Chương 3: Hỏi ý kiến

Bỗng nhiên Nguyên Hãn thất thần mà nhìn lên, bắt gặp hắn là một đôi mắt rất đẹp toát ra vẻ từ ái và hiền hòa. Bà Lê Thị Hoàn ngồi đó, dáng vẻ vẫn là đài các như ngày nào, mặc dù bà chỉ vận quanh thân một bộ quần áo bằng vải thô hết sức bình thường mà thôi. Bộ quần áo thô kệch của nông dân bắc bộ lúc này không thể che khuất đi vẻ đẹp lung linh, sang trọng của nàng. Thị Hoàn đã 31 tuổi nhưng nếu thật nhìn khuôn mặt cũng như thân hình của nàng thì chỉ như mới đôi mươi mà thôi. Quả that nhìn thị giống như tỷ tỷ của Nguyên Hãn nhiều hơn là mẹ. Nhưng từ bà lại toát ra vẻ nghiêm túc và uy nghi mà chỉ những nữ nhân thuộc danh gia vọng tộc mới có thể dưỡng thành. 

- Con chào mẹ ạ... 

Nguyên Hãn vẫn vô thức mà cúi chào bà Hoàn, đây là thói quen được hắn dưỡng ra từ khi có tri thức, hiểu lễ nghĩa đến nay, nên cho dù trong đầu đang loạn một bầy nhưng hắn vẫn thiên mã hành không mà cúi đầu chào người mẹ đáng kính của mình. 

- Con vào ăn cơm thôi, sao hôm nay nhìn con thất thần vậy... luyện tập gặp chỗ khó khăn sao?

- Dạ không thưa mẹ, con đang suy nghĩ về chuyện tương lai của mình, của gia đình, của cả đất nước này nữa vậy nên có hơi phân tâm. 
Nguyên Hãn là không bao giờ nói dối mẹ hắn đấy, nên hắn cứ vậy mà nói ra suy nghĩ của mình. 

- Cũng tốt, đã đến lúc con nên nghĩ về bản thân, dòng tộc và thiên hạ.... nam nhi trí tại bốn phương, không nên chỉ bó hẹp suy nghĩ trong một góc mà thôi. 

- Dạ thưa mẹ dạy phải .. con xin nghe. 

Nguyên Hãn cung kính mà thưa, đối với mẹ hắn vừa có yêu lại nhiều hơn là kính. Tất cả những hiểu biết mà hắn có hiện nay là do mẹ truyền lại. Tuy bà Hoàn là phận nữ nhi nhưng trong đào tại con trai lại không hề có một chút hàm hồ. Những đạo lý mà bà dăn dạy Nguyên Hãn đều rất chuẩn xác để một Nam nhi dựa vào đó mà lập thân. 

- Vào ăn cơm thôi con... có gì để sau lại tiếp tục suy nghĩ. 

Bữa cơm ấm tình mẫu tử cứ thế mà diễn ra, bà Hoàn đã dạy dỗ rất cẩn thận nên Nguyên Hãn có thói quen ăn cơm rất tập trung, tạm gác lại mọi chuyện. Rất nhanh sau khi bữa cơm kết thúc thì đến phiên Nguyên Hãn pha nước dâng trà cho mẹ. Nhưng hôm nay không như thường lệ là cúi người dâng trà. Nguyên Hãn đang quỳ dưới chân bà Lê Thị Hoàn mà dâng trà đầy cung kính. Trong ánh mắt ngạc nhiên của bà hoàn vội hỏi Nguyên Hãn : 

- Hãn con ... có sự tình gì con mau nói mẹ nghe. 

Động tác trịnh trọng của Nguyên Hãn đã cho bà biết có sự tình rất quan trọng thì con trai mới làm vậy, có câu nói không ai hiểu con bằng mẹ cả, câu này không phải nói cho có mà thôi. 

- Thưa mẹ con có một chuyện xin hỏi mẹ. Nếu như đất nước rơi vào cảnh lầm than... ngoại tộc xâm lăng... thân là nam nhi con phải đứng ra gánh vác phải không ạ? 

- Đúng là vậy.. nhưng đất nước giờ đây không có ngoại xâm... tuy Giặc bắc có nhăm nhe nhưng nhà Hồ vẫn mạnh mẽ chưa phải lúc nghĩ đến chuyện này, nhưng nếu lỡ có ngày đó thì nam nhi phải đứng ra gánh vác là chuyện tất nhiên. 

Nguyên Hãn lại cúi đầu thật sâu mà thưa. 

- Nếu có một vị cường nhân đứng dậy khởi nghĩa mà số phận con sẽ là hãn tướng đạt được chiến công hiển hách dưới trướng người ấy, con đường này định sẵn là không quá khó khăn vì nó là định mệnh... Nhưng bên cạnh đó con lại muốn tự mình đứng lên khôi phục uy phong nhà Trần, muốn tự mình làm vương, song con đường này đầy chông gai và khó khăn thì con phải lựa chọn ra sao? 

Bà Hoàn nhíu mày nhìn con trai, những điều đứa con yêu dấu của bà hỏi quả là không bình thường. Có một vẻ gì đó rất thần bí rất khác với biểu hiện thường ngày của Nguyên Hãn, song bà vẫn kiên nhẫn mà trả lời con trai: 
- Thấy khó mà lui không phải nam nhi, nhưng biết không làm nổi mà vẫn dũng tiến đó là thất phu vô trí. Mẹ chỉ muốn nói nếu Vị Cường nhân đó là minh chủ có lợi cho dân tộc thì chúng ta cũng không cần cái vương của Trần Gia mà làm sinh linh đồ thán. Nhưng nếu con cảm thấy minh làm được nhiều hơn cho dân tộc thì không ngại khó mà tiến lên. Không vì Trần Gia mà nên nhìn rộng hơn vì chúng sinh thiên hạ. Lòng con bao rộng chứa được bấy nhiêu thiên hạ, lòng con bao hẹp thì chỉ có thể làm vô danh tiểu tốt mà thôi. 

Lời nói của bà Hoàn như thấm váo tâm can của cả hai linh hồn trong thân thể của Nguyên Hãn, hắn lờ mờ nhìn ra tương lai rồi. Vội vã cáo từ mẫu thân hắn muốn tiến vào căn tư phòng của minh để đóng cửa bình tĩnh suy nghĩ. 

Theo như lời bà Hoàn thì điểm trọng yếu phải suy nghĩ đó là Lê Lợi có phải Minh chủ không, cái thứ hai đó là nếu Nguyên Hãn làm Vương đất Việt thì hắn có làm tốt hơn Lê Lợi không. 

Điểm thứ nhất chưa nói tới nhưng nếu đề cập đến điểm thứ hai thì Nguyên Hãn có thể trả lời ngay một điểm. Nếu hắn làm Vương đất Việt thì không ai có thể làm tốt hơn hắn. Có thêm Linh hồn Nguyên Anh trong cơ thể, có được trí nhớ về lịch sử của nhân loại hắn tin chắc không có ai làm vương có thể tốt hơn hắn. Hắn có thể vạch ra ngay lập tức trăm cách để Việt Nam biến cường. Để Việt Nam vài trăm năm sau không bi uất ức tủi nhục nhận sự hiếp đáp từ Trung Quốc. Để người Việt nam có thể ngẩng cao đầu với bạn bè thế giới. Hắn chắc chắn với trí tuệ đi trước 700 năm của mình sẽ giúp ích rất nhiều cho dân tộc nếu hắn là đế Vương Việt Nam. 

Còn về phần Lê Lợi có phải là minh chủ hay không thì điều này cần suy xét hết sức kĩ càng, không dễ nhận định một nhân vật lịch sử có công giải phóng dân tộc. Lê Lợi là một cường nhân điều đó không hề sai, Hắn chiến thắng nhà Minh ở lúc nhà Minh ở đỉnh cao sức mạnh. Đây là một điều mà không một quốc gia lân bang nào của Minh triều làm được. Nếu để cho Nguyên Hãn làm thì hắn cũng chưa chắc có đủ tự tin mình làm tốt hơn Lê Lợi trong mặt này. 

Càng nghĩ về Lê Lợi thì Nguyên Hãn càng băn khoăn, Cái tốt và cái dở, cái công và cái tội của Lê Lợi được hậu nhân nhận định không hề giống nhau. Đó vẫn là tranh cãi đến tận thế kỉ hai mốt, thế nhưng không thể không thừa nhận việc ông giải phóng dân tộc khi đất nước rơi vào dầu sôi lửa bỏng của quân xâm lược phương Bắc. 

Đầu tiên phải nói đến Lê Lợi thuộc vào một trong ba đại gia tộc lớn nhất vùng Ái Châu ( Thanh Hóa), Lê Lợi có một lợi thế đó là gia tộc của ông cực kì giàu có gia đinh tính đến cả vạn, riêng sức hiệu triệu này thì Nguyên Hãn không thể bằng. Nhà Trần đã khá mất lòng dân chúng rồi, hắn mà khởi nghĩa rất khó tìm được ủng hộ tài chính của các gia tộc ở Việt Nam. Trong khi đó Lê lợi trong tay gia đinh cả vạn ruộng nương trăm ngàn mẫu, đất đai cò bay mỏi cánh. Chỉ riêng điều này thôi cũng đủ để Lê Lợi có thể trang bị và duy trì một cánh nghĩa quân cực mạnh rồi. 

Thứ đến phải nói đến cái tài của Lê Lợi đó là biết nhìn người, biết dùng người, và đặc biệt là hắn rất có mị lực cá nhân để thu hút anh tài. Thật ra Lê Lợi và Lưu Bang có một cái gì đó na ná giống nhau, đều là văn không giỏi võ chẳng ra gì, nhưng lại có tài dùng người và dám dùng người. Đây là tài lãnh đạo. Nhưng Lê Lợi có lợi thế hơn Lưu Bang lúc khởi nghiệp đó là hắn giàu có, rất giàu có, và nếu nói về văn võ thì có lẽ Lê Lợi khá hơn Lư Bang rất nhiều. 

Về điểm nhìn người dùng người thì Nguyên Hãn cường gấp 10 lần Lê Lợi, đơn giản là hắn biết trước lịch sử, biết ai có thể dùng được và dùng vào đâu, hắn chỉ kém điểm là không giàu như Lê Lợi mà thôi. Về mị lực cá nhân thì cái đó là trời sinh, Nguyên Hãn chưa thử nên chưa thể biết được. 

Nhưng đấy chỉ là những ưu điểm của vị danh nhân giải phóng dân tộc này thôi, nếu nói về nhược điểm thì Lê Lợi không hề ít. Đầu tiên là tính cách đa nghi của hắn đã gần như giết hết công thần sau khi thành công đánh đuổi giặc thù. Vẫn biết bậc đế vương phong kiến thường có chiêu thỏ chết cất cung, cáo chết cho chó săn vô nồi. Vận nhưng làm đến triệt để như Lê Lợi thì quả thật vô tiêng khoáng hậu ( trước này chưa từng có). Từng vị từng vị công thần cứ như vậy uất ức mà bị xử tử, người uất ức nhất có lẽ là Nguyễn Trãi và gia tộc hắn. Tiếp theo là vị công thần Phạn văn Xảo cũng uất ức mà chết oan . Mà ngay cả đến Trần Nguyên Hãn cũng bị ép đến tự tử đấy thôi. ... đấy chỉ là một vài gương tiêu biểu mà thôi. 

Còn nếu nói về sự công bằng trong đối xử với những người bên dưới, tất nhiên là sau khi cách mạng thành công thì Nguyên Hãn tự phụ mình sẽ làm tốt gấp nhiều lần Lê Lợi. 

* Chú thích: 
năm 1429 khi Lê Thái Tổ phong mọi tước hầu (liệt hầu) cho các công thần, gồm có 9 bậc 

Thứ nhất: Huyện thượng hầu. 
Thứ hai: Á thượng hầu. 
Thứ ba: Hương thượng hầu. 
Thứ tư: Đình thượng hầu. 
Thứ năm: Huyện hầu. 
Thứ sáu: Á hầu. 
Thứ bảy: Quan nội hầu. 
Thứ tám: Quan phục hầu. 
Thứ chín: Trước phục hầu. 

Bấy giờ có 93 người được phong tước và khắc biển công thần (Những người tên chữ nghiêng đều được cải sang họ Lê của vua, ở đây ghi nguyên họ những người đó)[74][75]: 

Huyện Thượng hầu, 3 người: Phạm Vấn, Lê Sát, Phạm Văn Xảo. 
Á Thượng hầu, 1 người: Lê Ngân. 
Hương Thượng hầu, 3 người: Nguyễn Lý, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng. 
Đình Thượng hầu, 14 người: Nguyễn Chích, Lê Văn An, Đinh Liệt, Lê Miễn, Đinh Lễ, Lê Chiến, Lê Khôi, Lê Đính, Lê Chuyết, Trịnh Lỗi, Nguyễn Nhữ Lãm, Lê Sao, Lê Kiệm, Lê Bật. 
Huyện hầu, 14 người: Bùi Bị, Lê Bì, Lê Phủ, Lê Náo, Lê Thụ, Trương Lôi, Trịnh Khả, Lê Bồi, Lê Lang, Nguyễn Xí, Đỗ Khuyển, Đỗ Bí, Lê Quốc Trinh, Lê Bật; 
Á hầu, 26 người: Lê Lạn, Lê Trãi, v.v...; 
Quan nội hầu, 16 người: Lê Thiệt, Lê Chương,... 
Quan phục hầu, 12 người: Phạm Cuống, Lê Dao, Nguyễn Trãi,... 
Thượng trí tự trước phục hầu, 4 người: Trịnh Khắc Phục, Lê Hài, v.v... 

Trong này đa số là gia thần, gia binh của họ Lê và người Xứ thanh thì xếp thứ hạng cao, Nguyễn Trãi cũng chỉ xếp gần chót từ dưới đếm lên, có Phạm Văn Xảo vì công quá to lớn mag thanh một ngoại lệ người Khác xứ Thanh xếp bậc nhất, nhưng kết quả sau đó là bị giết sớm nhât... Nhận định còn lại là của các bạn 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top