Câu 37. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
CÂU 37. Làm rõ tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. VD minh hoạ.
* Khái niệm:
- Ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
* Kết cấu của ý thức xã hội:
- Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội.
- Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
- Phân tích ý thức xã hội theo trình độ và 2 phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội.
* Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
- Tính độc lập có nghĩa là nó không lệ thuộc 1 cách thụ động vào tồn tại xã hội mà có tính quy luật và khuynh hướng vận động riêng của mình.
- Xét đến cùng ý thức xã hội đều do tồn tại xã hội quy định, do đó nó chỉ độc lập tương đối.
* Biểu hiện tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
- Thứ nhất: Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.
- Thứ hai: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
- Thứ ba: Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó.
- Thứ tư: Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.
- Thứ năm: Ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội.
* VD:
- Thứ 1: CĐ pk không còn nhưng tư tưởng lạc hậu mang tính phong kiến vẫn còn đến thời nay.
- Thứ 2: Tư tưởng Triết học phật giáo cho đến thời điểm này vẫn còn giữ nguyên giá trị.
- Thứ 3: CN Mác đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng của loài người mà trực tiếp là nền triết học Đức, kinh tế học cổ điển Anh và CN xã hội không tưởng Pháp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top