo tôi ăn. Thầy còn nói vào mắc áo có cái gi-lê trắng của thầy, trong túi có gì thì thầy cho. Tôi vào lục túi, được mấy hào lấy làm sung sướng lắm, đó là thầy thưởng công cho tôi".41[21]
Sau đó, ông bà còn sinh hai gái nữa, đặt tên là Diễm (tên khai sinh bị ghi nhầm là Giễm, không sửa được!) và Lệ; chỉ bằng vào hai cái tên thôi, cũng đủ biết hai cô xinh đẹp dường nào. Rốt lòng là một trai tên Tuân, một gái út tên Viên, có thể là do khi sinh ra cô tròn trặn, mà cũng có thể ông cho đàn con đông đến như vậy là "viên mãn" rồi.
Bà Phạm Thị Hoàn còn nhớ: "Vào Huế tôi có thêm ba em, hai gái một trai. Tôi nhận thấy chiều nào đi làm về, thầy tôi cũng xuống ngay nhà ngang thăm em bé, đặt em bé xuống giường, lấy hai tay vuốt từ đùi xuống chân, hoặc nắn hai cánh tay trở ngược lên vai, vừa vuốt vừa nựng: "Vươn vai, chóng nhớn, vươn vai, chóng nhớn". Tôi được chứng kiến thầy tôi "tỏ tình" với các em bé, nên cũng yên chí là các anh chị tôi và tôi cũng đều đã được chăm sóc như vậy".42[22]Ông vẫn yêu mến, chăm sóc các con hết lòng, dù đó đã là các con thứ mười bốn, mười lăm, và mười sáu của ông.
Ông thường nói với các con là mình không có tuổi thanh niên. Trong thời gian còn làm báo, đôi khi ông cũng có lần cùng bạn bè tới các ca lâu tửu điếm, thưởng thức hát ả đào. Theo tập quán thời ấy cho phép, người ta hỏi ông có "chấm" một cô đào nào không thì ông trả lời: "Tôi có con sớm quá, khiến khi các đào nương còn ít tuổi đến với tôi, tự nhiên tôi liên tưởng đến các con gái tôi, và vì vậy, nên không bị cám dỗ".43[23]
Ông không bao giờ cáu giận, to tiếng với ai cả. Bực mình lắm, cũng chỉ thấy ông tặc lưỡi là cùng. Ông không bao giờ dùng quyền uy hay hình phạt. Con trai cả ông đã kết duyên với con gái ông bạn văn thân thiết nhất của ông, sinh được hai trai, thì lại đem lòng yêu thương và lấy một cô gái Huế "tân thời", rồi đưa nhau vào tận Sài Gòn sinh sống như dân lao động, khi ông đã là mệnh quan của triều đình. Ngày giỗ kị, các quan mũ áo chỉnh tề đã tề tựu đông đủ, mới thấy cậu cả về nhà, mặc bộ đồ tây vàng, thời ấy chỉ những người phát thư mới mặc, đi thẳng vào giữa hàng các quan đang khúm núm, chìa tay ra suồng sã bắt tay từng người và chào hỏi tự nhiên. Tin đồn: "Cậu cả con cụ Thượng vào Sài Gòn mở tiệm cơm đeo bị cói đi mua thịt bò ở chợ Bến Thành" khiến không ít người dị nghị: "Sao cụ lại để ông con cả lấy nghề của chú Ba Tàu!" Nhưng ông chẳng có hình thức trừng phạt gì, cũng không trách mắng con trai. Ông vẫn thương và giúp đỡ tận tình cả con trai với cô vợ cả và hai con trai, lẫn cô vợ lẽ và ba đứa con, không hề phân biệt đối xử, coi cũng như các con cháu khác của ông vậy, khiến cho gia đình tám con người ấy vẫn sống hoà hợp lâu dài mà không đi đến hận thù, đổ vỡ. Đương thời, một thạc sĩ y khoa trẻ, tốt nghiệp từ Pháp về Huế, do yêu thương và quyết xin cha cho lấy một cô gái Huế "tân thời" người Hoàng Tộc, nhưng trái ý cha, đã bị bắt nằm sấp trước bàn thờ tổ tiên, trên mông đặt một cái roi mây "để tổ tiên trừng phạt tội bất kính, làm bại hoại gia phong", ngay trước mặt bà con dòng họ, làm xôn xao xứ Huế một thời.44[24]
Biệt thự Hoa Đường bên sông An Cựu, ngoại thành Huế. Cổng có hai chữ nho Hoa Đường. Phạm Quỳnh đứng trong khuôn viên, gần cổng, mùa hè năm 1945.
Ông theo dõi tỉ mỉ và tạo mọi điều kiện cho con cái phát huy thiên hướng của mình, không hề áp đặt, kể cả trong học hành lẫn vui chơi, giải trí. Hồi đi công cán Quảng Trị, ông mua hẳn một ngôi nhà gỗ lớn, rồi cho tháo dỡ về lắp trong khuôn viên biệt thự Hoa Đường của gia đình, giữa vườn cây cỏ hoa lá xanh tươi. Chung quanh nhà, chạy một hàng hiên tráng xi-măng xanh mát rượi. Kế đến là dãy phòng xinh xắn bao quanh một hội trường nhỏ. Có lẽ vì nghĩ đến bầy con cháu đông đảo đang trưởng thành mà ông đã chọn mua ngôi nhà gỗ lớn này. Đúng là một Thiên Đường của lũ trẻ, giữa thiên nhiên thoáng mát. Con trai con gái lớn ông, mỗi người một phòng riêng. Cậu cả thì thích ghi-ta phím lõm, chơi các bản vọng cổ cải lương; cậu hai lại thích ghi-ta cổ điển phương tây; cậu ba ham đàn phong cầm; cậu tư mê cả ghi-ta lẫn phong cầm, sau này sẽ thành nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta là Phạm Tuyên, tác giả hơn sáu trăm ca khúc.. Có lần rỗi rãi, ông xuống thăm nhà gỗ, thì gặp Phạm Bích con trai thứ hai của ông đang đệm đàn và hát cùng Hoàng Gia Lịnh bài Việt Nam bất diệt anh này mới sáng tác đưa bạn xem thử. Ông khen hay, bảo cứ hát tiếp đi, rồi đứng yên nghe hai người hát cho đến hết bài, mới đi chỗ khác. Kỉ niệm ấy, đến năm ngoài tám mươi tuổi cụ Lịnh vẫn còn nhớ rõ.45[25]
Phạm Tuyên (24 tuổi), con trai thứ tư và Phạm Vinh (22tuổi) cháu đích tôn của ông, chụp ảnh kỉ niệm trên cầu Thê Húc hồ Gươm, sau khi gặp lại nhau năm 1954 tại Hà Nội vừa giải phóng.
Lần khác, muốn giới thiệu các con với một bạn người Pháp, ông đưa bạn xuống nhà gỗ, tình cờ gặp đúng lúc bọn trẻ đang tổ chức "chiếu phim" với máy chiếu tự làm lấy bằng bìa và phim bằng giấy bóng kính do Phạm Tuyên vẽ. Âm nhạc do Phạm Vinh, đính tôn của ông (sau này, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là nhạc sĩ quân đội, trưởng Đoàn Văn công Trường Sơn) tùy cảnh trong phim mà mở các đoạn nhạc thích hợp có trong những đĩa hát cũ, bằng kèn hát lên dây cót. Các cháu nhỏ, đứa lo "soát vé", đứa lo "đưa chỗ" cho khách. Ông khách người Pháp được xem buổi chiếu phim ấy vừa thích thú vừa thương lũ trẻ, sau này đã gửi tặng các con ông một máy chiếu phim 8mm hiệu Pathée, thật ngoài mong ước của lũ trẻ. Còn các cô gái thì đan len, thêu thùa hoặc học hát cũng là ở nhà gỗ cả. Các con cháu ông có thói quen hát nhiều bè, chỉ cần một người cất tiếng hát là có người khác phụ hoạ, hát đệm theo luôn, có khi đến ba bốn bè. Về thể thao, các con ông ham bơi lội, quần vợt, săn bắn và câu cá ở ngay con sông nhỏ An Cựu trước cổng nhà. Hầu như ai cũng biết vẽ. Và tất nhiên, ham đọc sách báo, thích thơ văn. Gia đình có cả một thư viện đồ sộ hàng vạn cuốn sách, tủ sách kín tường, cao đến tận trần nhà. Trong nhà cũng ra được một tờ Gia đình tuần báo, có đủ cả "bản báo phóng viên", "biên tập", "hoạ sĩ trình bày"...thuật lại những diễn biến trong đại gia đình tuần qua, giới thiệu các món ăn kỳ lạ, và có phóng sự thuật cả chuyện "có tiếng ai đó khóc trong đêm khuya..." để trêu chọc nhau cho vui. Hội trường nhà gỗ còn là nơi các thầy dạy kèm được ông mời đến dạy các con cháu nhỏ học buổi chiều và buổi tối. Hầu như ông không phải nhắc nhở con cháu về việc học, tự chúng có lòng ham học, ham hiểu biết rồi.
Vào tuổi xế chiều, Giáo sư Nguyễn Phước Bửu Tập vẫn thấy cần chia sẻ một ký ức tuổi thơ với đông đảo cử tọa của Ngày Phạm Quỳnh (năm 1999). Một hôm cậu Tập, học trò lớp nhất tiểu học được bạn cùng bàn là Xương mời đến chơi biệt thự Hoa Đường. Cậu đến thì bị hai lính lệ gác cổng đuổi. Hôm đi học, bèn nói cho Xương biết. Chủ nhật sau, cậu đi câu cá ở sông An Cựu, qua cổng thì hai anh lính hôm trước rượt theo, lễ độ Mời vào chơi với cậu Xương và Cụ Thượng muốn gặp cậu. Cậu vào thì Xương giới thiệu với bác mình là cụ Thượng. Giáo sư kể: "Thong dong, hiền từ, tế nhị không nhắc đến chuyện cũ, cụ Phạm thăm hỏi gia đình tôi và dẫn vào thư viện xem sách. Sách, đâu cũng sách là sách... Cụ giảng cho biết thế nào là loại sách quí..."46[26]
Con người cô đơn là ông luôn tìm thấy niềm vui, nguồn sống trong bầy con cháu đông đảo, lạc quan, năng động. Ông như thấy có trách nhiệm với cái bộ lạc mà ông đã sinh ra ấy, đến mức ông ngần ngại trước tất cả những quyết định gì có thể gây tổn thất cho bộ lạc của mình, làm "sẩy đàn, tan nghé", ông e ngại tất cả những gì quyết liệt, mang tính bạo lực. Những việc ông dồn tất cả tâm sức vào làm cũng chỉ là để chuẩn bị cho một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân, cho đất nước sau này, mà ông còn chưa biết chắc là sẽ nên làm thế nào để đạt được. Ông chỉ cố gắng làm những gì mà sức mình có thể làm được thôi. Có lẽ vì thế mà ông ít tâm sự cùng vợ con việc mình làm, cứ lặng lẽ âm thầm làm một mình, chẳng dám lôi kéo ai, kể cả những người thân nhất của ông đi vào con đường của mình, mà ông biết là có không ít chông gai, lại khó được chia sẻ. Ông tìm nguồn an ủi, chỗ dựa tinh thần chính từ trong bộ lạc thân yêu của mình, để tiếp tục sống mà làm việc. Có lẽ ông nghĩ: không nên làm cho con cháu sớm phải bận tâm với những việc ngoài tầm suy nghĩ của chúng; cứ để cho chúng sống hồn nhiên được lúc nào hay lúc ấy; bởi cái gì phải đến, tất sẽ đến đúng lúc cần phải đến thôi...Ông vốn là người cho thì thật nhiều, mà nhận thì chẳng bao nhiêu.
Ông cũng không nệ "môn đăng, hộ đối" như lề thói đương thời. Cô con cả ông được một thanh niên nghèo người Huế đem lòng yêu thương. Anh là con một quan huỵên thanh liêm về hưu trước tuổi, tự làm việc nuôi thân ăn học thành tài, lại thay cha nuôi cả gia đình đông đúc, sau này là một trong tám vị sáng lập trường Thăng Long (Ngõ Trạm) nổi tiếng ở Hà Nội. Thấy người có đức có chí, khi con gái thuận tình, thì ông cũng bằng lòng gả cho. Ông trọng ông thông gia là quan huyện thà về hưu ở lứa tuổi bốn mươi còn hơn là theo lệnh Tây đi lùng bắt những "người làm quốc sự" mà mình cho là lương dân. Một lần sinh nhật ông, ông này đến dự, có cho người mang theo một mâm lễ lớn, phủ vải đỏ. Ông đưa hai tay đón nhận, cảm ơn là Đã cho quà nhiều quá! Và sai người nhà mang vào nhà trong, rồi kính cẩn mời ông thông gia vào bàn thượng khách. Ông không cho khách dự - phần lớn là các quan trong triều và giới thượng lưu trí thức- thấy món quà tặng đó: Chỉ là một buồng chuối tiêu cắt ở vườn nhà!47[27]
Vợ chồng cô con cả sinh con đầu lòng năm 1932, ông vào tận bệnh viện thăm cháu gái và cho biết là năm ấy, ông sẽ vào làm quan trong Huế. Ông vuốt má cháu ngoại đầu tiên mà nói: "Sang năm, vợ chồng cho cháu về Huế thì tiện, có bên nội lại có cả bên ngoại nữa." Sau đó, cứ mỗi lần gia đình này về Huế, ông lại cho lái xe ra tận ga đón, rồi đưa thẳng cả nhà về bên nội ở một thời gian, sau mới cho đón về bên ngoại, ở lại lâu hơn.
Các con ông đều lấy người mình yêu thương, không hề có cảnh "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy" như đương thời. Ông yêu quý tất cả dâu rể, âu yếm tất cả các cháu nội ngoại. Khi ở Huế, những dịp con cháu về đông đảo, cả nhà quần tụ trong biệt thự Hoa Đường rộng lớn, bữa ăn phải đánh chuông báo mới biết mà về cùng ăn. Ông ngồi đầu một bàn dài, ăn xôi, vợ con dâu rể và lũ cháu nội ngoại lớn nhỏ tuỳ tiện chọn lấy chỗ nào thích thì ngồi hai bên bàn, ăn uống trò chuyện vui vẻ. Buổi chiều mát thỉnh thoảng có mụ Mệ người làng An Cựu bán chè đậu ván quen, gánh một gánh đầy vào nhà, là con cháu bu lại, mỗi người một bát, ăn cho nhanh còn thêm bát nữa, chỉ loáng cái đã hết cả gánh hàng. Mụ Mệ cười tươi, phô hai hàng lợi cứng, không còn sót một cái răng nào, giữa tiếng xôn xao của lũ trẻ mời mụ ngày mai lại đến. Con cháu mụ Mệ cũng thường vào Hoa Đường chơi với con cháu ông.
Phạm Quỳnh thân thiết với những người giúp việc gia đình hằng ngày như người nhà. Cho nên, sau khi gia biến, ông không còn, nhưng cụ Hạt, cụ bếp Nguyên, u Nấm, u Viết vẫn giúp việc vợ con ông cho đến tuổi già, tận tình và trung tín. Cụ thợ may Liễn (tên thường gọi là ông Hai Lươn, em ông Cả Trạch), thường xuyên thăm nom, giúp đỡ gia đình cô con cả ông những khi có việc. Các con cái cụ như Sâm, Nhung... thường đi lại, gắn bó thân thiết với cháu ngoại Phạm Quỳnh. Các ông Bồng, Huệ, Thìa, Khoá, Hồ, Gà... vẫn gắn bó như xưa. Năm 1954, Hà Nội giải phóng, hội nghị giáo dục toàn miền Bắc họp lần đầu. Con trai Phạm Quỳnh là giáo viên Khu Học xá Trung ương từ Nam Ninh (Trung Quốc) về nước dự. Buổi tối, họp kín, chỉ toàn Đảng viên. Giờ giải lao, thì có một người cùng họp đến gặp, hỏi có phải là con Cụ Phạm không, rồi tự xưng Tôi tên là Thìa, em anh Khoá đây, thân thiết, không chút e ngại.
Trẻ con đông, lại nhiều cháu trai hiếu động, gây ồn ào, đổ vỡ, hư hỏng này nọ. Nhưng, tuyệt nhiên không đứa nào bị ông trách mắng hay có hình phạt nào cả. Có con cháu quây quần là ông vui rồi.
Phạm Quỳnh và vợ cùng các con trai, gái, dâu, rể và các cháu nội, ngoại trong lễ mừng ngày sinh lần thứ năm mươi của hai ông bà cùng tuổi nhâm thìn, gia đình tổ chức tại biệt thự Hoa Đường, năm 1942.
Vốn là nhà nghiên cứu, ông lập hẳn một quyển sổ ghi tên từng người con, lúc sinh nặng mấy cân, hay mắc bệnh gì, tính tình ra sao, lớn lên lấy vợ lấy chồng tên là gì, năm nào sinh con ông ghi đủ cả48[28]
Bà Hoàn, hồi nhỏ ở Huế thường giúp ông các việc vặt như: mở máy hát các điệu Nam Ai, Nam Bằng, Tứ Đại Cảnh, hò mái nhì mái đẩy, những bản ca trù, hát nói, chèo cổ, Kiều lẩy, Tần Cung Oán...hay đọc sách cho ông nghe và chuyên cắt móng tay cho ông. Năm gần bảy mươi tuổi, bà vẫn còn nhớ: "Mỗi lần như vậy, thầy tôi lại nói đùa: Thầy là một nhà nho để móng tay ngắn. Riêng câu đó cũng chứng tỏ thầy tôi luôn luôn dung hoà cái xưa và cái nay".49[29]
Ông yêu quý những người thân của mình và cũng được đáp lại bằng tình cảm kính yêu chân thành, tha thiết nhất.
Năm 1945, sau khi từ quan rút về sống ẩn dật trong biệt thự Hoa Đường lúc mới năm mươi hai tuổi, ông nghiền ngẫm và miệt mài đọc, dốc tâm huyết dịch những bài thơ Đỗ Phủ mình tâm đắc nhất. Được đúng năm mươi mốt bài thì gửi Đông Hồ Lâm Tấn Phác, người bạn văn chương thân thiết sành thơ và bắt đầu viết Kiến văn cảm tưởng: Hoa Đường tuỳ bút trong một cuốn vở học trò, mới được non năm mươi trang giấy.50[30] Tháng sáu năm ấy, nhà báo Nguyễn Vạn An, đại diện nhóm Tri Tân, được cụ Nguyễn Văn Tố, người đồng sự với ông ngày trước ở Trường Viễn Đông Bác Cổ, giới thiệu đến thăm ông. Sau này, khi viết bài Khi danh vọng về chiều: Tôi đã gặp Phạm Quỳnh ở biệt thự Hoa Đường, ông An có thuật lại những lời ông nói bấy giờ: "Tôi đã lỡ lầm mà ra làm quan, vì trước khi dấn thân vào hoạn lộ, thật ra tôi vẫn tưởng tôi sẽ làm được rất nhiều việc mà trước kia tôi chỉ phụng sự được trong mực đen giấy trắng"..."Hiện thời, tôi phải tĩnh dưỡng trong ít lâu, rồi tôi sẽ trở lại hoạt động cho văn học"..." Tương lai nước ta sau này là do ở chữ quốc ngữ, nó sẽ là nền móng của công cuộc giải phóng và độc lập sau này"..."Trong một thời gian ra làm quan, tôi tự nhận thấy thâu thái học hỏi thêm được "nhân tình thế thái" rất nhiều. Ngày nay, trở lại nghiệp cũ, có lẽ ngòi bút của tôi sẽ được dồi dào, phong phú hơn xưa...Suốt một đời tôi đã phụng sự cho văn học, thì ngày nay không vì lẽ gì tôi lại không muốn trở lại cái đời cầm bút đã bị một thời gian bỏ dở."51[31]
Phạm Quỳnh, Thượng thu Triều đình Huế (từ 1932--3/1945)
Từ lâu, ông đã muốn thoát khỏi quan trường mà không sao thoát được. Năm 1932, nghe tin ông nhận vào Huế làm quan, Hoàng Đạo Thúy đã can ngăn hết lời, nhưng ông vẫn ngây thơ trả lời rằng: "Tôi vào thử một tháng, không làm được gì thì tôi lại ra".52[32]Ông còn nói với nhà báo Nguyễn Vạn An vào tháng 6-1945: "Trong trường hợp nào, chúng ta cũng phải đặt quốc gia lên trên hết, dù trong địa hạt văn hoá cũng vậy. Cá nhân không có nghĩa và cũng không có sức mạnh gì cả".53
_________________
Trần Tế Xương (1871-1907)
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương. Ông sinh ngày 10-8-1871 tại lànVị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện.
Tú Xương là một người rất thông minh, tính tình thích trào lộng. Có nhiều giai thoại kể về cá tính của ông.
Cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử. Tám khoa đều hỏng nên dấu ấn thi rớt in đậm nét trong tiềm thức Tú Xương.
Ông cưới vợ rất sớm. Phạm Thị Mẫn từ một cô gái quê Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ. Tiếng có miếng không, gặp hay chăng chớ trở thành bà Tú tần tảo một nắng hai sương Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Ông Tú vẫn có thể có tiền để ăn chơi nhưng gia cảnh nghèo túng, việc nhà trông cậy vào một tay bà Tú.
Có thể nói, việc hỏng thi và cảnh nghèo của gia đình là nguồn đề tài phong phú trong sáng tác của Tú Xương.
Tú Xương sáng tác rất nhiều và thất lạc cũng nhiều. Ông viết khoảng 151 bài thơ bằng chữ Nôm với đủ các thể loại. Ngoài ra, ông có dịch một số thơ Ðường.
Trương Vĩnh Ký (1837-1898)
Tên thật của ông, là Trương Chánh Ký sau đổi thành Trương Vĩnh Ký, tên thánh là Jean Baptiste, tên chữ là Pétrus, tự Sĩ Tải. Vì vậy người ta thường viết tên ông là Pétrus Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký, sanh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại làng Vĩnh Thành (tục danh Cái Mơn), tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long, sau nầy thuộc tỉnh Bến Tre.
Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và Nguyễn Thị Châu, năm 1842, được 5 tuổi, ông học chữ hán với ông giáo Học. Năm 1847, cha ông qua đời trong khi trấn nhậm ở một vùng gần Nam Vang (Phnom Penh), có lẽ sau đó, mẹ ông giao ông cho giáo sĩ Tám, với sự dìu dắt của vị giáo sĩ nầy, ông học chữ Quốc ngữ, sau đó giáo sĩ Tám mất, có nhà truyền giáo người Pháp tên Việt là linh mục Long, đem về nhà dòng chánh ở Cái Nhum (Bến Tre) cho học chữ La tinh.
Dưới triều vua Minh Mạng, năm 1835 hạ Chiếu cấm đạo, nên năm 1848, Linh mục Long đưa Trương Vĩnh Ký qua học tại Trung Học Pinhalu ở Campuchea, đây là trường đạo dành để dạy học trò người Việt, Miên, Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Hoa , nhờ ở chung với học sinh các nước Đông Nam Á mà ông học nói và viết thông thạo các ngôn ngữ kể trên.
Năm 1851, Trương Vĩnh Ký theo Linh mục Long qua họctại Tổng Chủng Viện Viễn Đông Quốc Ngoại Truyền Giáo ở Poulo-Pénang (Hạ Châu). Trong 6 năm theo học ở Pénang, ông đã học về văn chương, khoa học, triết lý qua chữ La tinh, và ở tại đây, công có dịp học thêm các ngôn ngữ Pháp, Anh, Hy Lạp, Ấn Độ và Nhật.
Năm 1858, được tin mẹ mất, ông rời Poulo-Pénang trở về Cái Mơn, năm nầy ông được 21 tuổi. Hai năm sau, qua sự giới thiệu của Linh mục Lefèvre, Trương Vĩnh Ký ra làm thông ngôn cho Đại úy Jauréguiberry. Năm 1861, ông lập gia đình với bà Vương Thị Thọ rồi lập gia cư ở Chợ Quán (nay ở ngay tại góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng, quận 5 Sàigòn). Năm 1862, ông bị chuyển ra làm việc ở Huế.
Năm 1863, Trương Vĩnh Ký được Pháp phái theo sứ bộ Nam triều do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, phái bộ sang triều kiến Pháp hoàng Napoléon III. Nhờ sứ trình nầy, ông có dịp viếng các nước Anh, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ai Cập, Ý, La Mã. Tại La Mã, ông được Giáo hoàng Pio IX tiếp kiến, còn trong lúc ở Paris, ông kết thân với các nhà thông thái, danh vọng nước Pháp như Paul Bert, Duruy, Littré ... Ông được cử vào Hội viên của hội chuyên khảo về Nhân loại, và hội chuyên học tiếng Đông phương.
Từ năm 1886-1888, Trương Vĩnh Ký được bổ nhậm chức Giám đốc và dạy ngôn ngữ Đông Phương ở Trường Thông Ngôn ( Collège des Interprètes).
Ngày 16-9-1869, ông được Thống soái Nam Kỳ Ohier bổ nhiệm Chánh Tổng Tài tờ Gia Định Báo. Ông đã điều hành tờ báo nầy cho đến năm 1872, Năm nầy ông được thăng Tri Huyện và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Sư Phạm (Ecole Normal). Năm 1874, ông là giáo sư dạy chữ Quốc ngữ và chữ hán ở Trường Hậu Bổ (Collège des Stagiaires).
Từ 1866-1886, khoảng thời gian 20 năm nầy, ông chuyên về vấn đề văn hóa và giáo dục. Nhưng năm 1886, người bạn cũ của ông là Paul Bert sang làm Thống Đốc Nam Kỳ, vì tình bạn ông đã bước sang sân khấu chánh trị, một bước phù du mà cuối cùng cuộc đời ông nghèo nàn, danh vọng một thời đã mai một!
Trước tiên Paul Bert lấy tình thân hữu nhờ ông giúp cho vài việc liên lạc với triều đình Huế (1), sau sung Cơ Mật Viện và làm Giám quan, cố vấn cho vua Đồng Khánh.
Ngày 11-11-1887, Paul Bert mất, ông có dịp rời khỏi sân khấu chánh trị mà cả phía Pháp cũng như quan lại Nam triều, kẻ không tin cẩn, người lại không ưa ông. Trở về nhà, ông sáng tác và vui thú văn chương.
Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn học Quốc ngữ, đọc Ý sách Chuyện Đời Xưa để thấy rõ hoài bão của ông:
Kêu rằng chuyện đời xưa, vì nó là những chuyện kẻ lớn trước ta bày ra để mà khen sự tốt, chê sự xấu cho người ta sửa cách ăn, nết ở cho tử tế.
Ta cũng có thêm một hai chuyện thiết tích mà có ý vị vui, dễ tức cười, cũng để cho người ta thấy khen mà bắt chước, thấy chê mà lánh.
Góp nhóp trộn trạo chuyện nọ chuyện kia, in ra để cho con nít tập đọc chữ quốc ngữ, cũng là có ý cho người ngoại quốc muốn học tiếng An Nam, coi mà tập hiểu cho quen.
Nay ta in sách nầy lại nữa: vì đã hết đi, cũng vì người ta dùng sách nầy mà học tiếng, thì lấy làm có ích. Vì trong sách ấy cách nói là chính tiếng An Nam ròng, có nhiều tiếng nhiều câu thường dùng lắm.
P.J.B. Trương Vĩnh Ký
Năm 1888, ông xuất bản một nguyệt san lấy tên là Thông Loại Khóa Trình ( Miscellanées ou lectures intructives pour les éleves des écoles primaires, communales et cantonales et les familes), nguyệt san nầy số 1 không có ghi ngày tháng xuất bản, chỉ có ghi năm 1888, từ số 3 trở đi có ghi thêm Juillet 1888 và các số sau ghi mỗi số một tháng kế tiếp. Như vậy số 1 có thể ra vào tháng 5 (Mai) 1888 và số sau cùng là số 18 năm 1889, in khổ 16cm X 24cm, mỗi số có 12 trang.
Sau đây trích trang 3 số 1. ( Có hàng chữ Hán : Thường Bả Nhất Tâm Hành Chánh Đạo)
(Đạo) (Chánh) (Hành) (Tâm) (Nhất) (Bả) (Thường) (2)
Chẳng những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong xứng danh của nền văn học chữ quốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng, ông đã được các vinh dự:
1-10-1863: Lãnh huy chương Dõng sĩ cứu thế của Tòa thánh La Mã.
27-6-1886: Lãnh huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha.
15-2-1876: Được cử làm hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu.
07-7-1878: Được cử làm hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris.
17-5-1883: Lãnh huy chương Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng của nước Pháp.
17-5-1886: Lãnh Tứ đẳng Long Tinh, Ngọc Khánh, Long Khánh của Nam triều.
04-8-1886: Lãnh Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của nước Pháp.
03-6-1887: Lãnh Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của nước Pháp.
Ông cũng có lãnh Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng Gia Cam Bốt.
Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm Viện thị giảng học sĩ.
Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư.
Trong khoảng năm 1873-1874, ông được liệt vào hàng thế giới thập bát văn hào, xếp theo mẫu tự như sau :
Bác sĩ Allemand, Banadona d" Ambrum, Bonhomme (Honoré), Cazot (Jules), Đại tướng Chambron, Bá tước Chambord, Christophie (Albert), Conte (Casimir), Desmaze (Charles), Duprat (Pascal), Dupuy (Charles), Garnier-Pages, Guizot, Lafayette (Oscar de), Lefèvre-Pontalis (Amédée), Marcon, Pétrus Ký, Thống chế Saldonha Oliveirae Daun.
Cộng tác với Pháp, nhưng chắc chắn Trương Vĩnh Ký không thích con đường chính trị, ông lại thiết tha với nền văn học chữ quốc ngữ, ông có chủ đích quay về sự nghiệp văn chương của mình, khi Paul bert mất, ông không ngần ngại từ bỏ sân khấu chánh trị, trở lại nghề dạy học, viết sách dạy các thứ tiếnng Đông phương, về phương diện nầy, ông là nhà ngôn ngữ học quảng bác, vì ông có thể nói và viết 15 ngôn ngữ Tây phương và 11 ngôn ngữ Đông phương.
Viết sách dạy người Pháp học tiếng Việt và ngược lại, dịch bộ Tứ Thư (Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử), cũng như một số sách chữ Hán ra chữ quốc ngữ, cốt để phổ biến ngôn ngữ và tư tưởng Đông phương, chính ở phương diện nầy chúng ta thấy ông là nhà văn hóa, ở sân khấu chánh trị ông mong tạo sự thông cảm giữa người Việt và người Pháp, giữa những xung đột lớn lao về chánh trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước. Tuy theo đạo Thiên chúa nhưng phải nhận ông vẫn giữ được phong hóa Đông phương, thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh, điểm nầy chúng ta xem lại bài di huấn của ông viết vào ngày 8-11-1870.
"" Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khóị Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong...""
Và sau đây là bài thơ ông sáng tác lúc gần ngày lâm chung :
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con sách nát,
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,
Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài !
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Ông mất vào ngày 1 tháng 10 năm 1898, thọ 61 tuổi. Mộ của ông hiện ở góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng Sàigòn, trong khuôn viên nhà của ông ngày xưa ở Chợ quán. Thời Pháp, tưởng nhớ công nghiệp của ông, người ta đúc tượng ông, một người nho nhã mặc quốc phục, đầu bịt khăn đống, tay cầm quyển sách, tượng đặt trong khuôn viên trước Bộ Ngoại Giao và Dinh Độc Lập.
Tại Thủ đô Sàigòn, Bộ Giáo Dục dành một trường Trung Học Lớn mang tên ông, Trường Trương Vĩnh Ký nằm cạnh Trường Đại Học Khoa Học Sàigòn.
"Ai về Chiêm quốc hộ Huyền Trân?"
Vietsciences- Trần thị Vĩnh Tường 03/01/2009
Những bài cùng tác giả
Salam!
Hôm nay là ngày kỷ niệm 20 năm thành lập Văn Phòng Quốc Tế Champa (International Office of Champa), hãy cùng nhau hé mở cánh cửa bí mật vào một nền văn hoá rực rỡ, tưởng là bị lãng quên, đó là văn hoá Champa, mà ngưòi Việt quen gọi là Chiêm thành hay Chàm, Hời hay Lồi. Ngưòi Chàm tự gọi là Chăm hay Champa, tên một loài hoa.
Hoa champaca màu trắng, vừa giống hoa ngọc lan vùa giống hoa sứ. Trong một chuyến đi cruise đầu năm 2008, tôi mang theo tập san Champaka, bìa có in một bông hoa sứ. Một nhân viên người Bali mượn đọc và cho hay hoa champaca cũng là hoa của đảo Bali, thuộc Indonesia. Anh cũng hiểu một số chữ Chàm in trong sách. Từ đó thủy thủ đoàn nguời Indonesian và tôi chào nhau theo kiểu Bali và Chàm, cũng giống người Việt xá nhau khi vào chùa, hai tay chắp truớc ngực, đầu hơi cúi. Bông hoa và tay chắp, như dấu hiệu văn hoá xuyên quốc gia, bỗng dưng mang lại niềm vui dịu dàng suốt cuộc hải hành dù giữa một biển ngưòi xa lạ.
Hương thơm của nền văn minh rực rỡ của vương quốc Champa, xứ sở của trầm hương, đã được nhiều nhà sử học và khảo cổ học nghiên cứu. Tuy nhiên, sức tàn phá cuả thiên nhiên và con người thô bạo hơn, đến nỗi một thi sĩ người Việt là Phan Ngọc Hoan, yêu Champa đến lấy bút hiệu Chế Lan Viên, đã ai oán kêu lên :
Chắc có lẽ linh hồn ta lay động
Khi vội vàng trở lại nước non Chiêm
Chiến tranh liên tục giữa hai nước láng giềng Chàm-Việt xảy ra hàng ngàn năm đã tàn phá cả hai dân tộc. Chỉ nhắc loáng thoáng đôi điều nơi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:
Đời Lê, năm 982, "...vua Lê Đại Hành chém Vua Chiêm là Phế Mị Thuế tại trận, bắt sống quân giặc không biết bao nhiêu mà kể, bắt được kỹ nữ trong cung trăm ngừoi và một thầy tăng người Thiên Trúc, lấy các đồ quí mang về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn, san phẳng thành trì, phá huỷ tôn miếu, vừa một năm thì trở về Kinh sư."
Đời Lý, năm 1044, vua Lý Thái Tôn mang quân đi đánh Chiêm Thành, "...Quách Gia chém đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu. Bắt sống hơn 5,000 nguời, còn thì bị quan quân giết chết, máu đầy gươm giáo, xác chất đầy đồng. Vua lấy làm thương xót mới hạ lệnh rằng "Kẻ nào giết bậy ngưòi Chiêm thành thì sẽ giết không tha..."
Năm 1069, "Vua Lí Thánh Tông bắt vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn nguời....
Về phía Đại Việt, ngoài những lần quân Chàm quấy đảo nơi biên giới, kinh thành Thăng Long cũng ba lần bị thớt voi Chàm dẫm nát vào những năm 1370, 1377 và 1382 do việc vua Chế Bồng Nga đòi lại hai châu Ô- Lý.
Sử sách cũng nhắc đến những khoảng thời gian hòa bình, khi liên minh Chăm-Việt dựa lưng vào nhau chống quân Nguyên. Mối giao hảo đẹp đẽ tới nỗi Thuợng Hoàng Trần Nhân Tôn, lúc đó là thiền sư, sang viếng thăm nước Chăm suốt 9 tháng. Chuyến đi này cũng khởi đầu cho cuộc nhân duyên giữa vua Chế Mân 43 tuổi và công chúa Huyền Trân 19 tuổi.
Nhắc lại lịch sử làm gì? Không ngoài mục đích nhắc nhở nhau, rằng không có qúa khứ, sẽ không có hiện tại. Không thể thay đổi lịch sử, thì hãy cùng nhau ghi nhận, học tập những chinh chiến can qua, để thấy bài học lịch sử gồm cả khiếm khuyết của các lãnh đạo, và sự bất toàn nơi chính-sự các quốc gia.
Những giọt lệ nặng chĩu dài trên má của ông Từ Công Thu - anh cả của nhạc sĩ Từ Công Phụng - ngưòi sáng lập Văn Phòng Quốc Tế Champa, khiến bài phát biểu của ông bị ngưng lại nhiều lần, cho thấy nỗi khắc khoải khôn nguôi về một vết thương còn tươi máu. Giấc mơ phục hồi vưong quốc Champa hoàn toàn bị vua Minh Mạng dập tắt năm 1832 khi lãnh thổ cuối cùng của Champa bị đổi tên thành Bình Thuận. Lãnh thổ mất, nhưng Champa không mất, bởi vì trong Chàm có Việt, trong Việt có Chàm. Chăm-Việt đã bất khả phân ly từ hàng ngàn năm truớc.
Thế kỷ 10 và 11, dân số Đại Việt ở đồng bằng sông Hồng từ 2 triệu đến 2.600.000, thì con số tù binh 50,000 chiếm tỷ lệ khá lớn. Đám tù binh này bị an trí ở nhiều nơi mà dấu tích còn ghi đến ngày nay:
Phía Tây Thăng Long, 2 làng Yên Sở, Đắc Sở thuộc tỉnh Hưng Yên, có đền Lý Phục Man, chung quanh có trồng rất nhiều dừa, một sản phẩm hiếm hoi của đất Bắc. Có thể tù binh của bộ tộc Dừa của nước Chăm đã trồng những hàng dừa trên để nhớ đến cố huơng. Tạ Chí Đại Trường dẫn Trần Quốc Vuợng, cho biết ngay tại Yên Sở tới bây giờ, vẫn thấy "dấu vết một nơi an tháp tù binh Chàm, vẫn nói tiếng với ngữ điệu khó nghe nhận".
Trong số 50.000 tù binh có 100 mỹ nữ, vũ nữ hoàng gia Chiêm. Hưng Yên nổi tiếng với hát chèo, hát ả đào, có thể xuất phát từ các cung nữ Chàm. Nhóm tù binh nữ đã có kỹ thuật dệt vải riêng, nên có cả đền bà Chúa Dệt Lĩnh. Các ca nữ này cũng đã trao truyền lại những khúc hát Nam Ai Nam Binh vọng về quê hương hết sức bi thương.
Vương tử Trần Nhật Duật hay cưỡi voi đến thôn Da-da-li -Việt gọi trệch là thôn Bà Già- nơi tù binh Chiêm sinh sống, chơi mấy ngày mới về.
Chùa Bà Đanh
Chùa Bà Đanh, hữu ngạn sông Đáy, thuộc thôn Đanh Xá, hay Đinh Xá, thuộc huyện Kim Bảng, cũng là một làng có nguồn gốc của tù binh Chăm.
Chùa Dạm
Chùa Dạm, Bắc Ninh, nổi tiếng với cột đá cao chừng 5m, một khối hình trụ (đường kính 1m30) chồng lên một khối hộp (1m4 x 1m6) - hai bộ phận sinh dục nam nữ - là biểu hiệu cho sự trường tồn, một biệt sắc rất Chăm.
Tháp Bảo Thiên, nóc được lợp bằng đồng, cao 12 tầng, cũng là công trình của thợ Chàm. Khi quân nhà Minh xâm chiếm Đại Việt, đã gỡ lớp đồng để đúc khí giới. Chỉ mới cách đây vài tháng, tháp Bảo Thiên là đề tài tranh dành giũa hai giáo hội Ki-Tô giáo và Phật giáo trong nước. Rất ngộ, không thấy hai giáo hội - và đồng nghiệp - nhắc nhở về dấu tích lịch sử hay hỏi ý kiến sở hữu chủ thật sự của địa điểm này, là dân tộc Việt Nam.
Ảnh của Vũ Kim Lộc - Cổ Vật Huyền Bí - NXB Văn Hoá Dân Tộc - Hà Nội 2006. Cây trầm hương bằng vàng, thế kỷ 4-5. Một loại Cây Đời của Champa, tìm thấy ở Nhà Bè. Một tuyệt phẩm vô song, cả về ý tưởng lẫn kỹ thuật làm nữ trang. Cây cao 95mm, chiều dài của tán 130mm, chiều rộng 87mm, nặng 363,27 gram. Lớp vàng dát dầy 0,3mm. Cây đuợc tạo theo dáng bộ phận sinh vật nữ, hướng lên trời để giao thoa với thần thánh. Tổng cộng 8 trái và 26 bông hoa, nói lên ước nguyện sinh sôi nảy nở.
Vào đến miền Trung, sự pha trộn văn hóa Chăm-Việt còn rõ ràng hơn: từ tục thờ cúng Cá Ông, đến việc thờ nữ thần Thiên Y A Na - bà mẹ vương quốc Champa - ngự ở đền Ngọc Trản, tức điện Hòn Chén, mà triều đình nhà Nguyễn sắc phong làm Thượng Đẳng Thần. Người Bắc di cư 1954, mang theo bà chúa Liễu Hạnh tá túc thờ chung ở đền này.
Theo Phan Khoan, cống phẩm của Champa cho Đại Việt năm 1659 gồm 2 con voi đực, 20 con bò sắc vàng, 6 cặp ngà voi, 10 sừng tê giác, 50 cân sáp vàng, 50 khăn luạ trắng, 200 bó vi cá, 200 cây gỗ mun, 1 cây cột buồm, 500 nón lá.
"Nón lá che ngang mặt chữ điền"! Cả hai, nón lá và khuôn mặt chữ điền đều là tặng phẩm Chăm. Người Việt nói "đội nón", người Chàm nói "đuô non". Miền Bắc, phụ nữ chít khăn mỏ quạ, ngày hội mới đội nón quai thao. Ở miền Trung, nón lá phổ thông hơn. Chốn kinh đô Huế, nón lá hoá thân thành chiếc nón bài thơ. Tà áo dài Việt in hệt tà áo cổ truyền của Chăm, chỉ khác có sẻ tà. Phụ nữ đồng bằng sông Hồng đa số có mặt tròn, hơi tèn tẹt, mắt hai mí lót hơi húp. Nguợc lại, phụ nữ miền Trung có trán cao hơi dô, mũi cao, mắt to sâu hình trái hạnh, gò má cao, quai hàm vuông, đôi nguời có tóc quăn, vì vậy có ca dao "Tóc quăn chải lược đồi mồi. Chải đứng chải ngồi tóc vẫn còn quăn". Khác biệt giữa phụ nữ Bắc và Trung không biết có phải do máu Chàm pha trộn? Cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu có nhận xét "Ở miền Trung, không ai là không có máu Chàm" không phải vô lý. Cộng cư và hoà huyết luôn đi đôi, truớc khi có những "nhà nước" kẻ vạch biên giới hoặc những sử gia phải uốn bút viết sử theo nhu cầu của triều đại.
Mai Hắc Đế (722) nổi dậy chống nhà Đường, quê ở Hà Tĩnh có cha là người Chăm, mẹ Việt.
Năm 1499, vua Lê Hiến Tông xuống chiếu ..."Từ nay trên từ thân vương, dưới đến trăm họ, nhất luật không ai được lấy đàn bà con gái nước Chiêm thành làm vợ cả hay vợ lẽ để cho phong tục được thuần hậu". "Từ nay nhân dân đạo Quảng Nam không được thuận tiện cướp bóc dân Man (ám chỉ dân Chiêm), mua bán nô tì riêng. Ai trái lệnh sẽ bị tội." - cho thấy việc hôn nhân với nguời Chàm rất phổ biến từ quan đến dân. Chiếu vua bỏ quên giới phụ nữ Việt, có lẽ họ đuợc lập gia đình với chồng Chăm? Đó là tình hình Thăng Long.
Kể từ 1588, Nguyễn Hoàng làm trấn thủ vùng Thuận Hoá và bắt đầu cuộc Nam tiến từ 1611. Những ngưòi đi theo Nguyễn Hoàng có họ hàng thuộc huyện Tống Sơn (Thanh Hoá) cùng quân lính vùng Thanh Nghệ. Di dân thuở ban đầu không thể mang theo gia đình, những cuộc hoà huyết vói dân bản địa Chàm chắc chắn đã ra khỏi luật vua.
Vì vậy, tôi linh đình phản đối câu ca dao mà tác giả vô danh phát biểu dưới nhãn quan... thái thú Tô định.
"Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo"
Ngưòi Chăm theo mẫu hệ, con gái phải dâng lễ vật đi cưới con trai. Đằng này, ông vua đa tình Chế Mân đã theo yêu cầu của thượng hoàng Trần Nhân Tôn thuận dâng hai châu Ô, Lý (Quảng Trị, Thừa Thiên) để cưới công chúa Huyền Trân. Năm 1306, tháng sáu, công chúa Huyền Trân sang Chiêm. Năm 1307, tháng năm, vua Chế Mân băng. Tháng sáu, vua đựợc hoả táng. Tháng mười, Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tôn sang Chiêm, lập mưu đón công chúa Huyền Trân và thế tử Đa Da về Việt; vào lúc đe doạ về một cuộc hoả táng đã không còn.
Theo sách sử và phong tục Chàm, lên giàn hoả là một điều tự nguyện chỉ chánh cung mới đuợc khẩn nài nếu muốn, và phải đuợc hội đồng hoàng gia duyệt xét. Hoàng hậu Tapasi - gốc người Java - đã đuợc đưa về nước sau ngày vua Chế Mân từ trần. Công chúa Huyền Trân không phải chánh cung, nên không được lên giàn hỏa chết theo đấng quân vương.
Triều Trần cướp công chúa về là bội hôn. Cướp ngưòi nhưng không trả đất là bội ước. Điều ai oán, sau khi về tới Thăng Long, với sự cay độc của một triều đình ảnh hưởng Nho giáo, Huyền Trân đã vào chùa tu, khi mới ngoài 20 tuổi. Thế tử Đa Da mồ côi bé bỏng, không hề đuợc sử sách nhắc tới, dù chỉ một lần.
Cũng may, văn hiến nước Việt cũng vẫn còn, nên câu ca dao này không chính thức ghi trong sử Việt. Cũng không may, câu ca dao này vẫn được các văn sĩ thời nay trích dẫn tỉnh bơ - hệt như họ là hậu duệ của thái thú Tô Định hay quan toàn quyền Decoux - Các quan thái thú/toàn quyền tân thời này coi thuờng lịch sử, khinh rẻ tấm chân tình của vua Chế Mân, cũng coi rẻ cả bước chân ngàn dậm ra đi của công chúa Huyền Trân. Thử hỏi, không có miền Trung, làm gì có miền Nam? Một dải đồng bằng sông Hồng - mà vua Trần tả "bé bằng cái bàn tay, mà làm sao đặt ra lắm ban lắm bệ thế"- làm sao chống trả nổi đe doạ triền miên từ phương Bắc? Suốt một ngàn năm, người Việt Giao Chỉ không tiến xa hơn đèo Ngang để đặt chân tới đất Nhật Nam. Chỉ 600 năm sau công chúa Huyền Trân, biên giới cực Nam của nước Việt đã như ngày nay.
Tổ tiên thế nào, chúng ta nhận chịu như thế ấy. Nhưng không vì thế ngồi hưởng sự buồn đau của dân tộc Champa. Hãy vọng về cố đô Mỹ Sơn, vọng về cố đô Thăng Long, tưởng nhớ đến mối u tình của vua Chế Mân và Công Chuá Huyền Trân, tưởng niệm triệu triệu sinh linh Việt-Chăm lót máu suốt giải giang sơn, và hiểu câu thơ của Nguyễn Bính khác với lối mòn lãng mạn,
Huyền Trân Huyên Trân Huyền Trân ơi
Mùa xuân mùa xuân mùa xuân rồi
Ngoài kia chín vạn bông tròi nở
Riêng có tình ta khép lại thôi
Không việc gì phải khép lại! Ngay cả thảm kịch cũng thiêng liêng và ích lợi nếu nhận biết nỗi đau lịch sử không của riêng ai. Trong nuớc, vừa mở hội thảo "Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn: Một hội thảo lịch sử". Chắc cũng đã đến lúc ngưòi Việt đủ tự tin và bình tâm mở nhiều hội thảo chính thức về sự đa nguồn gốc của Việt tộc, trong đó có Champa, một trong những cội nguồn của Việt tộc, cả DNA lẫn văn hoá. Chỉ sự lương thiện ấy mới có thể tạo được những rung cảm giống nhau về đất nứơc và con ngưòi, yếu tố cần thiết cho sự thống nhất và đoàn kết từ trong sâu thẳm.
Những học giả người Chàm, ngừơi Tây Phương nghiên cứu Champa đã đành, cũng không thiếu gì học giả người Việt để ngòi bút tự do vượt khỏi lũy tre xanh chật hẹp khi viết về nguồn cội Champa. Bình Nguyên Lộc là tác giả nhắc đến "Lạc Lồi" như một trong những pha trộn chủng tộc trên đất Việt. Trong nước có Ngô Văn Doanh, ở Pháp có Lê Thành Khôi, ở Úc có Nguyên Nguyên, Nguyễn Đức Hiệp. Ở Cali có Tạ Chí Đại Trưòng, Nguyễn Hy Vọng, Thu Tứ. Ở Texas có Nguyễn Cúc... Mới hôm qua, đài VNCR giới thiệu về ngày sinh nhật của IOC trên làn sóng, cộng thêm sự có mặt của giới truyền thông và đông đảo ngưòi Việt trong buổi lễ kỷ niệm hôm nay, cho thấy dù kết quả ban đầu có khiêm nhường, cũng xin các anh em Chăm ghi nhận những ân cần ấy, để trái tim đỡ bị rạn nứt; và lòng tin vào cuộc đời và giòng sinh mệnh Champa sẽ không bao giờ phai nhạt.
Salam, xin chào.
Trần Thị Vĩnh Tường, 27-12-2008, California (Bài phát biểu nhân sinh nhật hai mươi năm Văn Phòng Quốc Tế Champa)
----------------------------
"Champa"để chỉ quốc gia; "Chăm" để chỉ ngưòi. Trứơc nay, người Việt hay gọi Chàm hay Chiêm, cũng giống như ngưòi Chăm, gọi ngưòi Việt là Yuôn, đều không có ý xúc phạm nhau. Hiện nay trong nuớc sử dụng từ "Chăm" để tỏ ý tôn trọng dân tộc Chăm. Tuy nhiên, trong bài này, chúng tôi vẫn dùng, lúc thì Chàm, lúc Chăm, lúc Chiêm để không đứt đoạn với quá khứ. Thi sĩ Chế Lan Viên đã dùng chữ Hời, nhưng đã có ngưòi Việt nào yêu ngưòi Hời hơn ông?
© http://vietsciences.free.frr và http://vietsciences.org Trần thị Vĩnh Tường
bài cùng tác giả
Trước khi Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc cho ấn hành cuốn "Nguyễn Phúc tộc Thế phả" (nhà xuất bản Thuận Hóa, 1995) thì khi đề cập đến bốn người con gái của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên,hầu hết các tài liệu lịch sử vì không biết tiểu sử của hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa (hoặc có thể vì lý do khác) nên chỉ ghi là "khuyết truyện".
Tập san BAVH (2) ghi như sau:
1)-Ngọc Liên: [Mẹ là hoàng hậu(3)] Vợ của Nguyễn Phúc Vinh,con trưởng của Mạc Cảnh Huống, phó tướng, trấn thủ Trấn Biên,về sau đổi là Nguyễn Hữu Vinh.(4)
2)-Ngọc Vạn: (Mẹ là hoàng hậu) Không để lại dấu tích.
3)-Ngọc Khoa:(Mẹ là hoàng hậu) Không để lại dấu tích.
4)-Ngọc Đỉnh:(không rõ mẹ là ai) Lấy Nguyễn Cửu Kiều, Nghĩa Quận công, con của Lê Quảng, tước Quận công(4). Bà mất năm Giáp Tý (1684).
Từ khi "Nguyễn Phúc tộc Thế phả" được xuất bản tại Huế (1995)thì tiểu sử hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa mới được công bố rõ ràng :
Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (con gái thứ hai của Sãi vương) Năm Canh Thân(1620 ) bà được Đức Hy Tông (Sãi vương) gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II.Về sau nể tình bà,vua Chân Lạp cho người Việt lập một dinh điền tại Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay).
Nguyễn Phúc Ngọc Khoa (con gái thứ ba của Sãi vương) Năm Tân Mùi (1631) bà được Đức Hy Tông gả cho vua Chiêm Thành là PôRôMê.Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước Việt Chiêm được tốt đẹp.
Sách "Dân tộc Chàm lược sử" cũng có ghi chép về cuộc hôn phối Việt Chiêm nầy.
Sau khi "Nguyễn Phúc tộc Thế phả"được phát hành và sau khi đài truyền hình VTV ở Sài Gòn chiếu phim "Thời gian vĩnh cửu"(1996) - phim do đài truyền hình CV21 của Nhật và đài VTV của Việt Nam phối hợp thực hiện - thì năm 1997, trong sách Hội An do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành, ở chương 3 mục 1"Hai người đàn bà Hội An ở Nhật Bản", tác giả Nguyễn Văn Xuân viết:"Sotaro, âm là Mộc Thôn Tông Thái Lang. Dòng họ nầy rất giàu có và đã sang ở Hôi An rất sớm,bằng cớ còn lưu lại là một bức thư ngắn bằng chữ nôm gởi cho chúa Nguyễn. Mộc Thôn là chủ một chiếc tàu riêng.Ông cư trú tại đây làm ăn và gây nhiều cảm tình mật thiết với chúa Nguyễn Phúc Nguyên.Ông được chúa Nguyễn tin cậy, giao cho nhiều trọng trách ở Hội An.Vào năm 1619 chúa Nguyễn lập cho ông một tờ thư xác nhận ông đã tự nguyện ở dưới gối (tức là làm chức quan trung thành với chúa ) Sau đó chúa cho ông lấy họ Nguyễn tên Đại Lương, cự danh Hiển Hùng.Chúa cũng mưu sự giao thông lâu dài ,tốt đẹp với Nhật Bản nên gả con gái là Ngọc Khoa cho ông.(cf Trần Gia Phụng/Ai đưa công chúa sang ngang)
Trên "Đặc san Quảng Đà"năm Mậu Dần 1998 do nhà xuất bản Sông Thu ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ xuất bản tháng 6/1998, trong bài"Những nét đại cương về thành phố Hội An, mục"Hội An và giai thọai công chúa Ngọc Khoa"đưa ra cả hai thuyết về công chúa Ngọc Khoa như sau:
1.-Công chúa đã kết hôn với vua Chăm Pa là Po Ro Mê.
-2-
2.-Công chúa kết hôn với một thương khách người Nhật Bản đến buôn bán nhiều năm tại Hôi An (1603 - 1619) tên là Araki Sotaro, tên Việt là Nguyễn Đại Lương. Bà đã theo chồng về Nhật năm 1620,gặp lúc Nhật cấm tàu buôn xuất dương,đành ở lại Nagasaki, lấy tên Nhật là Okakutome,gọi thân mật là Anio. Họ sinh hạ được một người con gái,đặt tên là Yasu. Sotaro qua đời năm 1636 và công chúa Ngọc Khoa cũng mất vào năm 1645; ngôi mộ của hai người đươc chôn cất trong khuôn viên chùa Daionji, nơi họ đã bỏ công sức xây cất và trùng tu. (Trần Gia Phụng/Ai đưa công chúa sang ngang).
Trong bài viết trích dẫn trên, tác giả Trần Gia Phụng lập luận rằng bà vợ của thương nhân Sotaro chắc chắn không thể là công nữ Ngọc Khoa. Nhưng Trần Gia Phụng không xác định bà vợ đó là ai.Ông chỉ phỏng đoán rằng:
1.-Vì muốn tăng giá trị của người đàn bà ông yêu mến, Sataro có thể nói với gia đình hoặc với bà con rằng vợ của ông là công chúa hay gì đi nữa, làm sao ai biết được?
2.-Bà vợ của Sataro có thể là một người bà con trong dòng họ Nguyễn Phúc,có thể đã được Nguyễn Phúc Nguyên, khi ông còn là hoàng tử trấn nhậm ở Quảng Nam, tác thành cho hai bên lập gia đình với nhau. Biết đâu Nguyễn Phúc Nguyên nhận người đàn bà nầy làm con nuôi trong gia đình để làm tăng giá trị của cuộc hôn nhân? Dù thế nào đây cũng là một điều lý thú có thể nghiên cứu thêm bằng những tài liệu về phía Nhật Bản (Trần Gia Phụng/bài đã dẫn).
Nhận xét:
1)- Về phiên âm tên Araki Sotaro: taro âm Hán Việt là thái lang.Theo phong tục Nhật Bản, thái lang là tên đặt cho người con trai trưởng.(Có vài tài liệu ghi là Sataro Araki ,đó là ghi theo kiểu người Âu, tên trước, họ sau).Tên Việt Nam của Sataro là Nguyễn Thái Lang, có lẽ là dựa theo chữ taro .Có vài tác giả gọi là Nguyễn Đại Lương, chắc là do nhầm lẫn vì chữ Thái và chữ Đại (Hán tự) chỉ khác nhau cái dấu chấm, còn chữ Lương là phần bên trái của chữ Lang. Araki Sotaro đọc theo âm Hán Việt là Hoang Mộc Tông Thái Lang.Tác giả Nguyễn Văn Xuân phiên âm là Mộc Thôn Tông Thái Lang e không đúng (Mộc thôn = Kimura)
2.- Như trên đã nói,tác giả Trần Gia Phụng phỏng đoán vợ của Sotaro có thể là một người con nuôi và ông gợi ý phải nghiên cứu thêm những tài liệu về phía Nhật Bản.Có lẽ ông muốn nói đến bản dịch bộ sách"Hòa văn ngọai thiên thông thư"(trong đó ghi chép những liên hệ của người Nhật đến buôn bán ở Hội An từ năm 1559 đến 1674, kể cả câu chuyện của Sataro) mà ta chưa có.
Trong một bài viết của ông Đỗ Thông Minh, một cựu du học sinh ở Nhật Bản nhan đề là "Người Việt Nam đầu tiên ở Nhật Bản" tác giả có nhắc đến cuốn"Những Samurai của biển"(Umi no Samuraitachi)do Ichiro Shiaishi viết có ghi chép về cuộc hôn nhân Nhật Việt nầy. Chúng ta chờ đợi những phát hiện mới từ phía những tài liệu Nhật Bản nầy.
3)-Cũng trong bài viết"Người Việt Nam đầu tiên ở Nhật Bản", tác giả ghi rõ ràng...."Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Hoa ,còn có tên là Vương Gia Cửu là người Việt đầu tiên đến định cư ở Nhật Bản.
Một tác giả khác, ông Mai Thanh Hải, trong cuốn"Chuyện kín cấm thành"(nhà xuất bản Văn Hóa Thông TinVN, 2008), trong chương"Lấy chồng ngọai quốc", trang 16 viết rằng....."...Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có 5 con gái, cô lớn tên là Ngọc Liên,.....cô út là Ngọc Đỉnh....còn lại ba con gái nữa.....công nữ Ngọc Vạn gả cho vua Chân Lạp,...công nữ Ngọc Khoa gả cho vua Chăm Pa là PôRôMê,và công nữ Ngọc Hoa gả
-3-
cho một thân vương Nhật Bản đứng đầu các doanh nhân sang làm ăn buôn bán ở cửa biển Hội An.(Bà Ngọc Hoa không để lại tư liệu, hồi ức nào)"
Còn nữa, Việt Sử Giai Thọai có dẫn lời của cụ Đào Trinh Nhất(5),cho biết Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có 5 con gái theo thứ tự là Ngọc Liên, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa, Ngọc Đỉnh và Ngọc Hoa.
Không ai trong 3 tác giả trên cho biết xuất xứ của thông tin trên cho nên ta không biết cái tên Ngọc Hoa lấy ở đâu ra.
Thế còn BAVH thì sao?
BAVH năm 1933, cuốn 4 trang 268 , trong bài "Carnet d'un collectionneur"(sổ tay của một nhà sưu tập), đoạn nói về những vùng có kiều dân Nhật bản xưa ở Đông Dương(Anciennes colonies japonaises en Indochine) chép như sau:
Parmi les armateurs japonais qui commerçaient avec l'Indochine, au XVIIe siècle, il convient plus spécialement de retenir les noms dedeux d'entre eux qui commerçaient avec l'Annam : Araki Sôtarô et Shichirôbei Eikechi.
Sôtarô avait épousé en 1620, une jeune fille de la famille royale de Cochinchine. Elle s'appelait Amô et suivit son mari au Japon. Lorsque l'édit du Shogun interdit, en 1636, toute sortie du Japon des sujets japonais, ou toute entrée de ceux qui s'étaient expatriés, elle était encore dans ce pays. Elle mourut en 1645. Elle est enterrée au temple Daion-ji àNagasaki, et les descendants de son mari conservent un miroir qu'elle avait apporté d'Annam (1).
(Trong số chủ tàu buôn Nhật Bản giao thương với Đông Dươngvào thế kỷ 17,đặc biệt ghi nhận hai người trong số họ đã buôn bán với An Nam: Araki Sotaro và Shichirôbei Eikechi.
Vào năm 1620,Sotaro kết hôn với một tiểu thư thuộc hoàng gia....
BAVH không hề nhắc đến cái tên Ngọc Hoa , cũng không khẳng định tiểu thư đó là con gái của Chúa Nguyễn, mà chỉ nói chung chung :thuộc hoàng gia....
Trở lại thông tin của tác giả Mai Thanh Hải "Bà Ngọc Hoa không để lại tư liệu, hồi ức nào", nếu ta hiểu ý ông muốn nói là "bà vợ VN của Sotaro không để lại tư liệu, hồi ức nào'' thì e không đúng. Bởi vì qua những tài liệu đã phổ biến, ta đã nghe nói đôi điều về bà:
- Bà là con của chúa Sãi,(hoặc là người trong hoàng gia) năm 1619 được gả cho một thương nhân Nhật Bản tên là Araki Sotaro.
Bà có tên Nhật là Wakaku, tên thân mật là Anio.
Bà theo chồng về Nhật năm 1620,định cư ở Nagasaki.
Bà mất năm 1645, sống lâu hơn chồng 10(hay 9?)năm và - thật hi hữu - bà chết cùng ngày cùng tháng với chồng.
Bia mộ chung của hai ông bà được chôn ở chùa Đại Âm Tự(Daionji), Nagasaki.
- Hai người có một con gái tên là Yasu (Gia Tu).
Viện Bảo tàng Nghệ thuật Nagasaki còn lưu trữ chiếc gương soi của bà.
Hằng năm từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10, trong lễ hội Okunchi ở Nagasaki có một màn đám rước do hai em bé đóng vai Sotaro và Wakaku đứng trên mũi một chiếc thuyền buôn. (Okunchi là một lễ lớn, là niềm tự hào của Nagasaki).
-4-
Những điều nghe nói đó nay đã được tác giả Trương Văn Tân làm sáng tỏ thêm qua một bài ký sự viết sau lần trở lại thăm viếng Nhật Bản gần đây. Thiên ký sự (với hình ảnh minh họa) có tên là:"Một thoáng Phù tang"
Trong đọan nói về "Nàng công nương họ Nguyễn" tác giả viết như sau:"...Tôi đi xe điện tìm đến con đường lịch sử Teramachi-dori( đường Xóm Chùa). Ở giữa con đường Xóm Chùa là Đại Âm Tự (Daionji). Ngôi chùa nầy có ít nhiều liên hệ đến Việt Nam. Phía sau ngôi chùa là một nghĩa trang lâu đời dọc theo triền núi, có hàng ngàn, hàng chục ngàn ngôi mộ chôn hài cốt của giai cấp quí tộc và giai cấp võ sĩ "samurai" vài trăm năm trước.
.....Tôi đến thăm chùa với mục đích tìm ngôi mộ của một vị công nương Việt Nam, con của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên được gả về Nagasaki năm 1619, kết hôn với Araki Sotaro(Hoang Mộc Tông Thái Lang), một thương nhân nổi tiếng đương thời và cũng là nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi samurai ...Trước cổng mộ thành phố Nagasaki có dựng một bảng tóm tắt tiểu sử của ông Araki Sotaro và và người vợ, một công nương Việt Nam với cái tên Nhật Wakaku(Vương Gia Cửu).....Tôi tìm hiểu thêm về mộ phần của Araki Sotaro qua thông tin trên trang sao chụp từ sách tài liệu của nhà chùa. Được biết, Araki Sotaro sau khi thành hôn với công nương Wakaku đã tự đặt thêm một cái tên Việt Nam là Nguyễn Thái Lang. Công nương Wakaku nổi tiếng và được người dân Nagasaki gọi bằng cái tên thân mật là Anio-san......Công nương mất năm 1645, như vậy bà sống ở Nhật 26 năm, được ban pháp danh là Diệu Tâm, một pháp danh rất Việt Nam. Cũng theo trang thông tin nầy, hơn hai trăm năm sau, vào thời Minh Trị, mộ phần của Araki Sotaro và Anio-san đã được con cháu đời thứ 13 cải táng và mộ phần hiện tại chỉ có đời thứ 3, thứ 12, 13 và 14(Araki Sotaro là đời thứ 1)
Đọc bảng tiểu sử và tìm hiểu phần tiếng Nhật trên đó tôi có nhận xét sau:
Phần tiếng Nhật: về lai lịch,bảng tiểu sử ghi:"Vương Gia Cửu, một người con gái bà con bên ngọai của Quốc vương An Nam. Chính quyền Nagasaki đã dùng chữ musume =người con gái (thường)chứ không dùng chữ hime(chữ nầy dùng để chỉ con gái của tướng quân Nhật, vợ tướng quân Nhật hoặc dùng để dịch chữ "Princess").
- Phần tiếng Anh: Ở đọan viết bằng tiếng Anh, chữ relative được dùng để chỉ liên hệ giữa công nương Wakaku và quốc vương An Nam , chứ không phải dùng chữ daughter (During a trip to An Nam (Viet Nam) in 1619 Araki Sotaro was betrothed to Wakaku, a relative of the King of An Nam).
Tôi bắt đầu tin rằng công nữ Wakaku chỉ là con nuôi của Chúa Sãi. Mãi đến khi tôi tình cờ tìm được một tài liệu của Hội Hữu Nghị Nagasaki - Việt Nam (Nagasaki-Việt Nam Frienship Association) thì sự thật đã sáng tỏ:
-5-
Bảng tiểu sử ông Araki Sotaro và vị công nương Việt Nam do thành phố Nagasaki dựng lên (hình của Trương Văn Tân)
Trong bài Sotaro Araki and Princess Anio (của Hội Hữu Nghị Nagasaki-VietNam) có đọan sau:
There was a man in Nagasaki, Sotaro ARAKI, who lived from the late 16th century to the early 17th century. At first he was a samurai in Kumamoto not far south of Nagasaki, and moved to Nagasaki in 1588 and started living there on an estate. Japanese were quite active in those days, going down south and building many Japanese towns in Southeast Asia.
Sotaro, getting aboard a goshuin-sen (officially-licensed trading ship), went to visit the Philippines, Vietnam, Thailand, Cambodia and was said to have acquired a vast fortune from trade. In 1619 in what is now Hue, he met and married Wakaku, a woman of maternal bloodline of the Vietnamese King who adopted her as a daughter. Sotaro went home with his new bride, and built an emporium (trading house) in Motoshikkui-machi in Nagasaki. He was surely the first Japanese to have an international marriage and came back to Japan with a King's daughter, albeit an adopted one. Princess Wakaku, while living in Nagasaki, was called Ani-o-san and was well-liked by the Nagasaki citizens...
Xin tạm dịch đọan cần thiết:..."Năm 1619 tại nơi mà hiện nay gọi là Huế ,ông gặp gỡ và kết hôn với một người con gái thuộc dòng bên ngọai được Vua An Nam nhận làm con nuôi. Sotaro trở về nước với cô dâu mới, và gầy dựng một trung tâm thương mại tại Motoshikkui-machi,ở Nagasaki. Có lẽ ông là người
Nhật đầu tiên kết hôn với người nước ngoài và trở về Nhật với một công nữ con Vua, cho dù chỉ là con nuôi...."
- 6 -
Đến đây có thể tạm kết luận như sau:
Chúa Sãi có 4 người con gái được ghi vào sử sách và tiểu sử cũng khá rõ ràng. Ngoài 4 công nữ đó,Chúa còn một người con nuôi gả cho một thương nhân Nhật Bản thuộc dòng dõi võ sĩ đạo, giàu sang và có thế lực. Bà theo chồng qua sinh sống ở Nhật trong 26năm, được người Nhật ở Nagasaki quí mến. Khi bà chết, mộ bà được chôn cạnh mộ chồng ở bên trong một ngôi chùa tại Nagasaki, sau nầy con cháu đời thứ 13 đã cải táng đi đâu không rõ.
Riêng về câu "thuộc dòng bên ngọai của vua An Nam" theo thông tin từ tài liệu Nhật bản thì nếu hiểu vua An Nam chỉ Chúa Sãi thì bên ngọai đây là chỉ họ Mạc. (Thương nhân các nước ghi ghé Đàng Trong, họ xem chúa Nguyễn là vua An Nam, hơn nữa "tại nơi mà nay gọi là Huế"giúp ta hiểu vua An Nam chính là Chúa Sãi)
Chuyện của bà là một chuyện có thật và tên thật của bà là gì không còn cần thiết nữa. Đã có người gọi bà là Công nữ Ngọc Hoa, thôi thì ta hãy cứ tạm gọi bà bằng tên đó cũng được.
Chú thích:
(1)Tác giả bài viết thành thật cám ơn chị Quỳnh Chi đã giúp giải thích các từ tiếng Nhật trong bài nầy.
(2)BAVH:Bulletin des Amis du vieux Hué=Tập san của Hội Đô Thành Hiếu cổ.(cf Généalogie des Nguyen avant Gia Long, năm 1920, trang 324).
(3)Hiếu Văn hoàng hậu, tức là bà
Gặp Hoàng Tử Nguyễn Phúc Bảo Ngọc, tức ông Georges Vĩnh San
Vietsciences- Mathilde TuyetTran 13/05/2008
Những bài cùng tác giả
Danh nhân Việt Nam
Ở nhà quê, các cánh đồng hoa dầu đang nở hoa dưới làn mưa xuân trải dài như những tấm thảm vàng rực rỡ, óng ánh. Mọi người tất tả gieo, trồng. Tôi cũng còn vài trăm củ khoai giống để trồng, nhưng vào một ngày mưa như hôm nay, đất sét ướt bám dính cả kí lô chung quanh đôi giày, và trơn tuốt luốt như các tuyến trượt tuyết...đã đến lúc tôi phải đi gặp gỡ ông Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Lộc: Ông Georges Vĩnh San.
Lịch sử đối với tôi là trường học, sách vở, văn khố, phim, ảnh...cũ kỹ, xơ xác, xa xôi, vàng úa bởi bụi thời gian. Khi ở trung học, như những bạn thiếu niên đồng lứa, tôi học, các chương lịch sử cận đại thời nhà Nguyễn, mà không hiểu phải học thuộc lòng những điều này để làm gì ? Những ngày tháng năm sinh, những ngày tháng tử, những ngày lên ngôi... chẳng có quan hệ gì với tôi cả.
Bốn mươi năm sau, tôi nhìn lại lịch sử nước tôi với con mắt khác. Vài người chế diễu công việc khảo cứu lịch sử và những bài tôi viết, cho rằng tôi trở thành "bảo hoàng". Không, lịch sử nhà Nguyễn là một phần của lịch sử Việt Nam và dân tộc Việt Nam, đã gánh chịu chung một số mệnh, nhưng bi thảm hơn, vì hoàng tộc là hoàng tộc, họ còn có phương tiện, và dân...thì là dân, nghèo khổ và dốt chữ . Thời đại quân chủ chấm dứt tại Việt Nam năm 1945, với sự cáo chung của Bảo Đại. Chúng ta đang sống trong tư tường cộng hòa với các giá trị như Độc Lập, Tự Do, Bình Đẳng và Nhân Ái.
Ba vị vua nhà Nguyễn bị áp giải đi đày bởi chính quyền thuộc địa Pháp dưới thời đệ tam Cộng Hòa Pháp là vua Hàm Nghi tại Alger (Algérie), Thành Thái và Duy Tân tại đảo La Réunion trong vùng biển Ấn Độ Dương.
Lúc đi đày, Hàm Nghi mới có 18 tuổi, Thành Thái 37 tuổi (bị quản thúc đã 9 năm rồi) và Duy Tân 16 tuổi. Các vua còn trẻ, nhưng có can đảm chống lại sự thống trị của chính quyền thực dân thuộc địa.
Đó là một giai đoạn lịch sử giao thời giữa hai luồng ảnh hưởng văn hóa đối nghịch, đó là ảnh hưởng của Trung Hoa và ảnh hưởng của Pháp, mà các thế lực ảnh hưởng của tầng lớp quan lại trong triều đình theo xu hướng Trung Hoa còn rất mạnh mẽ. Tiếng Hán của Trung quốc vẫn còn là chữ viết chính thức của nhà Nguyễn. Mãi cho đến năm 1920, các khóa thi cuối cùng là vào năm 1919, vua Khải Định mới bãi bỏ các kỳ thi chữ Hán (thi Hương, thi Hội, thi Đình), chính thức mở đường cho chữ "Quốc Ngữ" viết theo mẫu tự la tinh, mà các giáo sĩ Bồ Đào Nha, rồi sau đó Alexandre de Rhodes, Pigneau de Béhaine và những nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã chuyển âm và phát triển từ đầu thế kỷ thứ mười bẩy.
Sự can đảm của ba vua được dân chúng kính trọng và thương mến. Tiếc thay, cả ba vua đều bị phản bội và công việc kháng chiến không kéo dài được là bao lâu.
Ngày nay, sự tưởng niệm ba vua không thể được coi là một công việc đánh lạc hướng dư luận, vì chính cùng một chiều hướng với tinh thần của Duy Tân, người ta biết phân biệt ai là bạn của dân tộc Việt Nam - và những người khác (những người Pháp yêu chuộng tự do và những người thực dân theo Pétain). Tướng Decoux là một trong những trường hợp lạ lùng đã từ chối không theo lời kêu gọi của phong trào nước Pháp Tự Do (France Libre), mà dọn đường cho quân Nhật vào Việt Nam, đem lại những hậu quả tang thương mà mọi người đều biết.
Sự lùng bắt Hàm Nghi và Duy Tân xảy ra một cách bi thảm vì hai vua trẻ này đã rời khỏi cung điện và cấm thành để đi kháng chiến. Trong mục đích cứu vua Duy Tân khỏi bị Pháp xử tử, quan đại thần Hồ Đắc Trung, theo lời yêu cầu của những người phụ tá vua đã bị bắt giam vào ngục, giảm trách nhiệm của Duy Tân và đổ hết tội lỗi lên đầu các người phụ tá. Vì thế, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề và Nguyễn văn Siêu của phong trào Việt Nam Quang Phục Hội bị xử tử chém đầu, Duy Tân bị truất ngôi và đi đày khỏi xứ.
Các dấu vết của các vua, sau thời Tự Đức, còn tìm thấy ở Pháp, ở Algérie và ở đảo La Réunion. Những cuộc gặp gỡ các nhân vật, gọi là, có trong lịch sử, và những công việc tham khảo tại chỗ đưa lịch sử nước tôi về gần hơn, sống động hơn và hiện đại hơn.
Ông Georges Vĩnh San và phu nhân, bà Monique, tiếp đón tôi niềm nở tại nhà riêng. Vừa trông thấy ông bằng xương bằng thịt, tôi thấy ông thật có tướng hoàng gia, có phẩm cách trang nghiêm nhưng khiêm tốn, nhất là hai tai to như tai Phật, dấu hiệu của sự tốt bụng và rộng lượng. Giọng ông rất trầm, đều đặn, và cách nói đơn giản, thành thật tăng thêm vẻ bình tĩnh, tự tin.
Georges Vĩnh San là con trưởng của hoàng tử Vĩnh San và bà Fernande Antier, sinh ngày 31 tháng một năm 1933 tại Saint Denis thuộc đảo La Réunion. Ông bà Vĩnh San có bốn người con, ba gái một trai. Sau một thời gian sinh sống ở đảo, ông bà trở về hưởng hưu tại Pháp.
Trước khi tôi có dịp đặt câu hỏi về tên của ông, thì ông đã than thở về cái sự rắc rối hành chánh này. Một sự luyến tiếc lớn, thổ lộ qua các câu..." bà biết không, tôi truyền lại cái tên này (Vĩnh San) cho các con tôi và cháu tôi, nhưng năm mươi năm nữa, một trăm năm nữa, sẽ không ai biết đấy vào đâu..."
Hoàng tử Vĩnh San
Khi bị giải đi đảo, vua Duy Tân trở lại thành hoàng tử Vĩnh San, bị chính quyền thuộc địa ghi chép trong sổ sách hành chánh một cách đơn giản chỉ với tước vị hoàng tử và tên gọi, hoàn toàn không cần biết đến tông tích của vua, cũng không cần tìm hiểu danh tánh cho đúng.
Một người bạn Pháp cũng than thở là các tên họ vua chúa Việt Nam sao rắc rối quá và muốn tôi giải thích.
Georges Vĩnh San đáng lẽ phải mang tên hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Ngọc Guy Georges.
Nguyễn Phúc là họ của ông, xuất phát từ dòng nhà Nguyễn.
Bảo Ngọc là tên gọi, Guy Georges là tên gọi theo tiếng Pháp.
Ai là cha của Georges Vĩnh San ?
