Nguyễn Huệ - Quang Trung

và sự nghiệp giúp dân dựng nước[/align]

(tac gia :VIẾT HIỀN)

Cách đây 215 năm, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng "áo vải cờ đào" Quang Trung - Nguyễn Huệ, dân tộc Việt Nam đã anh dũng đứng lên quét sạch 29 vạn quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi đất nước. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. 

Sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, với nhãn quan thiên tài của một "trí thức không khoa bảng", Hoàng đế Quang Trung đặt ngay vấn đề phải tái thiết - cải cách đất nước toàn diện.

Về kinh tế, Vua Quang Trung cương quyết xóa bỏ chính sách "ức thương - bế quan tỏa cảng" đã tồn tại ở nước Việt trước đó hàng 3-4 thế kỷ. Đối với nông nghiệp, Quang Trung xác định: sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước phong kiến tiến bộ. Để xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, Quang Trung đề ra nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực và khuyến khích được toàn dân trăm họ cùng tham gia. Hoài bão của Vua Quang Trung thể hiện rất rõ trong Chiếu Khuyến nông. Ngay sau khi lên ngôi, Vua Quang Trung đã đề ra một loạt cải cách về tiền tệ, thuế khóa, đinh điền… Ngài ra lệnh hủy bỏ toàn bộ loại tiền mang danh hiệu Cảnh Hưng, Hồng Đức và thay vào đó là những loại tiền Thái Đức, Quang Trung Thông Bảo. Đồng thời, Quang Trung đề ra hàng loạt chính sách ổn định tiền tệ. Về thuế khóa, Vua Quang Trung bãi bỏ việc nộp tiền thay cho việc sưu dịch (còn gọi là thuế tiền điệu). Thuế ruộng đất công, tư đều được triều đình xem xét phân hạng theo mức sản xuất hàng năm và chia hạng nộp thuế bằng lúa, hoặc có thể bằng tiền, tính theo thời giá. Đáng lưu ý, Vua Quang Trung còn có quy định thập vật tiền (tiền trả cho người đứng thu thuế), khoán khố tiền (tiền tồn kho) và mức thuế cụ thể. Ai thu vượt quá quy định sẽ bị xử vào tội tham nhũng. 

Song song với chính sách tiền tệ, thuế khóa, Vua Quang Trung cũng chú trọng xây dựng, phát triển nền kinh tế công thương nghiệp. Theo Quang Trung, nền kinh tế này phải xây dựng trên nền tảng độc lập, tự cường để có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phát triển kinh tế quốc gia. Ngay khi gặp Nguyễn Thiếp ở Nghệ An, Quang Trung đã nói: "Tôi mà dẹp yên được giặc Tàu xong xin rước thầy về dạy học. Tôi muốn khí dụng gì cũng chẳng phải mua của nước Tàu". Sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Vua Quang Trung chủ động viết thư cho Tổng đốc vùng Lưỡng Quảng (nhà Thanh) là Phúc An Khang, "đề nghị mở cửa ải, thông chợ búa". Trên cơ sở yêu cầu của Quang Trung, nhà Thanh đã cho mở cửa ải Thủy Khẩu, Bình Nhi, Du Thôn, cho thương nhân người Hoa sang buôn bán, lập ra nhiều phố xá như Kỳ Lừa, Mục Mã, Hoa Sơn… (gần biên giới Trung Quốc) và lập ra 2 cửa hiệu Thái Hòa, Phong Thịnh để buôn bán. Nhờ chính sách "mở cửa" của Quang Trung, nhiều thuyền buôn Trung Quốc và cả phương Tây đã đến Phú Xuân (kinh đô cũ) để đầu tư, buôn bán. 

Đặc biệt, để thực hiện thành công sự nghiệp ổn định chính trị, xây dựng kinh tế, quân sự phát triển, trở thành một quốc gia độc lập, tự chủ, hùng mạnh, Quang Trung luôn quan tâm đến chiến lược dùng người. Trong Chiếu Lập học ngài nói rõ: "Dựng nước lấy việc học làm đầu, trị nước chọn nhân tài làm gốc… Trẫm buổi đầu dựng nghiệp, tôn trọng việc học, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ, muốn có người thực tài ra giúp đất nước". Tiếc rằng, trong khi nước Việt đang thay da đổi thịt, chính sách mở cửa, cải cách của Quang Trung đang làm cho nền kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục… ngày càng phát triển thì Nguyễn Huệ - Quang Trung đột ngột băng hà (1792). Sự nghiệp to lớn của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với đất nước được cô đọng trong 2 câu thơ của bài "Ai Tư Vãn":

Non Tây áo vải cờ đào

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.

Bao năm đã trôi qua, nhưng tinh thần của chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vẫn bất diệt. Và, tinh thần "bách chiến, bách thắng", cùng những hoài bão cải cách, mở cửa của Quang Trung - Nguyễn Huệ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Bình Định nói riêng.

Sâu thêm về Nguyễn Huệ :

bởi TRẦN HỮU THỤC

Nhân vật Nguyễn Huệ trong "Sông Côn mùa lũ"

của Nguyễn Mộng Giác

Từ Nguyễn Huệ lịch sử ...

Cùng với bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo,Lê Lợi, Nguyễn Trãi..., Nguyễn Huệ trở thành biểu tượng cho giòng lịch sử oai hùng của dân tộc. Nhưng dường như Nguyễn Huệ là người được đề cập đến nhiều nhất, với một sự kính trọng và niềm tự hào khá đặc biệt. Có lẽ là vì cuộc đời ông có những nét rất riêng, so với các khuôn mặt trên. Trưng Trắc thì được nung nấu bởi thù chồng bị giết; Ngô Quyền vốn là một tướng lãnh; Trần Hưng Đạo là một đại thần, một tướng lãnh; Lê Lợi thì có quân sư tài ba Nguyễn Trãi phò tá..., đại khái là ai cũng có gốc, có gác, có phò tá. Nguyễn Huệ bước vào chiến trường và chính trường từ lúc còn là một thanh niên mới lớn không giòng dõi, không học thức, không kinh nghiệm. Ấy thế mà những gì Nguyễn Huệ thực hiện là những thành tích vô tiền khoáng hậu, gây nên những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đương thời cũng như hậu thế và các nhà viết sử: trong một thời gian ngắn ngủi, ông lật đổ 2 triều Chúa, một triều Vua và đánh tan 2 đạo quân xâm lược lớn nhất thời bấy giờ. Ông vừa là tướng lãnh vừa là lãnh tụ chính trị vừa là chiến lược gia, và cuối cùng trở thành hoàng đế. Từ trong bóng tối, ông đột ngột xuất hiện trên vòm trời đất nước, tạo nên những kỳ tích, choán hẳn cả một giai đoạn lịch sử với một tầm vóc vĩ đạị Kỳ tích lớn đến nổi ta không kịp nhìn thấy khuyết điểm của ông. Vinh quang, do đó, che lấp hẳn phần "bi kịch". Người ta nhớ đến chiến công và quên rằng hai anh em ông đã từng đánh nhau một mất một còn mà dù muốn dù không, ông cũng phải chịu một phần lỗi nếu không muốn nói là phần lỗi chính, theo tôị Đồng thời cái chết bất ngờ của ông khi mới có 39 tuổi đầu giữa lúc sự nghiệp đang ở chót vót đỉnh cao, khiến mọi người ngẩn ngơ, để lại một giấc mơ vĩ đại không bao giờ thực hiện được: lấy lại lưỡng Quảng, thống nhất đất nước và đẩy dân tộc tiến lên.

Trước khi đi sâu vào nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Huệ, ta thử tạm dừng một chút để nhìn qua con người "lịch sử" -thường được xem như là thật - của Nguyễn Huệ như thế nàọ Ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến một vài điểm liên quan đến nhân dáng, tính cách, tư tưởng hơn là những chiến công mà hầu như ai ai cũng đã thuộc nằm lòng. Tôi dùng cuốn "Lịch sử nội chiến ở Việt Nam" 1 của Tạ Chí Đại Trường là một tác phẩm sử học tương đối đầy đủ nhất và khách quan nhất về giai đoạn lịch sử khá rối rắm này, theo tôị Sau đây là một vài trích đoạn trong tiết 16 "Cái chết của Nguyễn Huệ", từ trang 270 đến 276: 

"Nguyễn Ánh bền dai, kiên trì có lẽ đã làm cho một số người tầm tĩnh thán phục, nhưng lại từng là bại tướng của "ông Long Nhương" (...)

Nguyễn Nhạc thất bại ngay lúc còn sống (...) Nguyễn Hữu Chỉnh bị bêu đầu sau một hồi làm mưa làm gió. Nguyễn Huệ trái lại, sống giữa hào quang rực rỡ của chiến thắng (...) Nguyễn Huệ thu nhặt được tất cả những lời khen lao, từ bọn bầy tôi quen tán tụng bất cứ ai là chủ tể cho tới đám thù nghịch từng chịu điên đảo vì ông (...) Trong một cuốn dã sử còn lại, có một vài nét về Nguyễn Huệ có vẻ thực lắm: "Tóc Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng mà cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu..." (...). Về cuộc đời riêng của con người này, lịch sử cũng biết được một ít, nhiều hơn những ông vua thời bình cầm đầu quốc gia bằng thế tập. Sĩ phu Bắc hà quen với không khí tôn nghiêm, bệ vệ của Lê hoàng, Trịnh chúa đã ngạc nhiên khi thấy cảnh anh em Tây Sơn "trò chuyện, kẻ hỏi người đáp cực kỳ ôn tồn (?)y như anh em các nhà thường dân". Và cũng nhân dịp ra bắc này, tướng sĩ dưới quyền được vui cười cảm thấy gần gũi ông tướng oai nghiêm ngày thường với câu nói cợt nhã "Vì dẹp loạn mà ra rồi lấy vợ mà về, trẻ con nó cười thì saỏ Tuy vậy, ta chỉ quen gái Nam hà mà chưa biết con gái Bắc hà, nay cũng thử một chuyến xem có tốt không?"

(...) Dù Nguyễn Nhạc có ghét em đến dùng chữ "giảo quyệt", "hợm hĩnh", "kiêu ngạo", người ta vẫn nhìn hành động của Huệ để mà thấy các hình dung từ trên không có ý nghĩa xấu khi gán cho một con "hùm (muốn) ra khỏi cũi". Trái lại, khi bàn về NH, Nguyễn Hữu Chỉnh đang ở thế đối địch, Nguyễn Đình Giản cứng cỏi đều nhận "Bắc bình vương là một tay anh hùng". Khi triều thần Bắc hà họp để bàn việc cử người vào đòi Nghệ An, Phan Lê Phiên loại Nguyễn Đình Giản, Phạm đình Dư, viện lẽ "Bắc bình vương là người rất quyệt, hay dùng trí thuật lao lung người khác, trong lúc bàn luận, khi xuống lại nâng lên người ta không biết đâu mà dò". Trần công Xán, viên sứ giả được đề cử sau lúc "luôn trong mấy hôm vẫn không cử được người nào", cũng phải e dè nhận rằng kẻ mình phải thuyết là "người huyền bí khó lường". Thận trọng dè dặt không vào thăm Lê Hiển Tông bệnh, dùng lý đó để bắt lỗi Lê duy Kỳ sao không đợi ông vào hãy phát tang, Nguyễn Huệ thực đã hành động có chừng mực, có tính toán khiến bọn Lê thần phải nể sợ vậỵ 

(...) Một cung nhân ở Thanh Hóa trong dịp Ngô văn Sở chận núi Tam Điệp (...) tóm tắt được cả dư luận Bắc hà lúc bấy giờ đối với viên tướng "hang núi": "Nguyễn Huệ là bực lão thủ hung tợn và giỏi cầm quân. Coi y ra Bắc vào Nam thật là xuất thần quỷ nhập. Không ai có thể dò biết. Y bắt Nguyễn hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám trông thẳng vào mặt. Nghe lệnh y, ai cũng mất cả hồn vía, sợ hơn cả sấm sét...". 

Kẻ thù của Tây sơn ở phương Nam, tuy phải chui nhủi chạy trốn, tức giận vì vua chúa họ suýt diệt tộc trong tay Nguyễn Huệ cũng không thể nào nói khác hơn những lời khen lao được, tuy họ đã từng chê trách thậm tệ Nguyễn Nhạc. Sử quan viết "Nguyễn văn Huệ là em Nhạc, tiếng nói như chuông, mắt sáng như điện, giảo, kiệt, thiện chiến, ai cũng phải sơ....Bốn lần đánh Gia định, lúc ra trận đều đi trước, sĩ tốt hiệu lệnh nghiêm minh, thuộc hạ ai nấy dốc lòng vâng mệnh"

Nguyễn Huệ, do thiên tư, do tài năng, đã cai trị bọn võ tướng lừng danh của ông cũng như thần dân dưới quyền "bằng sức mạnh của khiếp phục. Do uy quyền đó mà Nguyễn Huệ đã thi hành những cải cách có khi động chạm đến cả đời sống tinh thần của dân chúng" như "sai phá các chùa chỉ chừa mỗi tổng một ngôi mà thôi" theo chính sách "phụng truyền" của Nguyễn Nhạc. Giáo sĩ Labartette ở Bố Chính nói : "Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, họ đã quét sạch xứ sở khỏi những lạm dụng nhơ nhuốc: không ai dám rục rịch chi hết" 

Đó là vài nét về một Nguyễn Huệ "đời thường" còn ghi lại trong sách sử.

...đến những nhân vật Nguyễn Huệ

Đời thường, nhưng quá khác thường. Vậy nên, so với các anh hùng trong lịch sử Việt Nam, có lẽ ít ai mà cuộc đời và sự nghiệp nhiều chất "hư cấu" như Nguyễn Huệ: những biến cố xảy ra trong vòng mấy chục năm dính dáng tới ông đều đầy kịch tính, tương đối dễ cho ngòi bút trong việc tưởng tượng sáng tạọ Sau 1975, theo tôi biết, có 4 tác phẩm chọn Nguyễn Huệ làm nhân vật: "Sông Côn mùa lũ", trường thiên tiểu thuyết của Nguyễn Mộng Giác; "Phẩm Tiết", truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp; "Mùa mưa gai sắc", truyện ngắn của Trần Vũ; "Gió lửa", truyện dài, của Nam Daọ Tất cả đều dùng tên tuổi và một số chi tiết chung quanh cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Huệ để xây dựng nhân vật. Tùy theo ý đồ riêng biệt của từng tác giả, mỗi truyện cung cấp cho ta một Nguyễn Huệ khác nhau, cả về nhân dáng, tính tình và quan điểm chính tri.. Những nhân vật đó có phản ảnh đúng cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Huệ hay không, tôi không đề cập ở đâỵ Tôi sẽ nói đến Nguyễn Huệ như là sản phẩm của hư cấu, nghĩa là như một nhân vật x, y hay z nào đó, dù rằng có thể trong thâm tâm, chúng ta rất khó mà không ít nhiều đối chiếu với một Nguyễn Huệ lịch sử.

"Phẩm tiết" 2 kể lại cuộc đời của một nhân vật nữ tên là Nguyễn Thị Vinh Hoa, người tình của hai ông vua thù địch nhau: Quang Trung và Gia Long. "Năm Kỷ Dậu (1789) Quang Trung Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Mãn Thanh xong, tìm cách an dân". Nghe theo lời Trần Danh Kỷ, nhà vua cho mời cơm các nhà danh gia thế phiệt trong thành, Khải cũng được mờị Bữa tiệc "có đủ mặt mấy trăm gia đình giàu có ở Kẻ Chơ.. Khải ngồi chiếu trên cùng". Tại bữa tiệc, vua Quang Trung phán: "Ta xuất thân áo vải cờ đào, vì nước xả thân, dẹp yên bốn cõị Thời chiến ta lấy kẻ có sức lực làm điểm tựa, thời bình ta lấy kẻ có trí lực làm điểm tựạ Nay các ông đến đây, đều là những người có của, tức là những người có trí lực cả; ta cho ăn cho uống, xin các ông vì ta mà mở mang công nghệ, bán buôn, làm cho nước giàu dân mạnh". Mới nghe lời phán, ta đã thấy có gì khang khác với Quang Trung vẫn thường biết "của mình". Ăn xong, Quang Trung hỏi Khải có ngon không? Khải đang say, dại miệng trả lời không vừa ý vuạ Quang Trung cười nhạt, không nói năng gì. Khi người ta dâng các lễ vật mừng, vua Quang Trung đứng xem, trầm trồ thán phục. Nhưng khi Khải cho đầy tớ mở các lễ vật của mình, Quang Trung thấy toàn đồ giả, vải lụa bị cắt do tên đầy tớ cố tình chơi khăm, vua Quang Trung giận mắng: "Thằng Khải kia, tài bằng cái đấu, khinh ta quá chừng! Trời cho mày sống, cướp không biết bao nhiêu lộc thiên hạ, ăn miếng ngon không biết đậy mồm, còn chê là lợm. May nhờ phúc tổ, có ít của chìm, như cái đuôi khô, tháng ba ngày tám mang ra gặm tưởng xênh xang ử" . Xong tiệc, Quang Trung cho lính đi bắt Khảị Viên quan phụ trách, thấy con Khải tên Vinh Hoa quá đẹp, không bắt nữa mà về tâu vuạ Nhà vua cho triệu Vinh Hoa tớị Vừa thấy nàng, nhà vua "thốt nhiên rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quý cầm taỵ Vinh Hoa nói năng rành rẽ, đâu vào đấy, nhà vua thích lắm. Nhà vua hỏi gì, nàng trả lời điều ấy, nói thông cả buổi, kim cổ đông tây đủ cả. Bọn Trần Văn Kỷ ngồi nghe toát cả mồ hôi".

Vua Quang Trung giữ Vinh Hoa lại trong cung, rồi sai rút quân khỏi nhà Khảị Nhưng Khải hổ thẹn đã treo cổ tự tử. Nghe tin, nhà vua "đang đêm xõa tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp, chạy vào báo cho Vinh Hoa việc Khải mất". Hối hận, vua cho làm ma chay rất hậu rồi đem Vinh Hoa vào ở trong cung đối xử "rất ân cần, thương xót" những mong nàng cho động phòng. Nhưng nàng cương quyết không chịụ Nhà vua "rất buồn", không biết phải làm saọ Vua Quang Trung nói: "Ta được Vinh Hoa như được báu vật, một Vinh Hoa bằng ba vạn người". Về lại Phú Xuân, nhà vua mang theo Vinh Hoạ Khi sắp mất, Vinh Hoa đứng bên giường, nhà vua "nhìn mãi Vinh Hoa mà không nhắm mắt (...). Sau Vinh Hoa phải lấy ngón tay út của mình đặt lên hai mi mắt nhà vua thì mắt nhà vua mới nhắm lại được".

Nguyễn Huệ ở đây thiếu hẳn cái oai phong, lẫm liệt anh hùng như ta vẫn thường hình dung, mà là rất "vua", như bất kỳ một ông vua nào khác trong các truyện về vua chúa mà ta vẫn thường đọc: hách dịch, ưa nịnh bợ, mê gái và ăn nói tùy tiện. Chuyện vua chúa mê gái, háo sắc, đa dâm thì chẳng có gì là lạ trong kho tàng lịch sử cổ kim Trung Hoa và Việt Nam. Nhưng nếu nhân vật "vua" là một Lý, Trần hay Lê... gì "tông" đó, thì chẳng mấy ai thấy la.. Nhưng ở đây lại là Nguyễn Huệ nên chuyện đâm ra khác đi, khiến nhiều người cảm thấy bức xúc và thậm chí như bị sỉ nhục. Truyện hóa ra mang tính cách hạ bệ thần tượng và lấp loáng những ám chỉ này nọ vào thời hiện đạị Biết bao là giấy mực đã đổ ra vì thế! 

Nhưng không chỉ có Nguyễn Huy Thiệp! Một thời gian ngắn sau khi "Phẩm tiết" gây chấn động trong văn giới và dư luận trong nước, thì ở trời Tây, "Mùa mưa gai sắc" 3 của Trần Vũ ra đời, gây thêm một chấn động mới với một Nguyễn Huệ còn dung tục hơn bội phần. Nhân vật "vua" mê gái, ăn nói tùy tiện, nghe còn được. Nhân vật "sẽ là vua" ở đây xấu xa, thô bạo, dâm đãng chẳng khác gì một tay tướng cướp. Bằng một kỹ thuật đặc biệt qua hai người kể chuyện đều xưng tôi một là bạn của Nguyễn Huệ và một là bạn của Ngọc Hân - và với một giọng văn đầy ấn tượng và những hình ảnh bạo liệt, Trần Vũ cho ta một Nguyễn Huệ mới toanh. Trước hết, về nhân dáng và tính tình, Nguyễn Huệ là một người hung bạọ "Những khi giận, hai tròng đỏ trong mắt Huệ lập lòe lửa, tất cả thần khi dữ dội đều hiện lên ở đồng tử, nên nhìn rất sợ". Cá tính hung bạo, thô lỗ đó được dịp biểu lộ khi ra Thăng Long trong tư thế của một người chiến thắng. "Trong phủ Chúa, chốn sang trọng lộng lẫy nhất Thăng Long, từng mảng da beo lớn trải làm thảm lót chân, Huệ đi lại trên đó và khạc nhổ cũng trên đó". Khi Vũ văn Nhậm nhắc Huệ về lễ rước dâu, Huệ gắt: "Ta dẫn mấy vạn quân ra đây, đánh một trận dẹp yên thiên hạ, lão già họ Lê, dòng họ, ngai vàng lão thuộc về ta như trâu bò, đất đai, người ngợm của Bắc Hà. Việc gì phải đi đón! Đem con nộp thì ta lấy" 

Nguyễn Huệ là một tay bạo dâm. Hình ảnh đêm động phòng của Nguyễn Huệ và Ngọc Hân thật khiếp đảm. "Huệ chụp lấy ngực áo cưới của Ngọc Hân xé toạc" (...) "Huệ xô ngã sấp Ngọc Hân ra giường, tháo dây đai quất xối xả lên tấm lưng mảnh dẻ" (...) "Huệ quất như thúc roi, thúc ngựa" (...) "Đến lúc Huệ bắt Ngọc Hân co hai đầu gối, thì nàng quá đau đớn không dằn dược, bật tiếng kêu nấc trong đêm tốị Huệ nghe tiếng nấc, khoái cảm càng tăng lên như những lúc chứng kiến hành quyết. Sau đó, đêm nối đêm, Nguyễn Huệ tiếp tục quất Ngọc Hân. Mỗi lần như thế, "Khuôn mặt Huệ toát ra vẻ mãn nguyện, thỏa mãn. Huệ chỉ buông rơi khi Ngọc Hân đã ngã khuỵu xuống chân giường. Cảnh giao hoan của Huệ với Ngọc Hân, cũng không còn là cảnh cưỡng bức ban đầu, nếu dáng ngồi đè của Huệ vẫn in dáng hổ nhai mồi, thì hai cườm tay Ngọc Hân đã quấn chặt lấy cổ Huệ, và trên lưng Huệ đầy vết cào của một con sư tử cái".

Cả hai truyện đều cho ta hình ảnh một Nguyễn Huệ rất mới, rất lạ, y như một ai khác mang tên Nguyễn Huệ, có vẻ bất thường, nếu không muốn nói là ít nhiều mang vẻ bệnh hoạn.

Một phản-Nguyễn Huê..

Chưa hết.

"Gió lửa" 4 của Nam Dao, là truyện dài, nên nhân vật phát triển đa dạng hơn, là tổng hợp giữa một phản-Nguyễn Huệ và Nguyễn Huệ "lịch sử". Thay vì chỉ nhằm mục đích phá đổ thần tượng (nếu có thể nói như thế đối với hai truyện ngắn trên) thì Nguyễn Huệ của Gió Lửa lại là hình ảnh của một luận đề. Nói khác đi, Nguyễn Huệ "Gió lửa" là cách đặt vấn đề đối với lịch sử như là một cái gì chưa hoàn tất. Nguyễn Huệ chỉ bắt đầu xuất hiện ở phần giữa của tác phẩm. Về nhân dáng, "Huệ to ngang, hơi thấp, tay dài đến đầu gối, di chuyển vừa nhanh vừa chắc như một loài nửa gấu nửa vượn. Mặt nổi mụn, mũi sư tử, một mắt to một mắt nhỏ, Huệ nhìn ai cũng tựa như chọc gươm vào đồng tử người đối thoạị Khi nói, miệng Huệ nhếch lên vẻ diễu cợt, nhưng giọng oang oang như trống trận thúc vào tim vào gan khiến nhiều kẻ mất tự chủ, óc tê điếng đi, chân tay bủn rủn". Các chi tiết về thể hình và tính cách cho ta thấy một Nguyễn Huệ dị tướng, bất nhân. Nguyện Huệ đã xấu xí lại nóng nảy, hung bạo và đầy mặc cảm. Huệ mê An, cô láng giềng. Chê Huệ xấu, An yêu người khác. Ngày đám cưới An, Huệ tuyệt vọng "chạy ra hét như người hóa dại, rút dao đâm vào đùi mình, máu chảy lênh láng, kêu ầm lên: "Chỉ vì mặt ta có mụn, chỉ vì mặt ta có mụn..." (275). Thật là bất bình thường! 

Tuy vậy, Huệ tỏ ra là một người có kiến thức, hiểu rõ thời thế và nhìn xa trông rô.ng. Khi chưa có binh quyền gì, Huệ nói: "Đầu tiên, ta muốn chấm dứt cuộc nội chiến Nam -Bắc đã hơn trăm năm naỵ Yên được cũng mất năm đến mười năm. Còn lại, ta chỉ sống có thêm mười năm để đặt những hòn gạch đầu cho một kỷ nguyên mới..." (tr. 248, 249). Huệ có tinh thần thực tiễn. Ông nói với Nguyễn Hữu Chỉnh: "Những gì ông cho là hay ho nhưng thực dụng trong sách vở Nho gia, ông chép lấy rồi mang lên đọc cho ta nghẹ Sách về binh pháp và thuật Hàn Phi Thương Ưởng thì khỏi, ta đã nằm lòng rồị Nhưng cấm không được mang thơ phú ra làm loạn đầu tạ Nhớ đấy, phải thực dụng..." (tr. 252). Lại thủ đoạn, biết đợi thời, không nóng vộị Theo Huệ, công cuộc dựng nước "cũng giống đánh bạc, đi buôn, ở chỗ cần có vốn. Ta hiện nay vẫn còn trắng tay nên phải đợi..." (261). Khi cơ hội đến, Huệ nắm lấy ngay và cương quyết thực hiện bằng mọi giá. Trên đường hành quân ra Bắc lần đầu, "Khuôn mặt Huệ gồ lên, cằm bạnh ra như rắn hổ mang, mắt rừng rực lửa có màu đỏ của máu"(264). Khiếp! 

Ra Thăng Long, Huệ "Gió lửa" chẳng khác gì Huệ "Mùa mưa gai sắc": thô lỗ. Huệ "với tay lấy rượu, tu ừng ực" (...) "cười lên sằng sặc, nghêu ngao hỏi những câu hỏi...(276, 277). 

Lại là một kẻ cuồng dâm, "Huệ gào "Ta hành nó cho em sướng nhé!, rồi mím môi vớ roi đánh vòng vào lưng mình (...) Đánh đến mỏi tay, Huệ gục xuống, nằm xoài ra trên thềm gạch, miệng thở khò khè" (277). Và bạo dâm. Cảnh động phòng với Ngọc Hân thật đầy ấn tượng: "Huệ tiến lại, mắt đỏ lừ đừ như mắt cọp. (...) Ném tấm Vương bào, rồi từ từ cởi

chiếc cạp quấn lưng quần, Huệ trần truồng đứng, quát Hân "Này, nhìn đi". Nàng công chúa mới mười sáu tuổi co dúm người, nhắm mắt lạị Huệ xé mảnh vải cuối cùng trên hạ thể Hân, xoay người Hân lại, bắt quỳ xuống. Hai tay nắm vào hai núm cau vừa đủ to để hái, Huệ lại rên "...ha.nh phúc à...". Kéo cho mông Hân chổng lên cao, Huệ thúc vào từ phía sau, vừa thúc vừa kêu (...) mỗi lúc một mạnh, hệt như khi Huệ thúc voi vào cửa ô Trường Bản thành Thăng Long cách đây vừa năm ngàỵ Ngọc Hân oằn người, thét lên một tiếng nhỏ, rồi mặc cho sự đau đớn đến chảy nước mắt, nàng nghiến răng, đầu thầm nhủ lời cha dặn dò "...nghiệp nhà Lê trong tay con". A, cái cơ nghiệp bốn trăm năm cứ trồi cao trụt thấp cho đến khi Huệ kêu hự lên một tiếng, rồi ngã người nằm sấp mặt xuống thềm" (277-278). 

Khác hẳn với hình ảnh hung bạo đó, khi quyền hành nắm đủ trong tay, Nguyễn Huệ có một cái nhìn và cách cư xử rất sáng suốt, tỏ ra là một vị minh quân. Hơn thế nữa, là một nhà cách ma.ng. Ngoài chuyện dùng chữ Nôm, ông còn nghĩ đến chuyện dùng chữ quốc ngữ (chữ Việt ta dùng hiện nay) trong việc giáo dục (396 -397). Đặc biệt, Nguyễn Huệ lại có đầu óc tiến bộ gần như đi trước thời đại đến cả hơn 100 năm: nhà vua nghĩ đến việc hình thành một chế độ mới: "quân chủ lập hiến". Ngoài ra, để "thấu hiểu được niềm hạnh phúc của những kẻ bình thường", thì phải sống một cuộc sống bình thường, Nguyễn Huệ tự nhịn đói để biết được "thế nào là sợ chết đói" và nhờ thế "mới hiểu miếng ăn thực sự là gì" (407). Sau khi nhịn đói, Nguyễn Huệ cho biết "Bài học đói là bài học lớn nhất của trẫm (...) Cái quyền tối thượng của người dân là quyền sống. Và sống có nhân phẩm thì không phải đói, phải xin, phải cầu cạnh aị (410, 411). Ở đây, ta thấy Nguyễn Huệ chẳng khác gì một nhà nho chân chính, biết xuất, xử. Hơn thế nữa, một triết gia, một kẻ đi tìm chân lý và sẵn sàng chết cho chân lý, chứ không phải là một ông vua quyền uỵ Cuối cùng, "Gió lửa" cho ta biết Nguyễn Huệ chết là vì bị đầu độc. Vợ chính của Nguyễn Huệ, Phạm hoàng hậu, thù ghét Ngọc Hân công chúa và đám quần thần "nước ngoài" (tức Bắc Hà) vào chiếm chồng, chiếm nước Đàng Trong, "mê hoặc triều đình bằng những luận điệu huyễn hoặc" (412). Bà chuẩn bị một món ăn có pha độc dược với ý định giết hết đám Bắc Hà trong một bữa tiệc. Nhưng rốt cuộc, chỉ một mình Huệ ăn và bị ngộ độc. Huệ biết, nhưng không có ý định trả thù. Lúc lâm chung, Huệ chỉ gọi tên An, người

tình đầu đời, như một kẻ thất tình, suốt đời bị ám ảnh bởi mối tình đầu thất bạị 

* Nguyễn Huệ trong "Sông Côn mùa lũ"

"Sông Côn Mùa Lũ" 5 (SCML) cho ta một Nguyễn Huệ khác hẳn những Nguyễn Huệ trên. Không mới toanh, đã hẳn. Càng chẳng có gì mớị Lại có vẻ như một Nguyễn Huệ khá cũ, nghĩa là một nhân vật trung thành với con người lịch sử và do đó, không gây "sốc" như những Nguyễn Huệ vừa đề cập. SCML dài hơn 2000 trang, viết trước ba tác phẩm kể trên và được tác giả gọi là "trường thiên tiểu thuyết". Sau này in lại trong nước, người ta gọi là "tiểu thuyết lịch sử". Phan Cự Đệ, trong bài viết "Tiểu thuyết lịch sử" 6, xếp SCML vào thể loại "tiểu thuyết lịch sử". Một tác giả khác, Nguyễn Khắc Phê, trong một bài viết về SCML trên tạp chí Sông Hương 7, cũng thế. Sau khi khen ngợi chung chung một số điểm, Nguyễn Khắc Phê đã nhận định như sau:

"Phần viết về ông giáo Hiến và giai đoạn anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp quá dài so với những trang dành cho sự nghiệp của Nguyễn Huê.. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút và chiến công đại phá quân Thanh mà chỉ diễn tả ngắn ngủi qua mấy trang ghi chép của nhân vật Lãng thì làm sao thể hiện được thiên tài quân sự Nguyễn Huệ và tương xứng với những sự kiện lẫy lừng đó? (...) trong khi đó thì có những nhân vật không để lại dấu ấn gì trong lòng bạn đọc, cũng không ảnh hưởng gì đến nhân vật chính NH như vợ chồng Hai Nhiêu lại chiếm không ít số trang ở phần đầu sách" (...) nhưng quả là người anh hùng Nguyễn Huệ qua những trang miêu tả chiến trận chưa thấy "bay lên" cho xứng với một nhân vật thiên tài quân sự, do đó "chưa tạo nên cảm hứng lớn lao và đẹp đẽ trong lòng người đọc trước một nhân vật xuất chúng" (...) "...một nhân vật như NH, trước cái chết có bao điều suy gẫm về sư thắng bại, về tình yêu, về lẽ đời phải trái mang "sức nặng" tư tưởng rất đáng được "khai thác" kỹ; nhưng tác giả đã bỏ qua và thay bằng một dòng thông tin vô cảm "Hôm sau, Bến Ván biết tin vua Quang Trung vừa băng hà hôm 29 tháng 7..."! Thật là tiếc! Tiếc một cơ hội để làm rõ hơn tư tưởng tác phẩm" (tr. 89).

Tôi đoán rằng Nguyễn Khắc Phê đọc SCML trong tâm trạng của một người đọc sách danh nhân lịch sử, loại sách viết ra nhằm tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước. Nhưng SCML là tiểu thuyết. Và Nguyễn Huệ được sử dụng để tạo ra một nhân vật hoàn toàn thuộc về lãnh vực hư cấu mà ta chỉ có thể phê phán nó như là sản phẩm của hư cấụ Nguyễn Khắc Phê cố tìm ra một Nguyễn Huệ của riêng ông trong SCML, một Nguyễn Huệ đã được đúc khuôn từ một ý niệm tiền chế. Với một tinh thần như thế thì thật không cách gì ông có thể đọc "Gió lửa" chứ nói gì đến "Phẩm Tiết" hay "Mùa mưa gai sắc".

Khác với cái nhìn hạn chế đó, Phan Cự Đệ, trong bài viết nói trên, cho rằng SCML nghiêng về tiểu thuyết hơn là lịch sử. Ông không quan niệm lịch sử chỉ là những câu chuyện của các ông hoàng bà chúa, của các tướng lĩnh, là sử biên niên của các trận đánh. Tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là tiểu thuyết, là "thế sự", là chất "văn xuôi" (caractère prosaique), là cuộc sống muôn màu muôn vẻ của con người và thiên nhiên" 8. Theo ông, Nguyễn Mộng Giác "có cái nhìn dân chủ hóa (Phan Cự Đệ nhấn mạnh) đối với các vĩ nhân lịch sử như Nguyễn Huê.. Nguyễn Huệ cũng có "những tình cảm vui buồn, nói năng hành xử theo tâm lý bình thường như chúng ta". Riêng về ý kiến này, tôi xin được ngạc nhiên: Ô hay, vậy Nguyễn Huệ chẳng phải là con người hay sao, hơn thế nữa lại là một người "áo vải, chân đất"! Nếu ông không vui buồn như chúng ta thì chẳng lẽ ông là gỗ đá? Nếu ông không nói năng như chúng ta thì ông nói năng kiểu gì nàỏ Tôi cho rằng trong thực tế, có lẽ ông nói năng còn "bình dân" hơn chúng ta nữa kìa, vì ông là một người xuất thân từ nông thôn và học hành đâu có bằng chúng ta ngày nay 9. Vả lại, ngôn ngữ và cung cách của Nguyễn Huệ trong SCML, theo tôi, rất "sang", rất trí thức, khác hẳn cái chất nông dân mà người ta thường vẫn quy cho ông. Phải chăng, cũng như Nguyễn Khắc Phê, Phan Cự Đệ mang một "thiên kiến" về Nguyễn Huệ, một tiền đề về Nguyễn Huệ y như thể Nguyễn Huệ sinh ra đã là một ông thần, một "đấng" lãnh tu..

SCML rõ ràng không phải viết về Nguyễn Huệ như một vĩ nhân - điều mà các sử gia và bộ máy thông tin tuyên truyền đã làm quá nhiều và có quá hiệu quả, ngược lại – cũng như các tác phẩm trên - muốn thăm dò những phía khác của người anh hùng xét như một con người (không cần phải kèm theo những thuộc tính - có khi đã trở thành - sáo rỗng như oanh liệt, hiển hách, thiên tài, lỗi lạc...). SCML tái hiện giai đoạn nhiễu nhương thời Nguyễn Huệ qua 2 tuyến nhân vật: gia đình thầy giáo Hiến và gia đình Nguyễn Nhạc. Tất cả các nhân vật ấy đan chéo số phận vào nhau, tạo nên những biến cố, từ cá nhân, gia đình cho đến đất nước. Hiện diện từ đầu đến cuối là An, cô con gái của ông giáo Hiến, là nhân vật chính của tác phẩm, tượng trưng cho thân phận con người giữa thời tao loạn. Nguyễn Huệ, người tình hờ của An, trung tâm của mọi biến cố, góp phần làm đậm nét thêm thân phận đó qua trò chơi quyền lực. 

Nhân vật Nguyễn Huệ xuất hiện, ở chương 5, phần cuốị Những chi tiết về Nguyễn Huệ không nhiều so với một vài nhân vật khác như ta mong đợi, tuy thế là những chi tiết nổi bật, giúp ta hiểu tại sao Nguyễn Huệ lại có thể thực hiện được những kỳ tích có một không hai trong lịch sử. Tôi thích dùng lại một từ của Đỗ Minh Tuấn 10: "giải mã". SCML giúp giải mã một số biến cố và hành vi mà Nguyễn Huệ thực hiện. Bằng những chi tiết, thoạt trông chẳng có gì đặc biệt (cử chỉ, thái độ, lời phát ngôn trong sinh hoạt thường ngày), SCML cho ta thấy một Nguyễn Huệ độc đáo trong cá tính và thông minh sắc sảo trên chiến trường và trong chính trường. 

Dẫu vậy, ở đây, khác hẳn với khái niệm về một anh hùng nông dân, Nguyễn Huệ xuất hiện trong nhân dáng và nhân cách của một nhà trí thức bình dân, sống một đời sống tương đối đầy đủ, vì có một người anh có tiền, lại cũng có quyền. Nguyễn Huệ không hề có những nỗi cay đắng, phẫn uất của một nông dân bị áp bức. Cuộc khởi nghĩa cũng không có vẻ gì là khởi nghĩa nông dân. Trở lại với ý kiến của Nguyễn Khắc Phê cho rằng SCML đã viết về giai đoạn khởi nghiệp của anh em Tây Sơn quá dài, trong lúc những chiến công của Nguyễn Huệ lại viết quá ngắn. Theo tôi, với tính cách "giải mã", SCML tập trung vào giai đoạn khởi nghiệp là hợp lý. Giai đoạn này rất quan tro.ng. Nó chứa đựng "mật mã" cho các biến cố về sau, xét trên nhiều phương diện, kể cả những thắng lợi và thất bại của Tây Sơn sau nàỵ 

Huệ là em út của Nhạc và Lữ. Huệ giống hai anh nhưng linh động và tự tin hơn. Về thể hình, điểm nổi bật đáng ghi nhận là Huệ mặt đầy mụn. "Mụn này vừa lặn, hai ba cái khác đã nổi cộm lên" (...) "Trên má, mấy nốt mụn thâm tím hiện lờ mờ trên làn da nâụ Một mớ tóc quăn phủ xuống cái trán rộng". Điều này khiến anh có vẻ mặc cảm. Nguyễn Nhạc giới thiệu với thầy giáo Hiến:"Thằng Lữ tuổi Mùi, thằng Huệ tuổi dậu (1753). Trước đây, tôi có cho đi học, cả hai viết chữ đã ngay ngắn. Thằng Huệ sáng trí hơn, lâu lâu có làm được cái đơn, giúp tôi sổ sách thu thuế. Nhưng mấy thầy đồ chúng học chỉ võ vẽ được năm ba chữ, nên sức học hai đứa chưa đi đến đâu" (SCML, tr. 143) 

Lúc này, Huệ mới có 15 tuổị Lớp học do Biện Nhạc năn nỉ ông giáo thành lập, chỉ có 4 đứa học trò: Lữ, Huệ, một người con của ông giáo và một đứa trẻ khác ở trong làng. Có thể nói, sự nghiệp của Nguyễn Huệ bắt đầu từ cái lớp học "chẳng đặng đừng" nàỵ Vì từ đó mà tạo ra một quan hệ tay ba Nhạc Huệ- giáo Hiến, xuất phát điểm cho một cuộc khởi nghĩa mà có lẽ lúc đầu không ai nghĩ tớị 

Ý đồ của tác giả khi xây dựng Nguyễn Huệ trong SCML, theo tôi, là tìm cách trả lời cho câu hỏi: Cái gì đã tạo nên một Nguyễn Huệ anh hùng? Câu trả lời là: tư tưởng. 

Quả vậy, nhân vật Nguyễn Huệ là một nhân vật "đầy cả tư tưởng". Ông là một chiến lược gia, một chính trị giạ Những ý kiến mà Nguyễn Huệ phát biểu, tranh cãi với thầy, với ông anh và với các nhà nho đều thuộc loại các đề tài lớn của chính trị và triết học cổ kim: vai trò của nhà nho, vấn đề nhân nghĩa, chuyện quyền hành, vai trò của người dân. Huệ suy gẫm, phân tích mọi sự từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, cố tìm thấy đúng bản chất và tính cách riêng của mỗi sự việc, sự vật. Thành thật mà nói, tôi không hiểu được những kiến thức ấy Huệ có được từ đâủ Một khả năng như thế, dù có là thần đồng, cũng phải trải

qua một quá trình học tập lâu dài, chứ không thể chỉ tham dự một loại "trường làng" bất đắc dĩ với một thầy giáo bất đắc dĩ như thế. 

Ta có thể nói, sự nghiệp của Nguyễn Huệ phát triển dựa trên hai quan hệ: quan hệ với thầy giáo Hiến về mặt tư tưởng và quan hệ với người anh Nguyễn Nhạc về mặt quan điểm và hành đô.ng. Trước hết là quan hệ thầy trò: giáo Hiến và Huê.. Huệ là người ham học nhất. Anh thích hỏi chuyện sinh hoạt, cách sống của vua chúa và đám quan lại ở Phú Xuân. Anh bạo dạn hỏi "hết chuyện này đến chuyện khác" và chuyện nào cũng "muốn biết rốt ráo tường tận". Lúc đầu, ông giáo có vẻ ngạc nhiên nhưng rồi tức khắc nhận ra khả năng khác lạ của người học trò nàỵ Cách cư xử của ông thay đổị Từ những trao đổi, hỏi han vặt vãnh, hai thầy trò dần dà nhảy qua những địa hạt quan trọng hơn, điều khác thường đối với một cậu học trò 15 tuổi mới võ vẽ năm ba chữ. Chẳng mấy chốc, ông thầy cảm thấy mừng rỡ vì "tìm được kẻ tri âm". Ông không còn lưu ý đến "giới hạn tuổi tác và kinh nghiệm sống của Huệ".

Quan hệ thầy trò đặc biệt đó kéo dài mãi về sau cho đến khi thầy giáo Hiến chết. Đó là một quan hệ vừa đầm ấm, chân tình, tương kính lại tương khắc. Người học trò mà ông thầy muốn truyền đạt cái chí khí nhà nho truyền thống của mình đã chọn một con đường khác, thực tiễn, phù hợp với những gì đang diễn ra trước mắt và vì thế thành ra đối kháng với ông. Quan hệ giữa hai người "luôn luôn có khoảng cách trang trọng sẽ sàng giữa thầy và trò, giữa người bảo trợ và kẻ thất thế" (...) "Lớp học có hình thái phóng khoáng, lối dạy dỗ thân mật, uyển chuyển như là cha dạy con" 

(...)Hai thầy trò đối đáp nhau, thẳng thắn tranh luận với nhau đủ mọi vấn đề ngay trên đám ruộng miễu, hoặc lúc ngồi nghỉ dưới gốc mít cỗi bên miễu cô hồn" (...) Huệ là một "cậu học trò rắn mắt, không chịu tin vội vào những điều thầy dạỵ Cùng ở trạng thái bất quyết, nhưng người học trò thì ở đầu con dường tìm tới chân lý, còn ông thầy thì đứng nép ở cuối con đường gập ghềnh ấy, mặt mày tư lự". Dẫu vậy, sự hăm hở của Huệ khiến "ông luôn luôn bị cuốn hút vào cuộc phiêu lưu kỳ lạ của học trò" (241, 242) 11. Tài liệu dạy học có Sử ký, Đường thi, Truyền kỳ mạn lục, Tứ thư ngũ kinh. Thấy Huệ có khả năng, thầy "bắt Huệ học sử ký", là môn học quan trọng, chỉ dành cho những học trò đã thông thạo thi phú mọi loạị Học chính trị cũng là học cái rối rắm, phức tạp của quan trường. Bài đầu tiên mà Huệ học là "Tựa truyện Du hiệp", bàn về người làm việc nghĩa hiệp. Huệ chú ý đến đoạn kết là đoạn gây ấn tượng nhất: "Ăn trộm lưỡi câu thì chết chém. Ăn trộm nước người thì phong hầụ Cửa nhà hầu, nhân nghĩa thiếu gì đâu" (163). 

Huệ hết sức lưu tâm tới đề tài đó. Một hôm, Huệ hỏi thầy: "Như... thế nào mới là người hiệp?", ông giáo đáp "Phải khỏe để làm người không biết sơ.. Phải không quá cẩn thận để dám làm. Phải rộng rãi để giúp người mà không so đo hơn thiệt. nếu cần, dám quên mình mà giúp người" "Quên cả sống chết xông vào cứu một thằng ăn cướp ngay ban ngày, giữa chợ, có phải là hiệp không, thưa thầỷ" (...) Không "Nhảy xuống sông cứu một người sắp chết đuối dù không biết bơi, đã được gọi là hiệp chưả (...) Chưa thể gọi là hiệp. Thêm một người chết nữa, phí đi! "Vậy là con biết phải làm gì rồị Gặp một tên thu thuế hống hách và tham lam đang bị bọn cướp đường hành hung, ta không nên can thiệp vào làm gì. Để bọn cướp thanh toán với nhaụ Thấy một anh học trò thức khuya, dậy sớm, học thuộc làu thi phú để thi đậu ra làm ký phủ, duyện lại, mình phải cứu anh ta, không thì anh ta chết đuối mất" (171, 172). Câu đáp của cậu học trò 15 tuổi khiến ông giáo sững sờ. Mà người đọc như tôi cũng sững sờ. Đoạn đối thoại này khiến ta tưởng đến phương pháp tranh luận mà Socrate sử dụng với đám biện sĩ Hy Lạp thời xưa (sophist) được ghi lại trong các tác phẩm nổi tiếng của Platon: phương pháp "irony", nói mỉạ Huệ dồn ông thầy vào thế bí bằng cách hỏi để ông thầy phải chấp nhận quan điểm của mình. Huệ nhiều lần sử dụng cách tranh luận kiểu đó với thầỵ

Một lần hai thầy trò bàn nhau về cái đóị Quan niệm của một người quân tử như thầy là "Đói cho sạch rách cho thơm, hay là: Quân tử thực vô cầu bão". Trò phản bác : "Như vậy con nghĩ thầy chưa thực đói" (243). Tại saỏ Trò phân tích rõ: "Con đã nghĩ: Những lời thầy dạy con rút ra từ sách thánh hiền, đều do những kẻ no đặt ra cả. Nhờ no đủ nên thảnh thơi nghĩ ngược nghĩ xuôi thế nào cũng được. Hoặc muốn no lâu, no bền, thì nghĩ thế nào cho đẹp lòng bọn vương hầụ Con nhớ mãi câu nói của ông Tử Trường: "Cửa nhà hầu nhân nghĩa thiếu gì đâu" Thầy đã dạy con năm trước. (245). Ông thầy chịu thua, chua chát nói: "Anh nói phảị Bọn kẻ sĩ chúng tôi chỉ được mỗi việc chầu chực ở cửa nhà vương hầu"

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #longdj