05
Trương Gia Nguyên cùng trường sơ tán đến Tây An, sau đó đến miền nam Thiểm Tây. Khi phóng viên đến phỏng vấn việc xây dựng khu nhà học của các trường đại học lớn ở Bắc Bình và trường trung học trực thuộc, hiệu trưởng đã yêu cầu ông chụp ảnh nhóm trẻ lớp 4 đã tốt nghiệp. Suốt nửa tháng bọn trẻ phải di chuyển khắp nơi, nghe được chụp ảnh thoáng sững sờ rồi vui vẻ, trong bức ảnh nam thanh nữ tú đều phấn khởi tươi cười.
Cũng chỉ có Trương Gia Nguyên và số ít học sinh đã mất đi cha mẹ gia đình là tĩnh lặng.
"Tách" người ngồi bên phải Trương Gia Nguyên không phải là Châu Kha Vũ nữa, thay vào đó là một cô gái với hai bím tóc nho nhỏ.
Trương Gia Nguyên tốt nghiệp Đại học Sư phạm Bắc Kinh, hoặc trường Trung học trực thuộc Đại học Liên kết Tây Nam.
Trương Gia Nguyên không đến Đại học Bắc Kinh, vì Đại học Bắc Kinh đã được giao cho Nhà nước, cũng giống như Châu Kha Vũ. Đại học Bắc Kinh hiện tại được gọi là Đại học liên kết Tây Nam.
"Tin tức từ tiền tuyến lần lượt truyền đến. Quân đoàn 29 thất thủ. Quân đội Nhật Bản chiếm đóng Bắc Kinh. Quân đội Nhật Bản tổ chức lễ diễu binh vào thành phố. Quân đội Nhật Bản đã tiến vào Bát Đạt Lĩnh[1].
Chiến sự ngày càng trở nên tồi tệ. ‘Kha Vũ, anh thế nào rồi, có bình an không?”
“Tôi không biết anh ấy được phân đến đơn vị nào. Mọi tin tức về anh dường như đều bị màn đêm nuốt chửng, không còn chừa lại cho tôi một chút xương vụn nào. Lâm Mặc, người bạn thân thiết nhất của tôi, nói rằng súng đạn không có mắt, quét sạch mọi thứ trên đường, bị tôi đấm cho một cú choáng váng. Lâm Mặc bực bội mắng tôi là đồ xấu xa, anh ta đâu có nguyền rủa Châu Kha Vũ, là do tôi quá nhạy cảm, tựa hồ yêu mù quáng đến mức không thể lọt tai bất cứ lời nói xấu nào.”
"Làm thế nào để anh ấy có thể biết rằng tôi thực sự, thực sự rất yêu anh. Cho đến tận bây giờ.”
"Không có những ngôi nhà cao ở phía nam Thiểm Tây, chỉ có gió cát Hoàng Hà mờ mịt. Khói lửa chiến tranh đang thiêu rụi từng bước chân của thời gian, mỗi ngày đều trôi qua vô cùng chậm chạp. Đến tháng 10, mọi người đang từ Bắc Bình di chuyển xuống phía Nam, tôi nghỉ việc trợ giảng ở trường, muốn quay trở lại Bắc Bình”.
"Chị cả và anh hai thuyết phục tôi trở lại Liêu Ninh, nói rằng ở Dinh Khẩu có sự kiện ‘chân long giáng thế’[2]. Nhật Bản cũng đã cử các phóng viên đến phỏng vấn. Tôi không đồng ý. Ban đầu họ vẫn cho rằng tôi là đứa trẻ bướng bỉnh chưa hiểu chuyện, thư từ qua lại khuyên nhủ mấy lần, về sau tôi nói thẳng mình muốn đến Bắc Bình đợi Châu Kha Vũ. Tôi rất nhớ anh ấy, tôi muốn đợi anh ấy về nhà.”
“Anh chị thôi không viết thư cho tôi nữa, hoặc giả có thể họ đã viết rồi, nhưng tôi cũng đã lên tàu đi Bắc Bình, không bao giờ nhận được nữa.”
Có lẽ, trong dòng họ râm ran kể rằng tam thái gia điên rồi, ba đời đều không có sắc mặt tốt với ông, ước chừng bắt đầu từ đó.
//
Năm 1937, Bắc Bình không cần giáo viên. Trương Gia Nguyên đã tiêu hết khoản tiền tiết kiệm khi còn là trợ giảng, mua một nhà kho nhỏ xập xệ. Ông trở thành thợ mộc duy nhất ở Bắc Bình mặc mã quái trường bào để làm việc.
Tay nghề của ông rất tốt, giá cả lại không cao, lúc nào cũng vui vẻ. Tới lui vài bận, những người hàng xóm vẫn ở lại Bắc Bình đều tìm đến ông ấy, công việc làm ăn ngày một tốt, cuối cùng ông cũng đã bén duyên cắm rễ ở mảnh đất này.
Đều là nhờ Châu Kha Vũ. Khi còn đi học, anh ấy nói rằng ở ký túc xá có quá nhiều sách, nhưng kệ sách đóng sẵn lại không vừa. Trương Gia Nguyên vác mặt đến tìm Vương Thạch Đầu học nghệ, lôi ở đâu ra mấy tấm bảng, đinh búa đập loảng xoảng. Năm ba ngày sau, trong ký túc xá của Châu Kha Vũ đã có thêm một tủ sách sơn đỏ, đặt ở đầu giường.
Có mấy sinh viên đến tìm Trương Gia Nguyên nhờ làm một cái, đổi lại đều là xua tay, ‘Không làm, không làm’.
Tam thái gia thực sự là một người lập dị.
“Đó là một ngày bình thường đầu tháng một, tuyết rơi trắng xóa. Trời rét lạnh, ngôi nhà đầy dấu giày ướt của những người hàng xóm đạp lên gió tuyết đến bàn việc. Bây giờ là năm 1938, Kha Vũ, anh và ngàn ngàn vạn vạn đồng đội ở Bát lộ quân, ngàn ngàn vạn vạn người dân Trung Quốc và cả đất nước Trung Hoa xanh màu hi vọng này sẽ cùng đón mùa xuân đến. Cuối năm trời lạnh rồi, mọi người nhất định phải mua thêm quần áo giữ ấm. Tôi thì thầm một mình trong khi đang làm việc, đột nhiên ngửi được một mùi ngai ngái và ẩm ướt, giống như tuyết tan. Một cái ống quần màu nâu đen bước đến gần chiếc ghế đan bằng liễu gai của tôi, ‘Anh có phải là Trương Gia Nguyên không?’. Trong đầu tôi xẹt qua một tia sáng, bất giác đứng bật dậy.”
Người đến thở hồng hộc, nói rằng đã tìm kiếm rất lâu, khiến cho Trương Gia Nguyên vô cùng bối rối. Trương Gia Nguyên quan sát anh ta cẩn thận, đeo một chiếc kính gọng nhỏ không lành lặn, trên người cầm theo một chiếc máy ảnh.
"Tôi là phóng viên chiến trường tiền phương."
"Khi đồng chí Châu Kha Vũ rút về căn cứ vựa lúa ở Thái Nguyên để hỗ trợ Sư đoàn 38 đã nhờ tôi giao lại cho anh vật này."
Cậu phóng viên cẩn thận lấy ra chiếc khăn tay của mình, bóc ra từng lớp. Bên trong là chiếc huy hiệu mũ quân đội của Tân tứ quân, một màu đỏ rực như máu.
Trong nháy mắt, Trương Gia Nguyên như đã vén lên tấm màn che. Tết Trung thu hai năm trước, cậu đã xúi giục Châu Kha Vũ mua nó trong một con ngõ hẻm ở Phố Đông. "Đây là thứ dành cho nữ đồng chí, không được đâu, Nguyên Nhi".
“Mua đi, mua đi, hợp với anh lắm. Ai nói chỉ có nữ đồng chí mới được dùng màu hồng?”
“ ‘Anh ấy còn nói gì nữa không?’, tôi ấn lên trái tim đang đập dữ dội như sắp bay ra ngoài, vuốt nhẹ từng cái một, ép bản thân phải trấn tĩnh lại, đầu óc tôi bây giờ là một mảng hỗn loạn. Có lẽ Kha Vũ chỉ đang bận rộn chuẩn bị cho năm mới thôi, nhất định là vậy, tôi nhớ đến món quà tết đã tự chuẩn bị cho mình.”
"Kết quả, cậu phóng viên đó đột ngột cởi mũ, đứng nghiêm chào tôi một kiểu chào quân đội không chuẩn. ‘Đồng chí Châu Kha Vũ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, vì nhân dân và vì tương lai của Trung Quốc.’
"Châu Kha Vũ chết cóng vào mùa đông năm 1937, không bao giờ nhìn thấy mùa xuân năm 1938 là trò đùa dai đau đớn nhất mà tôi từng nghe trong đời."
Những vết nước đậm nhạt khác nhau nhòe đi nét chữ trên tờ giấy vàng cũ, không ai biết tam thái gia đã trải đi lật lại trang giấy này và khóc bao nhiêu lần.
Bầu trời mùa đông ở Thái Nguyên chìm trong nền sắt xám ảm đạm, lạnh căm, Châu Kha Vũ đã từng đưa chiếc áo khoác cho người mình yêu, chỉ là lần này không phải lông chuột nhỏ màu nguyệt sắc mà là quân trang. Anh khoác trên mình chiếc áo bộ đội qua cái lạnh của Thái Nguyên, kiên quyết không lùi bước, ngã xuống dưới gốc cây trắng đang hé lá, ngã xuống trước vựa lúa lẽ ra phải êm ái và nhẹ nhàng nhấp nhô hoa màu và ngũ cốc, nhưng giờ đã nát bươm trơ trọi.
Châu Kha Vũ đã cống hiến cuộc đời hai mươi hai tuổi của mình cho đất mẹ, dù anh chỉ là một người đảng viên dự bị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người mới chạm súng nửa năm mà chưa kịp có quân hàm.
Trương Gia Nguyên là một người kiên quyết theo chủ nghĩa Marx, dù đã lạc vào thế tục, vẫn còn đó ước mơ cứu nước trong tâm hồn, trải dài từ hoàng hôn vàng xuống đến bầu trời tuyết trắng.
Trương Gia Nguyên không đủ tư cách để đổ lỗi cho bất kỳ ai.
Trương Gia Nguyên ngưỡng mộ Châu Kha Vũ.
Trương Gia Nguyên tôn trọng Châu Kha Vũ.
Trương Gia Nguyên yêu Châu Kha Vũ.
Châu Kha Vũ cũng rất hạnh phúc khi ở bên cạnh Trương Gia Nguyên.
"Hôm đó, cậu phóng viên nói Châu Kha Vũ đã nhờ cậu ấy chuyển lời cho tôi, nói rằng có một đoạn từ Việt Nhân hát cho Tử Tích nghe trong “Thuyết Uyển”[3]. Cậu phóng viên đã hỏi đoạn đó là gì, nhưng anh ấy chỉ cười không đáp, nói rằng chỉ cần chuyển lời, tôi nhất định sẽ hiểu.
“Anh có biết đoạn đó không?”
Đêm nay là đêm nào?
Đưa thuyền trôi giữa dòng.
Hôm nay là hôm nào?
Được cùng vương tử trên thuyền.
Thật lấy làm xấu hổ,
không chê thân phận tôi thấp hèn.
Trong lòng thấy vui sướng vô cùng,
Được gặp người quân tử.
Núi có cây, cây có cành,
Trong lòng tôi có người, người có hay.[4]
"Còn nữa, anh ấy muốn nói lời xin lỗi với anh, anh nhất định phải sống thật tốt, hãy thay anh ấy ngắm nhìn Trung Quốc mới.”
Xin lỗi, ngày hôm đó anh đã làm em chịu tổn thương, rời đi không lời từ biệt,
Xin lỗi, đã không đứng trước mặt em, đường hoàng nói một lời, anh yêu em,
Xin lỗi, vì đã không tuân thủ ước hẹn, cùng em chào đón Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới, huy hoàng.
[1] Bát Đạt Lĩnh là nơi có đoạn Trường Thành nằm cách trung tâm đô thị của Bắc Kinh 50 dặm (80 km) về phía tây bắc, có một vị trí chiến lược trong lịch sử Trung Quốc. Bởi vì nơi đây từng được dùng nhằm bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc trước giặc ngoại xâm đặc biệt là người Hung Nô và hải tặc Nhật Bản.
[2] Đầu tháng 7/1934, tại Doanh Khẩu tỉnh Liêu Ninh xảy ra sự kiện rồng giáng thế gây chấn động cả thế giới. Trong cuốn "Biên niên sử thành phố Doanh Khẩu" ghi chép thì mùa hè năm 1934, tại Doanh Khẩu đột ngột xuất hiện mưa to liên tiếp trong 40 ngày, lộ ra bộ xương rồng.
[3] Bộ sách do Lưu Hướng thời Tây Hán biên soạn và hiệu đính, gồm 20 quyển, kể về thuyền thuyết và câu chuyện dân gian từ thời Tiền Tần đến Tây Hán cùng những lời bình của tác giả thể hiện tư tưởng và quan niệm của Nho gia.
[4] Bài hát Việt Nhân Ca xuất hiện trên văn đàn Trung Hoa trong một bối cảnh hết sức đặc biệt. Thời Xuân Thu, Tử Tích 子皙(TK 6 trCN) là vương tử nước Sở, em trai Sở Linh Vương, được phong chức Lệnh quân vùng Ngạc Ấp nên được gọi là Ngạc Quân Tử Tích(鄂君子皙). Một ngày nọ, Tử Tích cùng đoàn tùy tùng đi du ngoạn hồ Phán Hồ (ngày nay là hồ Lượng Tử ở tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc) thuộc vùng trung lưu dòng Dương Tử để thăm thú lãnh địa của mình. Vị Vương gia đi trên một con thuyền to do một người Việt cầm chèo. Được diện kiến Ngạc Vương Tử Tích, người chèo thuyền cảm thấy rất hãnh diện, đã vừa nhịp tay chèo vừa cất cao giọng hát trong cái đẹp của phong cảnh hữu tình đầy sắc xuân.
Ngạc Quân Tử Tích nghe giai điệu thánh thót rất hay nhưng không hiểu Việt ngữ nên yêu cầu người thông ngôn (người nước Việt) dịch lại cho nghe. Nghe xong, Ngạc Quân Tử Tích lấy làm thích thú, cho triệu kiến người cầm chèo. Gặp mặt, Tử Tích không chút do dự “xắn ống tay áo, ôm chầm lấy người Việt chèo thuyền”, còn “lấy một chiếc áo gấm quấn quanh eo” nhằm bày tỏ lòng biết ơn người hát. Ngạc Quân Tử Tích liền hạ lệnh cho tùy tùng ghi lại bài hát và lưu lại trong dân. Bài Việt Nhân Ca ra đời từ đó.
Tất cả cố sự này được Lưu Hướng (刘向)(79-8 trCN) thời Tây Hán viết trong cuốn Thuyết Uyển (bài Việt Nhân Ca) cùng với câu chuyện đại phu Trang Tân (莊莘) nước Sở tiếp chuyện Sở Tương Thành Quân (楚襄成君) vào thế kỷ III tr.CN. Tương Thành Quân vừa nhậm chức, một ngày nọ gặp Trang Tân trên bến sông. Trang Tân bước đến xin được bắt tay. Sở Tương Thành Quân ngạc nhiên, cho như thế là “phạm thượng”. Trang Tân kể câu chuyện về Ngạc Quân Tử Tích và người lái thuyền với bài hát Việt Nhân Ca này để nói rằng Tử Tích và người chèo thuyền thuộc hai đẳng cấp khác nhau đến thế mà vẫn có thể thân mật, huống chi bản thân Trang Tân đã là đại phu mà vẫn không thể bắt tay Tương Thành Quân.
(Nguồn: Việt Nhân ca - Bài ca của người Việt cổ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, ĐHKHXH&NV, ĐHQG.HCM)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top