NHẬN BIẾT

Mục lục

Nhận biết

Lời nói đầu

Hiểu biết

Nhiều bệnh, một đơn thuốc

Nhận biết trong hành động

Thực nghiệm trong quan sát

Lời bạt

Lời nói đầu

♦♦♦

Một trong những điều quan trọng nhất cần được hiểu về con người là con người đang ngủ. Ngay cả khi con người nghĩ mình thức, người đó cũng không thức. Việc thức của người đó là rất yếu ớt; việc thức của người đó tí hon thế, nó chẳng thành vấn đề chút nào cả. Việc thức của người đó chỉ là cái tên hay nhưng hoàn toàn trống rỗng.

Bạn ngủ ban đêm, bạn ngủ ban ngày - từ sinh tới tử bạn cứ thay đổi hình mẫu ngủ của mình, nhưng bạn chưa bao giờ thực sự thức tỉnh cả. Chỉ bởi việc mở mắt bạn không tự lừa mình được rằng bạn thức. Chừng nào con mắt bên trong còn chưa mở ra - chừng nào bên trong bạn còn chưa trở thành đầy ánh sáng, chừng nào bạn còn chưa thấy bản thân mình, bạn là ai - đừng nghĩ rằng bạn thức. Đó là ảo tưởng lớn nhất mà con người đang sống trong. Và một khi bạn chấp nhận rằng bạn đã thức, thế thì không có vấn đề làm nỗ lực nào để thức tỉnh.

Điều đầu tiên chìm sâu trong trái tim bạn là ở chỗ bạn ngủ, hoàn toàn ngủ. Bạn đang mơ, ngày nọ ngày kia. Bạn đang mơ đôi khi với mắt mở và đôi khi với mắt nhắm, nhưng bạn đang mơ - bạn là giấc mơ. Bạn còn chưa là thực tại.

Tất nhiên trong giấc mơ bất kì cái gì bạn làm cũng đều vô nghĩa. Bất kì cái gì bạn nghĩ cũng đều vu vơ, bất kì cái gì bạn phóng chiếu cũng vẫn còn là một phần của giấc mơ của bạn và chưa bao giờ cho phép bạn thấy cái đang đó. Do đó tất cả chư phật đã nhấn mạnh vào một một điều: Thức tỉnh! Liên tục, trong hàng thế kỉ, toàn thế giáo huấn của họ đều có thể được bao hàm trong một câu thôi: Thức tỉnh. Và họ đã phát minh ra các phương pháp, phương lược; họ đã sáng tạo ra các hoàn cảnh và không gian và trường năng lượng trong đó bạn có thể bị choáng để nhận biết.

Vâng, chừng nào mà bạn còn chưa bị choáng, bị rung chuyển tới chính nền tảng của mình, bạn sẽ không thức tỉnh đâu. Giấc ngủ đã kéo dài tới mức nó đã đạt tới chính cốt lõi của bản thể bạn; bạn bị thấm đẫm trong nó. Từng tế bào của thân thể bạn và từng sợi thớ tâm trí bạn đã trở nên đầy giấc ngủ. Đó không phải là hiện tượng nhỏ đâu. Do đó nỗ lực lớn là cần để tỉnh táo, để mang tính chú ý, để mang tính quan sát, để trở thành nhân chứng.

Nếu tất cả chư phật của thế giới đều đồng ý trên một chủ đề nào, thì đó là - con người như người đó hiện thế, là đang ngủ, và con người như người đó phải thế, nên thức tỉnh. Thức tỉnh là mục đích và thức tỉnh là hương vị của tất cả các giáo huấn của họ. Zarathustra, Lão Tử, Jesus, Phật, Bahauddin, Kabir, Nanak - tất cả những người đã thức tỉnh đều đã từng dạy chỉ một chủ đề... trong các ngôn ngữ khác nhau, trong các biểu dụ khác nhau, nhưng bài ca của họ là hệt nhau. Cũng như biển có vị mặn - dù bạn nếm biển từ phía bắc hay từ phía đông hay từ phía tây, biển bao giờ cũng có vị mặn - vị của Phật tính là thức tỉnh.

Nhưng bạn sẽ không làm nỗ lực nào nếu bạn cứ tin rằng bạn đã thức rồi. Thế thì chẳng có vấn đề làm nỗ lực nào cả - sao bận tâm?

Và bạn đã tạo ra các tôn giáo, thượng đế, lời cầu nguyện, nghi lễ, từ giấc mơ của mình - thượng đế của bạn là một phần của giấc mơ của bạn cũng như bất kì cái gì khác. Chính trị của bạn là một phần của giấc mơ của bạn, tôn giáo của bạn là một phần của giấc mơ của bạn, thơ ca của bạn, tranh vẽ của bạn, nghệ thuật của bạn - bất kì cái gì bạn làm, bởi vì bạn ngủ, bạn làm theo trạng thái riêng của tâm trí mình.

Thượng đế của bạn không thể khác bạn được. Ai sẽ tạo ra họ? Ai sẽ cho họ hình thể và màu sắc và dáng vẻ? Bạn tạo ra họ, bạn khắc hoạ nên họ; họ có mắt như bạn, mũi như bạn - và tâm trí giống bạn! Thượng đế trong Kinh Cựu ước nói, "Ta là Thượng đế rất ghen tị!" Bây giờ ai đã tạo ra Thượng đế này, người có tính ghen tị này? Thượng đế không thể ghen tị được, và nếu Thượng đế mà ghen tị, thế thì cái gì sai trong việc ghen tị? Nếu ngay cả Thượng đế mà cũng ghen tị, thì sao bạn lại bị coi là sai khi bạn ghen tị? Ghen tị là thiêng liêng!

Thượng đế trong Kinh Cựu ước nói, "Ta là Thượng đế rất giận dữ! Nếu ngươi không tuân theo mệnh lệnh của ta, ta sẽ diệt ngươi. Ngươi sẽ bị ném vào ngọn lửa địa ngục vĩnh viễn. Và bởi vì ta rất ghen tị, nên chớ tôn thờ ai khác. Ta không tha cho điều đó đâu." Ai đã tạo ra Thượng đế như vậy? Điều đó phải là từ ghen tị của riêng bạn, từ giận dữ của riêng bạn, mà bạn đã tạo ra hình ảnh này. Nó là phóng chiếu của bạn, nó là cái bóng của bạn. Nó vọng lại bạn chứ không ai khác. Và cùng điều đó cũng là trường hợp cho mọi thượng đế của mọi tôn giáo.

Chính bởi vì điều này mà Phật chưa bao giờ nói về Thượng đế cả. Ông ấy nói, "Phỏng có ích gì mà nói về Thượng đế cho những người đang ngủ? Họ sẽ nghe trong giấc ngủ của mình. Họ sẽ mơ về bất kì cái gì được nói cho họ, và họ sẽ tạo ra thượng đế riêng của họ - điều sẽ hoàn toàn giả tạo, hoàn toàn bất lực, hoàn toàn vô nghĩa. Tốt hơn cả là không có những thượng đế như thế."

Đó là lí do tại sao Phật lại không quan tâm tới việc nói về thượng đế. Toàn thể mối quan tâm của ông ấy là ở việc đánh thức bạn.

Tương truyền có một bậc thầy chứng ngộ Phật giáo đang ngồi bên cạnh dòng sông một buổi chiều tối, tận hưởng tiếng nước chảy, tiếng gió rì rào qua rặng cây... Một người tới và hỏi ông ấy, "Thầy có thể nói cho tôi trong một lời thôi về điều bản chất của tôn giáo của thầy không?"

Thầy im lặng, hoàn toàn im lặng, cứ dường như ông ấy chưa nghe thấy câu hỏi. Người hỏi nói, "Thầy có điếc hay cái gì không đấy?"

Thầy nói, "Ta đã nghe câu hỏi của ông rồi, và ta đã trả lời nó rồi! Im lặng là câu trả lời đấy. Ta vẫn còn im lặng - cái dừng lại đó, khoảng hở đó, là câu trả lời của ta."

Người này nói, "Tôi không thể nào hiểu được câu trả lời huyền bí thế. Thầy không thể rõ ràng hơn một chút được sao?"

Thế là thầy dùng ngón tay viết lên cát chữ "thiền" thường. Người này nói, "Bây giờ tôi có thể đọc được. Tốt hơn ban đầu chút ít. Ít nhất thì tôi cũng được một từ để mà ngẫm nghĩ. Nhưng thầy không thể làm cho nó rõ thêm chút nữa được sao?"

Thầy viết lại, "THIỀN." Tất nhiên lần này thầy viết bằng chữ hoa. Người này cảm thấy chút ít lúng túng, phân vân, khó chịu, bực mình. Anh ta nói, "Thầy lại viết chữ thiền chứ gì? Thầy không thể làm rõ ràng hơn một chút cho tôi được sao?"

Và thầy viết chữ thật to, chữ hoa, "T H I Ề N."

Người này nói, "Thầy dường như điên rồi!"

Thầy nói, "Ta đã hạ thấp xuống hết mức rồi đấy. Câu trả lời thứ nhất là câu trả lời đúng, câu thứ hai đã không đúng thế rồi, câu thứ ba thậm chí còn sai hơn, câu thứ tư rất sai" - bởi vì khi bạn viết THIỀN bằng chữ hoa bạn đã làm ra thượng đế từ nó rồi.

Đó là lí do tại sao từ Thượng đế lại được viết bằng chữ T hoa. Bất kì khi nào bạn muốn làm cái gì đó thành tối cao, tối thượng, bạn viết nó bằng chữ hoa. Thầy nói, "Ta đã phạm phải lỗi lầm." Thầy xoá tất cả những từ mình đã viết và thầy nói, "Nghe câu trả lời thứ nhất của ta - chỉ thế thì ta mới đúng."

Im lặng là không gian mà trong đó người ta thức tỉnh, và tâm trí ồn ào là không gian mà trong đó người ta vẫn còn ngủ. Nếu tâm trí bạn tiếp tục buôn chuyện, bạn còn ngủ đấy. Ngồi im lặng, nếu tâm trí biến mất và bạn có thể nghe thấy tiếng chim ríu rít và không tâm trí bên trong, im lặng... tiếng ríu rít này của chim, tiếng chíp chíp, và không tâm trí nào trong bạn. Nó không tới từ bên ngoài, nó nảy sinh trong bạn, nó lớn lên trong bạn. Bằng không, nhớ lấy: bạn đang ngủ đấy.

Hiểu biết

♦♦♦

Tôi chưa bao giờ dùng từ từ bỏ chút nào. Tôi nói: hân hoan trong cuộc sống, trong tình yêu, trong thiền, trong cái đẹp của thế giới, trong cực lạc của sự tồn tại - hân hoan trong mọi thứ! Biến điều trần tục thành linh thiêng. Biến bờ này thành bờ kia, biến trái đất thành thiên đường.

Và thế thì một cách gián tiếp sự từ bỏ nào đó bắt đầu xảy ra. Nhưng điều đó xảy ra, bạn không làm nó. Nó không phải là việc làm, nó là việc xảy ra. Bạn bắt đầu từ bỏ cái ngu xuẩn của mình; bạn bắt đầu từ bỏ rác rưởi. Bạn bắt đầu từ bỏ những mối quan hệ vô nghĩa. Bạn bắt đầu từ bỏ những việc không đáp ứng cho bản thể bạn. Bạn bắt đầu từ bỏ những chỗ mà sự trưởng thành là không thể được. Nhưng tôi không gọi điều đó là từ bỏ, tôi gọi nó là hiểu biết, nhận biết.

Nếu bạn đang mang đá trong tay mình mà cứ nghĩ rằng chúng là kim cương, tôi sẽ không bảo bạn từ bỏ những viên đá đó. Tôi sẽ đơn giản nói, "Tỉnh táo và lấy cái nhìn khác đi!" Nếu bản thân bạn thấy rằng chúng không phải là kim cương, có cần từ bỏ chúng không? Chúng sẽ rơi khỏi tay bạn theo cách của chúng. Thực tế, nếu bạn vẫn muốn mang chúng, bạn sẽ phải làm nỗ lực lớn hơn, bạn sẽ phải mang ý chí lớn hơn, để vẫn mang chúng. Nhưng bạn không thể mang chúng lâu được; một khi bạn đã thấy rằng chúng là vô dụng, vô nghĩa, bạn nhất định vứt chúng đi.

Và một khi tay bạn trống rỗng, bạn có thể tìm kho báu thực. Và kho báu thực không ở trong tương lai. Kho báu thực ở ngay bây giờ, ở đây.

Về người và chuột

Thức tỉnh là con đường của cuộc sống.

Người ngu ngủ cứ dường như người đó đã chết,

nhưng người chủ thức và người đó sống mãi.

Người đó quan sát. Người đó rõ ràng.

Người đó hạnh phúc làm sao! Vì người đó thấy rằng thức tỉnh là cuộc sống.

Người đó hạnh phúc làm sao, đi theo đường của người thức tỉnh.

Với kiên nhẫn lớn lao người đó thiền, tìm tự do và hạnh phúc.

- trích từ Dhammapada của Phật Gautam

Chúng ta cứ sống tuyệt đối lơ mơ với điều đang xảy ra quanh ta. Vâng, chúng ta đã trở nên rất hiệu quả trong việc làm mọi thứ. Điều chúng ta đang làm, chúng ta đã trở nên hiệu quả trong việc làm tới mức chúng ta không cần nhận biết nào để làm nó. Nó đã trở thành máy móc, tự động. Chúng ta vận hành như người máy. Chúng ta còn chưa là người; chúng ta là máy.

Đó là điều George Gurdjieff hay nói lặp đi lặp lại, rằng con người như người đó đang tồn tại là cái máy. Ông ấy xúc phạm nhiều người, bởi vì chẳng ai thích bị gọi là máy. Máy thích được gọi là thượng đế, thế thì họ cảm thấy rất hạnh phúc, dương dương tự đắc. Gurdjieff hay gọi mọi người là máy, và ông ấy đúng. Nếu bạn tự quan sát mình, bạn sẽ biết bạn cư xử máy móc thế nào.

Nhà sinh lí học người Nga Pavlov, và nhà tâm lí học người Mĩ Skinner, đúng đến 99,9 phần trăm về con người: họ tin rằng con người là cái máy đẹp, có vậy thôi. Không có linh hồn trong con người. Tôi nói 99,9 phần trăm họ đúng; họ chỉ bỏ lỡ một số dư nhỏ. Trong số dư nhỏ đó là chư phật, những người đã thức tỉnh. Nhưng họ có thể được tha thứ, bởi vì Pavlov chưa bao giờ bắt gặp vị phật nào - ông ấy đã gặp hàng triệu người như bạn.

Skinner đã nghiên cứu về người và chuột và thấy chẳng khác biệt gì. Chuột là người đơn giản, có vậy thôi; người có phức tạp hơn chút ít. Người là cái máy phức tạp cao  độ, chuột là máy đơn giản. Dễ nghiên cứu chuột hơn; đó là lí do tại sao các nhà tâm lí cứ nghiên cứu chuột. Họ nghiên cứu chuột và họ kết luận về người - và kết luận của họ gần đúng hết. Tôi nói "gần", lưu ý đấy, bởi vì một phần mười của một phần trăm là hiện tượng quan trọng nhất mà đã xảy ra. Một Phật, một Jesus, một Mohammed - vài người thức tỉnh này là người thực. Nhưng B. F. Skinner có thể tìm đâu ra được vị phật? Chắc chắn không ở Mĩ...

Tôi đã nghe:

Một người hỏi giáo sĩ, "Sao Jesus lại không chọn được sinh ra ở nước Mĩ thế kỉ hai mươi?"

Giáo sĩ nhún vai và nói, "Ở Mĩ sao? Điều đó sẽ là không thể được. Trước hết anh có thể tìm đâu ra người đồng trinh? Và thứ hai, anh sẽ tìm đâu ra ba người đàn ông khôn ngoan?"

B. F. Skinner định đi tìm vị phật ở đâu? Và cho dù ông ta có thể tìm thấy vị phật, thì các định kiến, các ý tưởng có sẵn của ông ấy sẽ không cho phép ông ấy thấy được. Ông ấy sẽ cứ thấy chuột của mình thôi. Ông ấy không thể nào hiểu bất kì cái gì mà chuột không thể làm được. Bây giờ, chuột không thiền, chuột không trở nên chứng ngộ. Và quan niệm của ông ấy về con người thì chỉ là dạng chuột được khuếch đại lên. Và tôi vẫn nói rằng ông ấy là đúng đối với số lớn mọi người; kết luận của ông ấy không phải là sai. Và chư phật cũng sẽ đồng ý với ông ấy về cái gọi là nhân loại thông thường này: nhân loại thông thường hoàn toàn ngủ. Thậm chí con vật cũng không ngủ đến thế.

Bạn đã bao giờ thấy con hươu trong rừng chưa - nó trông tỉnh táo làm sao, nó bước đi cẩn trọng làm sao? Bạn đã bao giờ thấy con chim đậu trên cây chưa - nó cứ quan sát một cách thông minh làm sao điều đang xảy ra khắp xung quanh? Bạn đi về phía con chim đó - có một khoảng cách nào đó nó cho phép. Vượt ra ngoài khoảng cách đó, thêm một bước nữa, và nó bay mất. Nó có sự tỉnh táo nào đó về lãnh thổ của nó. Nếu ai đó đi vào trong lãnh thổ đó, thế thì điều đó là nguy hiểm.

Nếu bạn nhìn xung quanh bạn sẽ ngạc nhiên: con người dường như là con vật ngủ nhiều nhất trên trái đất này.

Một người phụ nữ mua một con vẹt tại một cuộc bán đấu giá đồ đạc của nhà thổ, và để lồng vẹt được che kín trong hai tuần, hi vọng làm cho nó quên đi những từ tục tĩu. Khi cái lồng cuối cùng được mở ra, con vẹt nhìn quanh và nhận xét, “A óc! Nhà mới. Bà mới.” Khi con gái bà ta về nhà, nói nói thêm, “A óc! Gái mới.”

Khi chồng bà ta về nhà đêm đó, con vẹt nói, “A óc! A óc! Cùng ông khách cũ!”

Con người đang ở trong trạng thái sa ngã. Thực tế, đó là ý nghĩa của chuyện ngụ ngôn Ki tô giáo về sự sa ngã của Adam, việc bị đuổi ra khỏi vườn Địa đàng. Nhưng tại sao Adam và Eve lại bị đuổi ra khỏi vườn thiên đường? Họ đã bị đuổi ra bởi vì họ đã ăn quả tri thức. Họ đã bị đuổi ra bởi vì họ đã trở thành tâm trí, và họ đã đánh mất tâm thức của mình. Nếu bạn trở thành tâm trí, bạn đánh mất tâm thức - tâm trí nghĩa là giấc ngủ, tâm trí nghĩa là ồn ào, tâm trí nghĩa là máy móc. Nếu bạn trở thành tâm trí, bạn mất tâm thức.

Do đó, toàn bộ công việc cần phải được làm là lại trở thành tâm thức và làm mất tâm trí. Bạn phải vứt đi hệ thống của mình, tất cả những thứ mà bạn đã thu thập như là tri thức. Chính tri thức đang giữ bạn ngủ; do đó, người càng nhiều tri thức, càng ngủ nhiều.

Điều đó cũng đã là quan sát của tôi nữa. Dân làng hồn nhiên tỉnh táo và thức tỉnh hơn nhiều giáo sư đại học và các học giả trong đền chùa. Các học giả chẳng là gì ngoài những con vẹt; các viện sĩ hàn lâm trong đại học đầy những cái chẳng có gì ngoài phân bò linh thiêng, đầy những ồn ào tuyệt đối vô nghĩa - chỉ tâm trí mà không có tâm thức.

Những người làm việc với tự nhiên - nông dân, người làm vườn, tiều phu, thợ mộc, hoạ sĩ - họ còn tỉnh táo hơn nhiều so với những người làm việc trong các đại học như chủ nhiệm khoa, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng. Bởi vì khi bạn làm việc với tự nhiên, tự nhiên là tỉnh táo. Cây cối tỉnh táo; dạng thức tỉnh táo của chúng chắc chắn là khác, nhưng chúng rất tỉnh táo.

Bây giờ có những bằng chứng khoa học về sự tỉnh táo của chúng. Nếu người chặt cây tới với cái cưa trong tay và với ham muốn có chủ tâm để chặt cây, tất cả các cây thấy anh ta tới đều run rẩy. Bây giờ có những bằng chứng khoa học về điều đó; tôi không nói chuyện thơ ca, tôi đang nói chuyện khoa học khi tôi nói điều này. Bây giờ có các công cụ để đo liệu cây hạnh phúc hay bất hạnh, sợ hãi hay không sợ hãi, buồn bã hay cực lạc. Khi người chặt cây tới, tất cả các cây cối thấy anh ta đều bắt đầu run rẩy. Chúng trở nên nhận biết rằng cái chết ở gần đó. Và người chặt cây vẫn chưa chặt cây nào - mới chỉ đi tới...

Và một điều nữa, còn kì lạ hơn nhiều - nếu người chặt cây đơn giản đi qua đó, không có ý đồ chủ tâm nào để chặt cây, thế thì không cây nào sợ cả. Cũng cùng người chặt cây đó, với cùng cái cưa đó. Dường như là ý định chặt cây của anh ta ảnh hưởng tới cây cối. Điều đó có nghĩa là ý định của anh ấy đã được hiểu; nó có nghĩa là chính sự rung động này đang được cây cối giải mã.

Và một sự kiện có ý nghĩa hơn đã được quan sát về mặt khoa học: là nếu bạn đi vào trong rừng và giết loài vật, thì không chỉ vương quốc loài vật quanh đó trở nên run rẩy, mà cây cối cũng run rẩy. Nếu bạn giết một con hươu, thì tất cả các con hươu quanh đó đều cảm thấy rung động của việc giết hại, đều trở nên buồn; run rẩy lớn nảy sinh trong chúng. Bỗng nhiên chúng sợ không bởi lí do nào hết cả. Chúng có thể không thấy con hươu vừa mới bị giết, nhưng bằng cách nào đó, theo cách tinh tế, chúng bị ảnh hưởng - theo bản năng, theo trực giác. Nhưng không chỉ có hươu bị ảnh hưởng - cây cối cũng bị ảnh hưởng, vẹt cũng bị ảnh hưởng, hổ cũng bị ảnh hưởng, diều hâu cũng bị ảnh hưởng, nhành cỏ cũng bị ảnh hưởng. Sát hại đã xảy ra, tàn phá đã xảy ra, cái chết đã xảy ra - mọi thứ quanh đó đều bị ảnh hưởng. Con người dường như là loài ngủ nhiều nhất...

Những lời kinh này của Phật cần phải được thiền sâu sắc, được thấm đẫm, được tuân theo.

Tỉnh thức là cách sống

Bạn sống tỉ lệ với điều bạn nhận biết. Nhận biết là sự khác biệt giữa chết và sống. Bạn không sống chỉ bởi vì bạn đang thở, bạn không sống chỉ bởi vì tim bạn đang đập. Về mặt vật lí bạn có thể được giữ cho sống trong bệnh viện, không có ý thức nào. Tim bạn sẽ tiếp tục đập và bạn sẽ có thể thở. Bạn có thể được giữ theo cách cơ giới để cho bạn có thể sống trong nhiều năm - theo nghĩa của việc thở và tim đập, máu tuần hoàn. Bây giờ có nhiều người khắp thế giới ở các nước tiên tiến, người sống một cách vô tri vô giác trong bệnh viện, bởi vì công nghệ tiên tiến đã làm cho cái chết của bạn được trì hoãn vô thời hạn - trong nhiều năm, bạn có thể được giữ vẫn sống. Nếu đấy là cuộc sống, thế thì bạn có thể được giữ cho sống. Nhưng đấy lại không phải là sống chút nào. Chỉ sống vô tri vô giác thì không phải là sống.

Chư phật có định nghĩa khác. Định nghĩa của họ bao gồm nhận biết. Họ không nói bạn sống vì bạn có thể thở, họ không nó bạn sống vì máu bạn vẫn đang tuần hoàn; họ nói bạn sống nếu bạn thức tỉnh. Cho nên ngoại trừ những người đã thức tỉnh, không ai thực sự sống cả. Các bạn là những cái xác - bước đi, nói năng, làm mọi thứ - nhưng bạn là người máy.

Tỉnh thức là cách sống, Phật nói. Trở nên tỉnh thức nhiều hơn và bạn sẽ trở nên sống nhiều hơn. Và cuộc sống là Thượng đế - không có Thượng đế nào khác. Do đó Phật nói về sống và nhận biết. Sống là mục đích và nhận biết là phương pháp luận, là kĩ thuật để đạt tới nó.

Kẻ ngu ngủ...

Và tất cả mọi người đều ngủ cả, cho nên tất cả đều ngu. Bạn đừng cảm thấy bị xúc phạm. Sự kiện này phải được phát biểu ra như chúng thế. Bạn hoạt động trong giấc ngủ; đó là lí do tại sao bạn cứ loạng choạng mãi, bạn cứ làm mọi thứ bạn không muốn làm. Bạn cứ làm những điều mà bạn đã quyết định không làm. Bạn cứ làm những điều mà bạn biết là không đúng, và bạn không làm những điều mà bạn biết là đúng.

Làm sao điều này lại có thể được? Tại sao bạn không thể đi thẳng? Tại sao bạn cứ vướng vào đường cụt thế? Tại sao bạn cứ đi lầm đường thế?

Một thanh niên có giọng tốt được yêu cầu tham dự vào vở hoạt cảnh lịch sử, mặc dầu anh ta cứ cố nài xin được miễn, nói rằng anh ta bao giờ cũng bối rối trong những hoàn cảnh như vậy. Người ta đảm bảo với anh ấy rằng sự việc rất đơn giản, và anh ấy chỉ phải nói một câu thôi: “Tôi tới để đoạt lấy cái hôn, và lao vào cuộc ẩu đả. Nghe đây! Tôi nghe thấy tiếng súng lục bắn...” và rồi bước ra khỏi sân khấu.

Vào lúc biểu diễn, anh ta lên sân khấu, đã bối rối sẵn bởi cái quần ngắn bó sát mình được may cho anh ta để mặc vào khoảnh khắc cuối, và trở nên hoàn toàn rệu rã tại cảnh nữ nhân vật chính đẹp đẽ đang nằm dài trên ghế ngồi trong vườn, đợi anh ta, trong bộ quần áo dài trắng. Anh ta đằng hắng trong cổ và tuyên bố: “Tôi tới để hoạt lấy cái đôn - ấy không! - đoạt lấy cái hôn, và đao vào cuộc ẩu lả - ấy tôi nói lao vào cuộc ẩu đả! Nghe đây! tôi nghe thấy tiếng búng lục sắn - không! - súng lục bắn. Ôi, cứt dơi, cứt chuột, cứt tất cả các vị! Tôi chẳng bao giờ muốn tham dự vào cái vở kịch đáng nguyền rủa này ngay chỗ đầu tiên!”

Đây là điều vẫn đang xảy ra. Quan sát cuộc sống mình mà xem: mọi thứ mà bạn đang làm bị lẫn lộn và đang lẫn lộn làm sao. Bạn chẳng có bất kì sự sáng tỏ nào, bạn không có bất kì khả năng cảm thụ nào. Bạn không tỉnh táo. Bạn không thể thấy được, bạn không thể nghe được - chắc chắn, bạn có tai cho nên bạn có thể nghe, nhưng không ai bên trong để mà hiểu điều đó. Chắc chắn bạn có mắt cho nên bạn có thể thấy, nhưng không ai hiện diện bên trong. Cho nên mắt bạn cứ thấy và tai bạn cứ nghe, nhưng chẳng điều gì được hiểu cả. Và mỗi bước đi bạn sẩy chân, mỗi bước đi bạn lại phạm phải điều gì đó sai sót. Và bạn vẫn cứ tin rằng bạn đang nhận biết.

Loại bỏ hoàn toàn cái ý tưởng đó đi. Việc loại bỏ nó là bước nhảy lớn, bước lớn, bởi vì một khi bạn loại bỏ cái ý tưởng rằng “tôi đang nhận biết”, bạn sẽ bắt đầu tìm và kiếm cách thức và phương tiện để nhận biết. Cho nên điều đầu tiên phải thấm vào trong bạn là ở chỗ bạn đang ngủ, hoàn toàn ngủ.

Tâm lí học hiện đại đã phát hiện ra vài điều có ý nghĩa; mặc dầu người ta mới chỉ phát hiện ra về mặt trí năng, đấy vẫn là việc mở đầu tốt đẹp. Nếu về mặt trí năng mà chúng đã được phát hiện ra, thì sớm hay muộn chúng cũng sẽ được kinh nghiệm về sự tồn tại.

Freud là người tiên phong vĩ đại; tất nhiên, ông ấy không phải là vị phật, nhưng vẫn là một người có ý nghĩa lớn, bởi vì ông ấy là người đầu tiên đưa ra quan điểm được phần lớn nhân loại chấp nhận rằng con người có vô thức lớn ẩn bên trong mình. Tâm trí có ý thức chỉ là một phần mười, và tâm trí vô ý thức gấp chín lần lớn hơn phần có ý thức.

Thế rồi một học trò của ông ấy, Jung, đi xa thêm chút ít, sâu hơn chút ít, và đã phát hiện ra vô thức tập thể. Đằng sau vô thức cá nhân còn có vô thức tập thể. Bây giờ cần ai đó để phát hiện ra một điều nữa vẫn đang có đó, và tôi hi vọng... Chẳng chóng thì chầy các cuộc nghiên cứu tâm lí, vẫn đang tiếp diễn ở cả hai phía tấm màn sắt, nhất định sẽ phát hiện ra nó - vô thức vũ trụ. Phật đã nói về nó.

Cho nên chúng ta có thể nói: tâm trí có ý thức, một điều rất mỏng manh, một phần rất nhỏ của bản thể bạn. Đằng sau ý thức là tâm trí tiềm thức - mơ hồ. Bạn có thể nghe thì thào về nó nhưng bạn không thể hình dung ra nó được. Nó bao giờ cũng có đó, đằng sau ý thức, để giật dây.

Thứ ba: tâm trí vô thức mà bạn bắt gặp chỉ trong mơ hay khi bạn dùng ma tuý. Thế rồi đến tâm trí vô thức tập thể. Bạn bắt gặp nó khi bạn đi vào cuộc truy tìm rất sâu trong tâm trí vô thức của bạn; thế rồi bạn bắt gặp vô thức tập thể. Và nếu bạn vẫn đi xa hơn nữa, sâu hơn nữa, bạn sẽ tới vô thức vũ trụ.

Vô thức vũ trụ là tự nhiên. Vô thức tập thể là toàn bộ nhân loại mà đã sống cho tới giờ, nó là một phần của bạn. Vô thức này là vô thức cá nhân của bạn mà xã hội đã kìm nén trong bạn, không được phép bầy tỏ ra. Do đó nó tới theo cửa sau trong đêm, trong giấc mơ của bạn. Và tâm trí có ý thức... Tôi sẽ gọi nó là cái gọi là tâm trí có ý thức bởi vì nó vẫn được gọi như vậy. Nó quá nhỏ bé, chỉ là một đốm sáng lung linh, nhưng cho dù nó chỉ là một đốm sáng lung linh thì nó cũng quan trọng bởi vì nó có hạt mầm; hạt mầm bao giờ cũng nhỏ. Nó có tiềm năng lớn.

Bây giờ một chiều hướng hoàn toàn mới đang mở ra. Cũng như Freud đã mở ra chiều hướng dưới ý thức, Sri Aurobindo đã mở ra chiều hướng trên ý thức. Freud và Sri Aurobindo là hai người quan trọng nhất của thời đại này. Cả hai đều là trí thức, không người nào là người đã thức tỉnh, nhưng cả hai đều đã phục vụ được rất nhiều cho nhân loại. Về mặt trí năng họ đã làm cho chúng ta nhận biết rằng chúng ta không nhỏ bé như chúng ta có vẻ trên bề mặt, rằng bề mặt đang che dấu chiều sâu và chiều cao lớn.

Freud đi vào chiều sâu, Sri Aurobindo cố gắng thấm vào chiều cao. Trên cái gọi là tâm trí có ý thức là tâm trí có ý thức thực; điều đó được đạt tới chỉ qua thiền. Khi tâm trí có thức bình thường của bạn được bổ sung thêm thiền, khi tâm trí có ý thức bình thường của bạn được cộng với thiền, nó trở thành tâm trí có ý thức thực. Bên ngoài tâm trí có ý thức thực là tâm trí siêu ý thức.

Khi bạn thiền bạn chỉ có các thoáng nhìn. Thiền là mò mẫm trong bóng tối. Vậy mà một vài cửa sổ sẽ mở ra, nhưng bạn cứ rơi đi rơi lại mãi. Tâm thức siêu ý thức có nghĩa là samadhi - bạn đã đạt tới cảm nhận trong như pha lê, bạn đã đạt tới nhận biết tích hợp. Bây giờ bạn không thể rơi xuống thấp hơn nó; nó là của bạn. Ngay cả trong giấc ngủ nó cũng vẫn còn với bạn.

Bên ngoài siêu ý thức là siêu ý thức tập thể; siêu ý thức tập thể là cái được biết tới như “thượng đế” trong các tôn giáo. Và bên ngoài siêu ý thức tập thể là siêu ý thức vũ trụ, vượt ra ngoài các thượng đế. Phật gọi nó là niết bàn, Mahavira gọi nó là kaivalya, các nhà huyền môn Hindu đã gọi nó là moksha; bạn có thể gọi nó là chân lí.

Đấy là chính trạng thái của bản thể bạn, và bạn cũng mới chỉ đang sống trong một góc nhỏ của bản thể mình - tâm trí có ý thức tí xíu; dường như ai đó có lâu đài và đã quên mất hoàn toàn về lâu đài này và bắt đầu sống trong hành lang - và nghĩ đây là tất cả.

Freud và Sri Aurobindo cả hai đều là những người khổng lồ trí tuệ, người tiên phong, triết gia, nhưng cả hai đều đưa ra những phỏng đoán vĩ đại. Thay vì dạy cho sinh viên về triết học của Bertrand Russell, Alfred North Whitehead, Martin Heudegger, Jean-Paul Sartre, sẽ tốt hơn nhiều nếu mọi người được dạy nhiều về Sri Aurobindo, bởi vì ông ấy là triết gia vĩ đại nhất của thời đại này. Nhưng ông ấy đã hoàn toàn bị giới hàn lâm quên lãng, bỏ qua - bởi những lí do nào đó.

Lí do là, cho dù việc đọc Sri Aurobindo có làm cho bạn cảm thấy rằng bạn không nhận biết; và bản thân ông ấy cũng chưa là vị phật, nhưng ông ấy vẫn sẽ tạo ra tình huống rất bối rối cho bạn. Nếu ông ấy đúng, thế thì bạn đang làm gì? Thế thì sao bạn lại không thám hiểm các chiều cao của bản thể bạn?

Freud đã được chấp nhận với chống đối lớn lao, nhưng cuối cùng ông ấy đã được chấp nhận. Sri Aurobindo thậm chí vẫn chưa được chấp nhận. Trong thực tế thậm chí chẳng có đối lập nào với ông ấy cả; ông ấy đơn giản bị bỏ qua. Và lí do thật rõ ràng. Freud nói về cái gì đó bên dưới bạn - cái đó không gây bối rối lắm; bạn có thể cảm thấy thoải mái mà biết rằng bạn có ý thức, và dưới ý thức của bạn còn có tiềm thức và vô thức và vô thức tập thể. Nhưng những trạng thái này là bên dưới bạn; bạn ở trên đỉnh, bạn có thể cảm thấy thoải mái. Nhưng nếu bạn nghiên cứu Sri Aurobindo, bạn sẽ cảm thấy bối rối, bị chọc giận, bởi vì có những trạng thái cao hơn bạn - bản ngã của con người không bao giờ muốn chấp nhận rằng có bất kì cái gì cao hơn mình. Con người muốn tin rằng mình là đỉnh cao nhất, cực đỉnh, đỉnh Gourishanka, đỉnh Everest - rằng không còn gì cao hơn anh ta...

Và người ta cảm thấy thoải mái - với việc chối bỏ vương quốc riêng của mình, chối bỏ các đỉnh cao của riêng mình, bạn cảm thấy rất thoải mái. Nhìn cái ngu xuẩn của nó mà xem.

Phật đúng. Ông ấy nói: Kẻ ngu ngủ dường như là đã chết, nhưng người chủ tỉnh thức và người ấy sống mãi mãi.

Nhận biết là vĩnh hằng, nó không biết đến cái chết. Chỉ vô nhận biết mới chết. Cho nên nếu bạn vẫn còn vô ý thức, còn ngủ, bạn sẽ phải chết lần nữa. Nếu bạn muốn gạt bỏ toàn bộ khổ sở của việc sinh ra và chết đi lặp lại mãi, nếu bạn muốn gạt bỏ bánh xe sinh tử, bạn sẽ phải trở nên tuyệt đối tỉnh táo. Bạn sẽ phải đạt tới đỉnh cao hơn và cao hơn nữa trong tâm thức.

Và những điều này không được chấp nhận trên nền tảng trí năng; những điều này phải trở thành kinh nghiệm, những điều này phải trở thành sự tồn tại. Tôi không bảo bạn phải bị thuyết phục về mặt triết lí, bởi vì thuyết phục triết lí chẳng đem lại cái gì, không thu hoạch gì. Việc thu hoạch thực sự chỉ tới khi bạn làm nỗ lực lớn để đánh thức bản thân mình.

Nhưng những bản đồ trí tuệ này có thể tạo ra ham muốn, khao khát trong bạn; có thể làm cho bạn nhận biết về tiềm năng, về khả năng; có thể làm cho bạn nhận biết rằng bạn không phải là điều bạn dường như đang là - bạn còn hơn thế nhiều lắm.

Kẻ ngu ngủ dường như là đã chết, nhưng người chủ thì tỉnh thức và người ấy sống mãi mãi.

Người ấy quan sát. Người ấy trong vắt

Những lời phát biểu đơn giản và đẹp đẽ. Chân lí bao giờ cũng đơn giản và bao giờ cũng đẹp đẽ. Nhìn vào tính đơn giản của hai lời phát biểu này... nhưng chúng hàm chứa làm sao - thế giới trong thế giới, vô hạn thế giới. Người ấy quan sát. Người ấy trong vắt.

Điều duy nhất cần phải được dạy là quan sát. Quan sát! Quan sát từng hành động bạn làm. Quan sát từng ý nghĩ thoáng qua trong tâm trí bạn. Quan sát mọi ham muốn, cái chiếm giữ bạn. Quan sát ngay cả những cử chỉ nhỏ nhặt nhất - bước, nói, ăn, tắm. Bạn cứ quan sát mọi điều. Để mọi điều trở thành cơ hội cho việc quan sát.

Bạn đừng ăn một cách máy móc, đừng chỉ tọng thức ăn vào mình - rất quan sát. Nhai thật kĩ và mang tính quan sát... và bạn sẽ ngạc nhiên là từ trước tới giờ bạn đã bỏ lỡ biết bao nhiêu điều, bởi vì mỗi cái nhai sẽ cho bạn sự thoả mãn vô cùng. Nếu bạn ăn một cách có quan sát, thức ăn trở nên ngon hơn. Ngay cả thức ăn thông thường cũng ngon nếu bạn ăn có quan sát; và nếu bạn không có tính quán sát, bạn có thể ăn những thức ăn ngon nhất nhưng sẽ chẳng có mùi vị gì trong đó cả, bởi vì không có ai quan sát. Bạn đơn giản cứ tọng các thứ vào mình.

Ăn từ tốn, có quan sát; mỗi lần cắn đều nhai kĩ, nếm kĩ. Ngửi, chạm, cảm thấy cơn gió thoảng và tia sáng mặt trời. Nhìn vào mặt trăng và trở thành vũng nước im lặng của tính quan sát, và mặt trăng sẽ được phản chiếu trong bạn với cái đẹp vô cùng.

Di chuyển trong cuộc sống mà vẫn còn quan sát liên tục. Lần nọ lần kia bạn sẽ quên. Bạn đừng khổ vì điều đó; điều đó là tự nhiên. Trong hàng triệu kiếp sống bạn chưa bao giờ thử tính quan sát, cho nên điều đơn giản, tự nhiên là bạn cứ quên đi quên lại mãi. Nhưng khoảnh khắc bạn nhớ, lại quan sát.

Nhớ một điều: khi bạn nhớ rằng bạn quên quan sát, đừng trở nên tiếc nuối, đừng ăn năn; bằng không lần nữa bạn lại phí thời gian. Đừng cảm thấy khổ: “Mình lại bỏ lỡ rồi.” Đừng bắt đầu cảm thấy, “Mình là tội đồ.” Đừng bắt đầu lên án mình, bởi vì điều này cực kì phí thời gian. Đừng bao giờ ăn năn về quá khứ! Sống trong khoảnh khắc này. Nếu bạn đã quên, thì sao? Điều đó tự nhiên mà - điều đó đã thành thói quen, thói quen khó chết đi. Và những thói quen này lại không phải là thói quen tiêm nhiễm trong một kiếp sống; đấy là thói quen đã tiêm nhiễm trong hàng triệu kiếp. Cho nên nếu bạn có thể vẫn còn quan sát cho dù vài khoảng khắc thôi, cảm thấy cám ơn đi. Cho dù vài khoảnh khắc đó cũng còn nhiều hơn điều có thể được trông đợi.

Người ấy quan sát. Người ấy trong vắt

Và khi bạn quan sát, sáng tỏ nảy sinh. Tại sao sáng tỏ lại nảy sinh từ quan sát? Bởi vì bạn càng trở nên quan sát hơn, tất cả những hấp tấp của bạn lại càng chậm lại hơn. Bạn trở thành duyên dáng hơn. Khi bạn quan sát, tâm trí huyên thuyên của bạn bớt huyên thuyên đi, bởi vì năng lượng đã dùng cho việc huyên thuyên nay chuyển vào thành quan sát - nó là cùng năng lượng! Bây giờ ngày càng nhiều năng lượng sẽ được biến đổi thành quan sát và tâm trí sẽ không được nuôi dưỡng nữa. Các ý nghĩ sẽ bắt đầu thưa dần ra, chúng sẽ bắt đầu mất sức nặng. Dần dần, chúng sẽ bắt đầu chết. Và khi các ý nghĩ bắt đầu chết đi, sáng tỏ nảy sinh. Bây giờ tâm trí bạn trở thành tấm gương.

Người ấy hạnh phúc làm sao! Và khi người ta sáng tỏ, người ta phúc lạc. Lẫn lộn là căn nguyên gốc rễ cho khổ sở; rõ ràng là nền tảng cho phúc lạc. Người ấy hạnh phúc làm sao! Vì người ấy thấy rằng tỉnh thức là cuộc sống.

Và bây giờ người ấy biết không có cái chết, bởi vì tỉnh thức không bao giờ có thể bị phá huỷ. Khi cái chết tới, bạn sẽ quan sát nó nữa. Bạn sẽ chết trong khi quan sát; việc quan sát sẽ không chết. Thân thể bạn sẽ biến mất, cát bụi trở về với cát bụi, nhưng việc quan sát của bạn sẽ vẫn còn; nó sẽ trở thành một phần của toàn bộ vũ trụ. Nó sẽ trở thành tâm thức vũ trụ.

Trong những khoảnh khắc này các nhà tiên tri của Upanishad tuyên bố, “Aham Brahmasmi! - Ta là tâm thức vũ trụ!” Chính trong không gian đó mà al-Hillaj Mansoor đã công bố, “Ana’l Haq! - Ta là chân lí!”

Đây là những đỉnh cao vốn là quyền tập ấn của bạn. Nếu bạn không đạt được chúng, chỉ bạn chịu trách nhiệm chứ không người nào khác.

Người ấy hạnh phúc làm sao! Vì người ấy thấy rằng tỉnh thức là cuộc sống.

Người ấy hạnh phúc làm sao, đi theo con đường của người thức tỉnh.

Với sự kiên nhẫn lớn lao người ấy thiền, tìm kiếm tự do và hạnh phúc.

Lắng nghe những lời này thật chăm chú: Với sự kiên nhẫn lớn lao... Chừng nào mà bạn còn chưa đem toàn bộ nỗ lực ra để đánh thức bản thân mình, điều đó còn chưa xảy ra đâu. Nỗ lực bộ phận là vô dụng. Bạn không thể chỉ làng nhàng, bạn không thể chỉ hờ hững. Điều đó chẳng ích gì. Nước ấm không thể bay hơi được, và nỗ lực hờ hững để tỉnh táo nhất định thất bại.

Biến đổi xảy ra chỉ khi bạn đặt toàn bộ năng lượng vào trong nó. Khi bạn đang sôi lên ở một trăm độ, thế thì bạn bay hơi, thế thì thay đổi giả kim thuật xảy ra. Thế thì bạn bắt đầu bốc lên. Bạn chưa quan sát điều đó sao? - nước chảy xuống, nhưng hơi nước lại bốc lên. Đích xác cùng điều đó xảy ra: vô thức đi xuống, ý thức đi lên.

Và một điều nữa: đi lên là đồng nghĩa với đi vào, và đi xuống là đồng nghĩa với đi ra. Ý thức đi vào trong, vô thức đi ra ngoài. Vô thức làm cho bạn quan tâm tới thứ khác - mọi vật, mọi người, nhưng nó bao giờ cũng là những thứ khác. Vô thức giữ bạn hoàn toàn trong bóng tối; mắt bạn cứ tập trung vào người khác. Nó tạo ra một loại ngoại diên, nó làm cho bạn thành hướng ngoại. Ý thức tạo ra nội tâm, nó làm cho bạn hướng nội; nó đưa bạn vào trong, ngày càng sâu hơn.

Và ngày càng sâu hơn có nghĩa là ngày càng cao hơn; chúng trưởng thành đồng thời, như cây cối trưởng thành vậy. Bạn chỉ thấy nó lớn lên, bạn không thấy rễ của nó đi xuống. Nhưng trước hết rễ phải đi xuống, chỉ thế thì cây mới vươn lên cao được. Nếu cây muốn đạt tới trời, thì nó sẽ phải đâm rễ xuống tận đáy, xuống chiều sâu thấp nhất có thể được. Cây trưởng thành đồng thời theo cả hai hướng. Theo đúng cùng cách thức đó thì tâm thức đi lên... đi xuống, nó đâm rễ vào trong bản thể bạn.

Gốc rễ của khổ

Khổ là trạng thái của vô ý thức. Chúng ta khổ bởi vì chúng ta không nhận biết về điều chúng ta đang làm, về điều chúng ta đang nghĩ, về điều chúng ta đang cảm - cho nên chúng ta cứ tự mình liên tục mâu thuẫn từng khoảnh khắc. Hành động đi theo hướng này, suy nghĩ đi theo hướng khác, cảm giác ở đâu đó khác. Chúng ta rã rời, chúng ta trở nên ngày một phân mảnh hơn. Đó chính là khổ là gì - chúng ta mất hoà hợp, chúng ta mất thống nhất. Chúng ta trở thành tuyệt đối phi trung tâm, chỉ là ngoại vi. Và một cách tự nhiên cuộc sống không hài hoà sẽ đi tới khổ, thảm kịch, gánh nặng phải mang bằng cách nào đó, sự chịu đựng. Nhiều nhất người ta có thể làm cho chịu đựng này ít đau đớn hơn. Và có cả nghìn lẻ một thuốc giảm đau sẵn có.

Không chỉ là ma tuý và rượu cồn - cái gọi là tôn giáo cũng đã vận hành như thuốc phiện. Nó đánh thuốc ngủ mọi người. Và một cách tự nhiên mọi tôn giáo đều chống lại ma tuý, bởi vì bản thân họ buôn bán trong cùng chợ; họ chống lại những kẻ cạnh tranh. Nếu mọi người uống thuốc phiện, họ có thể không mang tính tôn giáo; có thể không có nhu cầu cho họ mang tính tôn giáo. Họ đã tìm thấy thuốc phiện của mình, sao họ lại bận tâm tới tôn giáo? Và thuốc phiện lại rẻ hơn, ít có sự dính líu hơn. Nếu mọi người uống marijuana, LSD, và những ma tuý tinh chế hơn, một cách tự nhiên họ sẽ không mang tính tôn giáo bởi vì tôn giáo là ma tuý rất nguyên thuỷ. Do đó tất cả các tôn giáo đều chống lại ma tuý.

Lí do không phải ở chỗ họ thực sự chống lại ma tuý đâu. Lí do là ở chỗ ma tuý là kẻ cạnh tranh, và tất nhiên, nếu mọi người có thể bị ngăn cản không được dùng ma tuý, họ nhất định rơi vào cái bẫy của các tu sĩ, bởi vì thế thì đó là cách thức duy nhất còn lại. Đó là cách thức của độc quyền, cho nên thuốc phiện của họ còn lại trong chợ và mọi thứ khác trở thành bất hợp pháp.

Mọi người đang sống trong khổ sở. Chỉ có hai con đường duy nhất thoát ra khỏi nó: Họ có thể trở thành thiền nhân - tỉnh táo, nhận biết, ý thức... đó là điều gian nan. Nó cần can đảm. Hoặc con đường rẻ hơn là tìm cái gì đó có thể làm cho bạn thậm chí còn vô ý thức hơn bạn đang vậy, cho nên bạn không thể cảm thấy khổ được. Tìm ra cái gì đó làm cho bạn hoàn toàn phi nhạy cảm, sự say sưa nào đó, thuốc giảm đau nào đó làm cho bạn vô ý thức tới mức bạn có thể thoát vào trong vô ý thức và quên tất cả những lo âu, đau khổ, vô nghĩa của mình.

Con đường thứ hai không thực là con đường đúng đâu. Con đường thứ hai chỉ làm cho khổ của bạn thoải mái hơn chút ít, dễ chịu hơn chút ít, thuận tiện hơn chút ít. Nhưng nó không giúp gì được - nó không làm biến đổi bạn. Biến đổi duy nhất xảy ra qua thiền, bởi vì thiền là phương pháp duy nhất làm cho bạn nhận biết. Với tôi, thiền là tôn giáo thực duy nhất. Tất cả những cái khác chỉ là trò bịp bợm. Và có những thương hiệu khác biệt về thuốc phiện - Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Jaina giáo, Phật giáo - nhưng chúng chỉ là các thương hiệu khác nhau mà thôi. Bình chứa là khác nhưng nội dung là như nhau: chúng tất cả đều giúp bạn bằng cách nào đó điều chỉnh khổ sở của bạn.

Nỗ lực của tôi ở đây là để đem bạn ra bên ngoài đau khổ. Không có nhu cầu điều chỉnh đau khổ; có khả năng tự do toàn bộ với đau khổ. Nhưng thế thì con đường có chút ít gian nan; thế thì con đường là thách thức.

Bạn phải trở nên nhận biết về thân thể mình và điều bạn đang làm với nó...

Một hôm Phật đang giảng bài nói buổi sáng, và một nhà vua đã tới nghe ông ấy. Ông này ngồi ngay trước Phật và liên tục cử động ngón chân cái. Phật dừng nói và nhìn vào ngón chân nhà vua. Khi Phật nhìn ngón chân ông ta, hiển nhiên nhà vua ngừng cử động nó. Phật bắt đầu nói lại, và nhà vua lại bắt đầy cử động ngón chân mình. Thế rồi Phật hỏi ông ta, "Sao ông làm điều đó thế?"

Nhà vua nói, "Chỉ khi thầy ngừng nói và nhìn vào ngón chân tôi thì tôi mới trở nên nhận biết về điều tôi đang làm; bằng không tôi không ý thức chút nào."

Phật nói, "Đây là ngón chân cái của ông và ông không ý thức... Thế thì ông thậm chí có thể giết người và ông có thể không ý thức!"

Và đích xác theo cách đó mọi người bị giết và kẻ giết người đã không có ý thức. Nhiều lần ở toà án, kẻ giết người đã tuyệt đối phủ nhận rằng họ đã giết người. Ban đầu người ta hay cho rằng họ chỉ lừa dối, nhưng các phát kiến mới nhất nói rằng họ đã không lừa dối; họ đã làm điều đó trong trạng thái vô ý thức. Họ phát rồ thế, họ giận dữ vào khoảnh khắc đó tới mức họ bị cơn cuồng nộ của mình chiếm lĩnh. Và khi bạn phát rồ lên, thân thể bạn tiết ra chất độc gây say, máu bạn trở nên bị làm say. Trong cuồng dại là trong cơn điên tạm thời. Và người này sẽ hoàn toàn quên mất về điều đó bởi vì người đó không nhận biết chút nào. Và đó là cách mọi người rơi vào tình yêu, giết lẫn nhau, tự tử, làm đủ mọi thứ.

Bước đầu tiên vào nhận biết là mang tính quan sát về thân thể bạn. Dần dần người ta trở nên tỉnh táo về từng cử chỉ, từng khoảnh khắc. Và khi bạn trở nên nhận biết, phép màu bắt đầu xảy ra: nhiều thứ bạn thường làm trước đây đơn giản biến mất. Thân thể bạn trở nên ngày một thảnh thơi hơn, thân thể bạn trở nên hoà điệu hơn, an bình sâu lắng bắt đầu lan tràn ngay cả trong thân thể bạn, âm nhạc tinh tế rung động trong thân thể bạn.

Thế rồi bắt đầu trở nên nhận biết về ý nghĩ của bạn - cùng điều này phải được làm với ý nghĩ. Chúng tinh tế hơn thân thể và tất nhiên cũng nguy hiểm hơn. Và khi bạn trở nên nhận biết về ý nghĩ của mình, bạn sẽ ngạc nhiên về điều diễn ra bên trong bạn. Nếu bạn viết bất kì cái gì đang diễn ra vào bất kì khoảnh khắc nào, bạn sẽ ngạc nhiên lắm. Bạn sẽ không thể nào tin được vào nó - "Đây mà là điều diễn ra bên trong mình sao?" Chỉ cần mười phút cứ viết ra vậy. Đóng cửa lại, khoá cửa ra vào và cửa sổ lại để không ai có thể vào được, như vậy bạn có thể chân thực toàn bộ - và đốt lửa lên để cho bạn có thể ném nó vào đống lửa! - để cho không ai biết được ngoài bạn. Và thế rồi chân thành thực sự; cứ viết ra bất kì cái gì đang diễn ra bên trong tâm trí. Đừng diễn giải nó, đừng thay đổi nó, đừng sửa đổi nói. Cứ để nó ở trên giấy trần trụi như nó vậy, đích xác hệt như nó vậy.

Và sau mười phút đọc lại nó - bạn sẽ thấy tâm trí điên khùng bên trong! Chúng ta không nhận biết rằng toàn thể sự điên khùng này cứ chạy như dòng chảy ngầm. Nó ảnh hưởng tới mọi thứ có ý nghĩa trong cuộc sống của bạn. Nó ảnh hưởng tới bất kì cái gì bạn đang làm; nó ảnh hưởng tới bất kì cái gì bạn không làm; nó ảnh hưởng tới mọi thứ. Và tổng của nó sẽ là cuộc sống của bạn đấy!

Cho nên người điên này phải được thay đổi đi. Và phép màu của nhận biết là ở chỗ bạn không cần làm cái gì ngoại trừ trở nên nhận biết. Chính hiện tượng quan sát làm thay đổi nó. Dần dần người điên biến mất. Dần dần ý nghĩ bắt đầu rơi vào hình mẫu nào đó: sự hỗn độn của chúng không còn nữa, chúng trở nên ngày một hài hoà hơn. Và thế rồi lần nữa an bình sâu sắc hơn lan tràn.

Và khi thân thể bạn và tâm trí bạn đã trong an bình, bạn sẽ thấy rằng chúng hoà hợp với nhau nữa, có cây cầu. Bây giờ chúng không chạy theo các hướng khác nhau, chúng không cưỡi lên các con ngựa khác nhau. Lần đầu tiên có sự hoà hợp, và sự hoà hợp này giúp vô cùng cho làm việc ở bước thứ ba - tức là, trở nên nhận biết về cảm giác, xúc động, tâm trạng của bạn. Đó là tầng tinh tế nhất và khó nhất, nhưng nếu bạn có thể nhận biết về ý nghĩ, thế thì đó chỉ là một bước thêm nữa. Cần có chút ít nhận biết mãnh mẽ hơn khi bạn bắt đầu suy ngẫm về tâm trạng mình, xúc động của mình, cảm giác của mình.

Một khi bạn nhận biết được tất cả ba điều này, chúng tất cả trở nên được nối vào trong một hiện tượng. Và khi tất cả ba điều này là một, vận hành cùng nhau hoàn hảo, chạy ro ro cùng nhau, bạn có thể cảm thấy âm nhạc của cả ba - chúng đã trở thành dàn nhạc - thế thì cái thứ tư xảy ra. Cái bạn không thể làm được - nó xảy ra theo cách riêng của nó, nó là món quà từ cái toàn thể. Nó là phần thưởng cho những người đã làm ba điều này.

Và cái thứ tư là nhận biết tối thượng làm cho người ta thức tỉnh. Người ta trở nên nhận biết về nhận biết của mình - đó là cái thứ tư. Điều đó làm cho người ta thành vị phật, người thức tỉnh. Và chỉ trong việc thức tỉnh mà người ta mới đi tới biết phúc lạc là gì. Thân thể biết vui thú, tâm trí biết hạnh phúc, trái tim biết vui vẻ, cái thứ tư biết phúc lạc. Phúc lạc là mục đích, và nhận biết là con đường đi tới nó.

Thế giới riêng tư

Heraclitus nói

Con người hay quên và lơ đễnh

trong những khoảnh khắc thức của họ

về điều đang diễn ra xung quanh họ

vì họ đang trong giấc ngủ.

Những kẻ ngu, dù họ nghe thấy,

vẫn giống như kẻ điếc;

với họ câu ngạn ngữ này đúng

rằng bất kì khi nào họ hiện diện

họ đều vắng mặt.

Người ta không nên hành động hay nói năng

như người ta đang ngủ.

Thức có một thế giới chung

Ngủ có từng thế giới riêng của mình.

Bất kì điều gì họ thấy khi tỉnh đều là cái chết;

khi ngủ, đều là mơ

Heraclitus đã chạm tới vấn đề sâu sắc nhất của con người, rằng còn người đang ngủ say ngay cả khi thức.

Bạn ngủ khi bạn ngủ, nhưng bạn cũng ngủ khi bạn thức đấy. Nghĩa của điều này là gì? - bởi vì đây là điều Phật nói, đây là điều Jesus nói, đây là điều Heraclitus nói. Bạn trông thì thức đấy, nhưng đó chỉ là cái vẻ thôi; sâu bên trong bạn giấc ngủ vẫn tiếp tục.

Ngay cả bây giờ bạn cũng đang mơ bên trong. Cả nghìn lẻ một ý nghĩ tiếp tục và bạn không ý thức về điều đang xảy ra, bạn không nhận biết về điều mình đang làm, bạn không nhận biết về mình là ai. Bạn đi như mọi người đi vào giấc ngủ.

Bạn phải đã biết ai đó đi, làm cái này cái nọ, trong giấc ngủ, và thế rồi trở lại để ngủ nữa. Có một bệnh gọi là mộng du. Nhiều người vào ban đêm đứng dậy ra khỏi giường; mắt họ mở, họ có thể đi! Họ có thể đi, họ có thể tìm thấy cửa. Họ sẽ đi xuống bếp, họ sẽ ăn cái gì đó; họ sẽ trở về và họ sẽ lên giường ngủ. Và vào buổi sáng nếu bạn hỏi họ, họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nhiều nhất, nếu họ cố gắng nhớ điều đó, họ sẽ thấy rằng họ đã có giấc mơ đêm hôm đó, rằng họ đã thức dậy, họ đi xuống bếp. Nhưng đó là mơ, nhiều nhất là vậy; ngay cả điều đó cũng khó nhớ.

Nhiều người đã phạm tội; nhiều kẻ giết người khi ở toà án nói rằng họ không biết, họ không nhớ liệu đã làm điều như vậy không. Không phải là họ lừa dối toà án - không. Bây giờ các nhà phân tâm đã tìm ra rằng họ không lừa dối, họ không phải là không thực; họ tuyệt đối thực. Họ đã phạm tội giết người - khi họ ngủ say họ đã phạm tội đó - cứ dường như trong giấc mơ. Giấc ngủ này còn sâu hơn giấc ngủ thường. Giấc ngủ này giống như bị say: bạn có thể bước đi chút ít, bạn có thể làm chút ít, bạn cũng có thể có chút ít nhận biết nữa - nhưng bị say. Bạn không biết đích xác cái gì đang xảy ra. Bạn đã làm gì trong quá khứ của mình? Bạn có thể nhớ lại điều đó, tại sao bạn đã làm điều bạn đã làm? Cái gì đã xảy ra cho bạn? Bạn có tỉnh táo không khi nó xảy ra? Bạn rơi vào tình yêu chẳng biết tại sao; bạn trở nên giận dữ chẳng biết tại sao. Bạn tìm lời bào chữa, tất nhiên; bạn hợp lí hoá bất kì cái gì bạn làm - nhưng việc hợp lí hoá không phải là nhận biết.

Nhận biết nghĩa là bất kì cái gì xảy ra trong khoảnh khắc đều xảy ra với ý thức đầy đủ; bạn hiện diện ở đó. Nếu bạn hiện diện khi giận dữ xảy ra, giận dữ không thể xảy ra được. Nó chỉ có thể xảy ra khi bạn ngủ say. Khi bạn hiện diện, biến đổi tức khắc bắt đầu trong bản thể bạn, bởi vì khi bạn hiện diện, nhận biết, nhiều điều đơn giản là không thể được. Tất cả những cái gọi là tội lỗi là không thể được nếu bạn nhận biết. Cho nên, thực tế, chỉ có một tội lỗi thôi, và đó là vô nhận biết.

Từ nguyên thuỷ của sin (tội lỗi) nghĩa là bỏ lỡ. Nó không có nghĩa là phạm phải điều gì đó sai; nó đơn giản nghĩa là bỏ lỡ, vắng mặt. Gốc Do Thái cho từ sin (tội lỗi) nghĩa là bỏ lỡ. Điều đó tồn tại trong vài từ tiếng Anh: misconduct (đạo đức xấu), misbehavious (hạnh kiểm xấu). Bỏ lỡ nghĩa là không có đó, làm điều gì đó mà không hiện diện ở đó - đây là tội lỗi duy nhất. Và đức hạnh duy nhất là gì? Trong khi bạn đang làm cái gì đó, bạn tràn đầy tỉnh táo - điều Gurdjieff gọi là tự nhớ, điều Phật gọi là chính tâm, điều Krishnamurti gọi là nhận biết, điều Kabir đã gọi là surati. Hiện hữu ở đó! - đó là tất cả những điều cần thiết, không gì nhiều hơn.

Bạn không cần thay đổi cái gì và cho dù bạn có cố gắng thay đổi, bạn cũng không thể thay đổi được. Bạn đã từng cố gắng thay đổi nhiều thứ trong bạn. Bạn có thành công không? Bao nhiêu lần bạn đã quyết định không giận dữ nữa? Điều gì đã xảy ra cho quyết định của bạn? Khi khoảnh khắc tới, bạn lại trong cùng cái bẫy: bạn trở nên giận dữ, và sau khi giận dữ đã qua, bạn lại ăn năn hối hận. Nó đã trở thành cái vòng luẩn quẩn: bạn giận dữ và rồi bạn ăn năn; thế rồi bạn lại sẵn sàng phạm phải điều đó lần nữa.

Nhớ lấy, ngay cả khi bạn ăn năn, bạn cũng không có đó; sự ăn năn đó cũng là một phần của tội lỗi. Đó là lí do tại sao chẳng cái gì xảy ra cả. Bạn cứ cố gắng và cố gắng, và bạn ra nhiều quyết định và bạn lấy nhiều lời nguyện, nhưng chẳng cái gì xảy ra cả - bạn vẫn còn như cũ. Bạn đích xác vẫn là người như khi bạn được sinh ra, thậm chí không có lấy một hơi chút thay đổi xảy ra trong bạn. Không phải là bạn đã không cố gắng, không phải là bạn đã không cố gắng đủ, bạn đã cố gắng rồi, cố gắng và cố gắng rồi. Và bạn thất bại bởi vì đấy không phải là vấn đề nỗ lực. Nhiều nỗ lực hơn cũng chẳng ích gì. Đó là vấn đề tỉnh táo, không phải là nỗ lực.

Nếu bạn tỉnh táo, nhiều điều đơn giản rơi rụng đi; bạn không cần vứt bỏ chúng. Trong nhận biết, một số điều là không thể được. Và đây là định nghĩa của tôi, không có tiêu chí nào khác. Bạn không thể rơi vào tình yêu nếu bạn nhận biết; thế thì rơi vào tình yêu là tội lỗi. Bạn có thể yêu, nhưng nó sẽ không giống như rơi vào, nó sẽ giống như việc vươn lên. Tại sao chúng ta dùng từ rơi vào tình yêu? Nó là việc rơi vào; bạn rơi vào, bạn không vươn lên. Khi bạn nhận biết, rơi vào là không thể được - thậm chí không thể được trong tình yêu. Điều đó là không thể được; nó đơn giản là không thể được. Với nhận biết, điều đó là không thể được; bạn vươn lên trong tình yêu. Và việc vươn lên trong tình yêu là hiện tượng khác toàn bộ với việc rơi vào tình yêu. Rơi vào tình yêu là trạng thái mơ. Đó là lí do tại sao những người đang trong yêu, bạn có thể thấy điều đó từ mắt họ: cứ dường như họ đang ngủ nhiều hơn người khác, say sưa, mơ mộng. Bạn có thể thấy từ mắt họ bởi vì mắt họ có sự buồn ngủ. Những người vươn lên trong tình yêu là khác toàn bộ. Bạn có thể thấy họ không còn trong mơ, họ đang đối diện với thực tại và họ đang trưởng thành qua nó.

Rơi vào trong tình yêu bạn vẫn còn là đứa trẻ; vươn lên trong tình yêu bạn trưởng thành. Và dần dần tình yêu trở thành không phải là mối quan hệ, nó trở thành trạng thái của bản thể bạn. Thế thì không phải là bạn yêu cái này và bạn không yêu cái kia, không - bạn đơn giản yêu. Bất kì ai tới gần bạn, bạn đều chia sẻ với họ. Bất kì cái gì xảy ra, bạn đều đem tình yêu của mình cho nó. Bạn chạm vào tảng đá và bạn chạm vào cứ dường như bạn đang chạm vào thân thể người yêu của mình. Bạn nhìn vào cây cối và bạn nhìn cứ dường như bạn đang nhìn vào khuôn mặt người yêu của mình. Nó trở thành trạng thái của bản thể. Không phải là bạn đang trong tình yêu - bây giờ bạn tình yêu. Đây là vươn lên, đây không phải là rơi vào.

Tình yêu là đẹp khi bạn vươn lên qua nó, và tình yêu trở thành bẩn và xấu khi bạn rơi vào qua nó. Và chẳng chóng thì chầy bạn sẽ thấy rằng nó chứng tỏ là độc hại, nó trở thành tù túng. Bạn đã bị bắt vào trong nó, tự do của bạn đã bị nghiền nát. Đôi cánh của bạn đã bị chặt đi; bây giờ bạn không còn tự do nữa. Rơi vào tình yêu bạn trở thành vật sở hữu: bạn sở hữu và bạn cho phép ai đó sở hữu bạn. Bạn trở thành đồ vật, và bạn cố gắng cải tạo người khác mà bạn đã rơi vào tình yêu thành đồ vật.

Nhìn vào chồng và vợ đi: họ cả hai đã trở thành giống như đồ vật, họ không còn là người nữa. Cả hai đều đang cố gắng sở hữu lẫn nhau. Chỉ đồ vật mới có thể bị sở hữu, con người không bao giờ bị sở hữu. Làm sao bạn có thể sở hữu được người? Làm sao bạn có thể chi phối được người? Làm sao bạn có thể cải tạo được người thành vật sở hữu? Không thể được! Nhưng chồng đang cố gắng để sở hữu vợ; vợ đang cố gắng cùng điều đó. Thế thì có va chạm, thế thì họ cả hai về cơ bản đều trở thành kẻ thù. Thế thì họ mang tính huỷ diệt lẫn nhau.

Chuyện xảy ra:

Mulla Nasruddin bước vào văn phòng của khu nghĩa trang và phàn nàn với người quản lí: "Tôi biết rõ rằng vợ tôi đã được chôn ở đây trong nghĩa trang của các ông, nhưng tôi không thể nào tìm thấy mả của cô ấy."

Người quản lí kiểm tra sổ danh bạ và hỏi, "Tên cô ấy là gì?"

Thế là Mulla nói, "Bà Mulla Nasruddin."

Người quản lí lại nhìn vào sổ và nói, "Không có bà Mulla Nasruddin, nhưng có một Mulla Nasruddin. Chúng tôi rất tiếc, dường như cái gì đó bị sai trong sổ danh bạ."

Nasruddin nói, "Chẳng cái gì sai cả. Mả của Mulla Nasruddin đâu? - bởi vì mọi thứ là theo tên tôi."

Ngay cả mả của vợ anh ta.

Sở hữu... mọi người đều cố gắng sở hữu người mình yêu. Đây không phải là tình yêu. Thực tế, khi bạn sở hữu một người, bạn ghét, bạn phá huỷ, bạn giết; bạn là kẻ sát nhân. Tình yêu phải đem cho tự do chứ; tình yêu là tự do mà. Tình yêu sẽ làm cho người được yêu ngày một tự do hơn, tình yêu sẽ cho đôi cánh, và tình yêu sẽ mở ra bầu trời bao la. Nó không thể trở thành nhà tù, hàng rào bao quanh. Nhưng tình yêu đó bạn không biết, bởi vì điều đó chỉ xảy ra khi bạn nhận biết; phẩm chất đó của tình yêu chỉ tới khi có nhận biết. Bạn biết tình yêu là tội lỗi, bởi vì nó tới từ giấc ngủ.

Và điều này là như vậy với mọi thứ bạn làm. Cho dù bạn cố gắng làm cái gì đó tốt, bạn vẫn gây hại. Nhìn những người làm điều tốt kia: họ bao giờ cũng làm hại, họ là những người gây hại nhất trên thế giới. Những nhà cải cách xã hội, cái gọi là những nhà cách mạng, họ là những người gây hại nhiều nhất. Nhưng khó mà thấy chỗ có hại của họ bởi vì họ là những người tốt, họ bao giờ cũng làm điều tốt cho người khác - đó là cách thức của họ để tạo ra tù túng người khác. Nếu bạn cho phép họ làm điều gì đó tốt cho bạn, bạn sẽ bị sở hữu. Họ bắt đầu xoa bóp chân bạn, và chẳng chóng thì chầy bạn sẽ thấy tay họ vươn tới cổ bạn! Họ bắt đầu từ bàn chân, họ kết thúc ở cổ bạn, bởi vì họ vô nhận biết; họ không biết điều họ đang làm. Họ đã học được thủ đoạn - nếu bạn muốn sở hữu ai đó, phải làm điều tốt. Họ thậm chí không có ý thức rằng họ đã học thủ đoạn này. Nhưng họ sẽ gây hại vì bất kì cái gì - mọi cái - cố gắng sở hữu người khác, dù tên hay dạng của nó là bất kì cái gì, đều là phi tôn giáo, đều là tội lỗi.

Nhà thờ của bạn, đền chùa của bạn, tu viện của bạn, chúng tất cả đều phạm tội với bạn bởi vì chúng tất cả đều trở thành kẻ sở hữu, chúng tất cả đều trở thành sự thống trị. Mọi nhà thờ đều chống lại tôn giáo - bởi vì tôn giáo là tự do! Tại sao điều đó lại xảy ra thế? Jesus cố gắng cho bạn tự do, cho bạn đôi cánh. Thế rồi điều gì xảy ra, làm sao nhà thờ bước vào? Nó xảy ra bởi vì Jesus sống trên bình diện hoàn toàn khác của bản thể, bình diện của nhận biết; còn những người nghe ông ấy, những người theo ông ấy, họ sống trên bình diện của giấc ngủ. Bất kì điều gì họ nghe, diễn giải, nó đều được diễn giải qua giấc mơ riêng của họ. Và bất kì điều gì họ tạo ra cũng đều sẽ là tội lỗi. Christ cho bạn tôn giáo, và thế rồi những người đang ngủ say chuyển nó thành nhà thờ.

Người ta kể rằng có lần quỉ Satan đang ngồi dưới gốc cây, rất buồn. Một thánh nhân đi qua; ông ta nhìn Satan và nói, "Chúng tôi nghe nói rằng ông chưa bao giờ nghỉ ngơi cả, ông bao giờ cũng đang làm cái gì đó gây hại này nọ ở đâu đó nọ kia. Ông đang làm gì ở đây khi ngồi dưới cây này?"

Satan thực sự tuyệt vọng. Nó nói, "Dường như công việc của ta đã bị các tu sĩ tiếp quản hết rồi, và ta không thể làm được gì cả - ta hoàn toàn thất nghiệp. Thỉnh thoảng ta có ý tưởng tự tử bởi vì các tu sĩ này đang làm giỏi quá."

Tu sĩ đã làm giỏi thế bởi vì họ đã chuyển tự do thành tù túng, họ đã chuyển chân lí thành giáo điều - họ đã chuyển mọi thứ từ bình diện của nhận biết sang bình diện của giấc ngủ.

Cố hiểu đích xác điều giấc ngủ là gì đi, bởi vì nếu bạn có thể cảm thấy nó là gì, bạn đã bắt đầu trở nên tỉnh táo - bạn đã trên đường thoát ra khỏi nó. Giấc ngủ này là gì vậy? Làm sao nó xảy ra? Cơ chế này là gì? Cách thức của nó là gì?

Tâm trí bao giờ cũng hoặc trong quá khứ hoặc trong tương lai. Nó không thể ở trong hiện tại được, tuyệt đối tâm trí không thể ở trong hiện tại được. Khi bạn ở trong hiện tại, tâm trí không còn nữa - bởi vì tâm trí nghĩa là suy nghĩ. Làm sao bạn có thể nghĩ trong hiện tại được? Bạn có thể nghĩ về quá khứ; nó đã trở thành một phần của kí ức, tâm trí có thể lôi nó ra. Bạn có thể nghĩ về tương lai; nó còn chưa có đó, tâm trí có thể mơ về nó. Tâm trí có thể làm hai điều. Hoặc là nó có thể đi vào quá khứ - có đủ không gian để đi, không gian bao la của quá khứ; bạn có thể cứ đi mãi đi mãi - hoặc tâm trí có thể đi vào trong tương lai; lại không gian bao la, không kết thúc cho nó, bạn có thể tưởng tượng và tưởng tượng và mơ mộng. Nhưng làm sao tâm trí có thể vận hành trong hiện tại được? Không có không gian cho tâm trí làm bất kì chuyển động nào.

Hiện tại chính là đường phân chia, có vậy thôi. Nó không có không gian. Nó phân chia quá khứ và tương lai - chỉ là đường phân chia. Bạn có thể hiện hữu trong hiện tại nhưng bạn không thể nghĩ được; để suy nghĩ, cần phải có không gian. Ý nghĩ cần không gian, chúng giống như đồ vật. Nhớ điều đó - ý nghĩ là đồ vật tinh tế, chúng là vật chất. Ý nghĩ không phải là tâm linh, bởi vì chiều hướng của tâm linh bắt đầu chỉ khi không có ý nghĩ. Ý nghĩ là vật chất, rất tinh tế, và mọi vật chất đều cần không gian.

Bạn không thể nghĩ được trong hiện tại. Khoảnh khắc bạn bắt đầu nghĩ, nó đã là quá khứ. Bạn thấy mặt trời đang mọc; bạn thấy nó và bạn nói, "Mặt trời mọc đẹp làm sao!" - nó đã là quá khứ rồi. Khi mặt trời đang mọc, thậm chí không có đủ không gian để nói "Đẹp làm sao!" bởi vì khi bạn thốt ra ba lời này - "Đẹp làm sao!" - kinh nghiệm này đã trở thành quá khứ; tâm trí đã biết điều đó trong kí ức. Nhưng đích xác khi mặt trời mọc, đích xác khi mặt trời đang mọc lên, làm sao bạn có thể nghĩ được? Bạn có thể nghĩ gì? Bạn có thể hiện hữu cùng mặt trời mọc, nhưng bạn không thể nghĩ được. Với bạn có đủ không gian - nhưng với ý nghĩ không có không gian.

Bông hồng đẹp trong vườn và bạn nói, "Bông hồng đẹp" - bây giờ bạn không cùng với bông hồng này rồi, khoảnh khắc này; nó đã là kí ức. Khi bông hoa có đó và bạn có đó, cả hai đều hiện diện cùng nhau, làm sao bạn có thể nghĩ được? Bạn có thể nghĩ gì? Làm sao suy nghĩ lại có thể được? Không có không gian cho nó. Không gian này quá chật hẹp - thực tế không có không gian chút nào - đến mức bạn và hoa không thể nào thậm chí cùng tồn tại như hai được bởi vì không đủ không gian cho hai, chỉ một mới có thể tồn tại.

Đó là lí do tại sao trong hiện diện sâu sắc bạn là bông hoa và bông hoa đã trở thành bạn. Khi không có suy nghĩ, ai là hoa và ai là người đang xem hoa? Người xem trở thành vật được xem. Bỗng nhiên các biên giới mất đi. Bỗng nhiên bạn đã xuyên thấu, xuyên thấu vào trong hoa và hoa đã xuyên thấu vào trong bạn. Bỗng nhiên bạn không còn là hai - một tồn tại.

Nếu bạn bắt đầu nghĩ, bạn đã trở thành hai rồi. Nếu bạn không nghĩ, nhị nguyên ở đâu? Khi bạn tồn tại cùng hoa, không nghĩ, đó là cuộc đối thoại - không phải là nói chuyện tay đôi mà là cuộc đối thoại. Khi bạn tồn tại cùng người yêu của mình, đó là cuộc đối thoại, đó không phải là nói chuyện tay đôi, bởi vì hai không có đó. Ngồi bên cạnh người yêu của mình, cầm tay người yêu của mình, bạn đơn giản tồn tại. Bạn không nghĩ về những ngày quá khứ và đã qua; bạn không nghĩ về tương lai đang tới - bạn ở đây, bây giờ. Và ở đây và bây giờ đẹp thế, và mãnh liệt thế, không ý nghĩ nào có thể xuyên thấu vào sự mãnh liệt này.

Và cái cổng lại chật hẹp; cái cổng của hiện tại chật hẹp. Thậm chí hai không thể vào cùng nhau được, chỉ một thôi. Trong hiện tại, suy nghĩ là không thể được, mơ là không thể được, bởi vì mơ không là gì ngoài suy nghĩ theo hình ảnh. Cả hai đều là sự vật, cả hai đều là vật chất.

Khi bạn đang ở trong hiện tại mà không suy nghĩ, bạn lần đầu tiên mới là tâm linh. Một chiều hướng mới mở ra - chiều hướng đó là nhận biết. Bởi vì bạn đã không biết tới chiều hướng đó, Heraclitus sẽ nói bạn đang ngủ, bạn không nhận biết. Nhận biết nghĩa là ở trong khoảnh khắc này toàn bộ tới mức không có đi vào quá khứ, không có đi vào tương lai - tất cả mọi chuyển động đều dừng lại.

Điều đó không có nghĩa là bạn trở nên tĩnh tại. Một chuyển động mới bắt đầu, chuyển động theo chiều sâu. Có hai kiểu chuyển động, và đó là nghĩa của cây thánh giá của Jesus: nó chỉ ra hai chuyển động, ngã tư đường. Một chuyển động là tuyến tính: bạn đi theo đường thẳng, từ vật này sang vật khác, từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác. Từ giấc mơ này sang giấc mơ khác - từ A bạn đi tới B, từ B bạn đi tới C, từ C bạn đi tới D. Theo cách này bạn đi, theo đường thẳng, đường ngang. Đây là chuyển động của thời gian; đây là chuyển động của người ngủ say. Bạn có thể đi như con thoi, đi tới đi lui - thời gian có đó. Bạn có thể từ B tới A, hay bạn có thể đi từ A tới B - đường thẳng có đó.

Có chuyển động khác, mà là chiều hướng hoàn toàn khác. Chuyển động đó không theo chiều ngang, nó là theo chiều đứng. Bạn không đi từ A sang B, từ B sang C; bạn đi từ A tới A sâu hơn; từ A1 tới A2, A3, A4, theo chiều sâu - hay chiều cao.

Khi suy nghĩ dừng lại, chuyển động mới bắt đầu. Bây giờ bạn rơi vào chiều sâu, vào hiện tượng như vực thẳm. Những người thiền sâu, sớm muộn họ đều đi tới điểm đó; thế rồi họ trở nên sợ bởi vì họ cảm thấy dường như vực thẳm đã mở ra - không đáy, bạn cảm thấy hoa mắt choáng váng, bạn trở nên sợ hãi. Bạn muốn níu bám lấy chuyển động cũ bởi vì nó đã được biết; điều này có cảm giác như cái chết.

Đó là nghĩa của cây thánh giá của Jesus: nó là cái chết. Đi từ chiều ngang sang chiều đứng là cái chết - đó là cái chết thực. Nhưng nó là cái chết chỉ từ phía bên này; ở phía bên kia nó là việc phục sinh. Nó là việc chết để được sinh ra; nó là việc chết từ chiều này để được sinh ra ở chiều khác. Chiều ngang bạn là Jesus. Chiều đứng bạn trở thành Christ.

Nếu bạn đi từ ý nghĩ này sang sang ý nghĩ khác, bạn vẫn còn trong thế giới của thời gian. Nếu bạn đi vào trong khoảnh khắc - không đi vào ý nghĩ - bạn đi vào trong vĩnh hằng. Bạn không tĩnh tại; chẳng cái gì là tĩnh tại trong thế giới này, chẳng cái gì có thể tĩnh tại được - nhưng một chuyển động mới nảy sinh, chuyển động không có động cơ. Nhớ hai từ này. Trên đường chiều ngang bạn chuyển động bởi vì có động cơ. Bạn phải đạt tới cái gì đó - tiền bạc, danh vọng, quyền lực, hay Thượng đế, nhưng bạn phải đạt được cái gì đó. Động cơ có đó.

Chuyển động có động cơ nghĩa là ngủ. Chuyển động không động cơ nghĩa là nhận biết - bạn chuyển động bởi vì chuyển động là niềm vui vô cùng, bạn chuyển động bởi vì chuyển động là cuộc sống, bạn chuyển động bởi vì cuộc sống là năng lượng và năng lượng là chuyển động. Bạn chuyển động bởi vì năng lượng là vui sướng - không vì cái gì khác cả. Không có mục đích cho nó, bạn không theo đuổi thành đạt nào đó. Thực tế bạn không đi đâu cả, bạn không đi chút nào - bạn đơn giản vui sướng trong năng lượng này. Không có mục đích bên ngoài bản thân chuyển động; chuyển động có giá trị nội tại riêng của nó, không có giá trị ngoại diên.

Vị phật cũng sống - một Heraclitus sống; tôi sống ở đây, đang thở - nhưng với một kiểu chuyển động khác, không động cơ.

Ai đó đã hỏi tôi vài ngày trước đây, "Sao thầy giúp mọi người thiền?"

Tôi bảo người đó, "Đây là niềm vui của tôi. Chẳng có tại sao về nó - tôi đơn giản tận hưởng." Cũng như một người tận hưởng gieo hạt trong vườn, chờ đợi hoa - khi bạn nở hoa, tôi tận hưởng. Đó là việc làm vườn; khi ai đó nở hoa, đó là niềm vui sướng cực độ. Và tôi chia sẻ. Không có mục đích cho nó. Nếu bạn thất bại, tôi không thất vọng. Nếu bạn không nở hoa, điều đó nữa cũng được chứ, bởi vì việc nở hoa không thể bị ép buộc. Bạn không thể dùng vũ lực làm nở nụ hoa được - bạn có thể làm, nhưng thế thì bạn giết nó. Nó có thể trông như việc nở hoa; nó không phải là việc nở hoa.

Toàn thể thế giới đều chuyển động, sự tồn tại chuyển động, đi vào vĩnh hằng. Tâm trí chuyển động theo thời gian. Sự tồn tại chuyển động trong chiều sâu và chiều cao, còn tâm trí chuyển động theo chiều sau và trước. Tâm trí chuyển động theo chiều ngang - đó là giấc ngủ. Nếu bạn có thể chuyển động theo chiều đứng, đó là nhận biết.

Hiện hữu trong khoảnh khắc này. Đem toàn bộ bản thể của bạn vào khoảnh khắc này. Đừng cho phép quá khứ can thiệp vào và đừng cho phép tương lai bước vào. Quá khứ không còn nữa, nó chết rồi. Và như Jesus nói, "Để người chết chôn người chết." Quá khứ không còn nữa, sao bạn lại lo nghĩ về nó? Sao bạn cứ nhai đi nhai lại nó mãi thế? Bạn có điên không đấy? Nó không còn nữa rồi; nó chỉ còn trong tâm trí bạn, nó chỉ là kí ức. Tương lại chưa có - bạn làm gì khi nghĩ về tương lai? Cái còn chưa có, làm sao bạn có thể nghĩ về nó được? Bạn có thể lập kế hoạch gì về nó? Bất kì cái gì bạn làm về nó cũng đều sẽ không xảy ra đâu, và thế rồi bạn sẽ bị thất vọng, bởi vì cái toàn thể có kế hoạch riêng của nó. Sao bạn lại cố gắng làm kế hoạch riêng của mình ngược lại nó?

Sự tồn tại có kế hoạch riêng của nó, nó trí huệ hơn bạn - cái toàn thể phải trí huệ hơn bộ phận chứ. Sao bạn lại giả vờ là cái toàn thể? Cái toàn thể có định mệnh riêng của nó, sự hoàn thành riêng của nó; sao bạn lại bận tâm về nó? Và bất kì cái gì bạn làm cũng đều sẽ là tội lỗi bởi vì bạn sẽ bỏ lỡ khoảnh khắc - khoảnh khắc này. Và nếu nó trở thành thói quen - như nó vẫn trở thành thói quen; nếu bạn bắt đầu bỏ lỡ, nó trở thành hình dạng thói quen - thế thì khi tương lai lại tới, bạn sẽ bỏ lỡ nó bởi vì khi nó tới thì nó không phải là tương lai, nó sẽ là hiện tại. Hôm qua bạn đã nghĩ về hôm nay bởi vì thế thì nó đã là ngày mai; bây giờ đang là hôm nay đây và bạn lại nghĩ về ngày mai, và khi ngày mai tới, nó sẽ là hôm nay - bởi vì bất kì cái gì tồn tại, đều tồn tại ở đây và bây giờ, nó không thể tồn tại khác được. Và nếu bạn có phương thức vận hành cố định như tâm trí bạn bao giờ cũng nhìn vào ngày mai, thế thì khi nào bạn sẽ sống? Ngày mai chẳng bao giờ tới cả. Thế thì bạn cứ bỏ lỡ - và đây là tội lỗi. Đây là nghĩa của gốc từ Do Thái của sin - tội lỗi.

Khoảnh khắc tương lai đi vào, thời gian đi vào. Bạn đã bỏ lỡ sự tồn tại, bạn đã bỏ lỡ rồi. Và điều này đã trở thành hình mẫu cố định: tựa như người máy, bạn cứ bỏ lỡ hoài.

Tôi có những người tới tôi từ các nước xa xôi. Khi họ ở đó, họ nghĩ về tôi và họ trở nên kích động về tôi, và họ đọc và họ nghĩ và họ mơ. Khi họ tới đây, họ bắt đầu nghĩ về gia đình họ; khoảnh khắc họ tới, họ đã sẵn sàng quay lại! Thế rồi họ bắt đầu nghĩ về con họ, vợ họ và công việc của họ và thế này thế nọ và cả nghìn lẻ một thứ. Và tôi thấy toàn thể cái ngu xuẩn. Họ lại sẽ quay trở về đó và thế rồi họ sẽ nghĩ về tôi. Họ bỏ lỡ, và đây là tội lỗi.

Trong khi bạn ở đây với tôi, ở đây cùng tôi đi - toàn bộ ở đây cùng tôi để cho bạn có thể học phương thức chuyển động mới, để cho bạn có thể đi vào vĩnh hằng, không đi vào thời gian.

Thời gian là thế giới và vĩnh hằng là Thượng đế; chiều ngang là thế giới, chiều đứng là Thượng đế. Cả hai gặp nhau ở một điểm - đó là nơi Jesus bị đóng đinh. Cả hai gặp gỡ, chiều ngang và chiều đứng, tại một điểm - điểm đó là ở đây và bây giờ. Từ ở đây và bây giờ bạn có thể đi tiếp hai cuộc hành trình: một cuộc hành trình trong thế giới, trong tương lai; cuộc hành trình kia vào trong Thượng đế, vào trong chiều sâu.

Trở nên ngày một nhận biết hơn, trở nên ngày một tỉnh táo và nhạy cảm với hiện tại.

Bạn sẽ làm gì? Làm sao điều đó có thể trở thành có khả năng được? - bởi vì bạn ngủ say tới mức bạn cũng có thể làm điều đó thành giấc mơ. Bạn có thể trở nên căng thẳng về nó tới mức chỉ bởi vì nó bạn không thể ở trong hiện tại được. Nếu bạn nghĩ quá nhiều về cách ở trong hiện tại, việc suy nghĩ này sẽ chẳng ích gì. Nếu bạn cảm thấy quá nhiều mặc cảm... nếu bạn đôi khi đi vào trong quá khứ - bạn sẽ làm vậy; nó đã là thường lệ lâu thế, và đôi khi bạn sẽ bắt đầu nghĩ về tương lai - ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy mặc cảm rằng bạn đã lại phạm phải tội lỗi.

Đừng trở nên mặc cảm. Hiểu tội lỗi, nhưng không trở nên mặc cảm - và điều này là rất, rất tinh tế. Nếu bạn trở nên mặc cảm, bạn đã bỏ lỡ toàn thể sự việc. Bây giờ, theo một cách mới hình mẫu cũ lại bắt đầu. Bây giờ bạn cảm thấy mặc cảm bởi vì bạn đã bỏ lỡ hiện tại. Bây giờ bạn đang nghĩ về quá khứ - bởi vì hiện tại đó không còn là hiện tại nữa; nó là quá khứ, và bạn đang cảm thấy mặc cảm về nó. Bạn vẫn bỏ lỡ.

Cho nên nhớ một điều: bất kì khi nào bạn nhận ra rằng bạn đã đi vào quá khứ hay vào tương lai, đừng tạo ra vấn đề nào. Điều đó là được! Đơn giản đem nhận biết của bạn lại. Bạn sẽ bỏ lỡ hàng triệu lần; nó sẽ không xảy ra ngay bây giờ, ngay lập tức đâu. Nó có thể xảy ra, nhưng nó không thể xảy ra được bởi vì bạn. Nó là phương thức cố định, lâu, lâu lắm của hành vi tới mức bạn không thể thay đổi được nó ngay bây giờ. Nhưng không lo, sự tồn tại không vội vàng gì. Vĩnh viễn có thể đợi vĩnh hằng. Đừng tạo ra căng thẳng về nó.

Bất kì khi nào bạn cảm thấy bạn đã bỏ lỡ, quay lại, có vậy thôi. Đừng cảm thấy mặc cảm; đó là thủ đoạn của tâm trí, bây giờ nó lại đang giở trò đấy. Đừng hối hận: "Mình lại quên rồi." Ngay khi bạn nghĩ, quay lại với bất kì điều gì bạn đang làm. Đang tắm, quay lại tắm; đang ăn thức ăn, quay lại ăn; đang đi dạo, quay lại đi dạo. Khoảnh khắc bạn cảm thấy bạn không ở đây và bây giờ, quay lại - đơn giản, hồn nhiên. Đừng tạo ra mặc cảm. Nếu bạn trở nên mặc cảm, thế thì bạn bỏ lỡ điểm đó.

Có tội lỗi, và không có mặc cảm - nhưng điều đó là khó cho bạn. Nếu bạn cảm thấy có cái gì đó sai, bạn lập tức trở nên mặc cảm. Tâm trí rất, rất tinh ranh. Nếu bạn trở nên mặc cảm, trò chơi đã bắt đầu với bạn - trên nền tảng mới, nhưng trò chơi cũ. Mọi người tới tôi, họ nói, "Chúng tôi cứ quên hoài." Họ buồn thế khi họ nói, "Chúng tôi cứ quên hoài. Chúng tôi đã cố gắng nhưng chúng tôi chỉ nhớ được vài giây thôi. Chúng tôi vẫn còn tỉnh táo, tự nhớ, thế rồi nó lại bị mất - phải làm gì đây?" Chẳng cái gì có thể được làm cả! Vấn đề không phải là làm chút nào. Bạn có thể làm được gì? Điều duy nhất có thể được làm là không tạo ra mặc cảm. Đơn giản quay lại.

Bạn quay lại... đơn giản, nhớ. Không với khuôn mặt nghiêm chỉnh, không với nhiều nỗ lực - đơn giản, hồn nhiên, không tạo ra vấn đề từ nó. Bởi vì vĩnh hằng không có vấn đề gì cả - mọi vấn đề tồn tại trên bình diện chiều ngang; vấn đề này cũng sẽ tồn tại trên bình diện chiều ngang. Bình diện chiều đứng không biết tới vấn đề nào. Nó là niềm vui sướng cực kì, không có lo âu gì, không có đau đớn gì, không có lo lắng gì, không mặc cảm, không gì cả. Đơn giản và quay lại.

Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều lần, điều đó được xem là đương nhiên. Nhưng đừng lo lắng về nó; đó là cách nó vậy. Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều lần, nhưng đó không phải là vấn đề. Đừng chú ý nhiều tới sự kiện là bạn đã bỏ lỡ nhiều lần, chú ý nhiều vào sự kiện rằng bạn đã trở lại nhiều lần. Nhớ điều này - sự nhấn mạnh không nên dồn vào điều bạn đã bỏ lỡ nhiều lần, nó nên dồn vào việc bạn đã nhớ lại nhiều lần. Cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Điều bạn bỏ lỡ, tất nhiên, là nó phải như thế. Bạn là con người, đã sống trên bình diện chiều ngang trong nhiều, nhiều kiếp rồi, cho nên điều đó là tự nhiên. Cái đẹp là ở chỗ nhiều lần bạn đã quay lại. Bạn đã làm điều không thể được; cảm thấy hạnh phúc về nó đi!

Trong hai mươi bốn giờ, hai mươi bốn nghìn lần bạn sẽ bỏ lỡ, nhưng hai mươi bốn nghìn lần bạn sẽ trở lại. Bây giờ một phương thức mới sẽ bắt đầu vận hành. Cho nên nhiều lần bạn quay về nhà; bây giờ một chiều hướng mới đang vỡ ra, dần dần. Bạn càng có khả năng duy trì trong nhận biết nhiều, bạn sẽ càng ít đi lui đi tới. Khoảng giữa đi lui và đi tới sẽ càng ngày càng nhỏ hơn. Càng ngày bạn sẽ càng ít quên hơn, bạn sẽ nhớ càng nhiều hơn - bạn đang đi vào chiều đứng. Bỗng nhiên một ngày nào đó, chiều ngang biến mất. Sự mãnh liệt tới với nhận biết và chiều ngang biến mất.

Đó là nghĩa đằng sau việc gọi thế giới này là ảo tưởng của Shankara, Vedanta và Hindu. Bởi vì khi nhận biết trở thành hoàn hảo, thế giới này - thế giới này mà bạn đã tạo ra từ tâm trí mình - đơn giản biến mất; thế giới khác trở nên được hiển lộ cho bạn. Maya biến mất, ảo tưởng biến mất - ảo tưởng có đó bởi vì việc ngủ của bạn, vô ý thức của bạn.

Nó cũng giống như giấc mơ. Trong đêm bạn đi vào giấc mơ, và khi giấc mơ có đó, nó thật thế. Bạn đã bao giờ nghĩ trong giấc mơ, "Điều này không thể được?" Điều không thể được xảy ra trong giấc mơ, nhưng bạn không thể hoài nghi về nó được. Trong giấc mơ bạn có niềm tin thế; trong giấc mơ không ai nghi ngại, ngay cả Bertrand Russell. Không, trong giấc mơ mọi người đều như đứa trẻ, tin cậy vào bất kì cái gì xảy ra. Bạn thấy vợ mình tới trong giấc mơ - bỗng nhiên cô ấy biến thành con ngựa. Không một khoảnh khắc nào bạn nói, "Làm sao điều này lại có thể được?"

Mơ là tin cậy, nó là niềm tin. Bạn không thể hoài nghi trong mơ. Một khi bạn bắt đầu hoài nghi trong mơ thì các qui tắc này bị phá vỡ. Một khi bạn hoài nghi, mơ bắt đầu biến mất. Nếu cho dù chỉ một lần bạn có thể nhớ rằng đây là mơ, bỗng nhiên điều này sẽ trở thành cú sốc và giấc mơ sẽ tan tành và bạn sẽ thức tỉnh đầy đủ.

Thế giới này mà bạn thấy xung quanh không phải là thế giới thực. Không phải là nó không tồn tại đâu - nó vẫn tồn tại đấy - nhưng bạn đang nhìn nó qua màn ảnh của giấc ngủ. Vô ý thức đang ở giữa; bạn nhìn vào nó, bạn diễn giải nó theo cách riêng của bạn; bạn chỉ giống như người say.

Chuyện xảy ra:

Mulla Nasruddin chạy tới. Anh ta toàn toàn say và người vận hành thang máy vừa mới định đóng cửa lại, nhưng Mulla bằng cách nào đó chạy xô vào. Thang máy quá đông. Mọi người đều trở nên nhận biết rằng Mulla rất say; hơi thở của anh ta nồng nặc rượu. Anh ta cố gắng giả vờ; anh ta cố gắng quay ra cửa, nhưng anh ta chẳng thấy được cái gì - mắt anh ta quá say và buồn ngủ. Bằng cách nào đó anh ta cố gắng đứng, nhưng điều đó là không thể được. Và thế rồi anh ta cảm thấy lúng túng, bởi vì mọi người đều nhìn và mọi người nghĩ rằng anh ta hoàn toàn say; anh ta cũng có thể cảm thấy điều đó. Không biết phải làm gì khác, anh ta bỗng nhiên nói, "Các vị phải ngạc nhiên tại sao tôi triệu tập cuộc họp này."

Đến sáng thì Nasruddin sẽ bình thường. Anh ta sẽ cười, như bạn cười vậy.

Mọi chư phật đều cười khi họ thức tỉnh. Tiếng cười của họ giống như tiếng gầm của sư tử. Họ cười, không cười bạn đâu - họ cười vào toàn thể trò đùa vũ trụ này. Họ đã sống trong mơ, trong ngủ, trong ngây ngất hoàn toàn bởi ham muốn, và qua ham muốn họ nhìn vào sự tồn tại. Thế thì nó không phải là sự tồn tại thực; họ đã phóng chiếu giấc ngủ riêng của mình lên nó.

Bạn đang lấy toàn thể sự tồn tại làm màn ảnh, và thế rồi bạn phóng chiếu tâm trí riêng của mình lên nó. Bạn thấy mọi thứ không có đó, và bạn không thấy những thứ đang có đó. Và tâm trí có cách giải thích cho mọi thứ. Nếu bạn nêu ra hoài nghi, tâm trí giải thích luôn. Nó tạo ra lí thuyết, triết lí, hệ thống, chỉ để cảm thấy thoải mái rằng chẳng có gì sai cả. Tất cả các triết lí tồn tại để làm cho cuộc sống thoải mái, để cho mọi thứ đều có vẻ được, chẳng có gì sai - nhưng mọi thứ đều sai trong khi bạn ngủ.

Một người tới tôi. Anh ta lo lắng; anh ta là cha của cô bé đẹp. Anh ta rất lo lắng; anh ta nói, "Mọi sáng nó đều cảm thấy chút ít ốm, và tôi đã tới mọi bác sĩ và họ nói chẳng có gì sai cả. Vậy phải làm gì?"

Thế là tôi bảo anh ta, "Anh tới gặp Mulla Nasruddin đi - anh ta là anh chàng khôn ngoan ở quanh đây và anh ta biết mọi thứ, bởi vì tôi chưa bao giờ nghe anh ta nói, 'Tôi không biết.' Anh đi đi."

Anh ta đi. Tôi cũng theo sau để xem Nasruddin nói gì. Nasruddin nhắm mắt lại, thiền về vấn đề này, thế rồi mở mắt ra và nói, "Anh có cho cháu ăn sữa trước khi cháu đi ngủ ban đêm không?"

Người này nói, "Có!"

Nasruddin nói, "Bây giờ tôi đã tìm ra vấn đề rồi: nếu anh cho trẻ ăn sữa, thế thì đứa trẻ cứ trở mình cả đêm từ phải sang trái, từ trái sang phải, và qua việc khuấy lên thế sữa trở nên bị vón cục. Thế rồi sữa vón cục trở thành pho mát, thế rồi pho mát trở thành bơ, thế rồi bơ trở thành chất béo, thế rồi chất béo trở thành đường, thế rồi đường trở thành rượu - và tất nhiên, vào buổi sáng cô bé có dư vị khó chịu."

Đây là điều tất cả các triết lí đều vậy: giải thích nào đó về mọi sự, giải thích nào đó về mọi sự mà không thể được giải thích, giả vờ biết về cái gì đó mà không được biết. Nhưng chúng làm cho cuộc sống được thoải mái. Bạn có thể ngủ ngon hơn, chúng giống như thuốc ngủ.

Nhớ lấy, đây là sự khác biệt giữa triết lí và tính tôn giáo: triết lí là thuốc ngủ, tính tôn giáo là cú sốc; triết lí giúp bạn ngủ ngon, tính tôn giáo đem bạn ra khỏi giấc ngủ. Tính tôn giáo không phải là triết lí - nó là kĩ thuật đem bạn ra khỏi vô ý thức của mình. Và mọi triết lí đều là kĩ thuật để giúp bạn ngủ ngon; chúng cho bạn giấc mơ, cõi không tưởng.

Tính tôn giáo lấy đi mọi giấc mơ khỏi bạn, mọi điều không tưởng. Tính tôn giáo đem bạn tới chân lí - và chân lí là có thể chỉ khi bạn không mơ. Tâm trí mơ không thể thấy được cái thực. Tâm trí mơ sẽ chuyển chân lí cũng vào trong giấc mơ.

Bạn đã bao giờ quan sát điều đó chưa? Bạn đặt chuông báo thức; vào buổi sáng bạn muốn dậy lúc bốn giờ, bạn phải đáp chuyến tàu hoả. Thế rồi vào buổi sáng chuông báo thức vang lên, và tâm trí bạn tạo ra giấc mơ bạn đang ngồi trong đền và chuông đền đang điểm - thế thì mọi thứ đều được giải thích. Chuông báo thức không còn là vấn đề, nó không thể đánh thức bạn được. Bạn đã giải thích nó rồi - ngay lập tức!

Tâm trí tinh vi lắm. Và bây giờ các nhà phân tâm đang phân vân làm sao điều đó lại xảy ra, làm sao tâm trí lại tạo ra những giải thích ngay lập tức, tức khắc thế. Điều đó khó thế - tâm trí phải phóng chiếu nó trước rồi. Làm sao, bỗng nhiên, bạn thấy bản thân mình trong nhà thờ hay trong đền chùa nơi chuông đang điểm? Chuông báo thức kêu lên và ngay lập tức bạn có giải thích bên trong giấc mơ. Bạn đang cố tránh chuông báo thức; bạn không muốn dậy, bạn không muốn dậy vào đêm đông lạnh lẽo thế. Tâm trí nói, "Đây không phải là báo thức, đây là ngôi đền mình tới thăm." Mọi thứ đều được giải thích, bạn tiếp tục ngủ.

Đây là điều các triết lí đã từng làm, và đó là lí do tại sao có nhiều triết lí thế - bởi vì mọi người đều cần một cách giải thích khác nhau. Việc giải thích giúp cho ai đó khác đi vào trong giấc ngủ sẽ không giúp cho bạn, Và đây là điều Heraclitus nói trong đoạn này.

Bây giờ cố hiểu ông ấy. Ông ấy nói:

Con người hay quên và lơ đễnh

trong những khoảnh khắc thức của họ

về điều đang diễn ra xung quanh họ

vì họ đang trong giấc ngủ của mình.

Trong giấc ngủ bạn không nhận biết về điều đang diễn ra quanh mình, nhưng trong những giờ thức bạn có nhận biết về điều đang diễn ra quanh mình không?

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành. Chín mươi tám phần trăm các thông điệp tới bạn, tâm trí bạn chưa bao giờ cho phép vào - 98 phần trăm đấy. Chỉ 2 phần trăm là được phép vào, và 2 phần trăm đó tâm trí cũng diễn giải. Tôi nói điều gì đó, bạn nghe điều gì đó khác. Tôi nói điều gì đó khác, bạn diễn giải nó theo cách mà nó không quấy nhiễu giấc ngủ của bạn. Tâm trí bạn lập tức cho bạn cách diễn giải. Bạn tìm thấy một chỗ trong tâm trí mình cho nó, và tâm trí hấp thu nó; nó trở thành một phần của tâm trí. Đó là lí do tại sao bạn cứ bỏ lỡ Phật, Christ, Heraclitus và những người khác. Họ cứ nói với bạn; họ cứ nói họ đã tìm thấy cái gì đó, họ đã kinh nghiệm cái gì đó, nhưng khi họ nói nó cho bạn, bạn lập tức diễn giải nó. Bạn có thủ đoạn riêng của mình.

Aristotle rất bị phiền nhiễu bởi Heraclitus. Ông ấy quyết định rằng người này phải có khiếm khuyết nào đó trong tính cách của ông ta. Chấm hết! - bạn đã phân loại xong ông ấy bởi vì ông ấy không phù hợp với bạn, ông ấy làm phiền bạn. Heraclitus phải đã đè nặng lên tâm trí Aristotle - bởi vì Aristotle đi theo chiều ngang, ông ấy là thầy của điều đó, và con người này Heraclitus lại đang cố gắng đẩy ông ấy vào vực thẳm. Aristotle đi trên đất bằng của logic, và con người này Heraclitus đang cố gắng đẩy ông ấy vào điều huyền bí. Giải thích nào đó là cần thiết. Aristotle nói, "Con người này có khiếm khuyết nào đó rồi - về sinh học, sinh lí, 'tính cách logic', khiếm khuyết nào đó có đó. Bằng không, sao ông ấy lại cứ nhấn mạnh vào nghịch lí? Sao ông ấy cứ nhấn mạnh vào điều huyền bí? Sao ông ấy phải khăng khăng rằng có sự hài hoà giữa các mặt đối lập? Đối lập là đối lập; không có hài hoà. Sống là sống và chết là chết - rõ ràng về điều đó, đừng lộn xộn mọi thứ. Con người này dường như là lẫn lộn lung tung."

Lão Tử cũng hệt như vậy. Lão Tử nói, "Thiên hạ khôn trừ ta. Thiên hạ ranh trừ ta - Ta ngu!" Lão Tử là một trong những người vĩ đại nhất, một trong những người trí huệ nhất đã từng được sinh ra, nhưng ông ấy cảm thấy ở giữa các bạn ông ấy là kẻ ngu. Lão Tử nói, "Thiên hạ sáng, ta mờ mịt." Điều Aristotle nói với Heraclitus, Lão Tử nói về bản thân mình.

Lão Tử nói, "Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi. Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong. Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi." - "Khi ai đó nghe giáo huấn của ta mà không có tâm trí, người đó trở nên chứng ngộ. Nếu ai đó nghe giáo huấn của ta qua tâm trí, thế thì người đó tìm thấy giải thích riêng của mình, điều đó chẳng liên quan gì tới ta cả. Và khi ai đó nghe, không nghe chút nào - có những người nghe mà chẳng nghe - khi ai đó nghe cứ dường như người đó đang nghe mà không nghe, thế thì người đó cười vào cái ngu xuẩn của ta." Và kiểu tâm trí thứ ba này là đa số đấy. Lão Tử nói, "Bất tiếu, bất túc dĩ vi Đạo." - "Nếu đa số mà không cười ông, biết rằng ông phải nói cái gì đó sai rồi. Nếu đa số cười, chỉ thế thì ông mới đang nói cái gì đó đúng. Khi đa số nghĩ ông là kẻ ngu, chỉ thế thì mới có khả năng nào đó của bản thể ông là người trí huệ; bằng không, không có khả năng nào cả."

Heraclitus có vẻ đần độn với Aristotle. Nó sẽ có vẻ như vậy với bạn nữa, bởi vì Aristotle đã chiếm lĩnh tất cả các đại học, tất cả các cao đẳng của toàn thế giới. Bây giờ ở mọi nơi bạn đều được dạy logic, không phải là điều huyền bí. Ở mọi nơi bạn đều được dạy là người hợp lí, không huyền môn. Mọi người đều được huấn luyện phải rõ ràng. Nếu bạn muốn rõ ràng, bạn phải đi theo chiều ngang. Ở đó, A là A, B là B, và A không bao giờ là B. Nhưng trong vực thẳm huyền bí của chiều đứng, các biên giới gặp gỡ và hội nhập vào nhau. Đàn ông là đàn bà, đàn bà là đàn ông; đúng là sai, sai là đúng; tối là sáng, sáng là tối; sống là chết, chết là sống. Tất cả các biên giới đều gặp gỡ và hội nhập.

Do đó, Thượng đế là huyền bí, không phải là suy luận. Những người đưa ra bằng chứng về Thượng đế đơn giản làm điều không thể được, chẳng bằng chứng nào có thể được cho về Thượng đế cả. Chứng minh tồn tại theo chiều ngang.

Đó là nghĩa của tin cậy: bạn rơi vào trong vực thẳm, bạn kinh nghiệm vực thẳm, bạn đơn giản biến mất trong nó... và bạn biết. Bạn biết chỉ khi tâm trí không có, chưa bao giờ trước điều đó.

Bất kì khi nào bạn ở hiện tại, đó đích xác là chỗ mà bạn vắng mặt. Bạn có thể ở đâu đó khác, nhưng không ở đó, nơi bạn đang hiện hữu. Bất kì chỗ nào bạn hiện hữu, ở đó bạn không có.

Người ta nói trong kinh sách Tây Tạng cổ rằng Thượng đế tới bạn nhiều lần nhưng ngài chưa bao giờ tìm thấy bạn ở đó, nơi bạn hiện hữu. Ngài gõ cửa nhà bạn, nhưng người chủ không có đó - người chủ bao giờ cũng ở chỗ nào đó khác. Bạn có ở trong nhà mình, tại nhà mình, hay ở đâu đó khác? Làm sao Thượng đế có thể tìm thấy bạn được? Không cần đi tới ngài, ở ngay nhà và ngài sẽ tìm thấy bạn. Ngài đang đi tìm bạn cũng như bạn đang đi tìm ngài. Ở nhà để cho, khi ngài tới, ngài có thể tìm thấy bạn. Ngài tới, ngài gõ cửa, cả triệu lần, chờ đợi ở cửa, nhưng bạn chưa bao giờ ở đó cả,

Heraclitus nói:

Những kẻ ngu, dù họ nghe thấy,

vẫn giống như kẻ điếc;

với họ câu ngạn ngữ này đúng

rằng bất kì khi nào họ hiện diện

họ đều vắng mặt.

Đây là giấc ngủ đấy: vắng mặt, không hiện diện vào khoảnh khắc hiện tại, ở đâu đó khác.

Chuyện xảy ra:

Mulla Nasruddin đang ngồi trong quán cà phê và nói về sự hào phóng của mình. Và khi anh ta nói, anh ta cứ đi tới cực đoan, như mọi người khác cũng làm thế, bởi vì anh ta quên mất điều mình đang nói. Thế rồi ai đó nói, "Nasruddin, nếu anh hào phóng thế, sao anh chưa bao giờ mời chúng tôi về nhà anh? Thậm chí đến một bữa ăn anh cũng chưa từng mời chúng tôi. Vậy thì còn nói gì khác nữa?"

Nasruddin bị kích động thế, anh ta quên khuấy vợ mình. Thế là anh ta nói, "Tới đi, ngay bây giờ!" Anh ta càng về gần tới nhà, anh ta càng trở nên bình tĩnh lại hơn. Thế rồi anh ta nhớ tới vợ mình và trở nên sợ - ba mươi người tới. Ở ngay bên ngoài nhà mình, anh ta nói, "Các bạn đợi nhé! Các bạn đều biết tôi có vợ. Các bạn cũng có vợ cho nên các bạn biết rồi đấy. Đợi đấy. Để tôi vào trước và thuyết phục cô ấy, thế rồi tôi sẽ gọi các bạn vào." Thế là anh ta đi vào và biến mất.

Họ đợi rồi họ đợi rồi họ đợi và anh ta không ló ra, không tới, cho nên họ gõ cửa. Nasruddin kể cho vợ đích xác điều đã xảy ra, rằng anh ta đã nói quá nhiều về hào phóng, và anh ta đã bị mắc. Vợ anh ta nói, "Nhưng chúng ta chẳng có gì cho ba mươi người ăn, và cũng chẳng thể mua gì vào cái giờ muộn màng này trong đêm."

Thế là Nasruddin nói, "Em làm một điều này: khi họ gõ cửa, em đơn giản đi ra nói với họ rằng Nasruddin không có nhà."

Thế là khi họ gõ cửa, chị vợ tới và nói, "Nasruddin không có nhà."

Họ nói, "Kì thế vì chúng tôi đã về cùng anh ấy cơ mà, và anh ấy đi vào nhà nhà chúng tôi không thấy anh ấy đi ra, và chúng tôi vẫn đang đợi trên bậu cửa đây, ba mươi người này - anh ấy phải vẫn ở trong nhà. Chị đi vào và tìm anh ấy đi. Anh ấy phải trốn ở đâu đó."

Vợ anh ta đi vào. Cô ấy nói, "Phải làm gì đây?"

Nasruddin trở nên kích động. Anh ta nói, "Đợi đấy!" Anh ta bước ra và nói, "Các anh ngụ ý gì? Anh ấy có thể đã đi ra theo cửa sau rồi chứ!"

Điều này là có thể, đây là việc xảy ra mọi ngày cho bạn. Nasruddin quên mất bản thân mình hoàn toàn, đó là điều đã xảy ra - trong logic anh ta quên mất bản thân mình. Logic là đúng, luận cứ là đúng nhưng... "Các anh ngụ ý gì? Anh ấy có thể đã đi ra theo cửa sau rồi chứ" - logic là đúng, nhưng Nasruddin đã hoàn toàn quên mất rằng bản thân anh ta đang nói điều đó.

Bạn không trong hiện tại. Bạn không trong hiện tại với thế giới mà cũng không trong hiện tại với bản thân mình. Đây là ngủ đấy. Thế thì làm sao bạn có thể nghe được? Thế thì làm sao bạn có thể thấy được? Thế thì làm sao bạn có thể cảm được? Nếu bạn không hiện diện ở đây và bây giờ, thế thì tất cả mọi cánh cửa đều đóng rồi. Bạn là người chết, bạn không sống. Đó là lí do tại sao Jesus cứ nói đi nói lại với những người nghe ông ấy, thính giả: "Nếu các ông có tai, nghe ta; nếu các ông có mắt, nhìn ta!"

Heracritus phải đã thấy nhiều người nghe nhưng không nghe thấy, người nhìn nhưng không nhìn thấy, bởi vì nhà của họ hoàn toàn trống rỗng. Người chủ không có nhà. Mắt đang nhìn, tai đang nghe, nhưng người chủ không hiện diện bên trong. Mắt chỉ là cánh cửa; chúng không thể thấy được chừng nào bạn còn chưa nhìn qua chúng. Làm sao cửa sổ có thể thấy được? Bạn phải đứng ở cửa sổ, chỉ thế thì bạn mới có thể thấy. Làm sao?- nó chỉ là cửa sổ, nó không thể cảm được. Nếu bạn ở đó, thế thì sự việc trở thành khác toàn bộ.

Toàn bộ thân thể giống như ngôi nhà và tâm trí đang du hành; người chủ bao giờ cũng du hành ở đâu đó khác và ngôi nhà vẫn còn trống rỗng. Và cuộc sống gõ cửa nhà bạn - bạn có thể gọi nó là Thượng đế hay bất kì cái gì bạn thích, cái tên không thành vấn đề; gọi nó là sự tồn tại - nó gõ vào cửa, nó đã gõ liên tục đấy, nhưng bạn chưa bao giờ được tìm thấy ở đó. Đây là việc ngủ.

Người ta không nên hành động hay nói năng

dường như người ta đang ngủ.

Hành động, nói năng, với đầy nhận biết và thế thì bạn sẽ thấy thay đổi vô cùng trong bạn. Chính sự kiện là bạn nhận biết làm thay đổi hành động của bạn. Thế thì bạn không thể phạm tội lỗi được. Không phải vì bạn phải kiểm soát bản thân mình, không! Kiểm soát là việc thay thế nghèo nàn cho nhận biết, việc thay thế rất nghèo nàn; nó không ích gì mấy. Nếu bạn nhận biết, bạn không cần kiểm soát giận dữ; trong nhận biết, giận dữ chưa bao giờ nảy sinh. Chúng không thể tồn tại cùng nhau được; không có sự cùng tồn tại cho chúng. Trong nhận biết, ghen tị không bao giờ nảy sinh. Trong nhận biết, nhiều điều đơn giản biến mất - tất cả mọi thứ tiêu cực.

Nó cũng giống như ánh sáng. Khi ánh sáng có trong nhà bạn, làm sao bóng tối tồn tại ở đó được? Nó đơn giản trốn mất. Khi nhà bạn được thắp sáng, làm sao bạn có thể loạng choạng được? Làm sao bạn có thể va vào tường được? Ánh sáng có đó, bạn biết cửa; bạn đơn giản đi tới cửa, bạn đi ra hay đi vào. Khi có bóng tối, bạn loạng choạng, bạn dò dẫm, bạn ngã. Khi bạn vô nhận biết, bạn dò dẫm, bạn loạng choạng, bạn ngã. Giận dữ không là gì ngoài việc loạng choạng; ghen tị không là gì ngoài loạng choạng trong bóng tối. Tất cả những cái sai là sai, không phải bởi vì bản thân nó mà bởi vì bạn đang sống trong bóng tối.

Nếu Jesus muốn giận, ông ấy có thể giận; ông ấy có thể dùng điều đó. Bạn không thể dùng nó được - bạn bị nó dùng. Nếu Jesus cảm thấy rằng điều đó sẽ là tốt và có ích, ông ấy có thể dùng bất kì cái gì - ông ấy là người chủ. Jesus có thể giận mà không là việc giận. Nhiều người làm việc với Gurdjieff, và ông ấy là con người khó có thể chịu nổi. Khi ông ấy giận, ông ấy giận khủng khiếp, ông ấy sẽ trông như kẻ giết người! Nhưng đó chỉ là trò chơi, chỉ là tình huống để giúp ai đó. Và ngay lập tức, không có lỗ hổng đến một khoảnh khắc, ông ấy sẽ trông như một người khác và ông ấy sẽ mỉm cười. Và ông ấy sẽ lại nhìn vào cùng người đó, người mà ông ấy đã từng giận dữ, và ông sẽ giận dữ và trông thật khủng khiếp.

Điều đó là có thể. Khi bạn nhận biết, bạn có thể dùng mọi thứ. Ngay cả chất độc cũng trở thành thuốc tiên khi bạn nhận biết. Và khi bạn ngủ, ngay cả thuốc tiên cũng trở thành chất độc - bởi vì toàn thể mọi sự đều phụ thuộc vào sự tỉnh táo của bạn hay không. Hành động không ngụ ý cái gì cả. Hành động không thành vấn đề - bạn, nhận biết của bạn, ý thức của bạn, sự lưu tâm mới là điều thành vấn đề. Điều bạn làm không phải là mối bận tâm.

Chuyện xảy ra:

Có một bậc thầy lớn, một thầy Phật giáo, Nagarjuna - Long Thọ. Một kẻ cắp tới ông ấy. Kẻ cắp đã rơi vào tình yêu với bậc thầy này bởi vì anh ta chưa bao giờ thấy một người đẹp như thế, duyên dáng vô hạn thế. Anh ta hỏi Nagarjuna, "Liệu có khả năng nào cho sự trưởng thành của tôi không? Nhưng một điều tôi phải làm rõ ràng với thầy: tôi là kẻ cắp. Và điều nữa: tôi không thể bỏ nghề này, cho nên xin thầy đừng làm việc đó thành điều kiện. Tôi sẽ làm bất kì điều gì thầy nói, nhưng tôi không thể dừng việc là kẻ cắp được. Điều đó tôi đã thử nhiều lần rồi - nó chẳng bao giờ có tác dụng cả, cho nên tôi đã bỏ toàn thể trò này. Tôi đã chấp nhận định mệnh của mình, rằng tôi sẽ là kẻ cắp và vẫn còn là kẻ cắp, cho nên đừng nói về điều đó. Từ ngay lúc đầu để điều đó được rõ ràng."

Nagrjuna nói, "Sao anh lại sợ? Ai sẽ nói với anh về việc là kẻ cắp của anh?"

Kẻ cắp nói, "Nhưng bất kì khi nào tôi tới nhà sư, tới tu sĩ tôn giáo, hay tới thánh nhân tôn giáo, họ bao giờ cũng nói, 'Trước hết chấm dứt ăn cắp.'"

Nagarjuna cười và nói, "Thế thì anh phải đã đi tới kẻ cắp rồi; bằng không thì tại sao? Sao họ phải quan tâm? Ta không quan tâm!"

Kẻ cắp rất sung sướng. Anh ta nói, "Thế thì được. Dường như là bây giờ tôi có thể trở thành đệ tử được. Thầy mới đúng là thầy."

Nagarjuna chấp nhận anh ta và nói, "Bây giờ anh có thể đi và làm bất kì cái gì anh thích. Chỉ một điều kiện phải tuân theo: nhận biết! Đi đi, phá cửa vào nhà, đi vào, lấy các thứ, đánh cắp; làm bất kì cái gì anh thích, điều đó không phải là mối quan tâm của ta, ta không phải là kẻ cắp - nhưng làm điều đó với nhận biết đầy đủ."

Kẻ cắp không hiểu rằng anh ta đã rơi vào bẫy. Anh ta nói, "Thế thì mọi việc là được. Tôi sẽ thử."

Sau ba tuần anh ta quay lại và nói, "Thầy quỉ quyệt lắm - bởi vì nếu tôi trở nên nhận biết, tôi không thể ăn cắp được. Nếu tôi ăn cắp, nhận biết biến mất. Tôi lâm vào tình thế khó khăn rồi."

Nagarjuna nói, "Không nói thêm về việc anh là kẻ cắp và việc ăn cắp nữa. Ta không quan tâm; ta không là kẻ cắp. Bây giờ, anh quyết định đi! Nếu anh muốn nhận biết, thế thì anh quyết định đi. Nếu anh không muốn nó, thế nữa anh cũng quyết định đi."

Người này nói, "Nhưng bây giờ điều đó là khó. Tôi đã nếm trải điều đó một chút rồi, và nó đẹp thế - tôi sẽ bỏ mọi thứ, bất kì cái gì thầy nói. Mới đêm hôm nọ lần đầu tiên tôi đã có khả năng đi vào cung điện của nhà vua. Tôi đã mở kho báu. Tôi có thể đã trở thành người giầu nhất trên thế giới - nhưng thầy đã theo tôi và tôi phải nhận biết. Khi tôi trở nên nhận biết, bỗng nhiên - chẳng có động cơ, chẳng có ham muốn. Khi tôi trở nên nhận biết, kim cương trông như đá, đá thường. Khi tôi mất nhận biết, kho báu có đó. Và tôi đã chờ đợi và đã làm điều này nhiều lần rồi. Tôi sẽ trở nên nhận biết và tôi trở thành giống vị phật, và tôi thậm chí không thể chạm được vào nó bởi vì toàn thể sự việc có vẻ ngu xuẩn, đần độn - chỉ toàn đá, tôi đang làm gì đây? Bỏ mất bản thân mình chỉ vì những cục đá sao? Nhưng thế rồi nếu tôi mất nhận biết; chúng sẽ lại trở thành đẹp, toàn thể ảo tưởng. Nhưng chung cuộc tôi quyết định rằng chúng chẳng xứng với nó."

Một khi bạn đã biết tới nhận biết, chẳng cái gì còn xứng đáng với nó - bạn đã biết phúc lạc lớn nhất. Thế rồi bỗng nhiên nhiều điều đơn giản rơi rụng đi; chúng trở thành ngu xuẩn, trở thành đần độn. Động cơ không có đó, ham muốn không có đó, giấc mơ đã sụp đổ.

Người ta không nên hành động hay nói năng

dường như người ta đang ngủ.

Đây là chìa khoá duy nhất.

Thức có một thế giới chung

Ngủ có từng thế giới riêng của mình.

Mơ là riêng tư, tuyệt đối riêng tư! Không ai có thể đi vào trong giấc mơ của bạn được. Bạn không thể chia sẻ giấc mơ với người yêu của mình. Chống và vợ, họ ngủ trên cùng một giường như mơ tách biệt. Không thể nào chia sẻ được giấc mơ bởi vì nó là cái không có gì - làm sao bạn có thể chia sẻ cái không có gì? Cũng giống như bong bóng, nó tuyệt đối không tồn tại; bạn không thể chia sẻ nó, bạn phải mơ một mình.

Đó là lí do tại sao - bởi vì những người ngủ, nhiều người ngủ thế - có nhiều thế giới thế. Bạn có thể giới riêng của mình; nếu bạn ngủ, bạn sống trong bao bọc bởi ý nghĩ, quan niệm, mơ mộng, ham muốn riêng của mình. Bất kì khi nào bạn gặp người khác, hai thế giới va chạm nhau. Thế giới trong đụng độ - đây là điều tình huống là gì. Quan sát!

Nhìn chồng và vợ nói chuyện; họ chẳng nói chút nào. Chồng đang nghĩ về văn phòng, về lương; vợ đang nghĩ về bộ trang phục mặc vào dịp Nô en. Bên trong họ có thế giới riêng của mình, nhưng thế giới riêng tư của họ gặp nhau ở đâu đó - va chạm thì đúng hơn - bởi vì trang phục của vợ sẽ phụ thuộc vào lương của chồng, và lương của chồng phải cung cấp cho bộ trang phục của vợ. Vợ nói "anh cưng", nhưng đằng sau từ cưng đó là bộ trang phục; cô ấy nghĩ về chúng. "Cưng" không ngụ ý điều được viết trong từ điển, bởi vì mọi lần người đàn bà nói "cưng" thì đây chỉ là mẽ ngoài, và chồng lập tức trở nên sợ. Anh ta không biểu lộ điều đó, tất nhiên rồi, bởi vì khi ai đó nói "cưng" bạn không thể biểu lộ điều đó được. Anh ta nói, "Cái gì thế, em? Em khoẻ không?" Nhưng anh ta sợ bởi vì anh ta nghĩ về lương của mình, và anh ta biết Nô en đang tới gần và có nguy hiểm.

Vợ Mulla Nasruddin nói với anh ta, "Điều gì xảy ra thế? Thậm chí mới đây em khóc nước mắt lưng tròng mà anh chẳng thèm hỏi han, "Sao em lại khóc?'"

Nasruddin nói, "Đủ rồi nhé! - hỏi tốn kém quá chừng. Và trong quá khứ anh đã phạm phải sai lầm này quá nhiều lần rồi, bởi vì những giọt nước mắt đó không chỉ là nước mắt đâu - nào trang phục, nhà mới, đồ đạc mới, xe mới, nhiều thứ ẩn đằng sau những giọt nước mắt này. Những giọt nước mắt đó chỉ là sự bắt đầu thôi!"

Không đối thoại nào là có thể bởi vì có hai thế giới riêng tư bên trong. Chỉ xung đột là có thể.

Mơ là riêng tư, chân lí là không riêng tư. Chân lí không thể riêng tư được - chân lí không thể là của tôi hay của bạn, chân lí không thể mang tính Ki tô giáo hay Hindu giáo, chân lí không thể mang tính Ấn Độ hay Hi Lạp. Chân lí không thể mang tính riêng tư được. Mơ là riêng tư. Bất kì cái gì là riêng tư, nhớ, nó phải thuộc về thế giới mơ. Chân lí là bầu trời mở, nó dành cho tất cả, nó là một.

Đó là lí do tại sao Lão Tử nói, ngôn ngữ có thể khác; Phật nói, ngôn ngữ là khác; Heraclitus nói, ngôn ngữ là khác - nhưng họ ngụ ý cùng điều, họ chỉ tới cùng điều. Họ không sống trong thế giới riêng tư. Thế giới riêng tư đã biến mất với các giấc mơ của họ, các ham muốn - với tâm trí. Tâm trí có thế giới riêng tư nhưng tâm thức không có thể giới riêng tư. Người thức có một thế giới chung... Tất cả những người đang thức, họ có một thế giới chung - đó là sự tồn tại. Và tất cả những người đang ngủ và mơ có các thế giới riêng của họ.

Thế giới của bạn phải bị vứt bỏ; đó là việc từ bỏ duy nhất tôi yêu cầu ở bạn. Tôi không nói bỏ vợ bạn, tôi không nói bỏ việc của bạn, tôi không nói bỏ tiền của bạn, bỏ bất kì cái gì của bạn, không! Tôi đơn giản nói bỏ thế giới mơ riêng tư của bạn. Đó là tính chất sannyas đối với tôi. Tính chấy sannyas cũ là bỏ thế giới này, cái thấy được. Người ta đi lên Himalayas, bỏ vợ và con - điều đó chẳng ích gì hết cả. Đó không phải là thế giới để bỏ, làm sao bạn có thể bỏ nó được? Ngay cả Himalayas cũng thuộc vào thế giới này. Thế giới thực mà phải bị từ bỏ là tâm trí, thế giới mơ riêng tư. Nếu bạn từ bỏ nó, thế thì cho dù ngồi ở bãi chợ bạn vẫn trên Himalayas. Nếu bạn không từ bỏ nó, ở trên Himalayas bạn cũng sẽ tạo ra thế giới riêng tư quanh bạn.

Làm sao bạn có thể thoát khỏi bản thân mình được? Bất kì chỗ nào bạn đi, bạn đều sẽ ở cùng bản thân mình. Bất kì chỗ nào bạn đi, bạn sẽ hành xử theo cùng cách. Tình huống có thể khác, nhưng làm sao bạn có thể khác được? Bạn sẽ ngủ ở Himalayas. Có khác biệt gì việc bạn ngủ ở Pune hay ở Boston, hay bạn ngủ ở London hay ở Himalayas? Dù bạn ở bất kì chỗ nào, bạn sẽ mơ. Vứt việc mơ đi! Trở nên tỉnh táo hơn. Bỗng nhiên giấc mơ biến mất, và cùng với mơ tất cả khổ sở biến mất.

Bất kì điều gì họ thấy khi tỉnh đều là cái chết,

khi ngủ, đều là mơ

Điều này thực là đẹp. Bất kì khi nào bạn ngủ, bạn đều thấy mơ, ảo tưởng, ảo ảnh - bịa đặt riêng của bạn, thế giới riêng tư của bạn. Khi bạn thức, bạn thấy gì? Heraclitus nói, "Khi ông thức, ông thấy cái chết khắp xung quanh."

Có thể đó là lí do tại sao bạn không muốn thấy. Có thể đó là lí do tại sao bạn mơ và tạo ra đám mây mơ quanh mình, để cho bạn không bị yêu cầu đối diện với sự kiện về cái chết. Nhưng nhớ: con người trở nên mang tính tôn giáo chỉ khi người đó đương đầu với cái chết, không bao giờ trước đó.

Khi bạn đương đầu với cái chết, khi bạn thấy nó mặt đối mặt, khi bạn không né tránh nó, khi bạn không lẩn tránh, khi bạn không chạy trốn, khi bạn không tạo ra đám mây quanh mình - khi bạn đối diện với nó, đương đầu với nó, sự kiện về cái chết - bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết rằng cái chết là cuộc sống. Bạn càng đi sâu vào cái chết, bạn càng đi sâu vào cuộc sống bởi vì, Heraclitus nói, những cái đối lập gặp gỡ và trộn lẫn nhau; chúng là một.

Nếu bạn cố gắng trốn khỏi cái chết, nhớ lấy, bạn sẽ trốn khỏi cuộc sống nữa. Đó là lí do tại sao bạn trông chết thế. Đây là nghịch lí: trốn cái chết và bạn vẫn còn chết; đối diện, đương đầu với cái chết và bạn trở nên sống động. Vào khoảnh khắc bạn đối diện với cái chết sâu sắc, mạnh mẽ tới mức bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn đang chết - không chỉ xung quanh, mà cả bên trong nữa, bạn cảm thấy và chạm vào cái chết - khủng hoảng kéo tới. Đó là cây thánh giá của Jesus, cơn khủng hoảng của việc chết. Vào khoảnh khắc đó, từ thế giới này bạn chết đi - thế giới của chiều ngang, thế giới của tâm trí - và bạn phục sinh trong thế giới khác.

Phục sinh của Jesus không phải là hiện tượng vật lí đâu. Người Ki tô giáo đã tạo ra biết bao nhiêu giả thuyết không cần thiết quanh điều đó. Nó không phải là sự phục sinh của thân thể này, nó là sự phục sinh trong chiều hướng khác của thân thể khác chưa bao giờ chết. Thân thể này là tạm thời, thân thể kia mới là vĩnh hằng. Jesus phục sinh vào trong thế giới khác, thế giới của chân lí. Thế giới riêng tư đã biến mất.

Trong khoảnh khắc cuối cùng Jesus nói ông ấy lo lắng, bất an. Ngay cả một người như Jesus việc chết đi cũng là điều lo lắng, nó phải như vậy. Ông ấy nói với Thượng đế, ông ấy kêu, "Ngài đang làm gì cho con đấy?" Ông ấy muốn níu bám lấy chiều ngang, ông ấy muốn níu bám lấy cuộc sống - ngay cả một người như Jesus.

Cho nên đừng thấy mặc cảm về bản thân mình. Bạn cũng thích níu bám. Đây là tính người trong Jesus, và ông ấy còn nhiều tính người hơn Phật, Mahavira. Đây là tính người: người này đi tới đối diện với cái chết và người này lo lắng, và ông ấy kêu lên, nhưng ông ấy không lùi lại; ông ấy không ngã. Ngay lập tức ông ấy trở nên nhận biết về điều ông ấy đang hỏi. Thế rồi ông ấy nói, "Ý của ngài sẽ được thực hiện!" - thảnh thơi, buông xuôi. Ngay lập tức bánh xe quay - ông ấy không còn ở chiều ngang nữa; ông ấy đã đi vào chiều đứng, chiều sâu. Ở đó ông ấy được phục sinh trong vĩnh hằng.

Chết đi về thời gian để cho bạn được phục sinh vào vĩnh hằng. Chết đi tâm trí để cho bạn trở nên sống động trong tâm thức. Chết đi việc suy nghĩ để cho bạn được sinh ra trong nhận biết.

Heraclitus nói, "Bất kì cái gì ông thấy khi thức đều là cái chết." Đó là lí do tại sao chúng ta sống trong giấc mơ, giấc ngủ, thuốc an thần, thuốc ngủ, chất say - để không đối diện với sự kiện này. Sự kiện này phải được đối diện. Nếu bạn đối diện với nó, sự kiện trở thành chân lí; nếu bạn trốn đi; bạn sống trong dối trá. Nếu bạn đối diện với sự kiện này, sự kiện này trở thành cánh cửa cho chân lí. Sự kiện này là cái chết; điều đó phải được đối diện. Và chân lí sẽ là cuộc sống, cuộc sống vĩnh hằng, cuộc sống trong thừa thãi, cuộc sống không bao giờ chấm dứt.

Nhận biết và định tâm

Trước hết phải hiểu nhận biết nghĩa là gì. Bạn bước đi. Bạn nhận biết về nhiều thứ - về cửa hàng, về người đi qua bạn, về giao thông, về mọi thứ. Bạn nhận biết về nhiều thứ, chỉ vô nhận biết về một điều - và đó là bản thân bạn. Bạn đang bước đi trên phố, bạn nhận biết về nhiều thứ, và bạn chỉ không nhận biết về bản thân mình! Nhận biết này về bản thân mình, George Gurdjieff đã gọi là tự nhớ. Gurdjieff nói, "Dù bạn ở bất kì chỗ nào, thường xuyên nhớ tới bản thân mình."

Bất kì điều gì bạn đang làm, cứ làm một điều bên trong liên tục: nhận biết về bản thân mình đang làm điều đó. Bạn ăn - nhận biết về bản thân mình. Bạn đang bước đi - nhận biết về bản thân mình. Bạn đang nghe, bạn đang nói - nhận biết về bản thân mình. Khi bạn giận, nhận biết rằng bạn giận. Trong chính khoảnh khắc cơn giận có đó, nhận biết rằng bạn đang giận. Việc thường xuyên nhớ tới cái ta này tạo ra năng lượng tinh tế, năng lượng rất tinh tế trong bạn. Bạn bắt đầu là người được kết tinh lại.

Thông thường, bạn chỉ là cái túi lỏng lẻo! Không kết tinh, không trung tâm thực - chỉ là chất lỏng, chỉ là việc tổ hợp lỏng lẻo của nhiều thứ mà không có trung tâm nào. Một đám đông, thường xuyên dịch chuyển và thay đổi, không có người chủ bên trong. Nhận biết là điều làm cho bạn thành người chủ - và khi tôi nói người chủ, tôi không ngụ ý người kiểm soát. Khi tôi nói là người chủ, tôi ngụ ý sự hiện diện - hiện diện liên tục. Bất kì cái gì bạn đang làm, hay không làm, một điều phải thường xuyên có trong tâm thức bạn, rằng bạn hiện hữu.

Cảm giác đơn giản này về bản thân người ta, rằng người ta đang có đấy, tạo ra trung tâm - trung tâm của tĩnh lặng, trung tâm của im lặng, trung tâm của việc làm chủ bên trong. Đó là sức mạnh nội tâm. Và khi tôi nói, "sức mạnh nội tâm", tôi ngụ ý nghĩa đen của điều đó. Đó là lí do tại sao chư phật nói về "ngọn lửa của nhận biết" - nó là ngọn lửa đấy. Nếu bạn bắt đầu nhận biết, bạn bắt đầu cảm thấy năng lượng mới trong mình, ngọn lửa mới, cuộc sống mới. Và bởi vì cuộc sống mới này, sức mạnh mới này, năng lượng mới này nhiều điều vốn đang chi phối bạn tan biến đi. Bạn không phải tranh đấu với chúng.

Bạn phải tranh đấu với giận dữ của mình, với tham lam, với dục, bởi vì bạn yếu. Cho nên thực sự, giận dữ, tham lam và dục không phải là vấn đề, yếu mới là vấn đề. Một khi bạn bắt đầu mạnh hơn ở bên trong, với cảm giác sự hiện diện bên trong - rằng bạn hiện hữu - năng lượng của bạn trở nên được tập trung, kết tinh lại một điểm, và cái ta được sinh ra. Nhớ lấy, không phải là bản ngã mà là cái ta được sinh ra. Bản ngã là cảm giác giả tạo về cái ta. Không có cái ta nào bạn cứ tin rằng mình có cái ta - đó là bản ngã. Bản ngã nghĩa là cái ta giả - bạn không là cái ta, dầu vậy bạn tin rằng bạn là cái ta.

Maulungputra, một người tìm kiếm chân lí, tới Phật. Phật hỏi ông ấy, "Ông đang tìm kiếm cái gì?"

Maulungputra nói, "Tôi đang tìm kiếm cái ta của mình. Giúp tôi với!"

Phật yêu cầu ông ấy hứa rằng ông ấy sẽ làm bất kì cái gì được gợi ý. Maulungputra bắt đầu khóc và nói, "Làm sao tôi có thể hứa được? Tôi không hiện hữu - tôi còn chưa có, làm sao tôi hứa được? Tôi không biết điều mình sẽ làm ngày mai; tôi không có cái ta nào có thể hứa được, cho nên xin đừng yêu cầu điều không thể được. Tôi sẽ cố gắng, tôi có thể nói nhiều nhất là điều này thôi - tôi sẽ cố gắng. Nhưng tôi không thể nói rằng bất kì cái gì thầy nói tôi sẽ làm, bởi vì ai sẽ làm điều đó? Tôi đang tìm kiếm cái mà có thể hứa và có thể hoàn thành lời hứa đó. Tôi còn chưa có."

Phật nói, "Maulungputra, ta yêu cầu ông câu hỏi đó để nghe điều này. Nếu ông mà hứa, ta đã đuổi ông ra rồi. Nếu ông nói, 'Tôi xin hứa rằng tôi sẽ làm điều đó,' thế thì ta đã biết rằng ông không thực sự là người tìm kiếm cái ta, bởi vì người tìm kiếm phải biết rằng mình chưa có. Bằng không, mục đích của tìm kiếm là gì? Nếu ông đã có rồi, thì không có nhu cầu. Ông chưa có đâu! Và nếu người ta có thể cảm thấy điều này, thế thì bản ngã bay hơi."

Bản ngã là khái niệm giả tạo về cái gì đó mà còn chưa có đó chút nào. "Cái ta" nghĩa là trung tâm có thể hứa. Trung tâm này được tạo ra bởi việc liên tục nhận biết, thường xuyên nhận biết. Nhận biết rằng bạn đang làm điều gì đó - rằng bạn đang ngồi, rằng bây giờ bạn đang sắp ngủ, rằng bây giờ giấc ngủ đang tới với bạn, rằng bạn đang rơi vào. Cố gắng ý thức vào mọi khoảnh khắc, và thế thì bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng một trung tâm được sinh ra bên trong bạn; mọi sự bắt đầu kết tinh lại, việc định tâm có đó. Mọi thứ bây giờ đều có quan hệ với trung tâm.

Chúng ta hiện hữu mà không có trung tâm. Thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy được định tâm, nhưng đó là những khoảnh khắc khi tình huống làm cho bạn nhận biết. Nếu bỗng nhiên có một tình huống, tình huống nguy hiểm, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy trung tâm trong mình bởi vì trong nguy hiểm bạn trở nên nhận biết. Nếu ai đó sắp giết bạn, bạn không thể nghĩ vào khoảnh khắc đó được; bạn không vô ý thức vào khoảnh khắc đó được. Toàn thể năng lượng của bạn được định tâm, và khoảnh khắc đó trở thành rắn chắc. Bạn không thể đi vào quá khứ, bạn không thể đi vào tương lai - chính khoảnh khắc này trở thành mọi thứ. Và thế thì bạn không chỉ nhận biết về kẻ giết người, bạn trở nên nhận biết về bản thân mình, người đang sắp bị giết. Trong khoảnh khắc tinh tế đó bạn bắt đầu cảm thấy một trung tâm trong bản thân mình.

Đó là lí do tại sao những trò nguy hiểm có sự hấp dẫn của chúng. Cứ hỏi ai đó trèo lên đỉnh Gourishankar hay đỉnh Everest mà xem. Khi lần đầu tiên Hillary ở đó ông ấy phải đã cảm thấy trung tâm tinh tế đó. Và khi lần đầu tiên ai đó ở trên mặt trăng, một cảm giác bất thần về trung tâm phải tới chứ. Đó là lí do tại sao nguy hiển có sức hấp dẫn. Bạn lái xe và bạn cứ tăng tốc ngày một lớn hơn, và thế rồi tốc độ trở thành nguy hiểm. Thế thì bạn không thể nghĩ được; ý nghĩ dừng lại. Thế thì bạn không thể mơ được. Thế thì bạn không thể tưởng tượng được. Thế thì hiện tại trở thành rắn chắc. Trong khoảnh khắc nguy hiểm đó khi bất kì lúc nào cái chết cũng đều là điều có thể, bạn bỗng nhiên nhận biết về trung tâm trong bản thân mình. Nguy hiểm có sức hấp dẫn chỉ bởi vì trong nguy hiểm bạn đôi khi cảm thấy được định tâm.

Nietsche ở đâu đó nói rằng chiến tranh phải tiếp tục bởi vì chỉ trong chiến tranh đôi khi cái ta được cảm thấy - trung tâm được cảm thấy - bởi vì chiến tranh là nguy hiểm. Và khi cái chết trở thành thực tại, cuộc sống trở nên mãnh liệt. Khi cái chết ở ngay gần, cuộc sống trở nên mãnh liệt và bạn được định tâm. Nhưng nếu nó mang tính tình huống, thế thì khi tình huống qua rồi, nó sẽ biến mất.

Nó phải không mang tính tình huống, nó phải là cái bên trong. Cho nên cố gắng nhận biết trong mọi hoạt động bình thường. Khi ngồi trong ghế, thử điều đó - nhận biết về người ngồi. Không chỉ về chiếc ghế, không chỉ về căn phòng, về bầu không khí bao quanh, nhận biết về người ngồi. Nhắm mắt lại và cảm thấy bản thân mình; đào sâu vào và cảm thấy bản thân mình.

Eugen Herrigel đã học cùng một Thiền sư. Ông ấy học nghệ thuật bắn cung trong ba năm. Và thầy bao giờ cũng nói, "Thế là tốt rồi. Bất kì điều gì ông đang làm cũng đều tốt, nhưng không đủ." Bản thân Herrigel trở thành thầy về bắn cung. Ông ấy bắn trúng đích 100 phần trăm hoàn hảo, và dầu vậy thầy vẫn nói, "Ông làm tốt lắm, nhưng vẫn chưa đủ."

"Với một trăm phần trăm hoàn hảo!" Herrigel nói. "Thế thì trông đợi của thầy là gì? Làm sao bây giờ tôi có thể đi xa hơn được? Bắn chính xác một trăm phần trăm rồi, làm sao thầy còn trông đợi gì hơn nữa ở tôi được?"

Thiền sư tương truyền đã nói, "Ta không quan tâm tới nghệ thuật bắn cung hay việc bắn trúng đích của ông. Ta quan tâm tới ông. Ông đã trở thành nhà kĩ thuật hoàn hảo. Nhưng khi mũi tên của ông rời khỏi cung, ông không nhận biết về bản thân mình, cho nên điều đó là vô tích sự! Ta không quan tâm tới mũi tên đạt tới mục tiêu. Ta quan tâm tới ông! Khi mũi tên trên cung được nhắm đích, bên trong, tâm thức của ông cũng phải nhắm đích. Ngay cả khi ông bắn trượt mục tiêu, điều đó cũng không khác biệt gì, nhưng mục tiêu bên trong phải không bị trượt, và ông lại trượt cái đó đấy. Ông đã trở thành nhà kĩ thuật hoàn hảo, nhưng ông là người bắt chước." Nhưng với tâm trí phương Tây hay, thực sự, với tâm trí hiện đại - và tâm trí phương Tây là tâm trí hiện đại - thì khó mà quan niệm được điều này. Nó dường như vô nghĩa. Cung thuật có liên quan tới tính hiệu quả đặc biệt của việc nhắm đích.

Dần dần Herrigel trở nên thất vọng, và một hôm ông ấy nói, "Bây giờ tôi đi đây. Điều đó dường như là không thể được! Điều đó là không thể được! Khi anh nhắm vào cái gì đó, nhận biết của anh đi tới mục tiêu, tới đối thể, và nếu anh là một cung thủ thành công, anh phải quên đi bản thân mình - chỉ nhớ mục tiêu, cái đích, và quên mọi thứ đi. Chỉ mục tiêu phải có đó." Nhưng Thiền sư vẫn tiếp tục buộc Herrigel tạo ra mục tiêu khác bên trong. Mũi tên này phải là mũi tên kép; hướng tới mục tiêu bên ngoài và liên tục hướng tới bên trong - cái ta.

Herrigel nói, "Bây giờ tôi đi đây. Điều đó là không thể được. Điều kiện của thầy không thể nào được hoàn thành." Và cái ngày ông ấy ra đi, ông chỉ ngồi. Ông ấy đã tới để xin phép thầy ra đi, và thầy đang nhắm tới mục tiêu khác. Ai đó khác đang học, và lần đầu tiên Herrigel không tham gia. Ông ấy chỉ tới để xin phép đi; ông ấy ngồi đó. Khoảnh khắc thầy vừa kết thúc việc dạy, Herrigel sẽ xin phép rồi đi.

Nhưng thế rồi, đột nhiên, ông ấy trở nên nhận biết về thầy và tâm thức mũi tên kép của thầy. Thầy đang nhắm. Trong ba năm liên tục Herrigel đã ở cùng thầy, nhưng ông ấy quan tâm với nỗ lực của mình. Ông ấy chưa bao giờ thấy con người này, điều người này làm. Lần đầu tiên ông ấy thấy và nhận ra - và bỗng nhiên, một cách tự phát, chẳng nỗ lực gì, ông ấy đi tới thầy, cầm mũi tên từ tay thầy, nhắm đích và thả mũi tên ra. Và thầy nói, "Được đấy! Lần đầu tiên anh đã làm được nó. Ta thật sung sướng."

Ông ấy đã làm gì? Lần đầu tiên ông ấy đã định tâm vào bản thân mình. Mục tiêu có đó, nhưng ông ấy cũng có đó - hiện diện.

Cho nên bất kì điều gì bạn làm - bất kì cái gì; không cần cung thuật nào cả - bất kì cái gì bạn làm, ngay cả chỉ ngồi thôi, là mũi tên kép. Nhớ điều đang diễn ra bên ngoài và cũng nhớ ai đang ở bên trong.

Lin-chi đang giảng vào một sáng và ai đó bỗng nhiên hỏi, "Xin trả lời tôi một câu hỏi: Tôi là ai?" Lin-chi đi xuống và đi tới người đó. Cả phòng trở nên im lặng. Ông ấy định làm gì? Đó là một câu hỏi đơn giản. Ông ấy đáng ra đã trả lời từ chỗ ngồi của mình chứ. Ông ấy đi tới người này. Cả phòng lặng ngắt. Lin-chi đứng trước người hỏi nhìn vào mắt người đó. Đó là khoảnh khắc xuyên thấu. Mọi thứ đều dừng lại. Người hỏi bắt đầu vã mồ hôi. Lin-chi cứ nhìn chằm chằm vào mắt người đó. Và thế rồi Lin-chi nói, "Chớ có hỏi ta. Đi vào bên trong và tìm ra ai đang hỏi. Nhắm mắt lại. Đừng hỏi 'Tôi là ai?' Đi vào bên trong và tìm ra ai đang hỏi, ai là người hỏi này ở bên trong. Quên ta đi. Tìm cội nguồn của câu hỏi. Đi sâu vào bên trong!"

Và tương truyền rằng người này nhắm mắt lại, trở nên im lặng, và bỗng nhiên người này chứng ngộ. Người này mở mắt ra, cười to, chạm chân Lin-chi, và nói, "Thầy đã trả lời cho tôi rồi. Tôi đã hỏi mọi người câu hỏi này và nhiều câu trả lời đã được trao cho tôi, nhưng chẳng cái gì chứng tỏ là câu trả lời. Nhưng thầy đã trả lời cho tôi rồi."

"Tôi là ai?" Làm sao bất kì ai có thể trả lời nó được? Nhưng trong tình huống đặc biệt đó - cả nghìn người im lặng, im lặng đến cái kim rơi cũng nghe thấy được - Lin-chi đi xuống với con mắt xuyên thấu và thế rồi ra lệnh cho người này, "Nhắm mắt lại, đi vào bên trong, và tìm ra người hỏi là ai. Đừng đợi ta trả lời. Tìm cho ra ai đã hỏi." Và người này nhắm mắt lại. Điều gì đã xảy ra trong tình huống đó? Người đó trở nên được định tâm. Bỗng nhiên người đó được định tâm, bỗng nhiên người đó trở nên nhận biết về cốt lõi bên trong nhất.

Điều này phải được phát hiện ra, và nhận biết nghĩa là phương pháp để phát hiện ra cốt lõi bên trong nhất này. Bạn càng vô ý thức, bạn càng xa khỏi bản thân mình. Bạn càng ý thức, bạn càng đạt tới gần bản thân mình. Nếu ý thức là toàn bộ, bạn ở chính trung tâm. Nếu ý thức kém đi, bạn ở gần ngoại vi. Khi bạn vô ý thức, bạn ở ngoại vi nơi trung tâm bị quên đi hoàn toàn. Cho nên đây là hai khả năng di chuyển.

Bạn có thể đi tới ngoại vi - thế thì bạn đi tới vô ý thức. Ngồi trong rạp chiếu phim, ngồi đâu đó nghe âm nhạc, bạn có thể quên đi bản thân mình - thế thì bạn ở ngoại vi. Đọc Bhagavad Gita hay Kinh Thánh hay Koran, bạn có thể quên bản thân mình - thế thì bạn ở ngoại vi.

Bất kì điều gì bạn làm, nếu bạn có thể nhớ tới bản thân mình, thế thì bạn ở gần với trung tâm. Thế thì một ngày nào đó bỗng nhiên bạn được định tâm. Thế thì bạn có năng lượng. Năng lượng đó là ngọn lửa. Toàn thể cuộc sống, toàn thể sự tồn tại, đều là năng lượng, là ngọn lửa. Lửa là tên cũ; bây giờ họ gọi nó là điện. Con người đã dán nhãn cho nó bằng nhiều, nhiều cái tên, nhưng lửa là tốt. Điện dường như có chút ít chết, lửa có vẻ sống động hơn.

Hành động một cách có lưu tâm. Đó là cuộc hành trình dài, gian nan, và khó mà nhận biết ngay cả cho một khoảnh khắc; tâm trí lấp loé thường xuyên. Nhưng điều đó không phải là không thể được. Nó gian nan, nó khó khăn, nhưng nó không phải là không thể được. Nó là có thể - với mọi người nó là có thể. Chỉ nỗ lực là cần thiết, và nỗ lực toàn tâm. Không cái gì nên bị bỏ ra; không cái gì nên bị để lại bên trong không được chạm tới. Mọi thứ đều nên được hi sinh vì nhận biết; chỉ thế thì ngọn lửa bên trong mới được phát hiện ra. Nó có đó.

Nếu người ta cứ đi tìm sự thống nhất bản chất giữa tất cả các tôn giáo đã từng tồn tại hay các tôn giáo có thể tồn tại, thế thì có thể tìm thấy một từ này nhận biết.

Jesus kể một câu chuyện... Người chủ của một ngôi nhà lớn đi ra ngoài, và ông ta bảo người hầu phải thường xuyên tỉnh táo, bởi vì bất kì khoảnh khắc nào ông ta đều có thể quay lại. Cho nên trong hai mươi bốn giờ một ngày họ phải tỉnh táo. Vào bất kì khoảnh khắc nào người chủ đều có thể về - bất kì khoảnh khắc nào! Không có khoảnh khắc cố định, không ngày cố định, không ngày tháng cố định. Nếu có ngày tháng cố định, thế thì bạn có thể ngủ; thế thì bạn có thể làm bất kì cái gì bạn thích và tỉnh táo chỉ vào ngày tháng đặc biệt đó bởi vì thế thì người chủ về. Nhưng người chủ đã nói, "Ta sẽ về vào bất kì khoảnh khắc nào. Ngày và đêm các ông đều phải tỉnh táo để đón ta."

Đây là chuyện ngụ ngôn về cuộc sống. Bạn không thể trì hoãn được; bất kì khoảnh khắc nào người chủ cũng có thể về. Người ta phải tỉnh táo liên tục. Không ngày tháng cố định; chẳng cái gì được biết về khi nào việc xảy ra bất thần này sẽ có đó. Người ta chỉ có thể làm một điều: tỉnh táo và chờ đợi.

Nhận biết là kĩ thuật cho việc định tâm người ta, cho việc đạt tới ngọn lửa bên trong. Nó có đó, ẩn kín; nó có thể được phát hiện ra. Và một khi nó được phát hiện ra, chỉ thế thì chúng ta mới có khả năng đi vào ngôi đền - không trước đó, chưa bao giờ trước đó cả.

Nhưng chúng ta có thể tự lừa dối mình bởi các biểu tượng. Biểu tượng là để chỉ ra thực tại cho chúng ta, nhưng chúng ta có thể dùng chúng như việc lừa dối. Chúng ta có thể thắp hương, chúng ta có thể tôn thờ những vật bên ngoài, và thế rồi chúng ta cảm thấy thoải mái rằng chúng ta đã làm cái gì đó. Chúng ta có thể cảm thấy bản thân mình có tính tôn giáo mà không trở thành tôn giáo chút nào. Đó là cái đang xảy ra; đó là cái đã trở thành đất. Mọi người nghĩ họ mang tính tôn giáo chỉ bởi vì họ đi theo các biểu tượng bên ngoài, không có ngọn lửa bên trong.

Cứ nỗ lực cho dù bạn thất bại. Bạn sẽ ở chỗ bắt đầu. Bạn sẽ thất bại đi thất bại lại, nhưng cho dù vậy thì thất bại của bạn sẽ có ích. Khi bạn không nhận biết trong một khoảnh khắc thôi, lần đầu tiên bạn cảm thấy mình vô ý thức làm sao.

Bước đi trên phố, và bạn không thể đi vài bước mà không trở nên vô ý thức. Bạn sẽ cứ quên đi quên lại bản thân mình. Bạn bắt đầu đọc biển chỉ đường, và bạn quên mất bản thân mình. Ai đó đi qua, bạn nhìn người đó, thế là bạn quên mất bản thân mình.

Thất bại của bạn sẽ có ích. Chúng có thể chỉ ra cho bạn rằng bạn đang vô ý thức thế nào. Và cho dù bạn có thể trở nên nhận biết rằng bạn vô ý thức, bạn đã thu lại được nhận biết nào đó. Nếu người điên trở nên nhận biết rằng mình điên, người đó đang trên con đường trở về lành mạnh.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: