Vì Sao Phương Pháp Ăn Uống Shinya Sẽ Ngăn Ngừa Tái Phát Ung Thư?

Khi các tế bào tăng lên một cách bất thường, các cơ quan bị cứng lại thành một khối, người ta gọi đấy là khối u. Trong số các khối u, loại nào không xâm lấn, không di căn sang vùng khác, có giới hạn phát triển nhất định được gọi là "u lành tính", nếu không phải như vậy gọi là u ác tính. Các khối u ác tính này gọi là ung thư. Và người ta thường lấy tên của cơ quan, bộ phận đầu tiên phát hiện khối u để đặt tên bệnh, ví dụ như ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú...

Khi bị chuẩn đoán ung thư, trước hết mọi người đều sẽ lo lắng không biết nó có di căn hay không. Nếu ung thư đã di căn thì việc phẫu thuật để lấy toàn bộ bộ phận bị lây bệnh cũng như để điều trị hoàn toàn là rất khó.

Di căn tức là ung thư xuất hiện tại một bộ phận khác với bộ phận ban đầu bị bệnh, về việc tại sao ung thư lại di căn, người ta thường cho rằng tế bào ung thư theo tuyến bạch huyết và mạch máu, được vận chuyển đến các cơ quan khác và phát triển ở đó. Tuy nhiên, tôi lại có cách nhìn khác. Tôi không cho rằng các tế bào ung thư đang trong quá trình phát triển tại cơ quan nhiễm bệnh đầu tiên lại lan sang các cơ quan khác.

Thông thường, ung thư được phát hiện khi khối u trong đó đã phát triển và đạt đường kính ít nhất là lcm. Khối u trong ung thư chỉ là một tế bào ung thư có thể tăng sinh. Mặc dù khối u chỉ có lcm, nhưng để hình thành nên nó cần đến hàng trăm triệu tế bào khác. Chính vì vậy, để có thể phát triển đến mức như thế cần một khoảng thời gian không hề ngắn. Ung thư là một loại bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt, và ung thư phát sinh ở một bộ phận nào đó có nghĩa là các tế bào ung thư đang được sản sinh trong khắp cơ thể, mặc dù chưa phát triển đến mức hình thành khối u. Thật nguy hiểm nếu nói không nhìn thấy bằng mắt tức là không bị ung thư.

Các độc tố tích tụ trong cơ thể chúng ta theo thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ bám lên các tế bào trên toàn cơ thể như một trái bom hẹn giờ. Trong vô vàn các trái bom đó, trái nào phát nổ trước còn tùy thuộc vào nguyên nhân di truyền, môi trường sinh hoạt của từng người. Với những người thường xuyên ăn các thực phẩm được vun trồng bằng các thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia... Có lẽ trái bom phát nổ đầu tiên chính là trái bám trên gan, cơ quan giải độc của cơ thể. Với những người có thời gian ăn uống không cố định, thường xuyên uống trà hay thuốc dạ dày, có lẽ trái bom ở dạ dày sẽ bộc phát đầu tiên. Dù môi trường sống giống nhau nhưng nếu yếu tố di truyền khác nhau thì vị trí phát bệnh cũng khác nhau. Nói tóm lại, ung thư không phải là "bệnh tổn thương cục bộ" - chỉ một bộ phận bị tế bào ung thư xâm lấn, mà là "bệnh tổn thương toàn thân" - toàn bộ cơ thể đều bị xâm lấn. Bệnh trạng "tái phát" bệnh ở một bộ phận nào đấy trên cơ thể mà chúng ta thường thấy chính là các trái bom hẹn giờ trong toàn cơ thể đang bộc phát tại thời điểm khác nhau.

Theo cách suy luận như vậy, tôi bắt đầu nghi ngờ liệu cách phẫu thuật thông thường, cắt bỏ bộ phận đang phát bệnh trong một phạm vi lớn, bao gồm cả tuyến bạch huyết và mạch máu, có đúng hay không. Bệnh ung thư được coi là bệnh nguy hiểm vì nếu cắt bỏ bộ phận phát bệnh mà bỏ qua phần di căn thì tế bào ung thư ở bộ phận di căn sẽ bắt đầu phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu nghĩ theo hướng bệnh ung thư là "bệnh tổn thương toàn thân" thì đây là một điều hết sức hiển nhiên. Thậm chí, nếu cắt bỏ các cơ quan, từ cơ thịt đến tế bào bạch huyết, mạch máu thì khả năng miễn dịch của cơ thể còn giảm mạnh hơn nữa. Vì vậy, trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư đại tràng, tôi không cho cắt mạc treo ruột để phòng tránh ung thư di căn đến tuyến bạch huyết hoặc tế bào ung thư không nhìn thấy phát triển trong diện rộng như thông thường. Bởi so với việc vẫn còn tế bào ung thư trong cơ thể thì việc không có tuyến bạch huyết còn gây ra tổn thương cho cơ thể lớn hơn rất nhiều. Theo Y học hiện đại ngày nay, nếu không cắt bỏ tế bào ung thư, cơ thể không thể hồi phục lại được. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ theo hướng khác. Bản thân con người có khả năng miễn dịch, khả năng phục hồi tự nhiên rất mạnh mẽ. Các bệnh nhân của tôi, mặc dù trong cơ thể vẫn còn các tế bào ung thư ở tuyến bạch huyết, nhưng nhờ thực hiện phương pháp ăn uống lành mạnh mà bệnh không tái phát, sức khỏe ổn định, đó chính là minh chứng rõ ràng nhất.

Khi bạn cải thiện chế độ ăn uống theo phương pháp ăn uống Shinya, các "enzyme diệu kỳ", nguồn năng lượng sống của con người chúng ta, sẽ được bổ sung một lượng lớn. Mặt khác, nếu bạn bỏ được các thói quen khiến cơ thể tiêu tốn các enzyme diệu kỳ này, hiệu quả còn tăng lên gấp bội. Tôi cho rằng khi lượng enzyme diệu kỳ được khôi phục đầy đủ sẽ giúp khả năng miễn dịch của cơ thể được nâng cao vào có thể ức chế các tế bào ung thư trong cơ thể.

Tuy nhiên việc phục hồi này cũng có giới hạn của nó. Nếu bạn để ung thư tiến vào giai đoạn cuối mới cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt... thì dù bạn có cải thiện như thế nào, có uống nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ miễn dịch đến đâu cũng rất khó để phục hồi cơ thể hoàn toàn. Nguyên nhân là các enzyme diệu kỳ trong cơ thể bạn đã cạn kiệt mất rồi.

Trong các nghiên cứu lâm sàng của tôi, có trường hợp người bệnh bị ung thư lan đến hai phần ba đại tràng.

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ bộ phận bị ung thư, người bệnh này đã thực hiện chế độ ăn uống hợp ]ý và không sử dụng thuốc chống ung thư. Có vẻ như các enzyme diệu kỳ trong cơ thể bệnh nhân này đã hoạt động rất tốt vì các tế bào ung thư không di căn, bệnh ung thư cũng không tái phát và người bệnh đã khỏe trở lại.

Phần lớn các bệnh nhân đến chỗ tôi chỉ để kiểm tra xem có bệnh hay không, thế nên tôi cũng ít thấy các trường hợp bị ung thư nặng. Tuy nhiên, trong số những người đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u và sau đó thực hiện theo phương pháp ăn uống Shinya, không một ai bị tái phát hay bị di căn. Đây là con số đáng để tham khảo. Ngoài ra, chưa có một bệnh nhân nào của tôi qua đời vì ung thư khi đang trong quá trình điều trị, và đó cũng là lý do tôi chưa một lần viết "giấy chứng tử" cho bệnh nhân. Đây cũng là niềm tự hào với một bác sĩ như tôi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top