Người ta sinh ra có năng lực khác nhau

Với tôi đại học chỉ là điểm đến chứ không phải cái đích cuối cùng. Sẽ chỉ có những con đường ngắn nhất chứ không có con đường nào là duy nhất.

Nếu trước đây bạn có quan niệm vào đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp thì hãy khoan bởi con đường duy nhất nghĩa là không có con đường thứ 2 trong khi đó ngoài cánh cửa đại học bạn vẵn còn vô số những lựa chon khác, vô số những con đường để đi. Mot trường cao đẳng, một truòng trung cấp hay một trung tam dạy nghề...- bạn hoàn toàn có thể tìm thấy con đường của mình trong đó. Nhưng nói nhu thế không có nghĩa là bạn cho mình cái quyền được bê tha, bạn cho mình cái quyền không cần cố gắng nữa. Đại học không phải con đường duy nhất không có nghĩa là bạn chịu làm người nông dân suốt đời trong khi xã hội thì đang phát triển, nền kinh tế toàn cầu đau cần ở bạn một cái đầu có tư duy cao.

Vào đại học là cần thiết nhưng không có nghĩa cứ vào đại học thì bạn mới có thành công bởi lẽ có vô vàn những con người không thể tiếp tục giấc mơ đại học thế nhưng họ biết cách nhìn sang một hướng khác và sự thật là như thế: 2 năm trở lại đây trên các phương tiện thông tin đại chúng người ta thấy có một cái tên được nhắc đi nhắc lại khá nhiều lần : NGuyễn Van Hoàng- 22t, tốt nghiệp trung cấp nấu ăn và hiện đang là giám đốc của một chuỗi những nhà hàng fast food- thức ăn nhanh tại các trung tâm thành phố. Đó là một minh chứng hùng hồn cho sự thành công khi chưa qua đại học và đâu đó quanh ta có vô vàn những con người như thế.

Các bạn hẳn đều biết hoặc ít nhất cũng đã từng nghe qua cái tên Bill Gate- một tỉ phú bậc nhất, ông ta cũng đâu có bằng đại học một cách chình thức. Vậy mà tại sao ông ta vẫn thành công ?

Thành công ! bạn quan niêm thành công là gì ? nhiều tiền ? bạn được mọi người biết đến qua số tài sản khổng lồ, bạn là một người có địa vị trong xa hội hay đơn giản là khi bạn được sống và cống hiến hết mình ? Thành công ! mỗi người có một cái nhìn riêng và hãy để mỗi nguòi cảm nhận nó theo một cách riêng

Hãy luôn nhớ rằng Dai học chỉ là điểm đến chứ không phải cái đích cuói cùng . Con đường sẽ vẫn xuất hiện nếu bạn chịu bước đi !

(GDVN) - Người ta sinh ra có năng lực khác nhau, thiên hướng khác nhau, sở thích khác nhau nên phải làm những công việc khác nhau.

Nếu có ai hỏi tôi rằng có phải vào đại học là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên không, thì tôi sẽ không ngần ngại mà nói “Không” mặc dù tôi cũng như biết bao sĩ tử khác đang ngồi làm bài trong các phòng thi trong cái nóng hè oi ỏi đều ước mong đỗ được vào một trường đại học và học được ngành nghề mà mình yêu thích và có năng lực phù hợp. Tôi trả lời như thế là vì những lý do sau:

Trước hết, đại học là một nơi mơ ước của nhiều người bởi vì đó là nơi cung cấp các tri thức và kỹ năng cao nhất mà một quốc gia có thể có cho công dân của mình và công dân thế giới. Nếu bạn tốt nghiệp đại học bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để có một công việc thích hợp. Đồng thời, bạn cũng sẽ có cơ hội tốt hơn để phát huy tài năng của mình. Nhưng nếu như tất cả mọi thanh niên trong cả nước đều đi học đại học thì điều gì sẽ xảy ra? Đó là tình trạng thừa thầy thiếu thợ như đang diễn ra hiện nay tại nước ta.

Người ta sinh ra có năng lực khác nhau, thiên hướng khác nhau, sở thích khác nhau nên phải làm những công việc khác nhau. Như nhà toán học Pháp Đề-các có viết: “Chúng ta đều là những kẻ dốt nát, nhưng may mắn thay chúng ta không cùng dốt nát một thứ.”

Điều quan trong nhất là phải làm công việc phù hợp với năng lực, sở trường và ý thích của mình. Không phải ai ai cũng có đủ năng lực để học đại học. Hơn nữa, bạn không thể làm tốt một công việc khi nó vượt qua năng lực của bạn, cũng như bạn không thể làm tốt một công việc khi bạn không yêu nó.

Một nền giáo dục tốt không hẳn phải đào tạo ra những người có học vị cao, bằng cấp cao mà phải tạo ra những người lao động biết sử dụng tốt nhất năng lực của bản thân mình. Một nền giáo dục tốt không đặt học sinh ngồi nhầm lớp học.

Một nền quản lý xã hội tốt không đặt một cá nhân thiếu năng lực và nhân cách vào một vị trí trọng trách và ngược lại không đặt một công dân có năng lực xuất sắc và nhân cách tốt đẹp vào một vị trí tầm thường. Cộng đồng không bắt một họa sĩ tài ba phải đi nhặt rác nhưng cộng đồng luôn cần nhiều người quét rác giỏi hơn những người vẽ tranh tồi.

Ngoài ra, như đã nói trên, nhu cầu lao động tốt nghiệp đại học bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với lao động tốt nghiệp từ các trường dạy nghề. Do vậy để có thể có cơ hội việc làm cao hơn thì việc chon lựa các trường dạy nghề là một lựa chọn khôn ngoan. Đó là chưa kể đến chi phí đào tạo thấp, thời gian đào tạo ngắn, đỡ gánh nặng cho bố mẹ, gia đình. Có điều ai ai cũng muốn con em vào đại học để có chút thanh danh, hai nữa là hệ thống trường nghề ở nước ta không đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Ở một nước phát triển như nước Đức số học sinh vào đại học ngày càng giảm và vào trường nghề ngày càng tăng do họ có một hệ thống dạy nghề tốt nhất thế giới, và dĩ nhiên là đời sống của đội ngũ công nhân kĩ thuật được đảm bảo rất tốt và không thua kém nhiều những người tốt nghiệp đại học.

Để đại học không còn là con đường lập nghiệp duy nhất cần vận động xã hội thay đổi thái độ, có chính sách phát triển tốt hệ thống trường dạy nghề thích hợp để đào tạo những công nhân có thay nghề tốt nhất.

Để kết luận xin mượn lời Các Mác đã viết khi tốt nghiệp trung học phổ thông: “Nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta sẽ không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người; khi đó ta cảm thấy một niềm vui chứ không phải là tội nghiệp, ích kỷ, vì hạnh phúc của ta thuộc về hàng triệu người."

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: