Nhân vật A phủ
-A Phủ đánh AS, bị bắt, bị những hủ tục của bọn cường hào miền núi biến thành nô lệ. Anh là sự đối lập giữa hai con người trong một: A Phủ cường tráng, gan góc, bất khuất và A Phủ cúi đầu chấp nhận sự trừng phạt -> Am hiểu tâm lí nhân vật của nhà văn.- A Phủ nghèo nhưng sống tự lập, chân chất, thẳng thắn; anh lao động giỏi, thổi sáo hay và yêu nghệ thuật. A Phủ là đứa con của núi rừng tự do nhưng không tránh được kiếp sống nô lệ.=> Cuộc đời của AP và Mị có nhiền nét tương đồng.
3. Sự gặp gỡ của những con người cùng cảnh ngộ.
- A Phủ làm tôi tớ cho gia đình nhà thống lí vì mải bẫy nhím để hổ vồ mất một con bò nên thống lí trừng trị: "Trói đứng...hơi lúc lắc". - A Phủ chỉ đứng nhắm mắt cho đến đêm khuya.
- Trong những đêm dài mùa đông lạnh và buồn, Mị đến bếp lửa hơ tay-bếp lửa như người bạn tri âm của Mị-và Mị thấy A Phủ mắt mở trừng trừng, Mị vẫn thản nhiên hơ tay chỉ biết ngọn lửa, A Phủ là cái xác chết đứng đấy thì Mị vẫn thế thôi -> Khi A Phủ bị trói đứng, Mị gần như vô tri, cô lặng lẽ như cái bóng. H/ảnh Mị bên bếp lửa khắc họa rõ nét nỗi héo hắt của người đàn bà trong đêm dài tối đen vùng cao.-Đêm mùa đông khác Mị dậy thổi lửa, liếc mắt trông sang thấy "A Phủ một dòng nước mắt... đen xạm lại", Mị thấy A Phủ khóc và nhớ lại việc Mị bị trói -> thấy "chúng nó thật độc ác, chỉ đêm mai là người kia chết, ta chỉ con biết đợi ngày rũ xương ỡ đây". => Giọt nước mắt của A Phủ là giọt nước làm tràn cốc đưa Mị ra khỏi cơn mê của thực tại trở về nỗi nhớ, nhớ đến nỗi khổ của mình, xót xa cho mình và cảm thấy thương A Phủ. Tô Hoài rất am hiểu tâm lí con người, phải thương mình, nhận ra mình cũng đau khổ thì mới hiểu được người khác. Mị thương A Phủ, tình thương lớn dần. + Mị tưởng tượng... thấy sợ và úc này tình thương A Phủ lớn hơn tình thương bản thân, là cơ sở để Mị cởi trói cho A Phủ.+ Mị "rón rén bước... đi ngay" -> sau khi giúp đỡ được A Phủ, giải quyết được tình thương người thì Mị lo sợ cho tai họa của mình, thương mình. Sự lo lắng ấy giúp Mị có sức mạnh để cùng thoát chạy theo A Phủ, thay đổi số phận mình.
Trong con người Mị đã lóe lên hi vọng, khát vọng sống lại bừng lên.
4. Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài.
- Miêu tả thiên nhiên, tả cảnh rất đặc sắc. Cảnh miền núi hiện ra với nét sinh hoạt và phong tục riêng.
+ Tả mùa xuân, ngày tết rất hấp dẫn với nhiền nét chấm phá, màu sắc và đường nét tạo hình.
+ Tả c/sống sinh động, tạo ấn tượng mạnh cho người đọc.
- Miêu tả tâm lí nhân vật tài tình.
+ Miêu tả qua hành động của Mị và A Phủ rất ít nhưng gây ấn tượng.
+ Qua dòng suy nghĩ trong tâm tư nhiều khi chập chờn.
+ Diễn tả tinh tế những diễn biến tâm lí chân thực, phức tạp của nhân vật.
- Giọng kể khi thì khách quan, khi thì nhập vào nhân vật, các giải thích ngắn gọn, tạo ấn tượng. Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, có sáng tạo.
III.Kết luận.
Tác phẩm là một thành công trong đề tài miền núi. Truyện đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tích cực mang tính giai cấp: lên án chế độ pk thực dân bóc lột tàn bạo; thông cảm với số phận đau khổ của người dân nghèo miền núi. Khẳng định phẩm chất tốt đẹp và khát vọng sống của họ, khả năng tích cực và con đường CM của họ.TP có nhiều nét nghệ thuật đặc sắc đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top