Nguoi Nam Cham 3 - 4

3. BẠN LÀ AI

Suy nghĩ là vật chất

Suy nghĩ của bạn không mỏng manh như những đám

mây lững lờ trôi trên đầu bạn. Suy nghĩ của bạn cũng là

vật chất. Thực ra, chúng là một đơn vị năng lượng có

thể đo đếm được. Suy nghĩ là sự thôi thúc điện sinh hóa

học. Như chúng tôi biết, nó là sóng năng lượng có thể

xuyên qua không gian và thời gian.

Suy nghĩ là sự diễn tập của hành động.

Sigmund Freud(1)

Suy nghĩ của bạn rất quyền năng.

Chúng có thật, chúng có thể đo đếm được, chúng là

năng lượng.

Mỗi một suy nghĩ của bạn đều là một lời tuyên bố

của bạn trước vũ trụ về điều bạn khao khát. Mỗi một

suy nghĩ bạn tạo ra đều là một sự thay đổi sinh lý trong

con người bạn. Bạn là sản phẩm được tạo nên từ tất cả

những suy nghĩ mà bạn từng nghĩ, tất cả những cảm xúc

mà bạn từng cảm nhận được, và tất cả những hành động

bạn từng thực hiện cho tới giờ phút này. Và... suy nghĩ

bạn nghĩ ngày hôm nay, cảm xúc bạn cảm nhận ngày

hôm nay, và hành động bạn thực hiện ngày hôm nay sẽ

quyết định những trải nghiệm ngày mai của bạn. Vì vậy, bạn cần phải học cách suy nghĩ và cư xử tích cực, phù

hợp với điều bạn muốn trở thành, thực hiện hay trải

nghiệm trong đời.

Cuộc sống là một trò chơi boomerang (2). Suy nghĩ,

lời nói và hành động của chúng ta không sớm thì muộn

cũng sẽ trở lại với chúng ta, chính xác đến độ đáng ngạc

nhiên.

Florence Shinn (3)

Suy nghĩ ảnh hưởng tới cơ thể bạn

Thông qua máy đo nhịp tim, máy phát hiện nói dối,

chúng tôi biết được rằng cơ thể con người có phản ứng

với suy nghĩ. Cơ thể thay đổi nhiệt độ, nhịp tim, huyết

áp, nhịp thở, sự căng cơ, thậm chí cả mức độ đổ mồ hôi

tay của chúng ta nữa. Nếu bạn được đưa tới trước một

chiếc máy phát hiện nói dối và được hỏi câu: "Bạn có

lấy tiền không?". Nếu đúng là bạn có lấy tiền và bạn nói

dối thì tay bạn sẽ đổ mồ hôi, hoặc trở nên lạnh hơn, tim

bạn sẽ đập nhanh hơn, huyết áp của bạn sẽ tăng, hơi thở

của bạn sẽ dồn dập hơn, và các cơ của bạn cũng sẽ căng

cứng lên. Những biểu hiện sinh lý này không chỉ xuất

hiện khi bạn nói dối, mà còn là sự phản ứng cơ thể bạn

tạo ra mỗi khi bạn có bất kì một suy nghĩ nào. Mỗi suy

nghĩ của bạn đều có tác động lên từng tế bào trong cơ

thể bạn!

Tôi thừa nhận suy nghĩ có ảnh hưởng tới cơ thể. Albert Einstein (4)

Vậy là bạn đã biết được tầm quan trọng của việc cần

phải học cách suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ tiêu cực là

những độc tố, chúng có thể tác động tới cơ thể bạn theo

cách tiêu cực. Chúng làm cho bạn yếu đi, khiến bạn đổ

mồ hôi, làm cho các cơ của bạn căng lên và thậm chí

còn có thể tạo ra môi trường acid trong cơ thể bạn. Điều

đó làm gia tăng khả năng bị ung thư (tế bào ung thư

phát triển mạnh trong môi trường acid) và mắc các căn

bệnh khác. Ngoài ra, chúng sẽ gửi đi những năng lượng

rung cảm tiêu cực và hấp dẫn thêm nhiều những trải

nghiệm có rung cảm tương tự.

Ngược lại, suy nghĩ tích cực sẽ tác động tới cơ thể

bạn theo cách tích cực. Chúng khiến bạn cảm thấy thư

thái, tập trung và cảnh giác hơn. Chúng giúp giải phóng

lượng endorphin 5 trong não bạn, giảm đau và khiến

bạn cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, suy nghĩ tích cực

sẽ gửi đi những năng lượng rung cảm tích cực có tác

dụng hấp dẫn thêm nhiều những trải nghiệm tích cực

cho cuộc sống của bạn.

Khoa học ngày nay đã chứng minh được rằng suy

nghĩ tích cực có sức mạnh gấp hàng trăm lần suy nghĩ

tiêu cực.

