Chuong 6 - nguyenly2 - minhmomo
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG IX
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC
1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu
tiên trên thế giới
a) Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)
• Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga
- Ngày 7/11/1917, tại thành phố Pê-tờ-rô-grát, Đảng Bôn-sê-vích Nga do
V.I.Lênin đứng đầu đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa giành chính
quyền từ tay Chính phủ lâm thời tư sản, kết thúc bằng việc chiếm Cung điện
Mùa Đông. Cuộc khởi nghĩa này là sự khởi đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa vũ
trang giành "toàn bộ chính quyền về tay Xô Viết". Với thắng lợi này lần đầu
tiên trong lịch sử nước Nga một chính quyền của công-nông và những người lao
động được thiết lập. Trong những ngày đầu chính quyền đã thông qua những sắc
lệnh khẳng định và thể hiện rõ bản chất của một chính quyền vì dân. Đó là Sắc
lệnh về hòa bình, Sắc lệnh về ruộng đất; đồng thời công bố nhiều chính sách ưu
việt như ngày làm việc 8 giờ, bảo hiểm xã hội, giáo dục không mất tiền, tự do
tín ngưỡng, nam nữ bình đẳng.....Những lý tưởng về một xã hội công bằng, dân
chủ, một xã hội xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên trên thế giới đã và đang hiện thực
hóa
- V.I.Lênin: "Một kỷ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử thế giới. Nhân loại
đang vứt bỏ hình thức cuối cùng của chế độ nô lệ, chế độ nô lệ tư bản hay chế
độ nô lệ làm thuê. Thoát khỏi được chế độ nô lệ đó, lần đầu tiên nhân loại sẽ
bước vào thời kỳ tự do chân chính1"
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: ' Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng
tháng Mười đã chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức,
bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào
có ý nghĩa to lớn và sâu xa như vậy'2.
• Ý nghĩa
- Thành công của cách mạng Tháng Mười khẳng định rằng chỉ có cuộc cách
mạng dưới sự lãnh đạo của một đảng dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-
Lênin giành chính quyền về tay giai cấp vô sản mới thực sự đem lại quyền lợi
cho người lao động.
- Cách mạng Tháng Mười thành công đã hiện thực hóa lý tưởng về một xã hội
mới - XHCN, mà trước đó chỉ là những ước mơ.
- Cách mạng Tháng Mười thành công đã chứng minh trên thực tế luận điểm về:
sụp đổ tất yếu của CNTB và loài người sẽ quá độ sang một xã hội mới mà ở đó
không còn người bóc lột người.
- Cách mạng Tháng Mười không chỉ hiện thực hóa mục tiêu cách mạng là giải
phóng con người khỏi áp bức, bất công, xóa bỏ chế độ tư hữu, mà còn khẳng
định con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên
thế giới; đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh của lực lượng cách mạng thực
hiện sự nghiệp giải phóng và xây dựng xã hội mới, đó là giai cấp công nhân.
b) Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới
• Bối cảnh ra đời:
- Chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô được bắt đầu xây dựng từ sau Cách mạng tháng
10/1917 trong tình hình khó khăn: Nội chiến Nga (1918 - 1922), Chiến tranh
Nga - Ba Lan (1919 - 1921), Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945), Chiến
tranh Lạnh (Giữa thế kỷ XX)...
- Chịu sự tấn công mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản từ bên trong và bên ngoài.
• Đặc điểm nổi bật:
2 Hồ Chí Minh toàn tập, t12, tr300.
3 Cách mạng tháng Mười Nga - Thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin trong hiện thực - Duy Quát.
− Hình thành Liên bang Xô Viết cuối 1922 bao gồm Liên bang Nga, Ukraina,
Gruzia, Azerbaijan, Armernia... Giai đoạn 1954 - 1991 gồm 15 thành viên.
Liên Xô tan rã 25/12/1991.
− Từ 1918 đến mùa xuân 1921, thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến với
mục tiêu cung cấp đầy đủ vũ khí và lương thực cho các thành phố và lực
lượng Hồng Quân, trong điều kiện tất cả các cơ chế và quan hệ kinh tế thông
thường đều đã bị chiến tranh phá hoại.
− Từ mùa xuân 1921 đến những năm cuối thập kỷ 20, thực hiện Chính sách
kinh tế mới (NEP) của V.I.Lênin. Tư tưởng chủ yếu của NEP: Củng cố liên
minh công - nông; Tăng cường chính quyền Xô Viết; Khơi dậy động lực
kinh tế từ nông dân; Khôi phục và phát triển sản xuất.
- Nội dung chủ yếu của NEP:
Thay chính sách trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực.
Tổ chức thị trường thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hóa - tiền tệ giữa
nhà nước với nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và
nông nghiệp.
Sử dụng sức mạnh nền kinh tế nhiều thành phần và các hình thức kinh tế quá
độ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân. Sử dụng
chủ nghĩa tư bản nhà nước, chuyển các xí nghiệp nhà nước sang chế độ hạch
toán kinh tế.
Phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác với các nước Phương Tây để tranh thủ
vốn, kỹ thuật, trình độ quản lý...
NEP có ý nghĩa quan trọng:
Về kinh tế, giúp chính quyền Xô Viết đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng,
góp phần khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh chỉ trong một thời gian ngắn, biến
nước Xô Viết đói thành nước có nguồn lương thực dồi dào. Khắc phục được khủng
hoảng kinh tế - chính trị.
Về lý luận, phát triển nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, sử dụng quan hệ
hàng hóa - tiền tệ...)
Ý nghĩa thực tiễn với Việt Nam.
- Từ những năm 30 của thế kỷ XX, do đòi hỏi phải nhanh chóng biến Liên Xô
thành cường quốc công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội,
xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu và đối phó với nguy cơ chiến tranh... Nhà nước Xô
Viết đã áp dụng cơ chế Kế hoạch hóa tập trung (các kế hoạch 5 năm); Thực
hiện công nghiệp hóa nền kinh tế, đặc biệt là chú trọng phát triển các ngành
công nghiệp nặng (than, gang, thép...). Kết quả thực tế là Liên Xô đã trở thành
một nước công nghiệp lớn của thế giới trong khoảng 20 năm. Đó là nền tảng
kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Mặt khác, Liên Xô
đồng thời áp dụng Tập thể hóa, đặc biệt là trong nông nghiệp, chuyển sở hữu tư
nhân thành sở hữu tập thể. Quá trình công nghiệp hóa và tập thể hóa dẫn tới sự
tồn tại của hai thành phần kinh tế chính Kinh tế nhà nước và Kinh tế tập thể.
- Mặt trái của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung ngày càng trầm trọng
nhưng Nhà nước Liên Xô không khắc phục hiệu quả. Do vậy, nền kinh tế bắt
đầu đi xuống, rơi vào khủng hoảng, dẫn tới sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô năm 1991.
2. Sự ra đời và những thành tựu của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
• Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
- Trong những năm từ 1917 - 1920, làn sóng cách mạng đã lan sang một số
nước Phần Lan, Đức, Áo, Hungary, CHDCND Triều Tiên. Tuy cách mạng
không thành công nhưng giai cấp thống trị ở các nước đó buộc phải thực hiện
những cải cách xã hội nhất định, mở rộng quyền bầu cử, cải cách ruộng đất, thi
hành ngày làm việc 8h, bảo hiểm xã hội...
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào
công nhân, phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Kết quả
là, tại quốc gia, Đảng Cộng sản, chính đảng của giai cấp công nhân lên nắm
quyền lãnh đạo đất nước, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa tại quốc gia đó.
đưa tới sự hình thành Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn 1945 - 1954, 13 quốc gia đã xây dựng chế độ dân chủ nhân
dân để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội: Liên Xô, Mông Cổ, Anbani, Ba
Lan, Bungari, Hungary, Nam Tư, Tiệp Khắc, Rumani, CHDC Đức, Trung
Quốc, CHDCND Triều Tiên, Việt Nam. Các phương thức hình thành hệ
thống xã hội chủ nghĩa: Một là, các nước chủ yếu dựa vào lực lượng vũ
trang trong nước để giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội (Nam
Tư - 1944, Việt Nam - 1945, Anbani - 1946, Trung Quốc - 1949); Hai là,
các nước dựa vào Hồng quân Liên Xô và lực lượng vũ trang tự có (Ba Lan -
1945, Bungari - 1946, Rumani - 1948, Triều Tiên 1948); Ba là, các nước
hoàn toàn dựa vào Hồng quân Liên Xô ( CHDC Đức 1949)4.
Hệ thống này đã phát triển rộng nhất vào giai đoạn 1980 - 1987, tuy nhiên
Hệ thống cũng "co lại" sau giai đoạn này. Các nước xã hội chủ nghĩa năm
1987 (Theo Kornai Janos - Hệ thống xã hội chủ nghĩa) gồm 26 nước: Liên
Xô, Mông Cổ, Anbani, Nam Tư, Bungary, Tiệp Khắc, Hungary, Phần Lan,
Rumani, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Đức, Việt Nam, Cu Ba, Công
Gô, Sômali, Nam Yemen, Benin, Ethiopia, Angola, Campuchia, Lào,
Mozambique, Afganistan, Nicaragua, Zimbabwe.
- Sự hợp tác kinh tế trong Hệ thống xã hội chủ nghĩa:
Thời kỳ 1944 - 1948: Khôi phục và khắc phục hậu quả chiến tranh ở các
nước Đông Âu và Liên Xô: Quan hệ hợp tác mang tính chất song phương,
chủ yếu trên lĩnh vực ngoại thương và tín dụng: Liên Xô cung cấp cho Đông
Âu than, dầu, lương thực, thực phNm, quặng sắt, thiết bị sản xuất... đồng
thời, cho vay vốn với lãi suất rất thấp.
Thời kỳ 1949 - 1991: Quan hệ hợp tác trong Hệ thống xã hội chủ nghĩa
chuyển sang đa phương, mở rộng lĩnh vực hợp tác sang cả khoa học - kỹ
thuật và sản xuất, thành lập tổ chức kinh tế chung SEV "Hội đồng tương trợ
kinh tế" (1949 - 1991).
• Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực
- Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã
hội, thúc đNy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới.
- Chủ nghĩa xã hội hiện thực tạo ra sự phát triển cách mạng về kinh tế, xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quy mô lớn cho chủ nghĩa xã hội, đảm bảo ngày
càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Chủ nghĩa xã hội hiện thực đạt được nhiều tiến bộ trong các ngành khoa học,
đặc biệt là khoa học cơ bản, khoa học vũ trụ, khoa học quân sự, trong văn hóa,
nghệ thuật.
- Sự phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa làm thay đổi hoàn toàn
cục diện chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ của hệ
thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc5, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và
thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò quyết định đNy lùi nguy
cơ chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới.
- Chủ nghĩa xã hội hiện thực thúc đNy phong trào đấu tranh của nhân dân lao
động tại các nước tư bản chủ nghĩa nhằm đồi các quyền dân sinh, dân chủ, các
phúc lợi xã hội...
3. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết
Bắt đầu từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Sự khủng hoảng kinh tế thúc đNy những đổi mới kinh tế - chính trị trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa..
− Năm 1985, Mikhail Sergeyevich Gorbachov bắt đầu tiến hành chính sách cải
tổ (perestroika - Перестройка) và công khai hóa (glasnost - Гласность) để
giải phóng các tiềm năng chưa được khai thác của xã hội.
5 Năm 1919, hệ thống thuộc địa chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế giới. Sự phát triển của phong trào giải phóng
dân tộc và sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội phá vỡ hệ thống đó, thu hẹp lại chỉ còn 0,7% diện tích và 5,3% dân số.
− Những nỗ lực cải cách đã không thu được kết quả như mong đợi, khủng
hoảng xuất hiện và trở nên sâu sắc: các tổ chức và trào lưu dân tộc chủ nghĩa
xuất hiện ngày càng nhiều và càng có xu hướng chống Xô Viết đòi độc lập.
Tốc độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách
không còn kiểm soát được tình hình và bị cuốn theo các sự kiện. Các thành
quả kinh tế thì còn rất nhỏ bé mà khủng hoảng chính trị ngày càng trầm
trọng: các lực lượng đòi ly khai dần dần nắm các vị trí lãnh đạo của các
Nước Cộng hòa và ra các tuyên bố về chủ quyền của Nước Cộng hòa.
− Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu thậm chí có nơi chính quyền
các Nước Cộng hòa lãnh đạo cuộc xung đột với các Nước Cộng hòa lân cận.
Mâu thuẫn dân tộc cực kỳ lớn trong lòng Liên Xô đã bộc lộ và tiến triển
không thể kiểm soát được. Mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các
nước cộng hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình kinh tế trở nên nguy ngập,
tình hình xã hội trở nên hỗn loạn.
− Các đảng viên cộng sản phân ly và mất hoàn toàn sự kiểm soát và kỷ luật của
Đảng và trở thành các lực lượng quốc gia dân tộc chủ nghĩa. Ngay Xô viết
Tối cao Nga, nước cộng hòa trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật
pháp nước cộng hòa cao hơn hiến pháp Liên Xô, quyền lực của nhà nước
Liên Xô dần trở thành hình thức.
− Ngày 8/12/1991 tại Minsk, thủ đô của Belarus, các nhà lãnh đạo ba nước
cộng hòa Nga, Belarus và Ukraina ra tuyên bố ký thỏa thuận thành lập Cộng
đồng các quốc gia độc lập (SNG - Содружество Независимых
Государств), chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Xô viết. Ngày 21/12/1991 tại Alma Alta, thủ đô của Kazakhstan, tất cả các
nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký tuyên ngôn tôn trọng các tôn
chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập.
− Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên Xô chính thức chấm dứt tồn tại.
Từ tháng tư năm 1989, sự sụp đổ diễn ra liên tiếp ở các nước Đông Âu. Đến
tháng 12 năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và sáu nước Đông Âu sụp
đổ hoàn toàn. Sự sụp đổ cũng diễn ra ở Mông Cổ, Anbani, Nam Tư
4. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội
Xôviết
a) Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủ nghĩa
xã hội Xôviết
−Mô hình nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chỉ phù hợp trong một giai đoạn lịch
sử nhất định, không thể áp dụng xuyên suốt thời kỳ thực hiện cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Mặt khác, việc tuyệt đối hóa nền kinh tế này đã tạo ra những hậu quả
to lớn: xóa bỏ nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện bao cấp trong
điều kiện của cải vật chất xã hội luôn thiếu hụt, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo
của người lao động, các thành phần kinh tế.
−Sự chậm đổi mới mô hình chủ nghĩa xã hội làm xuất hiện ngày càng nhiều
những khuyết tật: quan liêu, tham nhũng, không thúc đNy sản xuất phát triển ...
Những sai lầm sâu xa dẫn tới sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không phải do
bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do sự sai lầm, sự giáo điều trong nhận
thức và vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin.
b) Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã
hội Xô Viết
−Về chủ quan, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm nghiêm trọng
về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội,
xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất.
Sai lầm đường lối "cải tổ chính trị đi trước": Xa rời chủ nghĩa Mác Lênin,
từng bước xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Cải cách chính trị đánh thẳng vào hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội,
trước hết là vào tổ chức Đảng. Nhóm lãnh đạo cải tổ tìm cách loại bỏ khỏi
Ủy ban Trung Ương Đảng hàng loạt những người không tán thành đường lối
sai lầm của cải tổ, kiên trì đường lối chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại của Cải tổ đã tạo ra làn sóng phê
phán, công kích mọi thứ gắn với chủ nghĩa xã hội, phủ định sạch trơn mọi
thành tựu của chủ nghĩa xã hội. Làm mất lòng tin của nhân dân vào chủ
nghĩa xã hội.
−Về khách quan, chủ nghĩa đế quốc thực hiện "diễn biến hòa bình" trong nội bộ
Liên Xô và các nước Đông Âu.
Các thế lực thù địch lợi dụng tư tưởng cải tổ để lái theo đường lối xét lại,
theo hệ tư tưởng tư sản, chính sách thỏa hiệp với phương Tây...
Mặt khác, hứa hẹn viện trợ kinh tế được dùng làm một vũ khí để lái cuộc cải
tổ theo quỹ đạo mà phương Tây mong muốn.
Như vậy, quá trình cải tổ sai lầm do các yếu tố chủ quan và khách quan là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
và Đông Âu, làm cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa rơi vào thoái trào.
Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
và Đông Âu là sự sụp đổ một mô hình cụ thể về chủ nghĩa xã hội do sự nhận thức
và vận dụng không đúng chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó không phải là sự sụp đổ của
chủ nghĩa xã hội với tư cách một phương thức sản xuất tiến bộ ngay sau chủ nghĩa
tư bản, không phải là sự sụp đổ của học thuyết về chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa
Mác - Lênin.
II. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Triển vọng: Khả năng phát triển trong tương lai6.
Triển vọng chủ nghĩa xã hội được hiểu theo nhiều nghĩa:
Một là, Triển vọng chủ nghĩa xã hội là khả năng tồn tại và tiếp tục phát triển của
chủ nghĩa xã hội hiện thực (Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào).
Hai là, Triển vọng chủ nghĩa xã hội, theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, là
một xu thế lịch sử xuất phát từ sự vận động của thực tiễn: "đối với chúng ta, chủ
nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một
lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một
phong trào hiện thực, nó xóa bỏ tình trạng hiện nay"7.
Ba là, Triển vọng chủ nghĩa xã hội là một kiểu phát triển mà nhân loại đang
hướng tới vì mục tiêu phát triển nhanh, bền vững và nhân bản. "Chủ nghĩa cộng sản
nảy sinh ta từ nền đại công nghiệp và những hậu quả của đại công nghiệp, từ sự
xuất hiện của thị trường thế giới và ... những cuộc khủng hoảng của thị trường thế
giới"8
Đây là kiểu phát triển hướng về con người, có tính bền vững.
Bốn là, Triển vọng chủ nghĩa xã hội là quá trình dân chủ hóa, phát triển dân chủ.
Năm là, Triển vọng chủ nghĩa xã hội là khả năng phát triển nhận thức lý luận về
xu hướng phát triển tất yếu, kiểu phát triển, mô hình và phương pháp xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa.
1. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người
Chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội tiến bộ so với các hình thái kinh tế xã hội trước
đó, tuy nhiên, do những mâu thuẫn không thể điều hòa trong nội tại nền sản xuất xã
hội, chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ không phải là chế độ xã hội phát triển cao nhất
của xã hội loài người. Do vậy, chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội
loài người.
− Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi:
Bản chất bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản đối với người lao động luôn
luôn tồn tại trong chủ nghĩa tư bản, dù dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nguyên nhân cơ bản là do chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư
hữu lớn tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
Sự điều chỉnh và thích nghi của chủ nghĩa tư bản được sự hỗ trợ của cách
mạng khoa học công nghệ giúp điều hòa những mâu thuẫn nội tại của chế
độ xã hội, và duy trì khả năng phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên,
sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa tất yếu sẽ đưa tới điểm
nút mà ở đó, lực lượng sản xuất đòi hỏi phải thay thế quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất khác tiến bộ hơn, dựa trên chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất. Đó là kết quả tất yếu do quy luật khách quan của
lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất quy định.
Những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản vẫn biểu hiện ra bên ngoài với nhiều
mức độ khác nhau: Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, dù là chủ nghĩa
tư bản hiện đại, trên thế giới hiện nay vẫn có đến 1,2 tỷ con người phải tiếp
tục chịu nghèo đói, tật bệnh, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu nhập dưới
1 USD/ngày; 2,5 tỷ người nghèo có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập của
250 tỷ phú, triệu phú lớn nhất thế giới gộp lại; 1/3 lực lượng lao động toàn
thế giới, tức là khoảng 1 tỷ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau; tại
hơn 100 nước đang hoặc kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người
giảm đi so với thập niên trước, hàng ngày có đến 30.000 trẻ em chết bệnh
mà lẽ ra có thể được cứu sống, và số người mù chữ lên đến hơn 800 triệu
người.
Vai trò thúc đNy các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới của Mỹ và các
nước tư bản phát triển khác đã khẳng định bản chất hiếu chiến xuất phát từ
động cơ lợi nhuận.
Chủ nghĩa tư bản với những mâu thuẫn bên trong không thể khắc phục. Xã
hội tư bản không dễ biến màu bản chất của mình chỉ bằng lối xưng danh
mới "phi hệ tư tưởng hóa" như "xã hội tư bản", "xã hội hậu công nghiệp",
"xã hội tin hóa", "xã hội kinh tế tri thức hóa". Nhiều học giả tư sản đã cho
rằng, chủ nghĩa tư bản là không thể chấp nhận được.
− Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản:
Kinh tế tri thức nảy sinh và phát triển.
Tính chất xã hội của sở hữu ngày càng gia tăng
Sự điều tiết của nhà nước đối với thị trường ngày càng hữu hiệu.
Tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên.
Những vấn đề phúc lợi xã hội và môi trường...ngày càng được giải quyết tốt
hơn.
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội với những yếu tố
của xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội tương lai.
2. Chủ nghĩa xã hội - tương lai của xã hội loài người
a) Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của chủ
nghĩa xã hội
− Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình của chủ
nghĩa xã hội trong quá trình đi tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Điều này không
đồng nghĩa với sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một hình
thái kinh tế-xã hội mà loài người đang vươn tới. Trái lại, sự sụp đổ đã chứng
minh một chân lý: Dù học thuyết, nguyên lý (chủ nghĩa Mác - Lênin) có tiến
bộ, đúng đắn, nhưng sự vận dụng rập khuôn, máy móc, thiếu tính sáng tạo tất
yếu sẽ dẫn đến sự thất bại.
− Tính chất của thời đại hoàn toàn không thay đổi: loài người vẫn trong thời kỳ
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới,
mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Các mâu thuẫn của thời đại
vẫn tồn tại, chỉ thay đổi hình thức biểu hiện và đặt ra yêu cầu mới phải giải
quyết.
b) Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới và ngày
càng đạt được những thành tựu to lớn
− Mặc dù một bộ phận lớn hệ thống xã hội chủ nghĩa đã cải tổ sai lầm và sụp
đổ, nhưng một bộ phận khác đã cải cách thành công và tiếp tục đứng vững,
phát triển trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, Việt Nam và
Trung Quốc là những nước tiến hành cải cách, đổi mới tương đối thành công
nhất.
− Những đổi mới nổi bật:
Đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc) hoặc theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt
Nam). Với những đặc trưng: đa dạng hóa hình thức sở hữu, trong đó quốc
hữu giữ vai trò chủ thể (Trung Quốc), hoặc công hữu là nền tảng (Việt
Nam), kinh tế nhà nước là chủ đạo; sở hữu cổ phần được xem là hình thức
chủ yếu của chế độ công hữu (Trung Quốc), hoặc doanh nghiệp cổ phần trở
thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến (Việt Nam); đa dạng hóa hình thức
phân phối, xem trọng phân phối theo lao động, đảm bảo quyền kinh doanh
bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp không phân biệt đối xử; giá cả,
tỷ giá, lãi suất do thị trường xác định có sự điều tiết của nhà nước; phát triển
đồng bộ các loại thị trường từ hàng hóa đến dịch vụ, thị trường chứng
khoán; thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội rộng lớn, xóa đói giảm
nghèo, giữ gìn môi trường...
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng hệ
thống luật pháp ngày càng tương đồng với hệ thống luật pháp hiện đại, đặc
biệt là phù hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, sự
can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý
vĩ mô, gia tăng sự phân quyền cho các địa phương; thực hiện chế độ dân
chủ nói chung, đặc biệt là ở các cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia
tăng sự giám sát của các cấp, của công luận, của quốc hội, của hội đồng
nhân dân các cấp, của các tổ chức xã hội, tinh giảm bộ máy và biên chế,...
Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các hội nghề
nghiệp, văn hóa, tôn giáo, xã hội,...các tổ chức này ngày càng có vai trò to
lớn trong các lĩnh vực mà nhà nước không với tay tới, như từ thiện, cứu trợ
người nghèo,...
Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế; Liên
hợp quốc, các tổ chức khu vực, đặc biệt là đã gia nhập WTO, trở thành
những quốc giai tích cực trong hội nhập khu vực ASEAN, Đông Á.
Đảm bảo sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. Sự lãnh đạo và cầm
quyền của Đảng đã và đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và
hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước.
− Công cuộc cải cách của Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được những thành
tựu to lớn:
Với GDP năm 2004 đạt 1.649 tỉ USD (tính cả Hồng Kông và Ma Cao là
1.820 tỉ USD), Trung Quốc là nước giữ vững tốc độ tăng trưởng cao, liên tục
trong suốt 27 năm (1978 - 2004), có tổng dự trữ ngoại hối quốc tế chỉ sau
Nhật Bản (618,6 tỉ USD năm 2004)(1). Nếu tính theo chỉ số tiêu dùng, Trung
Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Trung Quốc ngày nay là "công
xưởng của thế giới", là thị trường tiêu thụ khổng lồ với hơn 1,3 tỉ người,
chiếm khoảng 22,5% dân số thế giới. GDP của Trung Quốc hiện nay chỉ
chiếm 4% GDP của thế giới, nhưng đóng góp từ 10% đến 15% vào tốc độ
tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Uỷ ban tình báo quốc gia Mỹ dự báo kinh tế
Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2045 (đến năm 2050, GDP của Trung
Quốc ước đạt 45.000 tỉ USD, Mỹ đạt khoảng 35.000 tỉ USD). Kinh tế Trung
Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời của nền kinh tế
thế giới.
Về thành tựu của Việt Nam: Sau hơn hai thập niên thực hiện đường lối Đổi
mới do Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ sáu khởi xướng
năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trên hầu hết các
lĩnh vực, đặc biệt là về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Tốc độ tăng
trưởng GDP trong 16 năm (1990-2006) xấp xỉ 7.6%/năm, thuộc loại khá cao
so với mức tăng trưởng của khu vực và thế giới, năm 2007 GDP đạt mức
8,5%, mức cao nhất trong vòng 10 năm qua9.
Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt kết quả nổi trội, Việt Nam đã hoàn thành mục
tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa nghèo trước thời hạn 10 năm (giảm
50% tỷ lệ người nghèo vào năm 2000). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuNn quốc tế đã giảm
từ 58% năm 1993 xuống 19% năm 2006 và 14,75% năm 2007. Hệ thống an sinh xã
hội được xây dựng và triển khai phục vụ lợi ích cho toàn dân. Chỉ số phát triển con
người (HDI) của Việt Nam tăng nhanh nhất trong các nước ASEAN, từ 0,610 năm
1990 lên 0,691 năm 2002 và 0,733 năm 2007.
Việt Nam đã chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập có hiệu quả với
nền kinh tế thế giới. Việt Nam hiện có quan hệ kinh tế-thương mại với hơn 220
9http://www.vietnamembassy-canada.ca/vietnamese/tintuc-vnhaimuoinamdoimoi8-2008.html
14
quốc gia và nền kinh tế, kim ngạch xuất khNu tăng 20%/năm liên tục trong nhiều
năm qua.Kim ngạch xuất khNu của Việt Nam thời gian qua cũng là một chỉ số ấn
tượng với mức tăng bình quân 18% năm, đạt gần 50 tỷ USD trong năm 2007. Việt
Nam cũng là một địa điểm ưa thích của du khách quốc tế với hơn 4 triệu lượt khách
trong năm 2007, tăng hơn 16% so với năm trước đó; và hơn 2,6 triệu lượt khách
trong 7 tháng đầu năm 2008, tăng 10,6% so với 7 tháng đầu năm 2007.
Đến năm 2008, hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam với
9.500 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 100 tỷ USD. Số vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào Việt Nam không ngừng tăng ( 21, 5 tỷ USD năm 2007 và 45,28 tỷ
USD trong 7 tháng đầu năm 2008).
Sự phát triển của Trung Quốc và Việt Nam cho thấy hai quốc gia đều tôn trọng
những giá trị tiến bộ của nhân loại cả ở phương Tây và phương Đông, nghiên cứu,
ứng dụng chúng phù hợp với điều kiện cụ thể trên cơ sở những giá trị nhân đạo cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời sự tiến triển thực tế của những cuộc cải
cách trên đây sẽ ngày càng làm sáng tỏ hơn con đường đổi mới chủ nghĩa xã hội.
c) Đã xuất hiện xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
− Từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, bên cạnh sự phát triển của Việt Nam,
Trung Quốc, phong trào đi lên chủ nghĩa xã hội phát triển mạnh mẽ tại các
nước Mỹ Latinh. Đến 2008, khoảng 11 quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh đã
tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu là Venezuela dưới sự lãnh đạo của
Tổng thống Hugo Chavez.
− Những đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa xã hội xây dựng tại Venezuela:
Về tư tưởng: Lấy chủ nghía Mác, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của
Simon Bolivia, tư tưởng nhân đạo thiên chúa giáo làm nền tảng.
Về chính trị: Nhấn mạnh tư tưởng "dân chủ cách mạng" và "chính quyền
nhân dân", theo đó nhân dân có trách nhiệm cùng tham gia quyết định vận
mệnh của đất nước, tham gia vào công việc xây dựng một nhà nước pháp
quyền, thực hiện công bắng xã hội; xây dựng một mô hình xã hội mới, nơi
mà mọi người dân đều có chỗ đứng cho dù đó là một thổ dân.
Về kinh tế: Chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh
tế nhà nước và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo; nhấn mạnh việc giành lại
chủ quyền quốc gia dân tộc đối với tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu
mỏ, nước sạch và môi sinh...
Về xã hội: Chủ trương thực hiện phân phối công bằng của xã hội để giải
quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội...
Về đối ngoại: Thúc đNy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với
tất cả các nước, lấy hợp tác thay thế cạnh tranh; lấy hội nhập thay cho bóc
lột; đấu tranh cho một thế giới đa cực, dân chủ.
Về cách làm, bước đi: Kế thừa những mặt tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô, Đông Âu trước đây; không rập khuôn, sao chép mà phải thường
xuyên đổi mới và sáng tạo; bên cạnh phát triển kinh tế, coi trọng các giá
trị đạo đức, tinh thần; đoàn kết dân tộc; chú trọng kinh nghiệm quốc tế của
các nước xã hội chủ nghĩa như Cuba, Việt Nam, Trung Quốc,...
− Sự xuất hiện của "chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh" còn điểm này, điểm khác
phải tiếp tục nghiên cứu và theo dõi, nhưng rõ ràng những biểu hiện đó đã và
đang thể hiện sự tác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội
hiện thực đối với các dân tộc Mỹ Latinh, thể hiện bước tiến mới của chủ
nghĩa xã hội trên thế giới. Đó là một thực tế lịch sử chứng minh cho sức sống
và khả năng phát triển của chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin vào lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa.
Như vậy, sự hình thành, phát triển và biến động của chủ nghĩa xã
hội kể từ Cách mạng tháng 10 Nga đã chỉ ra rằng: Một là, tiến lên
chủ nghĩa xã hội là xu thế khách quan của lịch sử. Hai là, con đường
tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ rất quanh co, khó khăn, phức tạp, lâu
dài, đặc biệt là đối với những nước có xuất phát điểm lạc hậu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top