ngu nhac
Ngũ nhạc Danh Sơn - Trung Quốc
--------------------------------------------------------------------------------
Nhạc - có nghĩa là núi cao, hùng vĩ. Người Trung Quốc đã chọn được 5 ngọn như vậy trong lãnh thổ của mình và gọi đó là Ngũ Nhạc:
Thái Sơn - Đông Nhạc ở tỉnh Sơn Đông
Hành Sơn - Nam Nhạc ở tỉnh Hồ Nam
Tung Sơn - Trung Nhạc ở tỉnh Hà Nam
Hằng Sơn - Bắc Nhạc ở tỉnh Hà Bắc
Hoa Sơn - Tây Nhạc ở tỉnh Thiểm Tây
Dáng vẻ của 5 ngọn núi nổi tiếng này cũng thật phong phú không giống nhau hay trùng lặp. Thái Sơn như tọa (ngồi); Hành Sơn như phi (bay); Tung Sơn như ngọa (nằm); Hằng Sơn như hành (đi); Hoa Sơn như lập (đứng).
Nước Nam ta cũng có Ngũ Hành Sơn nhưng không phân tán như Ngũ Nhạc của Trung Quốc mà tụ hội ngay trên vùng biển Hòa Hải huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng mà du khách đã quen thuộc. Nay giới thiệu sơ lược 5 ngọn núi của bạn:
Thái Sơn như tọa
Thái Sơn có dáng vẻ như ngồi, trong ngũ nhạc đứng thứ ba về độ cao (1.524m), nhưng được mệnh danh là "Ngũ Nhạc độc tôn" và "Thiên hạ đệ nhất danh sơn", bởi vì nơi đây từng chứng kiến các triều đại vua chúa cổ đại cử hành lễ tế đất trời. Thái Sơn thuộc địa phận tỉnh Sơn Đông, bắt đầu từ Trường Thanh trải dài hơn 200 kim qua Phì Thành, Tế Nam đến Thái An. Ngọn chính của Thái Sơn có tên gọi là đỉnh Ngọc Hoàng nằm ở phía bắc thành phố Thái An, từ chân núi lần lên tới đỉnh chúng ta bắt gặp hơn 30 điểm danh thắng cổ tích như đầm Vương Mẫu, cung Đấu Mẫu, đèo Kinh Thạch, lầu Hư Thiên, cầu Trường Thọ v.v... Và sau khi vượt qua 18 bậc hiểm nguy chúng ta bước lên Nam Thiên môn. Tại cửa trời này, tầm mắt ta có thể nhìn bao quát bốn phương thiên hạ. Cũng tài đây, Võ Tắc Thiên cho người dựng "Uyên oanh bi", đến nay chưa rõ bà có dụng ý gì nơi đỉnh cao của thiên địa.
Hành Sơn Như Phi
Theo thần thoại Trung Hoa, Hành Sơn là cánh tay trái của Bàn Cổ. Kỳ thực, hơn 3 triệu năm về trước, Hành Sơn đã được hình thành bởi sự vận động địa chất của dãy Hymalaya, có giả thuyết cho rằng hai núi này là anh em sinh đôi. Hành Sơn có 3 tên cổ là Nam Nhạc, Nam Sơn hay Thọ Nhạc, mà chúng ta thường nghe trong câu chúc:
Phúc như Đông Hải
Thọ tỷ Nam Sơn
Hành Sơn thuộc địa phận tỉnh Hồ Nam, là cả một khối đá hoa cương đồ sộ, thế núi hùng vĩ trông tựa như bay, có 72 ngọn và lấy 5 ngọn Chúc Dung (1.290m), Thiên Trụ, Phù Dung, Tử Cái, Thạch Khang làm chủ phong - đỉnh chính, còn gọi "Ngũ Nhạc độc tú". Nhiều đế vương đã leo lên đây tế lễ và là thánh địa của Phật giáo Trung Hoa.
Tung Sơn Như Ngọa
Tung Sơn là nơi tụ hội, hòa mục của ba tôn giáo Phật, Đạo, Nho: thuộc địa phận tỉnh Hà Nam do Thái Thất Sơn và Thiếu Thất Sơn hợp thành trải dài trên 60 km theo hướng đôn - tây, cũng gồm 72 ngọn và chủ phong là Tuấn Cực cao 1.440m, còn gọi Tung Đỉnh, Tung Sơn có Pháp Vương Tự, Trung Nhạc miếu, Tung Dương thư viện là 3 danh thắng cổ xưa nhất. Bên phía tây Sủng Thánh môn có kho cổ thần, vốn tàng trữ toàn người sắt. Tương truyền năm ấy khi đuổi theo đại sự Nhạc Phi một cây lao vàng đã vút đi mà không quay trở lại. Tung Sơn hay còn gọi là Trung Nhạc, đất trời của các võ công danh tiếng Thiếu Lâm, ngoài Pháp Vương tự còn có Thiếu Lâm tự mà ai cũng hằng mong được đặt chân đến, và cả Quan Tinh đài - nơi ngắm trăng sao, đài thiên văn thiên nhiên.
Hằng Sơn như hành
Còn gọi là Bắc Nhạc, thuộc địa phận tỉnh Hà Bắc. Tương truyền khi vua Thuấn đi tuần thú, nhìn thấy núi này hùng vĩ uy nghiêm, bèn đặt tên như vậy, Hằng Sơn có 108 ngọn, trải dài trên 150km, đỉnh chính là Huyền Vũ Phong, cao 2.017m. Núi có nhiều danh thắng nổi tiếng như Huyền Không tự, Hổ Phong khẩu trên đó sừng sửng một cây tùng cổ chịu đựng sơn phong hơn ngàn năm nay. Du khách muốn chiếm đỉnh cao này là mong được nhiễm một phần tiên khí.
Hoa Sơn như lập
Thuộc tỉnh Thiểm Tây, là đoạn đông của dãy Tần Lĩnh, toàn đá hoa cương, từ xa vọng về, hình núi dựng đứng như một bông hoa và vì vậy mà có tên Hoa Sơn, đỉnh chính cao 2.083m, gọi là Thái Hoa Sơn hoặc Tây Nhạc. Hoa Sơn nổi danh là nơi hiểm nguy, thử thách tài tú của những dũng sĩ leo núi.
Hoa Sơn (华山 hay 華山) như lập (đứng)
Thuộc tỉnh Thiểm Tây, là đoạn đông của dãy Tần Lĩnh, toàn đá hoa cương, từ xa vọng về, hình núi dựng đứng như một bông hoa và vì vậy mà có tên Hoa Sơn, đỉnh chính cao 2.083m, gọi là Thái Hoa Sơn hoặc Tây Nhạc. Hoa Sơn nổi danh là nơi hiểm ngụy.. (Nơi đây diễn ra 3 lần Hoa Sơn Luận Kiếm)
[u]Thái Sơn như tọa (ngồi)[/u]
Thái Sơn có dáng vẻ như ngồi, trong ngũ nhạc đứng thứ ba về độ cao (1.524m), nhưng được mệnh danh là "Ngũ Nhạc độc tôn" và "Thiên hạ đệ nhất danh sơn", bởi vì nơi đây từng chứng kiến các triều đại vua chúa cổ đại cử hành lễ tế đất trời. Thái Sơn thuộc địa phận tỉnh Sơn Đông, bắt đầu từ Trường Thanh trải dài hơn 200 kim qua Phì Thành, Tế Nâm đến Thái An. Ngọn chính của Thái Sơn có tên gọi là đỉnh Ngọc Hoàng nằm ở phía bắc thành phố Thái An, từ chân núi lần lên tới đỉnh chúng ta bắt gặp hơn 30 điểm danh thắng cổ tích như đầm Vương Mẫu, cung Đấu Mẫu, đèo Kinh Thạch, lầu Hư Thiên, cầu Trường Thọ v.v... Và sau khi vượt qua 18 bậc hiểm nguy chúng ta bước lên Nam Thiên môn. Tại cửa trời này, tầm mắt ta có thể nhìn bao quát bốn phương thiên hạ. Cũng tài đây, Võ Tắc Thiên cho người dựng "Uyên oanh bi", đến nay chưa rõ bà có dụng ý gì nơi đỉnh cao của thiên địa.
[u]Hành Sơn Như Phi (bay)[/u]
Theo thần thoại Trung Hoa, Hành Sơn là cánh tay trái của Bàn Cổ. Kỳ thực, hơn 3 triệu năm về trước, Hành Sơn đã được hình thành bởi sự vận động địa chất của dãy Hymalaya, có giả thuyết cho rằng hai núi này là anh em sinh đôi. Hành Sơn có 3 tên cổ là Nam Nhạc, Nam Sơn hay Thọ Nhạc, mà chúng ta thường nghe trong câu chúc:
"Phúc như Đông Hải
Thọ tỷ Nam Sơn"
Hành Sơn thuộc địa phận tỉnh Hồ Nam, là cả một khối đá hoa cương đồ sộ, thế núi hùng vĩ trông tựa như bay, có 72 ngọn và lấy 5 ngọn Chúc Dung (1.290m), Thiên Trụ, Phù Dung, Tử Cái, Thạch Khang làm chủ phong - đỉnh chính, còn gọi "Ngũ Nhạc độc tú". Nhiều đế vương đã leo lên đây tế lễ và là thánh địa của Phật giáo Trung Hoa.
[u]Tung Sơn Như Ngọa (nằm) [/u]
Tung Sơn là nơi tụ hội, hòa mục của ba tôn giáo Phật, Đạo, Nho: thuộc địa phận tỉnh Hà Nam do Thái Thất Sơn và Thiếu Thất Sơn hợp thành trải dài trên 60 km theo hướng đôn - tây, cũng gồm 72 ngọn và chủ phong là Tuấn Cực cao 1.440m, còn gọi Tung Đỉnh, Tung Sơn có Pháp Vương Tự, Trung Nhạc miếu, Tung Dương thư viện là 3 danh thắng cổ xưa nhất. Bên phía tây Sủng Thánh môn có kho cổ thần, vốn tàng trữ toàn người sắt. Tương truyền năm ấy khi đuổi theo đại sự Nhạc Phi một cây lao vàng đã vút đi mà không quay trở lại. Tung Sơn hay còn gọi là Trung Nhạc, đất trời của các võ công danh tiếng Thiếu Lâm, ngoài Pháp Vương tự còn có Thiếu Lâm tự mà ai cũng hằng mong được đặt chân đến, và cả Quan Tinh đài - nơi ngắm trăng sao, đài thiên văn thiên nhiên.
[u]Hằng Sơn như hành (đi)[/u]
Còn gọi là Bắc Nhạc, thuộc địa phận tỉnh Hà Bắc. Tương truyền khi vua Thuấn đi tuần thú, nhìn thấy núi này hùng vĩ uy nghiêm, bèn đặt tên như vậy, Hằng Sơn có 108 ngọn, trải dài trên 150km, đỉnh chính là Huyền Vũ Phong, cao 2.017m. Núi có nhiều danh thắng nổi tiếng như Huyền Không tự, Hổ Phong khẩu trên đó sừng sửng một cây tùng cổ chịu đựng sơn phong hơn ngàn năm nay. Du khách muốn chiếm đỉnh cao này là mong được nhiễm một phần tiên khí.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top