SAU NGỜ VỰC LÀ TIN YÊU - Đọc NGỜ VỰC của Phạm Việt Long
Trịnh Thanh Sơn
Phạm Việt Long tin cậy trao cho tôi bản thảo tập Truyện ngắn và Tạp văn mới nhất của anh, dự định sẽ cho ấn hành ở Nhà xuất bản Thanh Niên năm nay (2006). Đây là cuốn sách thứ ba của Phạm Việt Long mà tôi được đọc, sau tập Nhật ký chiến trường Bê trọc và tập truyện ngắn Âm bản rất nổi tiếng của anh.
Người làm văn chương ở trong đời có nhiều loại. Có người viết văn để mong được nổi danh, có người dùng văn chương làm thứ trang sức để loè thiên hạ, chỉ cốt tỏ ra là người có chữ, có người dùng văn chương để thăng quan tiến chức, vinh thân phì gia. Nhưng cũng có người dùng văn chương để bày tỏ tâm sự của mình trước nhân tình thế thái, đem cái sở nguyện trong Tâm của mình mà chia sẻ vui buồn, và giác ngộ, đặng an ủi và cứu rỗi tâm linh của đồng bào, đồng chí và đồng loại. Văn chương ấy là thứ văn chương nhọc nhằn, khổ luỵ, thứ văn chương "khư khư mình buộc lấy mình vào trong!" vậy. Phạm Việt Long đi theo lối văn chương này, đi từ khi tóc xanh cho đến hồi đầu bạc, nhất quán và quyết liệt. Văn chương đối với anh không phải một trò đùa, một trò giải trí, một áng phù vân, ngược lại, anh dùng văn chương để suy ngẫm, đồng cảm, cảnh báo và giáo hoá. Đọc Phạm Việt Long, tôi thấy anh như là hậu duệ của cụ Đồ Chiểu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!
Từ Bê trọc, qua Âm bản rồi đến Ngờ vực hôm nay, Phạm Việt Long đã tỏ ra nhất quán, vững vàng trong tư tưởng và khẳng định được phong cách hiện thực của mình qua ngòi bút. Ở một phía nào đó, xét trên bình diện đề tài, tư tưởng và sự cập nhật, văn anh gần với báo chí, nhưng không vì thế mà bị báo chí hoá. Từ những đề tài và sự kiện thường nhật, với cách nhìn sắc sảo và hóm hỉnh, với lối viết uyển chuyển, nhiều cảm xúc, truyện của Phạm Việt long rất giầu chất văn chương.
Trở lại với tập Ngờ vực mà bạn đang có trên tay, chúng ta thấy được những gì?
Tập sách bao gồm 21 tác phẩm, được chia thành hai phần Truyện ngắn và Tản văn. Phần Truyện ngắn gồm 11 truyện ngắn được viết rải rác trong một quáng thời gian khá dài, với khoảng không gian rộng lớn, đề tài và nhân vật phong phú, nhiều mầu sắc, từ chiến tranh tới hoà bình, từ miền xuôi tới miền ngược, từ nông thôn tới thành thị. từ thời bao cấp tới thời thị trường... Với một vốn sống phong phú, với cái nhìn sắc sảo và nhạy bén của một nhà báo, văn chương của Phạm Việt Long dù có hơi nghiêng về phía tân văn, nhưng vẫn thấm đẫm tình người, tình đời, có sức lôi cuốn người đọc.
Truyện ngắn của Phạm Việt Long thường có cốt truyện giản dị, mạch lạc, nhiều chi tiết, nhân vật được khắc hoạ sắc nét, bật ra được tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, dù đó là nhân vật chính diện hay phản diện, nhân vật chính hay nhân vật phụ. Giọng điệu trong văn Phạm Việt Long vừa nhất quán lại vừa biến ảo, tạo được nhiều sắc thái tình cảm, đa thanh và phức điệu. Tuy đi theo xu hướng hiện thực nghiêm ngặt là chính, nhưng đôi khi anh cũng sử dụng bút pháp phúng dụ, ngụ ngôn và huyền ảo, vì vậy đọc anh, chúng ta thấy bất ngờ và thú vị.
Những truyện trong phần Truyện ngắn có đề tài khác nhau, nhưng thống nhất trong một tư tưởng, một cách nhìn nhân bản và nhân văn về bức tranh xã hội, đời sống tâm lý và thân phận con người. Nếu như Ngọn lửa đốt nương và Thành Hoàng làng là những chuyện giản dị về cuộc sống của người dân hôm nay, dù là miền xuôi hay miền núi, thì các truyện Ngờ vực và Cơn mưa rừng năm ấy là nỗi ăn năn, hối hận sâu thẳm trong lòng người vì một hành vi xốc nổi, không nên, không phải, gây ra những hậu quả khôn lường. Nếu truyện ngắn Ánh sáng từ biên giới bàn về xự ứng xử giữa người với người thì truyện ngắn Người mẹ và con chó nhỏ lại bàn về việc ứng xử giữa con người với vật nuôi trong nhà. Đây là một truyện ngắn thật hay, hết sức độc đáo, rất đặc trưng cho bút pháp hài hước và thâm thuý Phạm Việt Long. Mầu sắc ngụ ngôn ở truyện này thể hiện rất rõ, chính vì thế tư tưởng và triết lý của truyện càng trở nên sâu sắc, cười ra nước mắt! Chính vì thế mà sức khái quát và sự ám chỉ của truyện rất cao, nó chỉ ra những khiếm khuyết và bất cập trong quan hệ giữa con người với con người và cả sự băng hoại của đạo đức xã hội. Truyện ngắn Hồi quang có cách viết rất mới, bố cục theo cách mờ chồng và song hành của điện ảnh, làm nổi bật số phận và tính cách của nhân vật chính. Đặc biệt là cái kết bất ngờ, lên án sự giả dối và hèn nhát của những kẻ hoạt đầu và đê tiện, gieo vào lòng người đọc một nỗi cảm thương và một niềm đau xót khôn nguôi. Truyện ngắn này rất gần với một kịch bản điện ảnh, nếu khai thác để làm phim, chúng ta sẽ có một bộ phim truyện rất hay. Tôi nói điều này như một sự gợi ý cho các nhà điện ảnh, trong khi chúng ta vẫn phàn nàn là quá hiếm những kịch bản có giá trị. Truyện ngắn Bà Cục trưởng thích nhận thư khá độc đáo, xây dựng được tính cách điển hình của một nhân vật điển hình, tiêu biểu cho xã hội ta hôm nay, đó là sự dốt nát, giả dối, kệch cỡm, tham lam, thớ lợ và vô liêm sỉ trong một thứ "văn hoá" tệ hại đang lan rộng trong xã hội ta ngày nay là "văn hoá phong bì". Truyện viết rất giản dị, theo mạch kể, nhưng dựng được chân dung một con người nham hiểm, xấu xa, vì đồng tiền nhưng lại được che dấu dưới một vỏ bọc nhân từ và liêm khiết.
Các truyện ngắn Rắn thần, Hồn tường, Huyền thoại đầm Bạch Liên đều được viết theo phong cách cổ tích và hiện thực huyền ảo. Chính vì thế mà có sức hấp dẫn người đọc và sự khái quát rất cao về nhân tình thế thái và triết lý nhân sinh. Điều mà tác giả khuyến cáo hay là thông điệp của những truyện ngắn này là đưa con người về với bản chất người, về với cái chân và cái thiện. Trong ba truyện này thì Huyền thoại đầm Bạch Liên là truyện ngắn công phu và sâu sắc hơn cả. Cái xóm chài bên đầm Đại kia là biểu tượng cho xã hội loài người thu nhỏ, ở đó diễn ra mọi cung bậc của đời sống và tâm lý con người. Việc cha mẹ Liên kén rể bằng cách thi tài có gì đó giống với chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhưng cũng hoàn toàn khác. Khi phát hiện ra sự man trá của Lực, kẻ thắng cuộc và là chồng mình, Liên ra giữa đầm Đại trầm mình là một hành động cao cả, giống như một tiếng chuông cảnh báo đối với lương tâm và tình yêu con người. Câu chuyện tình yêu và hôn nhân của Liên tuy bi thảm, nhưng kết thúc truyện lại rất có hậu. Mọi sự giả dối đều phải trả giá, để tình yêu trở về với sáng trong vốn có và mãi mãi! Tôi nghĩ Phạm Việt Long đã viết câu chuyện này bằng tất cả rung động của anh với con người, với tình yêu, với một thiết chế xã hội mà anh hằng ấp ủ. Câu chuỵện tuy đau buồn mà vẫn trong veo và thanh khiết như những bông sen trắng trong đầm Bạch Liên kia.
Tuy nhiên, theo tôi, nổi bật nhất trong phần Truyện ngắn là truyện Ngờ vực, truyện mà Phạm Việt Long đã lấy tên cho cả tập sách. Chuyện kể rằng có anh chàng Trần Đơn kia, một hôm đi làm xa về, chợt bắt gặp vợ mình đang cùng một người đàn ông khác trên giường. Thất vọng và uất hận, Trần Đơn bỏ ra đảo khỉ. Trong nhiều năm chăn nuôi đàn khỉ, Trần Đơn đã chứng kiến lòng thuỷ chung giữa những đôi khỉ với nhau. Chúng có thể vì nhau mà chết trên biển cả. Trần Đơn suy nghĩ lại, và hiểu ra rằng vợ anh không phụ tình. Người đàn ông ở trên giường cùng vợ anh ngày nào không phải là tình nhân, mà là một nạn nhân được vợ anh cứu sống. Câu chuyện có mầu sắc Liêu Trai, giống như nỗi oan của người thiếu phụ trong truyện Người thiếu phụ Nam Xương thuở xa xưa nào. Và nhà văn kết luận:
"Bây giờ, ngồi bên con khỉ chung tình, Đơn trầm ngâm suy nghĩ. Anh chợt đứng vùng dậy, bởi một hình ảnh lúc này mới loé lên, rõ mồn một trong ký ức anh: dạo ấy, khi anh bước vào nhà, vợ anh đang đỡ một người đàn ông ngồi dậy. Anh ta cởi trần, người rớm máu, một cánh tay bị nẹp gỗ...
Con khỉ được sưởi ấm, đã hồi tỉnh. Nó dụi dụi vào người Trần Đơn. Anh ôm nó vào lòng: Bạc má ơi, ngày mai mày sẽ được gặp lại chồng mày! Nhưng rồi, anh lại chết lặng bởi một ý nghĩ u ám: Không hiểu rằng con khỉ đực kia trong cơn tuyệt vọng lao vào rừng sâu có còn quay về nơi này hay không? Cũng như người đàn bà khốn khổ vợ anh, không rõ với nỗi oan khiên cao như núi, nàng vẫn còn trên cõi đời này hay đã về nơi chín suối?"
Đọc những đoạn văn ấy, thiết nghĩ bạn đọc có thể nhận ra phong cách và bút lực của Phạm Việt Long trong thể loại Truyện ngắn.
Phần thứ hai của cuốn sách gồm 10 tác phẩm Tản văn. Qua 10 tác phẩm này, thấy Phạm Việt long có tài viết Tản văn lắm. Tản văn là một thể loại văn học rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, với những tên tuổi hiện đại như Giả Bình Ao, Mạc Ngôn, Trương Hiền Lượng, Cao Hành Kiện, Vương Mộng... Ở xứ ta, Tản văn không được các nhà văn mặn mà lắm, mà nếu có viết Tản văn thì họ thường gọi là Tạp bút hay Tạp văn. Nhưng xét cho cùng, Tản văn, Tạp văn và Tạp bút chỉ là một.
Như trên đã nói, Phạm Việt Long rất có duyên khi viết Tản văn. Những bài Tản văn được tập hợp và công bố trong Tập truyện này đều có chung một phẩm chất là hài hước và diễu cợt. Tác giả đã dùng tiếng cười để phê phán những thói hư, tật xấu ẩn náu trong mỗi người, nói riêng và xã hội, nói chung. Một ông Sếp ba hoa chích choè, đi đâu cũng rao giảng đạo lý, nhưng bản thân thì ích kỷ, thô thiển, đến nỗi gia đình nát bét, con cái hư hỏng (Những ý kiến quý báu). Một tờ báo đưa tin thất thiệt, giật gân cốt để bán báo, xúc phạm đến nhân cách người khác một cách vô lý, thậm chí làm phương hại đến danh dự và hạnh phúc của họ, khi bị kiện thì chỉ "nói lại cho rõ" và chỉ xin lỗi người nước ngoài, công ty nước ngoài, còn đơn vị trong nước, người trong nước thì lờ tịt, không có một dòng đính chính nào (Tại mình là người Việt). Một đơn vị kinh doanh du lịch, đưa người Việt sang một nước phía Bắc, nhân viên hướng dẫn du lịch cấm không cho khách tham quan được nói, vì nếu nói sẽ lộ ra là người Việt, vé vào cửa sẽ đắt như người nước ngoài, không được hưởng ưu tiên như người bản địa. Ngược lại, nếu người Tây sang ta du lịch thì không sao dối trá được (Chỉ thương người Tây sang ta). Lại nữa, có một ông cán bộ kia rất sính đồ ngoại, tất cả các vật dụng trong nhà ông đều là hàng ngoại. Nhân có dịp sang Tây, ông mua được một chiếc sơ mi, ông cho là hàng ngoại quý hiếm nên đi đâu cũng diện. Một hôm kia, trong khi là quần áo cho ông, vợ ông lơ đãng làm cho cổ áo bị cháy. Trong cổ cáo có lá thư của chính con trai ông. Thì ra, chiếc sơ mi đó là do chính xí nghiệp may của con trai ông sản xuất trong nước (Lá thư trong cổ áo). Rồi còn bao nhiêu chuyện khôi hài, cười ra nước mắt nữa, nào là Dàn đồng ca, nói về nạn đút lót, nạn con ông cháu cha, không quan tâm gì đến chất lượng lao động và nghề nghiệp, nào là Mong được mẹ khinh, nói về thói lắm điều trong sinh hoạt hàng ngày, rồi thì Mèo một hột nói về yêu cầu ngang giá trong xã hội thời thị trường. Các bài Cái mũi thính, Đẻ xa lại lên án thói vong ân bội nghĩa, thích sống ở nước ngoài cho sung sướng, mà quên mất mình là ai và quên cả đạo lý làm người. Còn một Tản văn không thể không nhắc đến, đó là Bài học đầu tiên, viết về tệ quan liêu, dốt nát, sách nhiễu, cửa quyền của các cơ quan hành chính nước ta hiện nay. Một nữ Giám đốc chỉ xin được gặp một Chủ tịch Phường sở tại mà tại sao gian nan làm vậy! Bài học đầu tiên nghĩa là bài học "tiền đâu?". Một xã hội mà cái gì cũng tiền, đến một cái Huân chương xứng đáng cho Tập thể cũng phải mua bằng tiền! Câu chuyện được tác giả kể với cách viết và giọng văn tưng tửng, nhưng gieo vào lòng người đọc một nỗi ấm ức và bức xúc khôn nguôi.
Tập Truyện ngắn và Tản văn của Phạm Việt long đang nằm trên tay bạn. Xin bạn hãy đọc và nghĩ ngợi cùng tác giả. Những điều mà Phạm Việt Long gửi gấm trong tác phẩm xuất sắc này cũng là những điều chúng ta đang trăn trở. Mong so cuộc sống và tâm hồn con người chung quanh ta mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Hà Nội, mùa hạ năm 2006 - T.T.S
Ghi chú: Khi báo Văn nghệ đăng, đã đổi tên truyện ngắn "Ngờ vực" thành "Nơi trú ngụ tình yêu"
Nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, tác giả bài viết này
AFTER SUSPECT IS TRUST AND LOVE
Trinh Thanh Son
Pham Viet Long trusted me with the manuscript of his latest collection of Short Stories and Miscellaneous Literature, which is planned to be published at Thanh Nien Publishing House this year (2006). This is the third book by Pham Viet Long that I have read, after the collection Bac Bac Battlefield Diary and his very famous short story collection Negative Negatives.
There are many types of literary people in life. Some people write to gain fame, some people use literature as jewelry to show off to the world, just to show off that they are literate, some people use literature to advance their positions and honor their families. But there are also people who use literature to express their feelings in front of humanity, to share the joys and sorrows of their hearts with their wishes, and to gain enlightenment, to comfort and save the souls of their compatriots. comrades and fellow human beings. That literature is a difficult, miserable literature, a literature that "forces itself inside!" So. Pham Viet Long followed this literary style, from green hair to gray hair, consistently and fiercely. Literature for him is not a joke, an entertainment, or a vanity, on the contrary, he uses literature to reflect, sympathize, warn and educate. Reading Pham Viet Long, I see him as a descendant of Mr. Do Chieu:
Carrying so many boats is too much
These guys crashed pen space such evil!
From Barefoot, through Negative Negatives to Today's Doubt, Pham Viet Long has shown consistency and steadfastness in thought and affirmed his realistic style through his pen. In some ways, in terms of topics, ideas and updates, English literature is close to journalism, but it does not become journalistic because of that. From everyday topics and events, with a sharp and humorous perspective, with a flexible and emotional writing style, Pham Viet Long's stories are rich in literary quality.
Going back to the Doubt episode you have in hand, what do we see?
The booklet includes 21 works, divided into two parts: Short Stories and Essays. The Short Stories section includes 11 short stories written scattered over a fairly long period of time, with a large space, rich and colorful themes and characters, from war to peace, from the lowlands to the highlands. vice versa, from rural to urban. from the subsidy period to the market era... With a rich life, with the sharp and sensitive perspective of a journalist, Pham Viet Long's literature, although slightly inclined towards modern literature, is still imbued with human love. , love of life, has the power to attract readers.
Pham Viet Long's short stories often have simple, coherent plots, many details, sharply portrayed characters, revealing typical personalities in typical situations, whether they are protagonists or antagonists. protagonist, main character or supporting character. The tone in Pham Viet Long's writing is both consistent and variable, creating many emotional nuances, multi-voice and polyphony. Although he mainly follows a strict realistic trend, he sometimes also uses allegory, allegory and fantasy, so reading him, we find it surprising and interesting.
The stories in the Short Stories section have different themes, but are unified in one ideology, a humanistic and humane view of the social picture, psychological life and human condition. If The Fire that Burned the Field and the Village Thanh Hoang are simple stories about the lives of people today, whether in the lowlands or the mountains, then the stories Doubt and The Forest Rain of That Year are repentance and regret. deep in people's hearts because of an impulsive behavior that shouldn't or shouldn't cause unpredictable consequences. If the short story Light from the Border discusses the behavior between people, the short story The Mother and the Little Dog discusses the behavior between people and domestic pets. This is a great short story, very unique, very characteristic of Pham Viet Long's humorous and profound writing style. The allegorical colors in this story are clearly shown, which is why the thoughts and philosophies of the story become even more profound, bringing laughter to tears! That is why the generalization and allusion of the story is very high, it points out the shortcomings and inadequacies in the relationship between people and the corruption of social morality. The short story Resurrection has a very new way of writing, arranged in the overlapping and parallel way of cinema, highlighting the fate and personality of the main character. Especially the unexpected ending, condemning the lies and cowardice of the violators and despicable people, instills in the reader a feeling of compassion and unending pain. This short story is very close to a movie script. If exploited to make a movie, we would have a very good feature film. I say this as a suggestion for cinematographers, while we still complain that valuable scripts are too rare. The short story The Director Who Likes to Receive Letters is quite unique, building the typical personality of a typical character, typical of our society today, which is ignorance, hypocrisy, rudeness, greed, bland and shameless in a terrible "culture" that is spreading in society Ours today is an "envelope culture". The story is written very simply, according to the narrative, but creates a portrait of a sinister, evil person who, for money, is hidden under a cover of kindness and integrity.
The short stories Snake God, Soul Wall, Legend of Bach Lien Lagoon are all written in the style of fairy tales and magical realism. That's why it attracts readers and has a very high generalization about human situation and human philosophy. What the author recommends or the message of these short stories is to bring people back to their nature, to the truth and goodness. Among these three stories, The Legend of Bach Lien Lagoon is the most elaborate and profound short story. That fishing village on Dai lagoon is a symbol of miniature human society, where all levels of human life and psychology take place. The fact that Lien's parents chose a son-in-law by competing in talent is somewhat similar to the story of Son Tinh and Thuy Tinh, but also completely different. When she discovered the deceit of Luc, the winner and her husband, Lien went to the middle of Dai lagoon to drown herself, a noble act, like a warning bell for human conscience and love. Although Lien's love and marriage story is tragic, the ending is very happy. All lies must be paid, so that love can return to its original purity and forever! I think Pham Viet Long wrote this story with all his vibrations with people, with love, with a social institution that he always cherished. Although the story is sad, it is still as clear and pure as the white lotus flowers in the Bach Lien lagoon.
However, in my opinion, the most outstanding in the Short Stories section is the story Doubt, the story for which Pham Viet Long named the entire book. The story goes that there was a guy named Tran Don who one day, coming home from work, suddenly found his wife in bed with another man. Disappointed and resentful, Tran Don left for Monkey Island. During many years of raising monkeys, Tran Don has witnessed the loyalty between monkey couples. They can die for each other at sea. Tran Don thought again, and realized that his wife was not cheating on him. The man in bed with his wife every day is not a lover, but a victim saved by his wife. The story has Lieu Trai colors, like the injustice of the young woman in the ancient story The Young Woman of Nam Xuong. And the writer concludes:
"Now, sitting next to the faithful monkey, Don was deep in thought. He suddenly stood up, because an image just now flashed, clearly in his memory: that time, when he entered the house, His wife was helping a man sit up. He was shirtless, bleeding, one arm in a wooden splint...
The monkey was warmed and regained consciousness. It rubbed against Tran Don's body. He hugged her: Dear mother, tomorrow you will see your husband again! But then, he was dumbfounded by a gloomy thought: I wonder if that male monkey, who rushed into the deep forest in desperation, will still return to this place? Just like the miserable woman your wife, it is not clear that with her injustice as high as a mountain, is she still in this world or has she returned to the land of nine streams?"
Reading those passages, I think readers can recognize Pham Viet Long's style and writing style in the Short Story genre.
The second part of the book includes 10 works of Dissertations. Through these 10 works, we can see that Pham Viet Long is very talented at writing prose. Tan Van is a very popular literary genre in China, with modern names such as Jia Binh Ao, Mo Ngon, Truong Hien Luong, Gao Hanh Kien, Vuong Mong... In our country, Tan Van is not It is very popular among writers, and if they write Tan Van, they often call it Miscellaneous Pen or Miscellaneous Literature. But in the end, Tan Van, Miscellaneous Literature and Miscellaneous Writing are just one thing.
As mentioned above, Pham Viet Long is very charming when writing Dissertations. The Essays collected and published in this Collection all have the same quality of humor and irony. The author used laughter to criticize the bad habits and vices lurking in each person, in particular, and society, in general. A boss who talks loudly and preaches morality wherever he goes, but is selfish and crude, to the point that his family is ruined and his children are spoiled (Valuable opinions). A newspaper that publishes false and sensational news just to sell newspapers, unreasonably offends other people's personalities, and even harms their honor and happiness. When sued, they will only "tell it to you again." clearly" and only apologized to foreigners and foreign companies, but domestic units and domestic people ignored it, without a single line of correction (Because I am Vietnamese). A tourism business unit, taking Vietnamese people to a northern country, the tour guide forbids visitors from speaking, because if they speak, it will be revealed that they are Vietnamese, and the entrance ticket will be as expensive as a foreigner. outsiders, do not enjoy the same priorities as indigenous people. On the contrary, if Westerners come to us to travel, we cannot lie (I only love Westerners who come to us). Furthermore, there was an officer who was very fond of foreign goods. All the items in his house were foreign goods. On the occasion of going to the West, he bought a shirt, which he thought was a foreign product It's rare to wear it everywhere. One day, while ironing his clothes, his wife absent-mindedly burned the collar of his shirt. In the fox's collar was a letter from his own son. It turned out that the shirt was produced domestically by his son's garment factory (Letter in the collar). Then there are many more funny stories that bring tears to laughter, like the Choir, talking about bribery, the problem of children, not caring about the quality of labor and career, and Looking forward to being a mother. contempt, talks about many things in daily activities, then One-seeded Cat talks about the need for parity in a market-era society. The articles The Good Nose and The Far Away Condemn the habit of being ungrateful and ingratiating, preferring to live abroad for happiness, but forgetting who you are and forgetting the ethics of being a human being. There is another Essay that cannot be ignored, which is Lesson One, written about the bureaucracy, ignorance, harassment, and authoritarianism of our country's administrative agencies today. A female Director only asked to meet the Chairman of the local Ward, but why did it have to be so difficult? The first lesson means the lesson "where is the money?". In a society where everything costs money, even a medal worthy of the Collective must be bought with money! The story is told by the author in a cheerful writing style and tone, but it instills in the reader an inconsolable feeling of resentment and frustration.
Pham Viet Long's collection of Short Stories and Essays is in your hands. Please read and think with the author. The things that Pham Viet Long conveys in this excellent work are also the things we are wondering about. I hope the lives and souls of people around us get better every day.
Hanoi, summer 2006
T.T.S
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top