NHỮNG NGƯỜI CON GÁI QUÊ HƯƠNG - Tác giả: Phạm Việt Long
Phù Mỹ, mùa hè.
Đến một xã thuộc vùng Đông, tôi được xem một lá thư của một người con gái từ trong tù gửi ra:
"Các anh ơi, lũ nó tra hỏi em dữ lắm. Em chỉ nói: "Tôi là đàn bà, biết gì chuyện súng đạn mà các ông bắt? Các anh cứ yên tâm, chúng nó chẳng có bằng cớ gì đâu, em sẽ về với các anh.
Các anh ơi, em nhớ các anh lắm. Quê ta nhổ được mấy chốt rồi? tiếc quá, không được về góp sức với các anh giải phóng quê hương.
Em gái.
Hai."
Tôi đọc đi đọc lại lá thư ngắn ngủi, nhàu nát với những dòng chữ nguệch ngoạc ấy. Tôi chăm chú nghe Nhu- Bí thư xã - kể về Hai. Vào một ngày đẹp trời của mùa xuân, Hai lên đường làm nhiệm vụ. Với chiếc nón trắng duyên dáng trên đầu, với khẩu súng ngắn dấu trong cái xắc ni lông, Hai đi sâu vào vùng địch, tới giữa chợ đông dày lính tráng, mật vụ, tìm diệt thằng xã trưởng ác ôn khét tiếng. Với 2 phát súng, cô bắn gục nó. Lẽ ra, Hai có thể chạy thoát nhưng thấy nó còn dãy dụa, sợ nó chưa chết, Hai quay lại, nã thêm đạn vào đầu nó. Cô chỉ kịp dấu khẩu súng ngắn, bọn địch đã bâu lấy cô. Sáng hôm ấy, cả phiên chợ xôn xao. Đồng bảo hởi lòng hởi dạ. Kẻ thù bàng hoàng khiếp sợ.
Thế là Hai bị bắt - Nhu kể tiếp - chúng nó đánh Hai dữ lắm, vậy mà Hai không kể vào thư. Cơ sở nói lại, bọn chúng dằn ngửa Hai, dấp một cái khăn mặt bông lên mặt, đem một bình nước ớt xối từ từ xuống làm cô sặc sụa muốn chết. Chúng thay nhau đấm đá làm người cô sưng mọng lên như quả bồ quân chín. Thế mà cô ấy không kể vào thư. Thường ngày cũng vậy, Hai không bao giờ nói đến khó khăn của mình, chỉ lo cho đồng chí!
Lá thư cứ vang lên mãi trong lòng tôi như có ai thủ thỉ hoài bên tai và một niềm tin cứ đinh ninh trong óc tôi: nhất định Hai sẽ chiến thắng trở về. Người con gái đầy nghị lực, đầy niềm tin ấy sao lại không chiến thắng trở về được!
Đem theo niềm tin ấy, tôi đi tìm Hai trên khắp quê hương giải phóng. Tôi chưa được gặp Hai, nhưng lại gặp bao cô gái khác có những nét giống Hai kỳ lạ...
*
Thuý năm nay ngoài 20 tuổi , người thấp, lưng hơi gù. Về hình thức, cô là một cô gái khá xấu. Nhưng chính trong cái hình thức hơi thô kệch ấy lại chứa đựng một tâm hồn tinh tế, đẹp đẽ lạ lùng, một tâm hồn đầy chất thơ. Tôi nhớ mãi buổi chiều hôm ấy, buổi chiều có những cơn mưa dông dữ dội, chúng tôi ngồi nói chuyện với Thuý. Thuý đòi chúng tôi đọc thơ cho nghe. Trong khi chúng tôi chậm rãi đọc thơ thì Thuý ngồi im lặng, lưng gù gù như sắp chồm lên phía trước, đôi mắt hơi lé nhìn vàomột điểm nào đó xa xăm. Chúng tôi vừa ngừng đọc, Thuý bỗng ngẩng lên, đôi mắt bừng sáng đầy hạnh phúc. Cô nghiêng nghiêng đầu, miệng lẩm nhẩm - thật là một đầu óc thông minh kỳ lạ, cô đọc lại nguyên văn bài thơ chúng tôi mới đọc cho cô nghe lần đầu. Rồi cô lại đòi chúng tôi đọc cho cô nghe bài khác. Khi anh Thu Hoài đọc một bài thơ do anh ấy sáng tác xong, Thuý suy nghĩ một lát rồi dụt dè nói:
- Cho em nhận xét nghen!
- ồ, tốt quá, cứ nhận xét đi.
Thu Hoài hào hứng trả lời.
Đôi má Thuỷ ửng hồng lên:
- Trong thơ có câu : "Chiếc sóng con bằng giấy. Anh thả vào dòng mưa". Em thấy dùng chữ "thả theo - anh thả theo dòng mưa" hay hơn, chữ "theo" có tình cảm hơn, có phải không anh?
Tôi lặng đi trong niềm xúc cảm. Thật khó mà không xúc động được trước một tâm hồn phong phú, ý nhị như vậy, nhất là lại biết rằng người có tâm hồn đẹp đẽ ấy là một cô gái đã từng vào tù, ra tội bao lần, đã từng chiến đấu giữa lòng địch và chiến thắng trở về. Tôi hỏi Thuý:
- Em có làm thơ chứ!
- Dạ, có. Hồi bị địch giam, em có làm thơ. Tiếc quá, em không chép lại được. Em không còn nhớ bài nào nữa. Bọn địch tra tấn làm em ngớp luôn, đầu óc rối mất, không nhớ nổi.
Thuý thoáng trầm ngâm, rồi lại vụt trở lại cái hồn nhiên của tuổi trẻ:
- Nói là thơ nhưng đâu phải thơ, em viết dở lắm, nếu có nhớ, cũng chẳng dám đọc cho các anh nghe.
- Những bài thơ ấy viết về những gì?
- Ôi, có được gì mấy? Chỉ quanh quẩn chuyện hoạt động của chúng em thôi.
- Chắc chuyện hoạt động của Thuý có nhiều cái hay lắm nhỉ, kể cho anh nghe đi.
Thuý khiêm tốn:
- Ôi cha, không, chuyện vụn vặt, có gì mà kể.
Chúng tôi phải động viên mãi và thậm chí phải doạ thôi không đọc thơ nữa nếu Thuý cứ từ chối như vậy, Thuý mới chịu kể. Qua câu chuyện của Thuý, tôi hình dung ra một người con gái hoàn toàn khác Thuý lúc này. Người con gái ấy mặc áo rộng cổ, mặc quần chật ống. Ngoài những lúc cười nói bả lả với tụi lính, người con ái ấy luôn khinh khỉnh, ít nói và nếu có nói thì cũng chỉ bằng những lời cộc cằn dễ ghét. Người ta chỉ thấy Thuý là một cô gái ngông nghênh, khó chịu, thế thôi. Người ta không hiểu rằng đêm đêm Thuý lần mò vào những ngóc ngách mà địch hay đi, đặt mìn giết chúng. Có hôm, Thuý đặt mìn rồi trốn vào một đám mía, ngồi đợi thằng ác ôn khét tiếng trong vùng đi qua để diệt. Quy luật của nó là hay qua đoạn đường này vào buổi sáng. Nhưng chờ tới trưa rồi vẫn không thấy nó. Trời mùa hè nóng bỏng như chảo rang. Những lá mía khô đi, quăn lại, phả hơi nóng hầm hập. Thuý vẫn kiên nhẫn chờ. Giữa lúc ấy thì Thuý bị ngớp, đó là hậu quả của những trận tra tấn của địch. Thuý nằm lăn dưới gốc mía bất tỉnh. Thuý nấc nấc, ngáp ngáp như cá lên cạn. Nóng, khát, trời vẫn dội lửa xuống. Đầu óc Thuý muốn nổ tung ra. Thuý dãy dụa. Chỉ có một mình Thuý thôi. Và nắng, nắng dữ dội. Hàng trăm ngàn đốm lửa xao động trước mắt Thuý. Những thằng ác ôn hiện lên với những khuôn mặt quái dị. Roi vọt. Nước ớt, nước xà phòng sặc sụa. Thuý lăn lộn. Nửa giờ, rồi một giờ qua đi, vẫn chỉ mình cô vật vã trong đám mía, dưới ánh nắng gay gắt. Mồ hôi ướt đẫm áo quần, đọng thành giọt trên mặt Thuý. Cuối cùng, cơn ngớp qua đi. Thuý ngồi dậy, ngơ ngác ngó quanh. Phải mất một lúc bàng hoàng, Thuý mới nhớ lại được những việc vừa xảy ra. Và ngay lúc ấy, Thuý nhớ tới nhiệm vụ của mình. Thuý lại căng mắt nhìn ra đường. Một cơn khát dữ dội hành hạ Thuý. Không có nước. Không thể rời khởi chỗ này đi kiếm nước được, vì như vậy sẽ bị lộ. Thuý có cách rồi: uống nuớc tiểu của chính mình. Với ý chí sắt đá ấy, Thuý đã hoàn thành nhiệm vụ. Sau nhiều vụ đánh địch khác, Thuý bị lộ. Huyện chuyển cô về vùng khác, làm công tác đấu tranh chính trị.
Kể đến đấy, Thuý đột ngột cười:
- Có lần tụi địch kêu em là con điên anh à.
- Sao vậy.
- Hôm ấy, em cùngmột số cơ sở tổ chức một cuộc đấu tranh ở cầu Cương. Bọn địch ngoan cố lắm anh à, nó bắt mấy chị đi đầu lột hết nón rồi lại định lột áo. Chúng nó đánh, mấy chị ấy không ngán, nhưng chúng nó làm thế, mấy chị ngán quá, chạy lùi hết lại. Nòng cốt đã lùi thì cả đoàn biểu tình cũng lùi. Lúc ấy em ở phía sau chỉ đạo. Không thể để cuộc đấu tranh bị mất thế. Em vượt lên hàng đầu. Có mấy chị quát em:
- Mi điên hay sao mà chạy lên đó, chúng bắt thì sao?
Có chị cơ sở nói: "Thuý, chớ lên, phải giữ thế hợp pháp chớ!"
Em vẫn chạy lên. Em nghĩ, hợp pháp là để đấu tranh, chớ không phải để đứng sau cuộc đấu tranh. Thằng đồn trưởng thấy em vừa xông tới, vừa hô khẩu hiệu thì tức giận hét bọn lính níu chặt lấy em. Nó trợn trừng mắt: "Mày ưng khẩu hiệu lắm hử? Thì cho mày khẩu hiệu". Bọn lính dằn em xuống, viết khẩu hiệu phản động lên áo em, rồi đẩy em nhào trở lại.
Thuý dừng lại một lúc, ngập ngừng như đắn đo điều gì, rồi lại nói:
- Em liền cởi áo ra, vứt vào mặt bọn nó. Mấy thằng lính cười hô hố: "Con nhỏ điên bay ơi!". Nhưng thằng đồn trưởng thì tím mặt lại, há hốc mồm mà nhìn em. Và lúc ấy, đồng bào lại xông lên.
Cuối câu chuyện, Thuý thích thú đưa ra một nhận xét: "Anh thấy không, con gái chúng em sướng hơn các anh nhiều. Này nghen: biết đường nhựa, biết thị xã, lại biết cả đường dốc, biết cả núi rừng, biết hông đa lại biết cả cõng ba lô leo núi". Lời nhận xét ấy quả là một cách tổng kết cô đọng về phương thức hoạt động của những cô gái hợp pháp giữa lòng địch, những người luôn luôn thay đổi về hình thức và phong cách sống, duy chỉ có một điều không thay đổi: lòng căm thù Mỹ nguỵ, ý chí quyết thắng và niềm tin tuởng mãnh liệt đối với cách mạng, đối với chính mình. Tuy nhiên, tôi biết Thuý dùng chữ "sướng" ở đây là theo một khía cạnh khác chứ không đơn thuần ở cái nghĩa thông tục. Bởi vì những cô gái hoạt động trong vùng địch, sống va chạm với địch có rất nhiều nỗi khổ, khổ cả về thể xác, và khổ rất nhiều về tinh thần. Câu chuyện của Thu đã cho tôi những ấn tượng mạnh mẽ về nỗi khổ đó.
Căn cứ Bình Định, tháng 6.
Mới di chuyển đến nơi này, chúng tôi phải ở nhà tăng. Không có bàn ghế, phải cột võng mà ngồi trò chuyện. Trời lại dội mưa xống sầm sập. Tôi gặp Thu trong hoàn cảnh như thế. Thỉnh thoảng, một cơn gió thổi thốc tới làm tạt nước mưa vào lạnh ngắt, làm ngọn đèn dầu chao đi, muốn tắt. Những con mối theo ánh đèn bay tới bu đầy cổ làm tôi khó chịu vô cùng. Vậy mà Thu, cô gái ở thị xã mới về họp, thì lại hết sức thích thú trước cái cảnh sống tùm hum chật chội ấy. Nhìn tôi nhăn nhó, vơ mấy con mối bay sà trước mặt, Thu cười ngặt nghẽo và đôi mắt ánh lên sự hồn nhiên.
- Anh để cho nó bay, tội nó mà, đừng giết nó.
Tôi với tay đập con mối từ phía ngoài đang lao thẳng vào mặt, làm chiếc võng tôi ngồi chao đi, ngôi nhà tăng rung lên. Chiếc võng của Thu cũng chao theo. Cô đung đưa người theo nhịp võng và vừa lắc đầu, vừa cười, cười ròn khanh khách. Tôi chăm chú nhìn Thu, không khỏi ngạc nhiên. Khi mới được các đồng chí trong ban Binh vận giới thiệu thành tích của Thu, tôi cứ hình dùng cô là một người con gái sắc sảo, nghiêm nghị, có giọng nói đĩnh đạc của người từng trải. Không ngờ cô lại hồn nhiên, ngây thơ như vậy. Chà, thật hiếm có một người con gái có điệu cười thoải mái như thế. Thu bỗng ngừng bặt tiếng cười, bối rối như mình vừa làm một điều gì lố bịch.
- Chu cha, anh! Dị quá à! Em.... em cười quá nhiều hả anh?
Rồi Thu nói tiếp, giọng êm êm, tha thiết:
- Anh à, đừng rầy em nghen. Sống với tụi nó, không khi nào em được cười thật sự. Về căn cứ, gặp các anh, em thấy sung sướng quá, em chỉ thích nô dỡn thật nhiều. Lắm khi em đuổi nhau với lũ bạn, chạy huỳnh huỵch. Đến khi nhớ lại, thấy các anh ngó, mắc cỡ quá, lại sợ các anh rầy nữa!
Tôi vội giải thích:
- Không, các anh không rầy em đâu em à. Không những thế, được thấy các em vẫn giữ được lối sống hồn nhiên, tươi trẻ, các anh rất vui. Chắc em sống trong đó ngột ngạt lắm hả? Em kể chuyện đi.
Thu ngồi im lặng, hai tay nắm mép vòng, mắt chăm chú nhìn ngọn đèn. Ngọn đèn lung linh, nô dỡn trong đôi con ngươi đen láy của Thu. ánh đèn dầu hắt vào mặt, làm làn da bánh mật của Thu hồng lên. Thu bắt đầu bằng giọng nói âm ấm, đều đều, thủ thỉ như dòng sông La Tinh dịu hiền của quê hương cô:
- Cha em đi tập kết. Mẹ em làm công tác trên tỉnh. Em còn nhỏ, ở với bà. Em nhớ mẹ, khóc hoài, đòi bà đi tìm mẹ. Bà em phải lôi em vào buồng, dỗ: "Im đi con, rồi má con sẽ về. Con nói tới má, thằng xã trưởng bắt cả nhà bây giờ". Chính những lúc ấy, má em về hoạt động tại xã. Sau này nghe nói lại, em mới biết. Có hôm má em ngồi trong bụi cây, thấy em đi ngang mà không dám gọi. Má bặm miệng, ngó theo em hoài. Rồi một lần đi công tác, má em bị địch phục kích, bắn chết. Lúc ấy em đã biết nghĩ rồi. Em xin vào du kích để trả thù cho má. Mấy chú không cho, nói em còn nhỏ, yếu quá. Mấy chú giao cho em nghi trang công sự cho mấy anh. Hôm ấy, em vừa cảnh giới, bám sát thằng xã trưởng, vừa nghi trang công sự cho ba anh du kích. Khi nó sơ hở, em bật nắp công sự cho mấy anh lên. Diệt thẵng xã trưởng xong, mấy anh lại xuống công sự an toàn. Còn em thì bị tụi nó bắt. Chúng nó đánh em dữ lắm, nhưng em chỉ nói: "Chuyện tai bay vạ gió, tôi không biết". Cuối cùng, chúng phải thả em. Em nhớ lại lúc em bị đánh mê man bất tỉnh, có một người lính tới xoa dầu cho em. Em liền liên lạc với anh ta, xây dựng anh ta thành cơ sở binh vận. Mấy chú bảo em làm công tác binh vận giỏi, đưa em vào luôn ngành đó. Em vẫn giữ được thế hợp pháp của mình nên các chú đưa em vào hoạt động thị xã. Em quen sống ở nông thôn, phải chuyển qua hoạt động thị, bỡ ngỡ lắm. Phải học đủ cách ăn mặc, khi thì mặc theo lối "híp pi" quái gở, khi thì nón mê áo rách, gánh hàng rong. Chị Kiên bày vẽ cho em từng chút một, từ cách nhìn nhận, đánh giá binh lính nguỵ đến cách đi đứng để tránh sự theo dõi của bọn mật vụ. Hai chị em thường ra bãi biển gần thị xã. Em không muốn ra đó chút nào hết, ở đó dơ dáy lắm. Lũ lính Mỹ, lính Nguỵ nô dỡn với bọn gái điếm như ở trong buồng nhà nó. Em kinh tởm quá. Nhưng chị Kiên cứ dẫn em đi. Chị bảo: "Nơi đó tập trung nhiều cái ô uế, nhưng lại cũng có những người chúa ghét hàng ngũ địch!". Chị nói quả không sai. Có một hạ sĩ quan nguỵ đi một mình trên bờ biển, đầu cúi nặng nề. Đôi mắt anh ta thâm quầng, rầu rĩ. Hai chị em lại làm quen. Biết anh ta tên là ý. Quả vậy, ý đang chán nản, buồn rầu: cha anh bị tụi lính bắn chết, em gái anh lại mới bị xe của bọn Đại Hàn cán gẫy tay, mẹ anh phải sống trong khu đồn ngột ngạt. Qua nhiều lần gặp gỡ, chị Kiên phân tích cho anh ý vì sao mà khổ, chuyển hoá anh thành một người có cảm tình với cách mạng. Chị nhận nhiệm vụ mới, trao lại cho em nhiệm vụ tiếp tục giác ngộ người lính nguỵ ấy. Một buổi tối, đi bên anh ta, em hỏi:
- Anh ý, anh có biết vì sao mà gia đình anh khổ như vậy không?
Anh ý trả lời:
- Vì chiến tranh.
- Chiến tranh do ai gây ra?
- Do ngoại bang.
- Anh đang cầm súng chiến đấu cho ai?
Anh lặng im. Em liền nói:
- Anh à, gia đình anh khổ, gia đình bao bà con ta khổ, đều do thằng Mỹ xâm lược gây ra. Anh cầm súng ấy, vô tình đã làm hại gia đình, bà con mình.
Anh ý trầm ngâm:
- Lỡ rồi, biết làm sao.
- Anh có muốn thoát khỏi con đường đen tối ấy không?
- Có chớ.
Cứ như vậy, em chỉ cho anh những việc làm có lợi cho cách mạng. Lúc đầu chỉ là nắm tình hình đi lại của địch trong căn cứ anh đóng. Sau đó là rải truyền đơn, rồi vẽ sơ đồ. Em kiểm tra thấy anh ấy làm đều tốt. Đến một hôm em nói với anh:
- Anh có muốn làm chiến sĩ Giải phóng quân không?
- Tôi mà làm được chiến sĩ Giải phóng quân à? - Anh ngạc nhiên hỏi.
Em giải thích:
- Bấy hôm anh vẫn làm công việc của chiến sĩ Giải phóng quân đấy.
Mắt anh sáng lên sung sướng:
- Thiệt na?
- Thiệt chớ. Các anh ở trên khen anh lắm. Các anh ấy có ý định kết nạp anh vào quân Giải phóng, muốn anh trở thành chiến sĩ Giải phóng hoạt động trong lòng địch, anh thấy thế nào?
- Được vậy thì sướng quá!
Rồi em đưa anh ấy ra vùng ven tổ chức kết nạp vào "đội nghĩa binh". Buổi lễ có ảnh Bác, có cờ Mặt trận, có cấp trên về dự, tuy đơn sơ mà rất trang trọng. Anh ý lên đọc lời thề: chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng. Anh ấy rất xúc động. Em cũng vậy, sung sướng, bồi hồi lắm. Trước nay, em đã xậy dựng được khá nhiều cơ sở binh vận, nhưng chưa lần nào lại có ý nghĩa như lần này: xây dựng cơ sở giữa hang ổ kiên cố nhất của địch, có điều kiện đánh những trận lớn.
Từ đó, để tiện việc bàn bạc, em đến thẳng nhà riêng gặp anh ấy. Nào ngờ, một chuyện gay go đến với em. Vợ anh ấy ghen. Mấy lần đầu em tới, chị ấy còn hấm hứ. Nhưng rồi một lần chị ấy chỉ thẳng vào mặt em mà nói giận dữ: "Tôi không ưa những người như cô. Cô ra khỏi nhà đi. Cô định cướp chồng tôi hả?". Lần ấy, em không thể kìm chế nổi, em bỏ đi. Ra ngoài gặp chị Kiên, em khóc: "Thôi chị ơi, xấu hổ lắm, em không đến nữa đâu, giao cho em nhiệm vụ khác". Chị Kiên phân tích: "Em đừng lo, chị ấy nói như vậy đủ biết chị ấy là người tốt. Em đã thấy mấy con vợ lính đánh ghen chưa? Chỉ mới thoáng thấy một cô gái đi bên chồng thôi, nó đã xông ra cào cấu vào mặt mà hét rầm lên giữa phố: "Con đĩ cướp chồng tao". Đằng này chị ấy không vội, chị ấy chỉ nói với em. Em cứ từ từ và xây dựng đi, chị ấy sẽ có ích cho chúng ta đấy!". Em lại trở vào thị xã. Đợi những lúc anh ý không có nhà, em đến thăm chị ấy. Chị ấy không mắng em nữa, nhưng thái độ rất lạnh nhạt. Em lại chuyện trò với lũ con chị, tắm rửa cho chúng. Lần lần, chị nói chuyện với em. Em phân tích cho chị hiểu vì sao gia đình chị khổ. Em nắm tay chị, nói thẳng: "Em biết gia đình chị cũng nghèo, có thù với lũ giặc, em muốn giúp đỡ anh ý đi vào con đường đúng đắn để trả thù nhà, nợ nước". Chị ôm lấy em, khóc: "Trời ơi, sao cô không nói vói tôi từ trước. Tội nghiệp quá!". Thế là chị trở thành cơ sở đáng tin cậy của em.
Sau nhiều ngày điều tra, em vạch kế hoạch cho anh ý đánh một trận lớn ở khu vực X. Anh hứa sẽ tiếp tục điều tra và sