Nguyen Trai hs

Bài : Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi ?

"Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu

Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng" (Tố Hữu)

Lấp lánh rọi sáng như một ngôi sao Khuê trong tâm hồn, trong tái tim "ưu thời ái quốc", thâm thấu, sắc bén, đầy biến hóa trong tài mưu lược chính trị-nhẹ nhàng mà thanh tao, thi vị trong những vần thơ về thiên nhiên, cây cỏ, Nguyễn Trãi đã tạc mình vào vóc dáng dân tộc, tồn tại vĩnh hằng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, trong lịch sử dân tộc.

Lắng mình cùng dòng chảy thời gian, trở về với mảnh đất Hải Dương-nơi đã sinh thành, nuôi dưỡng con người tài hoa Đất Việt Nguyễn Trãi, ta mới hiểu rằng lấp sau mũ quan, áo gấm là một thời thơ ấu đầy bão dông.

Nguyễn Trãi (1380-1442) sinh ra và lớn lên tại làng Chi Ngại, là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán. Thật may mắn con người đã vốn tài hoa, kiệt suất trời sinh ấy lại được nuôi dưỡng, lớn lên trong một gia đình mà truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học đã trở thành một niềm tự hào sâu sắc. Thế nhưng, hạnh phúc vừa cằm nắm trong tay thì cuộc đời giông tố đã ập đến khiến Nguyễn Trãi phải chịu nhiều mất mác đau thương: lên sáu tuổi, mất mẹ; mười tuổi, ông ngoại cũng qua đời. Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn tinh thần, nỗ lực học tập, năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Chẳng may năm 1407, nhà Minh đánh Đại Ngu. Nguyễn Phi Khanh cùng bị bắt với Hồ Quý Ly. Nguyễn Trãi muốn trọn đạo hiếu đi theo cha, nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con đi trở về(tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha thì mới là đạo hiếu). Trên đường về Nguyễn Trãi đã bị người Minh bắt. Năm 1417, ông trốn khỏi Đông Quan, rồi tìm đường vào giúp Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã dâng cho Lê Lợi tập Bình Ngô sách. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã trở thành một nhà quân sự sáng suốt; ông vận dụng Bình Ngô sách để trù tính mọi việc quân, việc nước quan trọng. Ong đã trở thành cánh tay đắc lực của Lê Lợi, thực hiện "mưu phục tâm công" giúp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi đến toàn thắng vang dội. Ong hăm hở tham gia vào công việc xây dựng đất nước. Giặc ngoài đã dẹp yên, mâu thuẫn nội bộ lại nỗi lên, Nguyễn Trãi bị nghi oan, bắt giam. Sau đó ông được thả ra nhưng không còn tin dùng như trước. Thời thế ép buộc, con người tận trung với nước, tận hiếu với dân phải từ bỏ chốn quan trường về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1442, Nguyễn Trãi về giúp vua Lê Thánh Tông việc nước thì an oán Lệ Chi Viên đổ ập xuống gia đình ông. Bọn gian thần vu cho ông giết vua, khép tội "tru di tam tộc" cuộc đời đã đóng sập trước mắt con người tài hoa bạc mệnh như một sự thật phủ phàng đến nao lòng, là nổi xót thương nghẹn ngào của bao con dân khổ cực dưới ách cằm trói thiếu đi một cánh tay che trở, bảo vệ trước dông tố cuộc đời. Sinh ra từ cát bụi rồi trở lại cát bụi hư vô. Nguyễn Trãi đã để lại cho đời những tiếng thơ bất hủ, vang dội mà cũng không kém phần lắng đọng, tinh tế bình dị như chính những rung động nhẹ nhàng trong trái tim Nguyễn Trãi:

"Nhắc đến tên ông là thấy thơ,

Như một nguồn thiêng chẳng bến bờ" ( Tế Hanh )

Nguyễn Trãi nhà văn chính luận kiệt xuất của mọi thời đại. Ong coi thơ là nơi gửi gấm, truyền đạt con mắt sự đời tinh tế để công phá quân giặc. Trong thơ Nguyễn Trãi, hai tiếng "trung hiếu" và "ưu ái" như một lời nguyền vang vọng, trường tồn với năm tháng: yêu nước, thương dân, danh là danh Tổ Quốc, lợi là lợi Tổ Quốc. Sống để cống hiến, suốt đời vì dân vì nước, vì tư tưởng nhân nghĩa. Ong còn để lại nhiều tác phẩm có gia trị: "Quân trung từ mệnh tập" ngày nay còn gọi là địch vận. "Bình Ngô đại cáo" lấy lời Lê Lợi để tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về quá trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. "Dư địa chí" viết về địa lý lịch sử nước ta. "Chí Linh sơn phú" nói về cuộc chiến chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là chữ Hán. Về thơ có hai tập: "Ức trai thi tập" bằng chữ Hán, "Quốc âm thi tập" bằng chữ Nôm. Giọng văn chính luận của Nguyễn Trãi đã đạt tới mức độ nghệ thuật mẫu mực từ cách xác định đối tượng, mục đích để có biện pháp khéo léo tạo nên kết cấu sắc bén, nhất quán. Phạm Văn Đồng đã nhận xét: "Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân và cứu nước để cứu dân, đem lại thái bình cho nhân dân" .

Triết lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiềm ẩn như quặng quý mà ta cần phải khai thác, nhưng khi lộ thiên thì nó càng lấp lánh hơn bởi tư tưởng, tấm lòng yêu nước, thương dân. Nguyễn Trãi vốn là người trung thực, ngay thẳng, yêu lẽ phải và sự công bằng nên nổi đau xót, buồn rầu, chua chat1ve62 thời thế đen bạc, lòng người đổi thay là điều hiển nhiên:

"...Càng một ngày càng ngặt đến xương

...Ở thế nhiều phen thấy khóc cười"

Xã hội càng ngang trái, người anh hùng lại càng ngời sáng phẩm chất cứng cỏi, khao khát tự do, thà chết chứ không chịu làm nô lệ của cường quyền bạo ngược:

"Một tấm lòng son ngời lửa luyện

Mười năm thanh chức ngọc hồ băng

Ung dung cứ nói đều ta thích

Uốn gối theo đời không thể vâng"

Con người ấy hội tụ đầy đủ vẽ đẹp tâm hồn của tinh hoa đất Việt, người Việt! Sự tôn vinh danh nhân văn hóa thế giới do UNESCO năm 1980 công nhận đã khẳng định vẻ đẹp con người ấy.

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị tài ba mà ông còn là con người của cuộc sống đời thường, của quê hương xứ sở, gắn bó với "Một cày, mot cuốc, một cần câu" của cuộc đời lao động chân lắm tay bùn. Đâu chỉ yêu quê hương Côn Sơn có "đá rêu", có "suối chảy rì rầm", có "ghềnh thông mọc như nêm", có "bóng trúc râm" mà Nguyễn Trãi còn dành cho thiên nhiên một địa vị cao sang trong thơ qua "Ức trai thi tập" và "Quốc âm thi tập". Thiên nhiên đã trở thành nơi ôm ấp, bao bọc con người có tâm hồn thanh cao, yêu đời ấy.

Những vần thơ của Nguyễn Trãi dù viết về thiên nhiên hay tình cha con, tình bạn...biết bao gần gũi. Chính hình ảnh con người trong thơ đã làm cho Nguyễn Trãi nỗi bật rõ hơn vẻ đẹp nhân bản, nhân văn trong tâm hồn người anh hùng, nâng cao tầm vóc, vị thế của con người thời đại.

Đã sáu trăm năm trôi qua, Nguyễn Trãi-người anh hùng dân tộc, nhà thơ, nhà tư tưởng chính trị lớn sống mãi trong lòng dân tộc và thế hệ con cháu. Chủ tịch HCM đã tiếp theo tư tưởng của Nguyễn Trãi để đối sử nhân đạo với những tên giặc. Bọn chúng đã gây ra, đem bom đạn giết hại dân ta, đàn áp đồng bào ta, tàn phá dân tộc ta, gây bao nhiêu tàn phá đau thương. Vậy mà khi bắt sống tên giặc, ta vẫn đối xử nhân đạo với chúng vào khách sạn Hintơn và sau ngày 30-04-1975 trao trả lại cho Mỹ. Phải chăng đó là bắt nguồn từ tư tưởng Nguyễn Trãi? Tự hào vì dân tộc ta có một nhân cách lớn như Nguyễn Trãi. Cuộc đời, sự nghiệp ấy sẽ mãi mãi là tấm gương soi đường, chỉ lối cho những bước ta đi để xây dựng quê hương, đất nước. Thời gian sẽ không làm phai mờ đi chân dung danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Ta vẫn thấy ông ung dung thanh cao sống giữa cõi đời thanh bình ấy:

"Đạp sóng mây, ôm bó củi

Ngồi bên suối, gác cần câu"

Ta vững bước hướng về mọi tương lai tươi sáng, sẵn sàng, tự tin bước đi xây dựng quê hương khi biết đằng sau mình vẵn có những con người vĩ đại như thế soi đường, chỉ lối. Tự hào đi lên ôi Việt Nan!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: