nguyen tuyet kha 2

 Câu 1: Khái niệm đặc điểm bản chất của quá trình giáo dục ?

TL:

- Khái niệm: Quá trình giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng với những nội dung, hình thức, pp giáo dục phù hợp để hình thành cho học sinh những phẩm chaatscuar người công dân theo yêu cầu của xã hội, của thời đại.

- Bản chất:

+ GD là quá trình 2 mặt được thực hiện bới hoạt động của nhà gd và hs thông qua hoạt động sống hàng ngày của hs.

+ Quá trình giáo dục là quá trình tác động biện chứng giữa hoạt động của gia đinh và ng đc gd.

+ Kết quả là những chuyển biến, tiến bộ của cuộc sống đc thể hiện trong ý thức, trong thái độ hành vi có văn hóa của hs.

+ Vì vậy thực chất của quá trình gd là một quá trình chuyển hóa những chuẩn mực xh thành hành vi, thói quen, thành phẩm chất nhân cách của hs.

+ Bản chất của quá trình giáo dục là việc tổ chức hợp lý hoạt động giao lưu 1 cách hợp lý cho thế hệ trẻ bằng những tác động có mục đích, có hẹ thống giúp cho thế hệ trẻ tự định hướng giá trị, chuyển đối ý thức thái động, hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.

- Đặc điểm của quá trình gd:

+ giáo dục là quá trình có tính mục đích

  _Hoạt động giáo dục luôn có mục đích rõ ràng đó là việc định hướng các giá trị xã hội cho HS.

  _ Mục đích giáo dục trong các nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội theo yêu cầu của đất nước.

+ Giáo dục là một quá trình biện chứng

  _ GD là 1 quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra suốt cuộc đời của con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó yếu tố chủ đạo, lực lượng chính là nhà giáo dục và GD trong nhà trường.

  _ Toàn bộ quá trình GD luôn có sự tác động biện chứng giữa đối tượng GD (HS) đối với các hoạt động khác. Nổi bật là mối quan hệ tác động bản chất giữa GV và HS.

+ Sản phẩm giáo dục là thành quả chung của các lực lượng giáo dục

  _Quá trình GD chịu sự tác động phức hợp của nhiều nhân tố, nhiều lực lượng, được thực hiện trong toàn bộ đời sống hàng ngày của HS. Vì vậy sản phẩm của quá trình GD (các sản phẩm nhân cách) là sản phẩm chung của nhiều lực lượng, của toàn xã hội trong đó GD nhà trường đóng vai trò nòng cốt. Điều này đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong xã hội.

+GD là 1 quá trình tuân theo quy luật số đông nhưng đồng thời cũng bị chi phối bởi những đặc điểm cá thể.

  _ GD được tiến hành trong một tập thể lớp, GV lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với hầu hết học sinh trong lớp (hướng đến cái chung, ưu tiên cái chung).

 _ tuy nhiên trong những tình huống cụ thể hđgd và kết quả giáo dục lại phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân. Vì vậy trong quá trình giáo dục nhà gd cần phải nắm bắt được các đặc điểm cá nhân để có thể dự kiến và thực hiện các biện pháp gd mang tính cá biệt.

+ trong nhà trường quá trình giáo dục có quan hệ mật thiết với quá trình dạy học.

  _ Quá trình dạy học và quá trình giáo dục đều hướng đến giáo dục nhân cách cho hs. Vì vậy nó thống nhất với nhau cùng giáo dục con người theo yêu cầu xã hội.

 _ Mặt khác 2 quá trình này luôn tác động, hỗ trợ thúc đẩy nhau. dạy học (dạy chữ) là cơ sở, là điều kiện để dạy người. Ngược lại quá trình dạy học (dạy người) lại tạo điều kiện thúc đẩy quá trình dạy học.

+ Quá trình dạy học đc thực hiên trong cs hàng ngày thoongqua các hoạt động sống và giao lưu của trẻ.

  _ QTGD khác với dạy học ở chỗ nó không chỉ thực hiện trong các giờ trong nhà trường mà nó đc thực hiện trong toàn bộ cuộc sống hàng ngày, trong và ngoài nhà trường.

  _ Vì vậy toàn bộ hoạt động sống, giao tiếp, học tập, lao động của trẻ đều có thể diễn ra quá trình giáo dục đạt các mục đích giáo dục. Nhà gdục phải tận dụng điều này để phối hợp tiến hành hoạt động với các lực lượng giáo dục khác.         

Câu 2: Khái niệm nguyên tắc giáo dục, nguyên tắc đảm bảo tính mục đích (nội dung và biện pháp thực hiện). Nguyên tắc tôn trọng nhân cách và đề ra yêu cầu hợp lí với đối tượng giáo dục (nội dung và biện pháp thực hiện) ?

TL:

·        Khái niệm ntgd:

-         NTGD là hệ thống những luận điểm có tính chất tiền đề của lý luận giáo dục, có vai trò định hướng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, chỉ dẫn việc lựa chọn nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức GD nhằm làm cho quá trình giáo dục đạt đc mục tiêu đã đề ra.

-         Cơ sở xây dựng ntgd: dựa trên những vấn đề lý luận về bản chất con người, bản chất của quá trình giáo dục. 

·        Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của nền giáo dục:

* nội dung:

-         đòi hỏi tất cả các hoạt động giáo dục đều phải đc thực hiện theo mục đích của qtdh nhằm hướng đến mụcđích của gd nói chung.

-         từ mục đích giáo dục cụ thể các nhà giáo dục sẽ thiết kế các mục tiêu giáo dục cho từng giai đoạn phát triển của trẻ và cho từng tình huống cụ thể.

 *  yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc:

+, nhà gd khi thiết kế các hđgd từ việc xác định nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức hoạt động... đều phải hướng đến mục đích, mục tiêu gd của cấp học, lớp học.

+, khi xd mục tiêu cho các hoạt động giáo dục cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, vừa phù hợp với nội dung, với mục tiêu chung, vừa phải phù hợp với trình độ đc giáo dục của học sinh.

