nguyen ly ke toan
Câu 1: Trình bày khái niệm “đơn vị kế toán”. Cho ví dụ minh hoạ.
* Đơn vị kế toán:Tất cả các đơn vị có sử dụng tài sản và hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được quy định đều phải tiến hành hạch toán kế toán. Các đơn vị đó được gọi chung là đơn vị kế toán.
Theo Luật kế toán Việt Nam, đơn vị kế toán là những đối tượng sau đây có lập báo cáo tài chính: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Hợp tác xã; Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
VD: Tường cao đẳng cộng đồng HP là 1 đơn vị kế toán.
Câu 2: Trình bày khái niệm “kỳ kế toán”. Cho ví dụ minh hoạ.
* Kỳ kế toán:Là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ, khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính (năm, quý, tháng).
- Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán, năm tài chính) là 12 tháng, tính theo năm dương lịch (01/01/N đến hết 31/12/N), hoặc có thể là 12 tháng liên tục bất kỳ (từ ngày đầu quý i/N đến hết ngày cuối quý i-1/N+1). Trường hợp đặc biệt kỳ kế toán năm có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 12 tháng.
- Kỳ kế toán quý, tháng : được tính từ ngày đầu quý, đầu tháng đến hết ngày cuối quý, cuối tháng đó.
VD:Công ty xi măng hp có kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 1/1/2010 và kết thúc ngày 31/12/2010
Câu 3: Trình bày khái niệm “thước đo tiền tệ”. Cho ví dụ minh hoạ.
* Thước đo tiền tệ: Là đơn vị tính toán thống nhất, ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và kế toán chỉ phản ánh những gì có thể biểu hiện bằng tiền. Thước đo tiền tệ trong kế toán Việt Nam là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là VND). Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính pháp sinh là ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ đồng thời quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.
Việc sử dụng thước đo hiện vật và thước đo lao động phải thống nhất theo đơn vị đo lường chính thức của nhà nước quy định.
VD: Công ty xi măng hp sử dụng Thước đo tiền tệ trong kế toán là đồng .
Câu 4: Trình bày nội dung của nguyên tắc “cơ sở dồn tích”. Cho ví dụ minh hoạ.
Cơ sở dồn tích: (trang 8)Theo nguyên tắc này mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh mà không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tc của đơn vị trong quá khứ,hiện tại và tương lai.
VD: Bán hàng à chưa thu tiền à kế toán vẫn phải ghi sổ kế toán có liên quan.
Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu nhập kho chưa trả tiền cho ng ban với số lượng là 1000kg, đơn giá 10.Nhưng Kế toán phải hạch toán vào sổ kế toán ngay khi nhập kho nguyen vật liệu.
Nợ TK 152: 10000
Có TK 331: 10000
Câu 5: Trình bày nội dung của nguyên tắc “giá gốc”. Cho ví dụ minh hoạ.
Giá gốc:Theo nguyên tắc này mọi tài sản của đơn vị phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản là số chi phí thực tế mà đơn vị đã trả, phải trả để có tài sản đó hoặc giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm nó đc ghi nhận.
VD :Công ty TNHH A nộp thuế theo pp khấu trừ,hạch toán hang tồn kho theo pp kê khai thường xuyên, mua 1 lô nguyên vật liệu có giá chưa thuế là 100tr,CP vận chuyển lô vận liệu trên là 5tr.Vậy giá gốc của lô NVL là 105tr
Câu 6: Trình bày nội dung của nguyên tắc “phù hợp”. Cho ví dụ minh hoạ.
Phù hợp:Theo nguyên tắc này việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả ở kỳ sau có liên quan đến doanh thu ở kỳ này.
VD:Mua 1 chai nước,giá mua là 4,000đ nhưng bán đi với giá 5000đ .vậy 4000đ là chi phí ứng với doanh thu 5000đ.
Câu 7: Trình bày nội dung của nguyên tắc “nhất quán”. Cho ví dụ minh hoạ.
Nhất quán:Theo nguyên tắc này các chính sách và phương pháp tiến hành kế toán trong đơn vị phải được áp dụng một cách thống nhất ít nhất trong một niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi thì phải giải trình lý do của sự thay đổi đó và bắt đầu sự thay đổi từ niên độ kế toán tiếp theo.
