Lễ phục (2)

A. Trang phục Cổn Miện và Lễ tế Nam Giao (2)

I. Cổn Miện (2)

3. Quy chế Cổn Miện nhà Nguyễn

a) Cổn Miện Hoàng Đế

○ Sơ lược

- Nhà Nguyễn tuy là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta nhưng có thể khẳng định đây là vương triều có văn hiến rất cao, trong bối cảnh khi đó nhà Thanh vốn có gốc gác dân du mục - là những người mà Nho gia coi như mọi rợ, thiếu văn minh - thì nhà Nguyễn với tư tưởng Hoa di và đế vương, đã tự nhận mình là chủ nhân chính thống của văn minh Hoa Hạ, quy chế áo mũ, phục sức đều theo hướng phục cổ lấy Hán - Đường - Tống làm chuẩn mực.

- Thời nhà Nguyễn, lễ phục Cổn Miện chỉ được chính thức sử dụng từ năm 1830 dưới triều vua Minh Mạng, trước đó vua dùng mũ Cửu Long Thông Thiên (Tên gọi khác của mũ Xung Thiên dưới thời Nguyễn) + hoàng bào

- Chỉ tới năm 1830, vua Minh Mạng mới chính thức xác lập quy chế Cổn Miện

- Cấu tạo của Cổn Miện nhà Nguyễn về cơ bản tuân theo quy chế cổ, tuy nhiên vẫn có các biến dị nhất định về độ cao rộng dài, màu sắc...đây chính là điểm đại đồng tiểu dị của văn hóa.

○ Các bộ phận chính (tham khảo từ sách Ngàn năm áo mũ):

☆Quy chế Cổn Miện nhà Nguyễn trong sách Ngàn năm áo mũ)

- Chú giải:

+ (1) Mũ Bình Thiên nhìn từ trên xuống

+ (2) Mũ Bình Thiên nhìn từ chính diện

+ (3) Mũ Bình Thiên nhìn ngang

+ (4) Dây thùy anh màu vàng gắn trâm ngọc (để cố định mũ trên đầu)

+ (5) Hốt (còn gọi là Trấn Khuê)

+ (6) Hia đen

+ (7) Đại đới

+ (8) Cách đới (đai lưng)

+ (9) Bội

+ (10) Tạp bội

+ (11) Tiểu thụ

+ (12) Cổn phục

+ (A) Áo Cổn màu xanh đen, thêu 6 chương gồm:

• (a) Nguyệt

• (b) Nhật

• (c) Tinh thìn

• (d) Sơn

• (e) Long

• (f) Hoa trùng

+ (B) Thường (xiêm) thêu 6 chương còn lại gồm: Tông di, Tảo, Hỏa, Phấn mễ, Phủ, Phất.

+ (C) Tế tất thêu 2 chương Long và Sơn

+ (D) Đại thụ

☆ Hiện vật áo Cổn của vua Khải Định tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (ảnh của Philippe Trương)

-------------

☆ Ảnh chụp vua Khải Định mặc lễ phục Cổn Miện, nhưng ông đã mặc sai quy chế khi mặc tấm Đại thụ (được khoanh tròn) ra trước, trong khi đáng nhẽ ra phải mặc Tế tất ra trước.

--------------

☆ Hiện vật mũ Miện do nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc phục dựng dựa theo tư liệu sót lại. Bản phục chế này chuẩn xác đến 90%, nhưng vẫn còn thiếu dây Thùy anh màu vàng dùng để buộc mũ.

b) Cổn Miện Vương Công, quan lại

○ Sơ lược

- Nhà Nguyễn quy định rằng chỉ có các Hoàng tử, Vương Công và quan lại từ hàm chính tam phẩm trở lên mới được mặc Cổn Miện khi dự lễ tế Nam Giao.

- Theo quy định thì:

+ Hoàng tử và thân vương Cổn Miện 9 dây lưu, 9 chương

+ Quan từ chính nhị phẩm trở lên Cổn Miện 6 lưu 5 chương

+ Quan văn tòng nhị phẩm và chính tam phẩm Cổn Miện 4 lưu 3 chương

Quy chế cụ thể

- Cổn Miện 9 lưu 9 chương (dùng cho các Hoàng tử, Thân vương):

☆ Tranh minh họa Cổn Miện 9 lưu 9 chương của Hoàng tử, Vương công

+ Đồ giải chú thích:

• (1) Mũ Miện : Miện bản trước tròn, sau vuông; trước và sau đều gắn 9 dây lưu, mỗi dây bằng tảo ngũ sắc, 9 tựu, xâu 9 ngọc; trâm ngà, dây hoằng màu huyền đính tua màu đỏ; dây khoáng màu xanh, sung nhĩ chốt ngọc trấn màu trắng

• (2) Bác Sơn bằng vàng: Bác sơn là loại trang sức hình trăng lưỡi liềm gắn trên trán các loại mũ Phốc đầu và mũ Xung Thiên, mũ Miện

• (3) Hốt làm bằng ngà

• (4) Áo Cổn: màu xanh, thêu 5 hoa văn (chương) Sơn, Long, Hoa Trùng, Tông di, Hỏa; Long ở 2 vai, Sơn ở lưng, các chương Hỏa, Hoa trùng, Tông di mỗi chương 3 hình ở ống tay áo, cổ áo cùng màu với màu áo.

• (5) Tế tất: màu đỏ nhạt, thêu 2 chương Hỏa và Sơn.

• (6) Đại thụ: màu đỏ nhạt, trên thêu 2 chương Hỏa, Sơn, phía dưới nối với tua ngũ sắc.

• (7) Ngọc bội: 2 dải, mỗi dải 1 ngọc hành, 2 ngọc cư; các loại hoàng, xung nha trở lên đều dùng đồng mạ vàng; từ ngọc hành trở xuống thắt với năm dây chập xâu với trân châu chất liệu ngọc, phía trên có móc thau mạ vàng.

• (8) Chương Phủ (Hoa văn lưỡi rìu) trên Thường (Xiêm)

• (9) Chương Phất (Hoa văn chữ Á 亞) trên Thường

• Ngoài ra còn có các bộ phận:

° Thường: màu đỏ nhạt; thêu 4 chương Tảo, Phấn mễ, Phủ, Phất, mỗi chương 2 hình

° Cách đới: màu đỏ nhạt viền vàng

° Tất: phía trên gắn hộ tất may bằng gấm, hia đầu vuông màu đen.

☆ Ảnh chụp Gia Hưng Vương Nguyễn Phúc Hồng Hưu mặc Cổn Miện 9 lưu 9 chương.

-------------

- Cổn Miện 6 lưu 5 chương (dùng cho quan từ hàm chính nhị phẩm trở lên) gồm:

+ Mũ Miện: 6 dây lưu, xâu 6 hạt châu, xung quanh miện bản quấn đồng khắc hoa văn mây rủ; mũ mạ vàng sức bác sơn vàng. 2 giao long vàng, 1 kim tuyến, ở chỗ cài trâm cũng sức bằng vàng, còn lại đều theo quy chế Miện phục cho hoàng tử và vương công.

+ Áo Cổn: màu xanh thêu 3 chương; Phấn Mễ 2 hình ở vai, 1 hình ở lưng; Tảo, Tông di ở 2 tay áo, mỗi chương 3 hình; cổ áo như màu áo.

+ Thường: màu đỏ nhạt thêu 2 chương; thêu Phủ, Phất mỗi chương 2 hình

+ Cổ áo Trung Đơn: làm bằng sa trắng thêu 7 hình Phất.

+ Đại Thụ và Tế Tất: đều thêu chương Sơn. Đại Thụ làm bằng là trắng, eo không có viền, ở chỗ rủ xuống viền màu lục. Ngọc bội xâu bởi 3 viên ngọc châu thái thảo, còn lại đều theo quy chế bội, thụ như của hoàng tử và vương công. Đai màu đỏ nhạt, mặt trước sức 6 miếng gốm hình vuông lẫn hình quả trám, bề mặt đều khảm đồi mồi, viền đồng mạ vàng.

☆ Hình ảnh các quan lại mặc Cổn Miện 6 lưu 5 chương trong lễ tế Nam Giao năm 1939.

--------------

- Cổn Miện 4 lưu 3 chương (dùng cho quan tòng nhị phẩm và chính tam phẩm) gồm:

+ Mũ Miện: 4 dây lưu xâu 4 viên ngọ, còn lại theo quy chế của quan chính nhị phẩm, có điều lược bỏ đi 2 hình giao long vàng trên mũ.

+ Áo Cổn: màu xanh thêu 1 chương Phấn mễ 2 hình ở vai áo, 1 hình ở lưng, ở 2 ống tay áo cũng thêu mỗi bên 2 hình

+ Thường: màu đỏ nhạt thêu 2 chương, 2 hình Phủ và 2 hình Phất

+ Tế tất, Đại thụ, Ngọc bội, Đai đều như Cổn Miện 6 lưu 5 chương

☆ Ảnh chụp các quan mặc Cổn Miện 4 lưu 3 chương trong lễ tế Nam Giao năm 1939

1231 từ
--------------------------------------------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top