·        Nguyên tắc tôn trọng nhân cách và đề ra yêu cầu hợp lí với đối tượng giáo dục:

  + nội dung:

-         qtgd chỉ phát huy hiệu quả khi đối tượng giáo dục tự giác, tự nguyện làm theo yêu cầu của nhà gd để có đc điều đó đối tượng gd cần đc tôn trọng.

-         tôn trọng nhân cách hs là tôn trọng quyền đc học tập, được hưởng gd, đc phát triển nhân cách, tuyệt đối tránh sự xúc phạm thân thể và nhân cách hs

-         tôn trọng nhan cách luôn đi đôi với yêu cầu hợp lý

  + yêu cầu thực hiện:

-         trong mọi hoạt động giáo dục, nhà giáo dục luôn tôn trọng hs với tư cách là chủ thể thực hiện các hđgd. tạo mọi đk để hs đc phát triển nhân cách tốt nhất theo yêu cầu gd đề ra.

-         không xúc phạm nhân cách học sinh cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào với bất cứ lý do gì tránh sự thành kiến, áp đặtvới hs .

-         luôn đánh giá hs 1 cách công bằng, phát hiện những ưu điểm kích thích hs phát huy phấn đấu để mỗi hs đều đc phát triển tốt nhất khả năng của mình.

Câu 3: Mục đích con người giáo dục đạo đức, thể chất cho HS THCS ?

TL:

** giáo dục đạo đức cho hs thcs:

 - đạo đức là hình thái ý thức XH bao gồm những nguyên tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội đc hình thành phát triển trong cs, đc xh thừa nhận và tự giác thực hiện.

-         ý thức đạo đức là ý thức về các mối qh của cá nhân trong xh đc biểu hiện ở 3 mặt: ý thức đạo đức, thái độ và hành vi đạo đức.

·        nội dung của ý thức đạo đức bao gồm:

-         ý thức về mục đích cs

-         ý thức về các mối qh trong gđ, trong tập thể và ngoài xh

-         ý thức về lối sống cá nhân

-         ý thức về cs lao động sáng tạo

·        gd đạo đức là quá trình tác động nhằm hình thành cho hs, ý thức, tình cảm, niềm tin và hành vi thói quen đạo đức thể hiện trong cs hàng ngày đối với các quan hệ của cá nhân với gia đình, với ng khác, với tập thể.

·        nội dung giáo dục đạo đức trong trường thcs:

-         trang bị cho hs những tri thức cần thiết về các mối qh xh, về lối sống nhân văn, nhân đạo, nhân quyền.

-         hình thành cho hs thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng đối với mọi ng xung quanh

-         rèn luyện để mỗi ng biết tự giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức xh có thói quen chấp hành những quy luật của tập thể, của cộng đồng, nỗ lực học tập để cống hiến nhiều nhất cho xh.

** gd thể chất cho hs thcs:

   _là quá trình hoạt động sư phạm hướng vào việc hoàn thiện thể lực cho hs phát trienr kỹ năng vận động cơ thể tạo ra cs tâm lý ổn định, lối sống có văn hóa cho hs.

    _mđ của gd thể chất ở trường thcs:

-         hình thành ý thức, thói quen rèn luyện thân thể, luyện tập thể dục thể thao tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí để rèn luyện cơ thể,

-         giúp hs có ý thức tập luyện để phát triển cân đối về thể hình, khắc phục một số lệch lạc về cơ thể như: xương, mắt

-         khắc phục, phòng bệnh cho cá nhân và gđ

  _ nội dung gd thể chất bao gồm:

-         các bài tập về thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, các môn điền kinh, bóng bàn, bóng đá, cầu lông, cướp cờ và bơi lội.

-         phong trào rèn luyện vs cá nhân và môi trường sống

  _hình thức gd thể chất của hs thcs:

-         thông qua việc giảng dạy trong các giờ thể dục chính khóa.

-         tổ chức các câu lạc bộ theo các bộ môn: bóng đá, bóng bàn.

-         tổ chức rèn luyện thể dục vào buổi sáng và giữa giờ

-         tổ chức cho hs tham quan du lịch ngoại khóa.

Câu 4: Phương pháp giáo dục( khái niệm , phương pháp luyện tập , pp khuyên bảo) ?

TL:

·        khái niệm pp gd:

-ppgd là cách thức hoạtđộng của nhà giáo dục và ng đc gd đc thực hiện trong sự thống nhất với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ gd theo mục đích gd đề ra.

-ppgd bao gồm: - pp tổ chức hoạt động của nhà gd

                         - pp tham gia tích cực của dối tượng gd vào hđ gd đó.

- pp gd đc thực hiện thông qua các phương tiện và hình thức tổ chức gd.

* pp khuyên bảo:

+,đn:

 - là pp trò chuyện, trao đổi đối thoại thẳng thắn giữa nhà giáo dục và đối tượng gd nhằm đưa ra đc những tri thức chuẩn để hs hiểu nội dung, ý nghĩa và pp thực hiện các chuẩn mực.

 - pp thảo luận thường diễn ra theo các chủ đề nhất định mà nhà gd và đối tượng gd cần quan tâm.

+, yêu cầu khi sd pp thảo luận:

-         nhà gd phải biết lựa chọn những chủ đề thảo luận hấp dẫn, có ý nghĩa thiết thực, gần gũi với cs hs để cho các em dễ bàn luận.

-         nhà gd phải khéo léo tạo ra bầu không khí thảo luận 1 cách tự nhiên để hs tin tưởng, trao đổi bộc lộ suy nghĩ của mình.

-         phải khuyến khích đc nhiều thành viên phát biểu 1 cách tự do, tự giác.

-         yêu cầu mỗi thành viên khi thảo luận phải biết lắng nghe, biết thay đổi suy nghĩ, ý kiến của mình tuân theo cái đúng nhằm tự giác điều chỉnh nhận thức của bản thân.

-         nhà gd phải là những ng có uy tín với tập thể hs, có sự hiểu biết sâu về vấn đề thảo luận 1 cách khoa học hiệu quả để có thể di đến những kết luận chính xác.

*pp luyện tập:

 +, luyện tập là pp đưa hs vào hđ theo 1 kế hoạch chung nhằm giúp các em thực hành công việc đc lặp đi lặp lại hành vi trong nhiều tình huống để hình thành thói quen ứng xử phù hợp với chuẩn mực xh

+, yêu cầu khi sd pp:

-         chọn công việc phù hợp với mục đích nd gd.

-         theo dõi uốn nắn và giúp đỡ hs thực hiện công việc bằng hành vi đúng để có đc thói quen tốt.

-         khuyến khích hs tìm những pp hoạt động sáng tạo để hình thành thói quen 1 cách hiệu quả nhất.

-         nhà gd phải đưa ra đc những quyết định và chế độ luyện tập 1 cách hợp lý

-         nhà gd đề ra yêu cầu, hành vi ngày càng cao qua từng lần luyện tập và biết động viên kịp thời mỗi lần hs đạt đc thành tích.  

Câu 5: Nội dung và pp công tác gVCN lớp. XD kế hoạch tổ chức buổi họp phụ huynh HS đấu năm học ?

TL:

·        nội dung công tác gvcn lớp:

  1, tìm hiểu, phân loại hs lớp cn

    a, hoàn cảnh sống của từng hs.

    b, những đặc điểm về thể chất, sinh lí của từng hs

    c, những đặc điểm tâm lý của mỗi hs.

    d, nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng hs.

       - từ những thông tin tìm hiểu như trên gvcn phân loại hs theo những tiêu chí riêng.

      ví dụ: gv có thể chia hs theo tổ cho đồng đều và phù hợp

                gv cn có thể phân nhóm hs về đạo đức để dễ quản lý và giáo dục

                gvcn có thể phân loại theo học lực của hs để dễ quản lý và gd

 2, xây dựng tập thể hs cn

   a, trước hết gvcn phải tổ chức “bộ máy tự quản” của lớp

      bao gồm:

- 1 lớp trưởng phụ trách chung

-         các lớp phó (1-3)

-         các cán sự bộ môn

-         đội cờ đỏ của lớp

  b, quy định rõ chức năng, nv cho từng loại cán bộ tự quản

  c, hướng dẫn các cán bộ ghi chép sổ công tác

  d, gvcn cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản

3, chỉ đạo tỏ chức thực hiện các nội dung gd toàn diện

 a, gd đạo đức, pháp luật và nhân văn cho hs.

 b, tổ chức hđ học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ của hs

c, tổ chức các hoạt động gd lao động và hướng nghiệp

4, liên kết với các lực lượng gd trong và ngoài nhà trường để giáo dục hs

 a, kết hợp với các lực lượng trong nhà trường

  - kết hợp và giúp đỡ các tổ chức Đoàn, Đội thực hiện mục tiêu gd

  - phối hợp với các gv dạy các môn học

  - phối hợp với ban giám hiệu nhà trường

  - phối hợp với cac lực lượng khác

 b, liên kết với các lực lượng ngoài nhà trường

  - gvcn thuwcjhieenj liên kết với gia đình

  - gvcn thực hiện liên kết với hội cha mẹ hs

 -liên kết với chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội

5, lập kế hoạch công tác lớp chủ nhiệm

 a, những đk để xây dựng kế hoạch

- tên hoạt động:

-mục đích:

- chuẩn bị:thời gian, địa điểm, phương tiện, kế hoạch, dự kiến lực lượng

- triển khai  _trình tự, quá trình (dự kiến), lực lượng

                   _ dự kiến yêu cầu hoạt động

- đánh giá

·        pp công tác gvcn lớp:

Câu 6: Xây dựng biện pháp giáo dục HS chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm ?

TL:

Để có thể đưa ra những biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan một cách đúng đắn, Thầy Cô cần phải thực hiện các bước tìm hiểu:

1. Tìm hiểu hoàn cảnh

Bất kỳ một học sinh nào, cho dù là học sinh bình thường nhất đều có những hoàn  cảnh sinh sống không giống nhau, không giống với các bạn khác trong lớp học.

Kinh nghiệm cho thấy: ở lứa tuổi các em cấp 3, vấn đề tiền bạc không phải là  quan trọng bậc nhất, với các em thì một gia đình hạnh phúc, yên ấm, vui vẻ chính  là điều mà các em cần nhất, do vậy, GVCN cần phải xác định em nào có một gia  đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình...  vì đấy có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên "chưa ngoan" hoặc cũng  có thể trở thành "tự kỷ"...

Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng con  của họ lại là những học sinh bị gọi là "học sinh cá biệt" do người cha và mẹ đi  công tác liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể tâm  sự, trao đổi, để hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con. Những học sinh này  thường sống với một người chăm sóc riêng hoặc chung sống với ông, bà và các  em sẽ cảm thấy thiếu đi bàn tay người mẹ, ánh mắt người cha...

Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư dả nhu cầu tiền bạc, vật chất  cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành, thực sự thì hành  động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lỏng, ăn chơi và  trở thành học sinh cá biệt, đến lúc phát hiện được thì có thể đã muộn rồi!

Cũng có những gia đình, do xung đột giữa các thành viên trong gia đình diễn ra  trước mắt của các em, khiến cho các em trở nên cộc cằn, hoặc xấu hổ với bạn  bè... có những hành vi bắt chước người lớn trong khi giải quyết các xung đột với  các bạn cùng lớp và như vậy, vô tình người lớn đã đẩy các em trở thành học sinh  cá biệt.

Đã có trường hợp xung đột giữa Ông bà với Cha mẹ khiến cho các em mất lòng  tin vào đấng sinh thành và trở nên hỗn láo, khó bảo, thường xuyên dùng vũ lực  nhằm giải quyết các xung đột với bạn học.

Cũng có trường hợp gia đình của các em quá khó khăn, các em phải lo phụ giúp  gia đình để kiếm sống và thời gian học bài của các em ở nhà bị hạn chế, khiến  sức học các em bị đuối dần, thế là các em trở thành học sinh cá biệt...

Nếu như GVCN nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh sống của học sinh, chắc chắn  sẽ có biện pháp kết hợp với gia đình để cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo  dục phù hợp hơn nhằm đưa học sinh trở lại chính mình

2.Tìm hiểu về tâm sinh lý của học sinh.

Để khẳng định mình, các em dễ có những hành xử bột phát, bất ngờ mà  chính các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến. Vì vậy, một  sự định hướng đúng đắn để giúp các em hình thành tính cách của mình sau  này, là điều hết sức quan trọng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.  Không chỉ truyền đạt kiến thức trong học tập, các em cần được trao đổi mọi điều  về chính bản thân, về những gì chân - thiện - mỹ trong cuộc sống.

Các em thường có những hành vi bắt chước một cách thụ động với mọi người  gần gũi với mình.

Trong một ngày thì các em chỉ ở trường học tối đa là 8 giờ, còn lại, các em  sống trong môi trường gia đình, xã hội xung quanh... Có những em tập tành hút thuốc do thấy người lớn hút thuốc với hình ảnh quá ư là điệu nghệ... có  những em chửi thề, nói tục một cách vô thức, do đã quen nghe và cảm thấy  như vậy là hay, là sành điệu... có những em quen kiểu cách ăn mặc, trang  điểm cho giống với một người lớn nào đấy, giống với diễn viên nào đấy và  xem đây là hợp thời, đúng điệu...

Do ảnh hưởng của truyền hình, phim ảnh,... các em có thể chọn cho mình  một thần tượng và sống theo thần tượng ấy một cách hăm hở, vô thức... lấy  lối sống, sinh hoạt, trang điểm của thần tượng ấy là điều mà mình phải làm  theo...

Nếu như GVCN cập nhật kịp thời những thông tin này của xã hội thì học sinh  sẽ cảm nhận Thầy Cô của mình không lạc hậu và như vậy tiếng nói của Thầy Cô sẽ có ảnh hưởng hơn đối với các em. Các em sẽ lắng nghe những phân  tính của Thầy Cô, Thầy Cô sẽ có nhiều cơ hội giáo dục hướng cho em phát  triển tâm sinh lý phù hợp lứa tuổi.

3. Tìm hiểu mối quan hệ bạn bè

Bạn bè, những mối quan hệ trong lớp, ngoài lớp cũng là điều mà Thầy Cô chúng  ta  cần quan tâm. Các em có thể tâm sự hàng giờ với bạn mà không bao giờ hé  nửa  lời với Thầy Cô về một vấn đề nào đấy, một số lớn các em học sinh xem  bạn bè mình là chuyên gia tư vấn

Bạn bè xấu, tốt ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em, người xưa nói "Gần  mực thì đen, gần đèn thì sáng" điều này hoàn toàn không sai... vấn đề là ai sẽ  đen,  ai sẽ sáng thì Thầy Cô phải can thiệp một cách tế nhị, đúng lúc, kịp thời...

Và nếu như Thầy Cô trở thành người bạn của các em thì quả là không gì tốt hơn,  điều này rất khó!

Thầy Cô có thể tạo môi trường cho các em sinh hoạt chung và từ đó nảy  sinh tình  bạn tốt, hãy để cho các em phát triển tình bạn một cách tự do trong tầm  kiểm  soát chừng mực của người lớn. Vấn đề này cần có sự phối hợp của gia đình  và  nhà trường một cách chủ động.

4. Tìm hiểu năng lực học tập

Có những học sinh học giỏi toán, lý, hóa nhưng lại kém văn, sử ...

Có những học sinh rất giỏi ngoại ngữ và các môn xã hội nhưng lại sợ toán, lý...

Hãy khơi dậy sự tự hào của các em với nhưng sở trường và khuyến khích các  em  cố gắng đạt được những tiến bộ so với chính mình ở ngày hôm qua... "hãy  đừng phạm sai lầm ngày  hôm qua mình đã gặp" chính là chủ trương mà tất cả  học sinh đều phải thấm nhuần.

Thầy Cô, đặc biệt là Thầy Cô chủ nhiệm cần phải nắm được học sinh của mình  yếu  môn nào, khi nào thì bắt đầu sa sút, để từ đó có biện phái thúc đẩy, phụ đạo  kịp  thời, không để học sinh có cảm giác bị bỏ rơi, không để cho học sinh vì yếu  một  môn mà nản lòng rồi kéo theo bỏ học, trở thành cá biệt.

5. Tìm hiểu sở thích, năng khiếu

Hầu như bất kỳ một học sinh nào đều có một năng khiếu nhất định, năng khiếu  này có thể do  bẩm sinh, do rèn luyện, vấn đề của người Thầy là thấy được năng  khiếu ấy và phát  huy sở trường của các em nhằm lấy nó làm động lực kéo theo  cho học sinh cố gắng hơn ở những mặt còn kém.

Có những học sinh thích lao động chân tay, khéo tay trong những hoạt động đòi  hỏi sự tỉ mỉ, nhưng lại học kém các môn cần sự tư duy. Có những học sinh thích  văn nghệ, ca múa hát... có những học sinh thích thể thao,  võ nghệ...

Hãy để cho các em có cơ hội thể hiện mình với các bạn và như vậy các  em sẽ  trở nên nổi tiếng với các bạn, đấy chính là động cơ thúc đẩy các em học tập  tốt  hơn nhằm không làm xấu đi hình ảnh của mình với các bạn.

Như vậy, tạo ra những hoạt động ngoại khóa, những buổi sinh hoạt ngoài giờ lên  lớp cũng chính là tạo ra những cơ hội cho các em có thể thể hiện tài năng của  minh, lấy lại sự tự tin với các bạn, khẳng định thế mạnh của minh để từ đó các  em được nhận sự khuyến khích của mọi người xung quanh, các em sẽ cố gắng  nhiều hơn ở các mặt còn yếu kém.

6.Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan

Sau khi đã thực hiện các bước tìm hiểu như trên, Giáo viên sẽ phân tích và xác  định nguyên nhân làm cho học sinh trở thành chưa ngoan. Nguyên nhân đó có thể là từ:

Gia đình có mâu thuẫn, đổ vỡ, xung đột...hoặc gia đình đang gặp khó khăn.

Bản thân học kém một vài môn học nào đó, do mất căn bản...

Sự lôi kéo của bạn bè vào những hoạt động không thiết thực...

Một vài Thầy Cô nào đó có những hành động khiến cho các em mất lòng tin...

Thông thường các nguyên nhân này đi chung với nhau, chứ không đơn thuần riêng lẻ từng nguyên nhân.

Thầy Cô phải tìm ra đâu là nguyên nhân chủ yếu:

có thể chỉ là một phút ham chơi trò chơi điện tử, học sinh ấy đã lỡ xài hết tiền học phí, rồi dẫn đến lo sợ, bỏ học...

có thể do hoàn cảnh khó khăn, các em phải đi làm thêm ban đêm, buổi sáng mệt mỏi, buồn ngủ, không đủ sức theo học trong lớp.

có thể do buồn chuyện gia đình, cảm giác tự ti xuất hiện, các em cảm thấy chán nản, mất phương hướng, tuyệt vọng, ...

Từ việc xác định được nguyên nhân chủ yếu, tôi tin rằng phần việc còn lại hoàn toàn không khó khăn với một Thầy Cô tâm huyết với nghề, có tấm lòng yêu thương các em... nhằm giúp các em có thể khắc phục những khó khăn, thay đổi được những suy nghĩ chưa đúng, để có thể trở thành những học sinh bình thường như bao bạn khác.

Thầy Cô hãy thông báo kịp thời cho Ban giám hiệu nhà trường tất cả các trường hợp mà Thầy Cô cho rằng đấy là những học sinh chưa ngoan, để cùng nhau có biện pháp phối hợp giữa các bộ phận, bộ môn.

Thầy Cô không nên tự tin cho rằng chỉ một mình thôi có đủ bản lĩnh cảm hóa, giáo dục các em chưa ngoan, hậu quả sẽ khôn lường nếu như Thầy Cô rơi vào trạng thái bất lực, khi đó sẽ là quá muộn để có thể sự phối hợp giáo dục các em này và lúc này, chính Thầy Cô sẽ là người đẩy các em ra xa hơn môi trường giáo dục phổ thông.

-

2. Các khâu của quá trình dạy học (6 khâu).

2.1. Kích thích thái độ học tập của người học.

- Thực chất: làm xuất hiện đối lập cơ bản và giúp học sinh ý thức được đối lập cơ bản.

- Cách thực hiện: Làm xuất hiện tình huống có vấn đề và khéo léo dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề.

2.2. Tính chất điều khiển người học lĩnh hội tri thức mới.

- Thực chất của khâu là tính chất điều khiển người học giải quyết đối lập cơ bản.

+ GV giải quyết học sinh nghe, hiểu và ghi chép

+ GV và học sinh cùng giải quyết

+ Học sinh độc lập giải quyết dưới sự hướng dẫn của GV.

2.3. Tính chất điều khiển người học và rèn luyện tính kĩ năng, kĩ xảo.

- Thực chất: tính chất điều khiển người học giải quyết các nhiệm vụ học tập và các tình huống do thực tiễn cuộc sống đặt ra.

- Cách thực hiện: GV ra câu hỏi ra bài tập học sinh thực hiện, học sinh tự ra câu hỏi, tự tìm bài tập và tự thực hiện.

2.4. Tính chất điều khiển người học ôn tập củng cố hệ thống hoá và khái quát hoá kiến thức.

- Tính chất: giúp học sinh nắm vững kiến thức đó học để có thể tái hiện chúng một cách nhanh, đầy đủ, chính xác khi cần thiết.

- Cách thực hiện:

+ GV ôn tập và hệ thống hoá học sinh nghe, hiểu, nhớ

+ GV ra câu hỏi ôn tập học sinh làm, tự ôn tập

+ GV ra bài tập ôn tập, học sinh giải quyết bài tập, học sinh giải bài tập và thông qua đó tái hiện lại kiến thức.

2.5. Kiểm tra đánh  giá trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học và tổ chức điều khiển người học tự kiểm tra, tự đánh giá.

- Thực chất: Tổ chức điều khiển học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập do GV đề ra hoặc do học sinh tự đề ra.

- Hình thức:

+ Kiểm tra thường xuyên

+ Kiểm tra định kì

+ Kiểm tra tổng kết.

2.6. Phân tích đánh giá kết quả của quá trình dạy học.

- Thực chất: Làm xuất hiện và hoàn thiện các mối liên hệ ngược.

- Cách thức: Đối chiếu kết quả với mục đích nếu kết quả bằng mục đích thì quá trình dạy học đó hoàn thành ở giai đoạn đó, chu trình đó nếu kết quả khác mục đích thì cần tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh.

Lưu ý: Lôgic của quá trình dạy học cần là một logic động bởi vì quá trình dạy học có nhiều môn học mỗi môn học lại có bài học cụ thể với mục đích dạy học khác nhau, với những đặc điểm nội dung, tài liệu học tập khác nhau và với những đặc điểm nhận thức của học sinh khác nhau.

NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC

I. KHÁI NIỆM VỀ NGUYÊN TẮC GD

- Nguyên tắc GD là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận GD có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình GD nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ GD và đạt được mục đích GD đã đề ra.

II. HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC GD

1. Cơ sở xuất phát để xác định các nguyên tắc GD

- Dựa vào bản chất quy luật động lực logic của quá trình GD

- Dựa vào mục đích của quá trình GD nói chung và nhiệm vụ của quá trình GD theo nghĩa hẹp nói riêng.

- Dựa vào các hệ thống nguyên tắc GD đó hình thành trong lịch sử phát triển của lý luận GD trên cơ sở kế thừa có chọn lọc.

- Dựa vào những kinh nghiệm được tổng kết từ thực tiễn GD

2. Hệ thống các nguyên tắc GD

- Đảm bảo tính mục đích của công tác GD

- Đảm bảo gần GD với đối xử, với thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Đảm bảo sự thống nhất giữa ý thức và hành vi trong công tác GD.

- Đảm bảo GD trong tập thể và bằng tập thể.

- Đảm bảo nhân cách người được GD được tôn trọng, kết hợp với đòi hỏi ở họ một cách hợp lý. Tôn trọng không có nghĩa là nuông chiều, buông xuôi thả lỏng trong công tác GD mà phải biết đưa ra những yêu cầu hợp lý chân thành với người được GD và tôn trọng và cũng có nghĩa là không xúc phạm nhân cách không mạt xát sỉ nhục, định kiến khắt khe bảo thủ gây cho người được GD những đau đớn về thể xác và tinh thần.

- Đảm bảo tính hệ thống, tính kế tiếp, tính liên tục của công tác GD. Đòi hỏi công tác GD phải được tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chỗ do mọi người, qua mọi việc, trong GD không thể có nghỉ giải lao bởi vì mỗi lần nghỉ giải lao sẽ làm gián đoạn, thụt lùi sự phát triển nhân cách.

- Bảo đảm tính đến đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân người được GD trong công tác GD. Nghiên cứu trong quá trình và với mỗi nguyên tắc cần phải làm nổi bật hai ý sau:

+ Nội dung của nguyên tắc

+ Yêu cầu của nguyên tắc.

Câu 12: Phân tích các nguyên tắc giáo dục?

Posted by thienhaxanh2405 on 15th March and posted in Bài tập, Câu hỏi ôn tập

* Thế nào là nguyên tắc giáo dục?

Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm xuất phát, có tính quy luật, chỉ đạo phương hướng xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục nhằm hình thành con người theo mục đích giáo dục đã đề ra.

- Hệ thống các nguyên tắc giáo dục bao gồm các nguyên tắc sau:

1. Tính mục đích và tính tư tưởng của công tác giáo dục.

2. Giáo dục gắn với đời sống xã hội.

3. Thống nhất ý thức và hành động trong công tác giáo dục.

4. Giáo dục trong lao động.

5. Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.

6. Tôn trọng nhân cách kết hợp đòi hỏi học sinh một cách hợp lý.

7. Kết hợp việc lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy tính chủ động, tính độc lập, sáng tạo của học sinh.

8. Tính hệ thống, tính kế tiếp, tính liên tục trong quá trình giáo dục.

9. Thống nhất các yêu cầu giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội.

10. Tính đến đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân của học sinh trong công tác giáo dục.

11. Đảm bảo tính toàn vẹn của quá trình giáo dục nhân cách người học sinh.

Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích từng nguyên tắc cụ thể.

* Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục đích, tính tư tưởng của công tác giáo dục:

+ Nội dung nguyên tắc: Tất cả các biện pháp tác động (ảnh hưởng) giáo dục phải hướng vào việc xây dựng mẫu người mà giáo dục đã đề ra.

+ Biện pháp thực hiện:

- Ra sức quán triệt chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, thực hiện đường lối, nhiệm vụ cách mạng của nước ta về tư tưởng, văn hoá, giáo dục do Đảng và nhà nước đã đề ra.

- Coi trọng giáo dục thế giới quan chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối – chính sách của Đảng và nhà nước, giáo dục đạo đức và lối sống có văn hoá, theo pháp luật thông qua toàn bộ nội dung học nội khoá cũng như ngoại khoá.

- Phải đảm bảo ý nghĩa chính trị- xã hội, tác dụng giáo dục tư tưởng và đạo đức của các loại hình hoạt động xã hội và các mối quan hệ mà học sinh tham gia, luôn chú ý xây dựng cho học sinh những định hướng, tư tưởng và động cơ đúng đắn để tích cực tham gia các hoạt động, các mối quan hệ xã hội nhằm tự giác rèn luyện bản thân theo mục đích giáo dục.

- Phải tổ chức quản lý chặt chẽ công tác giáo dục trong và ngoài nhà trường, phải đảm bảo sự lãnh đạo của các tổ chức và phát huy vai trò Đoàn, Đội và các tập thể học sinh trong công tác giáo dục.

* Nguyên tắc thứ hai: Giáo dục gắn với đời sống, với thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn:

+ Nội dung: Công tác giáo dục thế hệ trẻ phải phù hợp với đường lối xây dựng đất nước trong từng giai đoạn, phải dựa vào những tác động và ảnh hưởng giáo dục của các quan hệ kinh tế, xã hội, của các lý tưởng chính trị – đạo đức, thẩm mỹ, lối sống có văn hoá, phải từng bước gắn công tác giảng dạy- học tập, giáo dục với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Biên pháp thực hiện:

- Phải làm cho học sinh quan tâm đến những sự kiện lớn trong đời sống, chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hoá- xã hội của đất nước, hiểu được những thành tựu, những khó khăn và những vấn đề cần giải quyết trong cả nước và trong địa phương mình, để thông cảm với ý nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân.

- Phải tổ chức lôi cuốn học sinh tuỳ theo lứa tuổi của từng cấp học, từng lứa tuổi mà tham gia các phong trào kinh tế, văn hoá- xã hội góp phần vào việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhà nước đã đề ra.

- Phải khắc phục những biểu hiện của lối giáo dục chỉ đóng khung trong lớp học, trong nhà trường,trong các mối quan hệ gia đình, tách rời công tác giáo dục của nhà trường với các phong trào chính trị- xã hội của nhân dân.

* Nguyên tắc 3: Thống nhất ý thức và hành động của học sinh trong công tác giáo dục:

+ Nội dung nguyên tắc: Nguyên tắc này đòi hỏi trong công tác giáo dục nhất thiết phải:

- Coi trọng việc xây dựng ý thức cũng như việc tổ chức tập luyện hành động của người học.

- Đảm bảo cho ý thức và hành động cũng như lời nói và việc làm của mỗi người đạt được sự thống nhất, phù hợp với nguyên tắc, tư tưởng chính trị và đạo đức XHCN.

- Đề phòng và khắc phục tình trạng tách rời giữa ý thức và hành động, hoặc giữa tâm trạng bên trong và biểu hiện bên ngoài.

+ Biện pháp thực hiện:

- Phải chú ý làm cho học sinh nắm được những khái niệm, chuẩn mực, định hướng giá trị về mặt đạo đức, pháp luật, lao động thẩm mỹ, thể chất phù hợp với từng lứa tuổi.

- Để chuyển ý thức và hành vi cần phải tổ chức có mục đích và tích luỹ những kinh nghiệm xã hội của bản thân học sinh, những quan hệ qua lại trên cơ sở hoạt động và giao lưu với những người xung quanh. Nhà trường cần hình thành những quan hệ xã hội nhất định giúp học sinh khắc phục khó khăn trong việc thực hiện những quan hệ đó và biến những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm cá nhân của học sinh.

* Nguyên tắc 4: Giáo dục trong lao động.

+ Nội dung: Công tác giáo dục phải thông qua việc tổ chức cho học sinh tham gia các loại hình lao động vừa sức, nhờ đó mà hình thành cho họ:

- Thái độ kính trọng người lao động.

- Thừa nhận giá trị lớn lao của lao động.

- Xây dựng cho họ niềm tin sâu sắc rằng chỉ có tham gia vào việc sản xuất những giá trị vật chất cho xã hội, họ mới có quyền thoả mãn một số đòi hỏi của bản thân, và bằng lao động của mình họ cần phải sáng tạo nhiều phúc lợi vật chất hơn so với những cái mà họ được hưởng.

- Hình thành cho họ lối sống cần cù, giản dị, tiết kiệm, trong sạch.

- Có thái độ đúng đắn đối với tài sản xã hội.

+ Biện pháp thực hiện:

- Phải kết hợp giáo dục lao động với việc giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, văn hoá.

- Phải tổ chức lao động làm sao đem lại lợi ích cho cá nhân, cho tập thể, xã hội; gắn bó chặt chẽ với những quan hệ xã hội, đòi hỏi những cố gắng về mặt trí tuệ và thể chất, ý thức được ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của nó và tự nguyện tham gia một cách tích cực.

- Cần khắc phục sự do dự, sự ngại khó, không mạnh dạn đưa lao động vào nhà trường, vào quá trình đào tạo, không coi trọng và quan tâm đầy đủ việc tổ chức học sinh tham gia các hình thức lao động vừa sức ở gia đình cũng như ở nhà trường. Mặt khác, cần khắc phục khuynh hướng đơn giản, hình thức chủ nghĩa trong việc tổ chức lao động cho học sinh, không quan tâm lựa chọn và phát huy ý nghĩa chính trị, đạo đức, nội dung khoa học công nghệ, tác dụng kinh tế…

* Nguyên tắc 5: Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể:

+ Nội dung: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục phải hết sức coi trọng việc xây dựng và giáo dục tập thể học sinh, đặc biệt là các tổ chức chính trị của họ( Đoàn, Đội…), coi đó là môi trường quan trọng và là phương tiện mạnh mẽ để hình thành nhân cách của họ cũng như phát huy sở trường, năng khiếu của cá nhân.

+ Biện pháp thực hiện:

- Cần phải xây dựng các mối quan hệ, giao lưu đúng đắn.

- Tổ chức các hoạt động chung của tập thể, đặc biệt là các hoạt động vui chơi, hoạt động xã hội.

- Xây dựng dư luận lành mạnh và truyền thống tốt đẹp của tập thể.

- Tổ chức cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh và bổ ích của tập thể và của mỗi thành viên.

- Coi tập thể là đối tượng giáo dục và hướng các tác động vào đó, đồng thời cũng coi tập thể là phương tiện giáo dục mạnh mẽ đến từng thành viên, nghĩa là phải thực hiện quá trình tác động song song.

- Cần khắc phục hiện tượng quá thiên về lối giáo dục tay đôi, do đó, không coi trọng xây dựng tập thể và giáo dục tập thể, biến tập thể thành chủ thể giáo dục. Cần khắc phục hiện tượng tập thể “giả”, đó là một tập thể rời rạc, thiếu mục đích, thiếu tổ chức, không có tác dụng tích cực về mặt giáo dục và phát triển nhân cách của mỗi thành viên.

* Nguyên tắc 6: Tôn trọng nhân cách học sinh, kết hợp đòi hỏi hợp lý đối với họ.

+ Nội dung:

+) Tôn trọng nhân cách:

- Luôn luôn đề cao phẩm giá, lòng tự trọng của họ.

- Tin tưởng vào ý muốn tốt đẹp, tinh thần cầu tiến, nghị lực và khả năng tiềm tàng to lớn của họ, do đó mà có cách nhìn thấm đượm tinh thần nhân đạo.

- Luôn đề ra giả thiết lạc quan về sự hoàn thiện nhân cách của họ.

- Tôn trọng phẩm giá, đạo đức, trí tuệ, tài năng, tôn trọng tự do tư tưởng và thân thể con người, chống mọi tư tưởng coi khinh con người, có những hành động xúc phạm đến thân thể con người.

- Tôn trọng không có nghĩa là tôn trọng cái hư, cái xấu của con người.

+) Đòi hỏi cao và hợp lý đối với học sinh là:

- Biết đòi hỏi họ có những cố gắng hơn, tích cực hơn.

- Biết đề ra những tiêu chuẩn, những mục tiêu phấn đấu hợp lý, vừa sức, ngày càng được nâng cao để thúc đẩy họ không ngừng vươn lên.

- Có thái độ nghiêm khắc, đúng mức đối với những thiếu xót, sai lầm của họ, song không vì thế mà có thái độ gay gắt, mệnh lệnh hoặc mỉa mai, nhạo báng họ.

- Có thái độ đúng mức, tế nhị, có lý, có tình, nghiêm mà không khắt khe, dân chủ mà không xuế xoà.

+ Biện pháp: Nhà giáo dục cần phải:

- Luôn luôn tìm tòi và phát hiện kịp thời những ý nghĩ và hành động tích cực mới xuất hiện, những mầm mống tốt đẹp vừa mới biểu hiện trong nhân cách của học sinh để ra sức chăm sóc, vun xới.

- Cần dựa vào những mặt tốt, mặt tích cực trong nhân cách của họ để khắc phục cái tiêu cực, cái yếu kém trong họ.

- Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người giáo dục và người được giáo dục với nhau trên cơ sở tôn trọng, tin cậy lẫn nhau.

- Cần biết đánh giá đối tượng giáo dục cao hơn một chút so với cái họ đang có.

- Cần khắc phục tình trạng định kiến, bi quan, thiếu tin tưởng vào khả năng phát triển, hoàn thiện nhân cách, đồng thời cũng phải khắc phục hiện tượng nuông chiều, buông thả, tự do chủ nghĩa.

* Nguyên tắc 7: Kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh.

+ Nội dung: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục trên cơ sở theo dõi khéo léo và chặt chẽ quá trình cũng như kết quả hoạt động của tập thể học sinh và của mỗi học sinh mà phát huy được tính tự giác, tự nguyện, năng động, sáng tạo của họ trong việc xác định nhiệm vụ và lựa chọn các biện pháp giáo dục.

+ Biện pháp:

- Đề cao vai trò làm chủ của học sinh và các tổ chức của họ.

- Cần trao đổi, bàn bạc dân chủ với học sinh về nội dung, biện pháp và hình thức giáo dục.

- Ủng hộ những giải pháp tích cực và những sáng kiến đúng đắn của họ.

- Thuyết phục họ và biết chờ đợi việc từ bỏ cách làm sai của họ.

- Từng bước xây dựng chế độ tự quản của học sinh trong lớp và trong trường. Cần tránh lối giáo dục tự do chủ nghĩa, để mặc học sinh muốn làm gì thì làm theo hứng thú của họ.

* Nguyên tắc 8: Tính hệ thống, tinh kế tiếp và tính liên tục trong công tác giáo dục.

+ Nội dung: Công tác này đòi hỏi phải tiến hành một cách lâu dài, có hệ thống công tác giáo dục nhân cách và việc hình thành từng phẩm chất nói riêng, phải dựa vào những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kinh nghiệm sống của học sinh, phải thực hiện theo từng bước, từng cấp, phải tiến hành liên tục, thường xuyên.

+ Biện pháp:

- Nội dung dạy học phải được xây dựng theo kiểu đồng tâm, mở rộng.

- Trong suốt quá trình giáo dục, mỗi phẩm chất được hình thành phải luôn luôn củng cố, tập luyện, nâng cao nhiều lần.

- Cần phải giáo dục liên tục, thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc và do mọi người, qua mọi việc, kết hợp chặt chẽ trên lớp và ngoài lớp, trong trường và ngoài trường, gia đình và xã hội.

* Nguyên tắc 9: Thống nhất các yêu cầu giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội:

+ Nội dung: Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất và tính toàn vẹn của quá trình giáo dục bằng cách phối hợp chặt chẽ hoạt động của các chủ thể bên trong nhà trường (giáo viên, Đội thiếu niên, tập thể học sinh…), cũng như bên ngoài nhà trường ( gia đình, cơ quan văn hoá – thể dục thể thao, các cơ sở kinh doanh – sản xuất…) theo một kế hoạch, chương trình giáo dục thống nhất về mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức và phương tiện giáo dục, phát huy những mặt mạnh của chủ thể giáo dục.

+ Biện pháp thực hiện:

- Nhà trường tổ chức các lực lượng giáo dục trong xã hội, trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhà trường.

- Phối hợp các kế hoạch chăm sóc, giáo dục học sinh của tập thể sư phạm, của hội phụ huynh học sinh, của các đoàn thể xã hội, các cơ quan văn hoá – xã hội, các cơ sở kinh doanh sản xuất.

- Theo dõi tiến trình giáo dục, đánh giá kết quả công tác giáo dục.

- Tổ chức tiến hành phổ biến tri thức khoa học giáo dục cho cha mẹ học sinh, cho cán bộ và nhân dân địa phương.

* Nguyên tắc 10: Tính đến đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân học sinh trong quá trình giáo dục:

+ Nội dung: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục khi lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức quá trình giáo dục phải tính đến những đặc điểm sinh lý, tâm lý ở từng lứa tuổi, từng cá nhân, nghĩa là phải chú ý đến đặc điểm của quá trình nhận thức, xúc cảm, tình cảm, ý chí, hành động của từng lứa tuổi học sinh. Đồng thời cũng phải chú ý đến nhu cầu, động cơ, nguyện vọng, vốn kinh nghiệm, trình độ được giáo dục, sự trưởng thành về mặt xã hội, trình độ phát triển của tập thể học sinh và từng học sinh.

+ Biện pháp:

- Nhà giáo dục phải nắm vững đặc điểm của từng lứa tuổi và của từng cá nhân trong các lứa tuổi đó.

- Cần nghiên cứu đặc điểm của từng đối tượng giáo dục thông qua các hoạt động thường ngày, thông qua tập thể, bạn bè và gia đình. Trên cơ sở đó mà đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp.

* Nguyên tắc 11: Bảo đảm tính toàn vẹn của quá trình giáo dục nhân cách của học sinh:

+ Nội dung: Nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự toàn vẹn về các mặt nhân cách của học sinh và quá trình giáo dục.

+ Biện pháp: Để thực hiện nguyên tắc này cần:

- Phải chú ý đầy đủ các mặt nhân cách cần hình thành.

- Phải phối hợp, bổ sung các dạng hoạt động và giao lưu với nhau.

- Phải sử dụng kết hợp các phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục.

- Phải thực hiện đồng bộ các nội dung giáo dục: Đức dục, thể dục, mỹ dục, trí dục, giáo dục lao động và hướng nghiệp.

- Phải kết hợp chặt chẽ quá trình dạy học và quá trình giáo dục, quá trình giáo dục trên lớp và ngoài lớp, ngoài trường, quá trình giáo dục, tự giáo dục, quá trình giáo dục lại, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: