Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Truyền thuyết Khuất Nguyên: Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà thơ, nhà văn hoá nổi tiếng của Trung Quốc. Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly Tao và Sở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Dân làng ở đó đã mang thuyền ra giữa dòng sông cố gắng cứu vớt nhưng không thành. Để cho cá và các linh hồn của ma quỷ không lại gần được thi thể của ông, họ đã đánh trống và vẩy nước bằng các mái chèo.

Sau đó để tưởng nhớ, tỏ rõ sự tiếc thương một người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày 5/5 âm lịch, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.

Như vậy, ngày Tết Đoan Ngọ, mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm chính là ngày giỗ của Khuất Nguyên, đại thần nứơc Sở - Trung Quốc.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có nơi gọi là Tết nửa năm, ở miền nam làm bánh tro để cúng cùng với trái cây. Ở miền Bắc có tập tục gọi ngày này là ngày diệt sâu bọ, vì vậy người dân làm cơm rượu để ăn, mong muốn tận diệt lũ giun sán ở trong cơ thể. Theo một tài liệu cho biết, ngày nay Tết Đoan Ngọ đã được Việt hóa thành ngày hội trái cây.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top