ngoai giao thoi le so
I. Bối cảnh lịch sử
1.Tình hình trong nước
a) Giai đoạn đầu (khi Lê Lợi lên ngôi vua)
vNgày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (29 tháng 4 năm 1428) Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đếở Đông Kinh (Thăng Long), khôi phục tên nước là Đại Việt, bắt tay vào công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước bị tàn phá sau nhiều năm chiến tranh.
vĐất nước Đại Việt dần dần được hồi phục và phát triển lên một đỉnh cao mới về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục.
b) Thời vua Lê Thánh Tông: một loạt cải cách được tiến hành, đưa Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển thịnh trị được coi là hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam.
2. Tình hình thế giới
a) Phía Bắc: nhà Minh (Trung Quốc)
vTriều đình phong kiến cai trị Trung Quốc trong 276 năm (từ 1368 đến 1644), được miêu tả là "một trong những thời đại vĩ đại nhất của chính quyền có tổ chức và xã hội ổn định trong lịch sử nhân loại"
vTrong lịch sử Trung Quốc không triều đại nào không coi Đại Việt là phiên thuộc và không tìm cách xâm chiếm. Nhà Minh không phải là ngoại lệ.
vNăm 1427, Nhà Minh chính thức rút quân khổi đất Đai Việt. Tuy thất bại trọng chiến tranh nhưng thực chất nhà Minh vẫn không nguôi ý định bành trướng và luôn tìm cách xâm lược Đại Việt.
b) Phía Tây và Nam: Ai Lao, Chiêm Thành, Chăm Pa
vThời kì hoàn thiện lãnh thổ và xây dựng đất nước
vXung đột biên giới giữa các quốc gia vẫn tiếp tục
vCác nước nhỏ bé, không lớn mạnh và mang tư tưởng bành trướng như Trung Quốc
II. Tình hình ngoại giao
1.Quan hệ với nhà Minh
a. Đối với nhà Minh, nhà Lê vẫn kiên trì chính sách ngoại giao cổ truyền: xưng thần.
vKhi Trần Cảo dâng biểu tiến cống và tâu trình tạ lỗi Trần Cảo đã viết: “Dâng biểu xưng thần chức phiên bang từ nay xin kính giữ; kính trời thờ nước lớn, lòng nước nhỏ xin hết tiết chân thành”.
Đó là chính sách ngoại giao cổ truyền của nước Đại Việt đối với Trung Hoa.
b. Phòng bị, cương quyết bảo vệ lãnh thổ nếu có chiến tranh.
vKhi có những thổ dân sang quấy nhiễu, thì lập tức vua Lê cho quan quân lên dẹp yên và cho sứ sang Trung Quốc để phân giải mọi sự cho minh bạch.
Lê Thánh Tông thường bảo với triều thần:
“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di ”.
Chính sách đó có thể tóm tắt như sau:
vKiên trì giữ vững hoà hiếu giữa hai nước, tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau.
vNếu cây muốn lặng, gió chẳng đừng, Trung Quốc xâm phạm độc lập, chủ quyền của ta, thì ta phải kiên quyết chống lại để bảo vệ độc lập, chủ quyền, khôi phục lại hoà hiếu.
vTrong mọi trường hợp, nhất là sau khi đánh thắng Trung Quốc, luôn luôn nhớ“vuốt mặt phải nể mũi”.
2. Quan hệ với Đông Nam Á
vChính sách ngoại giao có lấn át, bắt các nước như ChamPa, Bồn Man, Lão Qua phải thần phục và triều cống.
vMối quan hệ thân thiện với các nước này chỉ được duy trì trong thời kì đầu của nhà Lê.
vQuan hệ Đại Việt- Cham Pa được giữ được hòa bình trong thời kì đầu của thời Lê Sơ. Từ những năm 40, vua Chiêm nhiều lần cho quân quấy phá biên giới, cướp phá vùng đất Hóa Châu, gây ra mối bất hòa giữa hai nước. Trước tình hình đó, năm 1471 vua Lê Thánh Tông thân chinh đem quân đi đánh Cham Pa, chiếm của nước này một vùng đất rộng lớn, kéo dài từ cực nam Quảng Ngãi đến đèo Cù Mông ngày nay
vQuan hệ hòa hảo giữa Đại Việt và Champa được duy trì suốt một thời gian dài sau đó, nước Champa ngày một suy yếu, chịu thần phục và cống nạp hằng năm cho Đại Việt.
vQuan hệ Đại Việt- Cham Pa được giữ được hòa bình trong thời kì đầu của thời Lê Sơ. Từ những năm 40, vua Chiêm nhiều lần cho quân quấy phá biên giới, cướp phá vùng đất Hóa Châu, gây ra mối bất hòa giữa hai nước. Trước tình hình đó, năm 1471 vua Lê Thánh Tông thân chinh đem quân đi đánh Cham Pa, chiếm của nước này một vùng đất rộng lớn, kéo dài từ cực nam Quảng Ngãi đến đèo Cù Mông ngày nay
vQuan hệ hòa hảo giữa Đại Việt và Champa được duy trì suốt một thời gian dài sau đó, nước Champa ngày một suy yếu, chịu thần phục và cống nạp hằng năm cho Đại Việt.
III. Nhận xét, bài học kinh nghiệm
vĐối với nhà Minh: Chính sách ngoại giao hòa hảo của vua tôi nhà Lê, khéo léo giải quyết những sách nhiễu để đặt mối bang giao bình thường với nhà Minh, kiên trì giữ vững hòa hiếu giữa hai nước, tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của hai bên.
vChính sách vừa tiếp đãi, vừa dè chừng.
vNắm bắt thời cơ, có hành động đúng thời cơ mới chắc thành công.
Khéo léo và tài tình, là bài học kinh nghiệm quý giá.
IV. Ý nghĩa của thời Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam
vNhà Lê sơ cũng có công rất lớn đối với dân tộc và là một triều đại có thể nói là "được lòng dân" nhất trong số các triều đại phong kiến Việt Nam.
vLê Thánh Tông được xem là minh quân trong lịch sử Việt Nam
vCác vua đầu thời Lê như Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông đều là những vị vua giỏi, đặc biệt là Thánh Tông, đã đưa Việt Nam tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top