Kể từ thời Minh Mạng, hoàng đế thứ hai, con của Gia Long, truyền lệnh đặt tên con trai của vua theo thứ tự các chữ trong một bài thơ của ông, thì dân chúng biết chữ theo dõi dễ dàng các đời vua kế nghiệp qua các tên họ . Minh Mạng cũng đặt cho mỗi con của Gia Long một bài thơ, dùng theo cách tương tự, coi như đặt ra các „phòng" của dòng nhà Nguyễn.
Bài thơ dùng cho dòng của Minh Mạng có tên "Đế Hệ Thi" gồm có bốn câu như sau:
Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quý Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương.
Thí dụ: Tên gọi các hoàng tử gồm có hai chữ, chữ thứ nhất lấy theo thứ tự trong bài thơ, xác định thế hệ của người đó.
Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lộc
Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San
Ông Guy Georges Vĩnh San tên là Nguyễn Phúc Bảo Ngọc
Gia phả họ Nguyễn bắt đầu từ thời Nguyễn Bặc năm 970. Nguyễn Bặc là Đinh Quốc Công dưới triều nhà Đinh.
Đầu thế kỷ thứ mười sáu, dưới thời nhà Lê Trang Tông, Nguyễn Kim xin vua Lê vào nam để tránh sự ám hại của họ Trịnh (Hoành sơn nhất đái, vạn đại chung thân, theo Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm). Như thế, kể từ năm 1533, Nguyễn Kim khởi nghiệp dòng chúa Nguyễn. Trong vòng gần ba thế kỷ, các cuộc chiến tranh liên miên giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn gieo rắc nhiều khổ sở ai oán cho dân chúng, đồng thời làm suy yếu quyền lực của triều đình nhà Lê.
Họ Nguyễn Phúc xuất hiện lần thứ nhất với sự chào đời của một hoàng tử, con của Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn thứ hai, ngày 16.08.1563. Một bà vương phi, nằm mộng thấy thần cho chữ „Phúc", đặt tên đứa trẻ mới sinh là Nguyễn Phúc Nguyên (hoàng tử thứ sáu). Trở thành chúa Nguyễn thứ ba, Nguyễn Phúc Nguyên truyền lệnh đặt Nguyễn Phúc làm họ cho tất cả các thế hệ sau mình, để tránh nhầm lẫn với các dòng khác cũng mang họ Nguyễn.
Có hai cách viết, ở miền Bắc viết "Nguyễn Phúc", ở Huế và trong Nam viết "Nguyễn Phước", phần thì do ảnh hưởng của tiếng nói địa phương, phần thì theo tục lệ tin dị đoan phải nói trại đi để tránh xui xẻo cho người mang tên.
Thêm nữa, mỗi vua có cả thẩy năm tên. (Người ngoại quốc thường lẫn lộn và không hiểu vì thế)
Một thí dụ:
Tên tục: Nguyễn Phúc Chiêu
Tên hoàng tử: Nguyễn Phúc Bửu Lân
Tên hiệu: Thành Thái (niên hiệu)
Tên miếu: Hoài Trạch
Tên vua: Công Hoàng Đế
Các nhà sử học và dân chúng gọi các vua bằng niên hiệu.
Niên hiệu Tên tục Tên hoàng tử Thời gian trị vì
Gia Long Nguyễn Phúc Noãn (Chũng) Nguyễn Phúc Ánh 1802-1820
Minh Mạng Nguyễn Phúc Kiểu Nguyễn Phúc Đảm 1820-1840
Thiệu Trị Nguyễn Phúc Tuyền Nguyễn Phúc Miên Tông 1841-1847
Tự Đức Nguyễn Phúc Thì Nguyễn Phúc Hồng Nhậm 1847-1883
Dục Đức Nguyễn Phúc Ưng Ái Nguyễn Phúc Ưng Chân 1883
Hiệp Hòa Nguyễn Phúc Thăng Nguyễn Phúc Hồng Dật 1883
Kiến Phúc Nguyễn Phúc Hạo Nguyễn Phúc Ưng Đăng 1883-1884
Hàm Nghi Nguyễn Phúc Minh Nguyễn Phúc Ưng Lịch 1884-1885
Đồng Khánh Nguyễn Phúc Biện Nguyễn Phúc Ưng Kỷ 1886-1888
Thành Thái Nguyễn Phúc Chiêu Nguyễn Phúc Bửu Lân 1889-1907
Duy Tân Nguyễn Phúc Hoảng Nguyễn Phúc Vĩnh San 1907-1916
Khải Định Nguyễn Phúc Tuấn Nguyễn Phúc Bửu Đảo 1916-1925
Bảo Đại Nguyễn Phúc Thiển Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy 1926-1945
Guy Georges Vĩnh San thuộc vào đời thứ tám kể từ Gia Long, xuất thân từ giòng hoàng tộc chính và là hậu duệ của ba vua Dục Đức - Thành Thái - Duy Tân. Cha của ông là vua Duy Tân, ông nội là vua Thành Thái, ông cố nội là vua Dục Đức.
Tất cả vua nhà Nguyễn đều xuất thân từ dòng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị. Trong suốt một thời gian 143 năm mười ba vua nhà Nguyễn đã vạch con đường định mạng cho cả dân tộc Việt Nam.
Cần nói đến ở đây một điểm nhỏ, thời đại các chúa Nguyễn kéo dài khoảng 250 năm (1533-1777), cho đến khi Gia Long xưng Hoàng Đế năm 1802 thì các người kế vị của Gia Long, không phải chỉ là "vua", mà là "Hoàng Đế". Như Nã Phá Luân là Hoàng Đế, chứ không phải vua. Các chúa Nguyễn đã chiếm đất Chàm và đất Chân Lạp (miền Nam Việt Nam, từ Bình Thuận xuống đến mũi Cà Mau) và Gia Long đã thống nhất lãnh thổ Việt Nam (Đàng Trong luôn cả Đàng Ngoài), lập thành một "đế quốc".
Trong cách nói thông thường, thì người dân chỉ gọi đơn giản là "vua": vua Hàm Nghi, vua Duy Tân...
Nhưng sau khi Thiệu Trị qua đời, sự yếu đuối của Tự Đức (hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, 1847-1883) là một trong những nguyên nhân chính yếu đưa đến sự bảo hộ hoàn toàn của thực dân Pháp (tôi đang viết một bài riêng về đề tài này) và những biến động bi thảm trong triều đình nhà Nguyễn. Đáng tiếc thay, tấm gương của Gia Long - một chiến sĩ bền bỉ nhất, thông minh nhất và mạnh nhất lại không được các người kế vị noi theo.
Một điều dễ hiểu là các vua, chúa đều cần người nối nghiệp nam phái và họ có tất cả mọi quyền lực. Họ có rất nhiều vợ, rất nhiều con. Có thể tôi còn nhầm lẫn trong các con số, nhưng thí dụ như Gia Long có 31 người con (13 trai, 18 gái), Minh Mạng có 142 người con (78 trai và 64 gái), Thiệu Trị có 64 người con (29 trai và 35 gái). Sự lựa chọn người lên ngôi nối nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi áp lực cũng như các ý đồ thâm hiểm của các bà vợ vua cũng như các quan đại thần. Vợ vua, có tước vị hay không có tước vị, thường là con gái các quan đại thần. Một cô thôn nữ vừa đẹp vừa thông minh, gặp gỡ một vị vua vừa mạnh mẽ vừa can đảm chỉ là một câu chuyện lãng mạn, khác thường.
Tự Đức, người có danh tiếng là độc ác và nóng nảy, không có con nối dõi, nhận ba người cháu làm con nuôi: Dục Đức, Chánh Mông và Dưỡng Thiện.
Dục Đức, ông cố nội của Georges Vĩnh San, là cháu nội của Thiệu Trị, con của Hồng Y, một người con của Thiệu Trị và anh em của Tự Đức.
Lấy lý do là Dưỡng Thiện, người con yêu quí còn nhỏ tuổi, Tự Đức chỉ định Dục Đức nối ngôi, nhưng đồng thời trách Dục Đức là người „thiếu đạo đức", và đặt ba quan đại thần là Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết làm phụ chánh cho vua.
Di chiếu của Tự Đức đồng nghĩa với bản án tử hình cho đứa con nuôi lớn nhất của ông. Ba ngày sau khi Tự Đức qua đời năm 1883, hai quan đại thần Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết, thực chất nắm tất cả quyền bính trong tay, đổi di chúc, phế bỏ Dục Đức, thay vào đó lập Nguyễn Phúc Hồng Dật, một người em, của Tự Đức, hàng chú của Dục Đức lên ngôi. Hồng Dật trở thành hoàng đế thứ sáu, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.
Dục Đức, hoàng đế thứ năm, bị giam trong học đường, rồi bị bỏ đói trong ngục cho đến chết. Dân gọi ông là "Vua ba ngày".
Trong cùng năm đó, dưới quyền lực của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước Quý Mùi ngày 23.07.1883 bởi Harmand, De Champeaux, Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp.
Vua Hiệp Hòa có ý muốn chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và loại trừ hai quan đại thần lộng quyền. Nhưng, Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã ra tay trước. Với sự đồng ý của bà Hoàng mẹ, bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức, vua Hiệp Hòa bị bỏ thuốc độc chết, Tường và Thuyết đưa Dưỡng Thiện lên ngôi. Quan phụ chánh thứ ba, Trần Tiễn Thành, vì không đồng ý với Tường và Thuyết cũng bị giết chết.
Dưỡng Thiện, tên là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con nuôi thứ ba của Tự Đức, lên ngôi hoàng đế với niên hiệu là Kiến Phúc, nhưng thật sự hoàn toàn không có quyền lực. Sau sáu tháng trị vì, đến lượt Kiến Phúc cũng bị loại trừ bằng thuốc độc, chỉ thọ được có 16 tuổi.
Ba vị vua bất hạnh, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc để lại trong lịch sử một giai đoạn mà dân chúng gọi là „chín tháng ba vua".
Hai quan đại thần Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết chọn một hoàng tử nhỏ tuổi lên kế vị, hầu dễ chi phối: Ưng Lịch, 12 tuổi.
Quan toàn quyền Rheinart không đồng ý với sự lựa chọn này, đòi triều đình Huế phải xin phép chính thức. Thống tướng Millot gởi đại tá Guerrier đem 600 quân lính và một đội pháo binh nặng vào Huế để hăm dọa triều đình. Cuối cùng triều đình nhà Nguyễn phải trình một văn bản xin phép viết bằng tiếng Hán và chấp nhận, lần đầu tiên trong lịch sử, là Guerrier và Rheinart đi vào cửa chính của cung điện, trước nay chỉ dành riêng cho hoàng đế, để tham dự lễ đăng quang của Ưng Lịch, lấy niên hiệu là Hàm Nghi.
Đây là một hành động sỉ nhục nặng nề mà triều đình nhà Nguyễn buộc lòng phải gánh chịu.
Trong khi đó, quan khâm sai Harmand và các tướng lãnh của quân đội Pháp Bouet, Bichot, Courbet, Millot, Brière de l'Isle, De Négrier, Coronnat, Duchesne tiếp tục tấn công miền Bắc (Tonkin). Các tỉnh Ninh Bình, Sơn Tây, Bắc Ninh, Yên Thế (xem bài về Đề Thám, viết năm 2007), Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang lần lượt rơi vào tay chiếm đóng của Pháp.
Đồng thời nước Pháp dùng thế lực ngoại giao để cô lập Việt Nam. Qua sự trung gian của Détring, một người Đức tại Trung Hoa, Pháp thành công trong việc thuyết phục Trung quốc cắt đứt tất cả mọi giúp đỡ quân sự cho Việt Nam. Hiệp ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung quốc được ký ngày 18.04.1884 bởi trung tá Fournier và Lý Hồng Chương (Trung quốc). Cũng qua hiệp ước này Trung quốc chập nhận sự bảo hộ của Pháp tại Việt Nam (Tonkin và Annam).
Bị cô lập và dưới sức ép của chính quyền thực dân, triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước gọi là hòa ước Patenôtre, ngày 06.06.1884, bởi Patenôtre, Nguyễn Văn Tường, Phạm Thuận Duật và Tôn Thất Phan. Chính hòa ước này đã cho Pháp quyền thiết lập một chính quyền bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Kể từ đây nước Việt Nam bị chia làm ba Kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, cai trị bởi ba đơn vị hành chánh khác nhau, sự di chuyển và chuyên chở trong ba kỳ bị kiểm soát chặt chẽ, dân chúng muốn đi lại phải xin giấy thông hành.
Để xóa tan một cách tượng trưng thời đại nhà Nguyễn và mối quan hệ lâu đời giữa Việt Nam và Trung quốc, Patenôtre và Courbet, tức tối vì không đem được bảo vật này về Pháp làm bảo vật chiến thắng, đòi hỏi triều đình nhà Nguyễn phá hủy chiếc ấn „Việt Nam Quốc Vương Chi Ấn" của Trung quốc trao cho Gia Long năm 1804, khi Trung quốc công nhận Gia Long là hoàng đế của một nước Việt Nam thống nhất suốt từ Bắc chí Nam. Hai quan đại thần Tường và Thuyết ra lịnh nấu chảy chiếc ấn to mỗi bề khoảng 10 đến 12 phân, bằng bạc ròng bọc vàng nặng 5 kí lô 900 trước sự hiện diện của Patenôtre và Courbet vào ngày 30 tháng tám năm 1884.
Thêm một lần nữa, một hành động nhục mạ nặng nề gây ra bởi Patenôtre và Courbet mà người dân Việt không quên được.
Thời gian trôi qua, các trận đánh tiếp diễn.
Sau khi bắt được Hàm Nghi vào tháng chín năm 1888, nhờ sự chỉ điểm của hai tên phản bội, Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc, tướng de Courcy dụ hàng được quan đại thần Nguyễn văn Tường. Hàm Nghi bị đưa đi đày ở Alger vào cuối năm 1888, nhưng nhà vua trở thành biểu tượng của phong trào „Cần Vương" trong lịch sử. Nguyễn văn Tường và gia đình bị đem đi đày ở đảo Tahiti. Ông chết dọc đường áp tải, xác bị vất xuống biển. Tôn Thất Thuyết chạy sang Tàu, rồi chết già ở đấy. (Xem bài Thonac và một bí ẩn của vua Hàm Nghi - viết năm 2007). Hàm Nghi qua đời năm 1943 thọ 73 tuổi tại El Biar, .
Đến lượt hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Kỷ được Pháp đưa lên ngôi lấy niên hiệu là Đồng Khánh. Nhưng vua Đồng Khánh, vì thái độ hợp tác với Pháp, bị dân chúng khinh bỉ. Đồng Khánh cũng chỉ ở ngôi được có ba năm, qua đời ngày 28 tháng một năm 1889 vì điên loạn, được 25 tuổi. Sau này, hai hoàng đế Khải Định và Bảo Đại, hậu duệ của Đồng Khánh, cũng hợp tác với chính quyền bảo hộ Pháp.
Sau đó, quan toàn quyền Rheinard chỉ định người kế vị là hoàng tử Bửu Lân, 10 tuổi, con của Dục Đức, đang còn ở trong ngục chung với mẹ, và cho hai quan đại thần Nguyễn trọng Hợp và Trương quang Đản làm phụ chánh.
Nguyễn Phúc Bửu Lân trở thành hoàng đế thứ mười ngày 02.02.1889, lấy niên hiệu là Thành Thái. Nhà vua là ông nội của Georges Vĩnh San.
Tám năm sau, 1907, thấy thái độ chống đối của Thành Thái, chính quyền thực dân hạ bệ Thành Thái và quản thúc nhà vua ở Vũng Tàu.
Thành Thái có tất cả là 45 người con (19 hoàng tử và 26 công chúa). Lúc điểm danh các hoàng tử kế vị thì khâm sai Lévecque thấy thiếu mất một mệ. Cậu hoàng tử nhỏ, Nguyễn Phúc Hoảng, 7 tuổi, bị cận vệ đi lục và đem đến, nhem nhuốc, mồ hôi nhễ nhại, trình Lévecque. Cậu hoàng tử đang mải chơi bắt dế. Thấy vẻ xơ xác, sợ hãi của đứa trẻ, người Pháp nghĩ rằng, cậu ta sẽ trở thành một ông vua "dễ dạy".
Cậu bé Nguyễn Phúc Hoảng lấy tên hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San, và trở thành hoàng đế Duy Tân, cha của Georges Vĩnh San.
Georges Vĩnh San:
"Cha tôi sinh năm 1898. Ngài được 9 tuổi lúc đăng quang năm 1907. Nhưng trong ý nghĩ khởi đầu một thời đại mới, năm sinh của Ngài được sửa lại cho trùng hợp với năm bắt đầu của thế kỷ hai mươi, 1900, bởi vậy tuổi của Ngài được tuyên bố chính thức là bẩy tuổi."
...
"Cũng như các anh chị em tôi, tôi mang họ mẹ, bà ANTIER, cho đến sau khi cha tôi qua đời ngày 16 tháng 12 năm 1945. Một quyết định của tòa án vào ngày 22 tháng 7 năm 1946 công nhận chúng tôi là con chính thức của hoàng tử Vĩnh San, nhưng đồng thời họ cũng làm ngơ trước truyền thống đặt tên của triều đình An Nam. Cần nhấn mạnh ở đây, là trong suốt khi sinh thời và cho đến khi qua đời, cha tôi xem như kết hôn chính thức với cô Mai thị Vàng, người được phong đệ nhất vương phi, con của quan Mai Khắc Đôn, một trong những phụ đạo của cha tôi. Hội đồng hoàng tộc ở Huế luôn luôn từ chối lời yêu cầu xin công bố văn bản ly dị của cha tôi. „
Khi cả hai vua Thành Thái và Duy Tân, cha và con, bị áp giải đi đày trên đảo la Réunion năm 1916, có ba bà trong hoàng tộc đi theo vua Duy Tân: bà Nguyễn thị Định, mẹ vua, bà Mai thị Vàng, vợ vua và bà Lưỡng Nam, công chúa em vua. Nhưng ít lâu sau, trong năm 1917, cả ba bà đều trở về Huế, bỏ lại Duy Tân một mình.
....
„Năm 1916 cha tôi là một người trẻ mới 18 tuổi (tuổi thật) và Mai thị Vàng 17 tuổi (bà sinh năm 1899) ! Thời gian hai người chung sống với nhau rất ngắn. Nhưng Mai thị Vàng không thể có con. Thêm vào đó, cuộc sống trên đảo la Réunion rất cực khổ vào thời ấy. Cha tôi không được đón tiếp đàng hoàng và chỗ ở rất thiếu thốn. Chỗ ở của ông không có lấy một vòi nước tắm. Bây giờ, căn nhà được sửa chữa nhiều lần, làm đẹp, hiện đại hóa. Nhưng cha tôi không sống trong một khung cảnh tiện nghi như thế.
Hơn nữa, cha tôi không hợp tính với cha của Ngài (Thành Thái) và muốn sống tự lập, Ngài tách ra khỏi gia đình, thuê một cái nhà khác. Lúc cha tôi quen biết với mẹ tôi, thì mẹ tôi còn rất trẻ, mới có 14 tuổi, thời ấy. Cha tôi không có tuổi thơ, cũng không có thời niên thiếu. Ngài không thể ra ngoài chơi bi, chơi trong các rãnh nước, gặp bạn bè tán ngẫu... như mọi thanh thiếu niên khác. Trên đảo, trong tình trạng lưu đày, thiếu thốn nhiều phương tiện, nhưng Ngài không còn mang cái gánh nặng hoàng tộc và tìm được tự do...dù bị kiểm soát. Nhiều lần, cha tôi bị cảnh cáo bởi viên toàn quyền, không nên ở ngoài quá khuya, vì vấn đề an ninh cho Ngài.
Trong cách kể của Georges Vĩnh San, tôi nhận thấy một sự thông cảm sâu xa của một người con đối với cha của mình. Qua tuổi tác, kinh nghiệm và khoảng cách với thời sự nóng bỏng, người ta thường có những cái nhìn khác về quá khứ.
"Cha tôi chơi vĩ cầm, nhưng cái đam mê của Ngài là truyền tin. Ngài thiết lập các thiết bị truyền tin nơi một chỗ khác, ngoài căn nhà ở của gia đình, và Ngài thường ngồi say mê trước cái máy truyền tin thâu đêm về sáng. Thường thường Ngài về nhà khoảng một, hai giờ sáng và nhờ mẹ tôi đi mua một tô mì tàu. Người tàu bán mì suốt ngày đêm, không ngơi nghỉ. Là một chuyên viên vô tuyến điện, Ngài sửa chữa tất cả các loại máy phát thanh, và đôi khi luôn cả máy chiếu phim.
Năm 1940 cha tôi bắt được hiệu triệu kháng chiến của de Gaulle. Ngài bèn gọi tất cả các bạn hữu và nói rằng: „ Tôi không quen biết de Gaulle, nhưng nên theo ông, vì ông đi đúng hướng." Cha tôi rất thân thiết với nước Pháp, nhưng không phải một nước Pháp của Pétain."
Hoàng tử Vĩnh San bị nhốt trong một trạm y tế, nơi mà người ta nhốt người điên, trong vòng 40 ngày bởi những nhân vật chính quyền theo chính phủ Vichy trên đảo.
Nhiều nhà sử học đã viết về sự tham dự của hoàng tử Vĩnh San trong phong trào kháng chiến Pháp France Libre. Hoàng tử Vĩnh San được cấp huân chương kháng chiến Pháp.
Cuộc gặp gỡ lịch sử của hoàng tử Vĩnh San với tướng de Gaulle diễn ra vào ngày 14 tháng 12 năm 1945 trong vòng khoảng một tiếng đồng hồ, nhưng nội dung của cuộc gặp gỡ này không hề được thông báo. Tướng de Gaulle cũng không hề có chỉ thị về cuộc gặp gỡ này cho bộ phận sĩ quan tùy tùng.
Rất vui mừng về sự trở về Việt Nam, cùng với tướng de Gaulle, dự kiến vào tháng ba năm 1946, hoàng tử Vĩnh San đã thông báo tin này cho người thân cận. Cựu hoàng Duy Tân, với những ý tưởng mới, xứng với tên hiệu của ông, Duy Tân có nghĩa là „bước vào thời đại mới", hy vọng rằng, con đường kế thừa nhà Nguyễn sẽ được tiếp nối với những cải tổ hiện đại.
Tai nạn máy bay trên đường trở về đảo la Réunion, tìm thấy trên ngọn đồi La Lobaye cách M'Baiki 35 cây số ngày 25 tháng 12 năm 1945 (Giáng sinh), đã chôn vùi với hoàng tử Vĩnh San mọi ước mơ và hy vọng của triều đại nhà Nguyễn. Duy Tân, người thông thạo hai thứ tiếng, Hán và Pháp, hấp thụ hai nền văn hóa khác biệt, đã để lại bản di chúc chính trị, xuất bản năm 1947.
Sau khi tai nạn xảy ra, thân xác của Duy Tân được chôn cất ngày 26.12.2945 bởi Hiệp hội công giáo tại M'Baiki, nước Cộng Hòa Trung Phi (Phi Châu).
Georges Vĩnh San:
"Năm 1993 tại San José ở Californie trong buổi ra mắt cuốn sách của ông Hoàng Trọng Thược" với tựa đề „Hồ sơ vua Duy Tân" và lễ tưởng niệm sau đó, khi tôi nhìn thấy nước mắt rưng rưng của những người tham dự buổi lễ, nỗi xúc cảm của tôi cũng dâng lên như họ, mà tôi cũng không che dấu được."
De Gaulle rời chính quyền vào ngày 20 tháng một năm 1946, chưa đầy một tháng sau cái chết của vua Duy Tân. Về phía Pháp, hồ sơ Duy Tân được đóng lại.
Bốn mươi hai năm sau, hài cốt của Duy Tân được bốc từ nghĩa địa ở M'Baiki và chuyển về Huế. Lễ quốc táng long trọng được cử hành ngày 06 tháng tư năm 1987 tại Huế. Georges Vĩnh San và các em tham dự buổi lễ trọng thể này tại cung điện hoàng gia tại Huế. Duy Tân an nghỉ vĩnh viễn tại An Lăng, nơi có mộ phần của cha là Thành Thái và ông nội là Dục Đức.
Duy Tân, bị truất phế bởi Pháp, nhưng không bao giờ cáo vị, vẫn còn là hoàng đế, điều mà chính Duy Tân đã nêu lên.
Bác sĩ Didier FAGNEN viết dưới tựa đề "Hoàng đế Duy Tân. Một niềm hy vọng lớn của Indochine - Général de Gaulle " trên trang trên mạng của Hội các Bác sĩ của Việt Nam ngày 10.10.2006 như sau:
Đại tướng de Gaulle có nhiều cảm tình trân trọng đối với Ông, và quyết định sau khi đại chiến kết thúc, năm 1945, sẽ đem Hoàng tử về Pháp, hiện còn đang ở trên đảo La Réunion.
„Nếu hoàn cảnh trở nên thuận tiện tôi ôm ấp một hoài bão bí mật. Đó là dự tính đem lại cho cựu hoàng Duy Tân những khả năng tái xuất hiện nếu người kế vị và cùng hoàng tộc với Ông là Bảo Đại, không thể theo kịp sự việc tiến triển. Đây là một nhân vật mạnh. Ba chục năm lưu đày không xóa mờ kỷ niệm của dân tộc Việt Nam đối với vị vương quyền này", de Gaulle viết như thế.
Đại tướngde Gaulle giải thích cho đại tướng de Boissieu rằng hoàng tử Vĩnh San chiếm một vị trí quan trọng vì ông muốn cân bằng thế lực của triều đình Lào và Cam Bốt khi tái lập lại ngôi vua ở Huế, một điều danh chính ngôn thuận, và ông cho rằng Bảo Đại quá mềm yếu và không được lòng dân.
Ngày 25 tháng chín năm 1945, hoàng tử được thăng chức trưởng đơn vị. Cùng lúc hoàng tử có những suy nghĩ về tương lai của Việt Nam và đưa ra ba ý kiến chính yếu:
- Thống nhất ba Kỳ (Tonkin- Annam- Cochinchine)
- Độc lập tối cùng, sau một thời gian chuẩn bị, giao thời
- Liên hợp chặt chẽ với nước Pháp trong khuôn khổ một Liên Hiệp Đông Dương (cùng với Lào và Cam Bốt), mà nước Pháp lãnh trọng trách bảo vệ quân sự và ngoại giao.
Đại tướng de Gaulle đồng ý với chữ "tối cùng" nhưng muốn thảo luận thêm về giai đoạn chuẩn bị giao thời. Ông tiếp hoàng tử Vĩnh San vào ngày 14.12.1945 và cả hai có vẻ cùng đồng ý về những điểm chính.
Hoảng tử viết sau buổi gặp gỡ này: „Xong rồi, mọi việc đã được quyết định, chính quyền Pháp đưa tôi trở về ngai vàng Annam. De Gaulle sẽ đi cùng với tôi khi tôi trở lại nơi ấy, có thể là trong những ngày đầu của tháng ba 1946. Từ giờ đến đó, sẽ tổ chức thông báo dư luận của Pháp và Đông Dương; ngày mai đây, tại Huế, Hà Nội, Saigon, hai lá cờ sẽ phất phới bên nhau: lá cờ ba màu của Pháp và lá cờ của Việt Nam với ba sọc ngang tượng trưng cho ba miền".
Hoàng từ hãnh diện "sẽ trở về quê nhà của mình như khi de Gaulle trở về Bayeux".
Nước Pháp suy yếu và trở thành vô tổ chức sau thời gian bị Đức Quốc Xã chiếm đóng trong đại chiến thứ hai 1939-1945. Trong khi de Gaulle, Sainteny và Leclerc tìm kiếm và tìm thấy một giải pháp hòa bình về chủ đề một Việt Nam độc lập, tự do trong Liên Hiệp Pháp, thì lời tuyên bố thừa thãi và vụng về của đô đốc Thierry d'Argenlieu thành lập chính phủ Cộng Hòa Cochinchine (la république de Cochinchine) vào ngày 01.06.1946, gần sáu tháng sau khi de Gaulle từ chức, đã làm bùng cháy ngọn lửa chiến tranh, chỉ được dập tắt tám năm sau.
Một cuộc tranh cãi về lịch sử bắt đầu từ đó và cũng chứa chấm dứt, trên câu hỏi là có phải đô đốc d'Argenlieu chỉ tuân theo mệnh lệnh của de Gaulle, hay d'Argenlieu tự ý quyết định, lãnh tránh nhiệm lịch sử, sau khi de Gaulle không còn quyền lực, năm 1946. Những người trung thành với trường phái chính ttị của de Gaulle đưa ra lập luận, de Gaulle, một khi đã rời khỏi chính quyền, đã không còn quyết định về nhưng vấn đề chính trị đang diễn ra hay sắp diễn ra, như ông đã có cùng một thái độ năm 1969.
Hai chi tiết lịch sử khác làm tăng thêm một sự nuối tiếc cho một giải pháp hòa bình, đã không thực hiện được trong giai đoạn ấy: Sainteny là người có nhiều tình cảm thân hữu với chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Leclerc, một thiên tài quân sự, vậy mà lại chủ trương ưu tiên cho một giải pháp ngoại giao và chính trị !
Trận chiến Điện Biên Phủ bắt đầu ngày 13 tháng ba năm 1954 và chiến thắng mang tên đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngày 15 tháng năm 1955 thì toán lính Pháp cuối cùng rời khỏi mảnh đất Việt Nam vĩnh viễn. Kể từ khi Rigault de Genouilly tấn công vào cảng Đà Nẵng năm 1847 thì công cuộc xâm lăng bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam đã kéo dài 108 năm.
Vinh San, một cái tên lịch sử đè nặng lên các hậu duệ của nhà vua, nhưng không thể bị quên lãng !
Giải Oan Lời Thề
Vietsciences - Trần Thị Vĩnh-Tường 20/02/2009
Những bài cùng tác giả
Hà Nội đang chuẩn bị văn hoá Tràng An, kỷ niệm Một Ngàn Năm Chiếu Dời Đô 1010-2010. Nhân dịp hoa đào, hoa Tết ở Hà Nôi bị bẻ vặt, câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An," lại được xem xét có phải dành cho người Thăng Long - Hà Nội không. Theo gợi ý của tác giả Hồng Thái (1), đây là chống chế của người Tràng An- Hoa Lư khi bị người Đại La dị nghị về sự kém thanh lịch.
Ngày xuân ôn sử
Theo wikipedia (2) tại đền Vua Đinh (tỉnh Ninh Bình) "trên bức đại tự có ghi hàng chữ: "Chính thống thủy" với ý nghĩa ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền chính thống. Hai bên cột giữa có treo câu đối: "Cồ Việt Quốc đương Tống khai bảo - Hoa Lư đô thị Hán Tràng An" (Nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt sánh ngang niên hiệu khai bảo đời nhà Tống - Kinh đô Hoa Lư như kinh đô Tràng An của nhà Hán). Theo bản tin của tỉnh Ninh Bình (3) "Đền tọa lạc ở làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên - Hoa Lư. Khuôn viên đền rộng 5 ha. Đền được xây dựng dưới đời vua Lê Đại Hành, do lâu ngày đền cũ đổ nát. Cuối đời Lê - Mạc, một vị tướng nhà Lê là Bùi Văn Khuê đứng ra trùng tu, sửa chữa vào năm 1598. Kiến trúc đền hiện nay chủ yếu là công trình tu tạo năm 1698". Từ Hoa Lư, hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành khai mở bình minh cho nước Việt. Cũng từ Hoa Lư, Lý Công Uẩn dựng nghiệp. Hoa Lư, nơi khởi nghiệp của những anh hùng, so hay không với Tràng An thì cũng thế.
Văn hoá bẻ hoa?
Tháng tư, Mậu Tý, năm 2008, lễ hội hoa Anh Đào tổ chức lần đầu tiên ở Hà Nội. Ba trăm nhánh hoa anh đào từ Nhật sang, trong chốc lát tan tành dưới bàn tay "các bạn trẻ". Người Nhật có ngày hội hoa anh đào Hanami. Đến mùa, Kyoto đông nghẹt khách đổ về khung trời ửng hồng, nhưng không một cánh hoa nào rơi rụng. Nhiều xứ chọn hoa làm biểu tượng, Chăm có hoa Chămpaka, Lào có hoa sứ, Pháp có hoa huệ, Ấn Độ có hoa sen, Iran có hoa tulip, Nam Hàn có hoa dâm bụt... Những người thưỏng hoa hôm ấy, phải chăng chưa từng có thói quen yêu hoa, ngắm hoa, nên nỗi thèm khát biến thành bạo lực? Mùa xuân, Tân Sửu, năm 2009, chợ hoa xuân đầu tiên Hà Nội, cũng tiêu điều trong ngày đầu tiên. Theo tin trên dulich.tuoitre, cỏ nhung bị xéo nát, cành lau bị nhổ mang đi hoặc bị vặt đứt, hoa cúc Đà Lạt và các chậu hoa hải đường cũng chung số phận. Ngay đến đôi rồng chầu tượng vua Lý Thái Tổ, vảy kết bằng hồng môn Đà Lạt cũng bị vặt khá nhiều. Giải thích từ trong nước, một trong các quan điểm phổ biến cho đó là dân "nhập cư ngoại tỉnh," người Hà Nội không như thế. Cư dân Hà Nội thoát thai từ cư dân đồng bằng sông Hồng, không tự nhiên trên trời rớt xuống. Trước khi khắt khe xem lại có phải "lỗi của dân nhập cư không", hãy rà lại đôi điều về đất và người Hà Nội, thế nào là dân "nhập cư."
Đất Hà Nội cổ
Lịch sử Hà Nội gắn bó với lịch sử đồng bằng sông Hồng. Địa phận Hà Nội dời đổi, không phải chỉ trong vòng "Năm Cửa Ô". Ngay cả dưới thời vua Gia Long, Bắc Ninh là trấn Kinh Bắc, gồm cả Bắc Giang, một phần các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội. Thời An Dương Vương, Tây Vu chính là đất Hà Nội cổ, núi, gò cao và nước nhiều hơn đất. Nước mặn ăn đến tận Đầm Dạ Trạch, Hưng Yên.
"Người Hà Nội" đầu tiên
Cư dân ở vùng đất đó là ai? Khoa học đặt tên những sắc dân này là Négrito, Mon-Khmer và Mélanesian. Cư trú khắp châu Á, châu Úc, họ có thể là hậu duệ của những đợt di tản ra khỏi châu Phi khoảng 30.000-60.000 ngàn năm trước. Chuyện kể lại trong gia đình, năm 1950 ở Hoà Bình, nông nô của những gia đình Mường quí tộc có da đen, tóc quăn, trán nhô, mũi rộng, người thấp, có thể là người Mélanesian. Chính sử tả Mai Hắc Đế - ông vua họ Mai người đen - da đen, tóc quăn, người huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.
"Người Hà Nội" trước An Dương Vương
An Dương Vưong- thay thế Hùng Vương năm 257 Trước Tây Lịch- gom Mê Linh, Chu Diên, Tây Vu thành một nước với tên mới là Âu Lạc. Tự tên Âu Lạc đã thấy hai thành phần: chi Âu và chi Lạc. Cả hai thuộc chủng Bai Yue/BáchViệt -gọi là Việt-cổ để phân biệt với Việt Nam bây giờ. Mỗi chi lại có hàng ngàn tiểu chi. Chi Lạc, dân miền biển, vùng chạy dài từ đông bắc Hoàng Hà đến bờ biển đồng bằng sông Hồng. Chi Âu, dân miền núi, vùng chạy dài từ miền Nam sông Dương Tử đến đồng bằng sông Hồng. Âu-Lạc là một kết hợp ngoạn mục của một số tiểu chi Bai Yue tại đồng bằng sông Hồng, mảnh đất cực Nam của chủng Bách Việt.
Khi bên Tàu có loạn
Tạm dùng chữ Trung Hoa, thật sự lúc đó chưa có "nước" Trung Hoa, hay nôm na, "nước" Tàu, chỉ có những triều đại. Đại lục Trung Hoa mênh mông, sông Hoàng Hà là một đường biên giới thiên nhiên. Chủng Hoa Hạ phía Bắc Hoàng Hà, chủng Bách Việt ở phía Nam Hoàng Hà và ở ven biển Đông Bắc như đã nói ở trên. Mỗi khi bên Tàu có loạn, dân chạy tan tác. Trong vòng gần 1000 năm, kể từ thời Xuân Thu (722 TCN), Chiến Quốc, Tần Thuỷ Hoàng cho đến thời Đông Hán rồi Tam quốc, Trung Hoa là một vùng nát bét. Các "nước" lớn uýnh nhau túi bụi xưng vương xưng đế chiếm đất hoặc tranh giành người đẹp. Hai ví dụ sau cho thấy, mạng dân còn thua con kiến. Kiểm kê dân số sau thời Vương Mãng (8-23 STL)- triều đại kéo dài 17 năm chen giữa hai nhà Tây Hán và Đông Hán- xáo trộn kinh hoàng tới nỗi dân Hoa Bắc giảm 50%. Họ chạy xuống Trung Nguyên (giữa Hoàng Hà và Dương Tử) khiến dân nơi đây tăng 102% (4). Năm 756, quân An Lộc Sơn tiến về kinh đô Trường An, giết tới 36 triệu người chỉ vì nàng Dương Quí Phi.
Những đợt di tản từ vùng này qua vùng khác bằng đường bộ và đường thuỷ, cách nhau cả trăm năm. Hình ảnh nên thơ vùng Lĩnh Nam, quảng cáo du lịch Trung Quốc ngày nay - một cái bè kết bằng vài cây nứa lớn lênh đênh trên sông nước - có thể phản ảnh phương tiện hàng ngàn năm trước. Một bộ phận dân cư người Hoa vùng Lĩnh Nam còn ghi nhớ phố Châu Cơ Hương, phía bắc thành phố Nam Hùng, trên con đường huyết mạch từ Giang Tây vào Quảng Đông (qua ải Mai Quan trên dãy Đại Dữu). Tuy chỉ dài 1500 mét, rộng khoảng 4 mét, con đừơng này là nơi đám tản cư sử dụng suốt từ đời Tần, Hán đến đời Tống, đời Minh. Từ đó, huyết thống và ngôn ngữ của người Hoa (Hoa Bắc + Hoa Nam) len lỏi theo hệ thống sông Bắc Giang xuống Châu Giang và Tây Giang, toả ra khắp vùng Quảng Đông, Quảng Tây (5).
Các vùng mé biển Trung Hoa như Ngô - U Việt - Mân Việt (Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến) dân 100% thuộc chủng Lạc, luôn hứng những khối di dân rất lớn. Đến khi chính những nước này lại bị lôi vào vòng chinh chiến, quí tộc và gia đình, cũng như dân chúng lại tìm đường mà tẩu, theo đường bộ hay đường biển xuống Giao Chỉ, hẻo lánh và xa vòng chém giết.
Ai đồng hoá ai ?
Một vài văn/thi/nhạc sĩ thường hay khóc lóc kêu ầm làng nước, hết thở than "Một ngàn năm đô hộ giặc Tầu", "da vàng mũi tẹt, thân phận nhược tiểu", lại khóc mếu bị Hán hoá, bị lai Tầu, mà không tính tới việc nguồn gốc của bất cứ dân tộc nào cũng bắt đầu từ nhiều sắc tộc, sinh tụ tại một điểm và từ đó nảy sinh ra một dân tộc mới. Từ Do Thái là một dân tộc cổ đến Hoa Kỳ là một dân tộc non trẻ, đều là những pha trộn hết sức phức tạp. Có lẽ đã đến lúc nín khóc, bình tĩnh nhìn lại quá khứ:
thứ nhất, 2000 năm trước chưa có biên giới, chưa có các "nước", không sổ thông hành, không chiếu khán, chỉ có vùng đất và cư dân sống trên mảnh đất đó.
thứ hai, từ thời Xuân Thu "bên Tàu" cho đến thời Lý Công Uẩn Đại Việt, trong gần hai nghìn năm, các tiểu chi Âu Lạc tản cư nhiều đợt vào đồng bằng sông Hồng, "mỗi khi pên Tàu có loạn".
thứ ba, chỉ đám quan lại Trung Hoa mới áp đặt chính trị, quân sự và tổ chức hành chánh của phương Bắc lên cư dân sông Hồng, kỳ dư cũng chỉ là dân chạy loạn, mà đa số là dân chủng Bai Yue/Việt cổ.
thứ tư, không tài liệu nào cho biết bao nhiêu người Hoa Bắc, bao nhiêu ngừơi Hoa Nam. Có điều chắc chắn có rất ít người Hán Hoa Bắc sang Giao Chỉ ở lâu dài nổi, vì không chịu nổi khí hậu. Nếu gốc gác họ ở miệt Hoa Nam, thì 100% họ là Yue/Việt cổ
thứ năm, Hoa Bắc hay Hoa Nam, cũng chỉ vài đời là tan biến vào cư dân sông Hồng và cùng chịu chung một định mệnh trên vùng đất mới.
thứ sáu, chính sự truởng thành trong học tập và chiến đấu gian khổ đã tạo nên nòi giống Việt. Hậu duệ của giòng nhập cư từ phương Bắc biến bức tranh di tản thành một kịch bản hết sức oái oăm cho "thiên triều" : Lý Bí và Lý Công Uẩn xưng vương, mở đầu một trang sử độc lập cho dân Âu Lạc. Năm 1075, Lý Thường Kiệt mang 100.000 binh sang đánh quân Tống ở Ung Châu (Nam Ninh bây giờ), trong khi dân số Đại Việt chỉ 2.200.000 người, đủ hiểu triều Lý rất tự tin về gốc gác thần dân trong nước, không ngại đám dân dù có gốc từ phương Bắc, vì biết họ đồng chủng Việt.
thứ bảy, những Mai, Đinh, Lí, Lý, Lê... trong Mai Hắc Đế, Đinh Bộ Lĩnh, Lí Bí, Lý Công Uẩn, Lê Lợi... không chắc có phảỉ là "họ" không, hay chỉ là tên của bộ tộc nhỏ? Nếu điểm này được sử gia giải thích, có thể mang lại khám phá bất ngờ về thành phần những bộ tộc nào đã làm nên dân tộc Việt, hơn là diễn tả dân Việt gọn gàng là "dân ta", không rõ "ta" là ai.
Vạn Xuân : Mong ước "Giang san còn hoài đến hàng vạn mùa xuân"
Một trong những hậu duệ ngoạn mục của người nhập cư từ "bên Tàu" là Lý Bí (hay Lí Bí?). Theo Sử, Lý Bí (503-548) là người Thái Bình, phủ Long Hưng (Sơn Tây). Tổ tiên Lý Bí là người Trung Quốc, cuối thời Tây Hán khổ về việc đánh dẹp, mới tránh sang ở đất phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam ". Chính sử Trung Hoa coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân". Còn sử Việt Nam, kể cả các sử gia tân thời và sử gia tài tử, hễ cứ ai ở "bên Tàu" là coi như người Trung Quốc hết mà không bao giờ soi sáng lại nguồn gốc. Tổ tiên của Lý Bí tản cư sang Giao Chỉ trước thời Hai Bà. Có sách nói 500 năm, có sách nói 11 đời. Con số 500 năm đúng hơn. Lý Bí đã từng làm quan cho nhà Lương ở Giao Chỉ, nhưng ông bỏ về. Năm 544, tháng giêng, ông tự xưng là Nam Việt Đế - hoàng đế phương Nam - đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân. Nếu nhớ ơn Hai Bà là bậc nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử, cũng phải nhớ ơn Lý Nam Đế là người mang nước Việt ra khỏi hình thức bộ lạc. Thông suốt chính trị Bắc triều, Vua tự tin dựng điện Vạn Thọ, (Hà Nội), dựng chùa Khai Quốc, cho đúc tiền đồng. Từng ấy việc trong thời gian ngắn 4 năm, Lý Bí không ngờ ông đã đặt tiền đề: từ đây nước Việt thoát khỏi thời kỳ u tối 1000 năm Bắc thuộc. Lần đầu tiên sau thất bại của An Dương Vương, một "nước" được thành lập ở đồng bằng sông Hồng, gồm hợp chủng Negrito + Mon-Khmer + Mélanesian + Âu-Lạc trước An Dương Vương + Âu-Lạc nhập cư từ "bên Tàu". Đó cũng chính là cư dân của Hà Nội thuở bình minh. người Việt hiện giờ là hậu duệ của từng ấy sắc tộc.
Khách nhập cư Hà Nội ngàn năm trước: vua Lý Thái Tổ
ĐVSKTT, kỷ nhà Lý, chép "Mùa thu, tháng 7, vua rời Kinh đô từ Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh Phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế gọi là thành Thăng Long. Đổi châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư làm phủ Trường Yên, sông Bắc Giang làm sông Thiên Đức. Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức 8 sở, đề dựng bia ghi công". Nhà vua cho xây dựng ở Thăng Long chùa Một Cột, cầu Đồng, cầu Dền, như đã có ở Hoa Lư. Triều Lý hướng tới tương lai, nhưng không quên quá khứ ngàn năm trước: ĐVSKTT ghi, Kỷ Lý Anh Tôn, "Canh Thìn, năm thứ 21 (1160) Tống Thiệu Hưng năm thứ 30). Mùa xuân, tháng giêng, làm đền Hai Bà và đền Xuy Vưu ở phường Bố Cái".
Tượng tạc một vị vua triều Lý
nguồn: Southeast Asia: A Concise History,
NXB Thames and Hudson, London, 2000
http://www.gio-o.com/NgoBacKWTaylorSuKyToanThu.htm
Thời đó, vùng Hà Nội vẫn lõng bõng nước. Sứ giả nhà Tống là Tống Cảo viếng Hoa Lư, Lê Hoàn (941 - 1005) thết tiệc một con trăn dài "vài mươi người khiêng mới xuể", sứ giả khiếp vía không dám xơi. Rồng vàng có thể là cá sấu hay trăn nước, tô vẽ cho thêm phần "phụng mệnh trời". Trên một số đồ gốm hoặc trống đồng Đông Sơn, hoa văn là loài bò sát . Sông Thiên Đức, là sông Đuống. Dưới thời Đinh Tiên Hoàng, Hoa Lư chỉ được ví như kinh đô Tràng An. Nhưng Lý Thái Tổ đã chính thức đổi tên Hoa Lư thành Tràng Yên, như lòng nhớ ơn nơi dựng lên nghiệp lớn. "Yên" hay "an" cũng là một. Một số phương ngữ của người Hẹ (Hakka) phát âm "yên" là "an". Yên = âm trại = An (bình an - bình yên, an ổn - yên ổn). Người Hakka đọc âm "an" (âm Hán Việt) là "on" (giống như "on" trong tiếng Anh). Âm tiếng Phổ Thông (Mandarin) mới là "an" (như âm Hán Việt)
Rồng trong Đĩa gốm men Lam thế kỷ 15
Khách nhập cư "Người Miền Dưới"
Khách nhập cư huy hoàng khác từ phương Bắc là triều đại nhà Trần. Nhà Trần, tự nhận "nhà ta, người miền dưới", tức là dân đánh cá miệt biển. Khoảng năm 1110, tổ tiên nhà Trần di cư từ đất Mân Việt, thuộc Phúc Kiến bây giờ, ban đầu đến tỉnh Quảng Ninh, trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều. Chỉ trong một thế kỷ, họ Trần trở thành giàu có ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, đến nỗi Thái Tử Sảm cuả nhà Lý phải chạy tới náu thân. Kết quả, năm 1226, nhà Trần thay thế nhà Lý, bằng hôn nhân ép buộc giữa công chúa Lý Chiêu Hoàng 8 tuổi với Trần Cảnh 7 tuổi. Cũng chỉ trong vòng hơn 100 năm, người nhập cư phương Bắc đã tan biến vào giòng Việt. Triều Trần là triều chống cự "thiên triều" dữ dội nhất. Năm 1257, vua Trần Thái Tông đích thân ra trận đánh nhau với quân Mông Cổ. Năm 1285, quân Trần đại thắng quân Nguyên ở trận Hàm Tử. Năm 1288, Hưng Đạo Đại Vương chiến thắng trận Bạch Đằng.
Từ núi rừng Thanh hoá
Nhà Minh quyết tâm xóa bỏ nền văn minh Đại Việt bằng đủ cách: san phẳng đình chùa miếu mạo ở Thăng Long, chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia của người Việt đến một chữ cũng không cho lọt, thiến hoạn đàn ông, hãm hiếp đàn bà, cắt tai xỏ thành xâu. Sau 10 năm kháng chiến gian khổ đánh bại quân Minh, Lê Lợi từ núi rừng Thanh Hoá rời về Thăng Long và đổi tên Đông Kinh, tuy vẫn xây dựng cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Từ Đông Kinh, triều đại Lê đã tiếp nối tinh thần Đại Việt trong 360 năm, mà bề dài của triều đại khiến triều đình Bắc phương biết miền đất Đại Việt ấy đã vĩnh viễn ra khỏi tầm thôn tính.
Khách nhập cư phương Tây : "Con của Phật, đừng lo"
Thời Sĩ Nhiếp (137-226), Phật giáo Ấn độ đã đến đất Âu Lạc. Phật hoá thân thành thiền sư Khâu Đà La bước qua mình Man nương đang ngủ say khiến cô "cảm động" thụ thai. Ngòi bút vắn tắt Nho gia chỉ ban một câu ngắn gọn, khiến học trò đời sau nát óc! Câu chuyện có tính ẩn dụ cao độ: Phật giáo uyển chuyển đến với nhân gian bằng cách nhập vào chính dòng văn hoá ấy, không truyền giáo bằng cách giả ngây núp sau súng đạn. Vào miền đất mới, Phật giáo tạm quên mười ngàn pho kinh cao ngất, mà chấp nhận nền văn hóa bản địa: thân phận cao trọng cuả ngừơi nữ. Man Nương chỉ có nghĩa "cô gái đất Man", đại diện cho nền văn hoá phồn thực Đông Nam Á: con gái 12 tuổi nhắm mắt cũng biết việc sinh tồn. Đạo Phật nâng con người lên, cho nhân vật nữ sắm vai mẹ của con Phật. Ngòi bút Nho gia ghi khi bố mẹ Man Nương bối rối vì việc thai nghén của cô con gái 12 tuổi, thiền sư Khâu Đà La dung dị vỗ về "con của Phật, đừng lo". Phật lại truyền cho hai mẹ con cây gậy thần, múa đến đâu nước lai láng đến đấy cứu ruộng đồng khô cháy. Hòn đá cầu mưa, tạc theo hình bộ phận sinh dục nam, nữ trang quí giá nhất của đàn bà con gái, bảo vật trấn áp quỉ thần, có mỹ danh Đức Thạch Quang được thờ ở chùa Dâu. Không khí ly kỳ, Bụt tính đan lẫn dâm tính đã là một huyền bí của miền tiền Thăng Long.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Chùa Dâu dựng năm 226 ở Bắc Ninh. Chùa được xây dựng lại năm 1313 và trùng tu nhiều lần. Đời Trần, quan trạng Mạc Đĩnh Chi vâng mệnh vua Trần Anh Tông dựng chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp.
Khách nhập cư phương Nam : Chămpa quyến rũ
Một trong những điểm cách tân của nhà Lý khiến Đại Việt trở thành "vùng bản lề" của hai nền văn minh lớn của nhân loại: văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa, là chấp nhận huyết thống và văn minh Chămpa. Khi Việt bị Bắc thuộc, Chàm đã là một nước độc lập có văn minh mà di sản còn để lại đến giờ. Trong khi Nho giáo ảnh hưởng trên toàn bộ giới bút nghiên Đại Việt thì kiến trúc, âm nhạc, thần thánh, ngôn ngữ văn hoá Chăm nẩy nở dễ dàng nơi người bình dân, vì căn bản cả hai đều thuộc văn minh Đông Nam Á. Nếu Chămpa là đường cong pho tượng thiếu nữ, vú đầy lưng nhỏ mông tròn, chân tay lẳn phô bày nét quyến rũ, nụ cười hơi mỉm hứa hẹn biết bao điều thần bí, thì Nho giáo sắc như nét bút lông, thầy đồ Nho muốn mọi việc đều hoàn hảo nên mặt mũi lúc nào cũng đớn đau "lo trước cái lo của thiên hạ". Càng về cuối thời Hậu Lê, vua quan càng khép lại nền văn minh tươi cười ấy, chấp nhận hoàn toàn văn minh Trung Hoa khắc khổ.
