nguyen nhan ra doi
Nguyên nhân ra đời của NHPT
I.CÁC LÝ DO CHủ YếU HÌNH THÀNH NHPT:
1. Nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế
Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, đặc biệt vốn trung và dài hạn là rất lớn. nhu cầu về cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng cho phát triển như đường giao thông, bến cảng, cung cấp điện nước, nghiên cứu cơ bản,... Nhu cầu của các doanh nghiệp về đầu tư mới, trang bị máy móc, mở rộng quy mô sản xuất,...đều cần đến vốn trung, dài hạn. nhu cầu này được đáp ứng chủ yếu bằng tiết kiệm của doanh nghiệp, dân cư và thu ngân sách dành cho đầu tư, Tuy nhiên những nguồn vốn này rất hạn chế, đặc biệt tại các nước đang phát triển, nguyên nhân là:
- Thứ nhất, hệ thống ngân hàng thương mại với nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, chỉ tập trung cho vay ngắn hạn. tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thấp và kì hạn thường chỉ 3-7 năm. Kỳ hạn cho vay của nhiều NHTM không phù hợp với các công trình xây dựng cơ bản, thu hồi vốn chậm, không phù hợp với việc xây dựng các xí nghiệp mới có quy mô vốn lớn và sử dụng thời gian dài. Thị trường nợ kém phát triển đã làm cho các tài sản chủ yếu của các NHTM kém thanh khoản, vì vậy rất rủi ro nếu sử dụng các nguồn có kì hạn ngắn 3-5 năm để cho vay 10-20 năm. Cùng với sự thay đổi tý giá (theo hướng giảm giá nội tệ), các NHTM rất khó khăn khi cung cấp các khoản cho vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ, rất cần thiết để doang nghiệp nhập thiết bị từ nước ngoài
- Thứ hai, thị trường vốn trung và dài hạn không có hoặc kém phát triển. nhu cầu đầu tư dài hạn thường đáp ứng thông qua thị trường vốn dài hạn, hoặc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cả hai loại thị trường này đều bị hạn chế tại các nước đang phát triển. thông qua thị trường vốn mà thị trường chứng khoán là trung tâm, các doanh nghiệp gọi vốn cổ phần hoặc phát hành trái phiều dài hạn. điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển là sự phát triển của công ty cổ phân, ổn định vĩ mô... là những điều kiện rất khó đạt được tại nhiều nước mà Nhà nước duy trì độc quyền thông qua nhiều doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là kênh gọi vốn dài hạn quan trọng song bị hạn chế bởi môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, hoặc bởi giới hạn trong lĩnh vực đầu tư đối với người nước ngoài.
- Thứ ba, chi ngân sách cho phát triển kinh tế bị hạn chế. Trên cơ sỏ nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư đối với phát triển kinh tế, chính phủ thường xuyên tăng chi cho đầu tư. Song thu ngân sách nghèo nàn và tính cấp bách của các khoản chi thường xuyên đã cản trở mạnh mẽ khả năng đầu tư của Chính phủ cho phát triển kinh tế. nhiều khoản chi đã bị giảm hiệu quả rất lớn do tình trạng tham nhũng và trình độ quả lý yếu kém trong bộ máy chính phủ.
Những lý do chủ yếu trên đã tạo ra khoảng cách lớn giữa cung và cầu trên thị trường tài chính dài hạn. một trong những chính sách giải quyết là xây dựng một loại hình tổ chức tài chính có khả năng thu hút và cung cấp các nguồn vốn trung và dài hạn có hiệu quả cho các dự án phát triển. Đó chình là ngân hàng phát triển. như vậy NHPT ra đời dựa trên nhu cầu của xã hội về các tổ chức tài chính dỗ trợ cho phát triển kinh tế đối với mục tiêu mà các NHTM chưa thực hiện được
2. Thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trong tài trợ dài hạn ( chính sách tín dụng có hạn chế và ưu tiên, chương trình tín dụng chỉ định)
Bên cạnh mục tiêu hiệu quả tài chính, phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các mục tiêu xã hội khác như thay đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường...nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách bề vững. Những công việc đầu tư thực hiện nhiều mục tiêu lồng ghép như vậy, có thể phải chấp nhận mục tiêu sinh lời trực tiếp thấp so với các cuộc đầu tư khác.
- Thứ nhất, các dự án phát triển là rất cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. các dự án này có khả năng sinh lời thấp, hoặc rủi ro cao, đặc biệt là dự án trong các ngành công nghiệp mũi nhọn và vùng nông thôn rộng lớn cần nhiều vốn.
- Thứ hai, nhiều NHTM không sẵn sàng đầu tư vào dự án phát triển do phần lớn các khoản tín dụng của NHTM đòi hỏi phải có tài sản thế chấp và phải đạt được hiệu quả tài chính theo cơ chế thị trường. sự khan hiếm nguồn vốn nói chung và nguồn vốn dài hạn nói riêng làm cho lãi suất các nguồn tài chính này trở nên rất đắt, không thích hợp với các dự án dài hạn có tỷ lệ sinh lời thấp. song lại đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế.
NHPT là một tổ chức tài chính thực hiện chính sách tài trợ ưu tiên có hạn chế của Chính phủ nhằm thực hiện các công cuộc đầu tư đặc biệt. các hoạt động nhằm mục tiêu phi lợi nhuận càng nhiều, tính hỗ trợ càng phải cao.
Tính chất các khoản tài trợ của NHPT đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ chính phủ cho ngân hàng và hoạt động của NH phải đặt dưới sự kiểm soát của Chính phủ. Lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài, chấp nhận rủi ro lớn và điều kiện tài trợ ưu đãi sẽ khuyến khích đầu tư song yêu cầu có nguồn tài chính ưu đãi từ chính phủ. Vì vậy, tín dụng ưu đãi có khả năng gây ra lãng phí trong sử dụng nguồn lực. lãi suất cho vay thấp sẽ dẫn đến lãi suất huy động thấp hoặc cấp bù lãi suất và như vậy có khả năng làm triệt tiêu nhiều nguồn tiết kiệm chu chuyển qua các trung gian tài chính, gây thiếu hụt cho vay. Do vậy, chính sách tín dụng ưu đãi luôn đi kèm chính sách hạn chế tín dụng. các nguồn ưu đãi này cần phải được phân bổ cho các ngành, lĩnh vực được ưu tiên và phải được kiểm soát chặt chẽ
3. Yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển có hiệu quả
Một dự án phát triển thường chứa đựng nhiều mục tiêu ( như tăng lợi nhuận và công ăn việc làm, khuyến khích xuất khẩu, bảo vệ môi trường,...) mà mục tiêu này trong nhiều trường hợp lại làm giảm quy mô của nhau. Điều đó gây cản trở hoạt động của các thể chế tài chính theo cơ chế thị trường. VD, một dự án công nghệ cao nếu xây dựng gần các thành phố có thế sẽ có hiệu quả hơn nếu xây dựng tại nông thôn do có được nguồn lao động có kỹ thuật, hạ tầng cơ sở tốt, dễ tiêu thụ sản phẩm... Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu phát triển nông thôn, giảm đói nghèo thì dự án cần được xây dựng tại nông thôn. Quyết định này làm giảm hiệu quả tài chính của dự án và trong điều kiện cụ thể có thể không phù hợp với mục tiêu phục vụ của NHTM.
Mặc dù thực hiện mục tiêu, song các dự án này lại không thích hợp hoàn toàn với phương pháp cấp phát ngân sách, do có nguồn thu trực tiếp từ bán sản phẩm của dự án. Chính phủ sử dụng nguồn vốn tín dụng nhằm làm tăng tính hiệu quả tài chính của dự án phát triển. lý dó sử dụng nguồn vốn tín dụng trong tài trợ cho các dự án phát triển là:
- Thứ nhất. ngân sách nhà nước nghèo nàn và phải sử dụng ưu tiên cho các dự án không thể hoàn lại vốn. trong khi đó, nhiều dự án phát triển tạo nguồn thu trực tiếp( có khả năng sinh lời), có khả năng hoàn trả, có thể và cần thiết phải tiếp cận với nguồn tín dụng. yêu cầu hoàn trả gốc và lãi buộc chủ đầu tư phải tìm kiếm và thực hiện các dự án có hiệu quả tài chính rõ ràng dù rằng mức ảnh sinh lời thấp hoặc rủi ro cao, đồng thời phải thực hiện các giải pháp tăng tính hiệu quả tài chính của dự án
- Thứ hai, phương pháp tài trợ bằng cách cho vay có nhiều ưu thế. Trước hết vốn của nhà nước thường được cộng thêm vốn đối ứng huy động trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng quy mô tài trợ cho các dự án phát triển. kết quả của việc hoàn trả là nguồn vốn của nhà nước lại được tái tạo, tiếp tục một hoạt động tài trợ mới.
Tài trợ ưu đãi qua chương trình tín dụng của chính phủ được thực hiện có hiệu quả thông qua hoạt động của NHPT. Ngoài việc cung cấp các nguồn trung và dài hạn cho các dự án, ngân hàng còn cung cấp với một số các điều kiện ưu đãi mà các tổ chức tín dụng hoạt động theo cơ chế thị trường không thể thực hiện được. như vậy, NHPT được thành lập nhằm tài trợ các loại hình đầu tư phát triển có hiệu quả tài chính
II.NGUYÊN NHÂN RA ĐờI NHPT VN
Các giai đoạn hình thành và phát triển
1.Giai đoạn 1995 - 1999: Tổng cục đầu tư và phát triển
Ngày 10/12/1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 187/CP về việc thành lập Tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện 2 chức năng:
-Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính đầu tư phát triển
-Tổ chức việc thực hiện cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư & vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án. mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hang năm
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng cục đầu tư & phát triển được tổ chức thành hệ thống từ TW đến tỉnh, thành phố trực thuộc TW
-Ở TW là Tổng cục đầu tư & phát triển trực thuộc Bộ Tài chính: Tổng cục trưởng & các Phó Tổng cục trưởng giúp việc.Ngoài ra còn có bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng bao gồm:Vụ Kinh tế - kế hoạch, Vụ Cấp phát vốn đầu tư, Vụ Tín dụng ưu đãi đầu tư, Vụ Kế toán, Vụ Kiểm tra - giám sát, Văn phòng Tổng cục
-Ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW thì có Cục đầu tư & phát triển trực thuộc Tổng cục đầu tư & phát triển
Tình hình thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục đầu tư & phát triển:
-Quản lý Nhà nước về tài chính đầu tư phát triển (ĐTPT):
+Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB, cấp phát vốn ĐTPT, xây dựng chế độ kế toán ĐTPT, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành
+Tham gia xây dựng các văn bản pháp quy & pháp luật về quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước
+Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, chi trước, trong & sau đầu tư
+Tổ chức nghiên cứu, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư & xây dựng chiến lược phát triển ngành tài chính trong lĩnh vực ĐTPT
-Cấp phát & cho vay vốn đầu tư của Nhà nước:
+Quản lý an toàn khoảng 18.000 tài khoản
+Tổ chức cấp phát nguồn Ngân sách Nhà nước trên 80.000 tỷ đồng cho các dự án đầu tư XDCB
+Ký 3.722 hợp đồng tín dụng cho vay với tổng số vốn gần 60.000 tỷ đồng
+Có những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án & tiết kiệm vốn đầu tư của Nhà nước
Ngày 20/9/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 145/1999/NĐ - CP về việc tổ chức lại Tổng cục đầu tư & phát triển.
Cụ thể:
-Tổng cục đầu tư & phát triển giải thể và thành lập mới các tổ chức:
+Vụ Đầu tư trực thuộc Bộ tài chính
+Vụ Thanh toán vốn đầu tư trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở TW
+Phòng Đầu tư thuộc Sở Tài chính - Vật giá do các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW thành lập
-Chuyển giao nhiệm vụ, nhân sự & biên chế của Tổng cục đầu tư & phát triển cho các tổ chức:
+Vụ Đầu tư thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính đầu tư trong phạm vi cả nước
+ Vụ Thanh toán vốn đầu tư thuộc Kho bạc Nhà nước ở Trung ương và các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước ở địa phương thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước các cấp.
+ Sở Tài chính - Vật giá giúp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý Nhà nước về tài chính đầu tư trên địa bàn.
+ Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện nhiệm vụ quản lý tín dụng đầu tư Nhà nước theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển
2.Giai đoạn 1/1/2000 đến 30/6/2006: Quỹ Hỗ trợ phát triển
Hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập, tổ chức & hoạt động theo Nghị định số 50/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 với chức năng & nhiệm vụ quy định:
- Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm cả vốn trong và ngoài nước) để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước
- Sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ
- Cho vay đầu tư và thu hồi nợ
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Thực hiện việc bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư; tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các quỹ đầu tư
- Quỹ có thể uỷ thác, nhận ủy thác cho vay vốn đầu tư
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan theo quy định.
Tình hình thực hiện nhiệm vụ của Quỹ hỗ trợ phát triển
-Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực của nền kinh tế theo chiến lược phát triển KT-XH của đất nước.
+Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bình quân các năm qua, số vốn đầu tư cho nền kinh tế từ Quỹ HTPT chiếm 14,5% tổng mức vốn đầu tư chung của toàn xã hội. Số vốn này được tập trung cho các dự án thuộc ngành công nghiệp, xây dựng (59,6%); cơ sở hạ tầng các ngành nông nghiệp, nông thôn (18,1%); cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (17,5%) và các ngành khác (4,75%).
+Hỗ trợ phát triển một số lĩnh vực, chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm của nền kinh tế:
+Hỗ trợ phát triển kinh tế các vùng, miền:
VD : " Quỹ hỗ trợ phát triển " Tỉnh Hà Giang: Tính đến ngày 31/12/2003, tổng dư nợ các nguồn vốn trong nước do Chi nhánh quỹ quản lý đã lên tới 263.826 triệu đồng.
Kết quả thực hiện công tác tín dụng đầu tư phát triển của Chi nhánh quỹ rất khả quan. Tín dụng trung ương được chi nhánh rải ngân là 164.090 triệu đồng. Nguồn vốn này được đầu tư vào 2 lĩnh vực chính là trồng rừng nguyên liệu giấy của 3 lâm trường thuộc Công ty Nguyên liệu giấy ảnh Vĩnh Phú và xây dựng đường giao thông trung ương.
Nguồn vốn tín dụng địa phương đã giải ngân 113.580 triệu đồng được tập trung đầu tư ¬cho một số lĩnh vực trọng điểm như khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, xây dựng hạ tầng và một số lĩnh vực khác
+Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA: Tính đến năm 2004 , Quỹ HTPT đã thẩm định, cho vay và thu hồi nợ trên 6.600 dự án, với số dư nợ tín dụng đạt trên 69.000 tỷ đồng; trong đó vốn trong nước trên 35.000 tỷ đồng, vốn ODA cho vay lại gần 34.000 tỷ đồng.
-Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.
-Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư thông qua việc thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cho vay ủy thác: Tính đến năm 2004, đã có trên 3.000 dự án được Quỹ HTPT hỗ trợ đầu tư (trong đó có 32 dự án nhóm A) hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, trong đó có 1.360 dự án đã hoàn trả hết vốn tín dụng nhà nước
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, Quỹ hỗ trợ phát triển vẫn còn những tồn tại:
- Cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chậm được điều chỉnh, chưa phù hợp với diễn biến của thực tiễn
+VD: Nguồn vốn chiến lược của quỹ là trái phiếu Chính phủ và tiết kiệm bưu điện.Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức được Chính phủ giao nhiệm vụ phát hành trái phiếu đầu tư để huy động vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vì vậy, nếu cho phép Quỹ được sử dụng vốn của mình để mua trái phiếu Chính phủ là không hợp lý.Tuy nhiên, nếu không được sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư thì không đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí cho Quỹ.
-Nguồn vốn chưa thật sự ổn định và phát triển bền vững
+ Nguồn vốn chiến lược của quỹ là trái phiếu Chính phủ và tiết kiệm bưu điện. Tuy nhiên, việc các ngân hàng thương mại đua nhau tăng lãi suất trong giai đoạn 2003-2004 đã tạo ra những lực hút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường vốn nói chung.
Các loại trái phiếu đầu tư, trái phiếu Chính phủ do Quỹ HTPT phát hành chưa được cầm cố, chiết khấu, tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước; điều đó đã làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu trên thị trường dẫn đến việc huy động vốn từ trái phiếu đạt kết quả chưa cao.
Mỗi năm Nhà nước dành 17 - 18 nghìn tỷ đồng vốn trong nước và 6,7 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn ODA để giao cho Quỹ HTPT cho vay các dự án đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của nền kinh tế, đổi mới kỹ thuật - công nghệ, hỗ trợ xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nhưng nguồn vốn này chỉ phục vụ được khoảng 54,5% nhu cầu vốn của các dự án phát triển.
Việc huy động vốn từ tiết kiệm bưu điện đạt rất thấp(khoảng 40,8%) nhưng lại không đảm bảo tiến độ chuyển tiền cho Quỹ theo hợp đồng, vì vậy, số vốn thực tế nhận được mới chỉ là 40 tỷ đồng(7/2003)
Bên cạnh đó, việc giải ngân những nguồn vốn này cũng là 1 thách thức đối với quỹ
- Khó khăn trong việc quản lý và đảm bảo an toàn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển từ Quỹ Hỗ trợ phát triển chưa được sử dụng có hiệu quả. Việc mở rộng quá mức đối tượng được vay ưu đãi (theo Nghị định 43/1999/NĐ-CP trước đây) cùng với các chính sách bảo hộ, cơ chế phân cấp mạnh, quản lý không chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng nợ nần, đầu tư dàn trải, lãng phí và kém hiệu quả của nhiều dự án đầu tư. Năng lực tài chính của Quỹ hỗ trợ phát triển ngày càng giảm, chất lượng tín dụng thấp và rủi ro còn lớn
Tính riêng 6 tháng đầu năm 2001, tổng thu lãi từ hình thức cho vay đầu tư bằng nguồn vốn trong nước chỉ đạt 217 tỷ đồng, bằng 26% kế hoạch năm. Tổng số nợ quá hạn đến thời điểm hiện nay đã lên đến 400 tỷ đồng, chiếm 3,8% tổng số dư nợ cho vay. Ví dụ: tỷ lệ thu hồi nợ vay của chương trình khai thác hải sản xa bờ đạt rất thấp: bình quân hằng năm tỷ lệ trả nợ gốc đạt 17%, tỷ lệ trả lãi đạt 12%. Trong 6 tháng đầu năm 2001, tỷ lệ trả nợ gốc và lãi chỉ đạt 4% so với nợ gốc và lãi đến hạn phải trả. Riêng nợ (cả gốc và lãi) quá hạn 6 tháng đầu năm 2001 đã lên đến 150 tỷ đồng.(dự án mía đường: nông dân bị lỗ nên chặt phá mía dẫn đến sản lượng mía không đạt kế hoạch đề ra)
Tính đến 31/12/2003 đã có 1.551 dự án nợ quá hạn vốn vay của Quỹ Hỗ trợ phát triển với tổng số nợ trên 1.185 tỷ đồng, số lãi treo của các dự án này trên 950 tỷ đồng
VD:
- Có nhiều chủ đầu tư cố tình né tránh nguyên tắc đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là người đi vay phải có trách nhiệm trả nợ khi đến kỳ hạn, ngay cả khi họ hoàn toàn có khả năng thanh toán. Có thể kể đến một số dự án của những doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng vẫn có thể trả được nợ vay của Quỹ Hỗ trợ phát triển từ các nguồn khác như dự án đầu tư thiết bị sản xuất của Xí nghiệp X81, thiết bị thi công của Công ty Xây lắp và Vận tải xây dựng 1 (Hà Nội), thiết bị giày thể thao của công ty Tramatsuco (Vũng Tàu), dự án khai thác đá của Công ty 8 (Hà Tây)...Khi Quỹ Hỗ trợ tổ chức 13 đoàn công tác đi đôn đốc thu nợ tại các dự án vay vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước đã thu được số thu nợ và số thu lãi trong giai đoạn đốc thu bằng tới trên 350% so với tỷ lệ thu bình quân trước đó. Ngoài ra, đoàn còn phát hiện tâm lý ỷ lại của không ít chủ đầu tư, xem nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi như thứ Nhà nước cho không, có những dự án sản xuất kinh doanh bình thường, có khả năng trả nợ, nhưng vẫn cứ chây ì không chịu trả như Khách sạn Sông Nhuệ (Hà Tây), dự án Xí nghiệp sản xuất giày thể thao Kiêu Kỵ (thuộc Công ty Xuất nhập khẩu Mây tre), dự án thiết bị thi công của Công ty Muối (Hà Nội)..
Không những thế, các chủ đầu tư các dự án này còn tìm cách hoàn thiện các thủ tục giấy tờ để khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí là xóa lãi, xóa nợ
Đối với các dự án như Xí nghiệp in trẻ Hà Nội, Nhà máy gạch Đồng Trúc... thì lại lợi dụng vốn vay tín dụng đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển có lãi suất thấp, tư tưởng quản lý và thu hồi nợ của các cán bộ trong hệ thống Quỹ thiếu cương quyết, mang nặng tính nể nang, xuôi chiều... nên đã tìm cách chiếm dụng vốn vay đầu tư để làm vốn lưu động. Đặc biệt có một số dự án đã tìm cách lảng tránh trách nhiệm trả nợ vốn đã vay, bằng cách đổ lỗi cho dự án đầu tư không hiệu quả hoặc do khủng hoảng kinh tế, hay đùn trách nhiệm cho giám đốc cũ...
- Chưa đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo yêu cầu của nền kinh tế: Quỹ Hỗ trợ phát triển không có chức năng thanh toán quốc tế nên không thể hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu
- Năng lực tổ chức điều hành, thẩm định, dự báo của Quỹ chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế: Quỹ hỗ trợ phát triển chỉ đủ vốn cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, vốn trung và dài hạn trên 3 năm thì thiếu trầm trọng, trong khi các dự án phát triển chủ yếu là đầu tư trung và dài hạn nên nhu cầu vốn trung và dài hạn là rất lớn.
Tháng 9/2001: Qũy hỗ trợ phát triển ra quyết định 133 thực hiện hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho những hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm quyết định được ban hành, trong khi phần lớn các hợp đồng xuất nhập khẩu được kí từ đầu năm, hoặc đưa ra giá trị tài sản thế chấp là 30% trên tổng vốn vay, trong khi có những doanh nghiệp điều, cần vay vốn lớn khoảng 1500 tỷ, không thể đáp ứng được yêu cầu này.
Ngoài ra, một điều khá quan trọng là thông tin của Quỹ đến với doanh nghiệp còn yếu kém - chẳng hạn rất nhiều doanh nghiệp không biết gì về sự tồn tại của quỹ...".
Một số chỉ tiêu chủ yếu chưa cao, thu nợ gốc còn thấp so với kế hoạch, nợ quá hạn, lãi treo tiếp tục tăng, doanh số cho vay ngắn hạn hỗ trợ còn thấp so với kim ngạch xuất khẩu đạt được, vốn huy động đạt được chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn theo phân cấp để đầu tư các dự án trên địa, bàn và cho vay hỗ trợ xuất khẩu. Chất lượng công tác kiểm tra nghiệp vụ nội bộ còn thấp.
3.Giai đoạn 1/1/2000 đến nay: Ngân hàng phát triển Việt Nam
Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy Quyết định số 108/2006/QĐ - TTG về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPT VN) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển
Tại sao phải thành lập NHPTVN?
Giai đoạn trước năm 2000, Chính phủ đã có nhiều chính sách thông qua tín dụng Nhà nước, được thực hiện qua nhiều đầu mối là các ngân hàng thương mại Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia thuộc Tổng cục Đầu tư phát triển trước đây.
Thời kỳ sau đó, cùng với việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu được tổ chức lại và giao về một đầu mối là Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện. Tổng mức tài chính cho vay ra đối với các mục tiêu kể trên hàng năm đạt trên 10.000 tỷ đồng.
Tuy 2 hình thái Tổng cục & Quỹ hỗ trợ phát triển đã có những kết quả nhất định trong việc giải ngân vốn đầu tư phát triển, hỗ trợ các dự án nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO việc hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp như trước đến nay sẽ bị cấm. Các chuyên gia tài chính nhận định rằng, dù thay đổi là tất yếu, nhưng để tránh xáo trộn lớn trong chính sách quan trọng này, trước mắt, Việt Nam cần tận dụng tối đa thời gian chuyển tiếp (nếu có) trong giai đoạn đầu tiên gia nhập WTO để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, cần xây dựng hai hệ thống chính sách phù hợp với đặc điểm tính chất của mỗi hoạt động, đó là tín dụng xuất khẩu và tín dụng đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách không được tạo ra một kênh bao cấp mới từ Nhà nước cho doanh nghiệp; không ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng thương mại thông thường. Hình thức và mức độ hỗ trợ cũng sẽ phải phù hợp với những quy định của WTO và thông lệ thương mại quốc tế, đảm bảo tập trung vào một đầu mối là một tổ chức tài chính của Chính phủ.
Do vậy, việc chuyển đổi hình thức của Quỹ là cần thiết nhằm giúp nước ta tránh việc vi phạm các quy định của WTO
Theo tính toán, các nguồn lực để thực thi các chính sách tín dụng nhà nước này sẽ gồm nguồn từ Quỹ hỗ trợ phát triển hiện nay, ngân sách Nhà nước cấp vốn điều lệ, nguồn vốn vay từ các quỹ tài chính của Chính phủ; phát hành trái phiếu và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; vay vốn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
Từ các nguồn lực này, hiện có 2 phương án tổ chức đang được xem xét. Phương án 1 là thành lập Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (VEXIM) có mức vốn 3.000 tỷ đồng, thực hiện chức năng tín dụng xuất khẩu (như vậy, Quỹ hỗ trợ phát triển tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước).
Đây là ngân hàng đặc biệt của Chính phủ không nhận tiền gửi từ dân cư, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
Phương án 2 là chuyển đổi hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển hiện nay thành tổ chức tài chính vừa thực hiện chức năng hỗ trợ tín dụng các dự án đầu tư trong nước (như tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước như hiện nay) vừa thực hiện chức năng hỗ trợ tín dụng xuất khẩu (như chức năng ngân hàng VEXIM).
Tổ chức này có thể lấy tên là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam hoặc Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Địa vị pháp lý cũng tương tự phương án 1 nhưng vốn điều lệ lên tới 5.000 tỷ VND. Chức năng nhiệm vụ gồm: Huy động các nguồn vốn; cho vay, bảo lãnh tín dụng dự án đầu tư trong nước; cho vay người bán trong nước xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ; cho vay người mua nước ngoài mua hàng hoá dịch vụ của Việt Nam; bảo lãnh tín dụng cho người bán hàng Việt Nam; bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các doanh nghiệp trong nước tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá; hỗ trợ sau đầu tư; uỷ thác giải ngân, thu nợ các dự án viện trợ chính thức của Chính phủ Việt Nam được ký kết theo Hiệp định của Chính phủ; uỷ thác giải ngân, thu nợ các dự án đầu tư Chính phủ Việt Nam vay nước ngoài về cho vay lại; uỷ thác quản lý, cho vay và thu hồi nợ một số chương trình kinh tế của Chính phủ; cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước cho khách hàng.
Theo đánh giá, trong điều kiện thực tế hiện nay, việc lựa chọn phương án 2, thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam là hợp lý và hiệu quả hơn do tận dụng được bộ máy hiện có của Quỹ hỗ trợ phát triển, tiết kiệm chi phí quản lý, tiếp tục thực hiện được cả nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu.
Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPT VN) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT).
Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện cả hai nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top