: Nhà nước tư sản Mỹ thời cận đại

1. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ. Sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

1607- 1752, Đế quốc Anh thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, biến nơi đây thành thị trường tiêu thụ cho chính quốc, sử dụng hình thức bóc lột PK và chiếm nô, tìm mọi cách ngăn chặn sự phát triển ở khu vực Bắc Mỹ...TS và CNTB ở Bắc Mỹ rất phát triển, mâu thuẫn với TS ở đế quốc Anh. Mâu thuẫn giữa các giai cấp, các thuộc địa với chính quốc ngày càng trở nên sâu sắc. Bởi vậy, nhân dân các thuộc địa dưới sự lãnh đạo của giai cấp TS đã nổi dậy tiến hành cuộc chiến tranh để giành độc lập. Đó là cuộc CMTS vì nó không chỉ dành độc lập cho các thuộc địa mà còn xoá bỏ tàn tích PK, dọn đường cho CNTB ở Bắc Mỹ phát triển mạnh mẽ.

Cuộc CMTS ở Bắc Mỹ khác với cuộc CMTS Anh năm 1640 vì nó là một cuộc CMTS triệt để, thể hiện ở :

- 12/1773, Sự kiện chè Boston đã châm ngòi cho cuộc chiến

- 9/3/1783, TD Anh buộc phải chính thức ký kết hiệp định Vec-xai.Cuộc CMTS ở Bắc Mỹ chỉ diễn ra trong vòng 10 năm nhưng rất triệt để.

- 4/7/1776, bản tuyên ngôn độc lập ra đời khẳng định quyền con người, khảng định chính quyền là của nhân dân, do nhân dân thiết lập nên và có quyền đánh đổ khi chính quyền đó đi ngược lại lợi ích của nhân dân; nó cũng khẳng đínhự tồn tại của nền chuyên chế PK, buộc phải lật đổ để thiết lập nền dân chủ.

- 10/1776, một số bang giành được độc lập, hội nghị lục địa được triệu tập, các điều khoản liên bang với nội dung chủ yếu là thiết lập uỷ ban lâm thời để lãnh đạo cuộc CM, quyền lực của mỗi bang là rất lớn, chính quyền liên bang có quyền lực rất hạn chế.

2. Hiến pháp 1787-Tổ chức bộ máy NNTS Mỹ

a. Nguyên tắc xây dựng hiến pháp : theo nguyên t¾c tam quyền phân lập.

- Quyền lực nhà nước buộc phải chia thành các nhánh quyền lực khác nhau

- Các nhánh quyền lực này phải do các cơ quan khác nhau nắm giữ

- Mỗi nhánh quyền lực phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các nhành quyền lực khác.

 Tạo ra thế kiềm chế, đối trọng giữa các nhánh quyền lực.à

b. Tổ chức bộ máy NNTS Mỹ :

o Nguyên tắc

- Nguồn gốc 3 nhánh quyền lực là khác nhau, HP quy định đối tượng cử tri bầu ra các nhánh là khác nhau.

- Các nhánh có nhiệm kỳ khác nhau

- 3 cơ quan này luôn phải thực hiện nguyên tắc kiềm chế, đối trọng để không cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước.

o Nhà nước TS Mỹ là nhà nước TS điển hình nhất của chính thể cộng hoá tổng thống.ở chính thể này, tổng thông vừa là nguyên thủ QG, vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Chính phủ chỉ cịu trách nhiệm trước tổng thống, không chịu trách nhiệm trước nghị viện, không thể bị nghị viện giải tán.

o Nghị viện : Điều 1 khoản 1 HP 1787 quy định, mọi thẩm quyền lập pháp đều thuộc về nghị viện. Nghị viện bao gồm thượng viện và hạ viện.

- Thượng viện : Là CQ đại diện của các bang. Mỗi bang được bầu ra 2 thượng nghị sĩ vì thẩm quyền độc lập được trao cho thượng nghị viện, trong quá trình biểu quyết giữa các bang luôn bảo đảm quyền lợi bình đẳng.

Thẩm quyền độc lập : Thẩm quyền độc lập :

• quyền kết tội các quan chức cao cấp của chính phủ.

• kìm chế quyền hành pháp cao nhất của tổng thống :phê chuẩn các quan chức cao cấp do tổng thống bổ nhiệm.

• quyền tư pháp : bổ nhiệm các chánh án và thẩm phán của các viện tối cao

• các đại sứ ngoại giao và điều ước Quốc tế do tổng thống bổ nhiệm phải được thượng nghị viện phê chuẩn.

- Hạ nghị viện : là cơ quan dân biểu, số lượng : 435 hạ nghị sĩ, nhiệm kỳ 2 năm. Được quyền phê chuẩn các dự án lợi tức của chính quyền liên bang.

- Thẩm quyền chung :

• Thông qua các dự án luật

• Thông qua các chính sách thuế và giám sát quá trình thu thuế

• Tuyên bố tình trạng chiến tranh và chấm dứt chiến tranh

• Nhận xét :

NNTS Mỹ duy trì chế độ lưỡng đảng cân bằng, thẩm quyền mỗi viện là rất lớn và tương xứng, đặc biệt thẩm quyền chung của Nghị viện Mỹ khi luôn quy định biểu quyết là 2/3, làm cho các quyết định được thông qua ở nghị viện mang tính chính xác rất cao. Chức năng quyền hạn của nghị viện Mỹ trên thực tế là kìm chế, đối trọng với các nhánh quyền lực khác, đặc biệt là quyền hành pháp. Nghị viện của NNTS Mỹ là nghị viện hoạt động có hiệu quả nhất và có quyền năng thực chất nhất.

o Tổng thống : Điều 2 khoản 1 HP 1787 quy định: mọi quyền hành pháp cao nhất thuộc về Tổng thống hợp chủng quốc Hoa kì. Thế quyền của Tông thống Mỹ là một trong những thế quyền nắm bắt quyền lực lớn nhất. Nước Mỹ không thể một ngày không có Tổng thống.

• Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu cơ quan lập pháp, có quyền lập ra chính phủ của mình. HP Mỹ còn trao cho Tổng thống trọng trách là điều hành, quản lý làm cho HP&PL được thực thi một cách tốt nhất. Với quy định ấy, Tổng thống là người duy nhất có quyền quản ký nhà nước.

• Biểu hiện : HP&PL không trao cho phó tổng thống và các bộ trưởng bất kỳ một thẩm quyền độc lập nào của chính quyền liên bang.

• Điều kiện để được đi tranh cử tông thống :

- 35 tuổi trở lên,

- phải được sinh ra tại nước Mỹ,

- 14 năm làm việc và sinh sống tại bang ra tranh cử,

- nhiệm kỳ 4 năm, không đương chức quá 2 nhiệm kỳ

• Thẩm quyền, quyền hạn :

- Nhánh quyền hành pháp : là người duy nhất có quyền bổ nhiệm các bộ trưởng để thành lập chính phủ của mình. Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống, không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ chỉ là cơ quan tư vấn, giúp việc cho tổng thống. Ngoài ra, Tổng thống còn được quyền ban bố tất cả các loại văn bản như chỉ thị, quyết định mà không cần phải có sự phê chuẩn của nghị viện.

- Nhánh quyền lập pháp : có quyền phê chuẩn tất cả các đạo luật quyền phủ quyết của tổng thống đối với các đạo luật đã được nghị viện thông qua.

- Chỉ duy nhất Tổng thống được quyền triệu tập các phiên hopc đặc biệt hoặc của mỗi viện, hoặc cả hai viện mà ở các phiên họp ấy, Tổng thống thông báo những vấn đề quan trọng nhất của chính quyền liên bang.

- Quyền tư pháp : được quyền bổ nhiệm tất cả các thành viên của pháp viện tối cao toàn liên bang với nhiệm kỳ suốt đời.

- Quyền ân xá tội phạm

- Quyền quân sự và đối ngoại : Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, có quyền bổ nhiệm các tướng lĩnh cao cấp trong quân đội, là người đứng đầu các lực lượng an ninh QG, cho phép Tổng thống được sử dụng lực lượng quân đội để bảo vệ hoà bình và an ninh nước Mỹ.

- Được quyền tuyên bố và chấm dứt tình trạng khẩn cấp

- Được quyền bổ nhiệm các đại sứ ngoại giao, ký các điều ước quốc tế, đông thời có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ sinh sông và làm việc ở nước ngoài cũng như người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Mỹ thông qua con đường ngoại giao.

o Pháp viện tối cao : gồm 9 thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và được sự chấp thuận của thượng nghị viện. Quyền hạn :

- Phán quyết các đạo luật có hợp hiến hay không

- Giải thích PL

- Quyền tối cao về xét xử

c. Thủ đoạn hai đảng tư sản thay nhau cầm quyền

Mục đích :

- Bảo đảm giai cấp tư sản độc quyền thống trị nhà nước

- Ngăn chặn đại biểu của quần chúng nhân dân trở thành quan chức trong bộ máy NNTS

- Các đảng TS là nơi cung cấp đội ngũ quan chức cho bộ

d. Chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước TS Mỹ

• Chức năng đối nội :

- Duy trì, củng cố, bảo vệ sự thông trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng của giai cấp TS trong XH TBCN

- Quản lý nền kinh tế TBCN

- Giải quyết những vấn đề XH quan trọng và cấp bách

• Chức năng đối ngoại

- Phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài

- Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên TG

- Bành trướng, mở rộng thị trường như Mỹ Latinh, các nước ở châu á. Đến cuối TK 19, Mỹ trở thành đối thủ đáng gờm của các thực dân châu Âu trong cuộc chiến giành thuộc địa

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: