TÌM VỀ NƠI HẠNH PHÚC p1

TÌM VỀ NƠI HẠNH PHÚC

March 5, 2015Trần Như Ta

Thế là người ấy đã lấy vợ rồi, còn thương Hà sao lại xây hạnh phúc với người con gái khác? Hà cứ tự hỏi mình đến cả nghìn lần như thế từ khi nhận được thiệp cưới của Hoàng. Hai người chia tay nhau cũng hơn 1 năm , nhưng chưa bao giờ Hà có thể thôi nhớ về cậu ta, bởi vẫn rất nhiều cuộc điện thoại lúc 11h đêm, và kéo dài đến 1-2 giờ sáng. Và hôm nay nữa, ngay trong đám cưới, trước sự ngỡ ngàng của hàng chục bạn bè thân thiết, Hoàng đã hôn thật nhẹ lên môi Hà. (Rất may là ko có vợ cậu ta ở đó).

Hà sinh đầu năm thì Hoàng sinh cuối năm, tính theo tháng thì cậu ta còn phải gọi cô bằng chị, nhưng Hoàng luôn tỏ ra rất chững chạc trước Hà để lấp đi khoảng cách bé xíu ấy. Hoàng không cao, khuôn mặt không có gì đặc biệt ngoài đôi lông mày và bờ môi đậm chất nữ tính. Hà vẫn hay trêu cậu ta là “gã đàn bà nặn dở’’ của đất Vĩnh Tuy, có thể vì Bố Hoàng thích sinh con gái đầu lòng, nhưng mẹ cậu lại muốn đẻ con trai cho chắc chắn, nên cậu ta mới dở dở ương ương như thế. Cuối cùng, vì bố Hoàng có người đàn bà khác, nên cậu ta mãi mãi không có đứa em nào. Hoàng chứng kiến mẹ mình sống trong sự cô đơn, tủi hờn bao nhiêu năm mà hận bố vô cùng. Trong tâm hồn cậu, tình yêu không có sự chắc chắn, cậu rất cần một người con gái mạnh mẽ đủ rộng lượng để đi bên cạnh. Hoàng đã chọn Hà, nhưng đã đánh mất cơ hội để được nắm tay cô đi đường dài, cô ghét sự không thủy chung.

Hà cho Hoàng sự sĩ diện bằng cách để cậu ta được thể hiện trước bạn bè là người đã chia tay cô, Hà không quan tâm mọi người xì xào bàn tán về mình, nhưng Hoàng thì rất sợ mất mặt. Rất nhiều lần sau đó, Hoàng đã gọi điện và hỏi “em còn nhớ anh không”, Hà đều trả lời “còn”, nhưng để nối lại tình cảm giữa hai người thì không bao giờ. Hà có thể quên việc cậu ta lén lút tán tỉnh đứa con gái khác sau lưng cô, nhưng dấu ấn về sự phản bội thì đã thành hình không thể xóa bỏ. Suốt cuộc đời này, cô sẽ không bao giờ quên được tình yêu của tuổi đôi mươi ấy, nhưng để gắn bó với nó thì không, chắc chắn không. Hoàng tham lam hay vẫn còn yêu cô mà tiếp tục gọi điện, rồi gợi nhớ kỉ niệm của hai người như thế? Người yêu mới của cậu sẽ nghĩ gì nếu biết cậu làm như vậy? Cô ấy sẽ cho rằng Hà là người chen vào mối quan hệ của họ thì sao? Hà không muốn thế, nên đã chủ động gác máy điện thoại mỗi khi đồng hồ tới 23h. (Cách đây hơn chục năm thì chỉ có ddt bàn thôi ạ)

Hôm nay, tức hơn một năm sau ngày chia tay Hà, Hoàng làm đám cưới với cô bé người Phú Thọ làm cùng xưởng sản xuất. Cậu ta đã tới tận nhà đưa thiệp mời cho Hà, cô không thể từ chối. Vì học gần nhà, nên Hà chỉ có xe đạp, trong khi đó nhà Hoàng lại cách 13km, nên Hà quyết định bắt xe buýt. Cô cũng muốn mượn chiếc xe máy của bố hoặc anh trai, nhưng vì trước đó Hà đã hùng hổ tuyên bố trước cả nhà rằng cô sẽ cưỡi trên con xe do chính cô mua được, chứ không thèm động đến xe của ai hết, nên Hà đành tặc lưỡi đi “ô tô” vậy. Bố mẹ Hà kinh doanh tại nhà, và muốn cô rảnh rỗi thì vào phụ giúp, nhưng Hà không chịu vì đã quá quen với những công việc đó , chúng nhàm chán và không thú vị gì. Cô muốn bay nhảy đi làm part-time tại các cửa hàng hoặc công ty nhỏ, lấy kinh nghiệm và được va chạm xã hội nhiều hơn. Mẹ cô điên tiết, cắt mọi khoản tiền tiêu vặt, và nhất quyết không mua xe máy cho cô đi học như đã hứa. Hà bướng bỉnh không kém, tiếp tục lọc cọc con xe địa hình từ thời cấp 3 rong ruổi khắp mọi con phố để xin việc, rồi nửa buổi đi học, nửa buổi làm thêm. Bạn bè ở trường đứa nào cũng xúng xính xe xịn , quần áo sang, chỉ riêng mình cô là người thủ đô cưỡi xe hai cẳng. Ai biết được Hoàng sẽ cưới sớm thế để mà hạ mình xuống xin mua xe máy cho oai chứ? Mà cũng chẳng cần, cô không cần ai phải trầm trồ chỉ vì cái xe cả, họ trố mắt ra vì cô đi “ô tô” cũng được thôi. Hị hị.

Hoàng để tóc hơi dài, kèm theo đó là vài cái râu lún phún, trông cậu ta hơi bị “anh chị”, ngoại hình cố gắng che lấp những nét nữ tính trên khuôn mặt. Ai mới gặp thì sẽ nghĩ cậu ta chơi bời nghịch ngợm, nhưng thực chất Hoàng lại khá tình cảm và đôi phần ủy mị. Khi yêu, cậu ta biết cách quan tâm tới đối phương, thậm chí là hết mình , hiểu tâm lí và khá chiều. Chỉ cần không tỏ ra tinh tướng và coi thường cậu ta, thì mọi thứ Hoàng mang lại đều đậm chất lãng mạn. Học về công nghệ thông tin, nhưng từ khi chia tay Hà, Hoàng lại bỏ dở việc học, rẽ ngang đi làm ở xưởng của bố, chắc là để nối nghiệp ông.

Nhìn thấy Hà bước vào sân, Hoàng đang đứng cạnh vợ liền chạy ra, cười rạng rỡ:
-Em đi gì tới đây?
-Tôi đi xe buýt.
– Sao lại đi xe buýt? Nhà nhiều xe máy thế sao không đi?
– Đi xe buýt cho oai.
– Có bị say không?
– Say sắp chết rồi đây. Có nước không?
– Đi vào nhà trong đi, mọi người đang ở đấy, anh sẽ lấy nước cho.
– Thôi, lo tiếp khách đi, tôi tự tìm.

Hoàng biết là Hà bị say xe kinh khủng, mặc dù suốt mấy năm cấp 3 và đại học cô đã tập đi xe buýt từ nhà đến trường mỗi khi đi học thêm, nhưng Hà vẫn chưa quen, tiền đình của cô cực kì tệ. Cô muốn tập đi xe buýt vì thích được làm thư kí cho giám đốc (mơ mộng), mà như thế là phải đi ô tô , say xe thì không thể thực hiện ước mơ đó. Nhiều lần Hoàng gõ đầu cô và nói: “Lùn và xấu như em người ta còn không cho làm chân rót nước bưng bê nói chi là thư kí, thôi về làm cho bố mẹ đi cho nhàn”. Hà vênh váo “còn lâu” và quyết tâm học đi xe ô tô cho bằng được. Cái tính bướng bỉnh ấy nhiều lần làm Hoàng khó chịu, nhưng vì Hà nói được là phải làm được, nên cậu ta đành chào thua.

Hà đã mặc bộ đồ đẹp nhất của mình rồi, mà so với các bạn gái thân của Hoàng, cô chẳng khác nào con vịt lạc giữa bầy thiên nga. Phần lớn các cô ngồi đấy Hà đều biết qua lời kể của Hoàng, nhưng cô không ngờ họ lại xinh đẹp, nữ tính và sành điệu như thế. Họ nhìn Hà với ánh mắt theo kiểu: “Bao năm rồi nó vẫn chẳng thay đổi, bảo sao mà thằng Hoàng chả đi lấy người khác”. Hà phớt lờ những ánh mắt ấy, cô khẽ gật đầu chào, rồi ra ngồi cạnh Huy, bạn thân của cả 2 đứa. Nói chuyện với Huy một lúc thì Hoàng bước vào, tay cầm theo li rượu, chắc là vừa đi chúc một vòng, nhưng không thấy vợ đâu. Hoàng len vào chỗ trống cạnh Hà, đặt một tay lên vai cô, còn tay kia giơ cao yêu cầu mọi người nâng li. Hà cầm cốc nước lọc cho lấy lệ, vì cô mà uống rượu bây giờ, tí nữa đi xe buýt lại cho chó ăn chè thì dở hơi lắm. Thấy vậy, mấy cô bạn kích vào:
-Bạn kia ơi, cầm rượu lên chứ, ai lại chúc bằng nước lọc thế, vợ chồng người ta lại nhạt nhẽo thì sao. Phải cay nồng như rượu thì mới bền chặt chứ.
– ……… (cười cười)

Hà không bận tâm, nên chỉ cười xòa cho qua chuyện, nhưng họ không tha. Hết người nọ đến người kia nói khiến cô đỏ bừng cả mặt, vì ngượng và tức. Thấy Hà bị làm khó, Hoàng cúi xuống dịu dàng nói nhỏ:
-Em cầm rượu lên lấy lệ thôi
-…… (đang lưỡng lự)
– (cả nhóm) lấy lệ là thế nào. Phải uống chứ.
-…… (lại đỏ mặt)
– (Hoàng) Thôi mọi người ơi, Hà không uống được đâu, để cô ấy nhấp môi lấy lệ một chút thôi.
-(cả nhóm) cứ cầm chén rượu lên đi đã,
– Thôi, được rồi, rót cho Hà chén nhỏ đi.

Hoàng không rót rượu trắng, mà san từ li của cậu ta sang chén một chút rượu vang để Hà uống. Cả hai mâm cùng cạn li rồi vỗ tay ầm ầm. Vừa hạ chén, ngẩng mặt lên thì Hà thấy Hoàng cúi xuống, hôn nhẹ lên môi cô trước sự hú hét của hơn chục con người. (Ngồi nhà trong nên chỉ có 2 mâm, quan khách lớn tuổi thì ở ngoài sân). Hoàng nhìn Hà như xoáy vào tận não cô, nhưng Hà chỉ đỏ mặt, nhìn đi chỗ khác, rồi gạt cậu ta ngồi sang bên. Một dòng máu nóng chạy rần rần khắp mặt Hà, tim đập thình thịch. Cô xấu hổ vì sự náo nhiệt của bạn bè, run rẩy vì cái hôn và ánh nhìn của Hoàng, lo sợ vì không biết vợ cậu ta có thấy không. Hà quay sang nhíu mày nói nhỏ chỉ hai người nghe:
-Điên à…..?
-Nhớ anh không?
-Bao nhiêu người ở đây
-Kệ họ, toàn bạn bè mà
-Cậu bỡn cợt tôi trước mặt mọi người thế à
-Tôi chỉ muốn em không quên nụ hôn của tôi thôi.
-Xì….đi tiếp khách đi.
-Uh, ngồi chơi vui nhé.
Nhân lúc mọi người không để ý, Hà nhờ Huy chở ra bến xe buýt để về, cô không tìm gặp vợ chồng Hoàng để chào, cô thấy mình lạc lõng giữa một đám cưới đông người. Có gì đó cứ nghèn nghẹn ở cổ Hà, không phải thức ăn, vì cô có nhét vào bụng được mấy đâu. Đó là cảm xúc gì mà Hà không thể gọi tên hay miêu tả rõ ràng, cô chỉ thấy mình muốn nắm chặt bàn tay, hét lên câu gì đó, để cái cục đang mắc ở họng ấy bay ra ngoài cho dễ thở hơn. Thế là người ấy đã lấy vợ rồi, còn thương Hà sao lại xây hạnh phúc với người con gái khác? Hà lại lặp lại câu hỏi này trong đầu mình dù trước đó đã thắc mắc hàng nghìn lần. Cô không cảm thấy hãnh diện sung sướng gì khi Hoàng hôn cô ngay trong đám cưới của cậu ta, chỉ là sự đùa cợt cho vui thôi, nếu ai hay tưởng bở thì sẽ thích lắm vì cho rằng Hoàng còn yêu mình hơn cả vợ. Nhưng Hà thì lại thấy khó chịu vì hành động đó của cậu ta. Hoàng làm thế là không tôn trọng cô và cảm xúc của cô. Cậu ta chờ đợi một phản ứng khác của Hà thể hiện sự vấn vương tình cảm , nhưng Hà chỉ tỏ ra thờ ơ bình thường nhất có thể. Nhưng lúc này thì Hà lại buồn, đi đám cưới người yêu cũ thì khó tránh khỏi xao xuyến, Hà biết nên cố để mình hướng sang một suy nghĩ khác. Suy nghĩ về con đường trước mặt cô đây.

Cố gắng chiến đấu với cái say xe thì rồi xe buýt cũng cho cô xuống bến ở Kim Mã đoạn gần Vạn Bảo. Hà chạy vội vào hàng rào bên đường, ngồi lên đó, cố gắng hít hà càng nhiều không khí càng tốt. Rồi khi thấy đỡ hơn, cô theo bậc cầu thang cạnh đó đi xuống con đường bên dưới. Đoạn đường bên dưới này thấp hơn hẳn đường Kim Mã, tên nó là gì mà cả mấy thập kỉ nay cô không thèm quan tâm hay để ý dù hầu như tuần nào cũng đi qua nó vài lần. Một bên đường là dãy nhà dành cho người nước ngoài ở, có lính canh hẳn hoi, còn một bên là giáp đường Kim Mã, với hàng cây xanh mát và bãi cỏ trải dài. Rất nhiều đôi đến đây chụp ảnh cưới, nhất là đoạn có bến xe buýt và bậc thang này. Hà rất thích con đường, không quá đông người qua lại, sạch sẽ và xanh mướt một màu. Hồi cấp 3, mỗi khi đạp xe sang nhà bạn ở Nguyễn Thái Học, cô đều đi qua đây, ngắm nghía những chậu cây cảnh đẹp mắt ở dãy nhà bên đường, thỉnh thoảng gặp người nước ngoài chơi bóng rổ với con họ ở sân, hoặc các anh/chị xinh đẹp tạo dáng chụp ảnh, và thường xuyên có một chú chó cực to, lông xù bóng mượt được chủ dắt đi chạy cùng vào buổi sáng. Hà từng đếm xem trên đường có tất cả bao nhiêu cây, nhưng chưa bao giờ cô hoàn thành việc đó vì lại bị phân tán bởi người/vật xung quanh. Cũng nhiều lần Hà cố hỏi mọi người xem cái hàng cây đấy là gì mà lạ thế, chỉ có thân cây thật to, rồi lá mọc ra từ thân cây ấy, nó không có các cành nhỏ để vươn dài, nên cứ mỗi mùa bão đến là cây lại bị cưa cụt cho khỏi đổ, nhìn đến là thương.

Hà ngồi xuống bậc thang để nghỉ thêm chút nữa, đang là buổi trưa nên đường khá vắng. Chỉ có mấy chiếc taxi đậu gần trường quốc tế, đôi ba dòng xe người qua lại, và thỉnh thoảng là các tốp học sinh mặc đồng phục ríu rít tới trường. Hà hồi tưởng đến thời cấp 3 đầy trong sáng và mộng mơ giống như các em ấy, vô tư nói cười mà không vướng bận chút buồn phiền nào. Một số bác xe ôm thấy Hà ngồi đấy thì hỏi xem có đi không khiến cô khá khó chịu. Đang lúc thả hồn vào cây cỏ thì lại có người chạy xe rà rà tới rồi gọi, mặc dù cô đang đứng rất gần bến xe buýt đấy thôi, mà họ vẫn không chịu tha. Cô phải ngồi đến 20p, vài chiếc xe màu đỏ-vàng đã chạy qua mà Hà vẫn không thèm lên. Thực ra, nhà cô chỉ cách đây hơn 1km, Hà định đi bộ về, nhưng do trong lòng còn đang mải suy nghĩ , và cảm giác say xe còn mệt mỏi, nên cô mới nán lại ở đây. Một chiếc xe taxi có số DT: 04 8262626 (ngày đó chưa có đầu 3) dừng thẳng chỗ Hà ngồi. Anh lái xe mở cửa bước xuống, tiến đến lề đường , nhìn Hà hỏi:
-Anh thấy em ngồi đây lâu rồi sao không bắt xe. Về đâu anh chở?
-Em tính đi bộ cho khỏe.
-Vậy sao còn ngồi đây
-Có ảnh hưởng gì tới anh không?
-Không, anh đậu ở kia từ trước lúc em ngồi đây, thấy lo cho em thôi. Giữa trưa không về nhà còn tha thẩn ở đây làm gì.
-Có ai quanh đây định bắt cóc em à? (Cười lém lỉnh)
– Hì, dễ lắm đấy, em phải cẩn thận.
– Em về ngay chỗ bệnh viện 354 thôi, anh có chở không? (cười lém lỉnh tiếp)
-Eo, gần thế thì đi bộ đi.
-Thì em định thế ngay từ đầu mà.
-Hì, thế thì về đi.
-Rồi rồi, phiền quá.

Hà đứng dậy, phủi phủi mông quần, rồi đi thẳng ra phía Vạn Bảo để về nhà. Bước chân có vẻ nặng nề, vì thực sự cô hơi đói, và cảm giác biêng biêng do say xe vẫn chưa hết. Hôm nay, Hà còn bày đặt đi giầy cao tận 7cm, nó đang tra tấn đôi chân cô khủng khiếp. Hà nghĩ tới việc gọi xe ôm, đoạn đường tuy không xa nhưng chắc là sẽ có người đồng ý chở. Ngó nghiêng mãi chẳng thấy ai có dáng vẻ nghề nghiệp tài xế, Hà hơi nản, nhíu mày và hơi bực dọc. Điên thế chứ, lúc nãy bao nhiêu người hỏi thì không đi, giờ muốn cũng chẳng có. Chiếc taxi lại tiến tới gần, anh lái xe gọi với qua cửa kính:
-Thôi, lên xe anh chở đi một đoạn cho khỏi đau chân
-…….

Hà tiến gần lại cửa xe, cúi xuống, rộng ngoác miệng cười rồi hỏi bằng một giọng giả nai chính hiệu:
– Nãy giờ sao anh chưa lượn đi thế? đang tính bắt cóc em đấy à?
-Em thì ma nó thèm bắt cóc, bán chả được giá, ha ha
– Haizzzz……..(tức xì khói)
-Thôi, lên anh chở giúp thôi, không vào ngõ là được.
-Hị hị, miễn phí cho em một đoạn nhé. (cười cực kì cực kì gian xảo)
-Có chở em về tận nơi cũng chẳng hết 20 nghìn đâu.
-Nhưng em không có tiền.
-Vừa giờ anh thấy em dáo dác tìm xe ôm mà.
-Haizzz……… (ngượng gần chết)

Thấy cô bé nhăn nhăn mặt, chắc là chống ngượng đây, anh taxi cười xòa:
-Thôi, anh đùa đấy, tiện đường về sảnh anh chở em một đoạn, gọi là làm phúc nhé.
– Hị hị, có thế chứ.
(Thời điểm đó, xe taxi chưa được lắp mắt thần nhé)

Không phải Hà không có tiền, chẳng qua là thấy anh lái xe nhiệt tình quá, cô muốn đùa anh thôi. Ngồi vào xe rồi, cô mới để ý là anh ta khá đẹp trai, mà phải nói là cực kì thư sinh, chẳng thấy có điểm nào phù hợp với nghề nghiệp cả. Mặc dù chỉ đơn giản trong chiếc đồng phục màu xanh xấu thậm tệ, nhưng anh ta lại rạng lên nụ cười đẹp tuyệt với hàm răng nhỏ nhắn đều tăm tắp. Khuôn mặt chẳng tròn cũng chẳng dài, lông mày đậm đều, mắt to và lông mi cong. Chiếc mũi thì cao và vừa vặn với khuôn mặt. Da ngăm ngăm nhưng mịn, không một vết tích của mụn trứng cá hay thủy đậu . Hà chỉ thấy buồn cười vì mái tóc chẻ đôi giống Đan Trường, nhìn cực kì ngớ ngẩn so với khuôn mặt. Thân hình anh ta không cao lắm, hơi gày, đặc biệt là Hà ghét đôi bàn tay của anh ta, nó nữ tính và có móng dài cắt nhọn. Cô cười thầm trong đầu: “Ẹc, không khéo là xăng pha nhớt.”

