Tuyệt đối và tương đối - Nhận thức và hành động
Khi còn bé ta thường hay tò mò về sự hiện diện tồn tại của những sự vật hiện tượng xung quanh ta. Ta bắt đầu nhận thức thế giới bằng những câu hỏi tại sao: Tại sao ta lại sống? Tại sao một ngày lại có ngày và đêm? Tại sao một năm lại có mùa nóng mùa lạnh? Tại sao con mèo lại kêu meo meo? Tại sao ta lại biết nghĩ? Và tại sao ta lại biết hỏi câu hỏi tại sao? Và cứ như thế ti tỉ những điều thân thuộc mà lạ lùng xuất hiện trong đầu ta kích thích trí tò mò của ta và thôi thúc ta đi tìm câu trả lời.
Khi ta lớn lên, có những câu hỏi đã được trả lời cũng có những câu hỏi mãi mãi chỉ là một ẩn số. Nhưng cuốn theo vòng xoáy của thời gian, ta sống nhanh sống vội, ta không còn câu hỏi cho những thứ mà ta coi là ngớ ngẩn, không còn chút liên quan hay ảnh hưởng tới cuộc sống của ta nữa. Thay vì tò mò những "chuyện không đâu", ta lại đau não nghĩ về những việc như: Tối nay ăn gì? Hôm nay đi ngủ hay đi chơi? Người ta yêu liệu có yêu ta hay không? Nhưng có một điều rằng khi lớn, khi ta bắt đầu chủ động đưa ra những quyết định ta vẫn luôn thường hỏi "Liệu ta làm thế này là đúng hay sai?" Và khi ta bất ngờ gặp một hiện tượng ta vẫn tự hỏi "Điều này là đúng hay sai?"
Đạo đức cá nhân và những chuẩn mực xã hội trong nhận thức và hành động
Tuyệt đối hay tương đối? Đúng và sai hay nửa đúng nửa sai? Con người dựa vào điều gì để nhận thức được bản chất đúng sai của vấn đề? Tại sao con người lại có thể nhận thức và đánh giá được bản chất của vấn đề? Đã bao giờ người ta sẽ nghĩ là bản thân mình sẽ sai sau khi đưa ra một quyết định nào đó không? Làm sao để có thể chứng minh cho bản thân mình biết rằng mình đã làm đúng? Chúng ta hiện nay đã và đang dựa vào một cột thước đo mà ta vẫn hay gọi là "chuẩn mực đạo đức". Ta vẫn hay dựa vào đó để hành xử, trước đến nay ta vẫn luôn nghĩ những điều ấy là hợp lí. Nhưng sự thật liệu có phải như thế? Chuẩn mực đạo đức liệu có phải là một thước đo tuyệt đối để đánh giá phẩm chất của một con người hay không?
Đạo đức được chia làm hai loại, đó là đạo đức tự nguyện và đạo đức tối thiểu. Đạo đức tự nguyện là sự tự nhận thức các giá trị của mỗi cá nhân trước hiện tượng của đời sống, thế nào là phải – trái, tốt - xấu, đúng – sai. Đạo đức tối thiểu chính là những tiêu chuẩn đạo lí mà con người cần phải tuân theo. Ví dụ như khi ta đi học ta thấy bạn ta ngã, đạo đức tự nguyện thì thôi thúc ta tới và đỡ bạn dậy, còn đạo đức tối thiểu là ta không được cười nhạo hay là chạy lại xô một cái cho bạn ngã tiếp. Nhưng người ta thường không thể phân biệt rõ hay thậm chí là không biết tới hai loại đạo đức này, người ta vẫn thường gộp chung hai loại đạo đức này với nhau. Việc áp đặt đạo đức của cá nhân lên đạo đức tối thiểu vẫn hay xảy ra, hậu quả dẫn đến là người ta dễ dàng hiểu lầm tới phẩm chất của người khác khi họ thấy người kia không có những hành động giống họ. Khi ấy người ta dễ dàng phán xét bản chất của con người dựa theo đạo đức tự nguyện, chuẩn mực đạo đức cá nhân của riêng họ. Nhưng tiêu chuẩn đạo đức cũng vẫn sẽ thay đổi dựa trên sự phát triển của nhận thức nhân loại và nó cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng mảng văn hóa khác nhau. Vậy khi đó nếu dựa trên chuẩn mực đạo đức thì việc ta đánh giá một hiện tượng sự vật có còn mang tính chất tuyệt đối hay không?
Tính chính xác của tri thức và tri giác
Nếu chuẩn mực đạo đức không thể đem lại có ta một quyết định mang tính tuyệt đối thì liệu chân lý có thể hay không? Chân lý có thực sự tồn tại hay nó đơn giản chỉ là sản phẩm do tư duy của con người hình thành nên trong quá trình nhận thức sự vật và hiện tượng? Chân lý theo chúng ta vẫn thường được biết tới như một khái niệm một định nghĩa một sự thật mà luôn luôn đúng và tuyệt đối đúng trong mọi không gian lẫn thời gian. Nhưng thực tế chân lý thực chất cũng chỉ là sự nhận thức của con người mà ta coi nó là đúng đắn về hiện thực khách quan được hình thành trong bộ óc của con người. Ta lấy cái chủ quan để phản ánh cái khách quan. Nhưng nếu đó chỉ là một nhận thức riêng biệt của một cá nhân riêng lẻ thì tại sao xã hội lại công nhận nó là "chân lý"? Chân lý được hình thành từ một ý kiến tổng quát hoá có tính khoa học và được chứng minh và kiểm nghiệm thực tế, thể hiện tính chất phổ quát và không có sự kiện trái ngược. Quan trọng hơn cả là nó được phần đa mọi người thừa nhận. Khi ấy một chân lý sẽ được ra đời.
Chủ nghĩa hoài nghi lại đưa ra câu hỏi: "Liệu các tri thức và nhận thức có thực sự đúng hay không?"
Chủ nghĩa hoài nghi triết học có nguồn gốc từ thời Pyrrho khi ông bắt đầu hoài nghi về sự xác tín của tri thức. Dần dần giả thuyết của ông đã được phát triển thành một chủ nghĩa được nhiều người theo đuổi, theo David Hume cũng có luận cứ nói rằng ta không thể biết gì về thế giới bên ngoài, vì để biến điều đó, ta sẽ phải biết rằng có một mối liên hệ giữa các dữ liệu cảm giác của ta và thế giới bên ngoài mà chúng được cho là đại diện cho nó. Nhưng điều duy nhất mà ta có thể liên hệ với là dữ liệu cảm giác của ta. Nhưng ta có thực sự chắc chắn rằng dữ liệu cảm giác của ta là đúng hay không?
Để chứng minh rằng tri giác của chúng ta không hề đáng tin cậy. Descarter đã đưa ra một giả thuyết đó là giả thuyết sự nghi ngờ mơ: khi ấy ta đang ngồi trong phòng và viết sách, nhưng nếu ta chỉ đang ngủ và mơ thấy ta cũng đang ngồi trong phòng và viết sách thì sao? Ta có phân biệt được là ta đang ngủ hay là đang thức hay không? Vì đôi lúc trong lúc ta ngủ và mơ ta vẫn tin là mình đang thức. Ta vẫn có thể tự chứng minh là ta đang thức trong lúc ta đang mơ. Descarter cho rằng không có một dấu hiệu nào chắc chắn để xác định là đang ta ngủ hay thức, vì trong mơ ta vẫn có thể làm những kiểm nghiệm để chứng minh là bản thân mình đang thức.
Có một giả thuyết khác cũng phần nào chứng minh được rằng tri giác của chúng ta là không hoàn toàn tuyệt đối đáng tin cậy. Đó là giả thuyết não trong thùng. Người ta thí nghiệm điều này bằng cách tách não bộ của con người ra khỏi cơ thể, ngâm vào một chiếc thùng có chất lòng để duy trì sự sống. Một chiếc máy tính được kết nối với các tế bào thần kinh của bộ não bằng các xung điện. Khi đó máy tính sẽ truyền vào não những dữ liệu thông tin của các hành động như là đang ăn, đang đi bộ, đang bơi v.v... Và não bộ thực sự nghĩ rằng mình đang thực hiện những hành động đó. Nhưng não bộ lại không xác định được nó đang ở trong một chiếc thùng hay ở trong một cơ thể sống. Những hành động đó là thật hay giả?
