nguyên tắc,nguyên lý Đ.D cơ bản

I. Nguyên lý điều dưỡng

a)Nguyên lý về đạo đức y khoa

1.  phải cống hiến đời mình cho việc chăm sóc y khoa có trình độ cao, đi đôi với tình thương và lòng trắc ẩn, cùng sự tôn trọng các quyền lợi và phẩm giá của người bệnh

2. phải luôn giữ vững và đề cao các tiêu chuẩn của sự chuyên nghiệp, trung thực trong quan hệ với các đồng nghiệp, đấu tranh tố giác những biểu hiện thoái hoá về phẩm chất, yếu kém về chuyên môn, những mánh khoé gian lận và lừa bịp đến các bộ phận có trách nhiệm.

3.  phải tuân thủ luật pháp, nhưng đồng thời cũng cần nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc tìm cách thay đổi những yêu cầu và đòi hỏi đi ngược lại quyền lợi và lợi ích của người bệnh.

4. N cần phải tôn trọng các quyền của người bệnh, quyền của các đồng nghiệp, của các chuyên viên y tế khác, phải bảo vệ những điều riêng tư và thầm kín của người bệnh theo khuôn khổ của pháp luật.

5. cần phải nghiên cứu, học hỏi liên tục, áp dụng và góp phần thúc đẩy các tiến bộ khoa học, duy trì giao ước của mình đối với nền giáo dục y khoa, làm sao cho những thông tin xác đáng có thể đến được với người bệnh, với các đồng nghiệp, với công chúng.

Phải mời hội chẩn, và sử dụng tài năng của các chuyên viên y tế khác, khi có chỉ định.

Biển học y khoa vô cùng, người thầy thuốc phải luôn ôn tập và cập nhật kiến thức của mình

Người thầy thuốc phải luôn chú ý đào tạo và truyền thụ kinh nghiệm, kiến thức của mình cho lớp đàn em

 phải luôn nghiên cứu khoa học

Đam mê tìm tòi, học hỏi, áp dụng các tiến bộ y học vào việc điều trị

Và góp phần bé nhỏ của mình thúc đẩy các tiến bộ trong y học

6. Với mục đích cho việc chăm sóc bệnh nhân được tốt và phù hợp nhất, ngoại trừ các trường hợp cấp cứu, được quyền tự do lựa chọn người bệnh mà mình sẽ chăm sóc, chọn người cộng tác với mình, và môi trường để làm việc.

7.  cần nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào các hoạt động góp phần cải thiện sức khoẻ cộng đồng.

8.  khi chăm sóc cho người bệnh, phải xem trách nhiệm của mình đối với bệnh nhân là điều tối thượng.

Chăm sóc bệnh nhân với sự đồng cảm, tình thương và lòng trắc ẩn

9. cần ủng hộ để tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được sự chăm sóc y tế.

b)Nguyên lý về sự hiểu biết các quy định pháp lý về sức khỏe

Hiểu các vấn đề ưu tiên về sức khoẻ của cộng đồng dân cư Việt Nam, cũng như các hoạt động y tế ưu tiên và các chương trình y tế quốc gia, địa phương, và các  cơ sở y tế.  . Tham gia vào việc lập kế hoạch, phát triển và đánh giá các chính sách tại cơ sở y tế. 

Nhận biết được mức độ ảnh hưởng của các chính sách quốc gia đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. 

c) HÀNH NGHỀ THEO PHÁP LUẬT, QUI ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 

-. Hành nghề theo quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước, địa phương, cũng như hướng dẫn của các tổ chức y tế liên quan đến thực hành/ ngành Điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe. 

- Lập hồ sơ, tài liệu đầy đủ, chính xác, rõ ràng.  

-Hiểu và tuân thủ theo các quy định của pháp luật về sử dụng và quản lý thuốc.  

-Phát hiện và báo cáo kịp thời đến các cấp có thẩm quyền về các sai phạm liên quan đến hành nghề và/hoặc tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. 

d) HIỂU VÀ SỬ DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH  

-Hành nghề theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. 

-Hành nghề dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng các giá trị, phong tục, tập quán, tín ngưỡng và quyền của mỗi cá nhân và tập thể.  

-Xem xét các trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp trong tất cả các khía cạnh chăm sóc. 

-Nhận thức được những khó khăn trong việc đưa ra những quyết định mang tính đạo đức trong những hoàn cảnh và môi trường nghề nghiệp khác nhau bao gồm cả khi có các xung đột và tình huống khẩn cấp. 

-Giữ bí mật, an toàn các thông tin của người bệnh. 

-Tôn trọng quyền được tiếp cận thông tin và tham gia vào việc ra quyết định chăm sóc của người bệnh và gia đình người bệnh.  

e)TÔN TRỌNG NGƯỜI BỆNH KHÔNG PHÂN BIỆT DÂN TỘC, TÔN GIÁO HAY SỰ KHÁC BIỆT NÀO KHÁC 

-Tôn trọng và thừa nhận quyền của mọi người. 

-Tôn trọng quyền tiếp cận thông tin, quyền riêng tư, quyền lựa chọn và tự ra quyết định của người bệnh. 

-Đáp ứng những ý kiến hoặc than phiền của người bệnh và gia đình một cách thích hợp, báo cáo cho Điều dưỡng trưởng khi cần thiết. 

f)THỰC HIỆN VAI TRÒ BIỆN HỘ CHO NGƯỜI BỆNH VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO NGƯỜI BỆNH/ NGƯỜI NHÀ THAM GIA VÀO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI CHĂM SÓC  

-Bảo vệ sự an toàn, lợi ích và sức khỏe của người bệnh.  

-Nhận biết và tôn trọng sự tham gia của người bệnh và người nhà khi lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc. 

g) THỰC HÀNH CHĂM SÓC PHÙ HỢP VỚI VĂN HÓA  

-Tôn trọng các giá trị, phong tục, tín ngưỡng, niềm tin và hành vi của người bệnh/ gia đình/ cộng đồng. 

Tự nhận biết được niềm tin và giá trị của bản thân có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp các chăm sóc điều dưỡng trong các trường hợp có sự khác biệt về giá trị, niềm tin hoặc các định kiến. 

II)nguyên tắc điều dưỡng

Nguyên tắc điều dưỡng xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu người bệnh. Người khỏe mạnh tự đáp ứng được các nhu cầu của họ. Khi bị bệnh tật, ốm yếu người bệnh không tự đáp ứng được nhu cầu hàng ngày cho chính mình nên cần sự hỗ trợ của người điều dưỡng. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân dẫn đến sự ra đời của ngành y tế và cán bộ y tế.

III)Điều dưỡng cơ bản:là chẩn đoán và điều trị các đáp ứng của con người đối với các vấn đề sức khỏe thực sự hoặc tiềm tàng,những vấn đề đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người

-nhu cầu cơ bản của con người gồm:nhu cầu về thể chất và sinh lý,nhu cầu an toàn và được bảo vệ,nhu cầu tình cảm và quan hệ,nhu cầu được tôn trọng,nhu cầu tự hoàn thiện

Và đáp ứng 14 yếu tố:

1. Ðáp ứng các nhu cầu về hô hấp

2. Giúp đỡ bệnh nhân về ăn, uống và dinh dưỡng

3. Giúp đỡ bệnh nhân trong sự bài tiết

4. Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và tập luyện.

5. Ðáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi.

6. Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo.

7. Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt.

8. Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày.

9. Giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện.

10. Giúp bệnh nhân trong sự giao tiếp.

11. Giúp bệnh nhân thoái mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng.

12. Giúp bệnh nhân lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng.

13. Giúp bệnh nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí.

14. Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: