06 + 07

6.
Trương Gia Nguyên đã canh giữ ở cửa hàng thợ mộc và chờ đợi cho đến khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, khi chiến dịch Bình Tân kết thúc trong tiếng hô vang chiến thắng[1]. Ngày 01 tháng 10 năm 1949, Trương Gia Nguyên thay bộ quân phục của Quân đoàn 4 đã được đặt may từ lâu, hướng về Quảng trường Thiên An Môn, nghiêm chỉnh đứng chào một kiểu chào quân đội rất chuẩn, trong tay trái nắm chặt là chiếc huy hiệu sao đỏ trên mũ của chiến sĩ Tân tứ quân. 
“Chiếc máy bay lớn lao lên bầu trời xanh cùng tiếng nổ giòn giã, trong ngày vui này anh là nỗi tuyệt vọng em cất chứa trong lòng.”
“Châu Kha Vũ, ở trên trời anh có nhìn thấy không? Trung Quốc mới đã thành lập”

//
"Trương Gia Nguyên, nếu mày đã chết hoặc không trở về, thì tốt nhất là mày nên vì dòng họ mà không cần về nữa”
 
Vào tháng 12 năm 1949, Trương Gia Nguyên đóng cửa tiệm mộc và quay về Dinh Khẩu. Khi ông vội vã trở về, cha ông đã được an táng, anh hai cũng không còn nhìn mặt ông kể từ đó. Chỉ có mẹ ông vẫn luôn yêu thương và bảo vệ con trai mình, dù người khác nói rằng ông bị điên, rằng ông là đồ bất hiếu, rằng tại sao ông chưa chết đi dưới họng súng của quân Nhật và Quốc dân Đảng, bà vẫn không thể ngừng khóc khi nhìn thấy Trương Gia Nguyên, không cho phép bất cứ ai trong gia đình nhắc về chuyện ở Bắc Kinh của ông ấy. Vì tam thái gia thích đàn ông, ông đã bị gia đình giam lỏng.
“Con ơi, con của mẹ chịu khổ rồi."
Trương Gia Nguyên cắn chặt môi dưới, quay đi cố giấu dòng nước mắt.

Trương Gia Nguyên rất ít khi khóc, khi người anh trai từng yêu thương ông nhất từ mặt ông khỏi gia đình, khi nhà trường không trả lương và thất nghiệp trong công cuộc Đại nhảy vọt[2], Khi Hồng vệ binh của Cách mạng văn hóa[3] bắt ông đi tù và đưa về nông thôn cải tạo, bắt ông phải đeo trước ngực tấm biển có viết tên họ bị gạch bỏ và diễu hành trên phố, ông cũng chưa từng rơi bất kì giọt nước mắt nào.

“Ngoại trừ khi mẹ tôi qua đời cùng những người lãnh tụ vĩ đại đó vào năm 1976, tôi đã khóc suốt một buổi chiều, nước mắt của cả đời này có lẽ cũng chỉ rơi vì Châu Kha Vũ.”
“Em trở nên ngày càng lầm lì, bọn trẻ trong nhà rất sợ em. Chúng nói em điên cuồng và dữ tợn, em cũng đã không ít lần nghe anh hai nói về việc em thích đàn ông. Sau khi mẹ đi đã để lại cho em một một căn nhà nhỏ có sân vườn, bốn phía đều không có hơi người, quạnh hiu trống trải. Em đã luôn nhớ anh, Kha Vũ. Em mang chiếc nón của Tân tứ quân, nhớ đến anh, trái tim như đã bị ai khoét mất đi và khóc".
"Ai ngờ được em đã sống sót qua bao buổi sớm chiều, không đầu hàng trước cái chết, lại cam chịu sự cô đơn. Chiều hôm qua em ngồi trên chiếc ghế đan bằng liễu gai, nhớ về chúng ta ngày trước. Quá khứ như từng thước phim sống động, lướt qua trong đầu. Em nhớ món vịt quay Bắc Kinh anh đã đưa em đi ăn, ly nước đậu em đã suýt nôn ra khi lần đầu tiên uống, nhớ Ngõ Nanluogu chúng ta đi bên nhau mỗi ngày, nhớ chúng ta đã cùng nhau xem vở opera Kinh mộng, em nghĩ mãi về ngày mà anh liều lĩnh nắm tay em trên chiếc xe kéo, về những lời giao hẹn ở cổng bắc vườn trường, cũng nghĩ về những năm tháng huy hoàng dưới tầng hầm nơi chúng ta vẫy gọi lý tưởng.”
“Đêm qua tôi đã mơ thấy anh ấy, tôi biết là mình đang mơ khi thấy anh hôn tôi, nhưng giấc mơ này tôi không muốn tỉnh lại."
“Tôi đã khóc rất thảm thiết và gào thét vẫy vùng. Anh kiên nhẫn ôm hôn lên từng giọt nước mắt, dịu dàng dỗ dành ‘Nguyên Nguyên Nhi của anh đừng khóc, nước mắt của em trân quý như vậy, đừng khóc’. Tôi cầu xin anh, có thể đừng quên em được không, Châu Kha Vũ. Anh thầm thì bên tai tôi, được, không bao giờ quên em, mãi mãi luôn ở đây đợi em, bên em, mãi mãi.”
“Tôi đã khóc ướt đẫm chiếc gối màu hoa tím, như thể nó đã chứa đựng nước mắt của cả đời này. Bầu trời nên ngoài vẫn trong vắt, xanh biếc một màu như ngày đầu thiếu niên Trương Gia Nguyên gặp gỡ Châu Kha Vũ”.
“Anh đã cho em một giấc mơ, phải không, Kha Vũ”

Đây là trang cuối cùng của quyển sổ nhỏ. Khi học năm nhất trung học, tôi đến thăm ông vào dịp Tết, canh lúc ông ngủ trưa đã lén lật xem vài tờ. Có lẽ làm việc xấu nên lương tâm cắn rứt, nhấp nhỏm không yên, tôi vừa lật đến trang thứ ba đã vô thức thúc chân vào bàn trà , tách trà “tạch tạch” đánh thức tam thái gia dậy. Nhưng ông không vỗ vào đầu tôi như mọi lần.
Ông nói, "Nhóc con, ta đã luôn muốn viết một quyển hồi kí, ghi nhớ những câu chuyện của ta và một người. Nhưng ai rồi cũng già đi, cơ thể rệu rã lắm rồi. Năm 70 tuổi khi ta đã run rẩy không còn cầm vững cây bút nữa, rốt cuộc cũng hoàn thành"
“Sớm muộn gì, quyển sổ này cũng sẽ cũ bươm rách nát, hồi ức cũng bị vùi lấp theo thời gian. Mi là đứa nhỏ thông minh, sau này nếu có cơ hội, hãy viết lại những điều trong này.”
“Đây có lẽ là tâm nguyện cuối cùng của tam thái gia mi”
“Ta sẽ cho mi đọc nó, nhưng không phải bây giờ.”
Tam thái gia, con đã hoàn thành tâm nguyện của người. Người ở trên trời, có phải cũng nhìn thấy rồi không?

07.
Khi tam thái gia được chôn cất, trên chân ông vẫn mang đôi giày màu xám cực kì sạch sẽ, dù không biết đã đi suốt bao năm, tôi đã đặt riêng để tặng ông ấy. Trong tay của tam thái gia vẫn nắm chặt một vật nhỏ, cha chú không biết xử lý thế nào, trực tiếp đem đi thiêu với tro cốt, cùng ông bầu bạn. 
Tôi ước gì có thể lí giải được những cảm xúc hỗn độn trong lòng.
Con người rồi cũng từ từ đi tới những năm tháng cuối cùng, lặng lẽ đưa vào trong lò, biến thành một chén tro mịn, đóng trong một hộp vuông hoặc tròn nhỏ, chôn vào lòng đất, cùng với chân dung của chính mình, mỗi năm chịu đựng sự náo nhiệt trên cỏ cây phiến đá. Trong đó có cả niềm vui và nỗi buồn của con cháu, có cả nước mắt và tiếng cười, có cả tâm sự và cả sự tha thứ.
Người ta đặt bên dưới hoa tươi và trái cây, cùng những món ăn sinh thời người quá cố yêu thích, đốt tiền bạc và quần áo cháy xém cả những bông hoa vàng, kí thác chút nhớ nhung vào lòng đất.
Cho dù ai cũng nói rằng sẽ lên trời sau khi chết, nhưng vẫn hi vọng người thân yên nghỉ nơi suối vàng.
Tôi không nấu cho tam thái gia lần nào. Nhưng thỉnh thoảng những ngày lễ Tết, tôi lên núi thăm ông, cùng ông trò chuyện, tôi không mang theo gì cả vì gió sẽ cuốn đi hoặc vào bụng của những con thú hoang gần đó.
Gần như tất cả mọi lần, khi tôi nằm dài trên thảm cỏ, nhìn lên những đám mây trắng trên bầu trời xanh trong, hay những ngôi sao ở bầu trời đêm sâu thẳm, tôi nghĩ về người. Với tính khí của tam thái gia, hẳn ông đã rất phiền lòng với những âm thanh ồn ào huyên náo này.   

Thế kỷ của Tam thái gia đã kết thúc. Tình yêu dang dở giữa ông và Châu Kha Vũ cũng đã bị bỏ lại sau thời đại cách mạng, không thoát khỏi số phận bị định kiến người đời gông cùm, cuối cùng đã có thể giải thoát, chìm vào giấc ngủ nghìn thu. Huy hiệu của Tân tứ quân lẳng lặng nằm im cùng tro cốt của ông ấy, cũng coi như xoa dịu nỗi ám ảnh gần một thế kỷ này. 

Lão đầu, nhất định phải nhớ cầm lấy chiếc huy hiệu mũ đỏ, đoàn tụ với Châu Kha Vũ của người.

[1] Chiến dịch Bình Tân, còn được gọi Trận chiến Bình Tân, một trong ba chiến dịch lớn phát động bởi Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc trong thời kỳ cuối Nội chiến Trung Quốc chống lại Chính phủ Quốc dân. Chiến dịch bắt đầu vào ngày 29 tháng 11 năm 1948 và kết thúc vào ngày 31 tháng 1 năm 1949, kéo dài tổng cộng 64 ngày. Chiến dịch đánh dấu sự chấm dứt của sự thống trị của Quốc Dân đảng tại khu vực đồng bằng Hoa Bắc. Tên gọi Bình Tân dựa theo tên của thành phố Bắc Bình (nay là Bắc Kinh) và Thiên Tân.

[2] Đại nhảy vọt là tên thường gọi trong sách báo tiếng Việt cho kế hoạch xã hội và kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thực hiện từ năm 1958 đến năm 1962 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một chính sách kinh tế thất bại nặng nề. Sự thất bại của kế hoạch này làm đình trệ sản xuất, kết hợp với những thiên tai đã gây ra nạn đói, một con số ước lượng có đến 20 triệu (có thể lên đến 40 triệu) người chết trong nạn đói này.

[3] Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản là một phong trào chính trị xã hội tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong 10 năm 1966 tới 1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Hoa lục. Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị, và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tuy nhiên, phong trào này cũng gây ra những vụ bạo động, sự hỗn loạn và tổn thất lớn, nên nó cũng được gọi là "10 năm hỗn loạn", "10 năm thảm họa". Người ta có ước tính rằng có khoảng 12 đến 20 triệu người, đã trải qua lao động nặng nhọc ở nông thôn. Từ năm 1964 đến năm 1975, khoảng 7,7 triệu người Trung Quốc là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp bởi phong trào này, do đói kém và xung đột dân sự. Khoảng 3 triệu người (trong đó có nhiều Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc) bị kỷ luật và cầm tù, 60% Đảng viên bị khai trừ, nhiều người trong số họ bị trục xuất về nông thôn để lao động nặng nhọc trong thời gian diễn ra Cách mạng văn hóa. Về mặt xã hội, trong thời Cách mạng văn hóa, nhiều trường đại học ở Trung Quốc đã bị đóng cửa, dẫn đến hậu quả là cả một thế hệ không được tiếp cận với giáo dục đại học. Trong thập niên 1980, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Hồ Diệu Bang đã nhận xét rằng khoảng 100 triệu người Trung Quốc đã chịu đau khổ của thời kỳ này.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top