Làm thế nào để bạn biết được rằng bàn tay của bạn có 5 ngón? Là vì bạn có thể thấy được nó, đếm được nó và cảm nhận được nó? Vậy do đâu mà bạn chắc chắn rằng là con người nên cần có đủ 5 ngón tay thay vì là 3 ngón hay 6 ngón? Theo Changizi đã phát triển ra một định luật, và chứng mình được rằng số ngón tay cần thiết của con người cần là 4,71 ngón xấp xỉ 5 ngón. Và một bàn tay có đủ 5 ngón hoàn toàn thuật tiện với con người để chúng ta sinh tồn. Nhưng đó là so với hiện tại. Thử tưởng tượng, ở trong tương lai khi khoa học công nghệ đã phát triển lên một tầm cao mà có lẽ bay giờ chúng ta không thể ngờ tới, khi ấy con người hầu như chẳng phải làm bất cứ điều gì vì tất cả đã có máy móc làm thay. Khi đó một bàn tay có 5 ngón liệu có phải là quá thừa?
Ngoài nhận thức ra thì con người còn dựa vào tri giác để cảm nhận thế giới quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Dẫu vậy phương tiện giúp chúng ta cảm nhận thế giới này cũng không hoàn toàn đáng tin cậy.
Nói về thị giác, vật lí học đã giải thích cơ chế hoạt động của mắt người như sau. Đối với một người khỏe mạnh thì hai mắt có tổng góc nhìn là 200 độ theo phương nằm ngang và 135 độ theo phương thẳng đứng, góc nhìn chung của cả 2 mắt là 120 độ. Tuy mắt người có góc nhìn khá rộng nhưng cũng tương tự như các loại động vật khác, ta vẫn có điểm mù. Theo vật lí thì não bộ xử lí các thông tin dữ liệu hình ảnh nhờ sự tiếp nhận ánh sáng do vật phản xạ của các tế bào ánh sáng có trong mắt, sau đó thông qua các dây thần kinh thị giác các thông tin hình ảnh mà mắt chúng ta quét được sẽ được vận chuyển tới não bộ để xử lí. Khi đó các dây thần kinh thị giác đều phải giao nhau tại một điểm để có thể liên kết được tới các neuron thần kinh não bộ. Điểm giao nhau này chính là điểm mù của mắt người, vì xung quanh nó ko có bất kì một tế bào ánh sáng nào. Các nhà ảo thuật gia ngoài việc lợi dụng vào chính sự hạn chế này của mắt mà còn dựa trên sự giới hạn trong việc cập nhật thông tin hình ảnh của dây thần kinh thị giác (sự quá tải của dây thần kinh thị giác) để tạo ra những chiêu ảo thuật hết sức ảo diệu vĩ đại. Nhà tâm lí học Gusta Kuhn từ Đại học Durham đã giải thích: "một xung lực thần kinh cần trung bình 100 mili giây để thật sự đến được nhận thức". Hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng mù chớp nhoáng, khi những hình ảnh của những động tác đầu tiên chưa kịp đưa lên não bộ để xử lí xong thì các nhà ảo thuật đã thực hiện xong động tác đó và chuyển sang động tác thứ hai. Tức là khi thực hiện động tác đầu tiên, các nhà ảo thuật chỉ giả vờ làm một động tác hoặc họ thật sự làm nhưng chỉ làm một nửa, sau đó họ liền nhanh chóng đổi tư thế điều chỉnh kết quả như họ mong muốn. Nếu không thật sự quan sát kĩ thì trong một khoảng thời gian "chớp nhoáng ấy" thị giác đã thật sự đánh lừa được chúng ta. Nghiên cứu về sự quan sát của thị giác, thì giáo sư Itzhak Fried của Đại học California đã có một phát biểu trên báo The Lancet năm 1992 "Để nhận biết hình ảnh thì con người cần rất ít thực tế". Trong các nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng thực tế con người chỉ cần ¼ neuron thần kinh để xử lí các hình ảnh mà mắt chúng ta nhìn thấy, trong khi đó ¾ số neuron còn lại ta lại dùng để tưởng tượng trong lúc quan sát hình ảnh. Fried cũng nói "Điều quan trong không phải là chúng ta nhìn thấy bức tranh thật hay chỉ ngồi tưởng tượng. Mỗi người đều có một "con mắt thần" – bộ phận lưu giữ các hình ảnh tưởng tượng – giúp chúng ta có thể tổng hợp hình ảnh và trình bày ở một khung cảnh nhất định". Để chứng minh cho ý kiến này của mình, ông đã cho mời 100 người tới làm một cuộc thử nghiệm. Ông chia 100 người làm thành 2 nhóm, nhóm thứ nhất được ông đưa tới một căn phòng có treo bản sao của bức chân dung nàng Mona Lisa, trong khi đó nhóm thứ hai thì lại được đưa tới căn phòng trống không và ở đó họ được nghe một người thuyết trình về bức chân dung Mona Lisa nổi tiếng. sau đó ông mời cả hai nhóm tới một căn phòng khác và miêu tả lại những gì họ biết về bức tranh. Trong quá trình họ miêu tả, ông đã thực hiện một số phương pháp đặc biệt để kiểm tra não bộ của họ và cả hai nhóm đều cho cùng một kết quả: bức tranh mà họ kể lại là sản phẩm của rất ít thực tế và rất nhiều tưởng tượng. Sau nhiều cuộc thí nghiệm, nghiên cứu, xem xét và đánh giá, các nhà nghiên cứu về thần kinh và thị giác đã đưa ra kết luận:
Bức tranh tổng thể về thế giới quan của con người phần nhiều là tưởng tượng chứ không phải thực tế. Nói cách khác thế giới chỉ là do ảo giác của con người tạo nên mà có.
Một người khỏe mạnh bình thường có thể nghe được một âm thanh trong dải tần số từ 20~20.000Hz. Ngưỡng nghe tối đa của một người giảm dần theo độ tuổi, với mỗi người thì có một ngưỡng nghe khác nhau và tùy ở mỗi cá nhân mà họ nghe thuận tai nào : phải – trái. Dựa vào đặc điểm này vào năm 1973 Diana Deutsch đã khám phá một hiện tượng ảo giác thính giác rất thú vị - ảo giác cao độ (Scale Illusion). Thí nghiệm này được thực hiện bằng cách, bạn sẽ phải đeo một tai nghe và nghe một đoạn audio đã được thiết kế sẵn, nghe xong lần đầu tiên bạn sẽ phải đổi bên tai nghe rồi nghe lại thêm một lần nữa. Đoạn audio này là một giai điệu được thiết kế với sự kết hợp giữa tông cao ở tai nghe này và tông thấp ở tai nghe kia. Điều thú vị ở đây là sau khi nghe giai điệu này lần thứ nhất, và khi tai nghe được đảo ngược lại thì tai nào đã nghe được tông cao thì nó sẽ vẫn tiếp tục nghe được tông cao đó, tương tự với tai đã nghe được tông thấp. Ví dụ như với người thuận nghe tai phải, khi họ nghe được những âm cao đó ở bên tai phải và kể cả khi âm cao đó phát ra từ phía bên tai trái thì ảo giác này vẫn khiến cho họ tự nghĩ rằng nó được phát ra từ bên tai phải. Giải thích về ảo giác này, các nhà nghiên cứu cho rằng, trong cuộc sống hằng ngày, âm thanh có âm vực giống nhau thì được phát ra từ một nguồn giống nhau, và ngược lại âm vực khác nhau được phát ra từ những nguồn khác nhau.
Giai điệu trên được hình thành từ một nguồn nhưng nó phát ra cả âm cao lẫn âm thấp. Vì vậy não bộ của chúng ta sẽ phải tự sắp xếp lại các âm theo ấn định của nó mặc dù điều đó không hề diễn ra đúng với thực tế. Đây là sự suy luận một cách vô thức của con người đối với các âm thanh trong cuộc sống, âm nhạc của con người chính là nhờ "sự vô thức" này mà được tạo ra.
Vị giác và khứu giác được coi là các giác quan yếu nhất và khó xác định nhất trong cả 5 giác quan. Trong đó thì vị giác bị coi là yếu hơn cả, bởi lẽ đôi khi ta vẫn có thể cảm nhận hương vị bị sai lệch do sự tác động của thị giác và khứu giác(màu và mùi). Để chứng minh điều này, Frédéri Broacher đã mời 57 chuyên gia về rượu tới một cuộc thử nghiệm. Ông chuẩn bị sẵn hai ly rượu vang: đỏ và trắng. Nhưng thực chất chúng là một, ly rượu vang đỏ thực ra là rượu vang trắng đã được pha với một chút chất tạo màu. Nhưng lại không ai phát hiện ra sự thật này, các nhà thẩm rượu đã cho rằng ly rượu màu đỏ có vị giống với một loại rượu vang đỏ nào đó. Qua đó ta có thể thấy được thị giác đã đánh lừa được vị giác của chúng ta.
Tùy vào mỗi cá nhân mà mỗi người có một ngưỡng cảm nhận vị giác khác nhau. Mức độ vị giác của con người được dựa trên cấu trúc phân bố của những gai hình nấm có ở trên lưỡi. Có nghĩa là người nào có nhiều gai hình nấm phân bố càng dày đặc thì người đó có những phản ứng với hương vị mạnh mẽ hơn người có ít gai nấm hơn.
Hiện tại ngưỡng cảm nhận của khứu giác vẫn chưa có một kết quả chính thức, các thử nghiệm và nghiên cứu được đưa ra những vẫn rất ít tài liệu đem lại kết quả chính xác. Và đôi khi con người bị tác động về mặt tâm lí, họ vẫn có thể ngửi và cảm nhận được những mùi mà người khác không cảm nhận được.
Các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết cảm giác hình thành và cơ chế hoạt động của xúc giác là do các dây thần kinh dưới da gây nên. Xúc giác có một công trình nghiên cứu khá là phức tạp bởi vì nó còn liên quan tới cảm nhận về áp lực, nhiệt độ v.v... Một hot youtuber có tên channel là Vsauce đã có một phát hiện thú vị về mánh đánh lừa xúc giác như sau: bạn thử uốn lười lật ngược chiếc lưỡi của mình lại, sau đó lấy một ngón tay thử chạm vào một bên cánh lưỡi của mình(trái hoặc phải). Ví dụ bạn định lấy tay chạm vào cánh lưỡi bên phải (khi đó lưỡi đang bị lật ngược), trước khi bạn chạm vào nó bạn não bộ của bạn sẽ vô thức đưa ra kết luận là bạn sẽ cảm nhận được ngón tay của mình đang chạm vào cánh lưỡi bên phải. nhưng thực tế khi ngón tay bạn chạm được vào lưỡi thì bạn lại cảm nhận được lưỡi của mình đang bị chạm ở phía bên trái. Điều này vô cùng dễ hiểu, vì vốn dĩ bạn chạm vào phần lưỡi bên trái nhưng khi bị lật ngược lưỡi lại thì nó sẽ ở bên phải. Nhận thức về phương hướng trái phải, trong vô thức não bộ đã đưa ra phán đoán sai về xúc giác. Từ đó ta có thể thấy, nhận thức có ảnh hưởng vào tác động lên khả năng xúc giác của chúng ta. Để thể hiện rõ hơn có một ảo giác đánh lừa xúc giác đó là ảo giác sợi giây tưởng tượng. Thí nghiệm này được thực hiện như sau: bạn chắp 2 bàn tay của mình lại, sau đó đưa 2 ngón tay trỏ ra, đầu ngón tay cách nhau một khoảng 1-2cm. Sau đó nhờ một người bạn vẽ một vòng tròn xung quang hai đầu ngón tay trò và nói rằng ngón tay của bạn đang bị trói bởi một sợi dây. Dễ dàng nhận ra trong vô thức hai ngón tay của bạn đang dần dần chạm lại với nhau.
Qua đó, ta có thể nhận thấy rõ ràng, tri giác của chúng ta là một thứ gì đó không hoàn toàn đáng tin cậy. Nó vẫn dễ dàng bị đánh lừa bằng cách lợi dụng vào các đặc điểm hạn chế của não bộ trong quá trình xử lí thông tin. Nếu tri giác không đáng tin cậy thì liệu những chân lý, những giả thuyết mà ta lập luận đưa ra liệu có đáng tin hay không? Nó nằm ở giữa hai đầu đối cực của tuyệt đối hay nằm ở đâu đó lưng chừng ở ví trị nào đó là tương đối? Làm cách nào để con người nhận thức được thế giới này một điều gì đó thật, nếu như tất cả những gì con người có chỉ là một bộ não? Mọi thứ mà con người biết tới đều được hình thành trong chính bộ não của con người. Mà trong khi đó, chính não bộ lại bị cho rằng là không hoàn toàn đáng tin.
Phản biện lại thuyết chủ nghĩa hoài nghi, thuyết về độ tin cậy quy trình lại cho rằng, tri giác là một trong các quá trình nhận thức, nếu tri giác không tin cậy thì cả quá trình nhận thức lẫn năng lực lập luận cũng không đáng tin cậy. Khi đó các tư duy lập luận do chủ nghĩa hoài nghi cũng không đáng tin cậy.
Chân lý là một sự nhận thức của con người cũng đồng nghĩa với việc chân lý sẽ phải thay đổi và phát triển cùng với nhận thức của thế giới. Vậy khi một chân lý bị biến dạng, chân lý đó có còn được coi là "tuyệt đối xác tín" hay không? Theo phật giáo cho rằng, chân lý chỉ tồn tại trong các ngữ cảnh có thể khẳng định được nó.
Ngược lại, chủ nghĩa ngoại liên kết lại cho rằng các cơ quan nhận thức của chúng ta là đáng tin cậy trong quá trình cung cấp cho ta tri thức. Bởi thực tế những nhận thức của chúng ta có mối liên hệ nhận quả với những sự kiện xung quanh ta, và do đó có thể thi thoảng chúng có những nhầm lẫn nhưng trong phần lớn các trường hợp, chúng vẫn giúp ta có những nhận thức đúng đắn về thế giới. Suy cho cùng tất cả chỉ là tiêu chí để chúng ta hành động chứ không phải là tiêu chí của sự thật.
Nhận thức trong hành động và Hành động trong nhận thức
Làm cách nào để bạn nhận thức được một sự vật hiện tượng là đúng hay sai? Hay đơn giản bạn chỉ cảm nhận được nó? Theo tâm lý học thì quá trình tư duy của con người trải qua các giai đoạn đi từ xác định vấn đề -> huy động các kiến thức kinh nghiệm -> sàng lọc các liên tưởng và bắt đầu hình thành các giả thuyết. Tiếp đến là tư duy của chúng ta bắt đầu quá trình kiểm tra sự đúng sai của các giả thuyết mà chúng ta đưa ra. ( nếu ta cho giả thuyết đó đúng thì tư duy sẽ dẫn ta đến thao tác cuối cùng là đưa ra cách giải quyết vấn đề có sẵn; còn nếu giả thuyết ấy sai ta lại đưa ra một lí do để phản biện, bác bỏ và bắt đầu hình thành một giả thuyết mới)
Khi một cá nhân hình thành một quan điểm giả thuyết mà họ cho là đúng. Họ sẽ tìm cách để duy trì, bảo vệ các giả thuyết của họ bằng cách thuyết phục người khác tin vào giả thuyết mà họ đưa ra. Song song với đó là bác bỏ, phủ định các giả thuyết đi "chệch hướng" so với tư duy của họ. Và đó chính là cái cách mà những "luật", "quan niệm", "định kiến" ra đời. Những người có khả năng giao tiếp tốt, tri thức của họ đủ sâu rộng để có thể thuyết phục được đám đông tin vào quan niệm của họ là đúng. Khi đó một quan điểm của một cá nhân riêng lẻ hình thành trở thành một quan niệm chung của một đám đông, rộng hơn nữa nó sẽ phát triển thành một khái niệm, một chân lí mà hầu như tất cả mọi người đều tin theo.
Vậy thì như thế nào mà một hiện tượng bị đánh giá là sai? Là vì nó đi ngược với chuẩn mực đạo đức của xã hội? Nhưng sự thật rằng xã hội vẫn luôn thay đổi song hành với thời gian và sự phát triển của con người. Thì những "chuẩn mực đạo đức" ấy cũng sẽ thay đổi theo sự phát triển tư duy của con người bởi lẽ hiện thực là một sự phản ánh khách quan của tư duy và nhận thức lấy con người làm nền tảng trọng tâm. Khi đó thì một sự việc như thế nào là hoàn toàn sai, hay là chỉ có những cái gọi là "đã từng đúng" hoặc "chưa đúng".
Nhận thức về sự vật hiện tượng Plato cho rằng: "Mọi thứ mà chúng ta biết, tin tưởng là đúng chỉ là do chúng ta biện minh cho niềm tin của chính mình". Chứng minh không đồng nghĩa nó là sự thật. Làm thế nào để bạn biết được mọi thứ đều là sự thật khi mọi thứ mà bạn biết ở ngoài thế giới kia đều được tạo nên từ trong chính bộ não của bạn.
Hãy thử xem xét một điều mà ai cũng cho là đúng đó chính là "Ai cũng cũng sẽ chết". Có thật sự là thế không? Khi tôi hỏi câu này có thể các bạn sẽ bật cười, các bạn sẽ nghĩ đây là một câu hỏi ngu ngốc. Vì nó chính là một sự thật rất hiển nhiên. Nhưng liệu nó có phải đúng như thế khi mà vốn dĩ không có sự tồn tại giữa "sống" và "chết"? Theo nghiên cứu khoa học, thành phần cấu tạo của một cơ thể là tế bào, điều thú vị ở đây là các thành phần cấu tạo nên tế bào thì nó không phải là vật chất "sống". Vậy thì chúng ta "chết" như thế nào khi mà ngay từ đầu chúng ta đã "không sống"? Các nhà khoa học hiện nay đã định nghĩa, sự sống chỉ là một mớ vật chất chứa thông tin di truyền. Sự sống có thể phát triển bên trong cơ thể chết miễn là nó có lợi cho mã di truyền của nó, hay sự sống là những thông tin được quản lí để đảm bảo rằng nó sẽ tiếp tục tồn tại. Nhà vật lí học Erwin Schrodinger đã định nghĩa về sự sống:"Những vật đang sống tránh bị mục rữa vào hư vô".
Sự sống cơ bản khác với những vật chất vô hồn vì nó chứa vài yếu tố phi vật lí hoặc nó chịu chi phối bởi những quy tắc khác. Ví dụ như là linh hồn. Nhưng theo 2 nhà khoa học, linh hồn chỉ là một chuỗi năng lượng được phát ra từ vật chất sống trong quá trình lượng tử. Não bộ con người được chia ra làm hàng tỉ ô siêu nhỏ, giữa các ô có sự trao đổi bởi các hạt lượng tử siêu nhỏ, khi các hạt này đi qua các ô va chạm với nhau tạo nên năng lượng giúp chúng ta có tư duy và cảm xúc riêng. Khi cơ thể ta "chết đi", các hạt này vẫn tiếp tục hoạt động, năng lượng của linh hồn vẫn còn tồn tại trong một thời gian nhất định, nghĩa là yếu tố phi vật lí duy nhất định nghĩa một cơ thể được gọi là sống vẫn còn tồn tại ở dạng năng lượng. Có nhiều giả thuyết nói về năng lượng sau khi cơ thể con người không còn khả năng phát triển các tế bào nữa, một giả thuyết nói rằng năng lượng này sẽ yếu dần mà mất đi nhưng cũng có giả thuyết cho rằng năng lượng này không hề biến mất mà nó được chuyển hoá qua các vật chủ và di chuyển liên tục. Định nghĩa của sống và chết hiện tại vẫn còn tiếp tục gây tranh cãi.
Mặc dù không thể phủ nhận được "chân lý" này nhưng hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chính thức nên điều này vẫn được tiếp tục đưa ra để tranh luận.
Trong cuộc sống, điều Đúng - Sai, Phải - Trái luôn luôn tồn tại song song. Cùng 1 vấn đề đó, có người nói Đúng, người bảo Sai, người khăng khăng nói Phải, người quả quyết là Trái. Mỗi người 1 quan điểm, ai cũng có lý. Tuy nhiên, cách hành xử của mỗi người hoàn toàn khác nhau và hầu như những cách hành xử đó không hề có 1 chuẩn gọi là pháp lý hay đạo đức nào cả. Tất cả phán quyết đôi khi không nằm ở đầu, nhưng nằm ở trái tim. (theo cuốn "Phải – Trái Đúng – Sai" – Michael Sandel)
Tâm lí học giải thích rằng tư duy được hình thành và phát triển trong quá trình lao động và quá trình giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Sự phán đoán đúng sai là một trong những sản phẩm của tư duy.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng cho rằng "nhận thức là quá trình tư duy con người đi từ cái riêng đến cái chung, từ hiện tượng đến bản chất". Nhận thức khái quát, trừu tượng hóa bản chất của một sự việc, hiện tượng.
Nhận thức của con người về thế giới quan được hình thành do những thói quen, nhưng đúc rút từ kinh nghiệm từ chính bản thân mình sau đó được khái quát lên thành một quan niệm chung nào đó. Từ đó làm nền móng cơ sở để chúng ta hành động sau này.
Theo thuyết nhận thức – hành vi lại cho rằng "chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những hành vi hay tình cảm không phù hợp". Chúng ta hành động hoàn toàn được dựa trên cơ sở của những suy nghĩ và nhận thức, hay nói cách khác chính nhận thức làm tiền đề cho những quyết định và hành động của con người.
Đưa một tư duy của cả một tập thể chung và để phán xét một tư duy và hành động cá nhân là chuyện mà chúng ta hay làm, nhưng ta lại quên mất rằng những "tư duy chung" ấy ban đầu cũng được bắt nguồn từ một cá nhân riêng lẻ. Suy cho cùng, con người vẫn đang bị bó buộc trong những luật lệ của "tư duy chung" đặt ra. Nhưng như đã nói ở trên, khi nhận thức về thế giới quan của con người thay đổi thì cũng đồng nghĩa với việc "tư duy chung" ấy cũng cần phải thay đổi. Biết đâu được cái "tư duy cá nhân" đã từng bị chúng ta phán xét và bác bỏ sau này sẽ trở thành một tư duy chung cho cả nhân loại?
Để làm rõ ràng hơn cho quan điểm của mình tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ. Tôi viết bài này trong khoảng thời gian về tệ nạn ấu dâm đang đăng đầy trên các phương tiện truyền thông từ báo lá cải cho đến tin tức thời sự vẫn phát hằng ngày trên các kênh quốc gia như vtv3 hay vtv1. Và tất cả mọi báo hay tin tức đều lên án, phản đối việc xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và xâm hại tình dục nói chung. Chúng ta sẽ bắt đầu từ cái chung chung nhất đó chính là vấn đề xâm hại tình dục, và đặc biệt là xâm hại tình dục phụ nữ. Trước khi những cách mạng đòi nữ quyền thành công thì trên khắp thể giới việc xâm hại tình dục đã trở nên rất phổ biến. Bàn về việc đúng sai thời đại ấy, cái thời mà phụ nữ vẫn bị coi là cái xương sườn thứ 7 của đàn ông thì giữa hai người (hoặc nhiều người) thì ai là kẻ đúng và ai là kẻ sai? Khi đó những người đàn ông sẽ phản ứng lại bằng cách đổ lỗi cho nạn nhân "Là cô ta quyến rũ tôi". Với một hệ tư tưởng phong kiến nhất là với phương Đông là trọng nam khinh nữ, thì khi ấy cho dù người đàn ông có làm sai thật nhưng hắn luôn có lý lẽ để biến bản thân mình trở thành người đúng. Nhưng cho tới khi các cuộc Cách mạng đòi nữ quyền nổ ra và đi tới thành công thì quyền bình đẳng được đòi lại và những hình phạt không còn tự động đổ lên đầu người phụ nữ nữa. Nếu trước thế kỉ XVIII con người tin vào tôn giáo, cho rằng tôn giáo chính là luật trời mà họ phải tuân theo, thì phụ nữ được đánh giá như là một chiếc xương sườn thứ bảy của đàn ông, họ phải chịu những sự bất công và khinh miệt của xã hội. Thì cho tới thế kỉ XVIII vào thời đại Khai sáng ở phương Tây, con người bắt đầu tin rằng chính lí trí và khoa học mới là thứ làm cho nhân loại tiến bộ chứ không phải tôn giáo, khi đó con người bắt đầu đứng lên đòi lại quyền bình đẳng cho chính mình. Các nhà tư tưởng từ thưở ban đầu có bà Mary Wortley Motagu và Hầu tước Condorcert, họ đấu tranh cho học vấn của người phụ nữ. Tới năm 1789, tại Pháp nổ ra một cuộc Cách mạng nữ quyền với sự tham gia của hơn 5000 phụ nữ diễu hành tới Versailles.năm 1792, tại Anh, nhà văn triết học nổi tiếng Mary Wollstonecraft đã cho xuất bản tác phẩm nổi tiếng "Bản chứng minh các quyền của phụ nữ", ở tác phẩm này bà lý luận rằng, sự thấp kém của phụ nữ không do bẩm sinh mà là hậu quả của một quá trình giáo dục lệch lạc do nam giới áp đặt lên phụ nữ. Do đó, bà gợi ý cho cả nam và nữ nên cùng được hưởng một nền giáo dục dựa trên lý trí và bà hình dung ra một trật tự xã hội được xác lập dựa trên lí trí và khoát khỏi mọi định kiến. Sức mạnh của cuộc Cách Mạng lan tỏa tới cả Châu Á, vào năm 1880, Pandita Ramabai đã phê phán sự giáo điều tại Ấn Độ và đấu tranh bênh vực cho sự tự do của phụ nữ. Đến thế kỉ thứ XIX, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 được thành lập. Cho tới những năm 1920, phụ nữ được sự công nhận của pháp luật tại nhiều nước. Vào đầu thế kỉ XX, xu hướng đấu tranh cho phúc lợi của phụ nữ được bắt đầu. Và đến năm 1975, tư tưởng nữ quyển được nâng lên trở thành một môn Khoa học Xã hội nhờ tác phẩm "Một tiếng nói nữa" của Rosabeth kante và Marcia Millman. Bắt đầu từ những suy nghĩ tư tưởng cá nhân của các nhà tư tưởng lan tỏa trở thành một tư tưởng chung cho cả nhân loại. Để có thể đi tới ngàu hôm nay, con người đã phải trải qua vô số các cuộc cách mạng lớn nhỏ để đòi lại quyền bình đẳng, không chỉ riêng mình phụ nữ mà còn là cả toàn thể con người ở từng tầng lớp từng giai cấp khác nhau đã và đang bị đối xử một cách bất công. Cho tới hôm nay, dựa trên luật pháp thì mỗi một con người mỗi một công dân đều có một quyền và nghĩa vụ như nhau, được đối xử và phải cư xử như nhau, nên từ đó mà việc đánh giá hành vi của con người đã được thực hiện một cách khách quan hơn rất nhiều.
Chuyển sang vấn đề nhỏ hơn là xâm hại tình dục trẻ em ở hiện tại là sai trái thì ở trong quá khứ việc tảo hôn là điều vô cùng phổ biến, một bé gái 7 8 tuổi "được" làm thiếp cho một vị vương công quý tộc giàu có lại được người ta coi là một "niềm vinh hạnh" to lớn.
Những hành động trên tùy vào thời điểm tư duy của con người theo hướng nam quyền hay bình đẳng mà được đánh giá là đúng hay sai.
Các quan điểm tâm động học và quan điểm truyền thống lại cho rằng hành vi xuất phát từ một quá trình thực hiện theo ý thức của chúng ta, điều này có nghĩa là hành vi của con người xuất hiện dựa trên ý thức của họ. Hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi. Như vậy, rõ ràng là hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu và lý giải đi ngược lại với tiêu chuẩn mà xã hội đưa ra hay nói rõ hơn là tiêu chuẩn mà nhiều người cho nó là "đúng". Và khi đó xã hội sẽ tìm cách một là bài trừ những kẻ có tư tưởng "lệch lạc" ấy hoặc định hướng cho họ trở về với tư tưởng mà xã hội cho là đúng đắn.
Đó chính là cách mà hệ thống giáo dục hoạt động, việc "giáo dục" con người là điều hàng đầu để giữ ổn định trật tự xã hội, để các nhà cầm quyền có thể yên tâm điều hành xã hội. Họ đưa ra hàng loạt tri thức về chân lí sống, về cách làm người. Dần dần tạo một lối tư tưởng chính quy cho tất cả mọi người cùng hướng tới. Phụ thuộc vào từng nhà nước, từng thể chế chính trị và từng tư tưởng tôn giáo từ đó Nhà nước sẽ cho ra đời "một hệ tư tưởng chính quy" mà các công dân phải tuân thủ thực hiện. Và điều này đã tạo ra nhiều tập quán cho con người, trong những tập quán này phát triển lên trở thành truyền thống.
Dưới dạng tổng quát nhất tập quán là một cách thể hiện tư duy và hành động. Theo tâm lí học, tập quán được giải thích như là một chuỗi các phản xạ cơ động được thiết lập trong cơ thể, chịu sự tác động trực tiếp của giáo dục liên kết với các tri giác. Tập quán cũng có thể được coi là một dạng kí ức mà ở đó quá khứ gây dựng nên hiện tại, tập quán là sự thích ứng có sẵn mà phần lớn có tính cách vô thức. Tập quán xuất hiện như một sự tiết kiệm ý chí để làm những công việc mới. Tuy vậy, nhà tâm lí học Rousseau đã phê bình rằng: "Tập quán đã giết chết trí tưởng tượng", với ông tập quán được ví như một "khuôn mẫu cứng nhắc". Ông cũng từng có phát biểu: "Tập quán có thể ngăn cản sự trưởng thành, sự trở nên phong phú của đời sống tình cảm bằng cách gian hãm đời sống ấy trong những hình thái cũ của nó... người ta có thể thụ động chấp nhận đối với những khái niệm đã quá quen dùng". Hệ thống giáo dục đang đào tạo con người đi theo một lối mòn đã được thiết lập sẵn. Trong một lớp học, hàng chục học sinh phải học chung một giáo viên, chung một giáo án có sẵn. Họ phải học những tri thức như nhau, bị ép phải có những lối suy nghĩ như nhau không được phép đi lệch hướng. Khi đó học sinh sẽ dần dần được mài giũa bởi những tri thức mà họ đã được học, họ không còn những thắc mắc những tò mò bởi những điều kì lạ xảy ra trong cuộc sống nữa. Họ tư duy theo một con đường đã được lập trình sẵn, điều đó khiến họ không còn suy nghĩ nhiều trước những hành động mà họ sắp sửa thực hiện. "Khi đã quá chú trọng việc nhớ lại những gì người khác đã suy nghĩ, người ta có thể không còn gì để tự mình suy nghĩ nữa, không còn muốn khám phá hay sáng tạo nữa". Liệu có phải chính hệ thống giáo dục đang dần dần giết chết đi giá trị của sự sáng tạo?
Khác với giáo dục, luật pháp được Nhà nước ban hành nhằm đưa con người đi vào trật tự ổn định ở mặt hành động nhiều hơn là nhận thức, nó có thể được coi là một công cụ hoàn hảo giúp các nhà cầm quyền điều hành xã hội. Luật pháp khiến con người sợ hãi khi nghĩ đến hậu quả mà nó mang lại khi người ta phá luật. Trái với thuyết nhận thức – hành vi thì thuyết thành vi lại cho rằng việc hình thành hành vi là xuất phát từ các yếu tố bên ngoài chứ ko phải từ yếu tố tâm lí bên trong. Theo thuyết này thì hành vi e sợ luật pháp là hành vi xuất phát từ thuyết điều kiện hóa kết quả. Luận thuyết này xảy ra khi chúng ta có xu hướng cư xử theo hướng được nhận nhiều phản hồi và kết quả tích cực và ngược lại, tránh làm những điều bị cho là tiêu cực. Ví dụ như các nhà cầm quyền là cha mẹ và các công dân sẽ là những đứa trẻ, những đứa trẻ khi phạm phải sai lầm sẽ bị đánh còn khi đạt được điểm cao hay hành xử ngoan ngoãn sẽ được thưởng kẹo; khi đó đứa trẻ sẽ dựa trên lợi ích tích cực để tiếp tục duy trì làm những đứa trẻ ngoan để được thưởng và hạn chế mắc sai lầm để không phải bị phạt. Điều này có nghĩa là một người hoàn toàn có thể điều khiển hành vi của ai đó theo hướng tích cực hay tiêu cực – theo hướng mà họ cho là "đúng". Giáo dục đi liền với Pháp luật, Nhận thức đi liền với hành động, con người dần dần hành động theo một lối mòn đã được quy định sẵn có, theo một tập quán được lặp đi lặp lại.
Thử lấy ví dụ với truyền thống. Trước hết ta cần hiểu rõ khái niệm của truyền thống, truyền thống là những tập tục, thói quen và nói chung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ta luôn biết tới truyền thống là một điều gì đó rất đỗi thiêng liêng và tốt đẹp. Vậy thì truyền thống liệu có thể coi là tuyệt đối hay không? Ví dụ như, truyền thống yêu nước của mỗi dân tộc. Nếu tinh thần chiến đấu và bảo vệ lãnh thổ được xét ở loại động vật, ta chỉ có thể gọi đó là bản năng đấu tranh bản năng bảo vệ những thứ mà ta sở hữu. Tại sao ta lại gọi đó là yêu nước? Là vì ta là con người, là loài động vật cấp cao có tư duy có trí thông minh có tình cảm? Nên hành động đó của chúng ta được nhận định và đánh giá là "tình yêu tổ quốc". Ta nói ta đấu tranh là để cho đời sống nhân dân được ấm no hạnh phúc, nhưng nếu như đế quốc kia chỉ đơn giản muốn sát nhập nước ta lại để không còn sự phân chia tranh chấp giữa các biên giới, nâng đỡ nên kinh tế lạc hậu của chúng ta. Hay nói rõ hơn là giúp ta có một đời sống tốt đẹp hơn quá khứ rất nhiều thì khi đó ta đổ nhân lực để giành lại lãnh thổ, tổn thất hi sinh nguồn nhân lực tài lực không đáng có thì khi ấy hành động đó có được đánh giá là yêu nước? Tôi sẽ để lại vấn đề truyền thống ở đây để mọi người suy nghĩ. La-marck đã đưa ra một ý kiến rằng "Bản năng là một tập quán di truyền". Di truyền ở đây có thể hiểu là một tập quán được thủ đắc xuyên suốt qua vô số thế hệ, lặp đi lặp lại. Các nhà nghiên cứu đã cho tiến hành một số thử nghiệm khảo sát tính di truyền trong hành vi của động vật: các con chuột được nhốt vào trong một chiếc lồng kính có chứa một cái máng thức ăn lớn, khi có người đi tới thì các con chuột đã trốn sau cái máng đó. Trong sự quan sát hành vi của các con chuột cho thấy được bản năng sinh tồn của các động vật, ẩn nấp khi có nguy hiểm tới gần. Điều này xuất hiện từ một số lớn kinh nghiệm của tổ tiên. Tương tự như con chuột, con người cũng là một loài động vật, nhưng so với động vật cấp thấp thì bộ não của chúng ta phát triển hơn, nên ta có khả năng trở nên mạnh mẽ và leo lên đầu chuỗi thức ăn. Nhưng trước khi trở thành người tinh khôn, ta đã mất xấp xỉ 2 triệu năm để sống như một loài động vật (trước khi con người phát hiện ra lửa). Ta đã sống theo bầy đàn, sống theo từng lãnh thổ và bảo vệ lãnh thổ để đảm bảo an toàn và lương thực như những loài động vật khác. Truyền thống có thật sự tốt đẹp hay nó chỉ đơn giản là một cái tên gọi mĩ miều để chỉ những bản năng sẵn có mà đã và đang được coi những thói quen, nếp sống tốt đẹp lâu đời của con người?
Tuyệt đối và tương đối trong thời không vũ trụ
Ta vẫn luôn nghĩ về việc đúng sai ở đời theo một cách đơn giản nhất. Đúng là đúng và sai là sai. Nhưng bản chất của vũ trụ không phải vậy, nó có thể đúng lúc này, ở một mặt này nhưng cũng có thể sai ở mặt khác, sai ở lúc khác cả về quá khứ lẫn tương lai. Tất cả có lẽ đều chỉ mang một tính chất tương đối. Nếu như mọi thứ đều đơn giản và rõ ràng một đúng hai sai thì có lẽ con người ta có thể thoát khỏi đi những bi kịch trần thế. Nhưng có bao giờ đời là đơn giản? Là dễ dàng? Cuộc đời chính là một chuỗi bi hài kịch, phũ phàng và tàn nhẫn. Nhưng con người là ai? Chỉ là một hạt bụi bé nhỏ trong một hện thống vũ trụ ngay cả chính ta còn không biết sự tồn tại của bản thân có thật hay không.
Elon Musk: "99,99999999% khả năng chúng ta đang sống trong thế giới giả lập"
Đó là một giả thuyết của một vài nhà khoa học cho rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập, làm nhân vật trong một trò chơi của ai đó mà không hề hay biết. Trong một số những tranh cãi nổi tiến về thuyết giả lập, Nick Bostrom - một nhà nghiên cứu về tâm lí học ở đại học Oxford - "có phải chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập?", ông đã cho rằng nền văn minh của những con người hiện đại trong lai đã làm ra giả lập và khiến cho con người sống trong kí ức của tổ tiên. Elon Musk không phải là một nhà khoa học ông là một nhà kĩ sư thiên tài vì vậy giả thuyết này của ông được nghiên cứu không dựa trên những lí thuyết hay những thí nghiệm khoa học mà dựa trên quá trình quan sát các xu hướng của con người hiện nay trong công nghệ. Hiện nay, khoa học nhân loại đã có thể mô phỏng được tư duy của loài giun kim trong một mô hình lego, nếu như hiện tại chúng ta đã bắt đầu có thể mô phỏng lại được trí thông minh của giun kim thì trong tương lai việc chúng ta có thể mô phỏng lại được chính tư duy của con người là một điều hoàn toàn khả quan. Theo những tính toán khoa học, thì việc chúng ta "giả lập" lại được chính chúng ta sẽ tới sớm hơn là thời điểm tận thế của trái đất. Chúng ta tạo một vòng quay thông tin bất tận từ thế giới này cho tới thế giới khác cứ thế tiếp tục tuần hoàn.
Số phận, định mệnh hay tương lai tất cả có phải hay không chỉ đơn giản là một chuỗi dữ kiện thông tin đã được lập trình sẵn. Nếu vậy thì phải chăng chúng ta chính là Đấng Tạo Hóa? Điều đó cũng có nghĩa là những hành vi, những trạng thái và cảm xúc này của chúng ta có lẽ chỉ là một giả thiết được tạo ra để quan sát so sánh xem xét và phân tích đánh giá. Vậy làm sao chúng ta dám chắc chắn được tính chất tuyệt đối của sự vật hiện tượng nếu như tất cả mọi thứ đều chỉ là "giả lập"?
Vậy trong vũ trụ thì điều gì mới thực sự là tuyệt đối?
Như đã nêu ở trên, sự phán đoán đúng sai của một sự vật hiện tượng chỉ là một trong những sản phẩm do trong quá trình tư duy của con người mà hình thành. Những định lí chứng minh, sự kiện lịch sử mà ta coi là đúng có thật sự "luôn đúng" trong "mọi hoàn cảnh" hay trong mọi không gian? Hay đó chỉ đơn giản là một câu trả lời phù hợp nhất mà ta dành cho những hiện tượng sự việc kì bí. Nhưng tất cả chúng ta thấy chỉ là một bề mặt nổi của một tảng băng chìm.
Theo giả thuyết hố đen vũ trụ, hố đen đã phá vỡ quy luật trôi chảy của thời gian và cũng phá vỡ mọi quy tắc trong không gian. Các nhà khoa họa cho rằng hố đen vũ trụ như một cánh cổng tức thì đưa con người đến một chiều không gian hoặc một khoảng thời gian khác so với thời gian mà con người đang sống. Khi mà nền khoa học nhân loại ngày càng phát triển, con người có thể lợi dụng hố đen vũ trụ để phát minh ra những cách để du hành thời gian, con người khi đó có thể thay đổi cả quá khứ lẫn tương lai. Lúc này mọi quy luật của thời không cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Theo "nghịch lí ông nội" thì quá khứ có lẽ chỉ là một thứ gì đó tương đối mà thôi. Theo nghịch lí ông nội, nói một cách dễ hiểu đó là một nghịch lí logic, là sự nghịch lí khi mà con người du hành từ tương lai về đến quá khứ để thay đổi quá khứ, nhưng khi quá khứ được thay đổi thì không còn tương lai nữa. Tại sao lại gọi là nghịch lí ông nội? Các nhà khoa học đã giải thích một cách dễ hiểu rằng: có một người đàn ông quay trở về quá khứ để giết ông nội trước cưới bà nội mình, và khi ông nội không cưới bà nội của anh ta thì sẽ không sinh ra cha của anh ta và anh ta cũng sẽ không tồn tại để quay trở về quá khứ để giết ông nội anh ta nữa nhưng nếu anh ta không trở về quá khứ để giết ông nội anh ta thì anh ta vẫn sẽ được sinh ra và quay trở về để giết ông nội mình. Đó chính là nghịch lí nhưng lại vô cùng logic. Hay có một nghịch lí khác gọi là nghịch lí Hitler, giả thuyết của nghịch lí này cho rằng, một người hùng từ tương lai đã quay trở lại quá khứ để giết Hitler trước khi hắn phát động tiếp tục cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2. Tất cả những nghịch lí này đều nằm trong giả thuyết du hành ngược thời gian. Khi quá khứ bị thay đổi, thì nó không còn "đúng" nữa nhưng nó cũng "không sai" chí ít thì nó cũng "đã từng đúng".
Kế đến là nói tới sự đúng sai của những định lí hay thậm chí là sự đúng sai của những giả thuyết mà tôi đã nêu trên. Theo báo The Science Daily đưa ra một giả thuyết về vũ trụ tồn tại bên trong một quả bong bóng. Nó dự đoán rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống tồn tại trong một quả bong bóng và xung quanh có nhiều vũ trụ nằm ở nhiều quả bong bong khác. Trong những quả bong bóng này thì những hằng số hay những định luật cơ bản (về vật lí, hóa học, toán học hay thậm chí là những lí thuyết về thuyết tương đối của nhà bác học Einstein) đều có thể khác nhau. Có thể những truyền thống mà ở hành tinh của ta coi là tốt đẹp nhưng ở nền văn minh trên một hành tinh khác có lẽ thì nó không hề như vậy, giả sư như "truyền thống yêu nước", với họ đó có lẽ chỉ là bản năng sinh tồn bản năng bảo vệ lãnh thổ và họ vẫn là những "người" có những nền văn minh đáng kinh ngạc; hay là cũng có những nền văn minh mà ở đó thống nhất một lãnh thổ chứ không hề phân chia thành từng các quốc gia. Hoặc là truyền thống "ân sư trọng đạo", có thể ở nền văn minh của người ta, giáo dục chỉ mang tính chất thương mại, người mua tri thức và người bán tri thức, vì vậy giữa họ chỉ tồn tại sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc giao dịch. Vì thế những điều mà ta ta cứ nghĩ là luôn luôn đúng không thể đúng hoàn toàn vì nó cũng có thể là sai trong một vũ trụ trong một nền văn minh khác.
Theo tôi mọi sự vật hiện tượng đều không mang một tính chất đánh giá tuyệt đối nào đó, nó không có một hệ quy chiếu "tuyệt đối" nào rõ ràng. Ta có thể dựa vào thuyết tương đối để lấy một ví dụ: Một người đang đi ngồi trên ô tô đi qua một con đường có rất nhiều cây. Nếu ta nhìn sự vật với vị trí là người đang ngồi trên xe thì ta thấy cây chuyển động và người thì ngồi yên, và ngược lại, nếu ta chọn vị trí là mặt đường thì ta thấy người đang chuyển động và cây thì đứng yên. Nhưng chúng ta đều biết rằng, cái cây không thể di chuyển được: trong văn hoá tư tưởng cũng vậy, nếu ta đứng ở một lập trường này ta có thể coi một sự vật là đúng nhưng khi ta thay đổi con mắt đứng ở một lập trường khác để quan sát, sự vật ấy sẽ không còn được đánh giá như lúc ban đầu nữa.
Thuyết tương đối văn hoá phát triển sau thế chiến thứ II và được đánh giá là "hơn cả một học thuyết, một quan điểm hay phương thức" cũng có quan điểm:
"... văn minh không phải là một cái gì đó tuyệt đối, nhưng... là tương đối, và... những ý tưởng và quan niệm của chúng tôi chỉ đúng đối với nền văn minh của chúng ta cho tới hiện tại." (Franz Boas)
Theo tâm lí học, nhận thức là tiền đề của hành động, nhận thức tác động trực tiếp lên tư duy dẫn đến những hành động, mà những yếu tố tác nhân bên ngoài thì ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp lên nhận thức của con người. Nhưng theo chủ nghĩa hoài nghi lại cho rằng tri thức và tri giác đều không đáng tin cậy. Tri thức là sản phẩn của tư duy, hình thành trong quá trình mà con người nhận thức thế giới. Trong khi đó con người cảm nhận thế giới bằng chính tri giác của mình, nhưng như đã chứng minh ở trên tri giác của con người không hề hoàn toàn đáng tin. Bởi lẽ tri giác hoàn toàn có thể bị đánh lừa bởi sự hạn chế trong quá trình xử lí thông tin và tưởng tượng của não bộ. Nếu như vậy thì liệu những tri thức mà con người đưa ra có còn thật sự tuyệt đối hay không? Đứng giữa những giá trị tri thức, nhưng con người vẫn đang lạc lối trong quá trình đi tìm câu trả lời tuyệt đối cho cuộc sống. Vũ trụ này vốn dĩ là vô hạn vô cùng hay ở đâu đó vẫn luôn tồn tại một giới hạn? Trong vũ trụ, con người chỉ là một hạt bụi của sao trời, mà ngay chính vũ trụ cũng chỉ là một quả bóng nhỏ cùng với nhiều quả bóng vũ trụ khác trong một cái túi. Vậy làm cách nào để con người khẳng định được tính đúng đắn trong từng nhận thức và hành động của chính mình?
Vậy mọi thứ tồn tại liệu có điều gì là tuyệt đối hay không? Trong vũ trụ này liệu có thật sự vô hạn và con người chứ mãi chông chênh trên con đường tìm kiếm lời giải đáp hay lời giải thích thật sự nằm ở đâu đó trong một giới hạn nào đó mà con người vẫn chưa có đủ khả năng để khám phá ra?
Nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng ta đang sống một cách không hề tuyệt dối, mà nó chỉ là một cái gì đó khá là tương đối mà thôi, một cái gì đó mang tính tạm thời. Có lẽ là bởi ta vẫn bị lạc lõng trên con đường tìm ra giới hạn thật sự, câu hỏi ngọn nguồn của vũ trụ vẫn đang là bí ẩn. Con người tự nghĩ ra hàng trăm nghìn những tri thức, chơi vơi trong đó nhưng lại không thể nắm chắc lấy một điều gì đó là tuyệt đối. Nếu từ hư vô, Big Bang tạo ra vũ trụ thì trước đó nó là cái gì? Liệu trước khi nó là hư vô liệu có cái gì đó đã tồn tại để tạo nên cái hư vô ấy hay không? Quay ngược lại với giả thuyết của Elon Musk đang bị phần đa số đông cười nhạo. Thế giới giả lập? Tại sao không? Đã bao giờ bạn tự thắc mắc về cái gọi là định mệnh hay chưa? Và nếu lỡ như mỗi cuộc đời của ta chỉ là một kí ức 7 giây của một người nào đó? Người ta cười nhạo giả thuyết của Musk, nhưng người ta cũng đã quên trước kia con người cũng đã từng cười nhạo giả thuyết Big Bang.
Giới hạn của vũ trụ hiện giờ vẫn là một câu hỏi lớn nhưng con người đã tự đặt ra một giới hạn cho chính bản thân họ. Họ giới hạn bản thân trong nhận thức và hành động bằng chuẩn mực đạo đức. Thế nhưng, ta vẫn là con người luôn đặt lợi ích của bản thân lên trước khi hành động nhưng trớ trêu thay ta lại tự gò ép chính mình bị bao vây bởi đạo đức tối thiểu. Tuy ta vẫn có thể nhận thức được việc ta nên làm gì, nhưng ta vẫn sẽ không làm điều tốt đó nếu nó mang lại hậu quả cho bản thân mình. Đã có một giả thuyết được đưa ra như sau, nếu như các nhà khoa học phát minh ra được chiếc xe tự lái có khả năng làm tối giản mức độ thương vong trong một cuộc tai nạn thì con người có sử dụng chúng hay không? Có nghĩa là nếu bạn đang đi chơi trên chiếc xe tự lái này, thì bỗng nhiên có một đoàn người băng qua đường và cho dù bạn có phanh xe lại cũng không kịp thì khi đó chiếc xe quyết định thay vì đâm vào đoàn người thì nó sẽ đâm vào tường và hi sinh bạn. Đó là cơ chế hoạt động của xe tự lái, hi sinh một cá thể để bảo toàn một tập thể. Và khi các nhà khoa học đưa giả thuyết này tới một nhóm người, thì đa số mọi người đều tán thành và ủng hộ ý tưởng của xe tự lái, nhưng khi không một ai trong số họ nguyện ý sử dụng nó. Như đã thấy, con người tự đặt ra giới hạn cho chính mình nhưng chúng ta vẫn đang còn bị chênh vênh khi bị đặt trong lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
Nếu chúng ta không thể dựa trên lí thuyết để nhận thức được vấn đề. Hãy dùng chính tư duy chính lập trường của bản thân mình để đưa ra những đánh giá riêng biệt. Sự phụ thuộc gò bó rập khuôn vào định kiến, lí thuyết hay "chân lý" sẽ càng khiến chúng ta dễ dàng hiểu lầm hay hành động sai với bản chất của một sự việc. Con người không những tự đặt ra giới hạn cho chính bản thân mình mình mà họ còn tự hướng bản thân hành động theo những lối mòn, những tập quán. Chính việc quen sống trong những thứ quen thuộc và có sẵn mà ngày nay hầu hết tất cả mọi người đều có những suy nghĩ an phận, sống cho hết kiếp người ăn no mặc ấm là đủ. Con người có lẽ cần thiết để có một con đường đi, bởi nếu không xã hội này sẽ loạn lên vì sự mất phương hướng của con người. Nhưng sự rập khuôn máy móc hiện nay khiến phần đa tất cả mọi người đều sống trong những gì đã có sẵn mà không bao giờ thắc mắc hay đặt ra các câu hỏi. Vì không thắc mắc nên không hề xảy ra quá trình tìm tòi, nghiên cứu và khám phá. Hiện nay chỉ có một số rất ít những người đi tìm câu trả lời cho thế giới - đó là các nhà khoa học. Mà chính việc sống thụ động và thực dụng quá lâu, khiến con người đâm ra sợ hãi những điều mới lạ. Con người ta sống trong khoa học và công nghệ, nên ta coi đó là điều hiển nhiên, ta không nghĩ tới ai là người tạo ra chúng mà ngược lại ta phủ nhận đi những luận thuyết mới lạ. Ví dụ như mới đây, giáo sư Bùi Hiển có đưa ra một phương pháp thay đổi ngôn ngữ Tiếng Việt. Thay vì tìm hiểu giá trị thật sự của bài nghiên cứu, thì cả cộng đồng cùng nhau ném đá và thậm chí lăng mạ xúc phạm nhà nghiên cứu. Mặc dù đề xuất có nhiều bất cập, như tài lực của Việt Nam hiện tại không đủ để cải cách ngôn ngữ hay sự khó khăn trong quá trình chuyển đổi ngôn ngữ. Nhưng ở đó đã có một người tìm ra được những bất cập, những hạn chế trong ngôn ngữ tiếng Việt và đưa ra ý tưởng để thay đổi. Thay vì tuyên dương tinh thần sáng tạo và xây dựng cống hiến thì ta lại phỉ bang và chà đạp lên công sức tìm tòi và sáng tạo của người đó. Bởi lẽ một lí do rất đơn giản, ta ngịa thay đổi, ta ngại phải học lại ngôn ngữ từ đầu, ta chấp nhận sử dụng phương tiện khó khăn và nhiều khuyết điểm còn hơn là phải tự mình bỏ ra công sức để thay đổi. Điều này cũng từng xảy ra tương tự, không chỉ ở Việt Nam mà ở trên toàn thế giới khi mà giả thuyết về The Big Bang hay ý kiến cho rằng Trái Đất hình tròn và Mặt Trời mới là trung tâm vũ trụ khi mới ban đầu được đưa ra.
Nhưng sau đó, khi con người tin vào lí trí và khoa học có thể giúp cho điều kiện sống của con người tốt hơn, thì ta dần chấp nhận nó. Hơn 500 năm từ ngày cách mạng khoa học đầu tiên thành công, ta được sống trong khoa học, ta quen với nó và ta coi nó là điều dĩ nhiên như việc ta nghĩ con chó thì nhất định nó phải kêu gâu gâu. Không chỉ dừng lại ở đó ta bắt đầu nghi ngờ khoa học và phỉ báng những nhà khoa học, ta coi họ là những kẻ dối trá và lừa bịp tiền của chúng ta. Đỉnh điểm là khi tổng thống Mĩ Donald Trump đã yêu cầu Mĩ ngưng đầu tư vào nghiên cứu về sự thay đổi khí hậu. Còn chúng ta? Chúng ta chỉ vì một vài bài báo nguỵ khoa học mà chỉ trích y học, tẩy chay vắc-xin, tẩy chay các liệu pháp điều trị ung thư vì ta tin rằng các phương thuốc Đông y gia truyền hiệu nghiệm hơn. Chính những hành động này đang dần giết chết đi sự sáng tạo, tại sao lại xảy ra những trường hợp như thế này? Đó có phải là lỗi của giáo dục? Giáo dục có lẽ không có lỗi nhưng giáo dục đang đi một con đường sai hướng. Bởi nó không chỉ cho chúng ta áp dụng khoa học trong cuộc sống hằng ngày cũng như không khơi dậy niềm hứng thú khi học về khoa học. Giống như việc bạn đưa cho một người ăn mày một cái cần câu để họ có thể câu cá kiếm ăn mà quên mất không chỉ cho họ cách sử dụng chúng vậy.
Nếu không có điều gì là tuyệt đối thì sự thật nó có lẽ cũng chỉ nằm ở một mức tương đối nào đó tùy thuộc vào vị trí và tư tưởng mà chúng ta dùng để quan sát và đánh giá sự vật hiện tượng. Sự tự giác trong nhận thức sẽ không khiến chúng ta bị mài mòn bởi những lối tư duy cũ. Sự sáng tạo sẽ ngày càng phổ biến và biết đâu một ngày nào đó, chính nhờ nó mà nó có thể tìm ra câu trả lời chân thật nhất cho giới hạn của vũ trụ, cho giới hạn thật sự của con người - một điều gì đó là tuyệt đối?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top