3#: NAM QUỐC SƠN HÀ

NAM QUỐC SƠN HÀ

Âm Hán Việt

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Dịch thơ

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự

Sách trời định phận rõ non sông.

Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?

Bay hãy chờ coi chuốc bại vong. 

( In trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập một, Ngô Linh Ngọc dịch, NXB Khoa học xã hội, 1980)

"Tương truyền tác giả bài thơ là Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa xác định được chính xác ai là  tác giả bài thơ này. Sử cũ chép rằng: năm 1077, quân Tống xâm lược nước ta, Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt (1919-1105 ), một trong những danh tướng xuất sắc nhất thời Lý, đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt ( một khúc của sông Cầu, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm bài thơ này trong đền thờ Trương Hống và Trương Hát ( hai vị tướng giỏi thời Triệu Quang Phục )

PHÂN TÍCH NAM QUỐC SƠN HÀ

Mở bài

- Nam quốc sơn hà thường được xem là một "một bản tuyên ngôn độc lập" bằng thơ và là bài thơ " Thần "

- Bài thơ thể hiện lòng yêu nước, ý chí kiên cường và quyết tâm bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhân dân

- Đến bây giờ, bài thơ vẫn chưa xác định tác giả

Thân bài

1. Khái quát bài thơ

Hoàn cảnh sáng tác

- Đã có rất nhiều truyền thuyết nói về sự ra đời của bài thơ

- Vào năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt chặn đánh giặc ở phòng tuyết sông Như Nguyệt

- Vào một đêm, từ trong đền, quân sĩ nghe vọng ra giọng ai đó đang ngâm bài thơ này

- Quân Tống liền khiếp sợ, hoảng loạn

- Nhờ đó quân ta chiến thắng lẫy lừng

- Thể thơ: Tứ tuyệt luật Đường, tuân thủ theo quy luật về luật, niêm, vần, đối

Phân tích nội dung

- Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã khẳng định một cách chắc chắn về vấn đề chủ quyền dân tộc

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

"Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự"

- Trong bài thơ này, câu thơ khẳng định tính tất yếu, không thể thay đổi của chủ quyền đất nước

- " Nam quốc sơn hà" có nghĩa là đất nước Đại Nam

- Từ "đế" là danh xưng cao nhất dành cho người đứng đầu một nước

- Đối với triều đình phong kiến Trung Hoa, chỉ có vua của họ mới gọi là đế, vua các nước nhỏ hơn thì gọi là "vương", thấp hơn "đế" một bậc

- Ở đây, tác giả dùng từ "đế" để nhấn mạnh vị thế dân tộc

- Đất nước Đại Nam, người Nam sở hữu

- Câu thơ được ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3

- Đã thể hiện niềm tự hào dân tộc

- Có thể thấy, đây là lần đầu tiên trong một tác phẩm thơ văn, vấn đề chủ quyền dân tộc được khẳng định mạnh mẽ đến thế

- Chủ quyền và lãnh thổ đã được định sẵn ở sách trời

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

"Sách trời định phận rõ non sông"

- Hai từ "tiệt nhiên" dùng để chỉ sự tất yếu mà ai cũng có thể nhận biết

- "Định phận" là đã được định phần rõ ràng 

- "Thiên thư" là sách trời, cho thấy tính pháp lý của chủ quyền

- Chủ quyền đã được ghi rõ, quy định rõ bằng văn bản của nhà trời

- Đó là chân lý khách quan, không thể chối cãi

- Câu thơ với lý lẽ chắc chắn, giọng thơ đanh thép

- Tác giả diễn tả sự vững vàng của tư tưởng và niềm tin sắt đá vào chân lý 

- Đất nước Đại Nam là nước độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ riêng biệt

- Thế nhưng giặc ngoại xâm vẫn ngang nhiên xâm lược nước ta

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ?

"Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?"

- "Nghịch lỗ" là chỉ bọn giặc làm trái lại với "sách trời', những kẻ làm ngược lại ý trời 

- Hai tiếng "cớ sao" là lời thắc mắc, cũng là lời định tội cho hành vi ngang ngược của giặc ngoại xâm 

- Câu hỏi tu từ nhằm khẳng định lại một lần nữa chủ quyền quốc gia dân tộc

- Câu thơ là lời cảnh báo, khẳng định sự thất bại, bi thảm của kẻ thù khi xâm lược nước ta

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

" Bay hãy chờ coi chuốc lấy bại vong"

- Kẻ cướp nước sẽ chuốc lấy sự thất bại thảm hại, chiến thắng luôn thuộc về chính nghĩa

- "Thủ bại hư" là sự thất bại nặng nề, rằng kẻ làm trái lại với ý trời sẽ chuốc lấy bại vong

- Câu thơ cuối vừa có tính khẳng định, vừa như lời răng đe, cảnh báo trước hành động xâm lược của giặc

- Câu thơ cũng thể hiện niềm tin vào chính nghĩa của nhân dân ta

* Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật

- Bài thơ Nam quốc sơn hà được xem là bài thơ "Thần"

- Bài thơ không chỉ khẳng định về chủ quyền lãnh thổ mà còn là thể hiện lòng yêu nước, tự tôn dân tộc của người Việt

- Tác giả viết theo thể thơ Tứ tuyệt luật Đường, giọng thơ đanh thép, hình ảnh mang tính biểu tượng cao 

- Ngôn từ cô đọng, bài thơ đi vào lòng người đọc bởi nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ

Kết bài

- Thơ ngắn gọn, chứa đựng tư tưởng, tình cảm lớn lao, cao đẹp, giúp ta thêm yêu nước hơn,...



Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top