Nguoi Giau Nhat Viet Nam 2010- 2011

Ai là người giàu nhất Việt Nam?

Tên tuổi, chức vụ và tài sản của các đại gia này, khá nhiều người biết nhưng còn những chuyện thâm cung bí sử thì không phải ai cũng tỏ tường...

Từ 2007 đến nay, ba vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng Những người giàu nhất VN trên sàn chứng khoán quanh đi quẩn lại chỉ gồm các ông Đặng Thành Tâm (Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn- SGI), Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai) và Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Technocom).

Cả ba đại gia này hiện có số cổ phiếu đang niêm yết với tổng giá trị trên 8.000 tỷ đồng/người, gấp hơn 3 lần so với ông Trương Gia Bình năm 2006. Năm 2009 sắp hết và 3 vị trí dẫn đầu vẫn là những gương mặt quen thuộc trên.

Năm 2007, ông Tâm soán ngôi Chủ tịch FPT Trương Gia Bình với tài sản lên gần 6.300 tỷ đồng. Năm 2008, ông Đức nhảy vào vị trí số 1 với 6.160 tỷ đồng và năm nay ông Tâm giành lại ngôi đầu với hơn 9.000 tỷ đồng.

Những lần xếp hạng trong năm, ông Vượng đã ít nhất hai lần lên vị trí thứ nhất nhưng rồi vì nhiều lý do, ngôi đầu lại thuộc về ông Tâm hoặc ông Đức. Trong ba đại gia này, tên tuổi của bầu Đức với những phi vụ và tuyên bố không giống ai luôn nổi hơn cả.

Hai năm gần đây, ông Tâm cũng thường xuyên xuất hiện và được nhắc nhiều, còn ông Vượng kín tiếng đến nỗi ngay cả cánh nhà báo cũng ít có những tấm ảnh hay bài phỏng vấn riêng.

Nếu Cty cổ phần khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) không lên sàn Hà Nội vào nửa cuối tháng 12/2009 thì có lẽ ông Tâm sẽ không được tính thêm khoảng 5.000 tỷ đồng của 60 triệu cổ phiếu SQC để qua mặt ngoạn mục ông Vượng và ông Đức.

Giữa tháng 12-2009, Tiền Phong công bố 10 người giàu nhất sàn chứng khoán VN, ông Tâm chỉ xếp 3, hai ngày sau một cộng sự của ông đã nói với người viết “anh Tâm sẽ trở lại vị trí số 1”.

Ít ai biết, gần 20 năm trước, người giàu nhất này đã từng thất nghiệp dù có bằng sỹ quan chỉ huy tàu biển. Và cũng không nhiều người rõ ông Tâm đã suýt thất bại khi xây KCN Quế Võ (Bắc Ninh).

Còn mới đây, nhà đầu tư VN đánh bật nhiều đối thủ giành được dự án khách sạn 5 sao Lotus gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) với tổng mức đầu tư lên tới 500 triệu USD mà Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) đã buông chính là Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Đặng Thành Tâm. Trong số các doanh nhân tên tuổi của VN, có lẽ ông Tâm là người thích nói và nói nhiều nhất.

Rất hiếm lần phát biểu nào mà vị doanh nhân này độc thoại dưới 30 phút, còn chuyện nói liền tù tì 3- 4 tiếng không hiếm. Ông Tâm cũng thừa nhận “tôi nói nhiều nhưng nói…hay”. Ngay cả các nhân viên dưới quyền nhiều khi cũng ngại cái tính thích nói của ông.

Dù rơi xuống vị trí thứ nhì nhưng tên tuổi của bầu Đức vẫn được biết đến nhiều nhất trong tam đại gia. Không nhiều bằng cấp như ông Tâm, chàng trai 4 lần thi đại học không đậu Đoàn Nguyên Đức tuyên bố “chính vì rớt đại học nên tôi mới thành đạt như bây giờ!”.

Ông bảo trường đời dạy ông quá nhiều thứ, học mãi không hết. Nếu bài bản, ít ai dám ký hợp đồng với Kiatisak vào thời điểm CLB Hoàng Anh- Gia Lai chưa lên V-League với mức lương cao ngất trời 8 năm trước.

Rồi mở Học viện bóng đá Asenal - Hoàng Anh Gia Lai, lấp lửng ngỏ ý muốn mua 20% cổ phần Asenal, mua máy bay riêng và thuê Nguyễn Thành Trung lái, ký hợp đồng với Lee Nguyễn… Toàn là những chuyện mà mới nghe, chẳng mấy ai tin.

Nhưng chính những trò chẳng giống ai và động trời trên đã đưa tên tuổi Hoàng Anh - Gia Lai vượt xa khỏi phố núi Pleiku. Nhiều người thường nghĩ, Hoàng Anh - Gia Lai được như hôm nay chủ yếu nhờ vào gỗ và bất động sản.

Tuy nhiên, thương hiệu tập đoàn này nổi tiếng chủ yếu nhờ bóng đá. Tưởng như vụ chặt hàng chục ha cao su xây Học viện bóng đá, bỏ ra vài chục tỷ cho phi vụ Kiatisak và Lee Nguyễn, đầu tư hàng trăm tỷ vào CLB HA-GL, tuyên bố mua Asenal... là những trò chơi ngông nhưng ông Đức đã một vốn chục lần lời sau những vụ đình đám trên.

Ngay cả việc tài trợ cho Lào 19 triệu USD để xây dựng làng vận động viên SEA Games 25 cũng đã đem lại mối lợi khá lớn cho bầu Đức. Trong tổng vốn 19 triệu USD, 4 triệu USD là tài trợ không hoàn lại, phần còn lại được cho vay thời hạn ba năm không lãi suất.

Khoản tiền vay sẽ được Chính phủ Lào hoàn trả bằng gỗ khai thác và các dạng quota khác cho HAGL. Trong vòng 5 đến 7 năm tới, lợi nhuận của HAGL từ việc đầu tư tại Lào có thể lên đến trên dưới 100 triệu USD một năm nhờ xuất khẩu cao su và các sản phẩm từ cao su và gỗ.

Khác hẳn với ông Tâm và ông Đức, ông Vượng rất kín đáo và không thích xuất hiện trên báo chí. Việc là chủ thực sự nhưng chỉ giữ chức thành viên HĐQT của Vincom và Vinpearl và hầu như chưa bao giờ thay mặt hai Cty này trước công chúng, báo chí đã cho thấy tích cách trên của ông Vượng.

Nhân viên của ông Vượng cũng thường từ chối khéo mỗi khi phóng viên muốn tiếp xúc với doanh nhân mà tiếng tăm bên Ucranai nổi cũng không kém gì VN này. Khi nghe tin ông Vượng tạm vượt qua ông Đức, ông Tâm, một lãnh đạo của Vincom cho hay “Vượng không máu số 1 đâu”.

Người em trai Phạm Nhật Vũ vào thời điểm mua chiếc Rolls- Royce trước cả bà Diệp Bạch Dương còn được biết đến nhiều hơn ông Vượng. Dư luận đã từng không ít lần đặt dấu hỏi về vốn đâu ra để đầu tư Vincom và Vinpearl.

Chỉ đến sau khi Tập đoàn kinh tế Technocom với thương hiệu MIVINA (Mì Việt Nam) được định giá trên 1 tỷ USD thì khúc mắc mới được giải tỏa phần nào.

Tuy nhiên, việc ông Vượng phất lên nhờ đầu tư vào bất động sản cả trong và ngoài nước có vẻ dễ lý giải hơn cho số tài sản khổng lồ hiện nay.

Dù không muốn lộ diện nhiều, nhưng ông Vượng chăm chút hình ảnh hai Cty tại VN khá tốt, nhất là Vinpearl với những cuộc thi Hoa hậu mà tiếng tăm vượt ra khỏi VN.

Trong số những đại gia còn lại sau những vị trên thì có vẻ như Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long kín tiếng nhất. Nhưng cũng như bầu Đức, thời hoàng kim của CLB bóng đá Hòa Phát, khán giả luôn thấy bầu Long sát cánh cùng HLV Trần Bình Sự trên sân cỏ cả nước.

Năm 2010, Hòa Phát trở lại V-League và thương vụ bóng đá này sẽ còn đem lại cho ông chủ CLB nhiều thứ khác. Rất nhiều người còn nhớ, trong thư gửi khách hàng, đối tác, đại lý… đầu năm 2009, ông Long ví von sau những khó khăn, Hòa Phát vẫn lãi lớn và “Hòa Phát có thể ngẩng cao đầu như Đội tuyển bóng đá Việt Nam giành chức vô địch AFF cup”.

Thế mới biết vì sao những người như ông Long, ông Đức rất khoái lao vào bóng đá dù nó chưa mang lại đồng lời trực tiếp nào. Mới đây, ông Tâm cũng mua không chỉ 1 mà đến 2 CLB là Navibank Saigon (QK4 cũ) và SQC Bình Định.

Có lẽ người xuất hiện trong TOP 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán VN gây nhiều nhạc nhiên nhất là bà Nguyễn Thị Kim Xuân với tài sản lên đến 2.100 tỷ đồng.

Năm 2009, bà Xuân đã gây chấn động trên TTCK khi liên tục mua vào hàng triệu cổ phiếu KBC để trở thành một trong vài cổ đông lớn nhất của KBC. Việc vượt qua mặt hàng loạt những nữ đại gia như vợ các ông Tâm, ông Vượng, ông Kiên ACB hay chị em Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thị Hoàng Phượng và nữ doanh nhân Trương Thị Lệ Khanh… để lên ngôi số 1 của phái nữ càng khiến cho thiên hạ tò mò muốn rõ bà Xuân là ai.

Nhưng nhiều người sẽ “à” lên một tiếng khi biết bà Xuân chính là chị ruột bà Nguyễn Thị Kim Thanh - vợ ông Đặng Thành Tâm. Đây cũng chính là gợi ý câu trả lời cho câu hỏi do đâu bà Đặng Thị Hoàng Phượng vào lại TOP 10, nhất là SQG với cổ phần chính của nhà họ Đặng mới lên sàn Hà Nội.

Và cũng từ những nữ đại gia trên, dư luận cũng không bất ngờ khi thấy tên bà Phạm Thị Thu Hương, vợ ông Vượng trong TOP 10 dù bà kín đáo chẳng khác gì chồng.

Nhưng quý bà còn lại trong danh sách 10 người giàu nhất lại là một trường hợp khác. Bà Trương Thị Lệ Khanh với tài sản xấp xỉ 1.000 tỷ đồng không có chồng hay anh, em trong Top 10 mà chỉ là chủ nhân của Cty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC).

Những vị còn lại trong TOP 10 như Trương Gia Bình FPT, Nguyễn Duy Hưng SSI hay Lê Phước Vũ Tôn Hoa Sen thì quá quen mặt và nổi danh trong lĩnh vực của mình và cũng thường là những “cầu thủ” chính trong đội hình 10 người giàu nhất VN thời gian qua.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #huycrt