Phụ Chương: Một tài liệu của Vatican về học thuyết ma quỷ

Các bạn đừng nghĩ rằng chỉ có tôi mới là người ghi nhận những sai lầm to lớn của một số nhà thần học. Dường như nhiều người trong số những nhà thần học này đã nhìn nhận Rudolf
Bulmann như một vị tân giáo phụ.

Bultmann, trong số những người khác, đã viết: "Chúng ta không thể dùng ánh sáng điện hoặc Radio, hoặc chạy lại với y học hiện đại trong vấn đề bệnh tật, và đồng thời lại tin vào một thế giới tinh thần và vào những phép lạ mà Tân Ước trình bày cho chúng ta." (Nuovo Testamento e Mitologia [Queriniana 1969] p.100).

Việc cho rằng những tiến bộ kỹ thuật là bằng chứng hiển nhiên cho thấy lời Thiên Chúa đã lỗi thời, chỉ ra một sự thiếu khả năng suy nghĩ. Nhiều nhà nghiên cứu Kinh Thánh và thần học tin rằng họ "không hợp thời" nếu họ không đi theo những chỉ dẫn này. Trong cuốn sách nói trên, Lehmann kể ra một thống kê rất thú vị về các thần học gia Công Giáo: hai phần ba trong số họ chấp nhận giáo lý truyền thống về ma quỷ - trên lý thuyết - nhưng họ bài bác những giáo huấn này trong thực hành, trên bình diện mục vụ.

Tức là, họ không muốn chính thức đối lập với Giáo Hội, nhưng thực tế họ không chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội (p.115). Một thống kê khác cũng hay: Các thần học gia Công Giáo đã tỏ ra một sự hiểu biết rất hời hợt về quỷ ám và việc trừ quỷ (p. 27). Đây đã là chủ trương xuyên suốt của tôi.

Thánh bộ Giáo Lý Đức Tin biết rất rõ về tình trạng này và đã ủy thác cho một chuyên gia nghiên cứu vấn đề. Các kết quả đã được công bố trên ấn bản tiếng Ý của tờ Osservatore Romano 26.6.1985, với tựa đề "Fede Cristiana e demonologia" (Đức tin và khoa ma quỷ học).

Rồi bài báo này về sau đã trở nên một phần trong các tài liệu chính thức của Tòa Thánh (Enchiridion Vaticanum, tập 5 số 38). Tôi sẽ trích một số phần của nó. Mục đích chính là để giáo dục các tín hữu, và hơn nữa các nhà thần học lầm lạc hay lẩn tránh bàn đến sự hiện hữu của Satan trong các bài nghiên cứu giảng dạy của họ, bất chấp "lý do con Thiên Chúa xuất hiện là để phá hủy các công việc của ma quỷ" (1Ga 3,8).

Bằng việc bỏ qua sự hiện hữu của Satan, chúng ta làm lu mờ ơn cứu chuộc; kẻ nào không tin có ma quỷ, cũng không tin vào Phúc Âm. Qua các thế kỷ, Giáo Hội đã luôn luôn trừng trị các hình thức mê tín dị đoan khác nhau, sự bận tâm thái quá với Satan và ma quỷ, những hình thức thờ cúng khác nhau, và sự dính bén đến độ ám ảnh vào các thần linh này. Do đó, sẽ không đúng khi cho rằng Kitô giáo quên mất quyền thống trị phổ quát của Đức Kitô, đã biến Satan thành luận chứng qui chiếu cho việc rao
giảng của mình, biến Tin Mừng Chúa Phục sinh thành sứ điệp sợ hãi.

Tuy nhiên, trong thực tế, thật là một sai lầm chết người vì hành xử cứ như thể chúng ta tin rằng lịch sử đã giải quyết xong xuôi, sự cứu chuộc đã đạt đến mục tiêu viên mãn của nó, và không còn cần tham gia vào cuộc
chiến đã được nói đến trong Tân Ước bởi các nhà rao giảng đường thiêng liêng.

Tuy nhiên, thường có hơn, sự hiện hữu của Satan đã bị công khai phủ nhận bởi những người hồ nghi. Có một số nhà phê bình, vì tin rằng họ có thể đồng hoá vị trí của họ với vị trí của Đức Kitô, đã khẳng định rằng Ngài không bao giờ đã nói những lời bảo đảm sự hiện hữu của thế giới ma quỷ. Họ giải thích rằng bất cứ lời khẳng định nào về sự hiện hữu của Satan cũng chỉ phản ánh những ý tưởng của các bản văn của Giuđa, hoặc chỉ là một truyền thống Tân Ước chứ không phải lời khẳng định của Đức Kitô. Do đó, vì truyền thống này không phải là thành phần của sứ điệp trung tâm Phúc Âm, nên không buộc tin, và chúng ta được tự do bỏ đi.

Những nhà thần học khác, khách quan hơn và có căn bản hơn, chấp nhận những lời trong Kinh Thánh về ma quỷ y như ý nghĩa hiển nhiên của nó. Tuy nhiên, họ lại vội thêm rằng, trong thế giới ngày nay, những lời này là không thể chấp nhận được, ngay cả đối với các Kitô hữu, do đó, họ cũng loại bỏ chúng. Cuối cùng, một số người tin rằng ý tưởng về Satan, bất kể nguồn gốc thế nào, cũng không còn quan trọng nữa, và nếu chúng ta cứ kiên trì làm rõ vấn đề, thì các giáo
huấn của chúng ta sẽ mất đi tính khả tín và sẽ che khuất sự tập trung của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng đáng chú ý duy nhất.

