Ngữ Âm
*Sự biến hóa ngữ âm:
- Sự thích nghi: xuất hiện giừa 2 nguyên âm và phụ âm đứng cạnh nhau. Nếu âm tố sau biến đổi cho giống âm tố trước - đó là thích nghi xuôi. Còn nếu âm tố trước biến đổi cho phù hợp với âm tố sau - đó là thích nghi ngược ( ở vị trí 3/4)
- Sự đồng hóa: làm cho giống nhau nhưng chỉ xuất hiện giữa các âm tố cùng loại (nguyên âm với nguyên âm, phụ âm với phụ âm, thanh diệu với thanh điệu)
Vd: muôn vạn -> muôn vàn ; vỏn vẹn -> vẻn vẹn
- Sự dị hóa: xuất hiện giữa các âm tố hay các hiện tượng âm thanh cùng loại, khi một yếu tố biến đổi cho khác yếu tố kia.
Vd: nhỏ nhỏ -> nho nhỏ ; nhạt nhạt -> nhàn nhạt
- Sự bớt âm: là hiện tượng rút gọn để phát âm dễ hơn. Thường xuất hiện trong khẩu ngữ.
Vd: hai mươi mốt -> hăm mốt (bớt âm + dị hóa)
*Âm vị:
Định nghĩa: Theo ông Cù Đình Tú thì :"Âm vị là đơn vị nhỏ nhất của ngữ âm có mang chức năng phân biệt nghĩa và nhận diện từ"
- Âm vị có nghĩa, âm tố không có nghĩa nên phân biệt âm tố phải dựa vào 3 đặc điểm: ngữ điệu, cá nhân, hoàn cảnh.
- Âm vị phụ thuốc vào chức năng nghĩa, giống nhau về nghĩa thì là 1 âm vị, khác nhau về nghĩa thì là những âm vị khác nhau.
- Dựa trên chức năng có nghĩa, nếu có sự phân biệt nghĩa -> âm vị. Vì vậy sẽ có 2 loại âm vị: 1,2,3,4 -> gọi là âm vị âm đoạn tính (có thể chia cắt được) và âm vị siêu âm đoạn tính bao gồm thanh điệu và ngữ điệu (không chia cắt được)
- Các ký hiệu âm vị: xác định đúng ký hiệu âm vị, đúng vị trí sau đó mới đặt trong / /
- Biến thể của âm vị:
+ biến thể tự do (= từ địa phương)
VD: rồi = dồi = gồi, lửa = lả, đàn = đờn
+ biến thể kết hợp (giống với sự thích nghi)
VD: u + i = uy
*Thanh điệu - Ngữ điệu - Trọng âm
- Thanh điệu:
+ Cấu tạo theo đường nét
-Sử dụng - tác dụng: vần thơ - tiết tấu - niêm luật thơ
+ Cấu tạo theo âm vực (cao - thấp)
-tác dụng: tạo từ láy (láy đôi), phân biệt từ láy và từ ghép, sửa lỗi chính tả trong từ láy
- Ngữ điệu: giao tiếp( dấu câu), tình thái (bộc lộ tình cảm thái độ) được thể hiện trong văn chương.
*Âm tiết:
-Tác dụng của âm tiết: xác định tên gọi của một số loại từ: từ đơn âm, từ đa âm tiết. Từ láy, lối đôi, láy 3 láy 4. Căn cứ vào số lượng âm tiết, xác định tên gọi của thể thơ. Xác định niêm luật thơ. Xác định nhịp và tiết tấu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top