Câu 29. Nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn
CÂU 29. Trình bày mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn.
* Khái niệm:
- Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người.
* 2 giai đoạn của quá trình nhận thức:
- Nhận thức cảm tính:
+ Giai đoạn này nhận thức được thực hiện qua 3 hình thức cơ bản: Cảm giác, tri giác và biểu tượng.
+ Nhận thức cảm tính chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan.
- Nhận thức lý tính:
+ Nhận thức lý tính được thực hiện qua 3 hình thức: Khái niệm, phán đoán, suy lý.
+ Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật hiện tượng khách quan.
* Mối quan hệ giữa 2 quá trình nhận thức với thực tiễn:
- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức.
- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đan xen nhau trong 1 quá trình nhận thức, song lai có những chức năng nhiệm vụ khác nhau.
+ Nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý tính.
+ Nhận thức lý tính có tính khái quát cao, lại có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật, hiện tượng giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng đắn.
+ Nếu chỉ dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới chỉ có được những tri thức về đối tượng, còn tri thức đó chính xác hay không thì con người vẫn chưa biết được.
+ Nhận thức đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó chân thực hay không.
+ Nhận thức nhất thiết phải trở về thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức.
- Quy luật chung, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại của quá trình vận động, phát triển của nhận thức là: từ thực tiễn đến nhận thức - từ nhận thức trở về với thực tiễn - từ thực tiễn tiếp tục quá trình phát triển nhận thức
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top