nguphapanhvan_phan1

14. Cách dùng một số trợ động từ hình thái ở thời hiện tại

14.1 Cách sử dụng Would + like

Để diễn đạt một cách lịch sự lời mời hoặc ý muốn gì. Không dùng do you want khi mời người khác.

Would you like to dance with me?

I would like to visit Japan.

Trong tiếng Anh của người Anh, nếu để diễn đạt sở thích thì sau like là một v-ing.

He likes reading novel. (enjoyment)

Nhưng để diễn đạt sự lựa chọn hoặc thói quen thì sau like là một động từ nguyên thể.

Between soccer and tennis, I like to see the former. (choice)

When making tea, he usually likes to put some sugar and a slice of lemon in first. (habit)

Trong tiếng Anh Mỹ thường không có sự phân biệt này, tất cả sau like đều là động từ nguyên thể có to.

Wouldn’t like = không ưa, trong khi don’t want = không muốn.

- Would you like somemore coffee ?

- No, thanks/ No, I don’t want any more. (polite)

- I wouldn’t like (thèm vào) (impolite)

Lưu ý rằng khi like được dùng với nghĩa “cho là đúng” hoặc “cho là hay/ khôn ngoan” thì bao giờ theo sau cũng là một nguyên thể có to (infinitive)

She likes the children to play in the garden (She think they are safe playing there)

Cô ấy muốn bọn trẻ con chơi trong vườn cho chắc/ cho an toàn

I like to go to the dentist twice a year.

Tôi muốn đến bác sĩ nha khoa 2 lần/ năm cho chắc

Would like = would care /love/ hate/ prefer + to + verb: khi diễn đạt điều kiện cho một hành động cụ thể ở tương lai.

- Would you (like/care) to come with me?

- I’d love to

Would like/ would care for/ would enjoy + Verb-ing khi diễn đạt khẩu vị, ý thích nói chung của chủ ngữ.

She would like/ would enjoy riding if she could ride better.

I wonder if Tom would care for/ would enjoy hang-gliding.

14.2 Cách sử dụng could/may/might:

Chỉ khả năng có thể xảy ra ở hiện tại nhưng người nói không dám chắc. (Cả 3 trợ động từ đều có giá trị như nhau).

It might rain tomorrow.

It may rain tomorrow.

It could rain tomorrow.

It will possibly rain tomorrow

Maybe it will rain tomorrow.

Chú ý maybe là sự kết hợp của cả may be nhưng nó là một từ và không phải là trợ động từ. Nó là một phó từ, có nghĩa như perhap (có lẽ)

14.3 Cách sử dụng Should:

(1) Để diễn đạt một lời khuyên, sự gợi ý, sự bắt buộc (nhưng không mạnh).

He should study tonight.

One should do exercise daily.

You should go on a diet.

She should see a doctor about her pain.

(2) Diễn đạt người nói mong muốn điều gì sẽ xảy ra. (Expectation)

It should rain tomorrow. (I expect it to rain tomorrow)

My check should arrive next week. (I expect it to arrive next week)

Các cụm từ had better, ought to, be supposed to đều có nghĩa tương đương và cách dùng tương tự với should trong cả hai trường hợp trên (với điều kiện động từ be trong be supposed to phải chia ở thời hiện tại).

John ought to study tonight.

John is supposed to study tonight.

John had better study tonight.

14.4 Cách sử dụng Must

(1) có nghĩa “phải”: mang nghĩa hoàn toàn bắt buộc (mạnh hơn should). Với should (nên), nhân vật có thể lựa chọn có thực hiện hành động hay không nhưng với must (phải), họ không có quyền lựa chọn.

George must call his insurance agent today.

A car must have gasoline to run.

A pharmacist must keep a record of the prescripton that are filled.

(Dược sỹ phải giữ lại bản sao đơn thuốc đã được bác sỹ kê - khi bán thuốc cho bệnh nhân)

An attorney must pass an examination before practicing law.

(Luật sư phải qua một kỳ kiểm tra trước khi hành nghề)

(2) có nghĩa “hẳn là”, “chắc đã”: chỉ một kết luận logic dựa trên những hiện tượng đã xảy ra.

John’s lights are out. He must be asleep.

(Đèn phòng John đã tắt. Anh ta chắc đã ngủ)

The grass is wet. It must be raining.

14.5 Cách sử dụng have to

Người ta dùng have to thay cho must với nghĩa bắt buộc (nghĩa 1). Quá khứ của nó là had to, tương lai là will have to. Chú ý rằng have to không phải là một trợ động từ nhưng nó mang ý nghĩa giống như trợ động từ hình thái must.

We will have to take an exam next week.

George has to call his insurance agent today.

Để diễn đạt một nghĩa vụ trong quá khứ, phải dùng had to chứ không được dùng must.

George had to call his insurance agent yesterday.

Mrs.Kinsey had to pass an examination before she could practice law.

Trong câu hỏi, have to thường được dùng thay cho must để hỏi xem bản thân người hỏi bắt buộc phải làm gì hoặc để diễn đạt sự bắt buộc do khách quan đem lại.

- Guest: Do I have to leave a deposit? (Tôi có phải đặt cọc không)

- Receptionist: No, you needn’t. But you have to leave your I.D card. I’m sorry but that’s the way it is.

Trong văn nói, người ta dùng have got to, cũng có nghĩa như have to.

He has got to go to the office tonight.

Đặc biệt, dùng để nhấn mạnh các trường hợp cá biệt:

I have to work everyday except Sunday. But I don’t have got to work a full day on Saturday.

11. Câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh là câu có tính chất sai khiến nên còn gọi là câu cầu khiến. Một người ra lệnh hoặc yêu cầu cho một người khác làm một việc gì đó. Nó thường theo sau bởi từ please. Chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là you. Luôn dùng dạng thức nguyên thể (không có to) của động từ trong câu mệnh lệnh. Câu mệnh lệnh chia làm 2 loại: Trực tiếp và gián tiếp.

11.1 Mệnh lệnh thức trực tiếp

Close the door

Please turn off the light.

Open the window.

Be quiet.

Sau đây là lời thoại trong một đoạn quảng cáo bia trên TV:

Tên cướp xông vào một quán bia, rút súng ra chĩa vào mọi người và quát:

- Give me your jewelry! Don’t move!

Một thanh niên từ từ tiến lại từ phía sau, gí một chai bia Laser lạnh vào gáy hắn:

- Drop your weapon!

Tên cướp tưởng sau gáy hắn là một họng súng liền buông vũ khí đầu hàng.

11.2 Mệnh lệnh gián tiếp:

Dạng thức gián tiếp thường được dùng với: to order/ ask/ say/ tell sb to do smt.

John asked Jill to turn off the light.

Please tell Jaime to leave the room.

I ordered him to open the book.

11.3 Dạng phủ định của câu mệnh lệnh

Ở dạng phủ định, thêm Don’t vào trước động từ trong câu trực tiếp (kể cả động từ be) hoặc thêm not vào trước động từ nguyên thể trong câu gián tiếp.

Don’t move! Or I’ll shoot. (Đứng im, không tao bắn)

Don’t turn off the light when you go out.

Don’t be silly. I’ll come back. (Đừng có ngốc thế, rồi anh sẽ về mà)

John asked Jill not to turn off the light.

Please tell Jame not to leave the room.

I ordered him not to open his book.

Chú ý: let’s khác let us

let’s go: mình đi nào

let us go: hãy để chúng tôi đi

Câu hỏi có đuôi của let’s là shall we

Let’s go out for dinner, shall we

12. Các trợ động từ (Modal Auxiliaries)

Các trợ động từ (còn gọi là trợ động từ hình thái - xem bảng sau) dùng để bổ nghĩa thêm cho động từ chính về tính chất, mức độ, khả năng, hình thái, … của hành động. Chúng ta sẽ lần lượt đề cập đến ý nghĩa của chúng ở các phần sau. Do chúng là các trợ động từ, nên không thay thế được cho động từ chính (phải luôn có động từ chính đi kèm), cũng như không dùng kèm với các trợ động từ khác cùng loại hoặc với các trợ động từ do, does, did. Cũng không dùng tiểu từ to trước và sau các trợ động từ. Trợ động từ hình thái không biến đổi theo ngôi hay theo số (số ít và số nhiều như nhau, ngôi thứ nhất, thứ hai hay thứ ba cũng như nhau). Động từ chính đi sau trợ động từ cũng không chia (luôn ở dạng nguyên thể không có to).

present tense

past tense

will

can

may

shall

must (have to)

would (used to)

could

might

should (ought to) (had better)

(had to)

Các từ đặt trong ngoặc là các động từ bán hình thái. Chúng có vai trò và ý nghĩa giống như các trợ động từ hình thái nhưng về ngữ pháp thì không giống, bởi vì chúng biến đổi theo ngôi và số. Ví dụ về cách dùng trợ động từ:

I can swim; she can swim, too. (không chia theo ngôi)

He can swim. (Không dùng: He cans swim hoặc He can swims)

They will leave now. (Không dùng: They will leaving now hoặc They will can leave now.)

They have to go now.

He has to go now. (chia theo ngôi).

12.1 Câu phủ định dùng trợ động từ

Trong câu phủ định, thêm not vào sau trợ động từ, trước động từ chính:

John will leave now. => John will not leave now.

He can swim => He can not swim.

Chú ý khi viết tắt: will not => won’t; must not => musn’t; would not => wouldn’t; could not => couldn’t; can not => can’t.

12.2 Câu nghi vấn dùng trợ động từ

Trong câu hỏi, đặt trợ động từ ở đầu câu:

John will leave now. =>Will he leave now?

Xin nhắc lại, trợ động từ hình thái luôn đi với dạng thức nguyên thể không có to của động từ. Vì vậy, sau trợ động từ hình thái không bao giờ có các dạng [verb-ing], [verb+s], [to + verb] hay thời quá khứ của động từ. Chỉ có hai cách sử dụng trợ động từ hình thái:

(1) modal + [simple form of verb]: would be, can go, will have, must see, …

(2) modal + have + [verb in past participle]: could have gone, would have been,..

Tất nhiên trong cách (2), từ have chính là động từ nguyên thể không có to; không được thay thế nó bằng has hay had.

13. Câu điều kiện

Các trợ động từ hình thái như will, would, can, could thường xuất hiện trong các câu điều kiện. Các câu điều kiện thường chứa từ if (nếu). Có hai loại câu điều kiện là điều kiện có thực và điều kiện không có thực.

13.1 Điều kiện có thể thực hiện được (điều kiện có thực hay điều kiện dạng I)

Câu điều kiện có thực là câu mà người nói dùng để diễn đạt một hành động hoặc một tình huống thường xảy ra (thói quen) hoặc sẽ xảy ra (trong tương lai) nếu điều kiện ở mệnh đều chính được thoả mãn. Nếu nói về tương lai, dạng câu này được sử dụng khi nói đến một điều kiện có thể thực hiện được hoặc có thể xảy ra.

TƯƠNG LAI (FUTURE ACTION)

If he tries much more, he will improve his English.

If I have money, I will buy a new car.

THÓI QUEN (HABITUAL)

if + S + simple present tense … + simple present tense …

If the doctor has morning office hours, he visits every patiens in the affternoon.

I usually walk to school if I have enough time.

MỆNH LỆNH (COMMAND)

If + S + simple present tense … + command form of verb + …

If you go to the Post Office, mail this letter for me.

Please call me if you hear anything from Jane.

13.2 Điều kiện không thể thực hiện được (điều kiện không có thực hay điều kiện dạng II, III)

Câu điều kiện không có thực dùng để diễn tả một hành động hoặc một trạng thái sẽ xảy ra hoặc đã có thể xảy ra nếu như tình huống được đặt ra trong câu khác với thực tế đang xảy ra hoặc đã xảy ra. Câu điều kiện không có thực thường gây nhầm lẫn vì sự thực về sự kiện mà câu thể hiện lại trái ngược với cách thể hiện của câu: nếu động từ của câu là khẳng định thì ý nghĩa thực của câu lại là phủ định và ngược lại.

If I were rich, I would travel around the world.

(I am not rich) (I’m not going to travel around the world)

If I hadn’t been in a hurry, I wouldn’t have had an accident.

(I was in a hurry) (I had an accident)

13.2.1 Điều kiện không có thực ở hiện tại (dạng II)

PRESENT OR FUTURE TIME

If I had enough money now, I would buy a tourist trip to the moon.

He would tell you about it if he were here.

If he didn’t speak so quickly, you could understand him.

(He speaks very quicky) (You can’t understand him)

Động từ to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.

If I were you, I wouldn’t go to that movie.

13.2.2 Điều kiện không có thực trong quá khứ (dạng III)

PAST TIME

If we had known that you were there, we would have written you a letter.

(We didn’t know …) (We didn’t write you a letter)

If we hadn’t lost our way, we would have arrived sooner.

If he had studied harder for that test, he would have passed it.

Chú ý rằng cũng có thể thể hiện một điều kiện không có thực mà không dùng if. Trong trường hợp đó, trợ động từ had được đưa lên đầu câu, đứng trước chủ ngữ. Mệnh đề điều kiện sẽ đứng trước mệnh đề chính.

Had we known that you were there, we would have written you a letter.

Had he studied harder for the test, he would have passed it.

Lưu ý: Câu điều kiện không phải lúc nào cũng tuân theo qui luật trên. Trong một số trường hợp đặc biệt, một vế của điều kiện là quá khứ nhưng vế còn lại có thể ở hiện tại (do thời gian qui định).

If she had caught the train, she would be here by now.

13.3 Cách sử dụng will, would, could, should trong một số trường hợp khác

Thông thường các trợ động từ này không được sử dụng với if trong mệnh đề điều kiện của câu điều kiện, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ như sau:

If you (will/would): Nếu ….. vui lòng. Thường được dùng trong các yêu cầu lịch sự. Would lịch sự hơn will.

If you will/would wait for a moment, I will go and see if Mr Conner is here.

If + Subject + Will/Would: Nếu ….. chịu. Để diễn đạt ý tự nguyện.

If he will listen to me, I can help him.

Will còn được dùng theo mẫu câu này để diễn đạt sự ngoan cố: Nếu ….. nhất định, Nếu ….. cứ.

If you will turn on the music loudly so late tonight, no wonder why your neighbours complain.

If you could: Xin vui lòng. Diễn đạt lịch sự 1 yêu cầu mà người nói cho rằng người kia sẽ đồng ý như là một lẽ đương nhiên.

If you could open your book, please.

If + Subject + should + ….. + command: Ví phỏng như. Diễn đạt một tình huống dù có thể xảy ra được song rất khó.

If you should find any difficulty in using that TV, please call me.

Có thể đảo should lên trên chủ ngữ và bỏ if

Should you find any difficulty in using that TV, please call me.

13.4 Cách sử dụng if trong một số trường hợp khác

If… then: Nếu… thì

If she can’t come to us, then we will have to go and see her.

If dùng trong dạng câu suy diễn logic (không phải câu điều kiện): Động từ ở các mệnh đề diễn biến bình thường theo thời gian của chính nó.

If you want to learn a musical instrument, you have to practice.

If you did not do much maths at school, you will find economics difficult to understand.

If that was Marry, why didn’t she stop and say hello.

If… should = If… happen to… = If… should happen to… diễn đạt sự không chắc chắn (Xem thêm phần sử dụng should ở trên)

If you should happen to pass a supermarket, perhaps you could get some eggs.

(Ngộ nhỡ mà anh có tình cờ ghé qua chợ có lẽ mua cho em ít trứng)

If.. was/were to… Diễn đạt điều kiện không có thật hoặc tưởng tượng. Nó gần giống câu điều kiện không có thật ở hiện tại.

If our boss was/were to come in now (= if the boss came in now), we would be in real trouble.

What would we do if I was/were to lose my job.

Hoặc có thể diễn đạt một ý lịch sự khi đưa ra đề nghị

If you were to move your chair a bit, we could all sit down.

(Nếu anh vui lòng dịch ghế của anh ra một chút thì chúng ta có thể cùng ngồi được)

Note: Cấu trúc này tuyệt đối không được dùng với các động từ tĩnh tại hoặc chỉ trạng thái tư duy

Correct: If I knew her name, I would tell you.

Incorrect: If I was/were to know…

If it + to be + not + for: Nếu không vì, nếu không nhờ vào.

Thời hiện tại:

If it wasn’t/weren’t for the children, that couple wouldn’t have any thing to talk about.

(Nếu không vì những đứa con thì vợ chồng nhà ấy chả có chuyện gì mà nói)

Thời quá khứ:

If it hadn’t been for your help, I don’t know what to do.

(Nếu không nhờ vào sự giúp đỡ của anh thì tôi cũng không biết phải làm gì đây).

Có thể đảo lại:

Had it not been for your help, I don’t know what to to.

Not đôi khi được thêm vào những động từ sau if để bày tỏ sự nghi ngờ, không chắc chắn. (Có nên … Hay không …)

I wonder if we shouldn’t ask the doctor to look at Mary.

It would… if + subject + would… (sẽ là… nếu – không được dùng trong văn viết)

It would be better if they would tell every body in advance.

(Sẽ là tốt hơn nếu họ kể cho mọi người từ trước)

How would we feel if this would happen to our family.

(Ta sẽ cảm thấy thế nào nếu điều này xảy ra đối với gia đình chúng ta.)

If…’d have…’d have: Dùng trong văn nói, không dùng trong văn viết, diễn đạt điều kiện không thể xảy ra ở quá khứ

If I’d have known, I’d have told you.

If she’d have recognized him it would have been funny.

If + preposition + noun/verb… (subject + be bị lược bỏ)

If in doubt, ask for help. (= If you are in doubt, …)

If about to go on a long journey, try to have a good nights sleep. (= If you are about to go on… )

If dùng với một số từ như any/anything/ever/not để diễn đạt phủ định

There is little if any good evidence for flying saucers.

(There is little evidence, if there is any at all, for flying saucers)

(Có rất ít bằng chứng về đĩa bay, nếu quả là có thực)

I’m not angry. If anything, I feel a little surprised.

(Tôi không giận dữ đâu. Mà có chăng tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên)

Cách nói này còn diễn đạt ý kiến ướm thử: Nếu có…

I’d say he was more like a father, if anything

(Tôi xin nói rằng ông ấy còn hơn cả một người cha, nếu có thể nói thế.)

He seldom if ever travel abroad.

(Anh ta chả mấy khi đi ra nước ngoài)

Usually, if not always, we write “cannot” as one word

(Thông thường, nhưng không phải là luôn luôn… )

If + Adjective = although (cho dù là)

Nghĩa không mạnh bằng although - Dùng để diễn đạt quan điểm riêng hoặc vấn đề gì đó không quan trọng.

His style, if simple, is pleasant to read.

(Văn phong của ông ta, cho dù là đơn giản, thì đọc cũng thú)

The profits, if little lower than last year’s, are still extremely wealthy

(Lợi nhuận, cho dù là có thấp hơn năm qua một chút, thì vẫn là rất lớn.)

Cấu trúc này có thể thay bằng may…, but

His style may be simple, but it is pleasant to read.

13.5 Cách sử dụng Hope và Wish.

Hai động từ này tuy cùng nghĩa nhưng khác nhau về cách sử dụng và ngữ pháp. Hope dùng để diễn đạt một hành động hoặc tình huống có thể sẽ xảy ra hoặc có thể đã xảy ra, còn wish dùng để diễn đạt một điều chắc chắn sẽ không xảy ra hoặc chắc chắn đã không xảy ra. Thời của mệnh đề sau hope (hi vọng rằng) có thể là bất kỳ thời nào. Thời của mệnh đề sau wish bắt buộc không được ở thời hiện tại.

We hope that they will come. (We don’t know if they are coming or not)

We wish that they could come. (We know they can’t come)

We hope that he came there yesterday. (We don’t know if he came there or not.)

We wish that he had come there yesterday. (He didn’t come)

13.5.1 Wish ở tương lai:

That là tuỳ chọn (có hoặc không có). Hai chủ ngữ (S) có thể giống nhau hoặc khác nhau.

We wish that you could come to the party tonight. (We known you can’t come)

13.5.2 Wish ở hiện tại

S + wish + (that) + S + simple past tense …

Động từ ở mệnh đề sau wish sẽ chia ở Simple past, to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.

I wish that I had enough time to finish my homework.

13.5.3 Wish ở quá khứ

Động từ ở mệnh đề wish sẽ chia ở Past perfect hoặc could have + P2.

I wish that I had washed the clothes yesterday.

She wishes that she could have been there.

Lưu ý 1: Động từ ở mệnh đề sau wish bắt buộc phải ở dạng điều kiện không thể thực hiện được nhưng điều kiện ấy ở thời nào lại phụ thuộc vào chính thời gian của bản thân mệnh đề chứ không phụ thuộc vào thời của wish.

She wishes that she could have gone earlier yesterday.(Past)

He wished that he would come to visit me next week.(Future)

The photographer wished we stood clother than we are standing now. (Present).

Lưu ý 2: Cần phân biệt wish (ước gì/ mong gì) với wish mang nghĩa “chúc” trong mẫu câu: to wish sb smt

I wish you a happy birthday.

Lưu ý 3: và phân biệt với wish mang nghĩa “muốn”:

wish to do smt (Muốn làm gì)

Why do you wish to see the manager

I wish to make a complaint.

To wish smb to do smt (Muốn ai làm gì)

The government does not wish Dr.Jekyll Hyde to accept a professorship at a foreign university.

13.6 Cách sử dụng as if, as though (cứ như là, như thể là)

Mệnh đề đằng sau hai thành ngữ này luôn ở dạng điều kiện không thể thực hiện được. Có hai trường hợp:

13.6.1 Ở thời hiện tại:

Nếu động từ ở mệnh đề trước chia ở thời hiện tại đơn giản thì động từ ở mệnh đề sau chia ở quá khứ đơn giản. To be phải chia là were ở tất cả các ngôi.

The old lady dresses as if it were winter even in the summer. (Bà cụ ăn mặc cứ như bây giờ là mùa đông)

(It is not winter now)

He acts as though he were rich. (Anh ta cứ làm như thể là anh ta giàu có lắm)

(He is not rich infact)

He talks as if he knew everything in the world.

13.6.2 Thời quá khứ:

Nếu động từ ở mệnh đề trước chia ở quá khứ đơn giản thì động từ ở mệnh đề sau chia ở quá khứ hoàn thành.

Jeff looked as though he had seen a ghost. (Trông Jeff như thể anh ta vừa gặp ma)

(He didn’t see a ghost)

She talked about the contest as if she had won the grand prize.

Lưu ý: Mệnh đề sau as if, as though không phải lúc nào cũng tuân theo qui luật trên. Trong một số trường hợp, nếu điều kiện trong câu là có thật hoặc theo quan niệm của người nói, người viết là có thật thì hai công thức trên không được sử dụng. Động từ ở mệnh đề sau chúng diễn biến bình thường theo mối quan hệ với động từ ở mệnh đề chính.

He looks as if he has finished the test.

13.7 Cách sử dụng used to, (to be/get) used to

13.7.1 Used to + Verb:

Chỉ một thói quen, một hành động thường xuyên xảy ra trong quá khứ.

S + used to + [verb in simple form] ….

When David was young, he used to swim once a day.

- Nghi vấn: Did + S + use to + verb in simple form

Did David use to swim once a day when he was young?

- Phủ định: S + didn’t + use to + verb in simple form

David didn’t use to swim once a day when he was young.

13.7.2 To be/ to get used to + V-ing/ Noun: Trở nên quen với.

He is used to swimming every day.

He got used to American food.

Lưu ý 1: Used to luôn luôn ở dạng như vậy, không thay đổi theo số, theo ngôi của chủ ngữ. Không được thay thế nó bằng use to.

Lưu ý 2: Có sự khác nhau về nghĩa giữa used to, be used to và get used to.

used to: chỉ một thói quen, một hành động thường xuyên trong quá khứ (past time habit):

The program director used to write his own letter.

be used to: quen với việc … (be accustomed to)

I am used to eating at 7:00 PM

get used to: trở nên quen với việc … (become accustomed to)

We got used to cooking our own food when we had to live alone.

Lưu ý 3: Có thể dùng would thay thế cho used to mà ý nghĩa và ngữ pháp không đổi.

When David was young, he would swim once a day.

13.8 Cách sử dụng would rather

would rather …. than cũng có nghĩa giống như prefer …. to (thích hơn) nhưng ngữ pháp lại không giống. Đằng sau would rather bắt buộc phải là một động từ nguyên thể không có to nhưng sau prefer là một V-ing hoặc một danh từ. Khi so sánh hai vế, would rather dùng với than còn prefer dùng với to.

We would rather die in freedom than live in slavery.

I would rather drink Coca than Pepsi.

I prefer drinking Coca to drinking Pepsi.

I prefer Coca to Pepsi.

Cách sử dụng would rather phụ thuộc vào số lượng chủ ngữ của câu cũng như thời của câu.

13.8.1 Loại câu có một chủ ngữ

Loại câu này dùng would rather … (than) là loại câu diễn tả sự mong muốn hay ước muốn của một người và chia làm 2 thời:

13.8.1.1 Thời hiện tại:

Sau would rather là nguyên thể bỏ to. Nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước nguyên thể và bỏ to.

S + would rather + [verb in simple form] …

Jim would rather go to class tomorrow than today.

Jim would rather not go to class tomorrow.

13.8.1.2 Thời quá khứ:

Động từ sau would rather phải là have + P2, nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước have.

S + would rather + have + [verb in past participle]

Jim would rather have gone to class yesterday than today.

Jim would rather not have gone to the class yesterday.

13.8.2 Loại câu có hai chủ ngữ

Loại câu này dùng would rather that (ước gì, mong gì) và dùng trong một số trường hợp sau:

13.8.2.1 Câu cầu kiến ở hiện tại (present subjunctive):

Là loại câu người thứ nhất muốn người thứ hai làm việc gì (nhưng làm hay không còn phụ thuộc vào người thứ hai). Xem thêm về câu cầu khiến ở phần sau. Trong trường hợp này động từ ở mệng đề hai để ở dạng nguyên thể bỏ to. Nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước nguyên thể bỏ to.

S1 + would rather that + S2 + [verb in simple form] …

I would rather that you call me tomorrow.

He would rather that I not take this train.

Ngữ pháp nói ngày nay đặc biệt là ngữ pháp Mỹ cho phép bỏ that trong cấu trúc này mà vẫn giữ nguyên hình thức giả định.

13.8.2.2 Câu giả định đối lập với thực tế ở hiện tại

Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở simple past, to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.

S1 + would rather that + S2 + [verb in simple past tense] …

Henry would rather that his girlfriend worked in the same department as he does.

(His girlfriend does not work in the same department)

Jane would rather that it were winter now. (Infact, it is not winter now)

Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng didn’t + verb hoặc were not sau chủ ngữ hai.

Henry would rather that his girlfriend didn’t work in the same department as he does.

Jane would rather that it were not winter now.

13.8.2.3 Câu giả định trái ngược với thực tế ở quá khứ

Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở dạng past perfect. Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng hadn’t + P2.

S1 + would rather that + S2 + past perfect …

Bob would rather that Jill had gone to class yesterday.

(Jill did not go to class yesterday)

Bill would rather that his wife hadn’t divorced him.

Lưu ý: Trong văn nói bình thường hàng ngày người ta dùng wish thay cho would rather that.

15. Dùng trợ động từ để diễn đạt tình huống quá khứ (modal + perfective)

15.1 Could, may, might + have + P2 = có lẽ đã

Diễn đạt một khả năng có thể đã xảy ra ở quá khứ song người nói không dám chắc.

It may have rained last night, but I’m not sure.

He could have forgotten the ticket for the concert last night.

I didn’t hear the telephone ring, I might have been sleeping at that time.

The cause of death could have been bacteria.

John migh have gone to the movies yesterday.

15.2 Should have + P2 = Lẽ ra phải, lẽ ra nên

Chỉ một việc lẽ ra đã phải xảy ra trong quá khứ nhưng vì lí do nào đó lại không xảy ra.

Maria shouldn’t have called John last night. (She did call him)

John should have gone to the post office this morning.

The policeman should have made a report about the burglary.

Chúng ta cũng có thể dùng cụm từ was/were supposed to + [verb in simple form] để thay cho should + perfective.

John was supposed to go to the post office this morning.

The policeman was supposed to make a report about the burglary. (Anh ta đã không lập biên bản vụ trộm)

15.3 Must have + P2 = chắc là đã, hẳn là đã

Chỉ một kết luận logic dựa trên những hiện tượng có đã xảy ra ở quá khứ (nghĩa 2 của must ở phần trên). Chú ý rằng không bao giờ dùng cấu trúc này với nghĩa 1. Chỉ được dùng had to hoặc should + perfective hoặc be supposed to khi diễn tả một trách nhiệm bắt buộc ở quá khứ.

The grass is wet. It must have rained last night.

(It probably rained last night)

Jane did very well on the exam. She must have studied hard.

I didn’t hear you knock, I must have been gardening behind the house

17. Tính từ và phó từ

17.1 Tính từ

Tính từ là từ chỉ tính chất, mức độ, phạm vi, … của một người hoặc vật. Nó bổ nghĩa cho danh từ, đại từ hoặc liên từ (linking verb). Nó trả lời cho câu hỏi What kind? Tính từ luôn đứng trước danh từ được bổ nghĩa:

That is my new red car.

Trừ trường hợp galore (nhiều, phong phú, dồi dào) và general trong tên các cơ quan, các chức vụ lớn là hai tính từ đứng sau danh từ được bổ nghĩa:

There were errors galore in your final test;

UN Secretary General (Tổng thư ký Liên hợp quốc).

Tính từ đứng sau các đại từ phiếm chỉ (something, anything, anybody…)

It’s something strange.

He is somebody quite unknown.

Tính từ được chia làm 2 loại là tính từ mô tả (descriptive adjective) và tính từ giới hạn (limiting adjective). Tính từ mô tả là các tính từ chỉ màu sắc, kích cỡ, chất lượng của một vật hay người. Tính từ giới hạn là tính từ chỉ số lượng, khoảng cách, tính chất sở hữu, … Tính từ không thay đổi theo ngôi và số của danh từ mà nó bổ nghĩa, trừ trường hợp của thesethose.

TÍNH TỪ MÔ TẢ

TÍNH TỪ GIỚI HẠN

beautiful

large

red

interesting

important

colorful

one, two

first, second

my, your, his

this, that, these, those

few, many, much

số đếm

số thứ tự

tính chất sử hữu

đại từ chỉ định

số lượng

Khi tính từ mô tả bổ nghĩa cho một danh từ đếm được số ít, nó thường có mạo từ a, an hoặc the đứng trước.

a pretty girl, an interesting book, the red dress.

Tính từ đi trước danh từ nhưng đi sau liên từ (linking verb – xem phần sau). Tính từ chỉ bổ nghĩa cho danh từ, đại từ và liên từ.

Nếu trong một cụm từ có nhiều tính từ cùng bổ nghĩa cho một danh từ thì thứ tự các tính từ sẽ như sau: tính từ sở hữu hoặc mạo từ, opinion, size, age, shape, color, origin, material, purpose. Chú ý rằng tính từ sở hữu (my, your, our…) hoặc mạo từ (a, an, the) nếu có thì luôn đi trước các tính từ khác. Nếu đã dùng mạo từ thì không dùng tính từ sở hữu và ngược lại. Ví dụ về thứ tự sắp xếp các tính từ:

a silly young English man

the huge round metal bowl

my small red sleeping bag

art/poss

opinion

size

age

shape

color

origin

material

purpose

noun

a

silly

young

English

man

the

huge

round

metal

bowl

my

small

red

sleeping

bag

17.2 Phó từ

Phó từ bổ nghĩa cho động từ, cho một tính từ hoặc cho một phó từ khác. Nó trả lời cho câu hỏi How?

Rita drank too much. (How much did Rita drink?)

I don’t play tenis very well. (How well do I play?)

He was driving carelessly. (How was he driving?)

John is reading carefully. (How is John reading?)

She speaks Spanish fluently. (How does she speak Spanish?)

Thông thường, các tính từ mô tả có thể biến đổi thành phó từ bằng cách thêm đuôi -ly vào tính từ.

He is a careful driver. He always drives carefully.

TÍNH TỪ

PHÓ TỪ

bright

careful

quiet

brightly

carefully

quietly

Tuy nhiên, có một số tính từ không theo quy tắc trên:

1) Một số tính từ đặc biệt: good => well; hard => hard; fast => fast; …

She is a good singer. She sings very well.

2) Một số tính từ cũng có tận cùng là đuôi ly (lovely, friendly) nên để thay thế cho phó từ của các tính từ này, người ta dùng: in a + Adj + way/ manner

He is a friendly man. He behaved me in a friendly way.

Các từ sau cũng là phó từ: so, very, almost, soon, often, fast, rather, well, there, too. Các phó từ được chia làm 6 loại sau:

ADVERB OF

EXAMPLE

TELL US

manner

happily, bitterly

how something happens

degree

totally, completely

how much ST happens, often go with an adjective

frequency

never, often

how often ST happens

time

recently, just

when things happen

place

here, there

where things happen

disjunctive

hopefully, frankly

opinion about things happen

Các phó từ thường đóng vai trò trạng ngữ (modifier – xem phần 1) trong câu. Ngoài ra các ngữ giới từ cũng đóng vai trò trạng ngữ như phó từ, chúng bao gồm một giới từ mở đầu và danh từ đi sau để chỉ: địa điểm (at home), thời gian (at 5 pm), phương tiện (by train), tình huống, hành động (in a very difficult situation). Các cụm từ này đều có chức năng và cách sử dụng như phó từ, cũng có thể coi là phó từ.

Về thứ tự, các phó từ cùng bổ nghĩa cho một động từ thường xuất hiện theo thứ tự: manner, palce, time. Nói chung, phó từ chỉ cách thức của hành động (manner - cho biết hành động diễn ra như thế nào) thường liên hệ chặt chẽ hơn với động từ so với phó từ chỉ địa điểm (place) và phó từ chỉ địa điểm lại liên kết với động từ chặt chẽ hơn phó từ chỉ thời gian (time).

The old woman sits quietly by the fire for hours.

Về vị trí, các phó từ hầu như có thể xuất hiện bất cứ chỗ nào trong câu, nhưng cũng vì thế, nó là vấn đề khá phức tạp. Vị trí của phó từ có thể làm thay đổi phần nào ý nghĩa của câu. Chúng ta sẽ xem xét từng loại phó từ:

17.2.1 Adverb of manner:

Các phó từ và cụm phó từ chỉ phương thức của hành động có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu (thông dụng hơn). Ví dụ:

He angrily slammed the door.

He slammed the door angrily.

Angrily he slammed the door.

Khi đứng giữa câu, phó từ đứng giữa chủ ngữ và động từ chính, nhưng đứng sau trợ động từ hoặc động từ be nếu có.

Ina had carefully placed the vase on the table.

Ina had been carefully arranging the flowers.

Vị trí của phó từ có thể làm thay đổi ý nghĩa của câu. Xét các câu sau:

She answered the question immediately.

She immediately answered the question.

She answered the question foolishly.

She foolishly answered the question.

Trong hai câu đầu, ý nghĩa của câu không bị ảnh hưởng bởi vị trí của phó từ, nhưng ở hai câu sau thì có sự khác nhau. Câu 3 cho biết câu trả lời của cô ta là ngốc ngếch, còn câu 4 có nghĩa “Cô ấy thật ngốc ngếch khi trả lời câu hỏi”. Phó từ foolishly khi đứng ở cuối câu thì chỉ bổ nghĩa cho động từ answered the question, nhưng khi được đặt giữa câu lại có liên hệ với chủ ngữ nhiều hơn là với động từ. Hiện tượng này cũng xảy ra với các loại phó từ khác. Nghiên cứu thêm các ví dụ sau:

John was able to solve this problem without any help.

(John có thể giải được bài toán này mà không cần sự trợ giúp nào)

Even John was able to solve this problem without any help.

(Ngay cả John cũng có thể giải được bài toán này mà …)

John was even able to solve this problem without any help.

(John có thể thậm chí giải được bài toán này mà …)

John was able to solve even this problem without any help.

(John có thể giải được ngay cả bài toán này mà không cần …)

John was able to solve this problem even without any help.

(John có thể giải được bài toán này mà thậm chí không cần tới sự trợ giúp nào)

He completely failed to agree with me.

(Anh ta hoàn toàn không đồng ý với tôi)

He failed to agree completely with me.

(Anh ta không đồng ý hoàn toàn với tôi)

Phó từ chỉ cách thức của hành động thường chỉ đứng giữa câu khi nó là từ đơn (với đuôi –ly). Phần lớn các phó từ thuộc dạng này. Nhưng cũng có một số phó từ là một cụm từ, thường bắt đầu bằng with. Khi đó phải đặt nó ở cuối câu:

She was looking through the notes with great interest.

Tương tự như vậy, khi hai phó từ ghép song song với nhau, chúng cũng phải ở cuối câu.

She angrily called him an idiot.

She called him an idiot angrily and loudly.

17.2.2 Adverb of place:

Phó từ chỉ nơi chốn là loại dễ nhớ nhất. Nó luôn xuất hiện cuối câu.

I had lunch in the canteen.

Trong một số mẫu câu đảo vị trí của chủ ngữ và động từ, nó có thể đứng đầu câu:

Here is your homework.

17.2.3 Adverb of time:

Phó từ chỉ thời gian lại được phân làm 2 loại. Loại chỉ thời gian tuyệt đối (yesterday, tonight, on Sunday, in December…) và loại chỉ thời gian tương đối (recently, already,…). Đối với loại chỉ thời gian tương đối, vị trí của chúng giống như đối với phó từ chỉ cách thức của hành động. Ta chỉ nói đến ở đây loại chỉ thời gian tuyệt đối. Nó có liên kết yếu nhất với động từ trong câu nên có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trong câu, miễn sao không đứng giữa động từ và các trợ động từ. Tuy nhiên, nó thường đứng đầu câu hoặc cuối câu.

I didn’t go cycling yesterday.

In 1987 she was working for a bank in Manchester.

17.2.4 Adverb of frequency:

Phó từ chỉ tần xuất cũng phân làm 2 loại: tần suất tuyệt đối (once a week, twice a month, …) và tần xuất tương đối (always, nearly always, usually, often, quite often, sometimes, occasionally, hardly ever, never). Tần xuất tuyệt đối được dùng giống như phó từ chỉ thời gian, thường đứng đầu câu hoặc cuối câu. Tần xuất tương đối lại thường đứng giữa câu, sau chủ ngữ và trước động từ chính (nhưng sau động từ be)

Sally always gets here on time.

Fred is sometimes late for class.

Các phó từ chỉ tần xuất như: occasionally, sometimes, often… có thể đứng đầu câu hoặc cuối câu:

Things get complicated sometimes.

Often I forget where I put things.

17.2.5 Disjunctive adverb:

Phó từ chỉ quan điểm, tình cảm của người nói thường xuất hiện ở đầu câu hoặc cuối câu sau dấu phảy.

Thankfully we still had some time to spare.

Clearly we will have to think about this again.

Frankly my dear, I don’t give a damn.

We still had some time to spare, thankfully.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: