Nguon doc dinh nghia chung minh

1.      Trình bầy nguồn gốc, định nghĩa chứng minh. Hãy so sánh cấu tạo của chứng minh và suy luận với nhau

-       Khả năng khách quan của chứng minh gắn liền chặt chẽ với tính bị quy định phổ biến của các đối tượng hiện thực, với tính phụ thuộc nhân quả của chúng. Không có gì ra sinh từ hư vô: tất cả đều có cơ sở từ ở các đối tượng khác, mọi biến đổi đều diễn ra trên cơ sở và do tác động của cái gì đó. Và điều này cho phép trong tư duy phản ánh về hiện thực có một số tư tưởng dựa cơ sở trên những tư tưởng khác, một số tư tưởng quy định những tư tưởng khác.

-       Khả năng logic của chứng minh gắn liền với sự hiện tồn của các chân lý chưa được xác minh mang tính khởi điểm. Khi tìm ra chân lý con người có ý hướng truyền nó cho những người khác. Mà để làm được điều đó người ta phải tự tin vào nó.

-       Ngoài ra còn có cả nguyên nhân nhận thức luận. Nếu tất cả mọi chân lý đều đã tự rõ rang, thì chắc đã không cần đến chứng minh. Trong thực tế chỉ có một số rất ít các chân lý là hiển nhiên không đòi hỏi chứng minh.

-       Còn lại phần lớn các chân lý đều không rõ ràng như vậy, và do đó, đòi hỏi phải được chứng minh. Việc chứng minh tính chân thực của những phán đoán này lại giả định chứng minh tính giả dối của các phán đoán khác mâu thuẫn với nó, vì chân thực và giả dối nằm trong quan hệ phủ định lẫn nhau.

ð  Tất cả những cái đó xác định bản chất của chứng minh: đó là hình thức tư duy, mà nhờ đó trên cơ sở một số tri thức chân thực người ta xác lập tính chân thực hay giả dối của các tri thức khác.

Về cấu tạo , chứng minh có 3 bộ phận:

1.      Luận đề là tri thức đã biết, đã được định hình bằng ngôn từ, duy chỉ có tính chân thực của nó còn cần phải được xác minh(trong khoa học luận đề thường là giả thuyết)

2.      Luận cứ: là những trí thức đã biết mà tính chân thực của chúng đã được xác minh. Luận cứ có thể là các dữ kiện thực tế đã và đang diễn ra mà người ta cảm nhận trực tiếp được nhờ các giác quan, có thể là các tiền đề, tức là những luận điểm lý thuyết có tính chân thực hiển nhiên đến mức không cần chứng minh, hoặc nếu muốn cũng không thể chứng minh được nhưng tính chân thực hiển nhiên đến mức không cần chứng minh, hoặc nếu muốn cũng không thể  chứng minh được nhứng tính chân thực của nó đã được kiểm chứng bởi thực tiễn hoạt động của nhiều thế hệ người, cuối cùng luận cứ có thể là các quy luật(định luật) khoa học đã được nhận thức con người trước đó khám phá, được kiểm chứng tính đùng-sai và quay trở lại làm cơ sở cho sự nhận thức, quá trình chứng minh tiếp theo.

3.      Luận chứng:  là sự thu thập, lựa chọn, tổ chức sắp xếp các luận cứ theo trình tự logic xác định nhờ các suy luận để dẫn đến luận đề.

Một suy luận bất kỳ(điển hình như tam đoạn luận) cũng gồm 3 bộ phần là tiền đề, kết luận và cơ sở logic. Gữa 3 bộ phận suy luận và chứng minh có sự giống và khác nhau nhất định. Luận đề của chứng minh và kết luận của suy luận đều là những cái đích mà nhận thức phải hướng tới, nhưng luận đề là tri thức đã được biết khi bắt đầu quá trình nhận thức (ít nhất về mặt ngôn từ ), còn kết luận  là điều hoàn toàn ẩn dấu. các luận cứ và tiền đề giống nhau ở chỗ đều cần phải là những tri thức chân thực đã biết, nhưng điều này đã lại liện quan đến khả năng luận chứng(thu thập, lựa chọn) của chủ thể: một luận đề có thể được chứng minh bằng các luận cứ khác nhau, ngược lại một luận cứ có thể được dùng để chứng minh các luận đề khác nhau. Về cơ bản luận chứng chỉ là chuỗi các suy luận cho nên nó phải tuân thủ cơ sở logic của các suy luận dùng trong đó.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: