nguyên tắc và mục đích trong đo lường rủi ro, công cụ đo lường rủi ro

a.mục đích

Đo lường rủi ro nhằm 3 mục tiêu chính sau đây :

Để hiểu biết và đánh giá đúng rủi ro

Để tính các chi phí giảm thiểu rủi ro và các khoản bồi thường tổn thất

Để kiểm soát các loại rủi ro và tổn thất

Hay nói cách khác mục tiêu chính của đo lường rủi ro là tất cả các rủi ro phải được quản trị chăt chẽ.Nhà quản trị sẽ là người đưa ra các quyết định như : loại rủi ro nào được chấp nhận hoặc không được chấp nhận? vấn đề rủi ro và kiểm soát tổn thất sẽ được thực hiện như thế nào? Loại tổn thất nào được tài trợ và mức tài trợ sẽ là bao nhiêu?

b. nguyên tắc đo lường rủi ro :

Xây dựng thước đo mức độ quan trọng của rủi ro đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Áp dụng thước đo này vào các rủi ro đã được xác định

c. công cụ đo lường:

6.1.Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro có hiệu quả sẽ hạn chế được nguy cơ rủi ro của một tổ chức. Nói đúng hơn, kiểm soát rủi ro bao gồm các kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những chương trình cố gắng né tránh, đề phòng, và hạn chế tổn thất hay nói một cách khác là kiểm soát tần suất và độ lớn của những tổn thất và ảnh hưởng không mong muốn khác của rủi ro. Mặt khác, kiểm soát rủi ro còn bao gồm cả những phương pháp hoàn thiện các kiến thức và sự hiểu biết trong hành vi của tổ chức có tác động đến rủi ro.

6.1. Các trường hợp kiểm soát rủi ro được sử dụng

Khi chi phí tài trợ rủi ro thường lớn hơn chi phí tổn thất.

Khi tổn thất phát sinh gián tiếp hay những chi phí ẩn không được phát hiện trong thời gian dài.

Khi tổn thất gây nên những tác động bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến tổ chức, chẳng hạn những tổ chức làm ô nhiễm môi trường đều tăng chi phí kiểm soát rủi ro của tổ chức.

6.2  Các công cụ và kỹ thuật kiểm soát rủi ro

Né tránh rủi ro: Biện pháp đầu tiên của hoạt động né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra và biện pháp thứ hai là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro.

Ngăn ngừa tổn thất: Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra (tức là giảm tần suất tổn thất) hoặc bằng cách làm giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra. Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào:

Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa.

Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối nguy hiểm tồn tại.

Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa sự nguy hiểm và môi trường.

Giảm thiểu rủi ro: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức là giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Các biện pháp đó bao gồm:

Cứu lấy những tài sản còn sử dụng được;

Sự chuyển nợ

Kế hoạch giải quyết các hiểm họa;

Sự dự phòng;

Phân chia rủi ro.

Quản trị thông tin: Thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị rủi ro của một tổ chức có một ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức. Một chương trình kiểm soát tổn thất có hiệu quả được sử dụng đúng chỗ chỉ là một phần trong quá trình thỏa mãn những mục tiêu của tổ chức nếu thông tin cho biết hiệu quả của nó không tới được những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức.

Chuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát rủi ro tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro.Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng 2 cách:

Chuyển tài sản và hoạt động của rủi ro đến một người hay một nhóm người khác.

Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước, chỉ chuyển giao rủi ro không chuyển giao tài sản và hoạt động của nó đến người nhận rủi ro.

Đa dạng hóa: cũng giống như phân chia rủi ro nhằm giảm thiểu tổn thất, đa dạng hóa cũng cố gắng phân chia tổng rủi ro của công ty thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để dùng may mắn của rủi ro này bù đắp tổn thất cho rủi ro khác.

6.2.các công cụ tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro là các biện pháp thụ động hoặc chủ độngtrong việc tìm kiếm nguồn tài chính bù đắp cho các tổn thất mà rủi ro gây ra.

Các biện pháp tài trợ thụ động thường là các biện pháp mang tính tự phát,không có ý thức,không có sự chuẩn bị .nó thường chỉ bù đắp những tổn thất nhỏ.

Các biện pháp tài trợ chủ động là sự chuẩn bị,ý thức trước trong việc xây dựng nguồn tài chính bù đắp tổn thất nếu có.

Các biện pháp tài trợ rủi ro phải được thu xếp,chuẩn bị trước nhưng chỉ có hiệu quả sau khi rủi ro xảy ra.

Tự khắc phục rủi ro(lưu giữ tổn thất): là phương pháp người, tổ chức bị rủi ro tự mình thanh toán các tổn thất. Nguồn bù đắp rủi ro là vốn tự có của chính tổ chức đó và các khoản đi vay.

-Ưu điểm: doanh nghiệp chủ động trong giai đoạn đầu để đối phó với rủi ro.

-Nhược: sau khi rr xảy ra ,các DN phải tìm kiếm biện pháp khác hiệu quả hơn

Hình thức:

Ko bảo hiểm:ko dùng bất cứ biện pháp nào để ngăn ngừa ,giảm thiểu rr.Khi có sự cố DN tự bù đắp = nguồn của dn

Tự bảo hiểm: chia sẻ các tổn thất trong tương lai.Nguồn tự bảo hiểm: chi phí hoạt động ,nguồn tích lũy,nguồn bh trực hệ(chỉ tập trung vào rr của cty mẹ)

Phương pháp:

Lưu giữ tt ngoài kế hoạch( thụ động):ko nhận dạng dc tt và vô tình lưu giữ mà ko có kế hoạch phòng ngừa

Lưu giữ tt có kế hoạch: nghiên cứu ác pp sử lý rr khác nhau và quyết định lưu giữ lại tt tiềm năng

Yêu cầu của pp này:

Có hiệu quả tài chính

Tạo mức độ đàn hồi lớn trong xử lý rr

Kiểm soát đc tt

Vấn đề cần xem xét:

Số rr thuần nhất đủ lớn

Nguồn tài chính vững mạnh

Chú trọng quản lý danh mục tự bh

Chuyển giao rủi ro bằng cách chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho

người, tổ chức khác và thông qua con đường k. hợp đồng với người, tổ chức khác

trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro không chuyển giao tài sản cho người nhận

rủi ro (mua bảo hiểm) hoặc đa dạng hóa rủi ro

BH:cá nhân,tổ chức đồng ý trả cho các nhà BH 1 khoản phí để dc nhận cam kết bồi thường cho các rr,tt thuần túy có thể xảy ra.

Thứ tự ưu tiên các rr dc bảo hiểm:1.bắt buộc theo luật định 2.Bh cho các hoạt động chính, chủ yếu trong dn 3.Bh các hoạt động hỗ trợ cho DN

Tiêu chí lựa chọn nhà BH:1.Khả năng tài chính 2.Dự phòng nghiệp vụ  3.Thị phần  4.Thời gian,thủ tục cấp đơn,thời gian giải quyết khiếu nại 5.Tính đa dạng,vượt trội của sp 5. Năng lực BH 6.Hệ thống phân phối đại lý

Đối với DNBH:

Tái BH:với các rr mang tính thảm họa hoặc DN có vốn nhỏ thường kí HHĐ tái bắt buộc, tái tục hàng năm.

Xác định mức giữ lại căn cứ:1.khả năng tài chính  2.Năng lực BH phi tài chính  3.Tỉ lệ tổn thất trong quá khứ 4.Mức chào tái 4.Lợi nhuận của nghiệp vụ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: