Nhamnham
Cái Chết Lướt Qua
Tôi ngồi yên lặng trong vườn với bánh thuốc nổ hai lạng trước mặt. Vườn cây ven đường về đêm khẽ chuyển động bởi gió từ đâu đó thổi tới. Chúng từ đâu tới, điều đó thật không đáng để ý. Giữa những tán cây là bầu trời đêm chắp vá, đây đó có những đốm sao lẻ loi. Cảnh vật thật là buồn và vô nghĩa.
Bên kia đường, những ngôi nhà, cái đẹp đẽ giàu sang xen kẽ cái xấu xí nghèo hèn, tất thảy đều đã tắt đèn. Trong đó, giữa những đồ đạc chen chúc và mốc lên bởi thời gian là những con người nằm thở phì phò dưới cái khí nóng như thiêu của mùa hè, cơ thể họ nhớp nháp, bốc mùi hôi thối, đầu họ đầy mộng mị ghê tởm. Họ nằm chung với những bình vại đầy mùi chua khẳm của thực phẩm lên hơi, giữa những bể phốt nằm chềnh ềnh dưới nền, giữa những bãi phân chó mèo. Họ tưởng họ nằm với một thiên thần, trong khi ôm trong tay người đàn ông hoặc đàn bà đã khổ công chinh phục được. Ôi, thật là địa ngục, tất cả là địa ngục. Chỉ cái chết mới là hoàn hảo. Đó là đoạn cuối của hành trình sống đầy đau khổ, đó là màn đêm hoàn toàn, nơi yên nghỉ ngàn đời thanh bình.
Ta đãchán cuộc sống trần thế này. Không phải chỉ vì thất tình, tuy rằng với sự từ chối của người đó, niềm hy vọng hạnh phúc lớn lao của ta đãsụp đổ. Hỏi còn gì cay đắng hơn một người bị phản bội? Thất tình, đó là cái chết trong lòng người, ai ai cũng thế, cứ gì ta. Nhưng mà ta còn tuyệt vọng vì nhiều lẽ khác. Kể ra thì cũng vụn vặt, những thất ý nho nhỏ và không nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, những thất ý mà ý nghĩa của nó không được chia xẻ cùng ai đãngày càng lớn lên, choán hết lòng ta. Ta ngày càng thấm thía, sau khi suy ngẫm cẩn thận, rằng con người với tham vọng sinh tồn của nó, với quy luật cạnh tranh của nó, sự chà đạp lẫn nhau của nó, là thật đáng khinh bỉ và ghê tởm. Cuộc đời của con người, của toàn thể loài người, nói chung là vô nghĩa. Tất cả chỉ là túi nhớp.
Đêm nay, ta quyết định thoát khỏi cảnh sống đọa đầy này. Nếu như sống chẳng khác nào địa ngục, nếu như cuộc đời không có một ý nghĩa nào để bấu víu, thì chết là hơn. Một cái xác không hồn mà còn bị trần gian hành hạ, so với một cái xác được nghỉ ngơi, được đất chở che, cái hơn kém đãthấy rõ mồn một. Chết là giải thoát, thật không gì khác hơn.
Tôi cẩn thận mân mê bánh thuốc nổ trong tay. Nó chắc chắn như một miếng lương khô, chỉ khác là miếng này mở cửa vào vĩnh cửu, miếng kia tiếp hơi sức cho cuộc đấu tranh sinh tồn. Một đoạn dây lòng thòng. Tôi sẽ châm lửa vào nó, sợi dây cháy chậm này sẽ ngún khói, phát ra ánh lửa lấp lánh ngày càng bò lại gần khối thuốc hăng ngọt kia, một khối lửa sáng chói như mặt trời sẽ đột ngột lóa lên giữa khu vườn vô cùng tĩnh mịch này, thế là chấm hết kiếp trần gian.
Tôi vẩn vơ nghĩ: hồn mình sẽ về đâu? Phải chăng những kẻ nhiều đau khổ dưới trần thế sẽ được lên thiên đường?
Thiên đường ấy sẽ có những thiên thần ngợi ca niềm hạnh phúc vĩnh cửu, mà những con người chân chính sẽ hưởng.
Tôi nghĩ: chẳng biết những kẻ thù xưa, những kẻ gây cho ta nhiều tai họa và nỗi thống khổ, buộc ta tìm đến kết thúc ngày hôm nay, chúng (trong đó có người tình độc ác của ta) có thấy ta ở trên thiên đường đó không. Lỡ ra chúng cũng được Thượng đế cho lên thiên đường, trong khi ta muốn chúng xuống địa ngục cả, thì làm thế nào? Thiên đường mà có hai kẻ thù ở chung với nhau thì chắc chắn sẽ thành quá chật.
Bỗng có tiếng giày đạp trên sỏi lạo xạo. Tôi núp mình vào gốc cây, nhìn ra. Một viên cảnh sát đi tuần. Anh ta đưa mắt thận trọng nhìn xung quanh. Tôi nín thở, sợ anh ta phát hiện ra mình. Không, tôi muốn nhà cầm quyền lẫn người đời kéo tôi trở ra chỗ đầy người với âm mưu của họ ấy. Tôi muốn chỉ có một mình.
Khi người cảnh sát đi xa, tôi hoàn hồn. Tôi bắt đầu chọn cho mình một tư thế thích hợp. Tôi nhớ những mảnh thịt da và mẩu xương của những người chết vì thuốc nổ trước đây như thế nào. Có kẻ vụn ra từng mảnh. Muốn như thế thì phải để thuốc nổ dưới người.
Tôi nằm đè lên bánh thuốc nổ, mặt tôi, tay tôi và chân tôi chạm vào lớp cỏ ram ráp. Đây, người tình và chiếc giường cuối cùng của ta trên thế gian. Ta bắt đầu trở lại cát bụi, để ngày mai có kiếp sống tốt đẹp hơn.
Tôi thoáng lưỡng lự.
Tôi thở dài.
Tôi mở bao diêm, run run lấy ra một que. Trong đêm tối, tôi sờ đầu que diêm, thấy nó to tròn. Tôi cầm nó trong một giây, hay lâu hơn, thật tôi chẳng biết. Tôi như mất hết ý thức về thời gian. Trong cơn hoảng sợ và kiềm chế cao độ, tôi đánh que diêm lên. Đốm sáng nhỏ lóe lên.
Vĩnh biệt! Mãi mãi ta chẳng còn ở trên thế gian. Thiên thu vĩnh biệt.
Tôi run rẩy đưa que diêm lại đầu dây cháy chậm. Bỗng nhiên que diêm tắt ngấm trong tay tôi.
Thế này là thế nào?
Tại gió chăng? Làm gì có gió trong vườn? Tại tay tôi run chăng? Tại que diêm ẩm chăng?
Tôi chợt nghĩ về bố mẹ tôi, điều mà phút trước đây tôi không hề nghĩ đến. Cái chết của tôi sẽ là sự tuyệt diệt một chi nhánh của dòng họ, bởi tôi là người đàn ông trẻ duy nhất còn lại của nhánh này.
Nếu tôi chết, có thể tất cả thiên hạ sẽ dửng dưng hoặc vui mừng, nhưng riêng bố mẹ tôi thì không thể như thế được. Bố mẹ tôi đều hiền lành. Rất hiền lành và chất phác. Suốt đời, họ đều muốn tin vào lẽ công bằng và đều tận hưởng cuộc sống bình dị mà Thượng đế đãban phát cho họ.
Nhưng bố mẹ ơi, xin tha thứ cho con. Người đãsinh ra con, nhưng cuộc đời con lại thuộc về con. Con phải có quyền lựa chọn sự sống và cái chết. Nếu cái chết này có làm người đau đớn đến nỗi tuổi già và sự chấm dứt sự sống có đến với người mau hơn, thì ngàn lần xin người hãy tha thứ.
Cuộc sống riêng con, đối với con còn ý nghĩa gì đâu.
Tôi quả quyết đánh que diêm thứ hai. Lần này tay tôi không run mấy, que diêm có lẽ cũng khô, đầu dây cháy chậm cũng được xe bằng thuốc cháy tốt, thế là đốm lửa của thần chết sáng chói lên, ngún xì xì.
Tôi nhắm mắt, nằm áp vào đất. Tôi ngửi thấy mùi nồng của đất, mùi hăng hăng của cỏ. Rất bất ngờ với chính mình, tôi nhớ lại thật chớp nhoáng tất cả những giây phút hạnh phúc vui sướng của đời mình, đồng thời nhận thấy rõ ràng những giây phút đó còn đẹp đẽ và nhiều hơn tất cả số trang thần thoại cổ xưa mà đời tôi đãtừng đọc.
“Có lẽ bất kỳ ai trước khi bước vào cõi chết đều nghĩ như ta” - tôi đánh giá.
Tôi ngửi rõ mùi khét mà thơm của thuốc cháy đang đượm lửa. Bàn tay tôi tóm riết lấy túm cỏ xanh, người căng cứng ra bởi một nỗi hoảng sợ và căng thẳng tột độ, một sự oán trách vô cùng vô tận đối với một thế lực vô hình nào đó đè nén số phận con người, và bởi cảm giác lạ lùng, là người tôi đang tan ra, tướp ra thành vô số mảnh bẩn thỉu, trong nỗi đau đớn kinh hoàng mà đời tôi chưa từng biết đến đang dội lên từ trong hoang vu sâu thẳm xuyên nát mỗi tế bào tôi đang nhạy cảm khác thường.
Thế là hết!
Ngày mai, ngày kia gì đó, người ta sẽ đưa tang tôi. Linh hồn tôi bay lửng lơ trên đầu những người thân đang đau đớn của tôi và những kẻ thù đang giả bộ buồn thương để che giấu niềm khoái lạc. Người tình độc ác của tôi, tôi thấy rõ cô ta đang khẽ thở dài, sau đó giở tờ tạp chí “Người đẹp” ra xem mẫu thời trang. Con chó tôi nuôi từ nhỏ đang rít lên thảm thiết tìm chủ, vì nó không thấy bàn tay vuốt ve êm dịu tuy cũng có lúc tàn nhẫn của tôi.
Tôi thấy thiên hạ dửng dưng đứng hai bên đường, nhìn xe tang chở di hài của tôi qua trước mặt họ, bảo tôi là đồ hèn nhát, ngu xuẩn.
Tôi thấy một lão già gầy gò, ốm yếu vừa đưa tay nén ngực trong một cơn ho sù sụ giữa mùa hè vừa rên rỉ: “Thương thay, anh ta quá trẻ. Anh ta chưa hiểu thế nào là giá trị của tuổi trẻ và cuộc sống đó”.
Tôi muốn phản ứng với mỗi người trong số họ. Tôi muốn giải thích mọi điều với mọi người. Tôi nói mãi, chạm tay vào người họ, nhưng không một ai nhận ra tôi. Tôi là linh hồn, còn họ là người sống.
Tôi đau xót, hối tiếc nhận ra rằng phải chi mình là người sống, mình có thể làm được những điều giản dị đó.
Tôi lại muốn có một lần, ôi, một lần được làm người sống. Dù phải sống trong căn nhà tồi tàn nhất, trong điều kiện khắc khổ nhất, ăn mặc xoàng xĩnh nhất.
Bởi vì tôi lại muốn thể hiện cái khả năng sống của mình, cái khả năng mà lúc chết đi tôi đãtự tước đoạt, bởi tôi coi rẻ nó một cách dại dột.
Tôi khóc.
Nước mắt tôi chảy tràn qua má, rơi xuống cỏ.
Tôi thẫn thờ nhìn cỏ. Màn đêm đen không cho tôi thấy rõ cỏ. Tôi thấy cảm giác khó chịu của vật cứng ép vào thành bụng. Lẽ nào linh hồn lại biết đau? Tôi cử động. Lạ thay, đúng là tôi vẫn còn sống. Còn sống sau ảo giác.
Tôi nghi ngờ cầm bánh thuốc nổ lên. Sợi dây cháy chậm đãtắt. Do đâu? Tôi không biết. Tôi tin chắc là do ý Thượng đế.
Thượng đế đãhai lần dập tắt lửa của tôi chăng? Hay chỉ là do dây cháy chậm ẩm ướt, vê không đều nên có chỗ không thuốc?
Tôi ngồi dựa vào gốc cây, ngẫm nghĩ về lẽ huyền vi của sống và chết. Tôi ngước nhìn lên sao trời, đồng thời căng mọi giác quan cảm thụ cõi thế xung quanh tôi.
Trái hẳn với dự định mấy phút trước đây, tôi có cảm giác được cải tử hoàn sinh. Một cảm xúc phấn khởi, biết ơn số phận bừng nở như hoa trong tâm hồn tôi.
“Xem ngày mai thế nào đã”. - Tôi tự nhủ.
Bỗng có một bóng đen luồn tới sau tôi. Một bàn tay cứng và một lưỡi dao nhọn kề vào cổ tôi:
- Câm mồm. Này người anh em, đêm khuya ngồi đây làm gì? Tao thấy mày có một vật trong tay. Mà tao không thích lao động mà không được gì. Đưa nó cho tao, mày thì đi thẳng, thế là tốt đẹp cả.
Tôi thậm chí mỉm cười:
- Nếu anh muốn lấy cả, hay muốn chia phần, tôi cũng vui lòng.
- Tao thấy mày là thằng biết điều đấy.
ánh đèn pin của tên cướp lóe lên. Khối thuốc nổ bọc trong vải hiện ra như một gói tiền. Hắn đưa tay chộp vội lấy. Tôi đưa bao diêm cho hắn, nói với vẻ chế nhạo:
- Anh có thấy sợi dây kia không? Tôi sẽ châm lửa vào nó.
Một tiếng kêu khẽ đầy hoảng sợ, tiếng rơi bịch của những đồ đạc, tiếng bàn chân chạy như ma đuổi nhanh chóng biến mất. Cây đèn pin nằm yên trên bãi cỏ, rọi một luồng sáng là là mặt đất làm những ngọn cỏ xanh lên, đẹp tuyệt vời.
Tôi ngắm nghía cỏ như ngắm một bảo vật lần đầu thấy trong đời. Thì ra vật tầm thường thế này mà cũng có lúc đẹp đến thế.
Tôi vuốt phẳng quần áo, đàng hoàng ra khỏi vườn cây, bước ra đường. Tôi nhìn những ngôi nhà dọc đường, yêu mến vẻ đẹp riêng biệt của chúng. Hẳn bên trong chúng dù sao vẫn có những người đang hạnh phúc. Hạnh phúc tuy có thể không bền lâu, nhưng dù sao cũng có. Giờ tôi tin chắc như thế.
Tôi tự nhủ: “Hạnh phúc thiên đường xin để ngày sau. Giờ ta phải sống đã”.
Tôi vào một quán ăn đêm.
Sau đó, tôi thong thả đi bộ về nhà. Tôi muốn hưởng không khí thanh bình của đường xá ban đêm, tỏa hương thầm kín mộc mạc đầy quyến rũ dưới ánh sao trời, mà đêm nào cũng có.
Phải, hết ngày đến đêm, vạn vật đều mở ra cho tôi ngắm nhìn và can đảm giành lấy nó.
Tôi khe khẽ hát một bài hát lạc quan yêu đời xa xưa mà tôi tưởng mình đã quên lãng.
Nguyễn Quốc Thái
Ngõ hẻm dưới ánh trăng
Con tàu gặp bão mãi đến tối khuya mới có thể cập một bến cảng nhỏ của nước Pháp, vì thế chúng tôi lỡ chuyến xe lửa đêm về Đức.
Thế là bỗng dưng tôi phải chờ lại một ngày ở nơi xa lạ, qua một đêm không có gì hấp dẫn, ngoài " KHúc nhạc tình" u sầu trong một cuộc hoà nhạc ở ngoại ô hoặc một cuộc chuyện trò tẻ nhạt với những bạn đường hoà toàn ngẫu nhiên.
Bầu không khí trong căn phòng ăn nhỏ của khách sạn đặc sệt hơi nhờn và mờ mịt khói khiến tôi không chịu nổi và sự dơ dáy hỗn độn của căn phòng lại càng làm cho tôi thêm ác cảm, bởi lẽ trên môi tôi còn giữ lại được chút hương vị tươi mát mằn mặn của gió biển trong lành. Tôi liền ra ngoài, bước hú hoạ trên con đường rộng rãi sáng sủa dẫn tới một quảng trường, ở đó ban nhạc thị trấn đang biểu diễn và tôi chìm ngập giữa làn sóng uể oải của những người đi dạo chơi đang ùn ùn kéo đến.
Thoạt tiên, tôi cảm thấy thích thú vì vô tình bị cuốn hút vào dòng người trang phục theo lối tỉnh lẻ, những người không có chút quan hệ gì với tôi, nhưng liền sau đó, tôi khó chịu khi thấy bên cạnh tôi, kẻ qua người lại liên tiếp với những chuỗi cười cô cớ, những con mắt nhìn vào tận mặt tôi, vẻ ngạc nhiên lạ lùng hoặc ngạp báng , tôi khó chịu về những cuộc tiếp xúc đó, tuy bề ngoài như không nhận thấy mà thực ra nó đẩy tôi đi mỗi lúc một xa, khó chịu về hàng nghìn chấm sáng nhỏ bé lấp lánh và tiếng chân không ngớt của đám đông.
Cuộc vượt biển sôi nổi vừa qua còn để lại trong máu tôi một cảm giác choáng váng và ngây ngất; tôi vẫn cảm thấy dưới chân tôi con tàu trường đi và tròng trành; tôi cảm thấy mặt đất phập phồng như một lồng ngưc đang thở và đường phố có vẻ như muốn vươn cao lên đến tận trời.
Bỗng nhiên, tôi thất chóng mặt trước tất cả sự ồn ào quay cuồng đó và để thoát khỏi tình trạng này, tôi rẽ sang đường bên mà chẳng ngó lên đường, rồi ngoặt vào một hẻm, ở đó, tiếng huyên náo cuồng lạo tắt dần, và không chủ đích, tôi tiếp tục đi vào đám những người ngang ngõ tắt chi chít như những tĩnh mạch và mỗi lúc một tăm tối hơn. Khi tôi rời xa quảng trường chính, những đèn hồ quang- mặt trăng của các đại lộ- không chiếu sáng nơi đây nữa, và phía trên thứ ánh sáng lờ mờ, cuối cùng lại nhìn thấy được những vì sao và một bầu trời căng màu đen.
Có lẽ tôi đang ở gần bến cảng, trong khu vực của các thủy thủ, vì ở đây có mùi cá ươn, có cái hơi bốc lờ lợ và mùi ủng rữa của rong biển bị nước triều đánh bạt vào bờ, có cái mùi đặc biệt của thứ hương thơm bị hỏng và của những căn buồng không thoáng khí- tất cả những gì vốn bao trùm một cách nặng nề lên các ngõ phố hẻo lánh này, cho đến khi một cơn bão lớn nổi lên thổi bay hết sạch.
Thứ bóng tối chập chờn cũng như cái cô đơn bất ngờ này đem lại cho tôi một cảm giác dễ chịu. Tôi chậm bước, lúc này ngắm nhìn hết ngõ hẻm này đến ngõ hẻm khác, mỗi ngõ hẻm có một dáng vẻ khác nhau, chỗ này thì yên tĩnh, chỗ kia thì thanh lịch nhưng tất cả đều tối tăm với một thứ tiêng chói tai của nhạc và tiếng người nói vọng ra từ thế giới vô hình, từ trong lòng những căn hầm, bí ẩn đến nỗi khó đoán được nó vẳng ra tự nơi nào dưới mặt đất. Bởi vì tất cả các căn nhà đều đóng kín mít và ở đó chỉ nhấp nháy một ngọn đền ánh sáng đỏ quạch hoặc vàng vọt.
Tôi thích những con đường hẻm trobg những thành phố xa lakj này, cái chợ ô uế của mọi đam mê, cái ổ bí mật chất chứa mọi sự cám dỗ đối với những thuỷ thủ mệt mỏi sau những đêm cô đơn trên mặt biển xa xôi và nguy hiểm để thoả mãn trong một giờ biết bao nhiêu thú vui nhục dục đã ấp ủ trong những ước mơ.
Những ngõ hẻm này phải giấu mình đâu đó ở nơi sâu kín của một thành phố lớn, bởi vì chúng phơi bày với biết bao trâng tráo và phiền nhiễu cái mà những căn nhà sáng sủa, cửa kính sáng choang, nơi ở của giới thượng lưu, thường che đậy dưới hàng nghìn kiểu mặt nạ. Nơei đây, tiếng nhạc vang lên lôi cuốn người ta đến những gian nhà nhỏ, những rạp chiếu bóng với những tấm quảng cáo dữ dội dứa hẹn những pha đẹp mắt chưa từng thấy, những chiếc đèn lồng nhỏ vuông bốn mặt, lấp ló dưới những cánh cửa như là ám hiệu, như lời chào kín đáo, mời gọi rất rõ ràngk, qua khe cửa hé mở thấp thoáng tấm thân trần dưới tấm áo hở hang thêu kim tuyến.
Trong những quán cà phê, vang ra tiếng người say rượu và tiếng cãi lộn của những tay cờ bạc. Gặp nhau ở đây, các thuỷ thủ cười nhạo nhau, cái nhìn rầu rĩ của họ tươi lên trước nhiều hứa hẹn, bởi vì nơi đây có đủ thứ, phụ nữ và bài bạc, say sưa và du hí, những chuyện phiêu lưu thấp hèn cũng như cao quý.
Nhưng tất cả những thứ đó đều ở trong bóng tối, dều được giữ kín sau những cánh cửa sổ hạ thấp xuống một cách giả dối, tất cả những thứ đó chỉ diễn ra ở bên trong, khiến vẻ kín đáo bề ngoài ấy càng khêu gợi gấp bội vì sự quyến rũ của cái bí mật vì muốn thưởng thức cũng dễ dàng.
Những đường phố đó ở Hămbuốc cũng như ở Côlôngbơ và Lahabana đều như nhau, chúng giống nhau ở khắp mọi nơi, cũng như những đại lộ nơi phơi bày cảnh sống xa ha giống nhau bởi vì những đỉnh cao cũng như đáy cùng của cuôịc đời, bề ngoài nom đều như nhau cả. Loại đường phố thiếu lịc sự đó làm người ta cảm động vì những điều chúng phơi bày ra và hấp dẫn vig những điều chúng che giấy. Đó là những tàn dư quái dị của một thế giới nhục dục phóng đãng, nơi mà những bản năng còn được thả lỏng một cách thô bạo, không hề bị kìm hãm, một khu rừng tăm tối của dục vọng, một bụi rậm đầy dã thú. Nơi đây những điều ao ước mặc sức tung hoành.
Chính ở một trong những đường phố mà bỗng dưng tôi cảm thấy mình bị cầm tù. Ngẫu nhiên tôi bước theo hai kỵ binh đeo kiếm dài kéo lê kêu lách cách tren mặt đường lát gồ ghề. Trong một quá rượu mấy người phụ nhữ mời gọi. các ả cười, nói bô bô với mấy người lính những câu đùa tục tĩu. Một người trong bọn họ gõ vào cửa sổ, nhưng một tràng chửi rủa từ nơi nào không rõ tuôn ra, thế là họ tiếp tục đi. Những chuỗi cười xa dần và ngay sau đó tôi không nghe thấy tiếng của mấy người lính nữa.
Đường phố lại câm lặng. Một vài khuôn cửa sổ lấp lánh mờ mờ trong ánh trăng suông nhợt nhạt. Tôi dừng bước và thấm hutváo mình cái yên lặng mà tôi cảm thấy là kỳ lạ, bởi bì phía sau là tiếng thì thầm của sự huyền bí, cái huyền bí của khoái lạc và hiểm nguy.
Tôi cảm thấy rõ rệt cái cô quạnh này là giả dối và dưới làn hơi bốc lờ mờ của ngõ hẻm này vẫn âm ỉ ánh phát quang yếu ớt của sự hư hoạ của htế gian này. Nhưng tôi vẫn đứng đó, không nhúc nhích, nhìn vào khoảng trống. Tôi không có cảm giác mình đang ở tại thành phố này hay trong ngõ hẻm này, tôi không biết tên đường phố và cả tên mình nữa, tôi chỉ cảm thấy ở đây tôi lầ người xa lạ, lạc lõng một cách kỳ diệu trong cái chưa từng biết, rằng tôi không có mục đích nào, không có sứ mệnh nào, cũng như không có mối liên hệ nào với mọi cái quanh đây thế mà tôi vẫn cảm nhận được toàn bộ cuộc đời tăm tối ấy ở xung quanh tôi một cách toàn vẹn như cảm thấy máu đang chảy dưới làn da mình vậy. Tôi chỉ cảm thấy một điêù là không có cái gì xảy ra tại nơi dây là vì tôi, thế mà tất cả đều thuộc về tôi, đấy là cái cảm giác hoan hỷ được sống một cuộc sống sâu đậm nhất và chân thực nhất ở giữa những cái xa lạ này, cảm giác đó là một phần những nguồn sống động nhất của cõi lòng tôi và ở miền xa lạ này, nó lôi cuốn tôi như một thứ khoái cảm.
Chính tôi đang nghe ngóng trong phố vắng như chờ đợi một cái gì sắp xảy ra, một cái gì lôi kéo tôi ra khỏi trrạng thái mộng du mơ màng trong cõi hư không., thì đột nhiên từ đâu đó vọng lại một khúc ca Đức hát ngêu ngao, tiếng hát đã yếu đi vì vọng lại từ xa hoặc bị chắn bởi một bức tường. Đó là bài hát múa quay vòng rất giản dị trong vở Freisehutz ( Vở ôpera nổi tiếng cuả nhà soan nhạc Đức xuất sắc Caclơ Marya Vebe (1786-1826)) " ôi vòng hoa xanh diễm lệ của các thiếu nữ".
Thật ra giọng người phụ nữ hát rất dở, nhưng đối với tôi vẫn là một điệu hát Đức, một cái gì rất Đức trong cái xó xỉnh xa lạ trên cõi đời này, chính vì vậy , tiếng hát ấy có một âm điệu đặc biệt, thân thiết với tôi. Bất kể là tiếng hát từ đâu đến nhưng đối với tôi đó là lờ chào mừng, là tiếng nói đầu tiên báo hiệu quê hương từ nhiều tuần lễ này.
Tôi tự hỏi: ai ai nói tiếng mẹ đẻ của tôi ở đây? Người nào có một kỷ niệm trong nội tâm thôi thúc đã làm vongk lên từ trái tim mình khúc hát chất phác ấy trong cái ngõ hẻm hẻo lánh và đồi bại này. Tôi tìm cách khám phá xem tiếng hát từ dâu đến, tìm kiếm từ nhà này sang nhà khác, những căn nhà đắm chìm trong giấc ngủ chập chờn, với những cửa sổ khép cánh và bên trong thấp thoáng một thứ ánh sáng quỷ quyệt và đôi khi là một bàn tay nào đó vẫy vẫy làm dấu hiệu kín đáo.
Phía bên ngoài, tường dán đầy những tấm yết thị loè loẹt , những quảng cáo om sòm và những chữ: Rượu mạnh, Whisky, beer: chỉ rõ nơi đây là một tiệm bán rượu lậu, nhưng tất cả đều đóng kín, vừa xua đuổi lại vừa mời mọc khách qua đường. Và trong khi ở phía xa có tiếng chân bước trên đường, thì tiếng hát vẫn mỗi lúc một cất lên cao hơn, láy lại đoạn điệp khúc mỗi lúc một vang lên và không ngừng tới gần. Tôi đã nhận ra căn nhà có tiếng hát. Ngần ngừ một lát tôi tiến vào cái cửa trong có che một bức rèm trắng.
Nhưng lúc quả quyết cúi xuống định bước vào, tôi bỗng thấy hiện ra một cái gì động đậy trong bóng tối hành lang, một bóng người rõ ràng là đang đứng rình mò ở đó, dán mình vào cửa kính, nó run rẩy vì khiếp sợ. Khuôn mặt người nhuốm đỏ của chiếc đèn lồng treo ở phía trên, thế mà vẫn tái nhợt đi vì sợ hãi, một người đàn ông nhìn xoáy vào mặt tôi, mắt mở to, anh ta thì thầm như xin lỗi và biến đi trong bóng tranh tối tranh sáng của đường phố.
Cách chào ấy thật kỳ lạ. Tôi nhìn theo anh ta: trong bóng mờ xa thẳm của đường phố, hình dsáng anh ta như còn động đậy, nhưng không rõ nét. Phía trong nhà vẫn giọng hát đó vang lên và tôi thấy như còn trong trẻo hơn. Bị giọng hát lôi cuốn, tôi đẩy then cửa, bước nhanh vào.
Lời cuối cùng của bài hát rơi vào im lặng như bị cắt nởi một nhát dao. Và tôi sợ hãi cảm thấy mình đứng trước một khoảng trống, trước sự câm lặng và thù nghich, hệt như chính tôi đã làm vỡ một vật gì. Tuy vậy dần dần tôi cũng nhận ra những thứ trong gian phòng hầu như trống rỗng này: một cái quầy hàng và một cái bàn, rõ ràng đây chỉ là phòng đợi của các căn phòng phía sau và những căn phòng ấy, với những cánh cửa hé mở, ánh sáng mờ tỏ của các ngọn đèn và những chiếc giường rộng, cũng đủ tiết lộ ngay công dụng thực sự của chúng.PHía trước, một cô nàng mặt đầy son phấn, mệt mỏi ngồi chống khuỷu tay lên bàn, phía sau, chỗ chiếc quầy mụ chủ thân hình lực lưỡng, một màu xám bẩn, ngồi với ả khác không đến nỗi xấu lắm. Lời chào của tôi nặng nề rơi tõm vào không gian, mãi một lúc lâu mới có tiếng đáp lại bằng giọng chán ngán. Tôi thấy lúng túng vì đã bước chân đến chốn quạnh hiu này trong bầu không khí căng thẳng và rầu rĩ đến như vậy và đã toan bỏ đi ngay. Nhưng trong lúc bối rối, tôi không tìm được cớ gì và thế là tôi đành nhẫn nhục ngồi chờ ở bàn phía trước.
Cô gái lúc này nhớ đến nhiêmh vụ của mình, hỏi tôi muốn uống gì. Nghe thứ tiếng Pháp cứng quèo cô ta nói, tôi nhận ra ngay đó là một phụ nữ Đức/.
Tôi gọi một cốc bia, nàng đi lấy và trở lại, dáng đi mệt mỏi biểu lộ rõ vẻ thờ ơ, còn hơn cả cái nhìn khô khốc của cặp mắt lờ đờ uể oải dưới làn mi nom như những tia sáng đang tắt lụi dần. Hoàn toàn như một cái máy, nàng đặt cho mình một cốc thứ hai bên cạnh cốc bia của tôi, theo lệ thường ở những chốn này.
Khi nàng uống chú sức khoẻ tôi, cái nhìn trống rỗng của nàng lướt qua tôi, vì vậy tôi có dịp ngắm kĩ, khuôn mặt thực ra vẫn còn đẹp với những đường nét đều đăn, nhưng có lẽ vì trong người mệt mỏi thành thử nom hoá ra tầm thường và giống như chiếc mặt nạ; không có một chút sinh lực nào, mí mắt nặng trĩu, mái tóc buông xoã, đôi má loang lỗ vì thoa laọi phấn xấu và vì ướt, đã bắt đầu xệ xuống, buông thành những nếp nhăn rộng., lan đến tận miệng.
Nàng vận chiếc áo dài một cách cẩu thả, giọng nói khàn khàn như bị đốt cháy vì thuốc và bia. Qua tất cả những nét đó, tôi đoán dây là một con người mệt mỏi chỉ còn sống theo thói quen như một chiếc máy. Với thái độ dè dặt pha lẫn klinh tởm, tôi hỏi nàng một câu. Nàng trả lời không nhìn tôi, giọng lãnh đạm và thờ ơ, hầu như không mấp máy môi. Tôi cảm thấy mình bị coi thường.
Phía sau, mụ chủ ngáp, ả kia ngồi trong một góc nhìn tôi như có ý chờ được tôi gọi. Tôi toan bỏ đi nhưng cảm thấy không nhấc nổi mình lên, tôi ngồi đó, trong bầu không khí mờ đục và đông đặc, lảo đảo như hôn mê của những người lnhs thuỷ bị ràng buộc vởi tính tò mò cũng như sự ghê tởm, bởi vì cái vẻ thờ ơ đó cũng có mặ khêu gợi của nó.
Bỗng nhiên tôi giật mình, hoảng sợ vì tiếng cười dữ dội nổi lên bên cạnh tôi. Cùng lúc đó, ngọn đèn lung linh: nhờ luồng gió lùa qua, tôi biết có người nào vừa mở cửa sau lưng tôi.
" Lại vẫn là anh? Tiếng nói của người phụ nữ bên cạnh tôi, giọng nói giễu cợt tàn nhẫn và nói vằng tiếng Đức - Anh vẫn còn bò lê quanh cái nhà này, lão già keo kiệt? Thế thì vào đi, tôi sẽ không làm gì anh đâu"
Đầu tiên tôi quay về phía người phụ nữ đã la lên những lời đó, tru tréo như thể nàng đang bốc lửa trong người, rồi tôi quay ra phía cửa.
Tôi nhận ra cái bóng dáng run rẩy, nhận ra cái nhìn đầy vẻ quỵ lụy của người đàn ông lúc nãy nép mình ngoài cửa.
Vẻ khiếp sợ, anh ta cầm chiếc mũ trong tay như một tên ăn xin, và run lên dưới những chuỗi cười vang dội, tiếng cười khiến cho thân hình nặng nề của người phụ nữ rung lên như trong cơn động kinh, trong khi ở phía sau, bên quầy, mụ chủ nói nhanh với ả kia bằng những lời nhỏ nhẹ.
" Anh hãy đến ngồi vào kia, ngồi với Phơrăngxoa ấy- nàng ra lênh cho con người khốn khổ, khi anh ta lại gần nàng bươic đi rụt tè và trơn trượt- Anh thấy rõ là tôi đang có khách".
Nàng quát lên câu đó với anh bằng tiếng Đức. Mu chủ và ả kia cười ròn rã mặc dầu chẳng hiểu nói gì, nhưng họ có vẻ biết rõ người mới đến.
"Phơrăngxoa, lấy cho anh ta một chai sâm banh loại đắt tiền nhất" - nàng vừa la to vừa cười với cô bạn.
Rồi nàng nói với anh ta, giọng mỉa mai:
-" Nếu anh thấy là đắt quá thì hãy đứng ngoài, đồ keo kiệt khốn nạn. ANh muốn nhìn trộm tôi mà không mất tiền. Tôi thừa biết. ANh muốn tất cả đều không tốn tiền:
Dưới tiếng cười độc ác đó, cái dáng hình dài nghêu như muốn gấp làm hai, lưng người đàn ông cuộn tròn lại như muốn làm con chó đang nằm, tay anh ta run rẩy cầm lấy cái chai và lóng ngóng rót đổ cả rượu ra bàn. Cặp mắt anh ta lúc nào cũng muốn ngước lên nhìn vào mặt người phụ nữ, nhưng lai không thể rời khỏi mặt đất và chỉ nhìn quanh quẩn trên nền nhà.
Chính lúc ấy, lần đầu tiên dưới ánh đèn, tôi nhìn thấy rõ bộ mặt hốc hác, tiều tuỵ và nhợt nhạt đó, tóc ướt đẫm và thưa thớt trên cái sọ dừa xương xẩu ma khớp xương đã lỏng ra như gãy, một kẻ khốn cùng, không còn một chút sinh lực nào, nhưng tuy vậy, không phải là không có một vẻ tàn ác.
Tất cả ở anh ta đều xiên xẹo, lệch lạc và bị méo mó đi. Trong cặp mắt mà cuối cùng anh ta cũng ngước lên được một lần, nhưng rồi lại sợ sệt cụp xuống vẫn ánh lên vẻ hằn học.
" Ông đừng bận tâm về hắn- nàng nói với tôi như ra lệnh, bằng tiếng Pháp, và nàng cầm lấy cánh tay tôi một cách hung hãn như muốn xô ngã tôi-đó là chuyện cũ giữa hắn và tôi, không phải là chuyện hiện giờ..."
Rồi hàm răng trắng lấp lánh như chực cắn, nàng lại quát lên với anh ta:
" Này hãy nghe đây, lão già xảo quyệt. Mi muốn biết ta nói gì ư Ta đã nói là thà ta nhảy xuống biển còn hơn là về với mi"
Lần này, mụ chủ nhà và ả kia lại cũng cười hô hố một cách đần độn. Hình như đối với họ, đó là một trò giải trí quen thuộc, một chuyện đùa cợt hàng ngày.. Đột nhiên, tôi ghê tởm khi thấy ả kia sán đến vuốt ve mơn trớn anh ta với vẻ âu yếm giả tao khiến anh ta run lên mà không đủ can đảm khước từ. Tôi cảm thấy rùng rợn khi mắt tôi bắt gặp cái nhìn ngập ngừng của anh ta, đầy sợ hãi, lúng túng và tự hạ mình. Tôi run lên khi thấy người phụ nữ ngồi bên tôi bỗng thoát khỏi trạng thái uể oải, mắt phóng ra những tia độc ác đến nỗi tay nàng run lên. Tôi ném tiền lên bàn, muốn bỏ đi nhưng nàng không cầm:
" Nếu hắn ta làm ông khó chịu, tôi sẽ đuổi cổ hắn ra, con chó gìa đó. Nó ở đây là để nghe lời. Nào ông hãy uống với tôi một cốc nữa."
Nàng xích lại gần tôi, đột nhiên tỏ vẻ âu yếm cuồng nhiệt, nhưng tôi hiểu ngay đó chỉ là giả vờ, để giày vò anh kia. Cứ mỗi cử chỉ, nàng lại liếc nhìn anh ta và thật là đau khổ cho tôi khi thấy mỗi cử chỉ vuốt ve của nàng đều làm cho người đàn ông khốn khổ ấy run lên như thể bị bệnh co giật chân tay. Tôi nhìn sững vào người anh đang sôi sục một cơn giận hung hãn, một sự ghen tức và thèm muốn say mê. , tất cả những cái đó biến đi liền mỗi khi nàng quay đầu về phía anh ta. Lúc này nàng đang ở sát cạnh tôi, tôi chạm vào thân thể nàng, tấm thân đang run rẩy vì niềm vui độc địa về trò chơi này. Khuôn mặt khô kệch của nàng bốc lên mùi phấn rẻ tiền cũng như cái mùi ủng nẫu của da thịt nàng làm cho tôi kinh tởm. Để xua đuổi cảm giác đó, tôi lấy một điếu thuốc và trong lúc mắt tôi nhìn khắp mặt bàn để tìm diêm, nàng ra lệnh cho người đàn ông một cách cục cằn:
Kiếm lửa đây!
Tôi còn xúc động hơn cả anh chàng kia trước sự đòi hỏi thô lỗ bắt anh ta phải phục dịch tôi như vậy, tôi liền tự tìm lửa châm thuốc hút. Nhưng bị thôi thúc bởi những lời nói đó như một ngọn roi quất vào người, anh ta loạng choạng tiến lên, chân run lẩy bẩy đặt chiếc bật lửa của mình lên bàn thật nhanh, như sợ rằng đụng vào thì bản thân bị thiêu cháy.
Trong giây lát, tôi bắt gặp cái nhìn của anh ta, cái nhìn ánh lên một nỗi nhịn nhục câm nín và một cơn phẫn nộ sôi sục. Cái nhìn khuất phục đó khiến cho gã đàn ông và người anh em trong tôi phải động lòng. Tôi cảm thấy sự làm nhục do người đàn bà gây nên và tôi chia xẻ nỗi nhục ấy với anh ta:
-Rất cảm ơn ông- Tôi nói bằng tiếng Đức, khiến anh ta rùng mình- Đáng ra ông không cần phải bận tâm.
Tôi chìa tay cho anh ta. Anh ngập ngừng hồi lâu, rồi tôi cảm thấy chạm phải những ngón tay nhơm ngớp và xương xẩu, liền đó tôi cảm thấy cái xiết tay đột ngộ, bóp chặt như trong cơn co rút, biểu lộ niềm biết ơn.
Trong giây lát, cặp mắt anh ta long lanh nhìn tôi rồi sau đó cụp xuống dưới làn mi mềm nhũn. Để thách thức nàng, tôi muốn mời anh ta ngồi lại gần chúng tôi và chắc chắn là cử chỉ mời mọc đó đã thể hiện ở bàn tay tôi, bởi vì nàng vội vàng bảo anh ta bằng giọng hách dịch:
-HÃy quay lại ngồi đằng kia và đừng có quấy rầy chúng tôi.
Đột nhiên, tôi thấy ghê tởm cái giọng nói chua chát và sự tàn nhẫn đó.
Cái quán rượu ám khói này, ả gái điếm ghê tởm này, anh chàng ngu ngốc này, cái bầu không khí sặc mùi bia, thuốc lá và mùi son phấn mạt hạng này là cái quái gì đối với tôi?
Tôi cần thoáng khí. Tôi trả tiền cho nàng, đứng dậy và quả quyết lui ra lúc nàng tiến lại gần tôi ve vãn.
Tôi xấu hổ vì đã dự phần vào việc làm mất phẩm giá một con người, và bằng sự cự tuyệt dứt khoát của tôi, tôi tỏ rõ cho mọi người biết quyền lực của nàng đối với dục vọng của tôi chẳng có bao nhiêu.
Thế là nàng lại điên tiết lên, một nếp nhăn thô kệch hằn quanh miệng, nhưng nàng đã kìm lại không thốt ra lời điều nàng nghĩ trong đầu. Hằn học không hề giấu giếm, nàng quay về phía anh chàng đúng lúc anh ta như đoán trước được sự chẳng lành sắp xảy ra, và kinh hoàng vì sự đe doạ của nàng, anh ta vội vàng cho tay vào túi và bằng những ngón tay run rẩy, rút ra một túi tiền.
Anh ta sợ lúc này phải ở lại một mình với nàng, điều đó rõ như ban ngày và trong lúc hấp tấp, anh ta không cởi được miệng túi. Đó là một chiếc túi đan có đính những hạt cườm, loại túi mà người nông thôn và cánh tiểu thị dân thường mang. Dễ nhận ra anh ta không quen vung tay tiêu tiền, trái ngược hẳn với những tay thuỷ thủ quen vốc tiền quẳng loảng xoảng lên bàn. Rõ ràng là anh ta có thói quen đếm đi đếm lại và cân nhắc đồng tiền trên các ngón tay.
- HẮn lo sợ cho những đồng tiền yêu qúy của hắn mới gớm chứ! không mở được à? Chờ một tí!- Nàng vừa mỉa mai vừa bước lại gần. ANh ta hoảng hốt lùi lại và nhận thấy vẻ kinh hoàng của anh ta nàng nhún vai, nhìn anh ta một cách chán ngán không thể ta được.
- Tôi không lấy gì của anh đâu, tôi cứ nhổ toẹt vào tiền bạc của anh. Tôi thừa biết những đồng tiền nhỏ bé của anh đã được đếm kỹ và không một đồng nào lọt ra ngoài phí hoài. Nhưng trước hết- Bỗng nhiên nàng vỗ vào ngực anh ta- Là những mảnh giấy nho nhỏ mà anh đã khâu vào chỗ này để không ai ăn cắp được của anh!
Quả nhiên, như một người đau tim bỗng lên cơn đau đột ngột, anh ta tái người đi và chần chừ, đặt tay lên ngực, mấy ngón tay sờ vào một chỗ trên ngực áo, bất giác nắn nắn vào cái tổ bí mật bên trong, rồi buông thõng xuống khi đã yên tâm.
- Đồ biển lận!- nàng vừa nhổ bọt vừa nói.
Thế là đột nhiên, khuôn mặt của con người khốn khổ bị hành hạ ửng đỏ, anh ta ném mạnh túi tiền cho ả điếm kia, thoạt tiên ả thốt lên một tiếng kêu sợ hãi rồi cười khanh khách, trong khi đó anh ta chạy qua trước mặt ả để ra cửa và chạy như tránh một đám cháy. Nàng còn đứng sững một lúc, mắt long lên đầy vẻ giận dữ và độc ác. Sau đó, hai mí mắt nàng rũ xuống , mềm nhũn và toàn thân nàng đang căng thẳng bỗng xỉu hẳn đi. Trong giây lát, trông nàng già hẳn đi và mệt lả. Có một cái gì lưỡng lự và mơ hồ làm cho cái nhìn cảu nàng lúc này hướng về tôi bớt phần nào sắc sảo.
nàng đứng đó như một người đàn bà qua cơn say rượu vừa tỉnh lại, ngấm ngầm cảm thấy hổ thẹn.
- Hắn ta sẽ than khóc, tiếc món tiền hắn đã vung ra; có thể hắn sẽ chạy đến báo cảnh sát, rằng tôi ăn cắp tiền của hắn...,và ngày mai hắn sẽ còn đến đây nhưng hắn sẽ không chiếm được tôi. Tôi ưng chịu bất cứ ai, chỉ trừ có hắn!...
Nàng ra quầy ném những đồng tiền vào đó và nốc một hơi rượu mạnh. Một tia sáng độc ác lại loé lên trong mắt nàng nhưng lại nhòe đi vì những giọt nước mắt giận dữ và xấu hổ. Sự ghê tởm đối với nàng lấn át mất tình thương trong tôi.
- Xin chào- Tôi nói bằng tiếng Đức và đi thẳng.
- Xin chào- Mụ chủ nói bằng tiếng Pháp.
Nàng chẳng buồn quay lại, chỉ cười ầm ỹ và đầy vẻ mỉa mai.
Lúc tôi bước ra ngoài, đường phố tràn ngập bóng đêm, bầu trời tối đen và nặng nề, ánh trăng tự nơi xa thẳm toả xuống qua những đám mây. Tôi háo hức hít làn không khí ấm áp mà rất trong sạch đó. Nỗi kinh hoàng tôi cảm thấy lúc nãy nhường chỗ cho sự kinh ngạc lớn lao khi nghĩ tới số phận người ta thật không ai giống ai- tình cảm đó có thể khiến tôi sung sướng đến chảy nước mắt- tôi lại cảm thấy rằng đằng sau nỗi ô kính bao giờ cũng có một số phận đang rình rập, rằng mỗi cánh cửa tự mở ra trước vài biến cố nào đó của đời người, rằng nơi nào cũng đầy rẫy những cái khác biệt của thế gian này, rằng cái xó xỉnh ô trọc nhất cũng có thể cuồn cuộn sức sống mãnh liệt ngày cả trên sự mục rữa cũng cứ ngời lên ánh lấp lánh của con bọ hung.
Cái cảm giác ghê tởm do cuộc gặp gỡđó gây nên cho tôi đã tan biến và sự căng thẳng mà tôi cảm thấy lúc nãy giờ dẫn đến cảm giác mệt nhọc dịu ngọt và sung sướng vì khao khát biến dổi hoạt cảnh đó thành một giấc mơ lý tưởng.
Bất giác tôi đưa mắt băn khoăn nhìn quanh, tìm đường trở về giữa vô vàn ngõ hẻm quanh co này.
Đúng lúc đó- hẳn là anh ta đã lén đến gần tôi rất nhẹ nhàng- một bóng người hiện ra bên tôi.
- Xin tôn ông thứ lỗi- tôi nhận ra ngay giọng nói khiêm nhường- Tôi nghĩ rằng tôn ông không tìm ra phương hướng. Tôi có thể xin được... chỉ đường cho tôn ông hay không? Tôn ông ở....
Tôi nói tên khách sạn tôi ở.
- Xin được đi cùng tôn ông... nếu như ngài cho phép- Anh ta nói tiếp luôn,
Tôi phát hoảng. Bước chân, lướt nhẹ như bước chân mà ngay cạnh tôi, rất gần mà không thể cảm nhận được, bóng tối trên đường phố của những thuỷ thủ và những điều tôi vừa chứng kiến dần dần nhường chỗ cho một cảm giác mộng mị và hỗn độn, không cưỡng lại nổi và không có chút gì rõ rệt. Tuy không nhìn, tôi vẫn cảm thấy cặp mắt người đàn ông ấy thể hiện và nhẫn nhục biết chừng nào. Và tôi nhận rõ môi anh ta run run. Tôi biết anh ta muốn bắt chuyện với tôi, nhưng tôi không hề biểu lộ chút gì tỏ ý khuyến khích hay ngặn chặn trạng thái trong người tôi như trong cơn mê, sự háo hức tò mò và sự tê cứng của cơ thể trộn lẫn vào nhau, luân phiên nhau lôi cuốn tôi, Anh ta đằng hắng ho mấy lần.
Tôi nhận thấy anh ta cố tìm cách mở đầu câu chuyện mà không được. Nhưng một sự tàn ác nào đó- sự tàn ác đã lây lan một cách bí ẩn từ người đàn bà nọ sang tôi- lại khiến tôi thích thú được nhìn thấy ở anh ta cái giằng co giữa sự hổ thẹn và nỗi đau đớn về tinh thần, đáng lẽ giúp cho anh ta được thoải mái thì tôi lại để mặc cho sự im lặng tối tăm và nặng nề đè nặng giữa chúngt ôi. Và bước chân chúng tôi vang trên mặt đường lảt, bước chân anh ta lướt đi nhẹ nhàng như bước chân ông lão, bước chân tôi cố tình dậm chắc nịch và cục cằn để thoát khỏi cái thế giới bẩn thỉu này, cả hai tiếng bước chân hoà lẫn với nhau thành một tiếng vang mơ hồ.
Mỗi lúc tôi càng cảm thấy sự căng thẳng giữa chúng tôi tăng thêm. Thứ lặng thinh nhức nhối và đầy tiếng la hét nội tâm này giống như một dây đàn vĩ cầm lên căng sắp đứt. Cuối cùng, tiếng anh ta, lúc đầu ngập ngừng vì e sợ, xé tan sự im lặng đó.
- Tôn ông đã... Tôn ông đã.... thưa tôn ông... chứng kiến ở đó một cảnh tượng lạ kỳ.. xin tôn ông thứ lỗi... xin tôn ông thứ lỗi cho tôi...đã gợi lại với ngài chuyện đó.... nhưng chắc hẳn ngài thấy cô ta thật là quá... và tôi thì rất là lố bịch.... Người đàn bà đó... quả thật là....
Anh ta đứng lại. Có cái gì như xiết lấy họng anh ta làm anh ta nghẹt thở. Rồi tiếng anh ta nhỏ hẳn đi anh ta vội vã thì thầm:
- Người đàn bà ấy... thực ra là vợ tôi.
Chắc hẳn tôi đã rùng mình vì kinh ngạc nên anh ra nhanh nhảu nói tiếp như muốn xin lỗi:
- Nghĩa là,.... đó là vợ tôi... đã năm năm, bốn năm trước... ở Gierathem, mãi tận ở Het, gia đình tôi ở đó... Thưa tôn ông, tôi không muốn ngài nghĩ xấu về nàng.... không phaie xưa nay nàng vanx như thế.... Tôi đã làm khổ nàng,.... Tôi đã say mê nàng, mặc dầu nàng rất nghèo; ngay đến quần áo nàng cũng không có, không có gì, hoàn toàn không có gì.... mà tôi thì giàu có,,, nghĩa là sung túc, không giàu hay ít nhất xưa kia tôi đã giàu có.... và ngài biết không, thưa tôn ông.,.. có lẽ tôi- nàng nói đúng- tôi có tính tằn tiện... nhứng đấy là ngày xưa, thưa tôn ông, trước khi xảy ra điều bất hạnh và tôi tự nguyền rủa mình về cái tính đó... Nhưng cha tôi và cả mẹ tôi đều như thế, mọi người đều như thế, đối với tôi một đồng xu cũng phải đỏ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm được.... Còn nàg thì nông nỗi, thích những đồ vật đẹp, mặc dầu nàng nghèo.... Tôi luôn trách móc nàng về điều đó... lẽ ra không nên làm như vậy, bây giwò tôi mới biết , thưa tôn ông vì nàng kiêu hãnh, rất kiêu hãnh. không nên cho rằng chỉ vì muốn ăn diện mà nàng đã bán mình... Sự thật chỉ vì muốn ăn diện mà nàng đã bán mình... Sự thật không phải như vậy.., nàng tự làm khổ mình,.... chẳng qua là... chỉ cốt đề làm khổ tôi, để giày vò tôi, bởi vì nàng hổ thẹn. Có thể nàng đã trở thành người xấu, nhưng tôi không tin như vậy, bởi vì thưa tôn ông, trước kia nàng là người rất tốt, rất tốt....
Anh ta lau nước mắt và ngừng lời vì xúc động quá mạnh.
Bất giác tôi nhìn anh ta, và bỗng nhiên nhận thấy anh ta không có gì là lố bịch, và tôi cũng không để tâm đến cái lối xưng hô đầy vẻ nô lệ của anh ta, cái tiếng Tôn ông mà ởĐức chỉ đám người hạ lưu mới dùng để thưa gửi với những người thuộc tầng lớp trên.
Khuôn mặt anh ta nói lên rằng anh ta phải cố gắng như thế nào để thốt nên lời và lúcc này, khi đã lại gắng gượng bước đi một cách nặng nhọc lảo đảo, luồng mắt anh ta cứ dán xuống vỉa hè, tưởng chừng như nhìn thấy ở đấy, dưới ánh sáng lung linh, những lời anh đã đau đớn lắm mới thốt ra được từ cái cổ họng bị thắt nghẹn.
-Vâng thưa tôn ông- ANh ta thở dài và nói bằng một giọng rầu rĩ, khác hẳn lúc trước, hình như nó xuất phát từ một niềm bớt khổ đau hơn trong thâm tâm anh ta-Nàng rất tốt, ngay cả đối với tôi, nàng rất biết ơn tôi đã cứu vớt nàng ra khỏi cảnh bần cùng... và tôi biết rằng nàng biết ơn, nhưng tôi... muốn nghe chính nàng nói ra điều đó... cứ muốn nghe lại nữa.... nghe lại mãi... Tôi thích thú được nghe nàng nói lên lòng biết ơn,... Thưa ngài, thật là thích thú, thích thú vô chừng khi ta tưởng... tưởng rằng ta là người tốt nhất, trong khi, trong khi ta tự biết mình là người quá ư tồi tệ... -Tôi có thể cho hết tiền bạc của mình để được nghe nàng nhắc đi nhắc lại không ngừng những lời biết ơn... và nàng lại rất kiêu hãnh và càng không muốn bày tỏ lòng biết ơn khi nhận thấy tôi đòi hỏi điều đó. Chính vì thế, chỉ vì thế... Thưa tôn ông, mà tôi luôn luôn để nàng phải cầu xin.. mà tôi không tự nguyện cho nàng cái gì... Tôi sung sướng khi, vì mỗi chiếc áo, vì mỗi dải băng. nàng phải tìm đến tôi, và xin tôi như một con ăn mày... Trong suốt ba năm trời, tôi đã hành hạ nàng như vậy, mỗi ngày càng tệ hơn,... nhưng thưa tôn ông, chỉ vì tôi yêu nàng.. Lòng kiêu hãnh của nàng khiến tôi mê thích, thế mà tôi vẫn muốn là nhục lòng kiêu hãnh đó, thật là rồ dại, chính là cái thằng tôi! Và khi nàng tỏ ý ham muốn điều gì, tôi liền nổi giận, nhưng thưa tôn ông, trong thâm tâm, tôi không giận dữ gì đâu, tôi sung sướng mỗi khi có dịp làm nhụt bớt lòng kiêu hãnh của nàng bởi vì, bởi vì.... chính tôi cũng không biết tôi yêu nàng đến chừng nào...
Anh ta lại ngừng lời,... Anh ta lại bước đi lảo đảo.
Rõ ràng là anh ta đã quên sự có mặt của tôi, Anh ta nói như máy, như trong một cơn mê, giọng nói mỗi lúc một to:
- Điều đó... tôi chỉ biết khi, lúc đó,... vào cái ngày chết tiệt đó... tôi đã khước từ số tiền cho mẹ nàng chẳng có bao nhiêu, rrất ít thôi... nghĩa là tôi đã chuẩn bị tiền nong đầy đủ, nhưng tôi lại muốn nàng phải đến một lần nữa, để cầu xin tôi... vâng , lúc ấy tôi đã nói cái gì nhỉ?...
" Vâng, tôi nhận ra điều đó vào buổi chiều lúc tôi về đến nhà và nàng đã ra đi, và trên bàn có một mẩu giấy...
" Hãy giữ kỹ lấy đồng tiền chết tiệt của anh, tôi không cần gì ở anh nữa"... chỉ viết có thế, không còn gì hơn!
" THưa tôn ông, suốt ba ngày ba đêm, tôi như một thằng điên. Tôi đã cho đi tìm khắp cả sông ngòi, rừng rú, bỏ ra hàng trăn quan tiền cho cảnh sát... tôi chạy khắp lượt các nhà bà con, nhưng họ chỉ chê cười và nhạo báng tôi... vẫn biệt vô âm tín... Cuối cùng có người từ làng bên cạnh mách tôi biết tin... họ đã gặp nàng... trên chuyến xe lửa cùng đi với một người lính... Nàng đã đi Beclin.
: Ngay ngày hôm đó, tôi bổ theo tìm nàng,... bỏ cả công việc, mất đến hàng nghìn quan tiền,... chúng ăn cắp của tôi, viên quản lý của tôi, cả lũ....
" Nhưng thưa tôn ông, tôi xin thề với ngài, chuyện tiền nong mất sạch không quan trọng đối với tôi...
" Tôi ở Beclin phải đến một tuần lễ mới tìm thấy nàng trong đám người quay cuồng này... và tôi đến với nàng..."
Anh ta thở hổn hển.
" Thưa tôn ông, tôi thề với ngài... tôi không hề nói nặng với nàng lời nào... tôi khóc,... toi quỳ sụp xuống và dâng tiền biếu nàng... tất cả gia tài của tôi, chính nàng sẽ là người cai quản hết, bởi vì lúc đó tôi đã hiểu rõ... tôi không thể sống thiếu nàng. Tôi yêu nàng từng sợi tóc... cái miệng của nàng.... thân thể nàng... tất cả, tất cả... và chính là tôi, tôi đã đẩy nàng rơi xuống vực, chỉ tại tôi,...
" Nàng tái nhợt đi như người chết khi tôi đột ngột bước vào"
" Tôi đã mua chuộc mụ chủ của nàng, một con mụ ma cô, một con mụ xấu xa, một con đàn bà đê tiện... Nàng đứng ở đó, sát bức tường, trắng bệch... nàng nghe tôi nói.
" Thưa tôn ông, tôi đã tưởng là nàng, vâng, nàng sẽ vui mừng khi trông thấy tôi,.. Nhưng khi tôi vừa nói đến tiền và tôi nói đến, tôi xin thề với ngài, chỉ cốt để chứng tỏ rằng tôi không thiết đến tiền bạc nữa,... nàng liền nhổ toẹt nước bọt, và rồi.... bởi vì tôi chưa muốn bỏ đi, nàng gọi ngay người tình của nàng đến và cả hai bêu riếu tôi....
" Nhưng, thưa tôn ông, hết ngày này qua ngày khác, tôi vẫn lui tới. Những người, thuê nhàđã kể hết cho tôi nghe... Tôi biết rằng tên vô lại nó đã bỏ rơi nàng và nàng lâm vào cảnh túng thiếu và sau đó tôi lại đến một laàn nữa... một lần nữa, nhưng thưa tôn ông nàng đã nhiếc mắng tôi và xé tan tờ giấy bạc mà tôi đã lén để trên bàn, và khi tôi trở lại lần sau thì nàng đã đi mãi....
" Thưa tôn ông, còn thiếu điều gì tôi không làm để tìm lại được nàng kia chứ?
" Trong suốt một năm trời, tôi thề với ngài như vậy, tôi không biết thế nào là cuộc sống nữa, tôi chỉ có việc đi tìm, tôi tung tiền thuê người đi dò la, cho đến lúc tôi được tin nàng ở mãi Achentina... trong,,, một nhà thổ....
Anh ta ngập ngừng một lát, tiếng cuối cùng phát ra như một tiếng rên. Giọng nói của anh ta càng rầu rĩ hơn.
" Lúc đầu tôi thất vọng nhưng sau đó tôi nghĩ rằng chính tôi đã xô đẩy nàng vào chốn ấy, chỉ tại tôi thôi... và tôi nghĩ nàng đã phải chịu đau khổ biết bao nhiêu, khổ thân nàng... bởi vì trước hết nàng là người kiêu hãnh... Tôi đi tìm luật sư, nhờ ông ta viết thư cho lãnh sự quán và gửi tiền... mà không nói cho nàng biết là ai gửi cho... ông ta chỉ viết là mời nàng trở về...
" Người ta điện cho tôi biết mọi sự đã thành công.. Tôi biết tên chuyến tàu... và tôi chờ nàng ở Amxtecdam.
" Tôi đến sớm hơn những 3 ngày, ruột gan tôi như lửa đốt,... Cuối cùng , phút chờ đợi cũng tới. Chỉ mới nhận thấy khói con tàu ở phía chân trời lòng tôi đã tràn đầy sung sướng, và tôi tưởng như không có cách gì chờ nổi con tàu buông neo, cập bến... chậm quá, chậm quá đi mất, rồi hành khách qua cầu tàu và cuối cùng là nàng... Tôi không nhận ra ngay,... nàng nom khác hẳn... tô son điểm phấn... như ngài đã thấy đấy.... Và khi nàng trông thấy tôi đứng chờ, mặt nàng tái hẳn đi.. hai người thuỷ thủ phải đỡ, nếu không nàng đã ngã từ cầu tàu xuống.....
" Vừa đến bờ, tôi đã đến cạnh nàng... Tôi không nói câu nào,, họng tôi tắc nghẹn... nàng cũng không nói câu nào... Và cũng chẳng nhìn tôi.... Người khuân vác mang hành lý đi trước chúng tôi, và chúng tôi đi, đi mãi,... Thế rồi bỗng nhiên nàng ngừng lại và nói... Thưa tôn ông, những lời đó đó nàng nói mới não ruột làm sao! Những lời ấy làm tôi nhức nhối, giọng nàng nghe sao mà buồn đến thế..." Anh vẫn coi tôi là vợ anh ư? ngay cả bây giờ ư?... Tôi nắm tay nàng.. nàng run rẩy nhưng không nói gì nữa.
“ Lúc đó tôi cảm thấy rằng mọi chuyện điều ổn thỏa...Thưa tôn ông,tôi sung sướng biết bao nhiêu !Tôi nhảy nhót xung quanh nàng như một đứa trẻ, đến lúc chúng tôi ở trong buồng riêng,tôi sụp xuống chân nàng...Chắc hẳn tôi đã nói với nàng vô vàn điều rồ dại,vì thấy nàng cười trong nước mắt và nàng vuốt ve tôi...một cách rụt rè,lẽ tự nhiên là phải như vậy...
“Phải,thưa tôn ông...lúc ấy tôi sung sướng biết bao...Trái tim tôi tan thành nước mắt.Tôi chạy lên chạy xuống thang gác, đặt một bữa ăn tối ở khách sạn...bữa tiệc cưới của chúng tôi...Tôi giúp nàng trang điểm...và chúng tôi xuống nhà,chúng tôi ăn,chúng tôi uống và chúng tôi sung sướng... Ôi ! nàng mãn nguyện biết bao,như một đứa trẻ,nồng nhiệt bao nhiêu,hồn hậu biết chừng nào,và nàng bàn chuyện nhà chuyện cửa của chúng tôi...nói về cách sắp đặt mọi việc sao cho đâu ra đấy...Thế rồi...”
Giọng anh đột nhiên khàn lại và anh ta vung tay như muốn đập chết kẻ nào.
“...Thế rồi... ở đó có một tên bồi bàn...một kẻ xấu xa,một tên khốn nạn...hắn tưởng tôi say vì tôi như điên như dại,tôi nhảy nhót,tôi cười lăn cười lộn...Thực ra chỉ là vì tôi quá vui mừng mà thôi... Ôi ! tôi hài lòng mãn ý biết bao,và đúng lúc...lúc tôi thanh toán tiền hắn trả lại tôi thiếu hai mươi quan tiền theo hoá đơn.Tôi mắng hắn té tắt và đòi số tiền còn thiếu,hắn bối rối và đặt đồng tiền vàng lên bàn...Thế là...bỗng nhiên nàng phá lên cười.;;Tôi nhìn sững vào nàng,nhưng nét mặt nàng thay đổi hẳn... đột nhiên trở nên mỉa mai,cứng cỏi và độc ác.
“Lúc nào anh cũng bủn xỉn như vậy à,ngay cả trong ngày cưới của anh và tôi”,anh lạnh lùng nói,giọng gay gắt và...và đầy vẻ thương hại.
“Tôi rùng mình và tự nguyền rủa tính chi li của mình,tôi cố gượng cười,nhưng niềm vui của nàng đã biến mất... đã chết...Nàng đòi một căn phòng riêng...có thứ gì mà tôi không chiều theo nàng?Và suốt đêm,tôi nằm một mình suy nghĩ đến những thứ sáng hôm sau sẽ mua cho nàng... đến những tặng phẩm tôi sẽ dành cho nàng... để tỏ cho nàng tôi sẽ không như thế nữa.Sáng hôm sau,tôi ra khỏi buồng rất sớm và khi bước vào buồng nàng...căn buồng đã... trống không...y như lần đầu tiên.Và tôi biết rằng trên bàn sẽ có một mẩu giấy...
Tôi chạy thẳng đến,cầu trời cho chuyện đó đừng xảy ra...nhưng...nhưng...nó đã nằm sẳn đó rồi...và ở trên...”
Anh ta ngập ngừng.Bất giác tôi dừng lại và nhìn anh.Anh ta cúi đầu xuống.Rồi thầm thì bằng một giọng khàn đục:
“Trên tờ giấy có viết: “Hãy để mặc tôi.Anh làm tôi ghê tởm”.
Chúng tôi đã ra đến bến cảng và bổng nhiên tiếng thở ầm ì của biển ở gần kề,vang lên trong im vắng.
Với những cặp mắt long lanh,như những con thú đen ngòm,những con tàu nằm đó,cái ở gần,cái ở xa,có tiếng hát từ đâu đó vẳng tới.
Không có gì rõ rệt,thế mà vẫn cảm thấy ở đấy có biết bao nhiêu sự việc, ở đấy có như là một giấc ngủ mông mênh và như giấc mơ nặng trĩu của một thành phố cuồn cuộn sức sống.Ngay bên cạnh,tôi vẫn thâý chiếc bóng của anh chàng,chiếc bóng run rẩy một cách quái dị ngay dưới chân tôi,lúc thì tỏa rộng ra,lúc thì co lại dưới ánh sáng chập chờn của những cây đèn lồng mờ đục.Tôi không thể nói điều gì,không một lời an ủi,không một câu hỏi,nhưng sự lặng im của anh ta bám lấy tôi,nặng nề và bứt rứt. Đúng lúc đó, đột nhiên anh ta run rẩy nắm lấy cánh tay tôi.
“Nhưng tôi sẽ không rời khỏi nơi này mà không có nàng cùng đi.Sau bao nhiêu tháng trời đằng đẵng,tôi đã tìm thấy nàng...Nàng hành hạ tôi,nhưng tôi không hề nản lòng...Tôi khẩn cầu ngài,thưa tôn ông,ngài hãy nói với nàng rằng nàng phải là của tôi,xin ngài hãy nói với nàng điều đó...Tôi nói thì nàng không nghe đâu...Tôi không thể sống như thế này được...Tôi không thể nhìn thấy những người đàn ông đến với nàng được nữa...Không thể chờ ở bên ngoài,trước cửa nhà cho đến khi họ đi ra,say sưa và cười cợt...Cả phố đều biết tôi rồi...Họ cười khi thấy tôi chờ... Điều đó làm tôi phát điên lên...Tuy vậy,chiều nào tôi cũng lại đến đó...Thưa tôn ông,tôi van ngài...xin ngài nói với nàng hộ tôi.Mặc dầu tôi không quen biết ngài,xin ngài giúp cho vì lòng yêu Chúa...xin ngài nói với nàng hộ tôi...
Bất giác tôi tìm cách gỡ cánh tay ra.Tôi rùng mình. Nhưng anh ta cảm thấy tôi lẩn tránh nổi bất hạnh của anh ta,bổng nhiên,anh ta qùy sụp xuống giữa đường và ôm lấy chân tôi.
“Tôi khẩn cầu ngài điều đó,thưa tôn ông,ngài cần phải nói với nàng...Cần phải như vậy,nếu không...nếu không sẽ xảy ra chuyện khủng khiếp...Tôi đã tiêu hết tiền để tìm nàng và tôi sẽ không để nàng ở lại đây...Không để nàng còn sống...Tôi đã mua một con dao...Tôi có một con dao,thưa tôn ông...Tôi không muốn nàng ở lại đây nữa...không để nàng sống...Tôi không thể nào chịu nổi khổ hình này nữa...Thưa tôn ông,xin ngài nói với nàng...”
Anh ta lăn lộn như một thằng điên trước mặt tôi.Lúc đó hai người cảnh sát đi về phía chúng tôi trên đường phố.Tôi giật mạnh lôi anh ta lên.Trong chốc lát,anh ta nhìn tôi như một thằng loạn ốc.Rồi anh ta nói bằng một giọng khác hẳn,khô khan:
“Ngài rẽ vào đường này.Rồi ngài sẽ đến khách sạn của ngài”.Một lần nữa anh ta nhìn tôi trừng trừng, đồng tử như ngập chìm trong một màu trắng và một khoảng trống đáng sợ.Rồi anh ta biến mất.
Tôi khép kín áo măng tô.Tôi run lên,mệt mõi đến mụ người,một cảm giác choáng váng tê dại và đen tối,một trạng thái mộng du,một màu đỏ thẫm choáng ngập trong tôi.Tôi muốn suy nghĩ một chút,nghĩ kỹ về tất cả những điều đó,nhưng làn sóng đen ngòm của sự mệt mõi dấy lên trong tôi và lôi cuốn tôi đi.Tôi lần về khách sạn,buông mình xuống giường và thiếp đi trong một giấc ngủ nặng nề như một con vật.
Sáng hôm sau,tôi không còn biết trong câu chuyện đã xảy ra phần nào là mơ,phần nào là thực và một cái gì đó trong tôi ngăn cản tôi không tự hỏi bản thân mình về điều đó.Tôi thức dậy muộn,cảm thấy mình là kẻ xa lạ trong một thành phố xa lạ,và tôi đi thăm một ngôi nhà thờ có những đồ thảm cổ nổi tiếng.
Nhưng mắt tôi như nhìn trong khoảng trống.Những gì đã thấy đêm vừa qua cứ trở lại trong tâm trí tôi mỗi lúc một mạnh mẽ,và nó lôi cuốn tôi không sao cưỡng nổi, đến nỗi tôi đi tìm một con đường và căn nhà đêm qua...Như những đường phố kỳ lạ đó chỉ hoạt động vào ban đêm,ban ngày chúng ẩn dưới những mặt nạ xám ngoét và lạnh lùng,mà chỉ những kẻ thông thạo mới nhận ra được.Tôi đã mất công tìm mãi mà không thấy.Mệt mõi và thất vọng,tôi trở về khách sạn,vẫn bị săn đuổi bởi những khuôn mặt mà ảo giác hay hồi niệm khuấy động trong tôi.
...Chuyến xe lửa của tôi khởi hành lúc 9 giờ đêm.Tôi miễn cưỡng rời thành phố.Người khuân vác tới mang hành lý của tôi,và anh ta đi trước tôi,chúng tôi đi về phía nhà ga.Bỗng nhiên, đến một đoạn đường rẽ,tôi cảm thấy có cái gì nhói lên trong lòng:tôi nhận ra con đường ngang dẫn đến căn nhà đó:tôi bảo người mang hành lý chờ tôi.Người này lúc đầu còn ngạc nhiên,sau đó anh ta cười với một vẻ thân thiện xấc xược—tôi đi để nhìn lại lần cuối cùng con đường nơi đã xảy ra câu chuyện lạ lùng nọ.
Căn nhà kia rồi,trong bóng tối ảm đạm như hôm qua và dưới ánh trăng mờ,tôi thấy lấp lánh những ô cửa kính.Tôi muốn lại gần lần cuối cùng thì vừa lúc một bóng người lướt ra ngoài bóng tối.Tôi rùng mình nhận ra người đàn ông nép bên ngưỡng cửa và ra hiệu cho tôi tiến lên.Nhưng chợt tôi rùng mình và tôi trốn chạy thật nhanh vì hèn nhát sợ mình bị dính líu vào một chuyện rắc rối nào đó và lỡ mất chuyến tàu.
Tuy vậy, đi đến một góc phố,trước khi rẽ ngoặt,tôi còn nhìn lại phía sau một lần nữa.Khi cái nhìn của tôi bắt gặp người đàn ông,anh ta bật dậy,tôi thấy anh ta vội vã nhảy bổ vào cánh cửa và xô cửa đột ngột. Giữa lúc ấy, một ánh kim loại lóe lên trong tay anh ta; từ chỗ tôi đứng,tôi không thể phân biệt đó là anh đồng bạc hay ánh con dao,dưới ánh trăng,lóe lên một cách nham hiểm giữa những ngón tay.
Stefan Zweig
BỘ sưu tập vô hình
Ở ga thứ hai sau Đretxđen, một người đàn ông đã đứng tuổi bước vào buồng toa xe của tôi. Ông ta lễ phép chào, đoạn ngồi xuống ngước nhìn tôi và gật đầu với tôi như với một người quen cũ. Ông mỉm cười vui vẻ nhắc lại tên mình khiến tôi nhớ lại ngay. Ông là một trong những nhà buôn đồ cổ có tiếng nhất ở Beclin. Thời bình tôi đã mua của ông ta, nhiều cuốn sách và bút tích cổ.
Thoạt đầu chúng tôi trao đổi vài lời khách sáo. Bỗng nhiên, ông nói với tôi.
" Tôi phải kể ông nghe tôi vừa ở đâu về. Câu chuyện tình cờ tôi sắp kể quả thật hết sức lạ kỳ, tôi chưa hề gặp suốt trong hơn ba mươi bảy năm trong nghề.
" Hẳn ông cũng thừa biết hiện giờ hàng mỹ thuật bán chạy như thế nào kể từ khi đồng tiền mất hết giá trị. Bọn mới giàu nổi lên bỗng tỏ ra mê say những tranh tượng Đức Mẹ, những sách in cổ, những bức tranh cổ in tay. Bọn tôi không tài gì kiếm đủ hàng cho họ. Lại phải đề phòng không thì họ vét nhẵn cả cửa hàng. Nếu cứ để mặc họ thì có dễ họ sẽ cướp luôn cả mấy cái khuy măng xét và chiếc đèn bàn của chúng tôi. Thành thử chúng tôi thực khốn khổ vì cứ phải luôn luôn cung cấp cho họ những món hàng mới. Xin ông thứ lỗi vì đã dùng từ " món hàng " để gọi những vật mà chúng ta vẫn tôn trọng. Nhưng bọn họ đã làm chúng tôi quen nhìn nhận một cuốn sách in cổ quý báu tương đương với một món tiền bao nhiêu đô la đấy và một họa phẩm của Ghecxinô như một món tiền mấy tờ giấy bạc. Không còn cách nào chống lại nạn quấy rầy của bọn khách hàng điên cuồng đó.
" Hàng bị bọn chúng lột hết nhẵn, tôi đành chỉ còn đóng cửa tiệm lại. Tôi xấu hổ khi thấy những gian hàng đã nổi danh từ thời ông nội tôi nay chỉ còn bày lăn lóc vài món đồ cũ mà không một anh bán hàng rong nào dám bày lên xe của mình.
Trong lúc đang lúng túng như vậy tôi chợt nảy ra ý định duyệt lại danh sách những khách hàng cũ để cố tìm ra một vị nào mà tôi có thể mua lại của họ một vài món mà họ có hai. Những danh sách đó khi nào cũng là một thứ bãi tha ma, nhất là vào thời buổi này. Thực vậy, tôi đã chẳng tìm thấy gì đáng kể: phần lớn khách hàng cũ của chúng tôi đã qua đời hoặc đã bán hết những bộ sưu tập của họ từ lâu. Họa hoằn có người còn sống thì cũng rõ ràng là không đem lại hy vọng gì. Vừa lúc đó, tình cờ tôi đụng đến những bức thư của một khách hàng lâu đời nhất của chúng tôi. Từ hồi chiến tranh mới bùng nổ năm 1914 đến nay không thấy ông ta gửi đơn đặt hàng về nữa. Thư từ giao dịch của ông ta - điều này tôi không nói quá - đã bắt đầu từ sáu chục năm về trước. Ông đã có quan hệ với thân phụ và ông nội tôi. Tuy vậy, tôi nhớ là từ khi tôi quản lý cửa hàng này, chưa có lần nào ông ta bước vào. Tất cả những cái đó cho phép tôi có thể đoán đây là một con người kỳ dị, tính nết hơi buồn cười, cổ lỗ, một trong những người kỳ dị, độc đáo mà Menzen và Xpitvây đã khắc họa và đôi khi người ta vẫn còn gặp trong các tỉnh lẻ của chúng ta. Thư ông viết chữ nắn nót, những khoản tiền được gạch dưới bằng thước kẻ và nét mực đỏ. Để tránh mọi nhầm lẫn, mỗi con số ông ta viết hai lần và để tiết kiệm, ông đã sử dụng những tờ giấy trắng lọc ra từ các bức thư nhận được và tự tay làm lấy phong bì. Ngoài chữ ký của ông ta, những tài liệu kỳ dị đó còn mang hàng loạt những danh hiệu: cựu cố vấn kiểm lâm, trung úy dự bị, huân chương thập tự hạng nhất.
Là cựu chiến binh của cuộc chiến tranh năm bảy mươi, nếu còn sống nay ông cũng phải tám mươi tuổi rồi. Mà người tiểu thị dân tằn tiện một cách kỳ cục đó có những phẩm cách khác thường của nhà sưu tập. Ông ta rất sành về tranh in nổi và tỏ ra có một khiếu thẩm mỹ tinh tế. Xem kỹ các đơn đặt hàng của ông ta, tôi nhận thấy vào cái thời buổi mà với một đồng tale người ta có thể mua được những bản tranh khắc gỗ đẹp nhất, con người tỉnh lẻ này đã góp nhặt dần và không ai ngờ ông ta đã thu thập được một bộ tranh khắc gỗ rất có thể cạnh tranh với những bộ sưu tập nổi tiếng nhất của bọn người mới giàu nổi lên. Quả thật, những bức tranh trước kia ông ta mua của chúng tôi với một số tiền rẻ rúng, vài đồng mác, giờ đây quý giá vô cùng. Hơn nữa, tứ đó có thể đoán được rằng chắc chắn ông ta cũng đã thành công như thế trong việc mua hàng ở các nhà buôn khác và đã không bỏ lỡ dịp trong những lần họ bán đấu giá. Thực ra thì từ năm 1914 chúng tôi không có tin tức gì về ông ta. Nhưng tôi quá tường tận về các cuộc giao dịch nên không thể có việc bán gộp cả một bộ sưu tập quan trọng như vậy mà tôi lại không biết. Do đó, tôi kết luận rằng nhà sưu tập kỳ lạ đó vẫn còn sống hoặc giả kho báu của ông vẫn nằm trong tay những người thừa kế.
Rất bồn chồn, ngay hôm sau, tức là chiều hôm qua, tôi lên đường tới một trong những thành phố hẻo lánh nhất của xứ Xắcxông. Rời khỏi ga xép tôi uể oải đi theo đường phố chính của cái thành phố cổ. Tôi tưởng chừng trong những căn nhà lụp xụp này không thể lại có một ngôi nhà chứa đựng những bức tranh khắc đồng trác tuyệt nhất của Rămbrăng cùng những bức họa in khắc của Đurơ và Mantơnha, tất cả đều trọn bộ và được bảo quản tuyệt vời. Thật kinh ngạc xiết bao khi tại bưu cục tôi được biết rằng ngài cố vấn kiểm lâm vẫn còn sống. Thú thật, tôi rất xúc động khi quyết định đến nhà ông ta trước bữa ăn sáng. Tìm nhà không khó khăn gì. Ông ta ở tầng ba một ngôi nhà lụp xụp trong tỉnh, hẳn là tay thầu khoán đã cho xây vội vàng khoảng năm 1860. Ở tầng hai là một người thợ may. Ở tầng ba, cửa phía trái mang tấm biển để tên một nhân viên bưu điện. Cuối cùng, ở bên phải tôi thấy một tấm biển mang tên ngài cố vấn kiểm lâm.
Tôi rụt rè bấm chuông. Lập tức, một bà già tóc bạc, đầu đội chiếc mũ trùm sạch sẽ xinh xắn ra mở cửa. Tôi đưa bà tấm danh thiếp của tôi và ngỏ ý muốn được gặp ngài cố vấn. Bà ta nhìn tôi vẻ ngạc nhiên và ngờ vực. Trong cái thị trấn tỉnh lẻ này và trong ngôi nhà tầm thường này, một cuộc viếng thăm hẳn phải là một sự kiện phi thường. Bà lão lễ phép xin tôi chờ cho một lát. Bà cầm tấm danh thiếp của tôi và biến vào căn phòng bên. Tôi nghe thấy tiếng bà thì thào. Đột nhiên, tiếng một người đàn ông kêu lên:
- A ! Ông R... ở Beclin, nhà buôn tranh cổ nổi tiếng... mời ông ấy vào. Được ông đến thăm, ta mừng lắm !
Bà lão chất phát trở lại, chân bước chầm chậm, bà mời tôi vào phòng khách. Treo mũ và can xong, tôi đi theo bà. Ở giữa căn phòng là một ông già to lớn, ria mép rậm rạp, chiếc áo mặc trong nhà bận sát người như người lính mặc đồng phục, ông đứng và thân mật chìa tay cho tôi. Cái cử chỉ niềm nở tự nhiên đó tương phản một cách lạ lùng với dáng điệu cứng đờ không động đậy của ông. Ông cố vấn không bước lại đón tôi. Hơi ngạc nhiên, tôi lại gần để nắm lấy tay ông. Khi tôi muốn nắm lấy tay ông, tôi nhận thấy bàn tay đó không hướng tìm tay tôi mà chỉ giơ ra chờ đợi. Lập tức, tôi đoán ra hết: ông này mù.
Từ hồi thơ ấu tôi vẫn luôn luôn cảm thấy có phần lúng túng khi đứng trước một người mù. Tôi chưa bao giờ nén được tình cảm ngượng ngập khi nghĩ rằng một người có thể còn đang sống mà lại không nhìn thấy tôi như tôi nhìn thấy họ. Bởi vậy, tôi phải cố tự trấn tĩnh khi thấy đôi mắt đã tắt ngấm nhìn chăm chú vào khoảng không dưới cặp lông mày trắng bạc dày rậm.
Ngay sau đó, ông ta đã khiến tôi hết lúng túng. Ông lắc mạnh tay tôi và thân ái chào mừng tôi.
- Cuộc viếng thăm thật bất ngờ - ông vừa nói vừa cười - làm thế nào có thể tưởng tượng được một trong các ngài ở Beclin lại quá bước tới cái xó tỉnh lẻ của chúng tôi... Ồ ! Ồ ! Coi chừng ! Hẳn đây là một cuộc viếng thăm vụ lợi !... Chúng tôi thường nói rằng: " Hãy đóng cửa lại và coi chừng túi tiền của anh khi thấy đám người lang thang đến."... Mà phải ! Tôi đoán đúng vì sao ông đến thăm tôi... Công việc buôn bán tại nước Đức khốn khổ của chúng ta giờ đây gặp khó khăn. Khách mua hàng không có ! Thế là các ngài nhà buôn nhớ lại khách mua hàng cũ và đi tìm họ như tìm những con cừu lạc... Nhưng đến nhà tôi e rằng ông không đạt mục đích đâu. Bọn tôi, những người đã rút lui tội nghiệp có được miếng bánh trên bàn ăn là chúng tôi hể hả rồi. Chúng tôi không còn mua nổi thứ gì nữa với cái giá mà các ông đã nâng lên khủng khiếp như hiện nay... Chúng tôi đành chịu khoanh tay vĩnh viễn thôi.
Tôi trả lời ông ta rằng ông đã đoán lầm về mục đích cuộc viếng thăm của tôi. Không phải tôi đến để bán cái gì cho ông. Nhân đi qua miền này, tôi không muốn bỏ lỡ dịp để tỏ lòng kính trọng đối với một trong những khách hàng lâu năm nhất của chúng tôi và một trong những nhà sưu tập lớn nhất của nước Đức.
Nghe vậy, nét mặt ông già đổi khác hẳn, biểu lộ một niềm vui lớn và một niềm tự hào bất ngờ. Ông quay về phía mà ông đồ chừng là bà vợ ông đứng đó, như để nói: " Bà nó nghe thấy chứ ". Bỏ giọng gay gắt cứng nhắc lúc đầu, ông vui vẻ và cảm động nói với tôi:
- Ông thật là có nhã ý... Tuy nhiên, ông sẽ không nhọc công vô ích. Tôi sẽ đưa ông chiêm ngưỡng những thứ mà người ta không trông thấy thường ngày, ngay cả ở cái thành phố Beclin phong phú của ông, những bức họa mà người ta không thể tìm được một phiên bản nào đẹp hơn, ngay tại phòng trưng bày Hoàng gia ở Viên hay Pari. Ấy là vì sau khi sưu tập sáu chục năm ròng thì, cuối cùng, người ta cũng thu thập được những thứ không thể tìm thấy ở vỉa hè, Luidơ, bà đưa chìa khóa tủ cho tôi.
Vừa lúc đó một điều bất ngờ xảy ra. Bà lão nhỏ nhắn vẫn đứng phía sau ông cụ và từ nãy vẫn nghe chúng tôi nói chuyện với nụ cười kín đáo, lúc này vẫn giơ hai tay về phía tôi, vẻ cầu khẩn. Đồng thời bà lắc đầu lia lịa. Thoạt đầu, thứ ngôn ngữ câm lặng đó khiến tôi chẳng hiểu gì. Bà lại gần ông chồng, đặt tay lên vai ông và nói:
- Nhưng này, Hecvác, mình không hỏi xem ngài đây có thời giờ để xem bộ sưu tập ngay bây giờ không. Sắp trưa rồi. Mà sau bữa ăn mình còn phải nghỉ một tiếng đồng hồ, thầy thuốc bắt buộc như vậy cơ mà. Có lẽ để sau bữa ăn mình hãy đưa cho ngài đây xem bộ sưu tập thì hơn. Ta sẽ dùng ly cà phê. Lúc đó Annơ Mari sẽ có nhà. Nó sành về việc này hơn tôi. Nó có thể giúp mình.
Vừa nói xong bà lão lại làm điệu bộ cần khẩn qua vai ông chồng. Thế là tôi hiểu bà muốn gì. Tôi phải từ chối việc xem bộ sưu tập ngay lúc này.
Tôi liền viện cớ đã có hẹn bữa ăn sáng ở một nơi khác. Được lưu lại đây là điều thích thú và một vinh dự đối với tôi, nhưng tôi có việc bận từ đây đến ba giờ chiều. Sau đó, tôi sẽ vui vẻ quay lại.
Ông cụ tỏ vẻ bực bội như một đứa trẻ bị lấy mất thứ đồ chơi.
- Đương nhiên - ông lầu bầu - các ngài ở Beclin bao giờ chẳng rất bận rộn. Nhưng lần này thì hẳn là ngài thu xếp được thời gian. Không phải là xem ba hay bốn bức tranh thường mà là hai mươi bảy tập tranh, mỗi tập là của một nghệ sĩ và tất cả đều trọn bộ... Thôi được, y hẹn vào ba giờ nhé, nhưng ngài phải đến đúng giờ đấy, nếu không thì không kịp xem hết đâu.
Ông cụ lại giơ bàn tay quờ quạng về phía tôi và nói:
- Rồi ngài sẽ được thích thú, hay nói là ngài sẽ ghen tị với tôi thì đúng hơn ! Ngài càng ghen tị tôi càng khoái. Bọn sưu tập chúng mình ai cũng vậy: chúng mình muốn có tất cả, còn người khác chẳng có gì hết.
Ông thân ái lắc tay tôi. Bã lão nhỏ nhắn tiễn tôi ra tận cửa. Tôi nhận thấy bà có điều gì bứt rứt lúng túng, một nỗi lo ngại mà bà cố giấu tôi. Lúc sắp chia tay, bà lắp bắp, giọng nghẹn ngào: - Thưa, Anna-Mari, con gái tôi có thể tới khách sạn đón ngài được không?... Như vậy tiện hơn... vì nhiều lẽ...
- Được chứ ạ, tôi rất vui lòng. - Tôi đáp.
Một giờ sau - lúc tôi vừa ăn xong tại một khách sạn nhỏ ở Khu Chợ - một cô gái đã luống tuổi ăn bận rất giản dị, bước vào phòng ăn và đưa mắt tìm tôi. Tôi đến gặp cô và nói tôi sẵn sàng theo cô về nhà để xem bộ sưu tập. Cô gái đỏ mặt và cũng lộ vẻ bối rối như bà mẹ lúc nãy, cô xin trước hết được nói chuyện với tôi. Mỗi khi toan nói, mặt cô lại đỏ ửng. Hai bàn tay cô vân vê nếp áo. Cuối cùng, cô bắt đầu ngập ngừng và càng bối rối hơn.
- Mẹ tôi bảo đến tìm ngài... mẹ con chúng tôi muốn xin ngài... muốn nói để ngài biết trước khi ngài đến nhà tôi... Đương nhiên, cha tôi muốn khoe với ngài bộ sưu tập của ông cụ... Bộ sưu tập đó... không còn trọn bộ nữa... nó thiếu một số bản... chao ôi, thậm chí thiếu rất nhiều...
Cô gái thở dài. Sau đó nhìn thẳng vào mặt tôi, nàng nói, giọng hổn hển.
- Tôi phải thưa thật với ngài. Ngài cũng biết bây giờ thời buổi khó khăn; hẳn ngài sẽ hiểu tất cả... Hồi đầu chiến tranh, cha tôi bị mù... Trước đó, ông cụ đã bị đau mắt. Mặc dầu đã bảy mươi sáu tuổi, cụ vẫn cứ muốn ra mặt trận. Vì quân đội tiến không được nhanh như năm 1870, nên ông cụ bị xúc động mạnh và chỉ trong thời gian ngắn, sự xúc động đó đã cướp mất đôi mắt cụ... Ngoài cái tật ấy ra, cụ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Mới gần đây thôi, ông cụ còn cuốc bộ đi xa. Nhưng, giờ đây, chấm dứt cả việc đi dạo chơi nữa. Ông cụ chỉ còn độc nhất một thú vui là bộ sưu tập. Ngày ngày, ông cụ ngắm nghía nó... hay nói đúng hơn, ông cụ không nhìn thấy nó nữa. Tuy thế mà chiều nào cũng vậy, ông cụ vẫn lấy các tập tranh ở ngăn tủ ra, đưa tay rờ rẫm từng bức, hết bức này đến bức kia, theo thứ tự ông cụ đã xếp đặt và thuộc lòng từ nhiều năm nay... Ông cụ chẳng còn quan tâm đến chuyện gì khác. Tôi phải đọc cho ông cụ nghe các tin tức bán đấu giá đăng trên báo. Giá càng lên cao, ông cụ càng sung sướng... Bởi vì, đấy mới là điều khủng khiếp: cha tôi không biết chút gì về giá cả hiện nay, cũng như thời buổi chúng tôi đang sống... Ông cụ không biết rằng chúng tôi đã mất sạch, rằng tiền lương hưu hàng tháng của ông cụ chỉ đủ cho chúng tôi sống không quá hai ngày... Than ôi, chưa hết... anh rể tôi chết trận đã để lại một vợ góa và bốn đứa con nhỏ... Cha tôi không hề biết những nỗi túng thiếu của chúng tôi. Mới đầu chúng tôi đã tằn tiện chi tiêu hơn trước. Chẳng được mấy nỗi. Rồi chúng tôi đã phải bán mấy thứ trang sức chúng tôi còn giữ lại được. Trời ơi ! Khoản đó chẳng được bao nhiêu, bởi vì cha tôi đã tiêu sạch số tiền chúng tôi ki cóp dành dụm được vào việc mua tranh. Cho đến một ngày chúng tôi chẳng còn gì nữa. Chúng tôi không còn biết xoay sở ra sao. Thế rồi... mẹ con tôi đã bán bức tranh đầu tiên của bộ sưu tập. Cha tôi không bao giờ cho phép làm điều đó. Ông cụ không biết thời buổi khó khăn đến thế nào và phải xoay sở dữ lắm mới có nổi miếng ăn. Ông cụ không biết ta đã bại trận. Chúng tôi không đọc tin thời sự cho ông cụ nghe để cụ khỏi buồn bực. Bức tranh chúng tôi đã bán là một bức tranh khắc đồng rất quý của Rămbrăng. Người lái buôn trả chúng tôi mấy ngàn mác. Chúng tôi hy vọng đỡ lo trong vài năm. Nhưng ngài biết đấy, giá trị tiền bạc bây giờ. Chúng tôi gửi tiền vào nhà băng. Hai tháng sau đã hết sạch. Chúng tôi phải bán bức tranh thứ hai, rồi một bức nữa. Và bao giờ chúng tôi cũng nhận được tiền rất chậm, khi đến tay chúng tôi số tiền đã mất giá một phần. Sau đó, chúng tôi đưa ra bán đấu giá. Nhưng ở đó, họ cũng đánh lừa chúng tôi, mặc dù số tiền họ trả rất lớn. Đến lúc thu về hàng triệu bạc thì chỉ còn là những mớ giấy lộn. Cứ như vậy, tất cả các bức tranh, trừ một hai bức, đã bị hy sinh hết chỉ vừa đủ cho chúng tôi sống tùng tiệm với những nhu cầu thiết yếu nhất. Và ông cụ tội nghiệp không hề biết. Vì thế mẹ tôi mới lo sợ đến như vậy khi ngài tới... Đến khi ông cụ khoe bộ sưu tập với ngài thì ngài sẽ biết hết. Chúng tôi đã luồn vào khung tranh cũ những phiên bản hoặc những tờ giấy trắng sờ cũng na ná như những bức tranh cũ để ông cụ khỏi nghi ngờ khi sờ lên các tờ tranh. Ông cụ nhớ đích xác thứ tự do cụ sắp xếp. Miễn là ông cụ có thể sờ mó và đếm được các bức tranh là ông cụ cảm thấy vui sướng như xưa kia nhìn ngắm chúng. Vả lại, trong cái tỉnh nhỏ của chúng tôi, không có ai là người mà cha tôi cho là xứng đáng chiêm ngưỡng cái kho báu của cụ. Ông cụ mê từng bức đến mức cụ sẽ chết vì sầu muộn nếu biết rằng tất cả đã biến mất. Từ ngày ông giám đốc phòng tranh ở Đretxđen qua đời, ngài là người đầu tiên được ông cụ mời xem tranh. Bởi vậy, tôi cầu xin ngài...
Nói đến đây, người phụ nữ đáng thương giơ hai cánh tay về phía tôi nhìn tôi, mắt đẫm lệ...
... Chúng tôi cầu xin ngài... ngài đừng làm cho ông cụ tôi đau khổ, ngài đừng làm mẹ con tôi đau khổ... ngài đừng phá vỡ cái ảo mộng cuối cùng của cha tôi. Ngài hãy giúp chúng tôi làm cho ông cụ tin rằng tất cả các bức tranh cụ sắp mô tả cho ngài xem vẫn thực sự còn đấy... Tôi dám chắc rằng nếu cụ mà ngờ vực thì ông cụ sẽ phiền muộn mà chết mất thôi. Có thể là mẹ con tôi đã có hành động không phải với ông cụ, nhưng chúng tôi không còn cách nào khác: trước hết, phải sống đã... và đời sống của bốn đứa trẻ mồ côi con chị tôi còn quan trọng hơn cả những tờ giấy đã bôi đen... cho đến giờ phút này chúng tôi chưa làm mất một niềm vui nào của ông cụ, chiều nào cụ cũng lần giở suốt ba tiếng đồng hồ các tờ tranh với niềm hạnh phúc trọn vẹn và nói chuyện với mỗi bức tranh như với một người bạn. Và hôm nay... có thể sẽ là ngày sung sướng nhất của ông cụ, vì từ bao nhiêu năm nay ông cụ vẫn mong đợi có dịp đưa cho một người am hiểu nghệ thuật xem ngắm cái kho báu của mình. Bởi vậy, tôi chắp tay van ngài, xin ngài đừng làm tan vỡ niềm hạnh phúc cuối cùng của ông cụ !
Tất cả những điều đó cô ta nói với giọng thật xúc động đến nỗi tôi không sao diễn tả chính xác để ông thấy được. Hỡi ơi ! Tôi đã gặp biết bao nhiêu người khốn khổ bị nạn lạm phát làm mất hết tài sản quý giá nhất của tổ tiên để lại. Nhưng lần này, số phận đã cho tôi gặp một trường hợp có một không hai làm tôi xúc động sâu sắc. Cố nhiên là tôi hứa giữ kín và hết sức giúp đỡ những người đàn bà tội nghiệp đó.
Chúng tôi cùng đi về nhà cô ta. Trên đường, tôi sửng sốt khi được biết số tiền quá ít ỏi, người ta đã trả cho mẹ con cô ta và người ta đã lợi dụng sự ngờ nghệch của họ như thế nào. Điều đó càng làm tôi quyết tâm giúp họ. Chúng tôi lên cầu thang. Vừa tới ngưỡng cửa đã nghe thấy tiếng nói vui vẻ oang oang của ông cụ: Mời vào ! Mời vào ! Hẳn là đôi tai thính của người mù đã nhận ra tiếng chân chúng tôi trên cầu thang.
- Ông Hecvac nhà tôi hôm nay không ngủ được. Ông lão cứ thấp thỏm đợi để đưa cho ngài xem kho báu của ông - bà lão nhỏ nhắn vừa nói vừa mỉm cười.
Cô con gái nháy mắt, thế là bà mẹ đoán ngay được là tôi đã thuận lòng làm theo ý họ. Trên bàn đã bày sẵn một chồng tranh. Vừa bắt tay tôi, ông cụ đã không chút câu nệ mời ngay tôi ngồi xuống.
- Thế là được rồi, ta bắt đầu ! Nhiều tranh lắm mà... Các ngài ở Beclin thì chẳng khi nào có nhiều thời gian. Tập đầu tiên này là của nhà danh họa Đuyrơ, hầu như trọn bộ, rồi ông sẽ thấy đúng như vậy. Bức nào cũng đẹp, xin tự ông nhận xét.
Ông cụ mở bức tranh đầu và nói: - Đây là con ngựa lớn.
Hết sức thận trọng như sờ vào một vật dễ vỡ, ông cụ rút từ tập tranh ra một cái khung, trong khung là một tờ giấy trống trơn đã ố vàng. Ông cụ dè dặt lấy mấy đầu ngón tay nâng tấm khung tranh lên trước cặp mắt mù và ngắm nghía một cách hoan hỉ tuy không nhìn thấy gì. Khuôn mặt ông cụ bừng lên niềm cảm phục ngây ngất đến kỳ diệu. Đột nhiên, không rõ là phản chiếu của tờ giấy hay ánh sáng nội tậm, đôi nhãn cầu đã chết cứng của ông cụ lóe lên một tia sáng của một nhà tiên tri.
- Thế nào, cụ nói - đã bao giờ ông thấy một phiên bản nào đẹp hơn không? Rõ nét đến thế, mọi chi tiết nhỏ nhất đều hiện lên rất rõ. Tôi đã so bản này với bản ở Đretxđen. Bản ấy nom nhờn nhợt và mờ. Còn gốc gác của nó. Ông hãy coi đây.
Ông cụ lật tờ giấy và lấy ngón tay chỉ cho tôi một chỗ ở mặt sau đến nỗi tôi phải cố nhìn xem có dấu hiệu thật hay không.
- Đây là dấu hiệu của bộ sưu tập Natlơ, đây là của bộ sưu tập của Rêmi và Exđailơ. Các nhà sưu tập trứ danh đó đâu có ngờ những bức tranh của họ có ngày lại rơi vào căn phòng nhỏ bé này.
Tôi rùng mình khi thấy ông cụ tán dương một tờ giấy trắng. Và khi ông cụ dùng mấy đầu ngón tay chỉ cho tôi một cách cực kỳ chính xác những dấu hiệu của các nhà sưu tập chỉ còn lưu lại trong trí tưởng tượng của ông cụ, tôi bỗng cảm thấy như đang dự một buổi diễn trò ảo thuật. Nghẹn ngào, tôi không biết trả lời ông cụ ra sao. Giữa lúc hoảng hốt, tôi đưa mắt về phía hai người đàn bà và lại bắt gặp cử chỉ cầu xin của họ. Thế là tôi tự trấn tĩnh và đóng vai mà họ giao phó cho tôi.
- A ! Tôi kêu lên - một phiên bản tuyệt vời !
Gương mặt ông cụ lập tức bừng sáng:
- Cái đó chưa đáng kể - ông cụ đắc ý nói - tôi phải cho ông xem bức " U buồn " và bức " Say đắm ", một họa phẩm rực rỡ có một không hai. Coi thử, ông có nhìn thấy cái nét tươi mát, cái sắc điệu nồng nàn và mặt cát hoàn hảo hay không?
Những ngón tay ông cụ lại lần theo những đường nét tưởng tượng:
- Các nhà buôn tranh và các vị giám đốc bảo tàng ở Beclin cứ mà vàng mắt mất thôi.
Ông cụ cứ thao thao bất tuyệt một cách đắc ý như vậy suốt hai giờ liền.
Không, tôi không thể miêu tả với ông hiệu quả ma quái của cái trò đem khoe hàng trăm tờ giấy lộn mà ông lão khốn khổ vẫn tưởng đâu là những bức tranh thực mê ly, đến nỗi ông cụ miêu tả với tôi hết bức nọ đến bức kia không chút ngập ngừng và không thiếu một chi tiết nhỏ. Bộ sưu tập vô hình đã từ lâu tản mát khắp bốn phương trời, nhưng đối với ông lão mù lòa này, con người bị lừa vì lòng trắc ẩn, nó vẫn còn nguyên vẹn. Cảm hứng do ảo tưởng của ông cụ có cái gì dễ lây truyền khiến tôi cũng bắt đầu tin theo. Chỉ có một lần thiếu chút nữa thì lòng tin chắc chắn của một người mộng du nơi ông phải lùi bước: Cụ vừa mới khoe cái tinh vi của nét vẽ trên bức Angtiôpơ của Rămbrăng, tác phẩm trước đây phải nói là vô giá. Đầu ngón tay nhạy cảm của cụ trìu mến lần theo đường nét của bức vẽ mà xúc giác tinh tế nơi ông lại không cảm thấy vết nhám trên giấy. Vầng trán ông cụ liền sa sầm, ông cụ lẩm bẩm giọng ngập ngừng:
- Đây đúng là bức Angtiôpơ cơ mà?
Lập tức, trung thành với vai mình đang sắm, tôi cầm lấy tờ giấy trong khung và bắt đầu hăng hái miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất bức tranh khắc đồng mà bản thân tôi vẫn nhớ như in. Lúc này nét mặt ông lão đang cau lại dãn hẳn ra. Tôi càng tán tụng kiệt tác đó thì những nét thô nhám và tàn tạ trên khuôn mặt ông cụ càng rạng lên niềm chân thành tươi tắn và niềm hoan hỉ sâu sắc.
- Thế là cuối cùng cũng được gặp người hiểu biết đấy chứ, - ông cụ vừa nói vừa quay sang hai người đàn bà. - Rốt cuộc, cũng có người sành sỏi xác nhận với mình những bức tranh này là vô giá. Các người cứ trách tôi mãi là đã dốc hết tiền vào bộ sưu tập này. Tất nhiên là gay go rồi. Trong suốt sáu mươi năm trời, không bia, không rượu, không hút thuốc, không du lịch, không xem hát - chỉ có dành dụm cho bộ sưu tập ! Nhưng rồi các người sẽ thấy: khi ta nằm xuống các người sẽ giàu có, giàu nhất tỉnh này, giàu ngang với những nhà giàu nhất ở Đretxđen. Lúc đó các người sẽ cảm tạ cái tính điên cuồng của ta. Chờ đến lúc đó, chừng nào ta còn sống sẽ không một bức tranh nào được lọt ra khỏi nhà này. Người ta mang ta đi trước rồi mới đến bộ sưu tập của ta.
Vừa nói bàn tay nặng nề của ông cụ vừa vuốt ve những tập tranh trống trơn như vuốt ve một người thân yêu. Cảnh tượng kinh hãi và xúc động ! Trong suốt những năm chiến tranh buồn thảm, chưa bao giờ tôi thấy một khuôn mặt rạng rỡ hạnh phúc lớn lao thuần khiết và trọn vẹn đến như vậy. Hai người đàn bà đứng bên ông cụ, vẻ thán phục như những thánh nữ ngất ngây trước mộ chúa phục sinh mà ta thường thấy trên những bức tranh in cổ. Niềm hạnh phúc của ông lão rọi sáng khuôn mặt nhăn nheo của họ, những cặp mắt tươi vui của họ nhòa lệ. Ông lão nghe những lời ca ngợi của tôi không biết chán. Ông không ngừng lật giở từng trang, khao khát uống từng lời tôi nói. Sau cùng, khi họ cất tập tranh giả mạo đi để bưng cà phê ra, tôi thở dài nhẹ nhõm. Còn ông cụ, niềm hân hoan bồng bột dường như làm cho ông trẻ ra đến ba chục tuổi. Ông kể cho tôi nghe nhiều giai thoại xung quanh việc mua tranh và những dịp may mắn của ông cụ. Say sưa vì hạnh phúc, chốc chốc cụ lại đứng dậy để sờ soạng cầm lấy một trong những bức tranh của mình. Cuối cùng, đến lúc tôi cáo từ, ông cụ hoảng hốt, giận dỗi và dậm chân như đứa trẻ.
- Không được - ông cụ nói với tôi - ông mới chỉ được xem có một nửa kho báu của tôi. Ông cụ khăng khăng không chịu, hai người đàn bà phải khó khăn lắm mới can ngăn được, nói để ông cụ hiểu rằng không thể giữ tôi lại lâu hơn nữa, vì ở lâu thêm, tôi sẽ nhỡ chuyến tàu.
Sau một cuộc kháng cự tuyệt vọng, ông cụ đành để tôi đi và nói với tôi bằng giọng hết sức xúc động. Cụ nắm lấy hai tay tôi, vuốt ve hai cánh tay tôi bằng những ngón tay nhạy cảm của người mù như muốn biết rõ về tôi hơn và muốn bày tỏ với tôi lòng yêu mến nhiều hơn mà lời nói chưa đủ.
- Cuộc viếng thăm của ông mang lại cho tôi niềm vui quá lớn - ông cụ nói với giọng cảm động mà tôi không bao giờ quên được. - Được cùng với một người sành sỏi duyệt lại những bức tranh yêu quý của mình, tôi thấy là một nguồn an ủi quý báu. Nhưng ông cũng sẽ thấy, ông đến nhà một kẻ mù lòa khốn khổ không đến nỗi mất công toi. Tôi xin hứa với ông như vậy. Có bà nhà tôi đây làm chứng, tôi sẽ thêm vào chúc thư của tôi một khoản ủy quyền cho hãng buôn của ông sẽ đứng ra bán đấu giá bộ sưu tập của tôi. Chính hãng của ông được danh dự quản lý cái kho tàng chưa ai biết tới này cho tới ngày chúng sẽ tản mát đi khắp nơi. Xin ông hứa với tôi mỗi một điều là ông sẽ làm cho tôi một bảng mục lục thực đẹp. Nó sẽ là tấm bia mộ của tôi, tôi chẳng mong muốn gì khác.
Tôi nhìn bà vợ và chị con gái ông cụ. Họ đứng nép chặt vào nhau. Thỉnh thoảng, cả hai cùng rùng mình như thể họ gắn liền thành một cơ thể đang run rẩy. Còn tôi, một nỗi xúc động huyền diệu khiến lòng tôi thắt lại khi ông lão tội nghiệp, không một chút ngờ vực, giao phó cho tôi việc bán một bộ sưu tập đã bay biến từ lâu. Cảm động, tôi hứa với ông cụ điều mà không bao giờ tôi thực hiện được. Cặp mắt đã tắt ngấm của ông cụ lại rạng lên. Những ngón tay ông cụ ve vuốt ép chặt tay tôi khiến tôi cảm thấy đó là tất cả linh hồn ông lão đã phó thác cho tôi.
Hai người đàn bà tiễn tôi ra tận cửa. Họ không dám nói gì với tôi. Đôi tai thính nhậy của ông lão có thể nghe thấy cả những tiếng thì thào rất nhỏ. Nhưng những cặp mắt ngấn lệ của họ biểu lộ với tôi lòng biết ơn.
Tôi xuống cầu thang bước lảo đảo như đi trong giấc mơ. Thâm tâm, tôi hổ thẹn. Tôi đã đến nhà mấy người nghèo khổ này như một thiên thần trong chuyện thần tiên. Tôi đã đem lại ánh sáng cho một người mù trong hai tiếng đồng hồ bằng cách chủ tâm nói dối và tôi đã góp phần vào sự gian trá một cách thành kính. Thực ra, tôi đến với ý đồ dùng mưu mua cho được vài bức tranh hiếm và quý. Nhưng cái tôi mang về được là cái này còn quý giá hơn nhiều: cái kỷ niệm về một tấm nhiệt tình sống động và thuần khiết, về một niềm hoan lạc tinh thần ngây ngất dành trọn vẹn cho nghệ thuật mà đã từ lâu người đời như không còn biết tới. Một niềm tôn kính sâu xa tràn ngập trái tim tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy xấu hổ mà thực tình chẳng biết vì sao.
Ra tới đường phố, tôi nghe tiếng cửa sổ bật mở tung ra và có tiếng gọi tên tôi. Ông cụ cố nhìn rõi theo tôi bằng cặp mắt mù. Ông nhoài người quá mức ra phía trước đến nỗi hai người đàn bà phái níu đỡ lấy ông. Ông cụ vẫy mù xoa và kêu lên với tôi bằng giọng trong trẻo tươi vui của một đứa trẻ: " Lên đường may mắn nhé ! ".
Không bao giờ tôi quên được niềm hân hoan của con người ấy. Từ khung cửa sổ ông nhìn xuống đầu các khách qua đường đang bận rộn và đầy lo âu. Một thứ ảo giác đẹp đẽ giống như một đám mây mờ đã ngăn cách ông với thế giới thực tại cùng những xấu xa ô nhục của nó. Và tôi nhớ tới câu nói chí lý - hình như là của Gớt - " Những nhà sưu tập là những con người sung sướng ".
Stefan Zweig
Họ không trò chuyện cùng nhau, vì cả hai cùng như đương mê mải suy tính một việc gì... Còn hai vợ chồng ông Ba Cự thì đứng ở bên cửa sổ, trò chuyện thầm thì bằng tiếng Quảng Đông, vì tuy ăn vận Việt phục, bà Ba Cự, một Hoa kiều, thường nhật vẫn rất ít khi dùng tiếng Việt...
Khi thanh tra Trúc Tâm tay xách chiếc cặp da bước vào phòng thì mọi người cùng dồn nhìn về phía chàng thám tử. Lê Vương đi theo sau, lặng lẽ ngồi xuống bên chiếc bàn nhỏ, sửa soạn giấy tờ đê sẵn sàng ghi chép...
Mọi người đều đã ngồi xuống ghế, chung quanh chiếc bàn rộng kê ở giữa phòng... Trúc Tâm đằng hắng, rồi mở đầu:
- Thưa quý vị, hôm nay tôi mời quý vị tới họp tại đây là vì tôi đã tìm ra manh mối vụ án mạng ông Phạm Viên, xảy ra trong ngôi biệt thự này, cách đây mấy ngày, đúng vào ngày 14 tháng mười...
Nói tới đây, Trúc Tâm ngừng lại, liếc mắt nhìn cử tọa, như muốn tìm xem phản ứng họ ra sao... Một lát, chàng thám tử trẻ tuổi mới lại tiếp:
- Tôi chỉ xin nhắc sơ lược lại câu chuyện đã xảy ra... Thứ bảy tuần trước, ông Phạm Viên, giám đốc hãng xuất nhập khẩu đã bị ám sát. Quý vị sáu người đều có mặt khi xảy ra án mạng. Quý vị đều là bạn quen biết lâu ngày của ông Phạm Viên, nên thường lệ, hàng tuần, cứ tối thứ bảy thì ông lại mời tới chơi đây, họp mặt làm vui... Như chỗ tôi biết thì ông Huyện Lý là một người bạn cũ từ thời cắp sách đi học của ông Phạm Viên, còn ông Dương Ba thì là người vẫn thường giao dịch buôn bán với kẻ bị thiệt mạng cũng đã có tới non chục năm nay.
Ông Dương Ba gật đầu, công nhận lời nói của Trúc Tâm là đúng. Viên thanh tra lại tiếp:
- Còn ông Phan Vỹ thì lại là cháu của Phạm Viên. Thường thường mỗi khi ở dưới tỉnh lên có công chuyện gì thì ông vẫn thường lưu lại ở nhà chú ông, như nhiều người đều biết. Ông Sen thì tuy giữ chức trưởng văn phòng trong hãng xuất nhập khẩu nhưng có thê cũng là một thư ký riêng của Phạm Viên, hơn nữa lại là một người bạn thân tín mà có lẽ Phạm Viên không hề giấu giếm một chuyện gì. Hình như kẻ bị thiệt mạng, bữa đó mời ông dự bữa cơm tối thứ bảy, cũng còn có ý muốn nhân dịp này tính toán kỹ lại một vụ “làm ăn” gì đó...
Ông Sen gật đầu:
- Ông nói đúng, tối hôm ấy, hãng cũng đang dự định đê xin xuất cảng lông vịt sang Nhật Bản...
Trúc Tâm hỏi lại:
- Hình như ông Sen tới nhà riêng của Phạm Viên dùng cơm là lần đầu, phải không?
- Vâng... và tôi nói thêm đê ông biết rằng: tuy ý ông Phạm Viên định bàn bạc với tôi về vụ lông vịt, nhưng rốt cuộc, câu chuyện lan man ông cũng không có dịp nói riêng với tôi lúc nào cả...
Trúc Tâm gật đầu, đồng ý rồi quay sang phía vợ chồng ông Ba Cự, nói tiếp:
- Ông bà Ba đây thì ai ai cũng biết là người đại diện cho hãng tại Hương Cảng. Ông bà mới về chơi thăm quê, nên tiện dịp, ông Phạm Viên mới mời ông bà lại ăn cơm tối.
Bà Ba Cự quay sang nói với chồng một câu tiếng Tàu. Kế đó ông Ba gật gù mà bảo thanh tra Trúc Tâm rằng:
- Nhà tôi đương tỏ ý lo lắng rằng ông Phạm Viên đột ngột chết đi như thế này thì không hiêu rằng chi nhánh của chúng tôi ở Hương Cảng sẽ hoạt động cách nào đây?
Trúc Tâm gật đầu, nói:
- Việc ấy kê ra cũng hơi phiền phức đấy, nhưng chắc sao rồi cũng có cách tiếp tục mọi công việc doanh thương... Ngay bây giờ, chúng tôi cùng quý vị sẽ cố gắng tìm cho ra thủ phạm đê cho người thiệt mạng đỡ phần uất hận. Trước hết, tôi xin phép quý vị tường thuật lại việc xảy ra trong đêm ấy như thế nào... Sau khi mọi người ăn uống xong xuôi, thì ông Phạm Viên xin lỗi mọi người trở về phòng riêng, vì trong người ông hơi mệt mỏi.
Chủ nhân có nói:
- Xin quý bạn hãy cứ tự nhiên ở chơi đây... Vị nào ưa âm nhạc thì nghe nhạc... vị nào muốn xoa mạt chược thì cũng cứ tùy thích lập bàn. Có lẽ lúc nãy tôi uống hơi quá chén, nên bắt nhức đầu... Tôi xin phép về phòng riêng nằm nghỉ trong chốc lát, không chừng, tôi sẽ trở qua.
Chừng một giờ sau, lúc ấy đã 11 giờ 15, ông Phan Vỹ vừa đánh xong ván mạt chược, đứng dậy, nói:
- Quý ngài có ai dùng Bisquit không? Đê tôi đi rót vài ly uống chơi cho hứng thêm!
Mọi người cùng đồng ý nhưng khi Phan Vỹ cầm chai Bisquit lại thì rượu chỉ còn vừa rót đầy hai ly thôi... Phan Vỹ bèn đi xuống nhà dưới đê lấy chai khác lên uống... Mọi việc xảy ra như vậy có đúng không?
Chính Phan Vỹ gật đầu, bảo:
- Đúng, tôi thường ở đây, nên biết nhà chú tôi cất rượu, ở căn phòng thứ hai, tầng dưới...
Trúc Tâm kê tiếp:
- Ông Phan Vỹ xuống dưới nhà, và trong khi ông cầm chai rượu lên tầng trên, ông có khai rằng: không hề nghe thấy tiếng gì khác lạ cả. Lại theo lời khai của toàn thê quý vị thì sau chừng ba, bốn phút, ông Phan Vỹ cầm chai rượu lênvừa kịp mở cửa phòng ra, vừa toan bước vào, thì có tiếng súng nổ ở phía trên lầu ba, tức là nơi phòng riêng của ông Phạm Viên...
Mọi người cùng gật đầu:
- Mọi việc đã xảy ra đúng thế!
Trúc Tâm lại tiếp:
- Sau đó, mọi người cùng nhau chạy lên trên lầu, và thấy cửa phòng ông Phạm Viên mở hé, chiếc tủ cũng như mấy ngăn kéo bị kẻ lạ mặt lục tung, vứt bừa bộn, còn chính chủ nhân thì nằm sóng sượt trên chiếc ghế xích-đu, ngực bị trúng một viên đạn súng lục cỡ 6,35 xuyên thủng phổi, nên đã chết tự lúc nào... Cuộc điều tra tiến hành cho biết: hung phạm vào hạ sát ông Phạm Viên có lấy được số bạc chừng 7, 8 ngàn đồng mà ông bỏ trong hộc tủ...
Nhìn khắp mọi người một lượt, Trúc Tâm lại thong thả tiếp:
- Theo lệ thường, trong các cuộc điều tra, trước hết chúng tôi tìm biết: kẻ nào sẽ được lợi sau khi Phạm Viên chết đi. Nhưng đối với tất cả 6 vị ở đây, tôi đều thấy ai ai cũng có thê có duyên cớ hợp lý đê... hạ sát Phạm Viên đê hoặc là cầu lợi, hoặc là trả một mối thù riêng, mà họ đã giữ kín từ lâu nay...
Thấy cử tọa có vài người muốn nói, Trúc Tâm giơ tay cản lại, mà tiếp luôn:
- Những điều tôi nói đây đều có chứng cớ xác thực, vậy xin bất tất ai phải chối cãi làm gì... Riêng có điều: khi tiếng súng nổ, kết liêu đời Phạm Viên, thì tất cả 6 quý vị ở đây, đều có mặt trong phòng khách cả, vậy lý đương nhiên, không một ai có thê nhúng tay vào vụ ám sát này...
Nghe Trúc Tâm nói tới đây, mọi người như trút được gánh nặng, thở phào khoan khoái... Ngưng lại ít phút, Trúc Tâm lại nhìn mọi người mà hỏi:
- Trong quý vị đây, mấy bữa trước có ai đi xem chiếu bóng hay tuồng kịch gì không?
Ông Ba Cự đáp:
- Tôi và nhà tôi mấy bữa trước có đi coi gánh Hoàng Thanh diên vở Huyền Châu Nữ...
Vừa nói, ông Ba Cự vừa sờ vào túi, như có ý định tìm hai cuống vé vào cửa, nhưng ông bỗng lắc đầu:
- Quái, tôi nhớ lúc tôi móc túi lấy gói thuốc hút, còn thấy hai cuống vé trong túi, không hiêu tôi lại vứt đâu lúc nào rồi...
Trúc Tâm mỉm cười, nói:
- Cái đó không sao... Bây giờ, tôi chỉ xin quý vị hãy chú ý lắng nghe tôi nói...
Tuy tuyên bố như vậy, nhưng Trúc Tâm chỉ vén tay áo coi giờ, rồi ngồi lặng thinh, như chờ đợi cái gì, chứ chửa nói năng chi hết. Khoảng năm phút sau, chàng thanh tra thám tử mới lớn tiếng hỏi:
- Anh Năm có đấy không?
Một tiếng trả lời vọng lại, đáp:
- Có, cái chi đó, anh?
Trúc Tâm ra lệnh:
- Khởi sự đi anh Năm!
Thế là chưa đầy hai phút sau, một tiếng nổ rền từ lầu ba vọng xuống... Trúc Tâm hỏi mọi người:
- Quý vị có nghe thấy gì không?
Mọi người cùng đáp:
- Có tiếng súng nổ, đúng như đêm xảy ra vụ án mạng.
Trúc Tâm mỉm cười, rồi đúng lúc Phan Vỹ vùng đứng lên thì Trúc Tâm cũng đã áp tới, rút khóa tay, còng ngay hắn lại. Và Trúc Tâm cắt nghĩa:
- Phan Vỹ giết ông Phạm Viên không ngoài ý muốn sang đoạt gia tài, vì ông Phạm Viên không có con cái chi hết. Tên cháu bất lương này có lẽ đã tính toán từ lâu... Mà không chừng, hắn đã tập diên thử và thấy mọi lớp lang sắp đặt đều hoàn toàn đúng nhịp... Chai Bisquit, hắn cũng đã đê sẵn từ trước, chai gần cạn thì là một cớ cho hắn đi ra ngoài, còn chai đầy hắn đê sẵn giấu trong chiếc giỏ đựng đầy giấy, bên phòng làm việc bên cạnh đấy.
Nghe tới đoạn này, ông Ba Cự nói:
- A, tôi nhớ ra rồi, hai cuống vé coi hát, hồi chiều hôm ấy, tôi có vứt vào giỏ đựng giấy, khi ngồi tính toán công chuyện với ông Phạm Viên...
Trúc Tâm mỉm cười nói tiếp:
- Chính nhờ có cuống vé coi hát, dính ở dưới trôn chai rượu mà tôi biết được rõ rệt vụ này... Khi nói đi lấy rượu thì Phan Vỹ đã lên nhanh trên lầu, bắn chết Phạm Viên, rồi hắn đặt một chiếc pháo vào trong một chiếc lư đồng lớn, bày trên tủ chè, châm ngòi đốt. Nhanh nhẹn, Phan Vỹ trở xuống dưới nhà, lấy chai rượu đầy, mở cửa vào phòng khách... Vì lần trước cửa đóng nên không ai nghe thấy tiếng súng nổ, còn lần sau, tiếng pháo nổ mọi người cùng nghe vì hung phạm đã khôn ngoan mở rộng cửa lúc bước vào trong... Tất cả kế hoạch của Phan Vỹ chỉ nhằm một mục đích: làm sao cho mọi người tưởng ông Phạm Viên bị bắn khi hắn lại có mặt ở đây!
Phạm cao Củng
Ma Mèo
Hoàng hôn lịm tắt trên biển Trà Cổ. Rừng phi lao chuyển sang mầu đen thẫm reo vi vu như tiếng sáo trúc ngân dài trên bãi cát. Gió từ phía vịnh Bái Tử Long theo các triền núi đá vôi ào ạt về biên ải. Từng đợt sóng xô đẩy nhau vào bờ, liếm lên cát mịn. Hiếm thấy ở đâu trên đất nước có bãi cát rộng dài, thoai thoải và mịn như ở Trà Cổ.
Cả dáng hoàng hôn dần dần tắt cũng chầm chậm, sắc màu biến đổi kỳ ảo hơn những bãi biển phía Nam, mang vẻ rất riêng của vùng than Đông Bắc bởi màu tím thẫm có những vệt đỏ, vàng đan cài trên bầu trời.
Quán cà phê nhạc Kinh Hoa đã thưa khách, chỉ còn lác đác mấy bàn ngồi ngoài sân hóng gió. Tôi và Chiến ngồi nhâm nhi ly rượu Quế Châu – Trung Quốc với con mực khô, ngắm nhìn những đốm sáng trên các bè mảng đánh cá lung linh di động trên mặt biển. Đêm cuối tháng làm tôi chạnh nhớ tới câu thơ tài hoa của Nguyễn Bính: “Suốt giời không một vì sao - Suốt giời mực ở nơi nào loãng ra - Lửa chài chăng cái giăng hoa...” Thời mở cửa không còn ánh sáng lửa đò như trong thơ Nguyễn Bính. Người dân chài vùng Đông Bắc bây giờ đi mảng trong đêm bằng đèn nê ông chạy ắc quy nhập của Trung Quốc. Nhưng trời, đất, mặt biển đêm nay vẫn thấm đậm hồn thơ thi nhân. Cái đẹp tự nó của mỹ học Nuel Kant quả là đang chắp cánh vượt lên phơi phới trên biên giới của không gian, thời gian...
Chợt từ rặng phi lao bước ra bãi biển một bóng trắng mờ ảo. Người đàn bà mặc váy ngủ mỏng tanh màu trắng. Nàng xuất hiện như một bóng ma vừa đi vừa hát: “Meo, meo, meo... chúng cháu yêu cô lắm!... Ngao, ngao, ngao... em nhớ anh làm sao. Chúng ta yêu nhau xem nào...” Chiến bảo tôi, đó là bà chủ khách sạn Bồng Lai ở Hà Nội lên Trà Cổ an dưỡng, lấy thuốc chữa bệnh của một thầy lang bên kia biên giới. Người ta đồn nàng bị ma mèo ám. Chuyện của nàng, Chiến biết khá tường tận vì anh là bạn học cũ của nàng ở trường cấp hai phố huyện.
Chiến xoay xoay ly rượu trên bàn, nét mặt đăm chiêu, môi ngậm chặt điếu thuốc rít liền hơi mấy lần rồi quẳng mẩu thuốc cháy dở xuống sàn. Anh hỏi tôi bằng giọng trầm buồn:
- Anh có tin rằng loài vật cũng có linh hồn không? Liệu trong cõi giới vô hình có những hồn ma động vật lẩn khuất, oán giận con người không?
- Mình chưa tin có hồn ma tồn tại dù là người hay động vật. Nhưng có những nỗi ám ảnh hằn sâu trong tâm linh người đang sống sẽ tạo nên ảo giác về những hồn ma.
- Có thể anh nói đúng, nhưng có nhiều việc xảy ra khiến tôi phải hoang mang ngỡ ngàng, nửa tin nửa ngờ.
- Hình như điều anh nói có liên quan đến bà chủ khách sạn Bồng Lai bị ma mèo ám?- Tôi hỏi.
- Cũng không hẳn thế... Hồi nhỏ, ở quê tôi có ông Tư yêu, gọi là Tư yêu vì ông ấy như yêu tinh với loài chó vậy. Có lẽ ông giết quá nhiều chó nên bao giờ quanh người ông toàn những hồn ma, linh cẩu. Mỗi lần ông vào xóm, lũ chó sủa vang rồi cúp đuôi chạy rạp. Con chó lài nhà tôi to lớn, khét tiếng là chó dữ mà hễ nhìn thấy ông bốn chân cứ run lên, chạy vào gầm giường vẫn còn lùi sâu tận góc tường và chỉ dám ư ử sủa lên vài tiếng yếu ớt. Nói đúng hơn là nó rên chứ không dám sủa.
- Cái đó có thể lý giải vì ông ta quanh năm suốt tháng mổ chó, nấu và bán thịt chó nên người ngợm, áo quần bám đầy mùi thịt chó. Giống chó trời ban cho mũi rất thính, đánh hơi thấy và khiếp, thế thôi.
-Tôi lại xin kể một chuyện khác. Sát giậu cúc tần nhà tôi là nhà cô Mão. Ngày ấy tôi và cô Mão cùng học lớp năm trường làng. Tính cô rất nanh ác. Ở sân nhà hay đi trên đường, hễ gặp con vật nào làm vướng chân là cô đá thẳng cánh. Mấy đứa bạn gái cùng lớp bảo thế nào cũng không chừa. Một lần, con mèo nhà tôi có chửa, sang ăn vụng khúc cá nhà cô Mão. Cô chủ bé tí thế mà dám cả ngan bắt mèo nhà tôi ném xuống giếng. Năm ấy mẹ cô Mão đẻ ra quái thai, có một cái đuôi và sau đó chết cả mẹ lẫn con.
- Cái chuyện “oan oan tương oán” của Chiến vừa kể, mình đã nghe nhiều, nhưng cảm thấy nó huyền hoặc thế nào ấy. Ta nói sang chuyện khác đi...
Tôi cố lái Chiến bàn sang chuyện thời sự, chuyện nhân tình thế thái, chuyện văn thơ để giết thời gian trong lúc đợi mấy người cùng đoàn công tác đi chơi ngoài Móng Cái trở về. Những câu hát lẫn tiếng meo meo, ngao ngao và cái bóng trắng vật vờ ngoài bãi biển hình như đang ám ảnh Chiến. Mắt anh rõi theo bóng trắng của bà chủ khách sạn Bồng Lai, miệng lầm rầm kể chuyện, bất cần tôi có chịu ngồi nghe hay không.
Cô Mão hàng xóm của tôi ngày xưa chính là bà chủ khách sạn Bồng Lai đang meo meo, ngao ngao ngoài bãi cát vắng tanh. Bẵng đi mười mấy năm, đi lao động ở nước ngoài về, tôi gặp Mão đang làm nghề phe tem phiếu quanh chợ Bắc Qua, Đồng Xuân. Nàng đã đổi tên thành Lệ Hằng và rất xinh đẹp, đài các. Chồng nàng là người cùng quê, học trước tôi ba lớp. Tính anh ta hiền lành, cần mẫn, yên phận với công việc giữ thư viện trong một cơ quan nghiên cứu khoa học. Cơ quan thấy anh sống kham khổ, dành dụm từng mét phiếu vải, mua từng cân đường hay bánh xà phòng mang về quê nên ưu tiên nhận Mão vào làm tạp vụ, lại còn giải quyết cho vợ chồng anh gian nhà cấp bốn và nhập hộ khẩu cho các con. Hồi ấy, người nhà quê ra Hà Nội có việc làm, nhập được hộ khẩu là một đặc ân lớn của cơ quan với gia đình Mão. Cái tính đành hanh, nanh nọc hồi bé hình như đã nhiễm vào máu của cô Mão quê mùa, mỏng học. Được một thời gian quen hơi, ấm chỗ, Mão bắt đầu tọc mạch, xoi mói vào đời tư của hết thẩy mọi người trong cơ quan. Đã thế cô còn kiện cáo, đòi tăng lương, đòi chuyển công tác sang phòng vật tư. Nhân có đợt giảm biên chế, anh chồng thấy xấu hổ với bạn bè đã gặp riêng lãnh đạo, xin cho vợ nghỉ việc. Lúc đầu, Mão lồng lên xỉa xói, đay nghiến chồng. Sau nhờ có bạn bè dẫn dắt đi phe tem phiếu, kiếm được bộn tiền, có của ăn của để, Mão may sắm ăn diện nhất khu tập thể cho thiên hạ biết tay. Cái tên Mão do cha mẹ đặt cho cô cũng tự nhiên biến mất, thay bằng Lệ Hằng. Cô coi chồng như cỏ rác. Bố mẹ chồng từ quê lên chơi, cô chửi đổng là lũ nhà quê ăn bám, thậm chí còn vu cho mẹ chồng ăn cắp tiền để đuổi khéo họ về. Nhiều lần anh chồng đang giữa giờ làm việc bất chợt chạy về lấy tài liệu, bắt gặp vợ đang làm tình với người đàn ông lạ, nhưng cô ả vẫn nằm tênh hênh khiêu khích. Người ta ở đời ai hiền lành lại thường hay cục tính và cả nghĩ. Một đêm anh chồng cãi cọ, xô sát với vợ không lại, ức quá uống thuốc sâu tự tử...
Những chuyện vừa kể, mãi sau này tôi mới biết. Hôm ở nước ngoài về, vô tình gặp Lệ Hằng trên đường phố, tôi bị choáng ngợp bởi sắc đẹp đầy vẻ ma quái, quyến rũ của nàng. Trong hết thảy mọi thứ ngộ nhận ở đời, ngộ nhận về tình yêu là dễ mắc nhất. Tôi mê mẩn xách va li, đồ đạc đến nhà Lệ Hằng chung sống như vợ chồng. Bao nhiêu tiền, hàng dành dụm những năm lao động ở nước ngoài tôi nghe Hằng dồn vào mua khu đất ở Quảng Bá. Vì mới về nước, chưa nhập hộ khẩu nên giấy tờ mua đất nghiễm nhiên đứng tên nàng. Đêm nằm, Lệ Hằng tỉ tê khuyên tôi quay trở lại nước ngoài vài năm, kiếm thêm vốn xây biệt thự, sống sung sướng suốt đời. Nàng lo chạy hộ chiếu , mua vé máy bay, sắm sanh một ít hàng... Tôi như kẻ bị bùa mê thuốc lú, răm rắp nghe theo sự sắp đặt của nàng, một lần nữa, mang sức trâu đi làm công xứ người. Gặp dịp mấy nước Đông Âu kinh tế hỗn loạn, đám công nhân người Việt chúng tôi thả sức tung hoành đi buôn lậu. Đô la, hàng hoá tôi gửi về cho Lệ Hằng và hai đứa con riêng của nàng ngày một nhiều.
Tin tức trong nước tới tấp báo sang rằng, Mão lừa đảo chiếm đoạt hết tài sản, tôi chỉ là anh chồng hờ ngoài hôn thú, còn chồng thực sự của nàng là Dũng quỷ nổi tiếng trong giới giang hồ... Tôi vẫn mê muội không tin, ngỡ thiên hạ ghen ăn tức ở, phá ngang hạnh phúc của mình. Chỉ khi bạn bè quay phim, chụp ảnh đầy đủ bằng cứ về sự phản bội, lừa đảo tôi mới tỉnh ngộ thì đã muộn. Khu đất ở làng Quảng Bá đươc xây thành khách sạn Bồng Lai đứng tên Dũng quỷ. Khi tôi về nước hai đứa con riêng của nàng còn mang dao doạ giết tôi vì đã quyến rũ mẹ nó. Trong cơn tuyệt vọng, tôi đã theo gót anh chồng cũ của nàng ngày xưa uống bốn mươi viên thuốc ngủ, may được cứu thoát.
Chiến ngừng kể, mắt đăm đăm nhìn ra bãi cát, nơi cái bóng trắng vật vờ, thất thểu đi men theo mép sóng. Tôi gọi người nướng mực và lấy thêm chai rượu Quế Châu. Hai đứa ngồi uống rượu, lắng nghe tiếng sóng reo, gió thổi. Đêm cuối tháng trên biển Trà Cổ tối thẫm và huyền bí. Xa xa trong đất liền, phía bờ sông Ka Long có con chim bắt cô trói cột bay lượn, cất lên tiếng kêu thảng thốt. Hàng phi lao reo vi vút như tiếng hú gọi bầy của loài vượn trên trườn núi đá. Lẫn trong những âm thanh ấy là câu hát rợn người vọng lại từ cái bóng trắng vật vờ: “Meo, meo, meo...Chúng cháu yêu cô lắm... Ngao, ngao, ngao... em nhớ anh làm sao. Chúng ta yêu nhau xem nào...”. Đến lúc này, câu chuyện tình của Chiến làm tôi không thể dửng dưng được nữa. Nó thật sự hút hồn tôi bởi cái bóng trắng và những tiếng meo meo, ngao ngao rờn rợn kia.
-Vì sao Lệ Hằng mắc bệnh, bị ma mèo ám? Vì sao Chiến gặp lại nàng ở biển Trà Cổ? – Tôi hỏi.
- Quả đất này xem ra vẫn còn bé. Việc đời quay tròn theo số mệnh. Tôi bây giờ thành ông lang băm. Nói vui vậy thôi chứ tôi làm đại lý cho một hãng thuốc Đông y của Quảng Tây. Hãng này có loại thuốc chữa lão hoá tuổi già lấy tên nhãn là “Bách niên lạc” rất nổi tiếng.
- Nhưng anh hiểu biết gì về nghề thuốc?
- Số là sau lần được đem đi bệnh viện cấp cứu, tẩy ruột vì uống bốn mươi viên thuốc ngủ, tôi mắc bệnh đau dạ dày, lại thêm chứng suy nhược thần kinh. Nghe bạn bè khuyên nhủ, tôi vét nốt ít tiền còn lại sang Nam Ninh – Trung Quốc chữa bệnh và du lịch cho khuây khoả. Ở bên đó lâu, quen biết nhiều thầy thuốc Đông y giỏi, tôi được họ bổ túc cho một ít kiến thức để làm đại lý phân phối thuốc “Bách niên lạc”cho họ ở Móng Cái. Cửa hàng của tôi do họ đầu tư toàn bộ. Nhiệm vụ của tôi là tuyên truyền, phân phối thuốc “Bách niên lạc” nghĩa là trăm năm khoái lạc. Nếu có ai bên Việt Nam mắc bệnh nan y muốn chữa, tôi liên lạc với công ty bên Nam ninh, đón thày lang giỏi sang chữa trị. Hoa hồng tôi được hưởng cả từ hai phía cũng kha khá.
- Nhờ thế anh gặp lại Lệ Hằng? – Tôi sốt ruột hỏi.
- Chuyện còn dài, anh cứ nhẩn nha uống rượu, tôi sẽ kể tiếp…
Một chiều cách đây vài tháng, có chiếc xe Nhật đầu cá mập xịch đỗ trước cửa hàng. Người ta khiêng vào một thiếu phụ ngoài bốn mươi tuổi, nhưng còn nhiều nét đẹp. Mắt nàng trợn trừng, trắng dã. Miệng luôn kêu meo meo, ngao ngao. Móng tay để dài nhọn hoắt, gặp vật gì cũng cào nát. Người ta phải lồng vào hai chiếc bít tất quân dụng loại dày rồi buộc chặt. Lúc đầu, Chiến chưa nhận ra Lệ Hằng vì tóc nàng xoã xuống che kín nửa mặt. Nhưng anh nhận ra bộ râu quai nón của Dũng quỷ. Hắn tảng lờ như không quen biết Chiến. Nghề thuốc Đông y có nguyên tắc “Vấn - Vọng - Thiết” nghĩa là hỏi chuyện về người bệnh, xem mạch và quan sát sắc mặt, thần khí. Nhờ vậy, Chiến biết rõ căn bệnh của nàng qua lời kể của Dũng quỷ.
Khách sạn Bồng Lai đang hồi phát đạt, khách nước ngoài đặt phòng kín chỗ. Nghề khách sạn khi đã kín phòng sẽ lại có thêm nhiều khoản thu phụ như: điện thoại, đồ uống, dịch vụ taxi, tươi mát... Trong số khách thuê có cặp vợ chồng trẻ người Bắc Âu. Họ mang theo chú mèo cái giống Nam Mỹ rất đẹp. Nó to cỡ bằng con chó Bắc Kinh. Lông dài, óng mượt, màu trắng tuyết. Móng và gót chân nó được chăm sóc kỹ, đỏ hồng như bôi son nhạt. Cặp mắt nó to tròn, sáng trong như viên ngọc lưu ly. Tập tục phương Đông kiêng nuôi mèo trong phòng ngủ khách sạn sẽ bị xui xẻo. Nhưng vì giá phòng của cặp vợ chồng người Bắc Âu này, qua mối lái của du lịch hàng không được ngã giá rất cao, gấp đôi người khác nên Lệ Hằng vui vẻ đồng ý. Thường ngày thì chú mèo Liu Ba chỉ quanh quẩn chơi trong phòng. Nó sử dụng toa lét thành thạo như người nên cũng rất sạch sẽ. Một lần “cô nàng” Liu Ba theo chủ lên sân thượng ngắm cảnh Hồ Tây, gặp “chàng” mèo đực vàng đi hoang trên mái nhà hàng xóm. Giống vật đực – cái gặp nhau trong cơn hứng tình sẽ rất quyến luyến. Từ đó, chú mèo vàng kia đêm đêm chạy sùng sục trên mái nhà, ngao ngao gọi bạn. Có lần nó nhảy sang ban công khách sạn, cào cửa từng phòng gào lên ngao ngao nghe da diết và hậm hực. Khách thuê phòng không ngủ được, lần lượt bỏ đi. Lệ Hằng muốn tống khứ cặp vợ chồng người Bắc Âu, nhưng hợp đồng thuê ba tháng chưa hết, tiền họ đã trả trước. Nàng lừa lúc khách đi vắng, cho mèo Liu Ba ăn bả chuột liều lượng đậm đặc. Mèo Liu Ba chết, khách nghi ngờ nó bị trúng độc, kiện ra chính quyền đòi khám nghiệm, phát hiện Liu Ba đang có chửa. Theo luật quốc tế, Lệ Hằng phải bồi thường cho khách với giá thoả thuận là năm ngàn đô la. Tai tiếng vụ mưu sát mèo Liu Ba lan truyền, gây bất bình cho các hãng du lịch trong và ngoài nước. Họ đồng loạt tẩy chay khách sạn Bồng Lai. Phòng ốc trống không, nhân viên bỏ việc, khách sạn Bồng Lai trở nên hoang lạnh. Đêm đêm chú mèo vàng hàng xóm chạy lồng trên sân thượng tìm bạn, kêu gào những tiếng ngao ngao nghe ai oán, thê thảm. Có đêm nó tìm đúng phòng Lệ Hằng cào cửa, ngao ngao như nguyền rủa quân sát nhân tàn ác. Nàng đổ bệnh sinh ốm lửng và suy sụp rất nhanh. Những tiếng ngao ngao gào thét của con mèo đực biến thành cơn ác mộng kéo dài. Lệ Hằng luôn tưởng tượng thấy hồn ma mèo Liu Ba về đòi mạng...
Đêm đã chìm vào sâu. Gió biển thổi mạnh, huýt dài trên các ngọn phi lao. Sóng ào ạt xô bờ. Xa xa, phía bờ sông Ka Long lại vọng về tiếng chim bắt cô trói cột. Tôi ái ngại nhìn Chiến dốc ngược chai rượu Quý Châu uống tràn. Tóc anh xoã bay trong gió, cặp mắt ngơ dại như người điên. “Có ma, nhất định trong cõi người cũng có ma.”- Anh làu bàu nói. Tôi nhìn ra mép sông lần tìm cái bóng trắng vật vờ như hồn ma trong đêm tối trăng bên bãi biển Trà Cổ. Lòng tôi nôn nao, dâng lên những đợt sóng.
Vũ Ngọc Tiến
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top