Màu sắc lễ tết dân gian: có cần giữ gìn phẩm hạnh?
Nhất là từ nhà Nguyễn Gia Long 1802, văn hoá Nho giáo tràn ngập cung đình. Đình chùa toàn long-ly-qui-phượng, chưa ai khắt khe xem lại có phải là hoa văn thuần Việt hay không. Màu sắc, kiến trúc đời Nguyễn, không khác gì một Trung Hoa thu nhỏ. Hiện nay, màu đỏ màu vàng sặc sỡ nhức nhối trong những ngày "lễ tết cổ truyền" cả trong nước lẫn ngoài nước, trông gần với sân khấu bát nháo hơn với lịch sử. Cũng chưa chắc màu sắc của triều đình, đừng nói đến màu của dân gian. Dễ tính lắm, cũng khó thể cho là "đậm đà bản sắc dân tộc" theo khẩu hiệu trong nước hoặc "phát huy truyền thống văn hoá dân tộc" theo khẩu hiệu ngoài nước nghe hoài phát ớn. Mầu sắc thiếu thuần nhã làm đứt đoạn với quá khứ chân phương, đó là chưa kể lẫn lộn triều đại này vào triều đại nọ. Mũ mão, màu sắc, cờ quạt, chiêng trống, võng lọng... giống nhau, giống cả nét lúc diêm dúa quá, lúc nhếch nhác quá. Tốn kém rất vĩ đại, rỗng tuếch cũng vĩ đại không kém. Hình như không còn ai nghĩ tớí một trong nét thanh lịch của người Hà Nội, là dùng màu sắc để tỏ ý chí, mà cái được đề cao nhất nơi người Hà Nội xưa, theo tác gỉa Hoàng Đạo Thuý, là giữ gìn phẩm hạnh (6).
Theo Nguyễn Thị Chân Quỳnh (7)"Phẩm phục đời Lý, Trần, Lê, phần nhiều theo nhà Tống, mầu tía quý nhất (cho các quan)... Từ Lý Cao Tổ trở đi mới cấm dân không được mặc sắc vàng là mầu dành riêng cho thiên tử dùng. Ðời Thái Tông, cung nữ dệt được gấm vóc, bèn đem hết gấm của nhà Tống trong Nội phủ bán cho quần thần may áo, quan từ ngũ phẩm trở lên được mặc áo gấm, từ cửu phẩm trở lên được mặc áo vóc, để tỏ vua không dùng riêng." Cấm dân mặc màu vàng, vậy mầu của dân gian là mầu gì? Ra ngoài đường màu thường thấy là màu trắng, màu đen, màu cánh kiến, màu tiết dê, màu tam giang. Màu đỏ chỉ các quan to may áo vóc hay gấm, gọi là áo đại hồng. Yếm, các cô mặc màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, bà lão mặc màu hoa hiên, nửa đỏ nửa cam. Màu hoa đào là mầu lẳng lơ, chỉ đám con hát mặc (6).
"Dẫu không thanh lịch cũng người Thượng Kinh"
"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Nếu không thanh lịch cũng người Tràng An" nếu được viết đúng vào năm dời đô 1010 có thể là một đầu mối nghiên cứu dân tộc học: 1000 năm trước, tiếng Việt bình dân đầy chất thơ, ít từ "Hán Việt", diễn tả sắc sảo, chống chế một cách nhẹ nhàng, kiêu hãnh một cách thơ mộng, ứng xử nhún nhường nhưng không tự hạ. Chỉ 14 chữ trong hai câu sáu/tám đã khiến "đối phưong', người Thăng Long, không những quên bắt bẻ, lại còn vơ vào nhận của mình. Tuy nhiên, còn có một câu tương tự "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Thượng Kinh". Thượng Kinh ám chỉ Tràng An hay Hoa Lư? Học trò lượm lặt xin ghi chép luôn cho đủ, những mong "giải oan" cho người Hà Nội, nếu có làm điều gì kém thanh lịch. "Giải oan" luôn cho người Hoa Lư, sá gì hai chữ thanh lịch khi được làm thần dân của một vì vua độc lập. Chiếu Dời Đô, đức Thái Tổ tự tay ghi rõ "Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời". Ngài dự liệu cho cả bốn phương trời mười phương bụt, không hề ngăn cấm ai. Tranh cãi ai thanh lịch hơn ai, chỉ làm đức Lý Thái Tổ đau buồn, vì ngài thuộc về cả hai. Vấn đề là làm thế nào để cùng nhau thanh lịch. Sự "thanh lịch" của Thăng Long, do hàng ngàn năm đãi lọc. Nơi đây nhiều sắc tộc cộng cư, cũng là thị tứ buôn bán, quan văn/quân lính, thư sinh/du đãng, thưong buôn/nông dân. Người Thăng Long luôn luôn đối diện với những điều bất ngờ nên quen với phế/lập, trung thành/phản trắc, kênh kiệu/khiêm nhường, chân thành/khách sáo, quí phái/bình dân, dịu dàng/thô lỗ, phù thịnh/phù suy, nhân hậu/tai ngược... Từng đó vai, vai nào cũng rành, thành thói quen "liệu lời mà nói" lúc chua lúc ngọt, rất đúng với câu ca dao Hà Nội "Chẳng chua cũng thể là chanh/Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây". Khuê các Hà Nội chửi chua chửi ngọt hay hơn đám "ngoại nhập". Một đoạn ngắn chửi mất gà, cho thấy người ngoại nhập còn lâu lắm mới đạt được cái trơn tru và óc tưởng tượng của người Hà Nội "Cha con mẹ đẻ đứa mớm cơm mớm cháo mặc áo sỏ tay cho chúng mày không biết dạy chúng mày để chúng mày ăn con gà của bà cha con đẻ mẹ đứa họ sống họ chết họ hết họ còn dương gian âm phủ họ năm tháng ba ngày họ một tháng hai mươi ngày của chúng mày bà sẽ giồng cây chuối ngược rủa cho chúng mày chết lúc chết láy chết không còn tử còn tôn còn con còn cháu lục sáu tam ba bà chửi cho mà nát gia nhà quốc nước ..." Không cách nào bỏ dấu chấm dấu phẩy, vì khuê các chua ngọt một hơi không nghỉ.
Thành Thăng Long từ Lý
Vua Lý Thái Tổ đặt tên cung điện đặt theo ảnh hưởng Trung Hoa - điện Càn Nguyên, Cấm Thành, cung Nghinh Xuân, cửa Đan Phượng. Năm 1029 loạn Tam Vưong tàn phà Long Phượng thành. Nhà Trần lên, phá bỏ một số đền đài cung điện nhà Lý. Khi giặc Minh sang, tất cả san bằng. Năm 1430, Vua Lê Lợi xây dựng lại hoàng thành mới. Năm 1512, vua Lê Tương Dực cho dựng hơn 100 nóc cung điện nguy nga. Năm 1514, mở rộng Hoàng Thành thêm mấy nghìn trượng (một trượng bằng 3m60). Từ 1516 đến 1527, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Thăng Long lại quay cuồng trong khói lửa. Cung điện kho tàng đền chùa cũng như phố phường bị thiêu đốt tàn phá nhiều lần. Năm 1585 Mạc Mậu Hợp xây dựng lại Thăng Long. Đó cũng là lần cuối cùng, Thăng Long được tái xây dựng. Năm 1599 nhà Mạc thua chạy lên Cao Bằng. Hoàng thành Thăng Long phía Đông và phía Nam hồ Gươm đựoc tu sửa để đón vua Lê trở lại. Khi chúa Trịnh tiếm quyền, Hoàng thành điêu tàn dần. Riêng Phủ Chúa xây cung điện lâu đài ở phía Tây hồ Gươm nguy nga gấp bội cung vua, lại còn cấm dân lai vãng. Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống chạy sang cầu viện nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị được thế mang 29 vạn người sang chiếm Thăng Long. Phe phù Lê được dip trả thù, tất cả lâu đài đình tạ của chúa Trịnh bị tàn phá suốt tận nền, cháy một tuần mới hết. Dân chúng quanh thành bấy lâu bị chúa Trịnh ngăn cấm, cũng uất ức tràn vào san phẳng hết. Năm 1789, khi Nguyễn Huệ ra Bắc đánh tan quân Thanh ở 12 gò Đống Đa, kinh thành lại thêm một phen tan nát. Tiếng than dài "Lối xưa xe ngựa, nền cũ lâu đài"của bà Huyện Thanh Quan, chính là thương tiếc cho Thăng Long vào thời điểm hưng phế này. Vua Minh Mạng đổi tên hoàng thành Thăng Long là tỉnh Hà Nội - có nghĩa thành ở trong sông - và nhường cho Pháp. Gạch ngói của Thăng Long bị rỡ mang về xây kinh đô Huế. Người Pháp đổi Hà Nội ra thành phố, dùng thành Hà Nội làm ...trại lính. Suốt những trang sử mờ mịt khói và đầm đìa máu ấy, nhô lên những bóng nâu quờ quạng co quắp, tay không nhẫn nại bới Thăng Long từ đống tro tàn. Vì vậy, đừng lạ, khi văn chương, ký ức và cả tâm lý, tiếng nói và thể chất của người Hà Nội khác với miền khác. Khác, không có nghĩa là hay hơn, dở hơn, hay sang trọng hơn như một đống ông nghè một bè tiến sĩ một bị cử nhân một thuyền bảng nhãn một nạm thám hoa một toa MC-văn-thi-nhạc sĩ thường khuếch đại tô màu, tạo nên một dư luận khá nhơ nhuốc, là coi việc tâng bốc người Hà Nội và rẻ rúng người "nhà quê" hay người miền khác là chuyện...bình thường. Không nghĩ, chính những "miền khác" ấy đã sản sinh ra những vị anh hùng nhưng phải ra Thăng Long mới làm nên nghiệp lớn.
Vài nét về người Hà Nội trước 1954
Khác với Thăng Long thời cổ rộng lớn, Hà Nội trước 1954 chỉ thu hẹp có 152 km² với 53.000 cư dân ở nội thành, tức là kẻ Chợ. Ngoài thành là kẻ Mơ, kẻ Lủ, kẻ Mọc, kẻ Noi. Văn thơ yêu "Hà Nội Ba Mươi Sáu phố phường/Lòng chàng có để lại muôn phương", mường tượng Hà Nội êm như nhung, bóng như ngọc. Vậy mà không phảỉ vậy. Tôi đã hỏi khoảng năm mươi người Hà Nội "gia đình danh giá/giàu có như thế, vậy đồ cổ ngoạn của Việt trưng bày trong nhà là gì?" Qua câu trả lời của một đại tiểu thư rời Hà Nội năm 16 tuổi, mới hay không phải Hà Nội toàn khuê các: "Trong nhà, có hơn 15 người làm. Gọi một tiếng, "dạ" ầm ĩ cả lên. Nào là chị vú, con sen, thằng ở, u già, anh xe, chú tài, ông bõ, chú làm vườn, anh bồi, chị bếp, chị may, chị đan...Mỗi cô tiểu thư có một chị vú, một con sen riêng. Nhưng toàn là người nhà ở quê xin ra Hà Nội giúp việc nhà. Họ chỉ cần ăn, không xin lương. Đồ cổ ngoạn "truyền thống" Việt Nam? Có gì đâu. Nhớ mãi, chỉ có mỗi ống điếu hút thuốc phiện bịt bạc của ông nội thôi." Cư dân nội thành ở một số phố khang trang, gồm công chức, các thầy thông, thầy ký, giáo chức, thương buôn, đào kép, khu người Tây, khu người Tàu.. Xa xa chút nữa là đám thợ, thợ may, thợ cạo, thợ mộc, thợ chạm.... Đông đảo nhất là đám hàng rong, cháo, kẹo mạch nha, kẹo kéo, kẹo vừng, bành dầy bánh giò, bánh đúc, nước chè, ... người Hoa buôn bán sầm uất ở phố Phúc Kiến, hàng Buồm, hàng Ngang, nhưng cũng có những người Hoa cơ cực làm công cho các hiệu lớn, làm phu khuân vác ở bến tầu và bán hàng rong. Hai món quà Hà Nội, "hàn sôi phá xa" và phở là của người Hoa. Hàn sôi phá xa, đã đi vào bài hát "Ôi lạc rang, mới ra thơm dòn, lạc của tôi rất thơm và ngon vì có húng lìu". Món phở, tức "ngưu nhục phấn", Tản Đà, Tô Hoài đều nhắc đến. Nguyễn Dư viết một bài về xuất xứ phở, bản vẽ ghi chú rõ ràng một gánh phở rong của người Hoa (8) không phải từ món pot-au-feu cuả anh bếp Tây.
Người Hà Nội ở... California
Người ra Hà Nội làm việc là người tứ xứ. Dù làm quan, đi học, buôn bán, đi lính, cả chục đời vẫn là "Hoa chanh nở ở vườn chanh/Thầy u mình vói chúng mình chân quê". Quê muôn đời là làng, là đình, là ruộng lúa, là giếng nước, là nương dâu. Cho nên, dù có sinh đẻ ở Hà Nội, dường như không ai nhận có "quê ở Hà Nội". Quê nội, quê ngoại, tận Phủ Lý, sông Cầu, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn... Bằng cớ, ở quận Cam, California, các hội đoàn, hội ái hữu, các trường trung học, đại học mỗi năm đều tổ chức tất niên/tân niên gặp gỡ, hội Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vũng Tàu, Bình Định, Ninh Thuận, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Xóm Mới Gò Vấp bé tẹo cũng có ngày Tết hội ngộ. Tuyệt không có "Hội Hà Nội". Chỉ có mỗi một "Ngày Hà Nội' đơn sơ ở Mile Square Park cách đây chừng 15 năm, và một buổi "Họp mặt Hà Nội" cách đây khoảng 5 năm do sự cố gắng của cố nhạc sĩ Nguyễn Hiền. Từ xa, người ta vẫn đắm đuối yêu Hà Nội. Yêu những con đường yêu đi - "Hà Nội, chao ơi Hà Nội, những con đường đọng tím, những con đường câm nín, những con đường chết lịm ở trong tôi..." - yêu những cánh hoa yêu lại "Từng cánh hoa đời khép lại/Thương về năm cửa Ô xưa!". Thi sĩ Tạ Tỵ yêu một Hà Nội hấp hối, mong manh như thể chạm mạnh vào thì vỡ cả mảnh linh hồn. Người Hà Nội chúng tôi cũng cứ thế mà tin mà yêu một Hà Nội, "Dáng huyền tha thướt đê mê, tóc thề thả gió lê thê biết đâu ngày ấy em về", tựa một cô gái liêu trai xanh xao gầy guộc tóc dài thắt cổ lè luỡi hớp hồn mấy anh thư sinh chết nhát, mà quên mất cái uy dõng của tổ tiên thuở dời đô.
Các "bạn trẻ" Hà Nội
Trách tuổi trẻ Hà Nội không có văn hoá ngắm hoa, là oan lắm. Làm sao bắt họ có một điều mà họ chưa từng nắm trong tay! Đời nhà Lý thanh bình, có người yêu hoa mới sinh ra làng Nghi Tàm ở bắc Hồ Tây và làng Võng Thị ở nam Hồ Tây quanh năm trồng hoa cung cấp cho nội thành. Thú chơi hoa lan, hoa thuỷ tiên, hoa trà... chỉ riêng người phong lưu. Tết nhất mới cố sắm cành đào, chậu quất. Trong gia đình còn nhắc, người Hà Nội trước 1954 không có lệ cắm hoa. Mỗi sáng, cô hàng hoa lướt qua để lại một chùm hoa ngâu hoa phượng hoa ngọc lan lên cái đĩa sành con trên bàn thờ ngoài sân. Có khi dăm ngày cô mới ghé lại lấy tiền, bước chân qua nguỡng cửa rón rén, thưa gửi nhẹ nhàng, "Bà ơi, con ghé ăn mày lộc bà đây, cả thẩy 6 xu rưõi bà ạ. Con còn ba chùm kim liên mấy lại hai bó bạch sen, bà đi đền Mẫu, bà tạ gíúp cho con với". Lúc đó làng Bát Tràng làm nhiều ông bình vôi, không làm bình cắm hoa cho nội thành Hà Nội. Không có ngoại thành, người Hà Nội không có cả... cháo mà ăn sáng. Vào trong Nam, người Hà Nội cũng chỉ ngày Tết mới cắm hoa glaïeul, hoa huệ, bắt chước ...Tây. Nhưng các "bạn trẻ" dầy đạp lên hoa hay phũ phàng bẻ ngắt, có bị mắng, thì không oan tí tẹo nào, dù rằng nguồn cơn không từ họ. Thanh niên Hà Nội sinh sau 1975, không còn phải chạy trốn bom đạn. Nhưng thế hệ này vẫn đối diện với một cuôc chiến mới hừng hực lưả. Tuổi thơ nhìn bố mẹ quăn queo, luồn lọt chạy vạy mới có miếng ăn, nên đoản văn đầy tình quê hương làng mạc của Thanh Tịnh có thể là một xa xỉ phẩm "Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gíó lạnh, mẹ tôi âu yếm dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại lắm lần, nhưng lần này bỗng dưng tôi thấy lạ: hôm nay tôi đi học...." Đám trẻ tiểu học, không có những trang cổ tích ông Đồ Bể, lương thiện đến quỉ thần phải kinh sợ. Thanh thiếu niên lớn lên, thiếu không gian văn học. Không chắc có đọc Gánh Hàng Hoa của Nhất Linh-Khái Hưng để yêu mối tình thơm như hoa. Giờ này không còn ai hứa hẹn "Sông Thương nước chảy đôi ba dòng/Anh về Hà Nội một lòng thương em". Ngâm ư ử ca dao Hà Nội "Hỡi người xách nước tưới hoa/Có cho anh được vào ra chốn này", nghe ra hơi hâm hấp. Rón rén nhìn cô hàng xóm qua dậu mồng tơi có khi bị cô quát "soi cái gì", chạy không kịp. Nhà cửa rác rưởi lấp cả cửa động trúc đào loang loáng vàng rơi ánh nguyệt trong Bích Câu Kỳ Ngộ. Tuổi thanh niên ấy, chắc cũng không nấp vội trong cánh cửa thuộc thơ Hoàng Cầm viết trong khói lửa vẫn đẫm mùi hy vọng
Em mặc yếm trắng
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh nắng muôn lòng xuân sang
Trở lại chợ hoa
Ở Saigon trước 1975, chợ nào cũng có bán hoa ngày Tết. Sau 75, các thành phố như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, nơi nào cũng có chợ hoa. Ban tổ chức soạn sẵn chỗ cho khách thuởng hoa chụp hình, nên không bao giờ xẩy ra việc dày xéo lên hoa. Ngay cả ở Hải Phòng năm nay, hai mươi cây đào do Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt và Hội đồng tỉnh Kagawa (Nhật Bản) trao tặng, hoa xinh vẫn ửng hồng trên cây. Hái lộc đầu xuân là một nét văn hoá đẹp từ xưa. Nhưng khi người đông hơn hoa, lộc trong thiên nhiên không đủ, khiến người ta thản nhiên bẻ hoa đang trưng bày, thì nét đẹp không còn. Nói đi phải nói lại, vô tư bẻ hoa của người khác, không phải độc quyền của bạn trẻ Hà Nội. Đó là "Việt tính", duy mức độ khác nhau. Tết Đinh Hợi 2007, ở Saigon có vụ cướp heo đất, hay "vô tư" bẻ hoa tặng nhau -báo chí trong nước cho đó chỉ vài cô em "nũng nịu" với bạn trai. Ở California, quận Cam, nơi các nhà bình luận tự xưng là "thủ đô văn hoá của người Việt tỵ nạn", không có xuân thì nũng nịu đòi bạn hái hoa, nhưng cũng có "văn hoá bẻ hoa". Mấy năm trước, tờ báo Người Việt hớn hở khoe năm nay cành đào trước cửa không bị chặt trụi như năm trước. Bài báo cũng lo lắng cho những cây đào của thành phố Westminster mới trồng dọc đường Bolsa, nếu bị chặt, sẽ rất xấu hổ với người Mỹ. Trong Tết, đài phát thanh VNCR năn nỉ xin bà con đừng chặt mấy cành đào trồng trước cửa, đài lo đến nỗi để camera canh chừng. Năm nào các chùa cũng ra thông báo mời đồng hương và Phật tử đi chùa cúng giao thừa. Các thầy cũng năn nỉ đừng vặt tơi tả cây cỏ của nhà chùa như mấy năm trước, các thầy đã cẩn thận gói sẵn lộc đầu năm. Không biết các chùa nơi khác có gặp cảnh tương tự?
Có thật người Việt Nam tàn phế cả tâm linh?
Không! Chỉ mới trước 1954, ở miền Bắc tiêu thổ kháng chiến, nhà nhà đục tường thông suốt nhau, chớ hề mất mát vật gì. Người thành phố chạy tản cư, đi đến đâu, cũng được "dân quê" đón vào nhà, chắt bót cưu mang mấy tháng trời cho đến khi người thành trở lại "vùng tề". Sau 1975, nhà nước "phát động" vụ đi tù cải tạo, dọc đường xe lửa xuyên Việt chở "lính ngụy" từ Nam ra Bắc, không thiếu những gói cơm, gói quà, đàn bà con trẻ cố ném theo. Vẫn có bà mẹ từ Saigon ra thăm Hà Nội, kín đáo trả tiền vé cho anh bộ đội nhớ mẹ đánh liều chuồn lên xe lửa. Trong phim Mùa Len Trâu, bà mẹ miền Nam lấy cối xay gạo duy nhất để tống táng một người chết không quen biết. Miền quê Cửu Long, có nơi các ngoại vẫn theo tục xưa, để một lu nước với cái gáo dừa "đặng ông đi qua bà đi lợi lỡ độ đường hổng chết khát". Báo chí trong nước, hễ đăng lên một chuyện thương tâm, lập tức trong nước ngoài nước gửi tiền nhờ nhà báo chuyển. Có những người nghiến răng "không cho một cắc", vẫn có những người dành dụm tiền đào giếng cho làng Tây Nguyên tuốt trong xa. Riêng Hà Nội, người ta yêu hay ghét Hà Nội qua nhiều lăng kính. Người xa Hà Nội năm 1954, cố hình dung một Hà Nội tiểu thư thẫn thờ bên hồ "khăn san lả lơi trên vai ai", ngập ngừng "nàng đi gót hài xanh". Người ở lại Hà Nội sau 1954, lột sạch sành sanh khăn san trên vai và hài xanh dưới gót, trao cho cô tiểu thư Hà Nội một mớ khẩu hiệu bừng khí thế đấu tranh. Người ta trách người Hà Nội làm mất thanh mất lịch, hay văng đủ thứ trong người. Nhưng quên vẫn có Hà Nội dịu dàng "Rước bác vào chơi", "Cháu mời cô xơi cơm ạ". Than Hà Nội lọc lừa, vì không biết chuyện chú tài xế taxi tìm khách trả lại túi xách bỏ quên, trong có máy quay phim và mấy ngàn đô la. Vẫn có đám cựu bộ đội lam lũ, đêm xuân thết lữ khách Saigon bữa tiệc lề đường tuý luý, để trả món nợ canh cánh với một người Saigon không quen biết, đã chở anh ta đi tìm thân nhân hồi anh vào "tiếp thu Saigon" sau 1975. Hà Nội, đêm thâu tràn trề rượu quí; nhưng đâu đó Hà Nội đêm tối nhọc nhằn, việc làm không ai biết đến. Hà Nội ồn ào với những con số doanh nghiệp ngộp thở, nhưng Hà Nội cũng âm thầm từng bước cho đất nước tiến gập ghềnh. Hà Nội, xe Lamborghini vờn quanh đường phố mấp mô, nơi bố gầy guộc vấp ngã, mẹ cong lưng che mưa cho gánh hàng rong. Hà Nội, chục cô em ăn mặc bạt mạng, nhưng trăm cô em chắp tay tưởng niệm trận Đống Đa. Ngay cả sau vụ hội hoa anh đào, báo chí cho hay "nhiều bạn trẻ đã tỏ thái độ phản đối và bất bình với những kẻ cố tình xâm hại hoa cây cảnh, nhờ vậy đêm mồng một và ngày mồng hai 1/2009 tình hình đã đỡ lộn xộn hơn".
"Năm trăm anh đốt cho nàng. Còn năm trăm nữa giải oan lời thề"
Bẻ hoa, hay hay dở? Bài học nào cũng thiêng liêng. Là dịp cho chính người Hà Nội xét lại hướng tư duy, để sửa soạn cho một thử thách mà chính người Hà Nội chọn lựa: năm 2010 "kỷ niệm 1000 năm Chiếu Dời Đô". Từ đây cho đến hôm ấy, thái độ của người Hà Nội -"trái tim của cả nước"- sẽ định hình cho cả một thế hệ; chịu trách nhiệm với tổ tiên; và cả với thế hệ tương lai.
Vấn đề e rằng không phải chối phăng phăng, đổ lỗi hay trách mắng các "bạn trẻ". Chi bằng tìm đúng những người bạn trẻ ấy, giao cho họ trách nhiệm lo về hoa lá ngày hội 2010. Chỉ riêng khoản hoa lá, không thiếu gì việc. Đặt mua hoa, tỉa hoa, vẽ kiểu, trộn màu, tưới tắm, tạo không gian chụp ảnh như các thành phố "đàn em". Giao cho các bạn trẻ một công việc lịch sử, còn hơn hồi hộp không biết lễ mừng Một Ngàn Năm Thăng Long, rồng hoa có bị vặt trụi cả râu lẫn vảy.
Làm sao hương hoa còn mãi?
Không phải chụp vài cái ảnh bên hoa là giữ mãi được mùi hương. Các bạn Hà Nội trẻ may mắn được tiếp cận địa bàn, ngàn năm mới có một lần này, đừng ngại ngược dòng lịch sử làm chuyện chắp vá: vịn vào những chi tiết nhỏ lượm lặt trong dân gian, tựa vào hàng ngàn trang sử thi sử ký, kèm theo điền dã thực tế, vẽ lại triều Đinh triều Lý ngàn năm trước, trước khi thời gian đổ ập thêm lớp bụi dầy. Học trò yêu sử ở xa như tôi thiết tha muốn biết
Tổ tiên trực tiếp của hai vì vua Lí Bí-Lý Công Uẩn là ai?
Có bao nhiêu đền chùa đình tạ đời Lý, bao nhiêu chùa Việt, bao nhiêu chùa gốc Chàm? Di tích còn không?
Có phải trong mỗi chùa Phật, đều có một bàn thờ Mẫu?
Tại sao năm 1160, vua Lý Anh Tôn làm đền thờ Xuy Vưu một lượt với đền thờ Hai Bà như ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư?
Bà Chúa Kho là ai?
Văn hoá phồn thực trước và sau đời Lý?
"Ðời Thái Tông, cung nữ dệt được gấm vóc", có phải do công của Bà Chúa Dệt Lĩnh, bà là ai?
Gấm nhà Tống màu gì? Vóc là gì, sản phẩm của Tống hay của Việt? Nên chọn màu gì cho ngày kỷ niệm Dời Đô?
Tộc nào thuộc chi Âu, tộc nào thuộc chi Lạc? Thế nào là văn hoá bản địa, làm sao gìn giữ được nét văn hoá nơi dân tộc ấy?
Hai đường rầy song song: Tìm về bản sắc và hội nhập toàn cầu
Giấc mơ thế kỷ 21 không khác lắm với giấc mơ Lý Bí - Lý Công Uẩn ngàn năm trước: tự tin giữ lại văn hoá Đông Nam Á và đứng vững bên bờ Thái Bình Dương, vùng đất giao thoa của hai nền văn minh rực rỡ Trung Hoa và Ấn Độ. Tin mồng bốn Tết, mừng cho cả trong lẫn ngoài nước: Chợ hoa tuần rồi ở trong nước, các bông hoa vẫn bình yên. Hai cây đào ở trước đài phát thanh VNCR ở Califorrnia cũng bình yên. Chuẩn bị cho năm 2010, kỷ niệm một ngàn năm Chiếu Dời Đô, ngàn cây xanh đang được trồng trên đường Lê Văn Lương, đang đặt tên mới cho những con đường. Có con đường nào tên "đường Giải Oan", như đã có Chùa Giải Oan, Suối Giải Oan, Giếng Giải Oan? Cuộc chíến anh em Nam/Bắc hơn nửa thế kỷ qua, là điều oan uổng lớn nhất. Cuộc chiến đã oan, sản phẩm của cuộc chiến ấy, làm sao không oan cho được! "Giải oan lời thề", và quên đi vài bông hoa cướp vội!
Năm mới tháng Giêng mồng bốn Tết, Xuân Kỷ Sửu 2009
California
Trần Thị Vĩnh Tường
--------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú:
(1) Hồng Thái - Thêm một cách hiểu hai câu ca dao về Hà Nội
(2) Hoa Lư
(3) Đền vua Đinh - Tỉnh Ninh Bình
(4) Keith Taylor - The Birth of Vietnam - University of California Press - 1983
(5) Văn hoá Bách Việt vùng Lĩnh Nam - Tư liệu Nguyễn Ngọc Thơ/Trường Đại Học Nhân Văn TP HCM
(6) Phố phường Hà Nội xưa - Hoàng Đạo Thuý, Sở VHTT Hà Nội 1974
(7) Đại Lược Về Quan Chế / Phẩm Phục - Nghi Vệ , Nguyễn Thị Chân Quỳnh
(8) Phở, phởn, phịa ..., Nguyễn Dư
© http://vietsciences.free.frr và http://vietsciences.org Trần Thị Vĩnh Tường
Cũng như Nguyễn Dư, hồi nhỏ học sử, ai cũng biết "kịch bản chính thống" là Lê Lai liều mình cứu chúa, giặc bắt được giết đi.
Đùng một cái, tin được bắn ra "Có một Lê Lai mặc áo hoàng bào thế mạng Lê Lợi, bị quân Minh bắt; sau đó vài năm có một Lê Lai bị Lê Lợi giết vì ngạo mạn cậy công ". Người thấy lạ, kẻ bảo chẳng có gì đáng chú tâm, người xưa đã lý giải cả rồi. Muốn biết rõ, có lẽ chỉ còn trông mong vào những nhà nghiên cứu sử, bình tâm bàn bạc với nhau, xét dữ kiện, phê bình sách, nghiêm túc, khiêm tốn...
Nhưng muốn có thảo luận trước hết phải có người nêu vấn đề ! Phải chăng, xưa nay, những tiến bộ của khoa học, rất nhiều khi xuất phát từ những thái độ "xét lại lập trường chính thống" của xã hội? Tại sao mâu thuẫn trong chuyện Lê Lai, được viết trong sách từ mấy trăm năm nay, đến bây giờ mới được nêu ra?
Giá trị bài của Nguyễn Dư chính là dám đưa ra nghi vấn lịch sử này, cho mọi người góp ý.
Người đầu tiên đáp lời là Nguyên Thắng !
Trước lập luận của đôi bên, Nguyễn Dư và Nguyên Thắng, dốt sử như tôi, quả thực điên đầu.
1 - "Kịch bản chính thống"
Có một kịch bản: "Lê Lai bị người Minh bắt được, đem giết đi !".
Đây là "kịch bản chính thống", theo sách vở nhà trường. Điều đáng tiếc là những người viết ra kịch bản này, dĩ nhiên phải là những nhà thông thái, những sử gia nghiêm túc, biết "cân nhắc từng chữ", đã quên đi chuyện sau đó có một Lê Lai bị Lê Lợi giết.
Quên hay không biết ? Quả thật thông thái đến đâu, cẩn thận đến đâu đi nữa chắc cũng có chỗ sơ hở, đọc sách, luận bàn "chưa rốt ráo", "chưa tới nơi tới chốn".
a - Ông Ngô Sĩ Liên cắc cớ, nói Lê Lai bị giết mà không nói rõ Lê Lai nào, trong khi trong triều, theo "kịch bản Nguyên Thắng ", nhan nhản đầy quan đại thần tên Lê Lai, "đó là chỗ kém" của Ngô Sĩ Liên (???!)
b - Ông Nguyễn Trãi, văn chương, mưu lược như thần, vậy mà chỉ nói Lê Lai bị "xử bằng cực hình khác hẳn các hình phạt thường dùng", sao không thêm câu "cho đến chết" ? Đã cân nhắc từng chữ, sao không nói toạc móng heo ra mà còn mập mờ: Lê Lai chết hay không chết? nói ra có gì đáng ngại?
b - Người sau viết sử, không biết có đọc sách của Ngô Sĩ Liên không, mà cứ lướt qua nghi vấn: Lê Lai bị giết một hay hai lần ?... như vậy có nghiêm túc không? Đúng hay sai, phải giải quyết chứ? Phan Huy chú đã không nói tới việc có một Lê Lai bị Lê Lợi giết, chắc có lẽ ông không biết chuyện đó, nên nghĩ rằng ông Lê Lai "liều mình cứu chúa" đã bị quân Minh giết.
Ngoài ra, ngôn từ xưa và nay chắc cũng có nhiều chữ đã đổi nghĩa. Ngày nay, chữ "bỏ mình vì nước" thông thường được hiểu là đã "chết vì nước", nhưng chữ "xả thân vì nước" không hoàn toàn cùng nghĩa. Vốn dốt chữ nho, tôi không biết chữ "bỏ mình" trong bài chế văn của Lê Thánh Tông (theo Nguyên Thắng) được viết nguyên văn bằng chữ Việt hay được dịch từ "chữ hán" nào? Và ngày xưa, phải được hiểu ra sao?
Như vậy "kịch bản chính thống" quả có nhiều sơ hở, vì nó không lý giải rõ ràng dữ kiện "có một Lê Lai bị Lê Lợi giết"! Lẽ ra đâu đó cũng phải nói, dù cho khẳng định: "Có một Lê Lai bị Lê Lợi giết, nhưng người đó không phải là kẻ đã cứu sống Lê Lợi" !
2 - Một hay nhiều Lê Lai? Bàn luận về sử phải chăng không cần xét đến giá trị các tài liệu có trong tay?
Với tất cả những nghi vấn đó, "kịch bản Nguyễn Dư": một Lê Lai bị bắt nhưng không bị Minh giết, dù giải thích chưa được thỏa đáng, theo ý tôi vẫn là ít gượng ép nhất, ít vặn vẹo nhất, so với kịch bản: "cho xuất hiện cùng một thời gian dăm quan đại thần Lê Lai khác". Rất có thể, cùng thời đó, có nhiều người trùng tên Lê Lai. Nhưng khó tưởng tượng nổi trong một triều đình có ba bốn quan đại thần, cùng mang một tên, cùng có công trạng lớn đến mức độ được mang quốc tính, dám ngạo mạn với vua, công trạng đó lại không được nhắc nhở trong sử sách. Trong các trận đánh, lớn nhỏ, sao không thấy nói đến tên Lê Lai? Ngoài công "liều mình cứu chúa", có Lê Lai nào còn công trạng khác?
Còn gì bình thường hơn khi ta hiểu rằng: Lê Lai trước, chịu hy sinh thế mạng cho Lê Lợi, với Lê Lai sau, bị Lê Lợi giết, chỉ là một Lê Lai? Cùng một tác phẩm ! cùng một tác giả ! Tại sao tác giả không nói là hai, mà mình cứ quả quyết là hai ? Nói ngược lại là không bình thường. Dĩ nhiên ta có quyền nói ngược Ngô Sĩ Liên, nhưng phải chưng bằng cớ ! Một bên là sử sách giấy trắng mực đen: "Giết tư mã Lê Lai, tịch thu gia sản, vì Lai cậy có công đánh giặc, nói ra những lời ngạo mạn nên bị giết" , một bên là phân tách ngữ nghĩa : sách đời sau nói Lê Lai "bỏ mình" hay "xả thân", và "bỏ mình" có nghĩa là đã chết.
Nhiều tài liệu được Nguyên Thắng nhắc tới, dẫn chứng sự hiện diện của nhiều Lê Lai, nhưng chưa thấy luận bàn xem những tài liệu đó đáng tin cậy đến mức độ nào? Nhất là những tài liệu được viết rất lâu về sau, có cả một bản tục biên được sao lại năm 1942... Hiện tượng "tam sao thất bổn" hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia" có thể xẩy ra? Con cháu chép chuyện ông Tổ mình trong gia phả, hay đúc bia (vào giữa thế kỷ thứ 19 ! ) liệu có thể thêm bớt hoa hoè gì không? Thời xưa, có hay không chuyện thay tên đổi họ, hay thay đổi năm sinh, năm chết, nhất là khi ông tổ mắc tội với triều đình, hay mắc tội chết chém (vì dám ngạo mạn!)
Với Lô Gích của Nguyên Thắng, dù không nói ra, hễ đã viết ra văn bản là đúng ! Này nhé, theo sách Ngô Sĩ Liên, đã có 2 Lê Lai, một "cứu mạng vua", một bị Lê Lợi giết). Năm 1942, có một bản sao của Lam Sơn Thực Lục tục biên, ghi có người tên Nguyễn Thận ở Mục Sơn, được ban tên là Lê Lai, vậy là ba Lê Lai. Sau đó, có bia tìm thấy ở Mục Sơn (cũng lại Mục Sơn!), có người húy là Lai được mang quốc tính vì "đem thân cứu chúa" (cũng lại "liều mình cứu chúa")... vậy là bốn Lê Lai... Có chuyện ông Lê Lai - Lê Văn An liều mình cứu chúa nhưng không bị Minh giết ! lại chết năm 1437... , "lấy thân thay Thái Tổ" (nhưng thay làm sao? có bị quân Minh bắt không? nếu có, làm sao thoát về được để sống cho đến năm 1437? Đúng là "kịch bản Nguyễn Dư" nhé !). Còn kịch bản "Lê Lợi bị "gặp nguy hai lần", được "hai ông Lê Lai" khác nhau "lấy thân thế mạng", Nguyên Thắng có cho là gượng ép không? Dù có thể có nhiều người tên "Lai ".
Cùng thời với Lê Lợi và Lê Lai, Nguyễn Trãi không nói rõ là Lê Lai bị quân Minh giết. Thời sau, triều thần nhà Lê mới nói là Lê Lai bị quân Minh giết. Có ai nhớ câu chuyện "Thị Lộ và rắn báo oán " không nhỉ ? Phải chăng vì những chuyện "bóp méo lịch sử " thời Lê để giữ thể diện cho "Triều Đình sùng Nho giáo" này mà nảy sinh những chuyện "tiền hậu bất nhất " trong sách sử như chuyện Lê Lai ?
3 - Có thể nào đặt giả thuyết một cuộc giải cứu Lê Lai tại trận Tây Đô hay sau đó?
Khi tài liệu sử đã không rõ ràng, dĩ nhiên chỉ có cách bàn luận xét đoán thực hư, đưa ra giả thuyết này nọ. Và đã bàn luận thế nào chẳng phải dựng lên kịch bản, lớp lang, chuyện trước chuyện sau? Dù nói ra hay không, trong mỗi bài viết đều tiềm ẩn "một kịch bản".
"Kịch bản Nguyễn Dư" có ba điểm: 1-Lê Lai cứu chúa bị bắt. /2-Lê Lai thoát ngục trở về./3-Lê Lai bị Lê Lợi giết.
"Kịch bản Nguyên Thắng" quả quyết: 1- Lê Lai cứu chúa bị bắt./2-Lê Lai không thoát ngục được, bị quân Minh giết./3-Có nhiều Lê Lai, một trong những Lê Lai đó bị Lê Lợi giết sau này.
Điểm thứ nhất đôi bên cùng đồng ý. Điểm thứ ba chỉ là hệ luận của điểm thứ hai.
Điểm thứ hai được đặt ra: Lê Lai có bị quân Minh giết hay không?
Nếu không, bằng cách nào thoát ngục trở về? Lê Lai được giải thoát trong trận đánh úp Tây Đô, hay sau này, sau trận Tây Đô, trong điều kiện khác? Thực ra, được giải thoát trong trận Tây Đô hay không, tự nó, dữ kiện này cũng không quan trọng. Điều chính là Lê Lai có còn sống đến năm 1427 hay không?
Trở lại giả thuyết Lê Lai được giải cứu trong trận Tây Đô. Một số câu hỏi lẩn thẩn có thể được đặt ra : Tây Đô được chiếm toàn bộ hay không trong một thời gian ngắn ? Lê Lai bị giam chỗ nào? Quân ta tấn công đến đâu? Có thể nào tưởng tượng có người giải cứu tù nhân để lập công trong lúc hỗn loạn?
(...)Chu Kiệt bỏ cũi, Hoàng Thành phơi thây
Đất Nghệ An chiếm lại, Tây Đô thu nhanh về tay
Gạo nước đón rước
Người theo đầy đường...
(Phú Núi Chí Linh)
Nếu không coi bài này là tài liệu lịch sử chính xác, ít nhất nó cũng nói lên khí thế trận Tây Đô.
Dĩ nhiên, nói chuyện "vượt ngục", "giải cứu tù nhân", có người sẽ cười nói là "chuyện tiểu thuyểt !
Lấy chuyện khác để so sánh: Lê Xí bị Minh bắt, "nhân ban đêm mưa gió, dùng mẹo đánh lừa kẻ canh giữ, thoát về được, vào ra mắt vua ở dinh Bồ Đề". Đấy ! Không cần ngoại công nội ứng, chỉ một đêm mưa gió mà vượt ngục được.
Thế lúc quân ta tràn vào (đến đâu, chưa biết), trống trận ầm ầm, thành lũy tan vỡ, quân Minh nhốn nháo, tứ phía bủa vây, 500 lính Minh bị giết, bao nhiêu lính bị bắt, không biết có thể tưởng tượng một cuộc giải thoát tù trong điều kiện này không nhỉ?
Hay là Lê Lai được giải cứu sau này, trong điều kiện khác? Dĩ nhiên, kịch bản "Lê Lai được giải cứu" có nghĩa là trước sau, ít ra cho đến năm 1427, chỉ có một Lê Lai cứu Lê Lợi sau bị Lê Lợi giết.
Còn nếu tin theo Nguyên Thắng: Lê Lai không hề được giải cứu, đã bị Minh giết, thì chỉ còn cách dựa vào sách vở, ngôn từ, phân tách ngữ nghĩa, trưng bằng cớ, chứng minh có nhiều Lê Lai được ban quốc tính, chung sống cạnh Lê Lợi trước năm 1427.
Như vậy cứ chứng minh là có nhiều Lê Lai vây quanh Lê Lợi, và tưởng tượng Lê Lợi ra lệnh: " Lê Lai 1 cưỡi voi ra thế mạng ta, Lê Lai 2 theo ta hộ giá, Lê Lai 3 đem quân ra đối đầu giặc...".
Nghe những người trong "nghề đọc sách" luận bàn không hẳn là dễ, cũng lắm công phu đấy chứ nhỉ !...
Những bài viết về Ngọc Hân
Ðỗ Lai Thúy - Chu quang Trứ
Tiếng khóc thành ngâm
Đỗ Lai Thúy
Tuyệt vời là khúc thương tâm
Biết bao tiếng khóc thành ngâm muôn đời
A.Musset
Vào thế kỷ XII, để yên bờ cơi phía nam hoặc muốn mở rộng đất đai, một người gái Việt Nam phải rời Thăng Long lấy vua Chiêm. Đó là Huyền Trân Công chúa. Cuộc hôn nhân chính trị này đă để lại nhiều đau khổ v́ tai tiếng:
Hai châu Ô Lư vuông ngàn dặm
Một gái hồng nhan khổ mấy mươi.
Đến cuối thế kỷ XVIII, lại một hôn nhân khác. Khi Nguyễn Huệ ra Bắc lấy danh nghĩa "Phù Lê Diệt Trịnh", vua Hiển Tông bèn gả cho ông cô con gái yêu là Ngọc Hân Công chúa. Ngọc Hân là một cô gái thông minh, từ nhỏ đă được học thông kinh sử và làm thơ văn. Bà rời Thăng Long theo chồng vào Nam khi mới 16 tuổi. Trong Văn tế vua Quang Trung, bà nhắc lại sự kiện này khá rơ ràng:
Nhớ khi bến Nhị thuận buồm, hội bái vật chín châu lừng lẫy;
Vừa buổi cầu Ngân sơn nhịp, đoàn ỷ la đôi nước rơ ràng
Hôn cấu đă nên nghĩa cả
Quan san bao quản dặm trường.
Cuộc hôn nhân này đă mang lại hạnh phúc cho Ngọc Hân v́ đă gặp được người xứng đáng:
Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công tŕnh
Nhưng chỉ 6 năm sau, vua Quang Trung mất để lại cho bà hai con nhỏ. Khóc chồng và khóc cho số phận chính ḿnh, bà đă sáng tác hai áng văn bất hủ: Ai tư văn và Văn tế vua Quang Trung. Nội dung hai bản văn này như nhau, t́nh cảm của tác giả dồn nén vào đấy cũng như nhau, nhưng sức vang động trong ḷng người đọc th́ khác nhau.Ai tư văn là một tiếng vang lớn, đưa Ngọc Hân lên thành một tác giả nữ nổi tiếng của văn học Việt Nam. Ai tư văn là tiếng ḷng của một người phụ nữ vừa mới bị tước đoạt hạnh phúc. Tiếng kêu thương đó đă t́m được thể thơ song thất lục lục bát để trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Đây chính là một khúc ngâm như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm... Một thể loại văn học mới xuất hiện để đáp ứng nhu cầu bày tỏ nội tâm của con người cá nhân và thức dậy trên cái bọc trăm trứng của cộng đồng. Lời than văn này gồm 41 khổ, 164 câu. Hai khổ đầu dường như chứa đựng nội dung của toàn bộ tác phẩm:
Gió hiu hắt, pḥng tiêu lạnh lẽo
Trước thềm lan, hoa héo don don!
Cầu tiên khói tỏa đỉnh non,
Xe rồng thăm thẳm, bóng loan dàu dàu
Nỗi lai lịch dễ hầu than thở
Trách nhân duyên mờ lỡ cớ sao?
Sầu sầu thảm thảm xiết bao
Sầu đầy giọt bể, thảm cao ngất trời.
Ba khổ thơ tiếp theo gợi lại cuộc sống hạnh phúc vợ chồng: hai khổ sau nữa là sự đột ngột ngă bệnh của chồng và cái chết! Tất cả các khổ c̣n lại đều nói về tâm trạng của tác giả: sự bàng hoàng và bơ vơ sau cái chết của Nguyễn Huệ, Ngọc Hân sống như người mộng du, hoang tưởng: khi th́ thấy chồng hiện về, khi th́ lớn tiếng trách trời sao lại để một người đức độ, công lao như vậy phải đoản thọ, khi th́ muốn thác theo chồng nhưng lại vướng nách hai con nhỏ, rồi nh́n đâu cũng nhớ nhung đau khổ cả:
Buồn xem hoa, hoa buồn thêm thẹn,
Cánh hải đường đă quện giọt sương
Trông chim càng dễ đoạn trường
Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi.
Cảnh nào cũng bùi ngùi cảnh ấy
Tiệc vui muồng c̣n thấy chi đâu
Phút giây băi bể nương dâu
Cuộc đời là thế biết hầu nài sao?
Chữ t́nh nghĩa trời cao đất rộng
Nỗi đoạn trường c̣n sống c̣n đau...
Lê Ngọc Hân hẳn không có ư định làm một thi sĩ. Nhưng nỗi khổ đau, sự can đảm giăi bày nội tâm, việc chọn đúng thể loại ngâm khúc và tài năng sử dụng ngôn ngữ đă khiến bà trở thành một thi sĩ, một thi sĩ ngoài ư muốn nhưng thật tuyệt vời!
Danh nhân Lê Ngọc Hân
(Nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất)
PGS Chu Quang Trứ
Năm 1999 kỷ niệm 210 năm ngày chiến thắng Đống Đa (1789-1999), đồng thời kỷ niệm 200 năm ngày mất của Công chúa - Hoàng hậu Lê Ngọc Hân (1799-1999). Nhân dịp này, chúng ta thành kính dâng lên Bà nén tâm hương và cùng nhau ôn lại cuộc đời Bà với những hiểu biết chân xác dưới lớp bụi thời gian.
Đọc lại những tư liệu ít ỏi trong sử cũ và tham chiếu tộc phả họ Nguyễn Đ́nh ở Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), chúng ta biết Lê Ngọc Hân là vợ yêu của vua Quang Trung, cũng là một danh nhân văn hóa của dân tộc. Ngọc Hân thuộc hàng công chúa cuối cùng của nhà Lê, đi vào lịch sử bằng cuộc t́nh duyên tuyệt đẹp với anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đóng góp cho văn học Việt Nam bài văn khóc chồng Tế vua Quang Trung chân t́nh thống thiết; và đặc biệt là bài Ai Tư Văn tha thiết làm rung động ḷng người ở mọi thời đại. Nhắc đến sự nghiệp lừng lẫy của vua Quang Trung, không thể không nhắc đến bà. Và cũng chính bà, với hai tác phẩm văn học trên, đă sớm nhất đánh giá vua Quang Trung súc tích mà ngắn gọn, dễ nhớ nhất:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công tŕnh
Mà nay lượng cả ơn sâu,
Móc mưa tưới khắp chín châu đượm nhuần.
Nhưng con người đầy tài hoa và nồng thắm t́nh cảm ấy phải chịu mệnh bạc, mà cả khi chết rồi vẫn phải chịu nhiều tai ương và oan trái. Cho đến nay, mặc dù đă được một số nhà nghiên cứu văn học và sử học minh oan, chứng minh bà mất từ năm 1799 tức trước khi triều Tây Sơn sụp đổ 3 năm, nhưng đây đó vẫn lan truyền thông tin rằng, bà chịu bị Gia Long ép lấy làm vợ; hoặc khi triều Tây Sơn đổ, bà phải lẩn trốn nhưng vẫn bị vua Gia Long truy nă và bắt về hành h́nh rùng rợn. Thực ra đó là những cách nghĩ bị suy diễn từ sự việc dễ gợi mối liên tưởng: Gia Long có ép Ngọc B́nh - em nuôi của bà và là vợ của vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn - lấy y. Gia Long có hành h́nh man rợ vua tôi Cảnh Thịnh và đối xử hèn hạ với di hài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và Thái Đức - Nguyễn Nhạc. Nhưng đối với bà Ngọc Hân, Gia Long và cả Minh Mạng vẫn "lờ đi", chỉ đến Thiệu Trị v́ có người tố giác mới theo "phép nước" mới có những hành động độc địa.
Vậy sự thật về Lê Ngọc Hân như thế nào? Từ những tư liệu văn học và sử học của thời Lê, thời Tây Sơn và thời Nguyễn, từ tộc phả họ Nguyễn Đ́nh và những truyền thuyết ở Ninh Hiệp - quê ngoại của bà, bức màn bí mật được vén lên dần:
Vùng Cố Pháp - Đông Ngàn - Từ Sơn (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh), chỉ với những tên gọi nối nhau trong lịch sử đă gợi lên một vùng sông nước, rừng cây, g̣ đồi. Trên những g̣ đồi ấy, tổ tiên xa xưa đă tụ cư lập xóm dựng làng mà tên làng khi Hán Việt hóa để đi vào địa bạ của chính quyền đô hộ thời Bắc thuộc và của các nhà nước dân tộc thời độc lập đều có chữ Phù ở đằng trước để chỉ rơ g̣ nổi ở giữa đồng nước. Chỉ riêng phủ Từ Sơn (Bắc Ninh) đến thời Nguyễn vẫn c̣n các xă Phù Đổng, Phù Minh, Phù Lập (thượng và hạ), Phù Chẩn, Phù Ninh, Phù Lộc, Phù Lưu, Phù Khê, Phù Cảo, Phù Yên, Phù Lương, Phù Lăng... Giáo sư Trần Quốc Vượng đă phục nguyên âm Phù là Bù - Pù - G̣ thông đạt rơ ư tưởng người xưa. Đây là vùng đất thiêng, đă sản sinh ra Thành Gióng - anh hùng cứu nước đầu tiên đầy chất huyền thoại, và Lư Công Uẩn dựng nghiệp Đế mở ra kỷ nguyên Đại Việt, những người dân "dốt Đông Ngàn hơn ngoan thiên hạ"... Trong những người dân Đông Ngàn ấy, ở đầu thế kỷ thứ XVIII có cụ Nguyễn Đ́nh Giai ở Phù Ninh - tên nôm là làng Nành được triều đ́nh nhà Lê phong là Vũ huân tướng công thự Thần vũ tứ vệ quân vụ Tham đốc đặc tứ phong tặng chiêu vũ tướng quân, Đô đốc phủ Đô đốc Đồng Tri, Tuấn trung hầu. Cụ có 18 người con, gái trưởng là bà Nguyễn Thị Huyền. Bà được ông bác ruột - đồng thời cũng là cha nuôi đang làm tả thiếu giám (quan hoạn) ở ty Lễ giám tiến cử làm cung tần cho vua Lê Cảnh Hưng. Bài vị bà ở đền thờ tại Phù Ninh (nay là làng Ninh - Gia Lâm - Hà Nội) ghi rơ: "Cố Lê Chiêu Nghi Nguyễn Thị Húy Huyền, hiệu Thiện Trung sinh giờ Dậu ngày mồng 3 tháng 10 năm Quư Dậu (28-10-1753), mất giờ Hợi ngày mồng 1 tháng 8 năm Quư Mùi (1823), thọ 71 tuổi. Bà Huyền sinh công chúa Lê Ngọc Hân vào giờ Sửu ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (22-5-1770).
Năm 1786 Nguyễn huệ kéo quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, phù vua Lê, song trên thực tế đă thống nhất Đàng Trong và Đàng Ngoài, được vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân đang ở độ tuổi 16. ít ngày sau vua Lê Hiển Tông băng hà. Bà Nguyễn Thị Huyền góa bụa ở tuổi 33, sau một thời gian chịu tang chồng đă lui về quê lập dinh Thiết Lâm 100 gian ở xế cửa chùa Pháp Vân để tiện sang chùa lễ Phật.
Ngọc Hân vào Phú Xuân sống hạnh phúc bên chồng. Cuối năm 1788 được tin quân Thanh xâm lược đă chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế để chính danh tiến quân ra Bắc, phong Ngọc Hân làm Hoàng hậu ố tộc phả họ Nguyễn Đ́nh ghi là Trinh Nhất Vũ Hoàng hậu. Sau khi vua Quang Trung đại thắng quân Thanh, vào đầu xuân Kỷ Dậu lại trở về Phú Xuân, và Ngọc hân đă sinh với vua được con gái đầu ḷng là công chúa Ngọc Bảo vào giờ Hợi ngày 20 tháng 4 năm Canh Tuất (4-6-1790), rồi hoàng tử Văn Đức vào giờ Măo ngày 14 tháng
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công tŕình...
Lê Ngọc Hân là con vua Lê Hiển Tông và bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền. Bà có nhan sắc, thông minh, lại giỏi thơ văn.
Năm 1786, anh hùng "áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh". Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ và theo ông về Thuận Hóa.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng Hậu.
Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu.
Năm 1792, Quang Trung Hoàng Đế đột ngột băng hà. Bà viết Tế Vua Quang Trung và Ai Tư Văn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng anh hùng vắn số.
Tác phẩm Ai Tư Văn chịu nhiều ảnh hưởng của bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, nhưng cũng không hiếm những đoạn, những câu t́nh ư cảm động tha thiết, làm rung động ḷng người.
Có nhiều giả thuyết về cái chết của Ngọc Hân Hoàng Hậu, song thuyết đáng tin cậy nhất là bà mất vào năm 1799 từ bài văn tế bà do Phan Huy Ích viết, có chép trong Dụ Am Văn Tập.
Giêng năm Tân Hợi (27-2- 1791). Hạnh phúc đang nồng th́ năm 1792 vua Quang Trung băng đột ngột, Ngọc Hân ở tuổi 22 đă chịu cảnh góa bụa. Hai bài văn khóc chồng Tế vua Quang Trung và Ai tư văn đă nói lên nỗi đau đứt ruột xé ḷng của bà. Bà muốn chết theo chồng, nhưng trong đám tang vua Quang Trung thấy cảnh các con mới 1 - 2 tuổi ở trước linh sàng cha:
Gót lân chỉ mấy hàng lẫm chẫm
Đầu mũ mao, ḿnh tấm áo gai
U ơ ra trước hường đài
Tưởng quang cảnh ấy chua cay ḷng này
mà bà tạm sống để nuôi con, chờ con qua tuổi ấu thơ, chỉ sống thể xác thôi:
Vậy nên nấn ná đôi khi
H́nh tuy c̣n ở phách th́ đă theo
Bà đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ố Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4-12-1799) th́ mất, lúc ấy mới 29 tuổi. Khi đó Phan Huy ích đang là một trọng thần của Tây Sơn, đă soạn giúp năm bài văn cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh tế Ngọc Hân. Cả năm bài văn trên c̣n chép trong sách Dụ Am văn tập.
Tiếp theo, triều đ́nh Cảnh Thịnh lục đục và suy yếu, ngày càng bị tập đoàn Nguyễn ánh đe dọa. Hai con bag phải đổi sang họ Trần, nhưng rồi với sự sụp đổ của triều Tây Sơn, theo tộc phả họ Nguyễn Đ́nh, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23-12-1801) hoàng tử Văn Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18-5-1802) công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi. Không rơ có phải như truyền thuyết là bị nhà Nguyễn giết hại trong khi trốn tránh? Nhưng cũng có thể chết bệnh v́ mất vào những thời điểm khác nhau, và không có tên trong danh sách vua tôi nhà Tây Sơn bị Gia Long hành h́nh. Hơn nữa bộ sách chính sử của nhà Nguyễn Đại Nam Thực lục nhân năm 1842 phá hủy đền thờ Ngọc Hân ở Phù Ninh có ghi: "Nguyên người xă ấy là Nguyễn Thị Huyền làm cung nhân của vua Lê Hiển Tông, có người con gái là Lê Ngọc Hân, sau gả cho ngụy (Nguyễn) Huệ, sinh được 1 trai và 1 gái, Ngọc Hân chết, con trai, con gái cũng chết non cả".
Phần "Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đ́inh c̣n ghi thêm: Bà Nguyễn Thị Huyền thương con gái và các cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, năm 1804 thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc hân, ngày 24 tháng 3 năm Giáp Tư (3-5-1804) xuồng thuyền vượt biển, ngày 20 tháng 5 (28-6) về đến bến ái Mộ (Gia lâm, Hà Nội), ngày mồng 4 tháng sau (11-7-1804) đưa về bản dinh (tức dinh Thiết lâm của bà Nguyễn Thị Huyền), ngày mồng 9 (16-7-1804) đưa về làng, giờ Ngọ an táng hài cốt bà Ngọc hân, phụ chôn hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là Băi Cây Đại hay Băi Đầu Voi ở đầu làng Nành. (ảnh: Tượng chân dung của Bà Nguyễn Thị Huyền vợ Vua Lê, mẹ Công chúa Lê Ngọc Hân)
Sự việc này, bộ Đại Nam thực lục ghi tiếp ở năm 1842: "Khoảng năm đầu Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xă Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích".
Bà Nguyễn Thị Huyền không có con trai, đă kư hậu 50 mẫu ruộng tốt với làng và chuyển dinh Thiết Lâm làm đền thờ. Nam 1823 bà Huyền mất, thọ 70 tuổi, dinh Thiết Lâm thờ bà và mẹ con Ngọc Hân. vẫn theo tộc phả họ Nguyễn Đ́nh và kết hợp truyền thuyết địa phương, th́ vào khoảng thời gian đời Minh Mạng sang đời Thiệu Trị, có người trong làng tố giác việc thờ cúng này, vua Thiệu Trị đă cho phá hủy đền thờ ở dinh Thiết Lâm, quật mộ ba mẹ con Ngọc Hân, đổ hài cốt xuống sông - nơi này sau dân lập đền ghềnh thờ bà; chánh tổng bị lột da nhồi trấu, tri phủ bị cách chức. Bộ sử Đại nam thực lục năm 1842 cũng xác nhận: "Tới đây, việc ấy phát giác, vua sai hủy đền thờ, đào bỏ hài cốt kẻ ngụy".
Từ năm 1842 dinh Thiết Lâm bị phá, nền dinh bỏ hoang thành đất công của làng, nhưng dân vẫn gọi là "Vườn Dinh" và dựng lên đây Một "Miếu cô hồn" kín đáo thờ Ngọc Hân. Măi gần trăm năm sau, đến năm 1937 họ Nguyễn Đ́nh đổi đất với làng lấy lại một phần nền dinh Thiết Lâm và lập lại đền thờ bà Nguyễn Thị Huyền cùng với Ngọc Hân. Đồng thời, tại băi cây Đại, cùng với việc sửa lại mộ bà Nguyễn Thị Huyền, dân làng cũng đắp nấm mộ tượng trưng của mẹ con Ngọc Hân, tương truyền là chính chỗ mà năm 1842 bị Thiệu Trị quật phá.
Như vậy, tại Phù Ninh ( nay là xă Ninh Hiệp - Gia Lâm Hà Nội) ngày trong khi Gia Long vừa lật đổ triều Tây Sơn, hành quyết man rợ vua tôi Cảnh Thịnh, ra sức truy lùng hành tích Tây Sơn, th́ nhân dân đă đón nhận hài cốt mẹ con Ngọc Hân về, xây lăng mộ, dựng đền thờ. (ảnh:Mộ Bà Huyền)
Từ năm 1842 không được thờ chính thức th́ nhân dân bí mật thờ mẹ con Ngọc Hân dưới dạng "cô hồn". Và từ 1937 Ngọc Hân cùng với mẹ và hai con lại được thờ trong một nhà thờ nhánh của họ Nguyễn Đ́nh. Trước sau vẫn ở trên một khu đất cũ là nền dinh Thiết Lâm sư của nhà Nguyễn Thị Huyền. Cùng với việc thờ cúng này, nhân dân địa phương c̣n giữ trong chùa làng chiếc trống đồng lớn (cao 35 cm, rộng 55 cm) khắc rơ niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 8 (1801) với nhiều hoa văn đẹp để rồi giao cho Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam quản lư và trưng bày cho mọi người đều biết.
Mười năm trước, trong khuôn khổ chuẩn bị kỷ niệm 200 năm chiến thắng Đống Đa, cuối năm 1988, chính quyền xă Ninh Hiệp đă tổ chức cuộc hội thảo khoa học về danh nhân Lê Ngọc Hân nhân ngày giỗ bà và làm lễ dâng hương trang trọng. Nhưng cho đến nay di tích về bà vẫn c̣n bị thả nổi!
Cuộc đời Lê Ngọc Hân cả khi sống lẫn khi chết đă chịu nhiều cay đắng, nhưng bà thực sự là một nhân vật lịch sử ố một nữ danh nhân văn hóa đầy tài hoa, từ khi gắn cuộc đời với vua Quang Trung đă trở thành một tài năng sáng tạo lớn của đất nước. Sau kỷ niệm 210 năm chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung, hy vọng vào dịp giỗ Ngọc Hân lần thứ 200 này (cuối năm 1999) đền thờ và nấm mộ (dù là tượng trưng) của Bà sẽ chính thức là di sản văn hóa quốc gia.
Thanh kiếm Thái A của vua Gia Long
Vietsciences- Võ Quang Yến 22/02/2009
Những bài cùng tác giả
Khách du lịch ghé qua Paris không thể không lại viếng Điện Quốc gia Phế binh (Hôtel National des Invalides) có tiếng nhiều nhờ đã chứa mồ của Vua Napoléon. Nhưng chớ nên quên trong tòa nầy còn có Viện Bảo tàng Quân đội (Musée de l'Armée) là một trong những viện lớn nhất thế giới về mỹ thuật, kỹ thuật và lịch sử quân sự. Đặc biệt Phòng Đông Phương, Cận Đông và Viễn Đông từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 (Salle Orient, Proche Orient et Extrême-Orient du 15ème au 19ème siècle) trưng bày nhiều khí giới Ba Tư, Ấn Độ, Tích Lan,...những thanh gươm Trung Quốc, Nhật Bản... bao quanh một thanh bảo kiếm được ghi là của vua Gia Long.
Vua Gia Long
Tôi không phải là người độc nhất tò mò đi tìm xem thanh gươm nầy. Nhưng tôi lại đã xin được ông Quản đốc Viện Bảo tàng mở tủ cho tôi chụp hình. Không biết bao giờ mới có dịp may như thế nầy, tôi đã chụp ngang, chụp dọc, chụp trên, chụp dưới,... Thanh kiếm gồm có hai phần : một lưỡi dài khoảng một thước và một cán ngắn bằng một phần năm lưỡi. Đầu cán là một đầu rồng, có thể đầu một con giao hay một con cù không sừng, bằng vàng chạm trổ. Có người Pháp cho nó giống một đầu con chó (Note E) (1). Cổ rồng nối liền đầu rồng và đốc kiếm (garde) làm thành đốc gươm (fusée) là một dãy bảy vòng ngọc thạch giống bảy đốt tre dính liền với nhau qua những đường gân bằng vàng với đằng cuối một vòng mạ vàng nằm giữa bốn chuỗi san hô xanh đỏ. Miệng rồng nhả ra một băng mạ vàng cũng mang phía ngoài bốn chuỗi san hô xanh đỏ uốn quanh về đốc kiếm làm thành cánh đốc kiếm (quillon). Ở đằng cuối, cánh đốc kiếm nầy mở rộng ra quanh lưỡi kiếm, có chạm trổ những hình lá và nạm những hột kim cương. Lưỡi kiếm hình hơi cong là một thanh thép sáng ngời, khắc ở phần trên một mặt trời nằm giữa mấy cuộn mây và tên gươm bằng ba chữ Hán : Thái A Kiếm. Tên nầy không phải ngẫu nhiên mà có.
Thanh kiếm Thái A ảnh Võ Quang Yến
Trong hai cuốn Từ điển Từ ngữ Điển cố Văn học và Từ ngữ Văn Nôm (3) có sự tích nầy : "Lúc nhà Tần chưa diệt được Ngô, Trương Hoa xem thiên văn thường thấy giữa sao Đẩu và sao Ngưu có luồng khí máu đỏ tía, các đao thuật đều nói đó là điềm báo nước Ngô đang buổi cường thịnh, chưa đánh được. Riêng Trương Hoa cho lời nói đó không đúng. Đến khi đánh lấy được Ngô rồi, luồng khí lại mạnh và sáng hơn. Trương Hoa mới đem chuyện hỏi Lôi Hoán, người giỏi về thiên văn thuật số. Lôi Hoán cùng Trương Hoa lên lầu cao quan sát một hồi lâu. Lôi Hoán nói : "Chỉ giữa sao Đẩu và sao Ngưu là có luồng khí lạ đó. Ấy là cái tinh của bảo kiếm ở Phong Thành xông lên tận trời đấy". Trương Hoa nói : "Quả vậy, nay tôi muốn phiền anh ra làm quan lệnh ở đất ấy rồi ra công tìm gươm báu cho". Lôi Hoán nhận lời. Ông đến Phong Thành, cho đào nền nhà ngục, thì tìm ra được một cái hòm đá nằm sâu dưới lòng đất hơn bốn trượng. Khi sáng lóe ra, bên trong có hai thanh gươm, một thanh có khắc chữ "Long Tuyền", và một thanh khác chữ "Thái A". Đêm hôm đó không thấy luồng khí lạ ở giữa sao Đẩu và sao Ngưu nữa".
Kinh luân đã tỏ tài cao,
Thớ co rễ quánh thủ dao Long Tuyền.
Thanh kiếm Thái A ảnh Võ Quang Yến
Nguyên quán hai thanh kiếm trống Long Tuyền và mái Thái A nầy trong Tể tướng kiếm, trước mang tên Can Tương và Mạc Da trong Nguyên nhân kiếm được giải thích trong cuốn Thành ngữ Điển tích Từ điển (2). "Ngô Hạp Lư đời Đông Châu giết anh lên ngôi, khiến Can Tương là một tên thợ rèn gươm có tiếng, rèn riêng cho mình một lưỡi gươm. Can Trương tìm sắt tốt vàng ròng, rồi lựa ba trăm con gái còn tơ đốt than nung lò ba tháng mà vàng không chảy. Vợ Can Tương là nàng Mạc Da nói, rèn cái gì mà không hóa thì cần phải có người để cúng mới nên. Mạc Da mới tắm gội sạch sẽ, cắt tóc nhổ răng, khiến người quạt lửa cho đỏ rối gieo mình vào lò than. Vàng sắt đều chảy. Can Tương lấy đó rèn hai lưỡi gươm, một lưỡi thuộc dương đặt tên là Can Tương, một lưỡi thuộc âm đặt tên là Mạc Da. Rồi can Tương đem lưỡi Mạc da dưng cho Hạp Lư , còn lưỡi Can Tương thì giấu để lại cho mình. Hạp Lư biết được giận lắm, sai người qua đoạt. Can Tương lấy gươm liệng lên hóa rồng cỡi đi mất". Sáu trăm năm sau, tới triều Tấn, tiếp theo là câu chuyện Lôi Hoán, Trương Hoa đã thấy ở trên. Thì ra Thái A Kiếm là lấy từ sự tích bên Tàu.
Bây giờ Thục chúa tỉnh ra,
Dứt tình phó lưỡi Thái A cho nàng.
Thanh kiếm Thái A ảnh Võ Quang Yến
Trong một bức thư viết cho ông Carnot năm 1922 để trả lời một câu hỏi của ông André Salles, Thanh tra Thuộc địa, ông Đại tá Payard, Phó Giám đốc Điện Quốc gia Phế binh tả lưỡi kiếm chỉ có một rãnh khoét (gorge d'évidement) (Note E) (1), thành thử có tác giả, trong một thiên khảo cứu tìm tòi (4), xác định thanh kiếm nầy là một sản phẩm Âu châu, chỉ có gắn vào một đốc kiếm Á châu thưc hiện tại chỗ. Tuy nhiên, ở Viện Bảo tàng Quân đội Paris, bảo kiếm nầy được trình bày là thanh gươm của vua Gia Long. Thật hay không, cần phải có một bằng chứng, chẳng hạn một cái ảnh vua Gia Long mang kiếm hay một văn bản xác định thanh kiếm Thái A chính là của vua Gia Long. Ví như thật là của vua Gia Long thì ai đã đem biếu tặng kiếm cho vị quốc vương Việt Nam và trong điều kiện nào kiếm được đem về trưng bày trong tủ kính Viện nầy ? Ông Quản đốc viện không có một tài liệu nào để giải thích sự kiện nếu không là một bản tin vắng tắt cho biết thanh kiếm được đem từ An Nam về sau cuộc viễn chinh đầu tiên (Note B) (1). Nếu khó lòng biết được lúc nào kiếm đã đến với vị vua nhà Nguyễn, có thể đoán biết làm sao kiếm đã rời khỏi hoàng thành. Thanh nầy khác hẳn thanh kiếm vua Khải Định sau nầy hay đeo như thấy trong ảnh. Nó cũng không thể là thanh kiếm vua Hàm Nghi đã mang theo với chiếc ấn khi cùng triều thần xuất bôn, khởi hịch Cần Vương sau đêm kinh đô thất thủ vì một cặp kiếm cùng các bảo vật đã được phát hiện gần đây ở thôn Phú Hòa, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (6) đồng thời một thanh gươm khác "dùng để chém những dân phu chôn vàng" rỉ, mục, nhặt được bên cạnh một gốc cây tươi trên đồi Yên Ngựa ở vùng Mả Cú thuộc xóm Rôồng, thôn Đặng Hóa, Xã Hóa Sơn (7). Ta không thể tưởng tượng một ông vua nào hay một vị đại thần nào đã đem dâng biếu cho một người ngoại quốc thanh kiếm của nhà vua, "một bảo vật lịch sử và tượng trưng quan hệ đến hạnh phúc và sự bảo tồn dân tộc" như vua Đồng Khánh đã nói với nhà văn Jules Boissière năm 1888 khi tiếp kiến ông nầy ở Huế và tỏ ý được hoàn lại (Note F) (1). Nếu kiếm rơi vào tay người Pháp thì có thể là vì họ đã tự tiện đoạt lấy, đặc biệt vào lúc tình hình rối beng, không còn trật tự chẳng hạn vào những ngày biến cố Ất Dậu 05.07.1885.
Bộ Lại cho đến bộ Binh,
Phố phưòng hai dãy nép mình cháy tan.
Bao nhiêu của cải bạc vàng,
Nửa thì nó lấy, nửa đốt tàn thành tro...
(Vè Thất thủ kinh đô)
Vua Khải Định đeo một thanh kiếm
Còn có câu hỏi tại sao vua Hàm Nghi khi xuất bôn không đem thanh kiếm nầy theo cùng với cặp kiếm của ông, trừ phi kiếm đã bị cướp mất trước hay trong thời gian biến cố. Dù sao, cướp bóc thời chinh chiến là chuyện thường thấy ở nhiều nơi, huống hồ quan quân thuộc địa còn làm những việc tầy trời như tháng giêng 1913, dưới triều vua Duy Tân, viên Khâm sứ Georges Mahé dám cho đào lăng vua Tự Đức để chiếm lấy những bảo vật, một điều điếm nhục đã gây nhiều phẫn nộ trong dân chúng cùng triều đình Việt Nam và cũng không ít tai tiếng trong giới bảo hộ đến nỗi sau đó thủ phạm bị triệu hồi về nước. Xin nhắc lại, cướp kiếm chỉ là một giả thuyết, đến nay chưa có một tài liệu nào chứng xác sự kiện. Sự can thiệp của J. Boissière không thấy có kết quả vì thanh kiếm luôn còn nằm ở Viện Bảo tàng Quân đội Paris. Và ở đây lại xảy ra một sự kiện khác cũng có phần lý thú.
Ngày 03.10.1913 tờ báo Journal (Note A) (1), đăng một tin nhỏ : Hôm qua, thứ năm là ngày Viện Bảo tàng mở cửa, lúc bốn giờ, sau lúc viện đóng cửa, những người canh giữ khám phá một tủ kính bị phá vỡ và đã bị mất cắp một thanh gươm An Nam, bao gươm và vòng đai. Những bảo vật nầy mạ vàng, nạm đá, ngọc, có một giá trị lớn. Cuộc điều tra chẳng đem lại kết quả gì. Những dấu in trên kính đã được ghi lại nhưng khách rất đông, phần lớn là người nước ngoài. Tủ kính đã được khôn khéo mở ra với những dụng cụ cắt thép tí hon . Ngày hôm sau, 04.10.1913, tờ báo Temps ( Note B) (1) cũng cho đăng tải một tin tương tự với chi tiết bao gươm bằng da nạm kim hoàn và cặp móc chạm trổ dát một viên đá quý lớn. Sau khi đọc tin nầy, lập tức ông André Salles, Thanh tra Thuộc địa, viết thư cho Trung tướng Niox, Giám đốc Viện Bảo tàng, Tư lệnh Tòa Quốc gia Phế binh, người có nhiệm vụ thực hiện cuộc điều tra với ông Guérin, để tố cáo những nhà cách mạng An Nam. Lời buộc tội nầy không có một bằng chứng nào, có thể chỉ phát xuất từ thái độ hiềm khích của ông André Salles đối với những chí sĩ Việt Nam. Ông Niox cũng không tin và cho biết thêm thanh gươm không bị mất cắp, chỉ cái bao gươm thôi (Note C) (1). Theo Đại tá Payard, bao gươm không phải bằng vàng mà mạ vàng, hai vòng ngoài (chape) và đường viền đồng (bouterolle) đều nạm đá cả hai mặt. Móc vòng đai (crochet de ceinture) và khâu treo (bélière) bằng lụa và vàng nạm ngọc san hô, vòng đai bằng lụa và vàng cũng bị mất cắp cùng bao gươm (Note E) (1). Cần giải thích thêm chăng bao gươm và đai gươm mềm, dễ xếp vào túi hơn thanh gươm dài cứng...
Theo hai học giả quan tâm đến những bảo vật của hoàng gia thì vua Gia Long còn có một thanh gươm khác mang tên Thanh gươm quy y. "Thanh gươm này nguyên là bửu kiếm của tiên triều, thường dùng để chém đầu giặc, những kẻ phản quốc,... Một điều lạ là nếu ngày mai có người bị giết thì đêm ấy gươm đã thoát ra khỏi bao. Vua Gia Long thấy thanh kiếm ưa giết người nên đem dâng cửa Phật và mới gọi là Thanh gươm quy y (Quốc Triều Chánh Biên) (5). Có lẽ là tình cờ, hai cái gươm của vua Gia Long đều có sự tích với cái bao: Thanh kiếm Thái A không còn bao nữa, còn Thanh gươm quy y tự thoát ra bao, bây giờ ở đâu ? May ra, ví chi được trưng bày trước những cặp mắt dửng dưng của người ngoại quốc, nó được kín đáo thờ phụng như cặp kiếm của vua Hàm Nghi được dân làng Phú Gia lưu giữ: "Một mái nhà tranh. Một tấm lòng thành. Một bảo tàng lòng dân. Một ngôi làng sơn cước cũng làm nên một cõi sống đẹp như huyền sử khi con người không quên quá khứ" (6).
Cặp kiếm và bảo vật của vua Hàm Nghi được dân làng Phú Gia lưu giữ (6)
Huế Xưa và Nay (7-8) 82 (2007) 41-45
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top