Sau hết, tất cả những điều trên chủ trương rằng danh xưng Satan và ma quỷ không là gì khác hơn là sự hiện thân thực dụng và hoang đường mà mục đích của chúng chỉ là để nhấn mạnh một cách ấn tượng ảnh hưởng của sự dữ và tội lỗi trên nhân loại, do đó, nó chỉ đơn giản là một cách nói, và thời đại tân tiến của chúng ta cần giải thích lại nó để tìm một đường lối khác để dạy cho các Kitô hữu bổn phận chiến đấu chống lại tất cả các lực lượng sự dữ trên thế giới.

Những quan điểm này được trình bày với một màn trình diễn uyên thâm bởi các tạp chí và một số tự điển thần học. Nó rất đáng quan tâm. Người tín hữu quen giữ những lời cảnh báo của
Đức Kitô và các bản văn của các tông đồ một cách nghiêm chỉnh. Những người thông thạo khoa Kinh Thánh không thể không nhận ra rằng họ phải đối phó với mặt trận làm thay đổi quan điểm quần chúng và sẽ tự hỏi tiến trình giải huyền (demythologizing), đã bắt đầu nhân danh khoa chú giải (hermeneutic), sẽ dẫn họ đi đến đâu.

Việc chữa người bị quỷ ám được chính Đức Kitô thực hiện đã diễn ra vào những dịp mà về sau đã chứng minh là có tính quyết định trong trình thuật về sứ vụ của Ngài. Những cuộc trừ quỷ của Ngài đã trình bày và đã hướng đưa vấn đề về sứ mạng Ngài và Ngôi vị Ngài, như là hiển nhiên khỏi những phản ứng mà những cuộc trừ quỷ đó gây nên. Chúa Giêsu không bao giờ đặt Satan ở trung tâm của Phúc Âm, nhưng Ngài đã nói về nó với những tuyên bố quan trọng vào những lúc rất quan trọng.

Trước hết, Ngài đã bắt đầu sứ mạng của Ngài bằng việc chấp nhận để bị ma quỷ cám dỗ trong sa mạc. Trình thuật đúng đắn của Marcô về biến cố này cũng dứt khoát như sự mô tả của
Matthêu và của Luca. Rồi Chúa Giêsu đã cảnh giác chúng ta chống lại đối thủ này trong bài giảng trên núi và trong lời kinh mà Ngài đã dạy cho các môn đệ Ngài, kinh Lạy Cha; về điểm
này nhiều học giả Kinh Thánh - được sự hỗ trợ bởi những thực hành phụng vụ - đồng ý.

Sách Khải Huyền, hơn mọi sách, là một bức tranh hoành tráng qua đó uy quyền của Đức Kitô phục sinh chiếu sáng rực rỡ theo các chứng nhân của Phúc Âm của Ngài. Sách Khải Huyền công bố cuộc chiến thắng khải hoàn của Con Chiên bị giết, nhưng chúng ta sẽ tự lừa dối mình hoàn toàn về bản tính của chiến thắng này nếu chúng ta không nhìn thấy trong đó sự kết thúc của cuộc chiến lâu dài. Một cuộc chiến bao gồm Satan, các thần của nó, và các nhân vật lịch sử của chúng, cả cá nhân lẫn sự can thiệp của những lực lượng nhân loại đối lập với Chúa Giêsu.

Thực ra, chính sách Khải huyền cuối cùng đã lột trần căn tính của Satan bằng việc tiết lộ những điều bí
ẩn nơi nhiều danh xưng và những biểu tượng trong suốt bộ Kinh Thánh. Hành động của ma quỷ diễn ra qua các thế kỷ của lịch sử nhân loại, dưới mắt Thiên Chúa. Hiển nhiên là phần đông các giáo phụ, bắt đầu với Origênê, đã bỏ cái ý tưởng là các thần sa ngã đã phạm tội xác thịt và đã
nhìn thấy căn nguyên các cuộc sa ngã của họ ở trong sự kiêu ngạo của họ - tức là, trong ước muốn của họ muốn nâng mình lên trên chỗ đứng của mình, để khẳng định sự độc lập của mình, và muốn được coi mình ngang hàng với Thiên Chúa.

Tiếp theo sự kiêu hãnh, nhiều giáo phụ đã nhấn mạnh đến sự ác độc của Satan chống lại loài người. Theo thánh Irênê, sự phản bội của Satan bắt đầu khi nó đã trở nên ghen tương về sự sáng tạo loài người và cố gắng làm cho con người khởi loạn chống lại Đấng sáng tạo nên mình. Tertulianô nói rằng Satan nỗ lực chống lại kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách ăn cắp sáng kiến các bí tích được Chúa Kitô thiết lập để lập ra những huyền tích ma thuật. Do đó, những giáo huấn của các giáo phụ làm vang lên một cách mạnh mẽ và trung thành chiều kích đức tin và đường hướng của Tân Ước.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top