Người anh ta đã có thứ khiến Hà phải nhịn cười rồi, đến khi nhìn bảng tên và ảnh thì cô không thể kiềm chế mà phọt ngay ra một câu hỏi vừa logic vừa ngớ ngẩn:
-Phạm văn Nguyễn?, Nguyễn là họ mẹ anh à?
– Hì, không phải
– Anh có anh/chị/em nào tên là Trần, Ngô, hay Bùi, đại loại thế không?
-Có, sao em biết?
– Ha ha ha…., chắc chắn là bố anh muốn họ của mình là bố của các họ khác rồi.
– Hì hì, em đoán chuẩn đấy.
– ……..

Hà không biết sao mình lại có thể nói chuyện vui vẻ với anh lái xe như vậy, anh ta tạo cho cô cảm giác khá thoải mái, không ái ngại vì là người lạ, giọng anh ta khá nhẹ nhàng. Đoạn đường rất ngắn, nên chỉ đôi ba câu thế thôi là đã tới cổng bệnh viện 354. Anh lái xe quay sang hỏi Hà:
-Em xuống ở đây à?
– Ôi ôi không, nhà em ở sâu trong phố Đội Nhân cơ.
– Thế à, anh dừng ở đầu ngõ nhé.
-Anh ơi, nhưng ngõ đó sâu lắm, mà nó cũng rất rộng, chẳng kém gì ngoài này, anh quá giang vào một tí nữa thôi
-Thôi, vào đó quay đầu anh ngại lắm. Em chịu khó đi bộ đi
-Eo, đã làm phúc thì làm cho chót đi. Sảnh của anh ở đâu?
-Ở KS Daewoo.
-Thế thì anh cứ chở em vào ngõ đi, em sẽ chỉ đường cho anh đi thẳng lên Bưởi, rồi ra Đào Tấn, anh khỏi phải quay đầu.
– Cô bắt tôi mua đường à? Đã được ăn xôi lại còn đòi xôi gấc?
– Em không thích ăn xôi gấc, em hay ăn xôi đỗ hơn.
– Hì……. (phì cười). Thôi thôi, xuống đi
– Thôi thôi, đi tiếp đi. (nhại giọng)
– Có xuống không là anh chở ra KS luôn bây giờ.
– Èo, anh rắn thế nhờ. Em mà không đau chân thì cũng chẳng thèm nhờ anh đâu. (vừa bụng xịu, vừa mở cửa xe, mặt thì nhăn nhó)
– Không cảm ơn lại còn phủi.
– Tại anh phũ quá í.
– Chậc chậc, con gái gì mà lì lợm. Thôi được rồi, đóng cửa xe vào. T ắc đ ư ờng b ây gi ờ
– Hị hị, có thế chứ.

Cái buổi trưa hôm ấy, một cô bé 21 tuổi vừa đi đám cưới bạn trai cũ của mình về, trong lòng còn đang nặng trĩu những vấn vương, thế mà có thể cười nói vui vẻ ngay với một người chưa từng quen biết. Cô thấy rằng, mọi vật đang xoay vần, cô sẽ trưởng thành hơn, còn những yêu thương ban đầu sẽ mãi là kỉ niệm. Cuộc sống thú vị ngay với những điều nhỏ nhất, và những mối quan hệ vô tình nhất. Chia tay một người cũng không có gì quá to tát, nó sẽ chẳng làm thay đổi cuộc sống của cô, có chăng là đưa cô đi lên từ giai đoạn thấp tới cao của tuổi tác và độ chin muồi. Ta sẽ gặp rất nhiều người trong cuộc đời mình, rồi cũng sẽ chia tay nhiều người không kém, họ đi qua đời ta như một chiếc taxi lướt qua con đường. Khi ta gặp họ, là chiếc taxi dừng lại, đưa ta tới một địa điểm cần tới, và khi họ rời đi cũng chính là lúc chiếc xe ấy đi đón một hành khách khác. Có những chuyến đi phải trả tiền, cũng như một kinh nghiệm cho ta từng trải. Nhưng cũng có chuyến đi ta được miễn phí, thậm chí là thêm khuyến mãi, giống như sự sảng khoái mà hôm đó Hà nhận được từ anh lái xe.

-Tới nơi rồi anh ơi.
– Nhà em đấy à?
– Không, em ở nhờ thôi. (bản tính dối trá từ bé, hị hị)
-Em cầm lấy card của anh đi, khi nào cần đi “thật xa” thì hẵng gọi anh nhé. (Cười nhếch mép giễu cợt và bông đùa.)
-Anh sành điệu thế, lái taxi mà còn có cả card nữa cơ à. Như sếp í.
-Anh phải đi trước thời đại chứ lị.
– Cảm ơn anh nhé, chúc anh gặp thật nhiều khách như em.
-Eo, tí ra kia phải đốt vía.
– Hị hị

Hà cầm lấy chiếc card, rồi vô thức bỏ vào túi xách của mình , lúc đó trong đầu cô không nghĩ là sẽ gặp lại anh tài xế này. Cô đang mải vui vì được một cuốc đi miễn phí từ một lái xe trẻ đẹp mà không hề biết rằng, thần tình ái Cupid đã bắn mũi tên vào chiếc card ấy. Cô và anh đã có duyên!

Tiếp!!

Trước khi đọc chap mới, em xin chú thích là: Nhân vật Hà đã được thay bằng Minh theo như yêu cầu của một số bạn thính giả nhé. (Ai cũng kêu loạn hét cả nhân vật)

Hikaru Murakami đã đừng nói như thế này (ko nhớ chính xác lắm): “Nếu tuổi trẻ là một cơn mưa mùa xuân, thì tôi muốn được tắm trong cơn mưa ấy một lần nữa”. Ông ấy quả thật không tham lam tẹo nào. Minh thì khác, cô muốn đằm mình mãi mãi dưới những giọt mưa xuân tuổi trẻ ấy, cho đến khi phát cảm phát sốt phát rét lên cũng thỏa lòng. Những năm tháng của tuổi 20-21 đẹp tựa bông tigon mỗi độ đông về, hồng rực một khoảng trời, rung rinh chúm chím giữa làn gió lạnh mà không hề chuyển sắc. Minh đã có nhưng năm tháng tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết, đam mê và yêu đương như vậy.
Mùa hè năm 2004 đến rất sớm, tiếng ve chẳng chờ đợi nắng chói chang đã râm ran khắp sân trường. Minh tới trường với một chiếc túi xách có phần “trống rỗng” vì lười chép bài. Cô cứ chui tít xuống bàn cuối, ngồi dài cả ngày cầm bút mà không ghi được chữ nào vào vở, chỉ chăm chú đọc hết 1 slide của các thầy cô, bải hoải đợi cô nói xong còn chuyển slide khác. Cuối kì , Minh chỉ việc đọc sách và slide rồi đi thi, với cô lúc đó, điểm không quan trọng, trên trung bình là vui rồi. Trừ những môn học 100% giáo viên nước ngoài, hoặc môn nào 100% giáo viên Vn dạy bằng tiếng Anh thì cô mới tập trung tư tưởng, kẻ kẻ , viêt viết luôn vào sách. Chưa bao giờ cô vượt qua được con “ngại” để có một quyển vở tử tế kể từ khi học cấp 3. Hồi đó mà có kiểm tra bài, thì lại đi mượn vở đứa khác, dán đè nhãn vở lên là xong. Lên đại học rồi, còn chẳng có kiểm tra miệng, Minh lại càng được thể lười. Không biết trên thế giới này, có mấy ai đi học mà lại như cô ? Ban bè thì chăm chỉ chỉn chu, còn cô thì bôi nhếch từ trong cặp ra đến sách vở. Cố gắng nhớ tối đa những gì được học trên lớp, và cố gắng nhớ nhanh tối đa mỗi khi ôn luyện kiểm tra cuối kì, thế là Minh có thể vượt qua năm học một cách xuất sắc theo tiêu chuẩn ban đầu đề ra (trên TB). Duy nhất có môn Triết Học là Hà chịu thua, lĩnh điểm 4 ngon lành sau 3 ngày mài đi mài lại “ý thức” với “vật chất” mà cũng không vào đầu. Giá mà Triết Học cũng như Nguyên lí kế toán, cứ các con số và có quy tắc là học bao nhiêu Minh cũng hiểu hết. Nhứng thứ trừu tượng mơ hồ là cô chịu thua.

Thứ Minh quan tâm nhất chính là việc kiếm tiền và kiếm thật nhiều tiền. Cô nhận làm thêm rất nhiều việc: cùng nhóm bạn đi dịch từ điển vào các buổi chiều 2-4-6, các buổi 3-5-7 cô đi làm part time cho một cửa hàng túi xách trên đường Đội Cấn , thay chân một người quen bận vào các buổi chiều đó, tối về lại ra các mẫu thiết kế thiệp chúc mừng để chuyển sang cho tụi em “thất nghiệp” sao chép rồi cô đem đi kí gửi tại các cửa hàng lưu niệm xung quanh trường Ngoại Thương và khu vực trường Arms (Giảng Võ). Ngày nào cô cũng có mặt tại các tuyến phố này, khi thì đưa thiệp, khi thì giả vờ làm khách để thăm dò ý kiến các bạn trẻ, khi thì mua vài mẫu ở đó về chỉnh sửa cắt dán theo cách riêng của mình (ăn trộm bản quyền). Thỉnh thoảng cặm cụi đạp xe lên tận Hàng Mã kiếm đồ phụ kiện và các dụng cụ làm đồ handmade về để “mở rộng” quy mô. Toàn bộ các công việc ấy đều được cô làm trong âm thầm và im lặng vì sợ mẹ cô biết sẽ nổi đoá lên, phá tan tành tất cả. Bà muốn cô chuyên tâm vào học hành, ra trường là về kế nghiệp bà. Việc chọn trường đã chẳng vừa ý mẹ, đến lối sống buông thả học hành mải mê tiền bạc lại càng đi ngược lại phương châm giáo dục của bà. Bị cắt mọi khoản viện trợ chỉ vì tôi bướng bỉnh đi làm thêm đã khiến cô lâm vào cảnh túng quẫn, bây giờ mà “sản nghiệp”của cô bị thu hồi nữa thì không còn động lực nào mà vui vẻ sống (FA mà).

Minh nhớ có một lần, khi đang “tổ chức” một đội ngũ cắt dán ở phòng mình cô nghe tiếng bước chân của mẹ đi lên, vội vàng cho tất cả vào một cái túi, chạy ra lan can, ném sang nhà anh hàng xóm. Cái súng bắn keo còn nguyên nhiệt, làm cái túi nilon bị nóng chảy, rách toạc, mọi thứ rơi tung tóe. Mấy mẫu vừa làm xong bị cong gãy xấu xí, các hạt cườm vương vãi khắp nơi, dây nhợ thì cuốn vào nhau rối bời. Sau khi mẹ dã “đi tuần” xong và xuống phòng ngủ, Minh mới lục tục leo sang tìm đồ đạc. Thành – anh hàng xóm, biết quy tắc hắc ám của mẹ cô, nên đã giúp Minh thu dọn vào một cái thùng carton. Nhìn thùng đồ lộn xộn, Minh chực muốn khóc, cô ngồi phịch xuống sàn, lấy chân đạp cho cái thùng bắn vào tường, mặc kệ cho Thành chứng kiến bộ mặt khó coi, cô giậm chân tay đành đạch như đứa trẻ hờn mẹ. Là bạn hàng xóm lâu năm, Thành chẳng khác gì người anh trai thân thiết, cậu ta nhẹ nhàng dỗ dành, rồi hứa sẽ giúp cô tìm các lọ nhựa để đựng mấy hạt vòng đâu ra đấy, mỗi khi làm không bị lẫn lộn vào nhau. Minh giận cá chém thớt, được thể bắt nạt Thành, cô không thèm bê thùng đồ về nhà mà để nguyên đấy, bụng xịu kêu anh sắp xếp lại hẳn hoi cho cô, khi nào xong thì mang qua, lúc này cô đang bốc hỏa, động vào là chỉ muốn đốt hết chúng đi. Thành phì cười vì thái độ trẻ con đó của Minh, nhưng anh đồng ý rồi giục cô trèo về cẩn thận không mẹ lại lên kiểm tra lần nữa thì lại phải nghe ca cải lương.

Minh chăm chỉ kiếm tiền như vậy vì cô muốn được cùng bạn bè rong ruổi trên các nẻo đường của Việt Nam mỗi độ hè về. Năm nay, nhóm của Minh định đi vào miệt vườn trong miền Nam để thưởng thức các loại hoa trái thơm ngon nức tiếng. Chi phí cho chuyến đi không phải nhỏ với một sinh viên không được bố mẹ cho tiền như cô, thế nên Minh phải “còng lưng” thúc đẩy việc “sản xuất”. Số tiền lãi kiếm được còn chia cho tổng hợp các loại “em” của cô: em ruột, em họ, em hàng xóm….. Khoản còn lại, chỉ đủ để cô mua sắm một số vật dụng cá nhân của con gái là hết. Minh ấp ủ một ngày ngồi trên tàu Thống Nhất, vượt qua đèo Hải Vân ngắm mây trời cây cối đại ngàn, vào miền Nam xa xôi, miền đất trù phú của sông Cửu Long. Thấy tình hình mấy tháng liền tích cóp mà khoản tiền trong ví vẫn lèo tèo, Minh mon men đề nghị với mẹ là cô sẽ giúp bà làm sổ sách trong tháng đầu nghỉ hè, mong bà rỉ cho cô chút tiền công hậu hĩnh để ăn chơi trong hai tháng còn lại. Khi nói ra việc này, mặt Minh cứ đỏ như gấc vì xấu hổ. Hết học kì, Minh dành tất cả các buổi sáng lao đầu vào máy tính, hoàn thành mọi công việc mẹ giao, để chiều còn duy trì những địa điểm làm thêm cũ. Đầu óc và chân tay cô lúc nào cũng làm việc hết công suất, người đen nhẻm , gày đi hơn 1kg. Tuy mệt, nhưng Minh thấy vui, vì cô không còn khoảng trống để nỗi nhớ tình cũ tràn về.

Một hôm, gia đình cô tổ chức cho toàn bộ nhân viên đi hát Karaoke, các con cháu trong nhà cũng lũ lượt đòi theo, phải gọi 2 xe taxi 7 chỗ mới đủ. Không biết ngày đó thiên hạ làm gì mà các hãng taxi đều không điều được xe tới, mãi mới có 2 anh 4 chỗ nhiệt tình đi vào. Cả nhà đành phải chờ đợi thêm một chiếc nữa, nhưng vì ngõ sâu mà gọi nhiều xe thì ai cũng đoán là quãng đường ngắn, thành ra không một anh tài xế nào chịu tới dù đã 20p. Không đợi được lâu, 2 tốp đi trước ra tranh phòng hát, còn Minh, bố mẹ, anh trai, và một cơ số người nữa vẫn tiếp tục chờ. Có lẽ vì bực mình cái việc “đợi chờ” này mà không lâu sau bố mẹ Minh quyết định mua ô tô riêng. Trong lúc tức tối, Minh chợt nhớ ra anh lái taxi hôm nào đưa cô tấm card, chạy vội lên phòng lục tìm cái túi, Minh bấm số di động của anh ta.

-Anh ơi, hôm nọ anh đưa em về nhà miễn phí đấy, anh có nhớ không?
-Hả…à, ….ùh, sao , có việc gì thế em?
-Anh có gần đây không, qua đón nhà em đi chút chuyện với, em gọi xe mãi mà không được.
-Ha ha, nhà em là số 29 đang làm cháy bộ đàm của bọn anh đấy hả?
– hì hì, gọi nhiều thế mà mới có 2 xe chịu vào
-Nghe cách nhà em gọi xe là biết đi cuốc ngắn, ko có xe là phải, chỉ ai ở rất gần họ mới tạt vào thôi, ngõ sâu quá em ạ.
– Thôi, anh vốn tốt bụng thế thì đến giùm đi, lần này ng ư ời k h ác trả tiền, không phải em đâu.
– ha ha, trả tiền thì chắc chắn rồi, vấn đề là không bõ tiền xăng để anh chạy từ ngoài này vào tận đấy đón, rồi em đi có một đoạn đường
– Biết thế, nên em mới cần một người “đi trước thời đại” như anh.
– Ha ha, thôi được, đang không có khách, anh giúp em thôi đấy, lần sau mà có cuốc xa đi tỉnh thì phải bắn anh nhé
– Chắc chắn rồi.

Khoảng 10 phút sau, chiếc xe mã số 395 của hãng Taxi Hà Nội đã có mặt trước cửa nhà Minh, anh chàng tài xế nhanh nhẹn bước xuống, mở cửa xe mởi khách lên, động tác thành thục như một người làm dịch vụ chuyên nghiệp. Trong lúc vội vàng, anh chỉ kịp quay ra mỉm cười với cô và hỏi gia đình định đi đâu. Minh tủm tỉm âm thầm đáp lại và ra hiệu rằng đừng nói cho mọi người biết là cô đã từng nì nèo anh một cuốc đi free. Lần này, nhà Minh đã đi xa hơn một chút, không phải Vạn Bảo mà là Nguyễn Khánh Toàn, có lẽ quãng đường chênh lệch nhau khoảng 200m. Biết trước được tình hình nên anh lái xe không có biểu hiện thất vọng như hai người đi trước, mà nhẹ nhàng cười đùa:
-Mọi người cứ bình tĩnh nhé, chật thì chỉ một tẹo nữa, cháu sẽ đi vào vài ba cái ổ voi, xe sóc sóc mấy cái là ổn định đâu vào đấy ngay thôi.
– Ha ha (tất cả phá lên cười)
– Kiểu lắc lắc lọ lạc muối cho đều í hả.
– Đấy đấy, sóc sóc đúng kiểu như thế.
– Xì ……… (toe toét)

Trong suốt dọc đường đi, cả nhà nói chuyện với nhau rôm rả, không ai chú ý tới anh chàng đẹp trai bên cạnh với cái bảng tên thú vị. Anh ta tập trung lái xe và không nói gì để xen vào cuộc tranh luận của những chiếc loa phóng thanh họ Trần, mà có muốn cũng không thể vì họ chẳng khác gì cái máy nói. Minh rất sợ ngồi cạnh bầy vịt nhà cô, lần nào cũng đau đầu nhức óc. Rất may là đi không xa, loáng một cái đã tới nơi, lại là những động tác nhanh nhẹn xuống xe mở cửa và nhắc nhở mọi người cẩn thận kẻo các xe đang lưu thông có thể va vào mình. Mẹ Minh thể hiện là một vị khách tâm lí và hào phóng trả cho anh thừa hẳn 20k vì sự nhiệt tình. Anh cũng đáp lại bằng một lời khuyên mà có lẽ chẳng có hãng taxi nào muốn thuê tài xế kiểu đó:
-Lần sau, nếu nhà mình muốn đi trong thành phố, thì gọi các hãng khác cho rẻ. Còn nếu đi sân bay hoặc tỉnh xa thì gọi cho cháu, cháu sẽ giảm giá tối đa có thể ạ. Bác cầm tấm card này , khi nào cần thì gọi ạ.
– Uh, cảm ơn cháu nhé.

Khi mọi người đã vào quán, Minh nán lại để cảm ơn anh và không quên chọc ghẹo vài câu:
-Cảm ơn anh vì đã chịu đi một chuyến “xa” thế này. Được boa hậu hĩnh thế thích nhé.
-Lấy mối quan hệ là chính.
-Kinh, có đầu óc làm ăn phết nhờ.
-Mẹ em thế mà sao lại đẻ ra cô con gái như em.
-Haizzz……., có phải mẹ em đâu, bác ruột em đấy
– Ô thế à, sao hai người giống nhau thế, gọi nhau bằng mẹ con mà.
– Bác nuôi em từ bé nên em gọi thế cho thân thiết, con mặc váy đỏ mới là con gái bác í . (nó là em họ con nhà dì ruột của Minh, giống mẹ hơn cả cô)
-Thế à, thảo nào, anh cứ thắc mắc sao nhà to thế mà em keo kiệt vậy.
-Haizzzz…….
– ha ha
-Thôi, anh đi làm đi, em vào đây.
– Uh, nhớ đấy nhé,
– Nhớ cái gì?
– Cuốc xe đường dài.
– Rồi rồi, tí nữa anh đi đốt vía đi.
– Ha ha……

Mãi sau này, Minh vẫn thắc mắc, tại sao một người đẹp trai thư sinh với nụ cười rạng rỡ như vậy mà lại đi lái taxi, thật phí của zời. Chiều cao khiêm tốn thì không là người mẫu được, nhưng ít ra cũng làm du lịch, khách sạn, hoặc diễn viên, bartender hay DG gì đấy. Lúc nào Minh cũng cho rằng nghề nghiệp phải thực sự phù hợp với vóc dáng con người. Ví dụ lùn và xấu như cô, làm chủ tịch nước là hợp nhất , hị hị, chỉ tiếc rằng năng lực có hạn , không thể đóng góp được nhiều công sức cho nhân dân. Cho đến lúc này, hình ảnh của người lái xe duyên dáng vẫn chỉ lướt qua tâm trí cô, giống như chiếc taxi lao vút đi trong đêm tối. Hai người xa lạ nói chuyện với nhau thoải mái như quen lâu lắm rồi, nhưng họ không hề nghĩ tới nhau dù chỉ một giây sau mỗi lần gặp mặt.

Mùa hè năm đó, Minh không cùng lũ bạn đi xuyên Việt như dự định, vì ông bà Nội ở quê đều yếu và mệt. Cô phải túc trực ở TP mỗi khi bố mẹ cô về quê, hoặc tranh thủ về chơi với ông bà kẻo không còn cơ hội. Nhà Nội và Ngoại của Minh cùng ở một xóm, chỉ vài bước chân là tới. Ông Nội cô đã hơn 90 tuổi, còn minh mẫn lắm, nhưng đã móm hết, thân hình nhỏ xíu chỉ còn da bọc xương, mỗi lần ông nói là phải lấy hết hơi sức. Ông lúc nào cũng ngồi bó gối, gục vào đống chăn thật to cho khỏi mệt, lắng nghe tiếng radio để sát cạnh, lim dim đợi con cháu nhổ râu. Những cọng râu thưa thớt, mỏng manh và trắng xóa không bao giờ dài được quá 1 cm, vì đứa cháu nào trên TP về cũng đều thích ngồi nhổ râu và xoa cằm ông. Ông cũng biết thế, nên trong túi áo luôn có một cái nhíp nhỏ, thấy Minh về là ông run run lục tìm. Chẳng nói chẳng rằng, ông nhắm mắt , đưa cằm ra và xòe tay để lên đầu gối. Minh sẽ nhổ từng sợi, bỏ vào lòng bàn tay ông, thật chậm rãi vì sợ không còn cái râu nào nữa mà mân mê. Mỗi một cọng râu cô đều hỏi thật to: “ông có đau không?”. (Ông hơi nghễnh ngãng). Ông lắc lắc đầu, mở mắt, rồi “không” một tiếng bằng cả hơi sức của tấm thân già. Đến cái râu tiếp theo, Minh lại lặp lại như thế, nhưng chẳng bao giờ ông cáu hay lờ đi không đáp. Được 2-3 cái, cô giả bộ ngây thơ, gọi ông mở mắt để đếm, rồi hỏi như khi còn bé tí:
-Ông định tính mỗi sợi bao nhiêu tiền?
– 200 đồng (ông cười cười cố sức đáp)
-Ông ơi, bây giờ không ai tiêu 200 đ đâu, ít nhất phải 2000 ông ạ.
– Nhiều thế? (run run lên giọng)
– Nhiều mấy đâu, con cháu biếu ông cả tập tiền, ông để dành làm gì, bỏ ra thuê gái trẻ như cháu nhổ râu là hợp lí đấy ông ạ.
– Uh….nhổ đi. (ông nói theo kiểu gọi nhiều hơn)

Minh phải thừa nhận, bố cô thừa hưởng sự nhẫn nhịn, hài hước 100% từ ông Nội. Trong kí ức của Minh, chưa bao giờ cô thấy ông quát tháo con cháu, lúc nào cô cũng muốn được ăn những nắm cháy ông vo tròn trong bữa cơm, hay món tóp mỡ rang muối béo ngậy. Khoảng chục năm trở lại đây, ông già đi rất nhanh, chỉ quanh quẩn bên giường, đi xa lắm là vào nhà vệ sinh ở buồng bên cạnh mà mọi người xây cho vì không muốn ông ra ngoài. Yếu như thế, nhưng ông vẫn tự mình làm mọi công tác cá nhân, cùng lắm là nhờ con cháu dìu đi chứ không chịu nằm liệt một chỗ. Tâm hồn ông giống như một bầu trời xa thẳm, chứa đựng nhiều tình cảm sâu sắc dành cho con cháu như những vì sao lấp lánh khi đêm về, và cả một kho tàng thơ ca chữ nho đáng nể mà lần nào Minh cũng muốn được ông kể cho nghe. Cô luôn thấy ông giống như một vị tiên, đi tới đâu là cỏ cây hoa lá chim muông ríu rít tới đó. Lúc ông còn khỏe, vườn cây trước nhà tươi tốt lắm. Một hàng cau cao vút tưởng chừng chạm tới mây xanh dàn hàng ngang phía trước nhà, thân cây chắc khỏe làm trụ cho cả giàn thanh long tua tủa đỏ rực mỗi mùa quả chín. Mỗi đợt trẩy quả, ông đều gửi ra Hà Nội cho mỗi nhà một bịch to, ăn cả nửa tháng không hết. Minh không thích Thanh Long, vì cô không ưa những loại quả có nhiều hạt, ăn cứ lạo xạo trong mồm. Cô hay nói với ông là khi nào có ai làm được món sinh tố Thanh Long bỏ hạt, cô sẽ lấy người đó làm chồng. Ông cười to rạng rỡ.

Minh mê mẩn giàn nho bắc vào thân cây hòe cạnh bể nước. Mỗi mùa nho chín là hòe trổ hoa, cô không nhớ chính xác là mùa nào, chỉ biết lúc đó nắng trải vàng trên khắp làng quê, Minh suốt ngày trải chiếu chơi đùa ngủ nghỉ dưới gốc cây hòe . Trước khi ông yếu, vẫn còn trồng ở đầu hồi một cây lan, tán rộng , hoa nhỏ xíu, trắng muốt và thơm ngào ngạt. Người ta hay lấy hoa này để bày bàn thờ, hoặc bỏ vào lá khoai chơi cho thơm. Vườn nhà ông lúc nào cũng xanh mướt một màu rau, tới mùa hoa cải lại vàng ươm một góc. Ông còn lấy mấy cái chậu hỏng, cho đất vào để trồng vài cây hoa đồng tiền cho đẹp mắt. Mọi cảnh vật đều tràn đầy sức sống dưới bàn tay chăm sóc của ông, nên khi thiếu vắng bàn tay ấy, chúng đều nhớ thương mà tàn lụi đi chăng? 2/3 số cau bị đổ, giàn Thanh Long chết khô, nho không còn một nhánh, cây Hòe cũng bị chặt đi vì sâu, vườn rau thưa thớt không ai tưới tắm trở nên khô cằn, chỉ còn mỗi cây lan là đứng vững tỏa hương một góc trời như an ủi người bạn già. Đến giờ, khi ông mất rồi, cây Lan vẫn đứng đó bên cạnh nhà thờ mà các bác xây riêng cho hai cụ. Nhìn thấy nó là Minh thấy ông, người ông hiền hậu nhân từ nhất mà cô từng biết.
Ngày phát tang ông, Minh không có mặt, bố mẹ cần cô ở lại trông nhà và quản lí việc kinh doanh để hai cụ, anh trai và em gái cô về quê. Minh đã không khóc, mặc dù cô nhìn thấy anh trai len lén gạt nước mắt khi đứng một mình trên sân thượng. Cô chưa bao giờ thôi nhớ và yêu ông, nhưng cô không thể khóc được, cứ giữ cục buồn mắc nghẹn nơi cổ họng, bần thần im lặng ngồi ở lan can nhìn vườn hoa đá và nha đam xanh mướt.Minh đã trích một khoản tiền, lên Hoàng Hoa Thám, mua một chậu hoa không rõ tên màu tím về trồng để tưởng nhớ ông. Rất tiếc, chậu đó chỉ nở hoa đúng một lần, suốt một đời nó chỉ rặt một màu xanh của lá. Minh nghĩ, tay cô không thể trồng hoa, chỉ những loại cây nào chịu đựng được sự khô cằn như nha đam mới thích hợp với cô. Minh đã bắt đâu mùa Hè năm ấy buồn như thế đấy, nhưng cô vẫn tin, ông đã vui vẻ ra đi trong sự minh mẫn, sạch sẽ, không bệnh tật. Chắc chắn ông sẽ lên thiên đường, vậy thì cô phải mỉm cười tiễn ông đi, chứ không được khóc lóc níu giữ chân ông làm gì. Minh hít một hơi dài, lẩm nhẩm tạm biệt ông, và tập trung vào công việc mà mẹ đã giao. Lần đó về quê, mẹ cô thuê xe do một người quen giới thiệu, Minh quên mất không nhắc mẹ về anh taxi nhiệt tình hôm nào. Đúng là anh ta phải đốt vía nghìn lần mới có thể kiếm được một cuốc đường dài của nhà cô.

Đến 49 ngày của ông, bố mẹ đã cho Minh về cùng. Cô có hỏi mẹ xem lần trước thuê xe hết bao nhiêu tiền, gợi ý mẹ rằng để cô hỏi bên taxi xem có rẻ hơn không. Minh nhớ ra là mình nên kiếm cho người tốt bụng hôm nào một chuyến đi xa.

-Alo?
-Anh ơi, có nhớ khách hàng keo kiệt không?
-…hả…À, có . Sao, lại muốn đi miễn phí à?
– Không, em đang muốn đáp lại cái làm phúc của anh hôm nào đây.
– Hic hic, lại 50 nghìn à?
– Hì hì, không, lần này là đi 125km đấy, anh thích không?
– Thật hả? Về đâu thế em?
– Kim Sơn – Ninh Bình.
– Đi trong ngày hay qua đêm?
– Sáng đi tối về.
– Bao giờ đi?
– Ngày mai, nhưng hết khoảng bao xiền anh nhỉ?
– Đi trên 20km thì bình thường anh lấy 10k/km. Nhưng em khách quen anh chỉ lấy 9k/km thôi nhé. Tính tiền 1 chiều. Giá chờ là 20k/giờ.
– Ẹc, lại còn lấy tiền chờ nữa á?
– Tất nhiên, hãng nào chẳng thế.
– Về đó, đảm bảo anh có cơm no rượu say, khuyến mãi khoản tiền chờ đi.
– Ha ha, anh ra ngoài ăn cơm hàng 20k cũng được.
– Haizzz……, ai lại để anh đi ăn quán. Hôm nay nhà em làm 49 ngày cho ông, đông con cháu, cỗ bàn nhiều, anh tha hồ ăn đặc sản luôn. Rượu Kim Sơn là nổi tiếng lắm đấy.
– Anh lái xe, không uống rượu.
– Thế làm sao giờ? Thêm khoản chờ đợi đấy thì giá của anh cao hơn hai bác em thuê xe riêng rồi.
– Bác em thuê hết bao nhiêu?
– Có 1.2 triệu thôi, cũng xe Inova 7 chỗ đấy.
– Nhà em thuê thế là rẻ đấy.
– Thôi, thế thì từ giờ anh hết mong đợi kiếm được cuốc đường dài nào từ nhà em nữa nhé. Đừng trách là em không trả ơn anh nha, hị hị.
– Hì. Thế này đi, coi như là anh chia buồn cùng gia đình em, lấy giá 1.2 trọn gói, có được không?
– Hố hố, 1.2 tr thì thuê taxi làm gì, thuê xe riêng cho đẹp chứ.
– Eo, lại còn đòi rẻ hơn nữa á? Cô định cho tôi húp cháo à?
– Về quê, em cho anh húp cháo gà thoải mái.
– Thôi, tôi chả thèm, đi thế chảng được bao công.
– Xì…, anh nghĩ em không biết anh cầm về bao nhiêu á? Ít nhất là 1 nửa. Mà bác em hào phóng lắm, không để cho anh thiệt đâu. Hôm nọ, hai bác cho hẳn anh lái xe một con gà và yến gạo đấy.
– Ha ha, em cũng khéo mặc cả nhỉ?
– Hị hị, thôi, 1.1 triệu nhé. Thế là vui vẻ cả 2 bên.
– Tiền cầu đường nhà em trả đấy.
– OK.
– Sáng mai mấy giờ đón?
– 5h sáng,anh đừng ăn gì, qua Ninh Bình sẽ có miến Lươn.
– Hì, được. Chốt vậy nha.
– Chốt. Thế nhé.

Minh hí hửng vì đã mặc cả được rẻ hơn 200k so với bố mẹ cô thuê hôm trước. Cô không ki bo, nhưng bản tính buôn bán như ăn vào máu, làm gì cũng phải đưa đẩy một tí mới vui. Cũng nhờ cái tính ấy, sau này đi làm XNK, sếp của cô rất ưng, vì đơn nào vào tay cô cũng rẻ hơn được ít nhất là 5% so với mọi khi. Thậm chí, cô còn vòi vĩnh được nhà cung cấp bên Ý 7% cho các đơn hàng trên 500 ngàn EUR. Minh nhiệt tình như vậy vì cô hiểu: tiền vào túi sếp nhiều thì nó sẽ tràn một ít sang túi cô, đôi bên cùng có lợi, chả tội gì cô không cố gắng. Sếp quản lí chặt chẽ khâu giá cả, nên cô không thể đòi hoa hồng trực tiếp từ bên sản xuất, đành quay ra mặc cả hoa hồng với sếp luôn. Các sếp lắc đầu bảo cô ghê gớm, nhưng vẫn cười thỏa mãn vì những gì cô mang lại. Minh hay mặc cả khi đi xe hoặc trong công việc, nhưng ra chợ mua thức ăn, thấy người bán hàng lam lũ, cô lại chẳng nỡ kì kèo một hai đồng, cứ chọn mấy người lớn tuổi rồi mua ào ào, vì thế cứ nhìn thấy cô là mấy bác vui lắm, cứ đòi “mở hàng” , dù lúc đó là 10 giờ sáng hay chiều muộn. Đời Minh sau này nhiều lần khổ cũng chỉ vì cái tính hay mủi lòng ấy.
Còn nữa….

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: