nguyenanhque.sql.proc
Khoa CNTT - Trường ĐHKH Huế Giáo trình SQL
Câu lệnh này sử dụng tương tự như câu lệnh CREATE PROCEDURE. Việc sửa đổi lại
một thủ tục đã có không làm thay đổi đến các quyền đã cấp phát trên thủ tục cũng như
không tác động đến các thủ tục khác hay trigger phụ thuộc vào thủ tục này.
5.1.8 Xoá thủ tục
Để xoá một thủ tục đã có, ta sử dụng câu lệnh DROP PROCEDURE với cú
pháp như sau:
DROP PROCEDURE tên_thủ_tục
Khi xoá một thủ tục, tất cả các quyền đã cấp cho người sử dụng trên thủ tục đó cũng
đồng thời bị xoá bỏ. Do đó, nếu tạo lại thủ tục, ta phải tiến hành cấp phát lại các quyền
trên thủ tục đhủ tục lưu trữ (stored procedure)
5.1.1 Các khái niệm
Như đã đề cập ở các chương trước, SQL được thiết kế và cài đặt như là một
ngôn ngữ để thực hiện các thao tác trên cơ sở dữ liệu như tạo lập các cấu trúc trong cơ
sở dữ liệu, bổ sung, cập nhật, xoá và truy vấn dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Các câu lệnh
SQL được người sử dụng viết và yêu cầu hệ quản trị cơ sở dữ liệu thực hiện theo chế
độ tương tác.
Các câu lệnh SQL có thể được nhúng vào trong các ngôn ngữ lập trình, thông
qua đó chuỗi các thao tác trên cơ sở dữ liệu được xác định và thực thi nhờ vào các câu
lệnh, các cấu trúc điều khiển của bản thân ngôn ngữ lập trình được sử dụng.
Với thủ tục lưu trữ, một phần nào đó khả năng của ngôn ngữ lập trình được đưa
vào trong ngôn ngữ SQL. Một thủ tục là một đối tượng trong cơ sở dữ liệu bao gồm
một tập nhiều câu lệnh SQL được nhóm lại với nhau thành một nhóm với những khả
năng sau:
• Các cấu trúc điều khiển (IF, WHILE, FOR) có thể được sử dụng trong thủ
tục.
• Bên trong thủ tục lưu trữ có thể sử dụng các biến như trong ngôn ngữ lập
trình nhằm lưu giữ các giá trị tính toán được, các giá trị được truy xuất được
từ cơ sở dữ liệu.
• Một tập các câu lệnh SQL được kết hợp lại với nhau thành một khối lệnh
bên trong một thủ tục. Một thủ tục có thể nhận các tham số truyền vào cũng
như có thể trả về các giá trị thông qua các tham số (như trong các ngôn ngữ
lập trình). Khi một thủ tục lưu trữ đã được định nghĩa, nó có thể được gọi
thông qua tên thủ tục, nhận các tham số truyền vào, thực thi các câu lệnh
SQL bên trong thủ tục và có thể trả về các giá trị sau khi thực hiện xong.
Sử dụng các thủ tục lưu trữ trong cơ sở dữ liệu sẽ giúp tăng hiệu năng của cơ sở
dữ liệu, mang lại các lợi ích sau:
• Đơn giản hoá các thao tác trên cơ sở dữ liệu nhờ vào khả năng module hoá
các thao tác này.
104 Khoa CNTT - Trường ĐHKH Huế Giáo trình SQL
• Thủ tục lưu trữ được phân tích, tối ưu khi tạo ra nên việc thực thi chúng
nhanh hơn nhiều so với việc phải thực hiện một tập rời rạc các câu lệnh SQL
tương đương theo cách thông thường.
• Thủ tục lưu trữ cho phép chúng ta thực hiện cùng một yêu cầu bằng một câu
lệnh đơn giản thay vì phải sử dụng nhiều dòng lệnh SQL. Điều này sẽ làm
giảm thiểu sự lưu thông trên mạng.
• Thay vì cấp phát quyền trực tiếp cho người sử dụng trên các câu lệnh SQL
và trên các đối tượng cơ sở dữ liệu, ta có thể cấp phát quyền cho người sử
dụng thông qua các thủ tục lưu trữ, nhờ đó tăng khả năng bảo mật đối với hệ
thống.
5.1.2 Tạo thủ tục lưu trữ
Thủ tục lưu trữ được tạo bởi câu lệnh CREATE PROCEDURE với cú pháp như
sau:
CREATE PROCEDURE tên_thủ_tục [(danh_sách_tham_số)]
[WITH RECOMPILE|ENCRYPTION|RECOMPILE,ENCRYPTION]
AS
Các_câu_lệnh_của_thủ_tục
Trong đó:
tên_thủ_tục Tên của thủ tục cần tạo. Tên phải tuân theo qui tắc
định danh và không được vượt quá 128 ký tự.
danh_sách_tham_số Các tham số của thủ tục được khai báo ngay sau tên
thủ tục và nếu thủ tục có nhiều tham số thì các khai
báo phân cách nhau bởi dấu phẩy. Khai báo của
mỗi một tham số tối thiểu phải bao gồm hai phần:
• tên tham số được bắt đầu bởi dấu @.
• kiểu dữ liệu của tham số
Ví dụ:
@mamonhoc nvarchar(10)
RECOMPILE Thông thường, thủ tục sẽ được phân tích, tối ưu và
dịch sẵn ở lần gọi đầu tiên. Nếu tuỳ chọn WITH
RECOMPILE được chỉ định, thủ tục sẽ được dịch
lại mỗi khi được gọi.
105 Khoa CNTT - Trường ĐHKH Huế Giáo trình SQL
ENCRYPTION Thủ tục sẽ được mã hoá nếu tuỳ chọn WITH
ENCRYPTION được chỉ định. Nếu thủ tục đã được
mã hoá, ta không thể xem được nội dung của thủ
tục.
các_câu_lệnh_của_thủ_tục Tập hợp các câu lệnh sử dụng trong nội dung thủ
tục. Các câu lệnh này có thể đặt trong cặp từ khoá
BEGIN...END hoặc có thể không.
Ví dụ 5.1: Giả sử ta cần thực hiện một chuỗi các thao tác như sau trên cơ sở dữ liệu
1. Bổ sung thêm môn học cơ sở dữ liệu có mã TI-005 và số đơn vị học
trình là 5 vào bảng MONHOC
2. Lên danh sách nhập điểm thi môn cơ sở dữ liệu cho các sinh viên học
lớp có mã C24102 (tức là bổ sung thêm vào bảng DIEMTHI các bản ghi
với cột MAMONHOC nhận giá trị TI-005, cột MASV nhận giá trị lần
lượt là mã các sinh viên học lớp có mã C24105 và các cột điểm là
NULL).
Nếu thực hiện yêu cầu trên thông qua các câu lệnh SQL như thông thường, ta phải thực
thi hai câu lệnh như sau:
INSERT INTO MONHOC
VALUES('TI-005','Cơ sở dữ liệu',5)
INSERT INTO DIEMTHI(MAMONHOC,MASV)
SELECT ‘TI-005’,MASV
FROM SINHVIEN
WHERE MALOP='C24102'
Thay vì phải sử dụng hai câu lệnh như trên, ta có thể định nghĩa môt thủ tục lưu trữ với
các tham số vào là @mamonhoc, @tenmonhoc, @sodvht và @malop như sau:
CREATE PROC sp_LenDanhSachDiem(
@mamonhoc NVARCHAR(10),
@tenmonhoc NVARCHAR(50),
@sodvht SMALLINT,
@malop NVARCHAR(10))
AS
BEGIN
INSERT INTO monhoc
VALUES(@mamonhoc,@tenmonhoc,@sodvht)
INSERT INTO diemthi(mamonhoc,masv)
106 Khoa CNTT - Trường ĐHKH Huế Giáo trình SQL
SELECT @mamonhoc,masv
FROM sinhvien
WHERE malop=@malop
END
Khi thủ tục trên đã được tạo ra, ta có thể thực hiện được hai yêu cầu đặt ra ở trên một
cách đơn giản thông qua lòi gọi thủ tục:
sp_LenDanhSachDiem 'TI-005','Cơ sở dữ liệu',5,'C24102'
5.1.3 Lời gọi thủ tục lưu trữ
Như đã thấy ở ví dụ ở trên, khi một thủ tục lưu trữ đã được tạo ra, ta có thể yêu
cầu hệ quản trị cơ sở dữ liệu thực thi thủ tục bằng lời gọi thủ tục có dạng:
tên_thủ_tục [danh_sách_các_đối_số]
Số lượng các đối số cũng như thứ tự của chúng phải phù hợp với số lượng và thứ tự
của các tham số khi định nghĩa thủ tục.
Trong trường hợp lời gọi thủ tục được thực hiện bên trong một thủ tục khác, bên
trong một trigger hay kết hợp với các câu lệnh SQL khác, ta sử dụng cú pháp như sau:
EXECUTE tên_thủ_tục [danh_sách_các_đối_số]
Thứ tự của các đối số được truyền cho thủ tục có thể không cần phải tuân theo
thứ tự của các tham số như khi định nghĩa thủ tục nếu tất cả các đối số được viết dưới
dạng:
@tên_tham_số = giá_trị
Ví dụ 5.2: Lời gọi thủ tục ở ví dụ trên có thể viết như sau:
sp_LenDanhSachDiem @malop='C24102',
@tenmonhoc='Cơ sở dữ liệu',
@mamonhoc='TI-005',
@sodvht=5
5.1.4 Sử dụng biến trong thủ tục
Ngoài những tham số được truyền cho thủ tục, bên trong thủ tục còn có thể sử
dụng các biến nhằm lưu giữ các giá trị tính toán được hoặc truy xuất được từ cơ sở dữ
liệu. Các biến trong thủ tục được khai báo bằng từ khoá DECLARE theo cú pháp như
sau:
DECLARE @tên_biến kiểu_dữ_liệu
Tên biến phải bắt đầu bởi ký tự @ và tuân theo qui tắc về định danh. Ví dụ dưới
đây minh hoạ việc sử dụng biến trong thủ tục
107 Khoa CNTT - Trường ĐHKH Huế Giáo trình SQL
Ví dụ 5.3: Trong định nghĩa của thủ tục dưới đây sử dung các biến chứa các giá trị truy
xuất được từ cơ sở dữ liệu.
CREATE PROCEDURE sp_Vidu(
@malop1 NVARCHAR(10),
@malop2 NVARCHAR(10))
AS
DECLARE @tenlop1 NVARCHAR(30)
DECLARE @namnhaphoc1 INT
DECLARE @tenlop2 NVARCHAR(30)
DECLARE @namnhaphoc2 INT
SELECT @tenlop1=tenlop,
@namnhaphoc1=namnhaphoc
FROM lop WHERE malop=@malop1
SELECT @tenlop2=tenlop,
@namnhaphoc2=namnhaphoc
FROM lop WHERE malop=@malop2
PRINT @tenlop1+' nhap hoc nam '+str(@namnhaphoc1)
print @tenlop2+' nhap hoc nam '+str(@namnhaphoc2)
IF @namnhaphoc1=@namnhaphoc2
PRINT 'Hai lớp nhập học cùng năm'
ELSE
PRINT 'Hai lớp nhập học khác năm'
5.1.5 Giá trị trả về của tham số trong thủ tục lưu trữ
Trong các ví dụ trước, nếu đối số truyền cho thủ tục khi có lời gọi đến thủ tục là
biến, những thay đổi giá trị của biền trong thủ tục sẽ không được giữ lại khi kết thúc
quá trình thực hiện thủ tục.
Ví dụ 5.4: Xét câu lệnh sau đây
CREATE PROCEDURE sp_Conghaiso(@a INT,@b INT, @c INT)
AS
SELECT @c=@a+@b
Nếu sau khi đã tạo thủ tục với câu lệnh trên, ta thực thi một tập các câu lệnh như sau:
DECLARE @tong INT
108 Khoa CNTT - Trường ĐHKH Huế Giáo trình SQL
SELECT @tong=0
EXECUTE sp_Conghaiso 100,200,@tong
SELECT @tong
Câu lệnh “SELECT @tong” cuối cùng trong loạt các câu lệnh trên sẽ cho kết quả là: 0
Trong trường hợp cần phải giữ lại giá trị của đối số sau khi kết thúc thủ tục, ta
phải khai báo tham số của thủ tục theo cú pháp như sau:
@tên_tham_số kiểu_dữ_liệu OUTPUT
hoặc:
@tên_tham_số kiểu_dữ_liệu OUT
và trong lời gọi thủ tục, sau đối số được truyền cho thủ tục, ta cũng phải chỉ định thêm
từ khoá OUTPUT (hoặc OUT)
Ví dụ 5.5: Ta định nghĩa lại thủ tục ở ví dụ 5.4 như sau:
CREATE PROCEDURE sp_Conghaiso(
@a INT,
@b INT,
@c INT OUTPUT)
AS
SELECT @c=@a+@b
và thực hiện lời gọi thủ tục trong một tập các câu lệnh như sau:
DECLARE @tong INT
SELECT @tong=0
EXECUTE sp_Conghaiso 100,200,@tong OUTPUT
SELECT @tong
thì câu lệnh “SELECT @tong” sẽ cho kết quả là: 300
5.1.6 Tham số với giá trị mặc định
Các tham số được khai báo trong thủ tục có thể nhận các giá trị mặc định. Giá
trị mặc định sẽ được gán cho tham số trong trường hợp không truyền đối số cho tham
số khi có lời gọi đến thủ tục.
Tham số với giá trị mặc định được khai báo theo cú pháp như sau:
@tên_tham_số kiểu_dữ_liệu = giá_trị_mặc_định
Ví dụ 5.6: Trong câu lệnh dưới đây:
CREATE PROC sp_TestDefault(
109 Khoa CNTT - Trường ĐHKH Huế Giáo trình SQL
@tenlop NVARCHAR(30)=NULL,
@noisinh NVARCHAR(100)='Huế')
AS
BEGIN
IF @tenlop IS NULL
SELECT hodem,ten
FROM sinhvien INNER JOIN lop
ON sinhvien.malop=lop.malop
WHERE noisinh=@noisinh
ELSE
SELECT hodem,ten
FROM sinhvien INNER JOIN lop
ON sinhvien.malop=lop.malop
WHERE noisinh=@noisinh AND
tenlop=@tenlop
END
thủ tục sp_TestDefault được định nghĩa với tham số @tenlop có giá trị mặc định là
NULL và tham số @noisinh có giá trị mặc định là Huế. Với thủ tục được định nghĩa
như trên, ta có thể thực hiện các lời gọi với các mục đích khác nhau như sau:
• Cho biết họ tên của các sinh viên sinh tại Huế:
sp_testdefault
• Cho biết họ tên của các sinh viên lớp Tin K24 sinh tại Huế:
sp_testdefault @tenlop='Tin K24'
• Cho biết họ tên của các sinh viên sinh tại Nghệ An:
sp_testDefault @noisinh=N'Nghệ An'
• Cho biết họ tên của các sinh viên lớp Tin K26 sinh tại Đà Nẵng:
sp_testdefault @tenlop='Tin K26',@noisinh='Đà Nẵng'
5.1.7 Sửa đổi thủ tục
Khi một thủ tục đã được tạo ra, ta có thể tiến hành định nghĩa lại thủ tục đó bằng
câu lệnh ALTER PROCEDURE có cú pháp như sau:
ALTER PROCEDURE tên_thủ_tục [(danh_sách_tham_số)]
[WITH RECOMPILE|ENCRYPTION|RECOMPILE,ENCRYPTION]
AS
Các_câu_lệnh_Của_thủ_tục
110
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top