Cổ Nguyệt Đường
Thăng Long, xứ Bắc Kỳ.
Một mùa thu ảm đạm năm 1822.
Đã hơn ba tháng nóng bức khó chịu của mùa hè, cuối cùng Trời đã thổi gió Đông Bắc mát mẻ thay thế cho cơn gió Lào khô khốc khó chịu nóng nực ấy đi mất, bầu trời cao vun vút xanh biếc không một gợn mây, ánh nắng ấm áp chiếu sáng khắp nơi, xuyên qua từng kẻ hở của những tán cây bàng đang sạm màu lại, những chiếc lá bắt đầu mất đi màu xanh lục chuyển sang màu vàng úa tựa như diễn tả một kiếp người, từ non nớt yếu đuối dần mạnh mẽ, vững chãi rồi trải qua bao phong sương cuồng vũ mà từ từ héo úa dần rồi cuối cùng trở về với cát bụi...
Cơn gió thổi nhẹ qua, mang theo hàng dãy lá đã vàng héo nhẹ nhàng rơi từ tốn như một sự hi sinh để nhường chỗ cho những bé lá non tiếp tục mọc lên trong mùa xuân ấm áp sau khi thân mẫu oằn mình chịu những cơn gió rét thấu xương của mùa đông.
Những chiếc lá ấy, đang từ từ rơi xuống mái hiên của một căn nhà nho nhỏ ở bờ hồ Tây thơ mộng.
Căn nhà nhỏ ấy, nhìn thoáng qua thì tưởng là một quán trà, nhưng nhìn kỹ lại thì nó giống như một hội quán để những vị thư sinh phong lưu hào kiệt chốn Bắc Hà tụ tập lại để trò chuyện, cùng nhau ngâm thơ đối ẩm, cùng nhìn phong cảnh hữu tình với hàng cây liễu rủ mình xuống mặt hồ Tây tựa như đang tâm sự, giống như một cô gái mới nhớn đang thủ thỉ thì thầm với người yêu, như một người vợ đang khóc đưa tiễn phu quân đi chinh chiến nơi biên cương hẻo lánh, như một cụ bà đang nhai trầu ôm ấp người chồng đã luôn bên mình tới lúc răng long đầu bạc, như một người vợ lẽ đang đau khổ nhìn người mình yêu thương nhất đang đầu ắp tay gối với chính thê của mình...
Nơi ấy, là Cổ Nguyệt Đường...
Hà Thu Nguyệt đang ngờ ngẫm nhìn nơi mà mình năm xưa đã từng rất vui vẻ, giờ đây, chỉ còn là một màu ảm đạm...
Đám tang Hồ Xuân Hương vô cùng đơn sơ, khiêm tốn, chỉ là một cỗ quan tài rẻ tiền với cái bài vị màu đỏ nhạt, xung quanh chỉ là những dải băng tang màu trắng như phụ họa thêm cái sự lạnh lẽo đến vô cùng như cuộc đời của nữ thi sĩ tài ba nhất đất An Nam này...
Nàng cắm ba cây nhang lên bát hương, mắt đỏ hoe, rồi ba quỳ chín lạy người mà nàng kính trọng nhất. Nàng coi Hồ Xuân Hương như là người chị của mình, mặc dù Xuân Hương lớn hơn nàng tận một con giáp, nhưng với sự ân cần, dịu dàng, hiền từ và tài năng của bà đã làm cho Thu Nguyệt cảm động và mến mộ. Trước khi mất, Hồ Xuân Hương đã tâm sự rất nhiều với nàng, bà khóc, khóc cho số phận hẩm hiu của mình, đến lúc chết cũng phải chết trong sự cô độc, giống như cái biểu tự và bút hiệu của bà...
Hồ Phi Mai, tự Xuân Hương, hiệu Cổ Nguyệt. Bà rất thích chơi chữ, chữ Hồ(胡) bao gồm chữ Cổ(古) và chữ Nguyệt(月), nên bà đã dùng hai chiết tự trong họ của mình để làm bút hiệu và đặt tên cho hội quán của mình. Còn Xuân Hương(春香), hương thơm của mùa xuân, như cái tài năng của bà luôn tỏa sáng dù bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng, tất cả tên của bà, như báo trước cái số phận hẩm hiu cô quạnh của mình...
Hà Thu Nguyệt khóc rất lâu, đến khi đôi mắt sáng long lanh của mình sưng lên vì không thể ra lệ được nữa, nàng mới trầm ngâm tiếc thương và buồn cho cuộc đời của tỷ, thương thay cho một hương xuân, một thanh xuân đầy tự do hạnh phúc dưới ánh trăng tròn sáng rực của năm xưa...
Nàng cúi đầu tiễn biệt linh hồn của một thi sĩ tài năng, nàng ra về, trong lòng nặng trĩu, tim đau như cắt, nàng ngoái đầu nhìn lại, nhìn cỗ quan tài trơ trơ lạnh lẽo dưới ánh trăng thu sáng vằng vặc...
Nàng bất giác mỉm cười, giờ đây, tỷ thực sự tự do rồi.
"Cổ Nguyệt đường, cám ơn ngươi đã đem đến cho ta niềm vui của tuổi trẻ. Hồ Xuân Hương, cảm ơn tỷ đã truyền lại cho em những bài học quý giá về giá trị của cuộc đời. Cảm ơn, cảm ơn... "
Nàng thốt lên, rồi quay đầu về.
Nước mắt nàng bất chợt rơi, bên tai văng vẳng tiếng thơ của Xuân Hương, nghe đẫm lệ da diết...
"Chém cha cái kiếp lấy chồng chung,
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng..."
Da diết, cô đơn, tối tăm, tuyệt vọng như tiền đồ của tỷ...
Yên nghỉ nhé, Cổ Nguyệt.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top