VD : Công ty TNHH A sử dụng pp tính trị giá xuất kho là nhập trước xuất truớc thì công ty này phải sd pp này trong suốt niên độ kế toán đó.
Câu 8: Trình bày nội dung của nguyên tắc “thận trọng”. Cho ví dụ minh hoạ.
Thận trọng:Theo nguyên tắc này các hoạt động kinh tế diễn ra làm tăng vốn chủ sở hữu chỉ được kế toán ghi nhận khi có những bằng chứng chắc chắn (đã xảy ra). Còn các hoạt động kinh tế diễn ra làm giảm vốn chủ sở hữu thì kế toán ghi nhận khi có những bằng chứng có thể (sẽ xảy ra).
VD: TH1:Có doanh thu à phải có bằng chứng chắc chắn(là xảy ra).Tức là khi có 1 khoản thu thì phải có chứng từ thể hiện là mình có khoản thu đó.1 DN bán hang hoá và đã lập phiếu thu một khoản là 5tr
TH2: có chi phíà bằng chứng có thể xảy raà có thể có rồi hoặc chưa có.
Một DN có 1 lô hang hoá có giá trị tồn kho trên sổ kế toán là 50tr.nhưng hang hoá này lại có giá trị trên thị truơng là 47tr.--> thiệt hại à chi phí 3tr(lập dự phòng giảm giá hang tồn kho)
Câu 9: Chứng từ kế toán sau khi đã được kiểm tra và hoàn chỉnh cần được xử lý tiếp theo như thế nào?
Một là tổ chức luân chuyển chứng từ : Chứng từ kế toán sau khi được kiểm tra và hoàn chỉnh cần được tổ chức luân chuyển đến các bộ phận, đơn vị, cá nhân có liên quan phục vụ ghi sổ kế toán và thông tin kinh tế. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán phải tuân thủ những quy định của kế toán trưởng về thứ tự và thời gian.
Hai là bảo quản và lưu trữ chứng từ: Sau khi sử dụng, chứng từ kế toán cần đc bảo quản và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ chứng từ và tài liệu mà nhà nước đã ban hành. Việc bảo quản và lưu trữ chứng từ nhằm tránh hư hỏng, mất mát, đảm bảo khi cần thiết có thể sử dụng lại chứng từ kế toán phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra kinh tế. Trường hợp xảy ra mất mát, hư hỏng chứng từ kế toán phải kịp thời báo cáo thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý
Câu 10: Nêu đặc điểm cơ bản của tài khoản kế toán thuộc loại thong thường phản ánh về tài sản và nguồn vốn. Đưa ra ví dụ về nghiệp vụ phát sinh, sau đó định khoản kế toán và ghi sơ đồ chữ T (có cả số dư của tài khoản) để chứng minh.
Đặc điểm cơ bản của TK kế toán thuộc loại thông thường phản ánh về ts và nv
Tài khoản phản ánh tài sản: nội dung phản ánh ở loại tài khoản này là phản ánh hiện có và tình hình vận động của tài sản ở đơn vị dưới hình thái giá trị.TS tăng ghi bên nợ, ts giảm ghi bến có, số dư nợ phản ánh số ts hiện có. Kết cấu của loại tài khoản này:
Số dư Nợ đầu ký: phản ánh vốn hiện có đầu kỳ
Số phát sinh bên Nợ trong kỳ: phản ánh vốn tăng them trong kỳ
Số phát sinh bên Có trong kỳ: phản ánh vốn giảm đi trong kỳ.
Số dư Nợ cuối kỳ: phản ánh vốn hiện có cuối kỳ.
Tài khoản phản ánh nguồn vốn: nội dung phản ánh ở loại tài khoản này là phản ánh số hiện có và tình hình vận động của các nguồn vốn kinh doanh.NV tăng ghi bến có, nv giảm ghi bên nợ, số dư là dư có phản ánh số nguồn hình thành ts hiện có.
Số dư Có đầu kỳ: phản ánh nguồn vốn hiện có đầu kỳ
Số phát sinh bên Có trong kỳ: phản ánh nguồn vốn tăng them trong kỳ
Số phát sinh bên Nợ trong kỳ: phản ánh nguồn vốn giảm đi trong kỳ
Số dư Có cuối ky: phản ánh nguồn vốn hiện có cuối kỳ.
VD: Tại doanh nghiệp A nộp thuế theo pp khaus trừ,hạch toán hàng tồn kho theo pp kê khai thường, có số liệu trong tháng 3/N như sau:
I,Số dư đầu kỳ:
TK111: 150tr. TK 331: 50tr.
II,trong tháng 3 DN có các nghiệp vụ phát sinh sau:
1. doanh nghiệp trả tiền cho người bán là 25tr bằng tiền mặt. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 331: 25tr N 111 C N 331 C
Có TK 111: 25tr 150tr 50tr
25tr 25tr
25tr 25tr
125tr 25tr
Câu 11: Nêu đặc điểm cơ bản của tài khoản kế toán thuộc loại thong thường phản ánh về chi phí và thu nhập. Đưa ra ví dụ về nghiệp vụ phát sinh, sau đó định khoản kế toán và ghi sơ đồ chữ T để chứng minh.
TK phản ánh thu nhập: TN tăng ghi Có,TN giảm ghi Nợ,TK không có số dư.
TK phản ánh chi phí:Cp tăng ghi Nợ,cp giảm ghi Có,TK không có số dư.
VD: bán hàng hóa cho khách hàng với giá thanh toán là 22 tr, thuế GTGT10%, thu bằng tiền mặt, biết giá vốn của lô hàng này là 15tr. cuối kỳ kết chuyên doanh thu và giá vốn để xác định kết quả kinh doanh.
-Nợ TK 632 : 15tr N TK632 C
Có TK 156 : 15tr
-Nợ TK 111 : 22tr 15tr 15tr
Có TK 511 : 20tr
Có TK 333: 2tr
-Nợ TK 911: 15tr N TK511 C
Có TK 632 : 15tr
-Nợ TK 511: 20tr 20tr 20tr
Có TK 911: 20tr.
Câu 12: Định khoản kế toán là gì, bao gồm những loại nào? Cho ví dụ minh hoạ về mỗi loại đó.
* Định khoản kế toán:
- Khái niệm: Định khoản kế toán là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào bên Nợ, bên Có của những tài khoản kế toán có liên quan nào với số tiền cụ thể là bao nhiêu.
- Phân loại: Căn cứ vào số lượng tài khoản trong một định khoản, định khoản kế toán chia thành: định khoản kế toán giản đơn và định khoản kế toán phức tạp.
+ Định khoản kế toán giản đơn: là định khoản kế toán chỉ liên quan đến hai tài khoản kế toán tổng hợp.
+ Định khoản kế toán phức tạp: là định khoản kế toán liên quan đến ít nhất ba tài khoản kế toán tổng hợp. Định khoản kế toán phức tạp có thể có các dạng sau:
àGhi Nợ một tài khoản đối ứng ghi Có nhiều TK.
àGhi Nợ nhiều tài khoản đối ứng ghi Có một TK.
àGhi Nợ nhiều tài khoản đối ứng ghi Có nhiều TK.
VD: Tại 1 DN, trong tháng 9/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (đơn vị tính là triệu đồng.)
(1) Rút tiền gửi NH về nhập quỹ TM,số tiền: 50tr
(2) Vay ngắn hạn Nh trả nợ cho người bán vs số tiền là 70tr.
(3) Mua hàng hóa nhập kho trị giá chưa thuế VAT là 100tr,thuế vat 10% đã thanh toán bằng TGNH
(4) Xuất kho háng hóa bán trực tiếp cho công ty TNHH B.Giá vốn 120tr, giá bán chưa thuế gtgt 10% là 150tr.Kh đã thanh toán bằng chuyển khoản.
(5) Xuất kho hàng hóa bán trực tiếp cho Công ty CP C,giá vốn 50tr,giá bán chưa VAT 10% là 70tr.KH đã thanh toán 25 tr bằng TM,phần còn lại thanh toán bằng chuyển khoản.
Câu 13: Kể tên các phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho.Việc tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ được thực hiện như thế nàoCho ví dụ minh hoạ.
Phương pháp nhập trước xuất trước,
Phương pháp nhập sau xuất trước,Phương pháp thực tế đích danh,Phương pháp bình quân gia quyền
VD: doanh nghiệp trong thang 9/N có tình hình về hàng hóa như sau:
1. Tồn kho: số lượng: 20c. ĐG: 10.000
2. Nhập kho: 3. Xuất kho:
5/9 nhập 10c, ĐG: 12.200 7/9 xuất 15c
10/9 nhập 30c, ĐG 11.000 15/9: xuất 35c
20/9 nhập 40c, ĐG 12.000 25/9 xuất 40c
Đơn giá bình quan xuất kho là:
Đơn giá bình quân = 10.000 x 20 + 12.200 x 10 + 11.000 x 30 + 12.000 x 40
20 + 10 + 30 + 40
= 11.320đ/c
Ngày 7/9: trị giá xuất kho: 15 x 11.320 = 169.800
Ngày 15/9: trị giá xuất kho : 35 x 11.320 = 396.200
Ngày 25/9 : trị giá xuất kho: 40 x 11.320 = 452.800
Câu 14:Kể tên phương pháp tính giá xk của hàng tồn kho. Việc tính giá công cụ dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình quân lien hoàn đc thực hiện thế nào,VD
Phương pháp nhập trước xuất trước,Phương pháp nhập sau xuất trước,Phương pháp thực tế đích danh,Phương pháp bình quân gia quyền:
VD: doanh nghiệp trong thang 9/N có tình hình về hàng hóa như sau:
1.Tồn kho: số lượng: 20c. ĐG: 10.000
2.Nhập kho: 5/9 nhập 10c, ĐG: 12.200 3. Xuất kho: 7/9 xuất 15c
10/9 nhập 30c, ĐG 11.000 15/9: xuất 35c
20/9 nhập 40c, ĐG 12.000 25/9 xuất 40c
Theo phương pháp bình quân lien hoàn.
Đơn giá bình quan sau lân nhập ngày 5/9:
Đơn giá bình quân = 10.000 x 20 + 12.200 x 10 = 322.000 = 10.733đ/c
20 + 10 30
Ngày 7/9: trị giá xuất kho: 10.733 x 15 = 160.995
Đơn giá bình quan sau lân nhập ngày 10/9:
Đơn giá bình quân = 322.000 - 160.995 + 11.000 x 30 = 491.005 = 10.911đ/c
(30 – 15) + 30 45
Ngày 15/9: trị giá xuất kho : 10.911 x 35 = 381.885
Đơn giá bình quan sau lân nhập ngày 20/9:
Đơn giá bình quân = 491.005- 381.885 + 12.000 x 40 = 589.120 = 11.782đ/c
( 45 – 35 ) + 40 50
Ngày 25/9 : trị giá xuất kho: 11.782đ x 40 = 471.280
Câu 15: Kể tên các phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho.Việc tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá hạch toán được thực hiện như thế nào?VD
Phương pháp nhập trước xuất trước, Phương pháp nhập sau xuất trước,Phương pháp thực tế đích danh,Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp giá hạch toán Kế toán sử dụng một loại giá tạm tính (gọi là giá hạch toán do đơn vị tự xây dựng) để hạch toán chi tiết về trị giá hàng nhập xuất trong kỳ. Đến cuối kỳ, kế toán tính hệ số giá để quy đổi từ gía hạch toán ra giá thực tế để làm can cứ ghi sổ kế toán tổng hợp.
Giá thực tế hàng giá thực tế hàng
Hệ số giá = tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong cả kỳ
Giá hạch toán hàng Giá hạch toán hàng
tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong cả kỳ
Khi đó giá thực tế hàng xuất kho trong kỳ đc tính như sau:
Giá thực tế của hàng XK = Giá hạch toán của hàng XK x hệ số giá.
VD: : doanh nghiệp trong thang 9/N có tình hình về hàng hóa như sau:
1.Tồn kho: số lượng: 20c. đơn giá hạc toán : 10.000
2.Nhập kho: 5/9 nhập 10c, ĐG: 12.200 3. Xuất kho: 7/9 xuất 15c
10/9 nhập 30c, ĐG 11.000 15/9: xuất 35c
20/9 nhập 40c, ĐG 12.000 25/9 xuất 40c
Hệ số giá = 10.000 x 20 + 12.200 x 10 + 11.000 x 30 + 12.000 x 40 = 1.132
(20 + 10 + 30 + 40) x 10.000
Giá thực tế xuất kho : 10.000 x 1.132 = 11.320đ/c
Ngày 7/9: trị giá xuất kho: 15 x 11.320 = 169.800
Ngày 15/9: trị giá xuất kho : 35 x 11.320 = 396.200
Ngày 25/9 : trị giá xuất kho: 40 x 11.320 = 452.800
Câu 16: Trình bày các trường hợp phát sinh nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng riêng đến tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn nhưng vẫn bảo toàn tính cân đối của bảng cân đối kế toán. Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể cho mỗi trường hợp đó.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng giá trị tài sản này đồng thời làm giảm tương ứng giá trị tài sản khác.
VD: mua TSCDhh dã trả bằng tiền gửi nh trị giá 250tr
Nợ TK 211: 250tr
Có TK 112 : 250tr
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguồn vốn này đồng thời làm giảm tương ứng một lượng nguồn vốn khác.
VD: vay ngắn hạn nh trả nợ người bán,số tiền 200tr
Nợ TK 331 : 200tr
Có TK 311 : 200tr
Câu 17: Trình bày các trường hợp phát sinh nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng đến cả tổng tài sản và tổng nguồn vốn nhưng vẫn bảo toàn tính cân đối của bảng cân đối kế toán. Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể cho mỗi trường hợp đó.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng giá trị tài sản này đồng thời làm tăng tương ứng một lượng nguồn vốn khác.
VD: mua nvl chưa trả tiền ng bán số tiền 50tr
Nợ TK 152 : 50tr
Có Tk 331 : 50tr
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm giá trị tài sản này đồng thời làm giảm tương ứng một lượng nguồn vốn khác.
VD: trả lương cho công nhân trong tháng 3/N là 250tr, bằng tiền mặt
Nợ TK 334: 250tr
Có TK 111 : 250tr
Câu 18: Trình bày mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán.
Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán
- Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán cùng được sử dụng để phản ánh đối tượng kế toán (các loại tài sản, các nguồn hình thành tài sản) nhưng ở phạm vi, mức độ và trạng thái khác nhau. Bảng cân đối kế toán phản ánh từng loại tài sản, nguồn vốn và toàn bộ các loại tài sản, nguồn vốn ở trạng thái tĩnh, tài khoản kế toán phản ánh cụ thể từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn ở trạng thái tĩnh và trạng thái vận động. Bởi vậy, bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán.
- Tên gọi các chỉ tiêu ở bảng cân đối kế toán và tên gọi các tài khoản kế toán phần lớn đều phù hợp với nội dung kinh tế của các đối tượng kế toán mà chúng phản ánh.
- Số dư của các tài khoản phản ánh tài sản, phản ánh nguồn vốn, số dư của các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán nhìn chung phù hợp với số liệu phản ánh ở các chỉ tiêu tương ứng của bảng cân đối kế toán.
- Kết cấu các tài khoản kế toán phản ánh tài sản, nguồn vốn và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán với kết cấu của bảng cân đối kế toán được xây dựng tương đối phù hợp với nhau.
Câu 19: Trình bày những quy định hiện hành về mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán
Quy định về sổ kế toán
* Mở sổ kế toán:Đầu niên độ kế toán các đơn vị tiến hành mở sổ kế toán theo danh mục sổ kế toán đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và ghi chuyển số dư cuối kỳ trên sổ kế toán cuối năm trước sang số dư đầu kỳ trên sổ kế toán năm nay.
Khi ghi chuyển số dư trên sổ kế toán cần đối chiếu kiểm tra đảm bảo sự phù hợp về số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán với bảng cân đối kế toán cuối năm trước, phản ánh đúng số tài sản thực tế hiện có của đơn vị. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất.
* Ghi sổ kế toán:Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải tiến hành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ, hợp pháp. Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, đầy đủ, chính xác, rõ ràng và sạch sẽ. Số liệu ghi trên sổ kế toán phải dùng mực tốt, không phai, được ghi liên tục, có hệ thống, không được ghi xen kẽ hay đè lên nhau, không bỏ cách dòng, cấm tẩy xoá hay dùng chất hoá học để sửa chữa. Khi phát hiện sai sót trong sổ kế toán cần phải sửa chữa theo đúng phương pháp chữa sổ quy định nhưng không được làm mất đi những số liệu đã ghi sai.
Câu 20: Phương pháp cải chính được sử dụng để chữa sổ kế toán trong trường hợp nào? Trình bày nội dung của cách chữa sổ này. Cho 1 ví dụ minh hoạ cụ thể.
- Phương pháp cải chính:
+ Điều kiện áp dụng: đúng quan hệ đối ứng TK nhưng sai số tiền và chưa cộng sổ.
+ Cách chữa sổ: dùng mực đỏ gạch ngang nội dung sai, dùng mực thường viết nội dung đúng lên phía trên xen kẽ 2 dòng ở chỗ bị gạch bỏ, ký xác nhận
VD: mua NVL nhập kho chưa trả tiền người bán . chứng từ nhập kho đã ghi giá nhập theo đúng hóa đơn và hợp đồng : 54trđ, kế toán ghi trên sổ( đúng định khoản, sai số tiền, chưa cộng sổ), cụ thể:
Nợ TK 152: 45 trđ
Có TK 331: 45 trđ
Y/c: hãy chữa sổ kế toán theo phương pháp thích hợp
Chữa sổ: Nợ TK 152: 45 trđ 54 trđ ký xác nhận
Có TK 331: 45 trđ 54 trđ
Câu 21: Phương pháp ghi bổ sung được sử dụng để chữa sổ kế toán trong trường hợp nào? Trình bày nội dung của cách chữa sổ này. Cho 1 ví dụ minh hoạ cụ thể.
- Phương pháp ghi bổ sung: + Điều kiện áp dụng: đúng quan hệ đối ứng TK nhưng ghi thiếu tiền và đã cộng sổ, hoặc trường hợp ghi sót nghiệp vụ kinh tế.
+ Cách chữa sổ: ghi thiếu tiền được chữa sổ bằng cách ghi bổ sung số tiền thiếu theo định khoản đúng; ghi sót nghiệp vụ kinh tế được bổ sung bằng cách ghi tiếp nghiệp vụ kinh tế bỏ sót.
VD: mua NVL nhập kho chưa trả tiền người bán . chứng từ nhập kho đã ghi giá nhập theo đúng hóa đơn và hợp đồng : 54trđ, kế toán ghi trên sổ( đúng định khoản, thiếu số tiền, đã cộng sổ), cụ thể: Nợ TK 152: 45 trđ
Có TK 331: 45 trđ
Y/c: hãy chữa sổ kế toán theo phương pháp thích hợp
Chữa sổ: ghi sổ sung số tiền thiếu: Nợ TK 152: 9 trđ
Có TK 331: 9 trđ
Câu 22: Trường hợp ghi sai quan hệ đối ứng tài khoản cần sử dụng phương pháp nào để chữa sổ kế toán? Trình bày nội dung của cách chữa sổ này. Cho 1 ví dụ minh hoạ cụ thể theo cách chữa phổ biến nhất hiện nay.(
s ử d ụng pp ghi s ố âm
- Phương pháp ghi số âm:
+ Cách chữa sổ: huỷ định khoản sai bằng bút toán đỏ, sau đó ghi định khoản đúng bằng bút toán thường. Bút toán đỏ là bút toán ghi bằng mực đỏ hoặc có thể ghi bằng mực thường có đóng khung chữ nhật hay trong ngoặc đơn. Thực chất đó là số liệu phải trừ bớt đi khi cộng sổ. Hiện nay phổ biến nhất là ghi bút toán đỏ bằng cách dùng mực thường để ghi và đặt trong ngoặc đơn.
VD: mua vật liệu nhập kho chưa trả tiền ng bán. Chứng từ nhập kho đã ghi giá nhập theo đúng hóa đơn và hợp đồng cam kết: 70tr. kế toán ghi trên sổ( sai định khoản), cụ thể:
Nợ TK 151: 70 trđ
Có TK 331: 70 trđ
Y/c: hãy chữa sổ kế toán theo phương pháp thích hợp
Chữa sổ : xóa bút toán đã ghi: Nợ TK 151: (70 trđ )
Có TK 331: (70 trđ )
Ghi bút toán đúng: Nợ TK 152: 70 trđ
Có TK 331: 70 trđ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top