[nguyendan]Mã nguồn mở
Tổng kết mã nguồn mở
Phần mềm nguồn mở đã được mệnh danh theo nhiều kiểu: một trào lưu, một cái mốt, một thứ virus, một âm mưu của Cộng sản, hay thậm chí còn được gọi là trái tim và linh hồn của Internet. Nhưng thường mọi người lại bỏ qua một điểm quan trọng: phần mềm nguồn mở còn là một phương tiện rất hữu hiệu để san sẻ sự thịnh vượng của thế giới công nghiệp hoá sang các nước đang phát triển.
Vấn đề 1: Định nghĩa cơ bản
Định nghĩa: Phần mềm nguồn mở là những phần mềm được cung cấo dưới dạng cả mã và nguồn, miễn phí về bản quyền.Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng có thể được sao chép, sửa chữa thoải mái hay sử dụng vào mục đích nào cũng được. Mã nguồn mở được công bố dưới rất nhiều điều kiện khác nhau, một số trong đó cho phép phát triển, sử dụng và bán tùy ý miễn là giữ nguyên các dòng về nguồn gốc sản phẩm, một số bắt buộc tất các sản phẩm làm ra từ đó cũng phải là open-source, một số khác đòi hỏi phải công bố trọn vẹn mã nguồn, một số khác không cho phép sử dụng vào mục đích thương mại, một số thì lại không có ràng buộc gì. . Một điều kiện hay được áp dụng nhất là GPL: GNU General Public License của tổ chức Free Software Foundation.
GPL license có 2 đặc điểm phân biệt, đó là:
1. Tác giả gốc giữ bản quyền về phần mềm nhưng cho phép người dùng rất nhiều quyền khác, trong đó có quyền tìm hiểu, phát triển, công bố cũng như quyền khai thác thương mại sản phẩm.
2. Tác giả sử dụng luật bản quyền để bảo đảm các quyền đó không bao giờ bị vi phạm đối với tất cả mọi người, trên mọi phần mềm có sử dụng mã nguồn của mình.
Lưu ý: Phần mềm mã nguồn mở khác với phần mềm miễn phí: Phần mềm miễn phí thường gây rắc rối với những chương trình chỉ được thi hành theo cách cho trước và không thay đổi được, cũng như mã nguồn không được xem, không được chỉnh sửa cũng như không được phân phối.
Vấn đề 2: Phần mềm nguồn mở có thực sự miễn phí ?
Câu trả lời là không !!!
Một trong những quan niệm phổ biến về phần mềm nguồn mở tự do là các phần mềm này luôn luôn miễn phí. Ở một mức độ nào đó, điều này đúng. Không ứng dụng FOSS (Free Open Source Software) nào, nếu thật sự là phần mềm nguồn mở, lấy phí đăng ký của người sử dụng. Đa số các phiên bản FOSS (Red Hat, SuSE, Debian, v.v..) có thể tải từ Internet về mà không mất xu phí nào. Xét trên phương diện phí đăng ký, các ứng dụng FOSS hầu như luôn rẻ hơn phần mềm có bản quyền.
Tuy nhiên, phí đăng ký không phải là chí phí duy nhất phát sinh với phần mềm hay cơ sở hạ tầng máy tính. Còn phải cân nhắc tới các chi phí nhân sự, yêu cầu về phần cứng, chi phí cơ hội, và phí đào tạo. Chọn lựa một giải pháp Open Source vẫn có nghĩa là tốn tiền và tốn sức, khi muốn được hỗ trợ hay thay đổi tính năng, giải pháp...
Thường được biết đến dưới khái niệm Tổng chi phí sở hữu (TCO), những chi phí này mới thật sự là thước đo cho tính kinh tế của việc sử dụng phần mềm nguồn mở. Và thực sự thì mã nguồn mở chỉ tiết kiệm cho các công ty mà thôi nhưng các khoản tiết kiệm đó không hề nhỏ chút nào
Điển hình như: Theo báo cáo của các tập đoàn lớn thì khi chuyển sang hệ điều hành MNM linux thì Intel tiết kiệm được 200tr $ còn Amazon đã tiết kiệm được 17 tr $. Thêm vào đó một số công ty tài chính cũng đang dần chuyển một phần lớn hệ thống thông tin của họ sang mã nguồn mở nhằm tiết kiệm được tối đa.
Một nghiên cứu của Úc đã tiến hành phân tích những chi phí tiết kiệm được do dùng FOSS, dựa trên so sánh các sản phẩm của Microsoft với những phần mềm nguồn mở có chức năng tương tự. Công trình được thực hiện với ba công ty giả định A, B, C với nhân công khá ít chỉ 50, 100, 250 người. Ta có bảng số liệu sau ( tất cả đều được tính bằng $)
Window Linux Số tiền tiết kiệm
Công ty A 87988 80 87908
Công ty B 136734 80 136654
Công ty C 282974 80 282894
Vấn đề 3: Lợi ích khi dùng phần mềm mã nguồn mở
• Tính an toàn
• Tính ổn định/đáng tin cậy
• Các chuẩn mở và việc không phải lệ thuộc nhà cung cấp -> đa dạng
• Giảm phụ thuộc vào nhập khẩu
• Phát triển năng lực của ngành công nghiệp phần mềm địa phương
• Vấn đề vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, và tính tuân thủ WTO
• Nội địa hoá
1. Tính an toàn: Mặc dù không có hệ điều hành nào là an toàn một cách hoàn hảo, những yếu tố như phương pháp triển khai, thiết kế chương trình và thị trường mục tiêu có thể tác động rất nhiều đến tính an toàn của một hệ thống và do đó làm nó dễ hoặc khó bị tấn công. Có vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ điều hành dựa trên phần mềm nguồn mở ưu việt hơn các hệ điều hành đóng xét về phương diện này
A) Mã nguồn được phổ biến rộng rãi: việc mã nguồn được phổ biến rộng rãi khiến người lập trình và người sử dụng dễ phát hiện và khắc phục các lỗ hổng an toàn trước khi chúng bị lợi dụng. Các hệ thống phần mềm nguồn mở thường có quy trình rà soát chủ động chứ không phải rà soát đối phó.
B) Ưu tiên về tính an toàn đặt trên tiêu chí tiện dụng: có thể nói phần mềm nguồn mở được dùng để điều hành một phần lớn mạng Internet và do đó nhấn mạnh nhiều đến tính bền vững và chức năng vận hành thay vì tính dễ sử dụng. Trước khi thêm bất cứ tính năng nào vào một ứng dụng phần mềm nguồn mở, bao giờ người ta cũng cân nhắc đến khía cạnh an toàn và tính năng đó sẽ chỉ được đưa vào nếu không làm yếu đi tính an toàn của hệ thống.
C) Gốc: các hệ thống phần mềm nguồn mở chủ yếu dựa trên mô hình của Unix: nhiều người sử dụng, thuận tiện cho kết nối mạng. Do đó, chúng được thiết kế với một cấu trúc an toàn bảo mật cao. Điều này là đặc biệt quan trọng khi có nhiều người cùng chia sẻ quyền sử dụng một máy chủ cấu hình mạnh, bởi vì nếu hệ thống có độ an toàn thấp, một người sử dụng bất kỳ có thể đột nhập vào máy chủ, ăn trộm dữ liệu cá nhân của người khác hoặc làm cho mọi người không tiếp cận được với các dịch vụ do hệ thống cung cấp. Kết quả của mô hình thiết kế này là chỉ có rất ít vụ tấn công được thực hiện thành công với các phần mềm nguồn mở.
2. Tính ổn định:
Các hệ thống FOSS vốn nổi tiếng là ổn định và đáng tin cậy. Có rất nhiều câu chuyện truyền miệng về những máy chủ FOSS hoạt động năm này qua năm khác mà không cần duy trì bảo dưỡng. Tuy nhiên, các nghiên cứu định lượng để đưa ra bằng chứng cụ thể thì khó thực hiện hơn. Sau đây là hai nghiên cứu cho đến nay đã thực hiện được:
• Năm 1999, Zdnet tiến hành một cuộc thử nghiệm kéo dài 10 tháng về tính ổn định hệ thống của các hệ điều hành Linux, Microsoft Windows NT Server 4.0 và Service Pack 3. Ba hệ điều hành được cài đặt trên những phần cứng giống hệt nhau và thực hiện các chức năng như nhau là in, phục vụ nối mạng và quản lý file.
Kết quả là Windows NT cứ 6 tuần lại sập một lần trong khi cả hai hệ điều hành Linux đều không sập lần nào trong suốt thời gian 10 tháng thử nghiệm.
• Một cuộc thử nghiệm theo phương pháp chọn ngẫu được tiến hành vào năm 1995, tập trung thử nghiệm 7 hệ điều hành thương mại và Linux. Người ta nạp vào các hệ điều hành này những tính năng ngẫu nhiên theo một trình tự lộn xộn, bắt chước hành động của những người sử dụng kém hiểu biết. Kết quả là các hệ điều hành thương mại có tỷ lệ xung đột hệ thống trung bình là 23% trong khi Linux chỉ bị lỗi vận hành trong 9% số lần thử nghiệm. Nhiều năm sau, một nghiên cứu tiếp nối còn cho thấy tất cả những lỗi gặp trong cuộc thử nghiệm nói trên đều đã được khắc phục với hệ điều hành FOSS, trong khi với các phần mềm đóng thì vẫn hầu như chưa được đụng đến.
3. Các chuẩn mở và việc không phải lệ thuộc vào nhà cung cấp
Các chuẩn mở trao cho người sử dụng, không phân biệt đó là cá nhân, công ty hay chính phủ, sự linh hoạt và quyền tự do chuyển đổi giữa các phần mềm, hệ điều hành và nhà cung cấp.
Còn chuẩn đóng thì khiến người sử dụng chỉ có thể lựa chọn các phần mềm của một công ty duy nhất và làm cho họ ngày càng lệ thuộc vào công ty này, khi mà toàn bộ dữ liệu đã được lưu theo định dạng riêng của nhà cung cấp và chi phí để chuyển chúng sang chuẩn mở sẽ cao ngất trời.
Một ưu điểm nữa của các phần mềm nguồn mở là chúng hầu như luôn sử dụng các chuẩn mở.
Có hai lý do chính cho việc này:
• Sẵn có mã nguồn: với mã nguồn được phổ biến công khai, người ta lúc nào cũng có thể tái thiết kế và tích hợp lại bộ chuẩn của một ứng dụng. Mọi khả năng tuỳ biến đều đã thể hiện rõ trong mã nguồn, khiến cho không ai có thể giấu một chuẩn riêng trong một hệ thống phần mềm nguồn mở. Còn với các phần mềm đóng thì việc tái thiết kế sẽ khó hơn
nhiều và trong một số trường hợp các mã còn được viết để cố tình đánh lạc hướng người dùng.
• Chủ động tương thích chuẩn: khi đã có những chuẩn được thừa nhận rộng rãi, ví dụ như HyperText Markup Language (HTML) - bộ chuẩn quy định cách thức hiển thị các trang web, thì các dự án phần mềm nguồn mở luôn chủ động bám sát những chuẩn này. Phần mềm trình duyệt web Mozilla - kết quả của một dự án phần mềm nguồn mở - tương thích với rất nhiều chuẩn do Tập đoàn World Wide Web (W3C) ban hành, một trang web xếp hạng các sản phẩm web, cho biết Mozilla là một trong những phần mềm trình duyệt tương thích nhất hiện nay. Tính tương thích cao với các chuẩn hiện hành có được là do tập quán phát triển phần mềm nguồn mở đề cao việc chia sẻ và phối hợp giữa nhiều ứng dụng khác nhau.
4.Giảm lệ thuộc vào xuất khẩu
Một trong những động cơ quan trọng khiến các quốc gia đang phát triển nhiệt tình hưởng ứng phần mềm nguồn mở chính là chi phí khổng lồ của giấy phép sử dụng các phần mềm đóng.
Vì hầu như toàn bộ phần mềm của các nước đang phát triển đều được nhập khẩu, tiền mua những phần mềm này sẽ làm tiêu hao quỹ dự trữ ngoại tệ hết sức quý báu mà lẽ ra có thể được sử dụng hiệu quả hơn cho những mục tiêu phát triển khác.
5.Phát triển năng lực của ngành công nghiệp phần mềm địa phương
Báo cáo của Viện kinh tế tin học quốc tế đưa ra ba lý do nhằm giải thích hiện tượng này:
• Rào cản gia nhập thị trường thấp: Phần mềm nguồn mở, theo nguyên lý khuyến khích sửa đổi và lưu hành tự do, rất dễ tìm, dễ sử dụng và dễ học hỏi. Phần mềm nguồn mở cho phép các nhà lập trình phát huy kiến thức và những nhân tố hiện có để tiếp tục sáng tạo nên các phần mềm mới, giống như phương pháp tiến hành nghiên cứu cơ bản.
• FOSS là một hệ thống đào tạo rất hiệu quả: Bản chất mở và tính phối hợp cao của quy trình phát triển FOSS cho phép người học có thể tìm hiểu và thí nghiệm với các khái niệm phần mềm mà hầu như không gây tốn kém trực tiếp cho xã hội. Tương tự, một sinh viên có thể khai thác những kiến thức vô tận từ mạng lưới phối hợp phát triển phần mềm nguồn mở toàn cầu, bao gồm cả những kho lưu trữ đồ sộ các kiến thức kỹ thuật và phương tiện trao đổi tương tác.
• FOSS là nguồn hình thành nên các chuẩn: phần mềm nguồn mở thường trở nên những chuẩn tự thân (de facto standard), do được sử dụng rộng rãi trong một khu vực hay ngành kinh tế nhất định. Khi tham gia vào quá trình xây dựng chuẩn cho một ứng dụng FOSS, địa phương liên quan sẽ đảm bảo được rằng chuẩn đó phù hợp với các đặc điểm văn hoá và nhu cầu thực tế của địa phương.
6.Vấn đề vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, và tính tuân thủ WTO
Nạn sao chép phần mềm là vấn đề mà hầu như quốc gia nào trên thế giới cũng gặp phải. Tổ chức Business Software Alliance ước tính riêng trong năm 2002, tệ nạn này làm nước Mỹ thiệt mất 13,08 tỷ đôla. Ngay với các quốc gia phát triển, nơi mà trên lý thuyết giá phần mềm còn vừa túi tiền người dân, tỷ lệ sao chép phần mềm vẫn ở mức rất cao (24% ở Mỹ và 35% ở Châu Âu). Tại các quốc gia đang phát triển, nơi mà mức thu nhập thấp khiến cho phần mềm trở thành một thứ hàng xa xỉ, thì tỷ lệ sao chép có thể đạt tới 90%.( ví dụ : đây chỉ là 2 trong số hàng chục vụ việc về vi phạm bản quyền mà thanh tra liên ngành phát hiện trong thời gian qua.Năm 2006 Việt nam đã tham gia tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ là một cam kết của của Việt Nam trên lộ trình hòa nhập với các nền kinh tế thế giới.
Trở lại với trường Cao đẳng kĩ thuật Mỏ, nhà trường đang sử dụng 100 máy tính phục vụ cho giảng dạy và khoảng 130 máy phục vụ cho công tác nghiệp vụ hành chính và quản lý. Con số này còn tăng thêm trong thời gian tới.Với số lượng máy trên cùng với các phần mềm đi kèm theo ít nhất là: MicroSoft Window XP, MicroSoft Office thì trung bình mỗi máy tính phải trả tiền bản quyền cho một bộ phần mềm dùng được là 322USD (140 USD cho bản Window XP Professional và 182USD cho các tính năng cơ bản của bộ Office - Đây là giá ưu đãi mà MicroSoft giành cho Bộ Giáo dục và Đào tạo). Giá trên cũng đã là quá cao với thu nhập của người Việt Nam (đĩa CD lậu không quá 10.000 VNĐ). Một tính toán nhỏ cũng cho thấy Nhà trường cần phải tiêu tốn 230 x 322= 74.060USD hay là 1.196.809.600VND cho vấn đề bản quyền này! Con số này còn gia tăng trong thời gian tới)
Nạn sao chép phần mềm và hệ thống luật pháp lỏng lẻo sẽ gây thiệt hại cho một quốc gia trên nhiều phương diện. Quốc gia nào yếu trong việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ kém hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Quyền gia nhập WTO và khả năng tiếp cận những lợi ích mà tổ chức này mang lại bị ảnh hưởng khá nhiều bởi mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà một quốc gia đạt được.
7.Bản địa hoá
"Bản địa hoá là thích ứng một sản phẩm, làm cho nó phù hợp về mặt ngôn ngữ và văn hoá với thị trường mục tiêu (quốc gia hoặc địa phương), nơi sản phẩm được tiêu thụ và sử dụng". Mã nguồn mở hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu này bởi các lập trình viên địa phương.
Vấn đề 4: Tại sao mọi người vẫn dùng phần mềm closed nhiều hơn
. Lý do là phần mềm open source chưa đạt chuẩn về mặt hỗ trợ khách hàng tốt do thường không có một công ty, một đại diện nào đứng ra quản lý khách hàng. Tất cả các yêu cầu hầu như không thể hỗ trợ bằng điện thọai mà phải dùng forum, mail hay newsgroup,...
Lý do tiếp theo là các open source thường không quan tâm đến việc quản cáo, giới thiệu sản phẩm. Chúng thường được biết tới nhiều bởi cộng đồng những nhà phát triển phần mềm, những người chuyên về IT nhiều hơn là các doanh nghiệp. Với nhóm phát triển open source, khái niệm về "bán" được thay bằng "nhận tài trợ". Vì vậy, open source không mong đợi tài chính từ các cá nhân người dùng mà dựa vào tài trợ chủ yếu từ những tổ chức lớn.
Một lý do nữa là open source mang tính chất "mở" trong các tính năng của phần mềm. Điều này có nghĩa là đôi khi phần mềm trở nên khó sử dụng bởi sự phức tạp quá hay đơn giản quá của một tính năng mà nó cung cấp. Bản chất của việc đưa ra một tính năng như vậy là bởi nhóm phát triển muốn cộng đồng open source có nhiều khả năng để thay đổi và biến hóa nó nên cần tuân theo những chuẩn nhất định để giao tiếp hay tích hợp với các phần mềm khác.
Qua những điểm trên, có thể thấy rằng Open Source có những ưu điểm rất lớn, đặc biệt đối với các công ty, nhóm phát triển phần mềm nhỏ. Open source chưa phải là sản phẩm cuối cùng để đưa đến tay người dùng. Để làm việc đó, công ty hay nhóm phát triển phần mềm có thể tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thêm hay bớt các tính năng cho phù hợp. Cuối cùng, họ chỉ cần cung cấp một dịch vụ hỗ trợ khách hàng hợp lý để đưa phần mềm tới người dùng.
Bằng cách này, cả công ty lẫn khách hàng đều có lợi. Về phía khách hàng, họ được dùng phần mềm chất lượng tốt, hỗ trợ khách hàng đầy đủ với giá rẻ. Về phía nhà cung cấp, dựa trên open source, tiết kiệm đáng kể các chi phí về phát triển, kiểm lỗi, quản lý dự án. Đồng thời, nhân lực của họ lại nhanh chóng nâng cao trình độ, giảm bớt thời gian làm việc "chân tay" khi tiếp nhận source code có "giá trị" và "chất lượng" từ những open source được xây dựng chuyên nghiệp, cấu trúc phần mềm, lập trình,... tốt ngay từ đầu
Một số phần mềm mã nguồn mở nổi tiếng
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top