Michael Bernard Beckwith(6)

Ý thức và tiềm thức của bạn

Hầu hết chúng ta đều đã nhận thức khá rõ về những

suy nghĩ thuộc ý thức, nhưng chúng ta cũng cần phải

nhận thức được về những suy nghĩ thuộc tiềm thức của

bản thân nữa. Tiềm thức của chúng ta thường trình

chiếu một vở diễn, và vì hầu hết chúng ta đều có một

cuốn băng tiêu cực được bật sẵn trong đầu nên chúng ta

cứ liên tục phát đi những thông điệp tiêu cực. Bạn cần

phải học cách cài đặt lại chương trình cho tiềm thức của

mình và biến những suy nghĩ tiêu cực bên trong bạn

thành những suy nghĩ tích cực, lành mạnh hơn. Bằng

cách tập trung vào niềm tin và hình ảnh bản thân, bạn có

thể tìm cách loại bỏ những ý nghĩ hạn chế và tiêu cực.

Kiểu độc thoại tiêu cực này là một loại tĩnh học hay sự

nhiễu sóng khi gọi điện thoại. Nó sẽ can thiệp, bóp méo

thậm chí là chặn tần số sóng của những ý nghĩ tích cực

trong bạn. Nếu không được loại bỏ, nó sẽ làm giảm khả

năng sáng tạo và biểu thị tương lai bạn vẫn mong ước.

Đôi lúc, bạn cũng cần để mọi thứ ra đi để thanh lọc bản

thân. Nếu bạn không vui vì bất cứ điều gì, hãy từ bỏ nó.

Và rồi bạn sẽ nhận thấy khi bạn được tự do, sự sáng tạo

và cái tôi thật sự của bạn mới xuất hiện.

Tina Turner (7)

Nhưng thật không may là nhiều người trong chúng ta

lại khá cứng đầu, cứ muốn giữ lại những suy nghĩ và

hình ảnh tiêu cực về bản thân. Đó chính là khoảng trời bình yên của chúng ta - chúng ta đã quá quen thuộc với

những khái niệm cũ rích đó, chúng ta thường mắc kẹt

trong những niềm tin của tiềm thức về nỗi sợ hãi, sự

nghi ngờ hay sự không thỏa đáng. Hầu hết những suy

nghĩ và cảm nhận hạn chế này đều bắt nguồn từ những

tai nạn, những Nhưng thật không may là nhiều người

trong chúng ta lại khá cứng đầu, cứ muốn giữ lại những

suy nghĩ và hình ảnh tiêu cực về bản thân. Đó chính là

khoảng trời bình yên của chúng ta - chúng ta đã quá

quen thuộc với những khái niệm cũ rích đó, chúng ta

thường mắc kẹt trong những niềm tin của tiềm thức về

nỗi sợ hãi, sự nghi ngờ hay sự không thỏa đáng. Hầu hết

những suy nghĩ và cảm nhận hạn chế này đều bắt nguồn

từ những tai nạn, những niềm tin và những trải nghiệm

chúng ta tiếp thu trong quá khứ, những điều mà chúng

ta đã biến nó thành "chân lý" của riêng mình. Những

khái niệm tiêu cực này có thể hủy hoại chúng ta, khiến

chúng ta không thể nhận ra tiềm năng và sự phát triển

đầy đủ của mình nếu chúng ta không đưa ra được quyết

định đúng đắn để đối phó với chúng (giải phóng và đẩy

chúng ra khỏi đầu chúng ta).

Hãy tưởng tượng bạn đang lái một chiếc ô tô bị nhấn

phanh. Dù bạn có cố gắng như thế nào để tăng tốc thì

bạn cũng vẫn bị chiếc phanh đó kìm lại, nhưng ngay khi

bạn nhả phanh ra, tự nhiên bạn sẽ đi nhanh hơn mà

chẳng cần tốn chút sức lực nào. Những suy nghĩ, cảm

xúc và hành động tiêu cực của bạn cũng giống như một

kiểu phanh tâm lý. Chúng sẽ kéo bạn lại, kìm hãm bạn, trừ khi bạn nỗ lực để tống chúng đi và thay thế chúng

bằng những suy nghĩ và niềm tin tích cực.

Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để tống khứ những suy

nghĩ tiêu cực trong tinh thần và bước ra khỏi "khoảng

trời bình yên" của riêng bạn để dành chỗ cho những suy

nghĩ, hình ảnh cá nhân và niềm tin tích cực. Chúng sẽ

thay đổi năng lượng rung cảm của bạn, tạo điều kiện để

bạn hấp dẫn dễ dàng và hiệu quả hơn những nguồn năng

lượng và kinh nghiệm tích cực bạn vẫn khao khát có

được trong cuộc sống của mình.

Niềm tin là những suy nghĩ đã trở thành thói quen

của bạn nhưng bạn vẫn có thể thay đổi chúng thông qua

những lời khẳng định, những cuộc độc thoại mang tính

tích cực, những thay đổi trong hành vi cư xử và những

kỹ xảo tưởng tượng. Đây đều là những công cụ vô cùng

hữu hiệu giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực cũ

kỹ. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về mỗi một kỹ xảo

có sức mạnh lớn lao này trong những chương tiếp theo.

Nếu bạn thấy những suy nghĩ tiêu cực đã ăn sâu bám

rễ trong bạn khiến bạn thấy vô cùng khó khăn trong việc

tống khứ chúng đi thì có thể bạn cần một cách tiếp cận

khác. Tôi đã phát hiện ra ba phương pháp rất hữu hiệu

để loại bỏ những kiểu suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc

tiêu cực kiểu này. Đó là:

Phương pháp Sedona của Hale Dwoskin

(www.sedonamethod.com)

Phương pháp làm việc của Byron Katie

(www.TheWork.com)

Tiểu xảo để được tự do về mặt tình cảm

(www.emofree.com)

Các trang web trên đều chứa thông tin về những cuốn

sách, tài liệu nghe và những buổi hội thảo giúp bạn học

được cách loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả suy nghĩ

tiêu cực trong tinh thần và quay về trạng thái nhận thức

thuần tuý.

Bạn sẽ đạt được bất kì điều gì não bạn tiếp nhận và

tin tưởng.

Napoleon Hill (8)

Ý thức của bạn

Ý thức là phần biết suy nghĩ và lập luận của bạn, là

một phần trong tâm trí bạn được dùng để đưa ra quyết

định hàng ngày. Ý chí tự do của bạn nằm ở đây và với ý

thức, bạn có thể quyết định điều bạn muốn tạo ra trong

cuộc sống của bản thân mình. Với ý thức, bạn có thể

chấp nhận hoặc phản kháng lại bất kì ý tưởng nào.

Không một người hay một tình huống nào có thể bắt

bạn suy nghĩ một cách nghiêm túc về những suy nghĩ và

ý tưởng mà bạn không lựa chọn. Và tất nhiên, những

suy nghĩ bạn lựa chọn cuối cùng sẽ quyết định cả cuộc

đời bạn. Nhờ quá trình luyện tập cùng với sự nỗ lực, bạn có thể học cách điều chỉnh những suy nghĩ của bạn

hướng tới những suy nghĩ có lợi cho sự hiện hữu của

những giấc mơ và mục tiêu bạn đã chọn. Ý thức của bạn

có sức mạnh rất lớn, nhưng lại là phần hạn chế hơn

trong tâm trí bạn.

Ý thức có:

- Khả năng xử lý hạn chế

- Trí nhớ ngắn hạn (khoảng 20 giây)

- Khả năng xử lý một đến ba sự việc cùng một lúc

- Sự thôi thúc có khả năng di chuyển với vận tốc 200

đến 240 km/h

- Khả năng xử lý trung bình 2.000 mẩu thông tin mỗi

giây

Tiềm thức của bạn

Thực ra tiềm thức của bạn đặc biệt hơn nhiều. Nó

thường được nhắc đến như phần tâm trí tinh thần hay

phổ quát, và nó không biết đến giới hạn nào, ngoại trừ

những giới hạn mà bạn chủ ý chọn. Hình ảnh về bản

thân bạn và những thói quen của bạn đều "sinh sống"

trong tiềm thức. Nó hoạt động trong từng tế bào của cơ

thể bạn. Phần tâm trí này có liên hệ với Con người siêu

phàm (Higher self) ở mức độ cao hơn so với phần ý thức. Đó là sợi dây gắn kết bạn với Chúa, với Khởi

nguồn và Sự thông thái vô hạn của vũ trụ.

Tiềm thức là thường xuyên, là vô tận, và nó chỉ hoạt

động trong thời hiện tại mà thôi. Nó lưu trữ những kinh

nghiệm và kí ức của bạn, nó giám sát tất cả những hoạt

động, những chức năng vận động, nhịp tim, tiêu hoá...

của cơ thể bạn. Tiềm thức nghĩ theo đúng nghĩa đen, và

nó sẽ chấp nhận tất cả những suy nghĩ mà ý thức của

bạn đã chọn nghĩ. Nó không có khả năng bác bỏ khái

niệm hay ý tưởng. Như vậy, điều đó có nghĩa là chúng

ta cần phải chọn cách sử dụng ý thức để cài đặt lại

những niềm tin thuộc về tiềm thức, và tiềm thức phải

chấp nhận những ý tưởng và niềm tin mới; không được

"cự tuyệt" chúng.

Chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định

có ý thức để thay đổi nội dung tiềm thức của mình.

Tiềm thức có:

- Khả năng xử lý mở rộng

- Trí nhớ dài hạn (những kinh nghiệm, thái độ, giá trị

và niềm tin trong quá khứ)

- Khả năng xử lý hàng nghìn sự việc cùng một lúc

- Sự thôi thúc có khả năng di chuyển với vận tốc

160.000 km/h

- Khả năng xử lý trung bình 4 tỉ mẩu thông tin mỗi

giây

Như bạn đã thấy, tiềm thức quyền năng hơn ý thức

rất nhiều. Hãy thử tưởng tượng tâm trí bạn như một núi

băng trôi. Phần núi băng mà bạn nhìn thấy, phần nổi

trên mặt nước, chính là ý thức của bạn. Nó chỉ thể hiện

được khoảng 1/6 khả năng trí tuệ thực sự của bạn mà

thôi, còn phần ở dưới nước (chiếm khoảng 5/6) chính là

tiềm thức của bạn. Khi chúng ta hoạt động, chủ yếu là

nhờ ý thức (mà thường chúng ta vẫn vậy), chúng ta mới

chỉ sử dụng một phần nhỏ tiềm năng thực sự của chúng

ta mà thôi. Ý thức là loại phương tiện chậm chạp và

cồng kềnh hơn nhiều so với tiềm thức.

Vì vậy, mục tiêu của chúng ta là phải làm sao học

được cách rút được phần lớn nguồn sức mạnh trong

tiềm thức, sử dụng nó để phục vụ lợi ích của bản thân.

Mỗi ngày, chúng ta phải tạo ra được một khoảng trống

để "đăng ký" với tiềm thức tinh thần của mình. Một

khoảng thời gian yên tĩnh thường nhật không để những

yếu tố bên ngoài làm sao lãng sẽ củng cố sự gắn kết của

chúng ta với con người thực sự của mình. Chúng ta có

thể kết nối với tiềm thức bằng cách sử dụng một vài thủ

thuật như khẳng định, hình dung, cầu nguyện, suy nghĩ

và thiền định, biết ơn, biết đánh giá và tập trung vào

những suy nghĩ tích cực.

Tiềm thức có thể đưa chúng ta tới nơi chúng ta muốn

đến, giúp chúng ta đạt được mục tiêu trong cuộc sống của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn so với

ý thức. Vì vậy, bằng cách kết nối và sử dụng vận tốc,

sức mạnh, sự lanh lợi đáng kinh ngạc của tiềm thức,

chúng ta có thể bắt đầu sử dụng Luật Hấp dẫn một cách

có chủ ý để hấp dẫn và tạo ra những kết quả mà chúng

ta hằng mong đợi một cách hiệu quả hơn.

Trong bạn lúc này là sức mạnh để làm những việc mà

bạn không bao giờ nghĩ mình có thể làm được. Bạn sẽ

có được nguồn sức mạnh này ngay khi bạn thay đổi

niềm tin của mình.

Tiến sĩ Maxwell Maltz (9)

---------------------------------------

1. Nhà tâm lý học người Áo nổi tiếng với học thuyết về

ý thức.

2. Trò chơi của thổ dân người Úc, khi ném tới đích vật

được ném lại quay về chỗ người ném.

3. Một hoạ sĩ, một người chuyên vẽ tranh minh hoạ cho

các cuốn sách, nổi tiếng với tác phẩm The game of life

and how to play it.

4. Nhà vật lý học người Mỹ gốc Đức - Do Thái, ông

nổi tiếng với tư cách là cha đẻ của thuyết tương đối,

ngoài ra, ông cũng có nhiều đóng góp lớn trong việc xây

dựng cơ học lượng tử và cơ học thống kê.

5. endorphin: chất "ma túy nội sinh", là phân tử giống

thuốc phiện liên quan trong nhiều hoạt động sinh học

như học tập, chịu đựng cơn đau, tập tính gắn kết xã hội

và thậm chí cả linh tính.

6. Một mục sư người Mỹ gốc Phi trong phong trào Tư

tưởng mới (New Thought) phát triển cực thịnh cuối thế

kỉ XIX tại Mỹ.

7. Một ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ đã từng

giành 8 giải Grammy. Với những đóng góp cho nhạc

Rock trông suốt hơn 50 năm ca hát, bà đã được mệnh

danh là "Nữ hoàng nhạc Rock".

8. Napoleon Hill: sinh 25.10.1883, mất 08.11.1970, là

tác giả cuốn Think and Grow Rich

9. Một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ người Mỹ, đồng thời

là người phát triển học thuyết điều khiển tinh thần

(Psycho-Cybernetics). Thuyết này khẳng định, con

người có thể cải thiện hình ảnh bản thân để có được

cuộc sống thành công, thỏa mãn hơn.

4. CẢM XÚC

Cảm xúc là chìa khóa

Cảm xúc của bạn là một thành phần quan trọng trong

quá trình ứng dụng Luật Hấp dẫn. Hãy học cách lắng

nghe cảm xúc của bạn - chúng là hệ thống phản hồi nội

tại quan trọng cho bạn biết phản ứng bản năng của cơ

thể với trạng thái rung cảm mà bạn tạo ra. Bạn đang tạo

ra tần số rung cảm với bất cứ điều gì bạn để ý tới - suy

nghĩ bạn đang nghĩ, niềm tin bạn đang nghiền ngẫm,

chương trình truyền hình bạn đang xem, đoạn nhạc bạn

đang nghe, quyển sách bạn đang đọc hay bất cứ hoạt

động nào mà bạn đang tham gia.

Cảm xúc của bạn chính là một phần của hệ thống chỉ

dẫn nội tại. Khi bạn vui và có cảm giác căng tràn, điều

đó có nghĩa là bạn đang đi đúng hướng - những việc bạn

đang tập trung vào, những suy nghĩ bạn đang nghĩ tới

hoặc tạo ra, những ý tưởng bạn đang giải trí và những

hoạt động mà bạn đang tham gia vào đều đang hướng

bạn tới đúng mục tiêu, ước mơ và khao khát của mình.

Khi bạn bực bội, chán nản, buồn rầu và thất vọng - bất

cứ cảm xúc nào khiến bạn có cảm giác đau thắt lại (về

mặt sinh lý) - có nghĩa là bạn đang nghĩ tới và làm

những việc không đưa bạn tới mục tiêu, ước mơ và khao

khát của mình. Sự phản hồi này đang cố gắng nói cho

bạn biết rằng bạn đang đi chệch hướng. Cảm xúc của

bạn đang nói cho bạn biết đã đến lúc phải sang số rồi. Chúng đang cố gắng cho bạn biết đã đến lúc bạn cần

nghĩ nhiều hơn tới những suy nghĩ có tác dụng kích

thích, nâng đỡ, cần thay đổi sự quan tâm, chuyển kênh,

đổi chủ đề thảo luận, và làm một việc khác có thể thay

đổi năng lượng của bạn và mang lại cho bạn cảm giác

vui thích, thú vị.

Tình yêu là sự sống. Nếu bạn đánh mất tình yêu, thì

bạn cũng đánh mất luôn sự sống

Leo Buscaglia (1)

Vì trạng thái rung cảm của bạn chính là điều hấp dẫn

những thứ bạn khao khát nên việc giữ cho cảm xúc của

bạn càng tích cực bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu là điều

vô cùng cần thiết. Hãy cố gắng duy trì cảm xúc của bạn

trong biên độ của sự tích cực - những cảm xúc như yêu,

thích, hạnh phúc, hồ hởi, thỏa mãn, khuây khoả, tự hào,

thư giãn và thanh thản.

Những cảm xúc này sẽ nâng mức độ rung cảm của

bạn lên và tạo ra rung cảm tương thích với những trải

nghiệm mà bạn trông chờ sẽ xuất hiện khi những giấc

mơ của bạn đơm hoa kết trái. Hãy nhớ rằng, sở thích

hấp dẫn sở thích. Điều đó có nghĩa là từ sở thích tới

chính nó (sở thích) là sự hấp dẫn. Vì vậy, bằng cách chủ

ý tạo ra những trạng thái cảm xúc tích cực tương thích

với những cảm xúc mà chúng ta sẽ có khi thực thi hay

hoàn thành những mục tiêu, những khao khát của mình,

chúng ta có thể tạo ra một trường năng lượng hấp dẫn

bất cứ thứ gì chúng ta muốn. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao việc học cách tương tác chứ không phải

phản ứng với những tình huống, hoàn cảnh, và làm chủ

trạng thái cảm xúc lại quan trọng đến vậy.

Vậy nên, hãy làm những việc khiến bạn thấy thoải

mái - hãy thiết tha, nhiệt tình với cuộc sống của chính

mình! Khi bạn thấy cảm xúc của mình sâu sắc, mãnh

liệt nghĩa là bạn đang phát vào vũ trụ những tần số rất

mạnh. Cảm xúc của bạn càng sâu sắc, mãnh liệt bao

nhiêu thì quá trình hấp dẫn rung cảm càng được thúc

đẩy nhanh bấy nhiêu.

Bạn cần phải dành thời gian để làm những việc bạn

thích và chăm sóc bản thân theo cách này - dù bạn có

bận tới mức nào đi nữa. Điều này là vô cùng cần thiết.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng điều bạn

cảm nhận thực ra quan trọng hơn rất nhiều điều bạn

nghĩ tới hay nói về. Cảm xúc không bao giờ nói dối bạn.

Chúng là chất chỉ thị chính xác cho biết bạn đang nghĩ

gì, và liệu bạn có đang hành động đúng với cái tôi thật

sự hay những khao khát trong sâu thẳm trái tim bạn hay

không. Đừng phớt lờ chúng, cũng đừng cố suy luận

chúng. Hãy để ý tới chúng. Nếu chúng không nằm trong

biên độ của sự tích cực (hi vọng, mong chờ, chấp nhận,

đánh giá cao, yêu thương, thích thú) thì hoặc là tống

chúng ra khỏi đầu bạn, hoặc là chọn những suy nghĩ tốt

hơn. Nghĩa là chọn lấy những suy nghĩ tạo cho bạn cảm

giác tốt hơn, hay chỉ đơn giản thay đổi điều bạn đang

làm, hãy chuyển sang làm một điều mà bạn thấy thích thú. Đi dạo, nghe nhạc, âu yếm con mèo cưng hoặc làm

bất cứ điều gì có thể đưa bạn trở lại trong biên độ tích

cực của cảm xúc.

Mọi điều xảy ra đều là hệ quả của điều tạo nên bạn.

David R. Hawkins (2)

Phản hồi nội tại và ngoại tại

Xin hãy nhớ rằng, niềm vui chính là hệ thống chỉ dẫn

nội tại của bạn. Nó là một thiết bị phản hồi nội tại rất

riêng của cá nhân bạn. Nếu bạn thấy phấn chấn, vui vẻ,

hạnh phúc thì chắc chắn là bạn đang đi đúng hướng,

đang sống với cái tôi thật sự của bạn. Nếu bạn thấy

buồn rầu, đau khổ, thất vọng thì có lẽ bạn đang đi không

đúng hướng. Chỉ đơn giản thế thôi. Khi bạn đang ở

trong trạng thái cảm xúc vui mừng, thích thú có nghĩa là

bạn đang làm điều gì đó đúng đắn, vậy nên bạn cứ hãy

cứ tiếp tục làm những điều đó. Hãy để ý tới cảm xúc của

bạn và làm sao để mặc định cho "chiếc la bàn" của bạn

luôn hướng tới "niềm vui". Niềm vui, hạnh phúc trong

hiện tại của bạn chính là điều chủ chốt giúp bạn hấp dẫn

thêm nhiều niềm vui, hạnh phúc trong tương lai.

Giờ đây, cùng với những phản hồi nội tại, bạn còn

thường xuyên nhận được những phản hồi từ bên ngoài -

những thông điệp từ vũ trụ. Loại phản hồi này xuất hiện

dưới rất nhiều dạng thức khác nhau. Đó có thể là những

dấu hiệu rất tinh vi, hoặc không được tinh vi cho lắm bạn nhận được từ người khác, từ những tình huống và

sự kiện trong đời mình. Chắc chắn bạn đã từng trải qua

những lúc mà mọi việc dường như rất "trôi", mọi thứ cứ

tự nhiên đến với bạn mà bạn chẳng cần nỗ lực gì. Bạn

có cảm giác được ủng hộ trong cả hành động và sự cố

gắng của mình. Điều đó có nghĩa là những phản hồi từ

bên ngoài đang nói cho bạn biết bạn đang đi đúng

hướng.

Ngược lại, có những lúc đi đâu bạn cũng vấp phải sự

kháng cự, và mọi việc có vẻ như chẳng có gì là tốt đẹp

cả, dù bạn có cố gắng như thế nào đi chăng nữa. Đó

chính là những phản hồi từ bên ngoài của vũ trụ nhằm

bảo vệ và nói cho bạn biết bạn đang đi chệch hướng,

bạn đang bơi ngược dòng. Hệ thống phản hồi bên trong

và bên ngoài này sẽ chỉ cho bạn biết khi nào bạn đi

đúng đường và khi nào không. Bạn chỉ cần học cách để

ý tới những thông điệp của chúng. Chúng sẽ chỉ dẫn cho

bạn nếu bạn để chúng được làm thế.

Mỗi khi tôi làm điều gì đó mà tôi cảm thấy không

đúng, thì cuối cùng đều là không đúng.

Mario Cuomo (3)

Tất nhiên là trong cuộc sống sẽ có những lúc bạn

thấy buồn rầu, chán nản, thất vọng. Đó chỉ đơn giản là

những thăng trầm của cuộc sống. Nếu không có "trầm",

chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể đánh giá cao "thăng"

được. Nếu không có bóng tối, chúng ta sẽ không biết trân trọng ánh sáng. Những lúc đau đớn như vậy thường

được đánh giá là những cơ hội để phát triển cảm xúc và

tinh thần. Chúng cho chúng ta thêm nhiều trạng thái để

tham khảo, và giúp chúng ta so sánh, đối chiếu để nhận

ra và đánh giá cao những lúc vui vẻ trong cuộc đời

mình.

Hiển nhiên là rất khó để giữ cho suy nghĩ và tình cảm

của chúng ta trong trạng thái tích cực khi phải đối mặt

với những khoảnh khắc đau thương, tăm tối. Bạn cần

nhớ rằng bạn có quyền lựa chọn cách phản ứng hoặc

tiếp nhận bất kì một tình huống nào. Trong cuộc sống,

không có sự kiện "tốt" hay "xấu"; chỉ có những ý tưởng

được định liệu trước của chính chúng ta và những khái

niệm khiến những vật nhất định trở thành như vậy trong

mắt chúng ta. Mọi việc xảy ra trong đời chúng ta đều

đính kèm một cơ hội để phát triển theo một cách nào đó.

Hãy cố nhớ lấy điều này: Bất cứ sự kiện có vẻ tiêu cực

nào cũng có thể là hạt giống tạo nên một điều gì đó tốt

đẹp, hữu ích.

Không có sai lầm, không có sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Mọi việc đều là phúc lành để chúng ta học hỏi.

Elisabeth Kübler-Ross (4)

Cảm xúc tích cực và tiêu cực

Chắc hẳn bạn cũng nhận ra rằng khi bạn thấy vui vẻ,

hạnh phúc, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng và thảnh thơi.

Bạn cảm thấy mình được kết nối. Bạn có cảm giác mình

đang sống! Đó là trạng thái tồn tại tự nhiên của bạn. Đó

mới là điều cuộc đời bạn dự định hướng tới. Hãy cố

gắng sống trong trạng thái thích thú, kì diệu và biết ơn.

Những cảm xúc tích cực, chan hòa này rất tốt và chúng

sẽ gia tăng tần số rung cảm của bạn. Ở nơi có sự yêu

thương và hạnh phúc, bạn được ở gần Chúa, bạn là thỏi

nam châm hút tất cả những gì tốt đẹp và giàu có mà thế

giới này ban tặng.

Những xúc cảm tiêu cực như giận dữ, thù hằn, ghen

ghét và sợ hãi sẽ chỉ tạo ra những hiệu ứng ngược lại.

Chúng sẽ giảm tần số rung cảm của bạn, khiến bạn cảm

thấy lo lắng, căng thẳng và cằn cỗi. Chúng có thể tạo ra

ốm đau, bệnh tật về mặt thể chất. Xúc cảm tiêu cực chắc

chắn sẽ tạo ra cảm giác bị chia cắt, không được kết nối.

Chúng giống như một bức tường đá - một chướng ngại

chặn lại niềm vui vốn là con người thật sự của bạn.

Những xúc cảm đó sẽ chặn đứng dòng chảy năng lượng

tích cực trong cuộc đời bạn và chúng chỉ có một "tác

dụng" duy nhất là hút thêm thật nhiều những nguồn

năng lượng tiêu cực khác.

Vì vậy, nếu bạn vướng vào những cảm xúc của sự

tức giận, sợ hãi, oán giận hay bị phản bội, thì giờ chính

là lúc để tống chúng đi. Hãy loại bỏ những suy nghĩ và

những kiểu hành vi cũ kỹ ấy, hãy sống cho hiện tại. Nếu

cứ mãi tập trung vào nỗi đau hay sự tức giận, bạn sẽ chỉ

tạo nên, thậm chí còn nhiều hơn, những tình huống tiêu

cực, không lành mạnh trong cuộc đời mình mà thôi. Bạn cần phải dọn chỗ cho những cảm xúc và trải nghiệm tích

cực bạn muốn hấp dẫn.

Tức giận chỉ làm cho bạn nhỏ nhen hơn. Còn tha thứ

lại thúc đẩy bạn phát triển hơn cả chính bạn trước kia.

Cherie Carter-Scott (5)

Tha thứ

Tha thứ là hành động rất cần thiết và nó chính là quá

trình biến đổi con người bạn. Bạn phải sẵn lòng tha thứ

cho bất cứ người nào hay tình huống nào từng khiến bạn

đau khổ, hãy giải phóng cho họ/chúng. Nếu cứ giữ mãi

những suy nghĩ và những cảm xúc tiêu cực cũ ấy, bạn sẽ

chỉ tự làm hại mình và hấp dẫn thêm nhiều điều tiêu cực

khác. Người ta nói việc bạn không sẵn lòng tha thứ cho

một ai đó cũng giống như việc bạn đang uống thuốc độc

nhưng lại trông chờ người khác chết vậy! Vậy nên hãy

ban phúc cho người đó, hoặc tình huống đó, và cầu chúc

cho họ được mạnh khoẻ, cho chúng được tốt đẹp. Hãy

tha thứ cho họ hoặc cho chúng. Và nếu cần, hãy sẵn

lòng tha thứ cho chính bản thân mình nữa.

Bằng cách tỏ lòng biết ơn quá khứ tích cực và giải

phóng quá khứ tiêu cực của mình, bạn có thể dọn chỗ

cho một tương lai tươi sáng hơn. Tha thứ thật sự giống

như một chất gột rửa cực mạnh, nó sẽ tẩy rửa bạn sạch

sẽ và giúp bạn được tự do. Đó là một quá trình có sức

mạnh vô cùng lớn lao, một quá trình có thể ngay lập tức đưa bạn từ nơi chỉ có đau thương và giận dữ sang nơi có

tần số rung cảm cao hơn của yêu thương.

Nếu bạn chưa từng tha thứ cho mình một điều gì đó,

làm sao bạn có thể trông chờ bạn sẽ tha thứ cho người

khác được?

Dolores Huerta (6)

Vì Luật Hấp dẫn tương tác với những năng lượng

rung cảm của suy nghĩ và tình cảm của bạn nên bạn cần

tập trung sự chú ý của mình vào những thứ có thể đưa

bạn tới trạng thái của rung cảm tích cực. Nhiều chuyên

gia về Luật Hấp dẫn đã nói rằng không gì quan trọng

hơn việc cảm thấy thoải mái. Vậy nên, hãy dành thời

gian để làm những điều có thể mang lại niềm vui và

hạnh phúc cho bạn. Hãy nghe bản nhạc bạn yêu thích.

Hãy đi dạo trên bãi biển. Hãy làm những việc tốt. Hãy

đối xử tử tế với bản thân mình.

Hãy sáng suốt quyết định chọn những suy nghĩ tích

cực và tạo nên rung cảm tương thích với điều bạn muốn

hấp dẫn vào cuộc sống của mình. Hãy chủ tâm và thận

trọng trong việc tạo ra những cảm xúc và tình huống

tích cực, vì vũ trụ sẽ tương tác phù hợp với những điều

đó.

Bạn cần phải xếp mình cùng hàng với những điều mà

bạn muốn. Đó chính là điều tạo nên niềm vui, sự cảm

kích và cảm giác đam mê. Nhưng khi bạn thấy thất vọng, sợ hãi, giận dữ thì tất cả những cảm xúc mãnh liệt

này đều là dấu hiệu cho bạn biết bạn đang không song

hành với điều mà bạn khao khát

Esther Hicks

Hãy nhớ rằng không ai có thể bảo bạn phải cảm nhận

như thế nào. Chỉ bạn mới là người có thể đưa ra quyết

định đó. Nếu bạn thấy mình có cảm giác buồn bã, bạn

cần phải tìm hiểu xem điều gì đã tạo nên cảm giác tiêu

cực đó trong bạn. "Điều gì" đó không phải những điều

từ bên ngoài, mà là chính bạn và những phán quyết,

những niềm tin, những ý tưởng và những suy nghĩ của

bạn về những điều bên ngoài đó. Vậy nên, cách bạn

chọn tiếp nhận một tình huống sẽ quyết định phản ứng

tình cảm của bạn, và bạn có thể thận trọng chọn cách

nhìn nhận bất cứ thứ gì hay tất cả mọi thứ theo một cách

tích cực hơn.

Bạn cần phải tỉnh táo đưa ra quyết định chọn hạnh

phúc. Hãy chọn sự lạc quan. Hãy chọn sống ở nơi

thường xuyên có niềm vui và lòng biết ơn.

Đừng chấp nhận bất cứ điều gì cho cuộc sống của

bạn ngoài sự tuyệt vời. Cảm xúc của bạn sẽ tiếp nhiên

liệu cho năng lượng của bạn, và năng lượng của bạn lại

tiếp nhiên liệu cho tương lai của bạn.

Đừng trốn mình trong quá khứ. Chỉ dùng quá khứ để

minh họa cho một luận điểm nào đó, và rồi, hãy để nó lùi về phía sau. Không gì thật sự có ý nghĩa ngoại trừ

điều bạn đang làm ngay lúc này.

Kể từ giây phút này trở đi, bạn có thể là một người

hoàn toàn khác, một người chỉ biết yêu thương và thấu

hiểu với cánh tay luôn sẵn sàng dang ra, nâng đỡ, và

tích cực trong mọi suy nghĩ cũng như hành động.

Eileen Caddy (7)

---------------------------------------------

1.Tác giả, diễn giả nổi tiếng nước Mỹ, ông còn là Giáo

sư khoa Giáo dục ₫ặc biệt trường ₫ại học Nam

California.

2. David R. Hawkins: sinh 03.06.1927, là một nhà tâm

lý học người Mỹ.

3. Mario Cuomo: sinh 15.06.1932, là nghị sĩ thứ 52 của

bang New York từ năm 1983 ₫ến năm 1994, ông nổi

tiếng vào những năm 80, ₫ầu những năm 90 vì quan

₫iểm kịch liệt phản ₫ối bản án tử hình.

4. Elisabeth Kübler-Ross: sinh 08.07.1926, mất

24.08.2004, là nhà tâm lý người Mỹ gốc Thụy Sỹ. Cuốn

sách "On death and dying" của bà ₫ã ₫ặt nền móng cho

mô hình Kübler-Ross (5 giai ₫oạn của buồn ₫au).

5. Tác giả cuốn If life is a game, these are the rules: The Ten Rules for Being Human ₫ã ₫ược xuất bản ở 30

quốc gia. Bà ₫ã xuất hiện trên hơn 400 chương trình

phát thanh và truyền hình khắp thế giới.

6. Người chủ trương ₫ấu tranh cho quyền lợi của người

nông dân, là người ₫ồng sáng lập và là Phó chủ tịch

danh dự ₫ầu tiên của Hiệp hội nông dân Hoa Kỳ.

7. Một trong những người sáng lập cộng ₫ồng Fidhorn

Foundation ở phía bắc Scotland - một mô hình cộng

₫ồng không có học thuyết, tín ngưỡng chính thống nào.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: