nguonmaytinh

1/ Với hệ thống phân tích tải nguồn sử dụng cảm biến điện từ thì tác giả đã tính đến ảnh hưởng của trở nội cảm biến dòng chưa, nếu có thì sự đánh giá đó sẽ có ảnh như thế nào đến kết quả phân tích đo kiểm?

2/ Trong xu thế phát triển của công nghệ, vấn đề ổn định thông số nguồn là rất quan trọng thì sự đo kiểm đầu ra sẽ phải có sự thay đổi vợt bậc thì hệ thống phân tích tải nguồn của tác giả những điểm nào cần phải nâng cấp không? Lúc đó có phải tính lại sự tối ưu của hệ thống hay không?

Câu 1: Cảm biến dòng chứ không phải cảm biến điện từ đâu thầy ơi.

Ban đầu thì tôi cũng đã tính đến sự ảnh hưởng không chỉ là điện trở nội của cảm biến dòng, mà còn tính đến ảnh hưởng của chiều dài các dây dẫn trong hệ thống phân tích tải nguồn. Nhưng với hai lý do sau đây mà tôi có thể bỏ qua sự ảnh hưởng này:

- Theo datasheet của cảm biến dòng ACS750 thì điện trở nội của cảm biến dòng là 130uohm. Từ đó ta có thể tính được điện áp rơi cực đại trên cảm biến dòng là khoảng 0.6mV.

Mà hệ thống của em là độ phân giải khá cao: điện áp là 14mV và dòng điện là 0.07A. Vì vậy nó ảnh hưởng không đáng kể lên kết quả phân tích của hệ thống. Nói tóm lại do sai số của hệ thống lớn hơn nhiều so với điện áp rơi của nguồn khi đi qua hệ thống nên có thể bỏ qua điện áp rơi này.

- Còn nếu xét đến sự ảnh hưởng của hệ thống phân tích đến thiết bị ngoại vi. Theo tiêu chuẩn nguồn mới nhất thì điện áp của các đường có thể dao động +/-10%, mà điện áp rơi khi qua hệ thống rất nhỏ, vì vậy có thể xem như hệ thống không ảnh hưởng đến việc cấp nguồn cho các thiết bị ngoại vi.

Câu 2: Đây là một câu hỏi rất hay. Đó là vấn đề mà tôi đang quan tâm.

Với độ chính xác và độ phân giải của hệ thống bây giờ không thể đo được các thiết bị ngoại vi có công suất tiêu thụ quá nhỏ. Một vấn đề nữa là tốc độ xử lý các vi mạch của các thiết bị ngoại vi rất là lớn, trong khi đó tốc độ lấy mẫu của hệ thống bây giờ là khoảng 6ms, do đó có nhiều thay đổi tức thời của các thông số nguồn trong khoảng thời gian rất ngắn (nhỏ hơn 6ms rất nhiều lần) mà hệ thống không thể bắt được. Vì vậy để đo được các biến đổi rất nhỏ các thông số của nguồn máy tính thì cần phải tăng độ chính xác, độ phân giải và tốc độ lầy mẫu của hệ thống phân tích tải lên.

Cải tiến mà tôi đã nghỉ tới là:

-thay đổi bộ của ADC của Pic bằng một bộ ADC ngoài có độ phân giải và tốc độ lấy mẫu cao hơn

- thay đổi độ phân giải của cảm biến dòng bằng cách thay cảm biến dòng (cụ thể là loại ACS712 mà tôi có tìm hiểu qua có độ phân giải gấp 3 lần độ phân giải của cảm biến dòng hiện đang dùng, nhưng dòng chịu đựng của nó chỉ 30A, qua ứng dụng ở cty Huetronic thì không yêu cầu dòng lớn lắm)

- tăng tốc độ bộ dao động thạch anh của PIC18F4550.

Khi thay đổi thiết kế thì phải tính lại sự tối ưu của hệ thống cả về phần cứng và phần mềm

-Phần cứng:

+nhiễu do cảm biến dòng sẽ lớn hơn cần phải dùng bộ lọc tốt hơn

+cấu trúc mạch gần như phải thay đổi hoàn toàn

- phần mềm:

+ tối ưu lại tốc độ của host.

+ tối ưu lại phương pháp tính toán.

Em chưa hiểu câu: có phải tính lại sự tối ưu của hệ thống hay không? thầy giải thích cho em với.

Với lại thầy xem lại cái từ "vấn đề ổn định" -> sự thay đổi rất nhỏ của các thông số nguồn là rất quan trọng. Hệ thống của tác giả đã đo được những thay đổi này chưa? nếu chưa thì theo tác giả làm thế nào để đo được sự thay đổi rất nhỏ của các thông số này?

Vào 02:17 Ngày 05 tháng 6 năm 2009, Le Van Thanh Vu <[email protected]> đã viết:

1/ Với hệ thống phân tích tải nguồn sử dụng cảm biến điện từ thì tác giả đã tính đến ảnh hưởng của trở nội cảm biến dòng chưa, nếu có thì sự đánh giá đó sẽ có ảnh như thế nào đến kết quả phân tích đo kiểm?

2/ Trong xu thế phát triển của công nghệ, vấn đề ổn định thông số nguồn là rất quan trọng thì sự đo kiểm đầu ra sẽ phải có sự thay đổi vợt bậc thì hệ thống phân tích tải nguồn của tác giả những điểm nào cần phải nâng cấp không? Lúc đó có phải tính lại sự tối ưu của hệ thống hay không?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nguon