nguon coi + hy vong ngay Tet

Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần xum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc cho nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà tổ tiên. Ngày Tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay không đẹp của năm qua. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới. Tâm thức cội nguồn và niềm hy vọng của người Việt được thể hiện 1 cách rõ nét qua những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Việt vào mỗi dịp xuân về, Tết đến.

1.Thờ cúng tổ tiênvốn là tín ngưỡng sâu thẳm nhất trong tâm thức Việt. Tết cổ truyền Việt Nam trước hết là tết của gia đình, họ hàng, thân tộc. Đã thành tập quán,"tháng Giêng ăn tết ở nhà", dù ai ở bất cứ đâu, làm bất cứ nghề gì, hàng năm mỗi dịp năm hết tết đến đều tha thiết được trở về sum họp gia đình. “Về quê ăn Tết” đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn. Theo quan niệm dân gian thì ba ngày tết có ba cuộc gặp gỡ hết sức quan trọng ngay trong một nhà. Trước hết là cuôc gặp gỡ với các vị thần linh. Cuộc gặp gỡ thứ hai là ông bà, cha mẹ hoặc những người thân đã quá cố. Sau khi sắm sửa tết xong, người ta có tục đitảo mộ,thắp hương khấn mời gia tiên về hưởng tết. Có nơi thay vì đi thăm mộ trước tết, người ta đợi đầu xuân, sau khihoá vàngtiễn các cụ mới cùng nhau đi viếng mộ. Chiều 30 Tết người ta sửa lễcúng gia tiên,truy niệm về nguồn cội, tổ tông, rước ông bà về cùng chung vui với gia đình. Ông bà đây là những người đã khuất, được mời về dùng cơm dâng cúng với tấm lòng thành kính của con cháu. Cuộc gặp thứ ba là cuộc họp mặt gia đình. Như vậy, đối với mọi người dân Việt, Tết là ngày hội đoàn tụ, đoàn viên thiêng liêng, ấm cúng, cũng là dịp để mọi người con cháu tưởng nhớ về tổ tiên, ông bà.

2.Trong mỗi gia đình,bàn thờ tổ tiêncó vai trò, vị trí rất quan trọng."Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn"- đạo lý ấy của nhân dân ta hầu như đã kết đọng lại trong hình thức tưởng niệm trên chiếc bàn thờ.Sự thờ cúng tổ tiên mách bảo con cháu giữ gìn đạo lý, nề nếp gia phong, sống tình nghĩa thủy chung, tu thân, hướng thiện. Thực tâm cầu thị, yêu đồng loại, sâu nặng cội nguồn…

Hoa quả trên bàn thờ là hương sắc và vẻ đẹp tinh khiết của cảnh vật ngày xuân. Ở Nam bộ cómâm ngũ quảgồm năm loại trái cây làmãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung,ngụ ý mong năm mới đượcsung túchoặc chỉcầu vừa đủ xài.Người ta thường chưng cúng những loại trái cây hàm chứa những ý nghĩa như:

-Mận, điều, táo:gạo nếp đầy bồ.

-Lê:làm việc gì cũng trơn tru, suông sẻ như ý.

-Lựu:con đàn cháu đống, sung túc.

-Đào:học đâu đỗ đó, thăng quan tiến chức.

-Bưởi:người già khoẻ mạnh, sống lâu.

-Thơm:gia đình quyền quí, cao sang, tiếng thơm muôn đời.

-Quýt, tắc:tài lộc phát hưng.

Thêm vào đó là tráidưa hấu hàm ýxanh vỏ đỏ lòng. Ngoài ra còn có đĩatrầu, quảcauvà bìnhvôi,tượng trưng cho tình nghĩa mặn nồng, keo sơn gắn bó.

Thức ăn truyền thống được dâng cúng trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết làbánh chưng, bánh giày;ở miền Trung có đònbánh tét, tượng trưng cho trời và đấtcả hai ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ.

Qua đó ta có thể nhận thấy tâm thức cội nguồn, cũng như niềm hy vọng vào tương lai tốt đẹp của người V đã được thể hiện sâu sắc.

3.Ngày Tết, dân ta có thú chơi hoa đào, hoa mai.Đào là đặc sản của xứ Bắc. Đào mang cốt cách người quân tử bất khuất. Câymaiở miền Nam mang nét tổng hợp giữa cương và nhu, ngoại diện khắc khổ nhưng nội tâm sâu sắc, lãng mạn. Hoa mai được xem là biểu tượng của mùa xuân tươi trẻ, rạo rực sức sống. Điểm xuyết trên những cành đào, cành mai chưng bày trong nhà ngày tết là nhữngcánh thiệp mừng xuânvới nội dung là những lời ước nguyện cho năm mới nhưvạn sự như ý, ngũ phúc lâm môn, phong đăng hoà cốc (chúc nhà nông) hoặc nhất bản vạn lợi (chúc nhà buôn); hoặc trên tường, trên cột treo, dán những liễn đối bằng giấy hồng điều đỏ thắm, viết chữ Nho bằng mực tàu đen hay kim nhũ vàng óng ánh.

4. Tết Nguyên Đánlà lễ hội mở đầu cho một năm mới, là tết cả trong các lễ hội cổ truyền của Việt Nam. Mọi người ai cũng mang trong mình hy vọng về 1 năm tốt đẹp hơn. Qua các nghi thức, lễ bái vào ngày Tết: lễ cúng Giao thừa, đi viếng chùa, xin lộc đầu năm…mọi người đều cầu mong sang năm mới gia quyến được an khang, phát tài phát lộc, đạt được mọi điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.

Ba ngày Tếtngười ta đi thăm bà con xóm làng, bạn bè thân thuộc."Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy". Ai cũng vui vẻ, chứa chan hy vọng trước mùa xuân. Gặp nhau, người ta đều cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất, gói gọn trong năm chữ"Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh”

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: