Tập 2: Trinh Tiết.
Tập 2: Trinh Tiết.
Trang là một cô gái miền xuôi, thế nhưng mà sau khi hòa bình lập lại, cô cùng với bố mẹ mình lên miền ngược để đi làm khu kinh tế mới. Vốn đã học hết cấp 3, mà cái thời đó thì "giặc đói và giặc dốt" đang đồng hành cung nhau, chính vì vậy mà cô được dân làng nơi cô ở tín nhiệm gửi con em họ cho cô dạy lấy cái chữ. Trong thời kì khó khắn, nào có ai có tiền mà trả cho cô giáo Trang, họ người thì đưa gạo, rau, trứng gà, ngô, khoai... nhà nào khá giả hơn thì có thể là gà, chim trời, hoặc lợn cắp nách. Dẫu biết rằng đồng bào sống dựa vào nhau, và cả làng không có ai là nghèo đói cơ cực. Nhưng mà, sâu thẳm trong thâm tâm Trang vẫn là một cái ước mơ, ước mơ được trở về với phồn hoa đô thị, được về thủ đô làm việc. Cái ước nguyện sâu thẳm trong Trang đó là có thể kiếm được một công việc gì khá hơn hiện giờ, để phụ giúp bố mẹ mình. Dẫu biết hoàn cảnh gia đình không phải là thiếu thốn, nhưng chứng kiến cái cảnh bố mẹ đứng tuổi mà vẫn phải làm việc sớm nắng chiều mưa thì cô cũng không cam lòng.
Nếu nói rằng Trang muốn vươn lên khỏi cái cuộc sống gò bó và có phần cơ cực này thì cũng không hẳn, còn có một cái lí do khác để cô rời khỏi đây, và cái lí do đó chính là vị thầy mo của làng này. Ngay từ cái ngày đầu đặt chân tới cái vùng đất hoang sơ, tới cái bản làng này, gia đình của Trang đã được già làng đưa tới gặp mặt ông thầy mo. Chính từ cái lần gặp đầu tiên, cái ánh mắt lão thầy mo này nhìn cô, Trang đã linh cảm có cái gì đó không đúng rồi. Đó là chưa kể đến những việc mà bố mẹ cô nói với nhau ở bữa cơm, những câu chuyện ma mị về ông thầy mo. Nghe đâu lão thầy mo này được người dân truyền tụng là đã sống hơn 100 tuổi, nhưng ông ta vẫn khỏe mạnh và minh mẫn tựa như mới lục tuần. Điều còn đáng nói hơn nữa là bùa phép của ông ta thuộc vào loại cao siêu, tới mức độ mà không chỉ dân làng này, mà những người dân làng bản khác, thầy mo trong vùng đều phải kính trọng và dâng lễ vật cho ông hàng năm. Người quanh vùng còn đặt cho ông cái tên là "con của thần rừng" vì tài phép của ông mạnh tới mức độ như là thần thánh vậy. Cuộc đời của lão thầy mo này cũng khổ, nghe đâu vợ lão khi sinh hạ được cô con gái thì đã qua đời. Tưởng rằng nỗi đau mất mát tới đó đã là tận cùng, thế nhưng mà con gái của lão tới 16 tuổi thì một lần lên rừng hái thuốc cho bố bị quỷ rừng bắt mất, bỏ lại ông thầy mo một mình sống cô quạnh. Trang đã nghe cái câu chuyện này rất nhiều lần, thế nhưng cô vẫn cảm thấy có gì đó vô lý lắm. Điều thứ nhất là theo như Trang biết, thì thầy mo thông thường là dựng nhà ở cuối làng, và đặc biệt là vẫn nằm gần nhau, vì người dân tộc họ sống dựa vào nhau, đùm bọc nhau. Vậy mà nhà lão thầy mo này nằm tách biệt hẳn, và nằm ở cái nơi âm u hiểm trở nhất vùng. Người dân thì bảo rằng ông ta ở xa làng vì sợ bùa phép của mình ảnh hưởng tới mọi người. Việc thứ hai là nếu như vợ ông ta qua đời do sinh hạ đứa con thì chắc chắn những bà mụ đỡ đẻ phải chứng kiến, đây lại không một ai tận mắt nhìn mà chỉ nghe thầy mo nói vậy. Điều thứ ba, đó là việc con gái ông ta bị quỷ rừng bắt, nếu như ông ta bùa phép thực sự cao siêu thì tại sao lại để cho cô con gái độc nhất bị quỷ bắt? Như vậy chẳng phải là có cái gì đó đáng ngờ lắm hay sao? Có nói gì thì nói đi chăng nữa, Trang có cảm nhận như là dân làng và ngay cả bố mẹ mình kiêng sợ gã thầy mo này nhiều hơn là kính nể. Thêm vào đó, cái cảm nhận của Trang không hề là sai khi mà ngay lần đầu tiên cô thấy ánh mắt của lão nhìn mình, cái ánh mắt mà chứa đầy âm mưu và một mầu đen tối ác độc.
Trong suốt quãng thời gian còn ở trên làng này dạy học, khi cô tới cái độ tuổi đôi mươi thì bắt đầu có một cái cảm giác gì đó bất an, hay nói đúng ra là có một thứ gì đó luôn dõi theo mình mọi lúc mọi nơi. Nhiều lần đang nằm ngủ, Trang như rùng mình tỉnh dậy giữa đêm khi mà cô nghe cái tiếng "kẽo kẹt" như có ai đi lại bên ngoài hành lang nhà sàn. Rồi hình ảnh cái cửa sổ trước khi ngủ đã được đóng lại rồi vậy mà giữa đêm tỉnh dậy lại mở bung ra như khiến cho Trang càng thêm sợ hãi. Điều khiến cô rợn tóc gáy nhất là khi mà cô đưa mắt nhìn về phía cái cửa sổ đó thì một khuôn mặt đang nhìn cô chằm chằm với đôi mắt mở trừng trừng, nhưng chỉ thoáng qua mấy giây rồi cái khuôn mặt đó vụt biến mất. Những việc như vậy diễn ra ngày một nhiều, dù rất sợ hãi thế nhưng Trang vẫn giữ kín và không kể cho bố mẹ mình biết hay như bất kỳ một ai. Những sự lạ ngày một diễn ra thường xuyên và kì quái hơn khiến cô bắt đầu nghi ngờ rằng lão thầy mo trong làng là người đứng đằng sau. Có nhiều lần Trang hết giờ dạy bọn trẻ con đang đi bộ về hướng nhà mình thì cô ngửi thấy một thứ mùi hương thơm rất lạ lan tỏa trong gió, và rồi chỉ trong cái tích tắc, đầu óc cô bỗng nhiên trống rỗng, chân cứ bước mà trong đầu vô định. Không biết do ma xui quỷ khiến thế nào, mà cô lại tự đi thẳng đến nhà lão thầy mo nằm cách xa hẳn làng. Có lẽ điều khiến cô bừng tỉnh để mà dừng chân quay đầu chạy là cứ mỗi khi cô tới trước cửa là y như rằng lão thầy mo đã đứng ở cửa đợi sẵn. Từ trong nhà của lão là một cái khí lạnh đến rùng mình tỏa ra, và cứ mỗi khi cô rùng mình vì lạnh là y như rằng cảnh tượng lão thầy mo tóc bạc già nua, dáng người cao cao, lớp da ngăm đen đã đứng đợi khiến cô kinh hãi mà quay đầu bước vội.
Có thể nói rằng cái lần duy nhất và cũng là lần cuối cùng mà lão thầy mo có thể thực hiện được ý đồ của lão với Trang chính là vào cái lễ hội rằm tháng bẩy của người miền ngược, ngày lễ của ma quỷ theo đúng nghĩa của nó. Vốn dĩ người dân tộc thờ 2 thế lực có phần giống và có phần trái với dân miền xuôi. Nếu nói dân tộc Việt dưới miền xuôi thờ người có quyền năng, đấng tạo hóa của vạn vận chính là Thiên Phụ và Địa Mẫu, xin đừng nhầm lẫn hai vị thần này với Ngọc Hoàng Đại Đế và Nữ Oa của Trung Hoa. Thiên Phụ là tượng trưng cho trời, và Địa Mẫu là tượng trưng cho đất, biểu tượng của việc người Việt thờ cúng họ từ xưa là hình ảnh bánh trưng và bánh dày. Đó là dân miền xuôi, dân miền ngược đa phần có một câu cửa miệng đó là "giàng ơi, rú ơi" thay vì "trời ơi" như là dân miền xuôi. "Giàng" của người miền ngược có thể hiểu được rằng tương tự như Thiên Phụ, là ông trời, đấng quyền năng tuyệt đối. Còn "rú" thì khác, rú không phải tượng trưng cho Địa Mẫu, mà "rú" là để ám chỉ thế lực bóng tối nơi rừng sâu núi cao. Có nhiều tài liệu cũng như nghiên cứu của sử gia hay những nhà văn hóa học đó là "rú" ám chỉ Bà Chúa Thượng Ngàn, người mẹ vĩ đại sánh ngang với Thiên Phụ. Nhiều giả thiết cho rằng do Địa Mẫu là người đã nặn ra hình hài thân xác của dân Nam và Thiên Phụ là người ban cho họ linh hồn thì cái kết luận tạm thời của họ đó là "rú" hay Bà Chúa Thượng Ngàn chỉ là một cái tên gọi khác của Địa Mẫu. Nhưng họa chăng, cái kết luận đó chỉ là lập luận không vững chắc và còn có quá nhiều yếu tố bị phớt lờ, cũng bởi vậy mà "rú" chưa chắc đã là Địa Mẫu. Vậy "rú" ở đây là ám chỉ cái gì? Có một giả thiết đưa ra rất hay và lập luận rất logic đó là "rú" ám chỉ những bóng cây rậm rạp, những cái góc khuất sâu thăm thẳm tối tăm trong rừng sâu núi cao. Nếu "giàng" là trời, là cái ánh sáng trói trang, thì "rú" chính là cái bóng tối hun hút, nơi mà ánh sáng không thể soi rọi tới được. Giả thiết này rất hợp lý, đây chính là một minh chứng cho sự cân bằng của vạn vật, là cái nôi của mọi thế lực tâm linh, của mọi tín ngưỡng trên đất Việt Nam này. Mặt trời có soi sáng chói chang đến mấy rồi cũng sẽ có lúc phải tàn, và bóng tối có bao phủ đến đâu thì rồi cũng phải lui bước mà nhường chỗ cho ánh sáng. Cũng tương tự như việc, đã có thần thánh thì phải có ma quỷ, đã thờ phụng thần thánh thì nên biết sợ hãi ma quỷ, đó chính là cái sự cân bằng hoàn hảo nhất trong tâm linh, tựa như là 2 thái cực, có trắng là phải có đen, trong đen có trắng, trong trắng có đen.
Rằm tháng bẩy chính là tháng thờ phụng "rú" của người dân tộc, đó chính là cái tháng của quỷ núi ma rừng, chứ không đơn thuần là tháng của cô hồn dã quỷ như dân miền xuôi. Tương truyền dân miền ngược khi mà chết đi, người nhà sẽ gửi linh hồn của họ về với thượng ngàn, về với "rú" để mong cho quỷ núi ma rừng cai quản cũng như bảo vệ linh hồn họ. Kể cũng lạ khi mà rất nhiều tộc người Việt trên miền ngược thờ quỷ, phải chăng quỷ của họ chính là thần bóng tối tương tự như Bà Chúa Nguyệt hay sao? Vào cái ngày lễ rằm tháng bẩy đó, dân miền ngược sẽ làm một mâm cỗ to linh đình hơn cả tết, một là để tạ ơn thần "rú" đã luôn bảo vệ linh hồn người nhà họ và đồng thời là không bắt họ đi. Một điểm nữa là mỗi nhà sẽ làm một mâm cơm riêng để đón người nhà của mình, vì đúng vào cái tháng này là "rú" sẽ thả cho vong linh về với gia đình để đoàn tụ. Rằm tháng bẩy diễn ra trong khoảng 20 ngày, bắt đầu từ khi trăng lên cao nhất, và kết thúc khi mà trăng khuất sau núi cao, đó là dấu hiệu báo rằng quỷ núi ma rừng triệu hồn các vong linh quay về. Để tiễn vong thì người ta sẽ làm một mâm cúng thật linh đình, thế rồi họ sẽ buộc những chiếc mõ trước cổ trâu và dắt chúng đi vào sâu trong rừng vào cái buổi tối ngay cái hôm sau đêm mặt trăng khuất. Một đoàn trâu đi trước cổ đeo mõ kêu "lục cục" dắt ma về lại với "rú" dân làng thì cầm đuốc đi theo sau đuôi trâu lá ó hò hét như để tiễn đưa hoặc là để xua đuổi vong hồn người thân đi theo trâu mà về "rú" không nên lưu luyến vấn vương ở lại làm gì, kẻo lại mang hoa cho người thân còn sống. Sau khi đã tiễn ma về lại với thượng nguồn, những con trâu đeo mõ kia sẽ được đưa lại về tới đầu làng. Tại đây, để chắc chắn một điều là không còn vong linh nào bám theo đuôi trâu quay về, thì những con trâu này sẽ bị chém chết ngay tại đây, chém chết trước khi mà anh sáng đầu tiên của ngày thứ 3 tính từ cái ngày trăng khuất sau núi để cắt đứt đường về của các vong linh. Những con trâu bị chém chết này vừa mang ý nghĩa là để siêu thoát, vừa là để tưởng nhớ linh hồn thân nhân đã về lại với rú, và người sống sẽ phải tiếp tục công việc của mình và đợi tới rằm tháng 7 năm sau sẽ gặp lại người thân.
Trang còn nhớ như in cái hôm mà chuẩn bị làm lễ tiễn vong linh về với "rú" đó, suốt từ lúc chuẩn bị mõ tới lúc lùa trâu đi sâu vào rừng. Cô không thấy lão thầy mo đâu, ngay sau khi mà lão làm lễ yểm phép lên những chiếc mõ đeo vào cổ trâu xong là lão ta biến mất. Trang biết rất rõ rằng ngoài việc tiễn vong linh về với "rú" thì thầy mo của làng sẽ phải cùng với 1 số người trong làng bắt những vong linh còn đang luẩn quẩn, vất vưởng không muốn về với "rú" hoặc là không có chốn nương thân. Đối với những vong linh như vậy, thì thầy mo sẽ phái binh lính đi bắt họ về làm quân lính cho mình, những nhà nào mà theo thầy mo thì sẽ đặt bẫy bằng những con bù nhìn rơm, hay như những hình nhân làm bằng lá cây trong rừng buộc quanh hàng rào để những vong linh vất vưởng bám vào đó mà đợi binh lính của thầy mo tới bắt đi. Nghĩ trong đầu là vậy nên Trang cũng chẳng bận tâm gì cho lắm mà tham gia lễ hội rước ma về rú cùng dân làng và cha mẹ mình. Khi mà cả trâu và người đi ra xa khỏi làng rồi thì bỗng bên tai cô là tiếng gió "ù ù". Thoạt đầu Trang không để ý gì mấy nhưng được một lúc thì đột nhiên toàn thân cô như nhẹ lâng lâng, chân bước đi mà không có cảm giác chạm đất. Tiếng người la hét chiêng chống, tiếng mõ trâu như bị cái tiếng "ù ù" bên tai làm cho bé dần rồi biến mất hẳn. Trang đưa mắt lên nhìn về phía toán dân làng đang đi xa mình dần, trên tay họ là những ngọn đuốc đang bị thổi bạt tứ phía bập bùng, mà rõ ràng là cô không hề cảm nhận được một cơn gió nào. Nhưng có lẽ ngay khi mà Trang tính dồn hết sức lực để lao theo toán dân làng đó thì đột nhiên có người nắm lấy tay cô. Trang khẽ giật mình đứng khựng lại, chỉ sau có cái chớp mắt, trước mặt cô hiện ra một người con gái dân tộc mặc đồ đen, đầu đội khăn đang kéo cô đi theo một hướng khác. Trang lúc này như người mất hết tự chủ bản thân, dù cho bốn bề tối mù mịt, thế nhưng mà cô vẫn bước đi ngon lành theo người phụ nữ dân tộc này. Người phụ nữ này cứ đưa Trang đi mãi đi mãi giữa những bóng cây rợp um tùm, Trang thì như bị điều khiển vẫn lững thững bước theo cô ta. Dọc đường thi thoảng Trang có quay đầu nhìn quanh, cô còn thấy nhiều bóng phụ nữ mặc đồ đen không rõ mặt đứng xa gần dưới những lùm cây um tùm, trên những tảng đá. Điều đáng sợ nhất đó là dù cho không nhìn rõ mặt họ thế nhưng mà cái đôi mắt đỏ rực sáng lóe lên đó như khiến Trang cúi đầu bước nhanh hơn nữa. Trang như bị cấm khẩu vì cô muốn hét lên thật to kêu cứu nhưng không thể, miệng vẫn ngậm chặt và chân tiếp tục bước đi trong vô thức.
Hình ảnh nhà của lão thấy mo như hiện ra rõ dần đằng sau cái con đường mòn quanh co với hai bên là um tùm cây. Trang sởn gai ốc khi mà ở trên cửa nhà lão, nơi nóc nhà kia là chìa ra một cái cọc dài, ở trên buộc xác một con chó ngang thân, 4 chi thõng xuống với cái đầu đang ngẩng cao nhìn quanh, hai mắt nó trong đêm khi không đỏ rực tựa như là hai đốm lửa. Trang biết rõ con chó đó treo ở trên cột làm gì, đối với một số dân tộc miền ngược, thì trước cửa nhà ai có treo thần khuyển thì đó chính là nhà thầy mo. Nghe đâu gọi là "thần khuyển" là vì nó giống với phong tục của dân miền xuôi, còn trên thực tế thì cái thứ mà nằm bên trong xác chó lại là một con tà linh trong rừng sâu. Để luyện được "thần khuyển" của người miền ngược, thì khi chó mẹ đẻ con phải dựa theo đặc tính mà tìm ra được một con con thật phù hợp. Sau khi đã chọn ra được, phải giết chết những con con khác để con mẹ toàn tâm chỉ chăm sóc cho cái thân xác của tà linh mà thôi. Khi con chó con đã không còn bú nữa, thì con chó mẹ cũng phải đập chết và hóa lấy tro. Khi đến một độ tuổi nhất định, con chó con được chọn sẽ bị cắt cổ, móc mắt, cắt lưỡi, mổ bụng moi hết nội tạng, não của nó cũng phải cứa hộp sọ vét ra bằng sạch. Cái thây không của con chó con đó sẽ được mang cho vào một thùng nhựa cây, thứ nhựa cây lâu năm có trộn với tro của con chó mẹ ngày nào. Trong suốt thời gian ướp xác "thần khuyển" ngâm trong nhựa cây, cứ đêm đêm người làm bùa sẽ phải tới thi triển phép và yểm vào cái xác đó. Đủ giờ, đủ ngày cái xác được lôi ra treo lên cao để cho nhựa còn thừa sẽ chảy đi hết, để lại một cái xác da bọc xương không bao giờ thối rữa. Công đoạn cuối cùng để mời tà linh nhập vào cư ngụ là mang xác của con chó này vào nơi sâu thẳm tận cùng trong rừng treo ngược nó lên một cái cây lâu năm tụ âm. Nếu như trên đường quay về nhà mà thấy xác con chó nằm trước cửa thì có nghĩa là tà linh không chấp nhận, còn không thì đếm hôm sau quay lại chỗ đó, chắc chắn là con chó đang treo ngược trên cây sẽ khi không tự biến đổi mà treo thẳng như người treo cổ, lúc đó là tà linh đã nhập.
Người con gái mặc bộ quần áo dân tộc này cứ thế kéo Trang đi thẳng tới trước cửa căn nhà sàn của lão thầy mo, đôi mắt Trang bây giờ không còn để ý tới những cái bóng đen đang đứng xung quanh nhà sàn và trên hiên nhà nữa. Cô chỉ nhìn chằm chằm vào con "thần khuyển" đang treo trên cao với đôi mắt sáng rực kia đang quay đầu mà nhìn cô phát ra những tiếng gầm gừ. Khác với mọi lần khi mà Trang như mất lí trí tự tìm tới nhà lão thấy mo thì lão đã đứng sẵn ở cửa đợi cô, vậy mà lần này không thấy lão đâu nữa. Người con gái dân tộc này dắt Trang kéo cô leo lên bậc thang để lên nhà sàn. Trang trong đầu có phần cảm thấy hơi sợ hãi khi mà leo lên thang nghiêng để lên nhà sàn mà người con gái kia lưng vẫn đứng thẳng tắp kéo cô. Khi hai người họ đứng ở phía trước hiên nhà sàn thì cái cánh cửa làm bằng tre nứa bắt đầu phát ra những tiếng "kẽo kẹt" tự động mở khiến Trang sởn gai ốc. Người con gái đó kéo Trang vào, bên trong gian nhà sàn rộng mênh mông này tối mò mò không có một bóng đèn hay ngọn nến, chỉ là cái thứ mùi của rễ và lá cây như khiến cho đầu óc của Trang quay cuồng và muốn nôn mửa. Do là mắt từ nãy giờ đi đường rừng núi tối om om nên con ngươi trong mắt Trang như đã quen dần nhìn trong bóng tối phần nào. Người con gái dân tộc này dắt cô vào một căn buồng cuối nhà sàn có vách ngăn đang hoàng. Sau khi đặt Trang ngồi lên một tấm nệm không biết làm bằng gì mà êm lắm, Người con gái này đặt Trang ngồi xuống tấm nệm thì cô ta cũng đứng đó nhìn Trang một lúc, rồi cô ta lùi bước lẩn vào trong bóng đen biến mất.
Trang cứ ngồi im lìm trên tấm đệm giữa lòng bóng tối, trong đầu cô bây giờ hiện lên một câu hỏi "tôi đang đợi cái gì?". Bất ngờ, bên tai của Trang bắt đầu bắt được âm thanh lạ, đó là cái tiếng thở rất khẽ nhưng mà đều đặn, cứ như thể có người đang đứng ngay trước mặt cô, ngay trong cái bóng tối kia vậy. đột nhiên có hai bàn tay túm chặt vào chân cô, thay vì giật thột người đứng bật dậy thì Trang lại từ từ ngả người mình ra tấm đệm đó như có ai điều khiển, cứ như thể cô biết rất rõ mình cần phải làm gì.
Cái đôi bàn tay kia từ từ lần mò khắp từ bắp chân rồi lên tới đùi của Trang. Đôi bàn tay đó cứ lướt từ từ lên tới vùng bụng, bất ngờ một khuôn mặt xuất hiện,Trang khẽ rùng mình khi mà cái khuôn mặt này úp thẳng vào vùng kín của cô. Cái tiếng mũi ngửi "khìn khịt" vang vọng trong bóng đêm, tuy bé nhưng lại rất rõ ràng vang vọng trong sự tĩnh lặng. Trang vẫn nằm im bất lực, cô kinh hãi muốn gào thét và thoát thân nhưng không thể, toàn thân vẫn thả lỏng tựa như là hệ thần kinh tê liệt, não bộ không thể truyền tín hiệu xuống chân tay được vậy. Cái mặt này cứ thế áp sát hơn vào vùng kín của Trang, cô có thể cảm nhận được cái mũi của kẻ dâm tặc này cứ cọ vào cái quần của mình mà cố hít lấy cái mùi toát ra từ âm đạo. Dù cho có là trong cái bóng tối bao phủ không rõ ai với ai này, nhưng Trang vẫn cam đoan rằng cái kẻ đang dở trò đồi bại kia chính là lão thầy mo. Nằm đây chịu trận mà Trang như nhớ lại hình ảnh cái ánh mắt mà lão thầy mo nhìn mình kể từ cái lần đầu tiên mình bước chân tới cái vùng đất này, đó chính là cái ánh mắt đầy dục vọng ham muốn của một lão già đồi bại. Cái tiếng "khịt khịt" phát ra được một lúc chợt thay vào đó là một tiếng cười khểnh, thế rồi cái gương mặt đó từ từ ngẩng lên, lão thầy mo lùi lại vào trong bóng tối như thể chuẩn bị cái gì đó. Trang vẫn nằm trên đệm bất lực không cử động được, cô muốn vùng dậy lắm, muốn bỏ chạy lắm nhưng không thể.
Cái suy nghĩ bị lão thầy mo làm nhục đã hiện ra rõ mồn một trước mắt Trang, thế nhưng mà cái cảm giác như có ai đó đang đứng trong phòng lại xuất hiện. Trang cố liếc mắt nhìn, lần này thì lại là một cô gái dân tộc khác hiện ra. Cô gái này có bộ tóc dài quá lưng, trên cổ và cổ tay lộ rõ vết bị trói đến rách da rỉ máu. Điều khiến Trang bắt đầu sợ hãi và run rẩy hơn nữa là toàn thân cô gái dân tộc này không một mảnh vải che thân, năm đầu ngón tay thì như bị tõe móng tróc gẫy, cô ta đưa cái khuôn mặt buồn bã đến rợn người nhìn chằm chằm vào Trang. Dẫu biết rất rõ đây là một vong hồn thế nhưng Trang lại không cảm thấy sợ như những cái bóng đen mà cô đã thấy, bằng chứng là việc cơ thể của ma nữ này liên tục run lên bần bật, cái ánh mắt của cô ta thì lại toát lên một nỗi niềm, một cái đồng cảm tựa như là cô ta biết chuyện gì sẽ xảy ra với Trang vậy. Bất ngờ ma nữ này bước vội về phía cô, cô ta kéo tay Trang ngồi dậy, vòng một tay qua bả vai cô ta và dìu Trang bước vội trong bóng tối mà tiến về phía cửa chính của căn nhà sàn. Khi cả hai người tới đứng trước cửa ra vào, cánh cửa nhà tự động mở, thứ ánh sáng yếu ớt từ bên ngoài soi rọi vào trong căn nhà tối, nhưng nó chỉ có thể rọi tới đúng chỗ hai người đang đứng mà thôi. Bất ngờ, vong nữ liền đẩy Trang khỏi hiên nhà, cô lăn lóc mấy vòng trên cầu thang rồi nằm sấp mặt trên nền rừng núi.
Kỳ tích như xuất hiện, Trang vừa ra khỏi căn nhà đó và khi mà người cô chạm vào đất thì cô như lấy lại được sức mạnh và có thể cử động được. Trang ngồi phắt dậy quay người lại nhìn vong nữ vẫn đang đứng ở cửa sững sờ. Vong nữ này vẫn không nói một lời, cô ta khi thấy Trang đã cử động được thì vội vàng lắc đầu và đưa tay ra hiệu chỉ trỏ cho Trang mau mau chạy khỏi đây, chạy khỏi căn nhà của lão thấy mo tàn ác này. Trang phải mất mấy giây định thần, cuối cùng cô cũng đứng dậy cắm đầu cắm cổ mà chạy. Vừa chạy Trang vừa quay đầu lại nhìn, trước khi mà nhà của lão thầy mo khuất dạng, cô tận mắt trứng kiến vong nữ kia như bị bàn tay vô hình kéo giựt lại vào sâu bên trong căn nhà, rồi tiếp đến là cái cánh cửa chính đóng sập lại. Trang cắm đầu cắm cổ chạy lại về làng, khi cô vào làng cũng là lúc mà dân làng đã tiễn vong linh về với "rú" xong và đang mổ trâu làm cỗ. Trang đứng chống tay xuống đầu gối mà thở hồng hộc, mẹ cô lúc này mới nhìn cô nói:
- Con vừa đi đâu thế?
Trang không trả lời chỉ đứng đó thở như để định thần, cái cảm giác bất an đã tan biến, thay vào đó là cảm giác an toàn khi ở bên bố mẹ mình. Trong suốt thời gian làm thịt trâu, Trang liên tục quay đầu nhìn về phía nhà lão thầy mo nơi xa xăm kia, trong đầu cô là một câu hỏi mới "người con gái dân tộc đó... không lẽ nào... là con của lão thầy mo?".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top