Câu 13. Cái chung và cái riêng

CÂU 13. Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. VD minh hoạ.

* Khái niệm:

- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt có những thuộc tính chung không những có ở 1 kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

- Cái riêng dùng để chỉ 1 sư vật, 1 hiện tượng, 1 quá trình riêng lẻ nhất định.

- Cái đơn nhất dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất...chỉ tồn tại ở 1 cái riêng nhất định.

* Mối quan hệ biện chứng:

- Cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan: nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay 1 lực lượng siêu nhiên nào cả.

- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình: nghĩa là không có cái chung thuần tuý tồn tại ngoài cái riêng.

- Cái riêng tồn tại trong mối liên hệ với cái chung: không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung.

- Cái chung là bộ phận của cái riêng nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng không gia nhập hết vào cái chung vì thế cái riêng phong phú hơn cái chung:

+ Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì nó khái quát được những mối liên hệ bên trong, những quy luật chung của sự vật.

+ Cái riêng phong phú hơn cái chung: vì ngoài những đặc điểm chung nó còn giữ những nét đặc thù mà chỉ riêng nó mới có.

- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình phát triển của sự vật.

- Cái chung, cái đơn nhất và cái riêng có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện nhất định.

* Ý nghĩa phương pháp luận:

- Không được tuyệt đối hoá cái chung hay cái riêng mà phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa chúng.

- Trong nhận thức và thực tiễn để phát hiện ra cái chung cần phải xuất phát từ những cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng quá trình riêng lẻ cụ thể.

- Trong hoạt động thực tiễn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất chuyển hoá thành cái chung và ngược lại.

* VD

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mac-lenin