Thuật hoài

Mở ra từng tranh sử hào hùng của dân tộc , ta không khỏi nán lại ở những trang của đoạn 1225 đến 1400 , nơi hào khí Đông A cao ngút trời , và cũng trong những trang sử ấy ta bắt gặp được người anh hùng dân tộc Phạm Ngũ Lão với lòng mong ước cống hiến hết mình cho tổ quốc . Hào khí anh dũng của lính nhà Trần , niềm khao khát của ông đã được gói gọn trong bài thơ " Tỏ lòng " ra đời năm ...

Phạm Ngũ Lão (1255 -1320) ông là một cái tên không xa lạ gì đối với sử học nói chung và văn học nói riêng . Phạm Ngũ Lão là một danh tướng thời Trần , ông bổi dây với nhiều chiến công hiển hách . Tuy là võ tướng nhưng ông rất thích đọc sách , trong thơ ông nổi bật lên sự chặt chẽ , sắc bén cùng giọng thơ hào sảnh đặc thù của một tướng sĩ . Được sinh ra trong thời kì hưng thịnh của Nho giáo , đi qua bao nhiẻu cuộc chiến tranh giữ nước nên tùe lâu tư tưởng yêu nước , lỗi sống có trách nhiệm đã thấm nhuần trong ông , một lối sống đúng với câu " Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. " Lối sống đẹp ấy đã thể hiện rõ ở Thuật hoài ( tỏ lòng ) là một trong hai bài thơ nổi bật của ông . Bài thơ là một lời ca ngợi cho khí thế quân lính nhà Trần , thể hiện niềm tự hào và khát khao cống hiến của Phạm Ngũ Lão .

Chỉ với hai cầu đầu bài thơ , Thuật hoài đã toát lên bừng bừng một hào khí , đó là hào khí Đông A :

" Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. "

" Hoành sóc " là hình ảnh người lính cầm ngang ngọn giáo trong phong thái oai hùng , dũng mạnh nhất . Đó là một sẵn sàng sẵn sàng chiến đấu , một ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm , không một lời khước từ. " Kháp kỉ thu " đã mấy mùa thu qua rồi, qua bao giang lao hi sinh rồi mà hình dáng ấy vẫn sừng sừng , hiên ngang , không một giây ngơi nghỉ . Không chỉ là tư thế sẵn sàng hi sinh vì nước vì quân , mà " Hoánhocs giang sơn kháp kỉ thu " còn là hình ảnh ngọn giáo được đo bằng chiều kích của non sông nhà Trần . Ngọn giáo ấy thật kì vĩ lớn lao , chắc hẳng rằng người cầm ngọn giáo ấy phải ngang tầm với vũ trụ , với thiên hà ngàn dặm . " Tam quân " là ba quân tiền quân , trung quân và hậu quân hay nói cách khác là cả một dân tộc đất Việt trong thế kỉ 13 được so sánh với " tì hổ " ( hổ báo ) , qua đó thể hiện sức mạnh to lớn, dũng mạnh của nhân dân ta . " Khí thôn ngưu " là khia thế hào hùng , mạnh mẽ nuốt trôi trâu , ở đây là đại diện cho quân ngoại xâm lớn mạnh . Như đã nói , hình ảnh quân lính nhà Trần có tầm vóc ngang với vũ trụ , trong câu này ta thấy được một luồn khí bóc lên át cả đường đi của sao Ngưu trên bầu trời , đó , đó chính là hào khí Đông A muôn đời không phai .

Đến hai câu thơ cuối , tác giả đã uyển chuyển thay thế giọng điệu hào sảng , mạnh mẽ thành giọng nói âm trầm ,sâu lắng , như nột lời tâm sự với ông bạn già , với đứa con thơ về những khát vọng vẫn còn giở gian :

" Nam nhân vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu ."
Đối với nam nhân lúc bấy giờ , khi sinh ra đã định một nợ với quốc gia ,d
ân tộc . Đó là một món nợ công danh . Nợ công danh là gì ? Đó là theo quan niệm Nho giáo , gồm hai phần là " Lập danh" để lại tiếng thơm cho hậu thế ,bước vào con đường làm quan . Còn " lập công " là làm nên chiến công hiển hách góp phần xây dựng đất nước . Kẻ thân lac trai tráng , phải hoanc thành được một trong hai nhiệm vụ này thfi mới còn là hết nợ nước nhà .Đây là một quan niệm sôngs có trách nhiệm được kẻ sĩ bao đời nay ca ngợi như ở " Đi thi tự vịnh " của Nguyễn Công Trứ có nhắc đến " Đi không , há lẽ trở về không / Cái nợ cầm thư phải trả xong ! " hay " Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông ."

Ở Phạm Ngũ Lão , ông đã một thân công danh . Ấy vậy mà ông vẫn khát khao mãnh liệt được cống hiến tiếp , muốn vắt kiệt sức mình để hòa vào dòng sông chảy quanh lãnh thổ nhà Trần chạy dọc theo biên cương , muốn ẩn mình vào núi để sừng sưng che cho Thăng Long Thành một đời yên ổn . Đối với ông một khi chưa thể đạt được nguyện vọng ấy thì khi ngeh đến " thuyết Vũ Hầu " vần là " luống thẹn " . Vũ Hầu hay Gia Cát Lượng là một danh tướng của Trung Quốc ,người đã hi sinh tất cả vì nghiệp nước , một cận thần của (ai đó hổng biết nữa ) . Sự song sánh này vừa là sự tự ái của nam nhi vừa là lời khẳng định về tài năng cũng như lòng trung thành của mình không kém cạnh gì bậc tiền bối đi trước .

Chỉ với bốn câu , hai mươi tám chữ mà Thuật Hoài đã cho thấy được tài năng của Phạm Ngũ Lão ở mặt văn học . Thơ của ông đáp ứng đủ những yêu cầu cơ của thể thơ Đường luật , đó là giọng điệu trang nhã , hình ảnh mĩ lệ , thi dĩ ngôn trí và sử dụng điển tích điển cố thuần thục . Cách nói phóng đại , so sánh đã vẽ nên hìn ảnh người chiến sĩ vừng vàng nơi biên cương , làm cho mỗi lần câu thơ cất lên là y như rằng hào khí của đội quân Sát Thát đang tỏa ngút trời .
. Trái với ngọn giáo dài vắt qua non sông , trái với mong ước được cống hiến lâu dài bài thơ Tỏ Lòng là một bài thơ Đường Luật ngắn ngọn , đạt đến một độ súc tích , cô đọng cao . Qua đó bài thơ đã khắc họa được sức mạnh và khí thế hòa hùng của quân lính nhà Trần , viết lên được khát khao muốn cống hiến hết mình cho quê hương đất nước của Phạm Ngũ Lão . Bài thơ toát lên một hào khí , đó là hào khí Đông A muôn đời không phai .

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #văn10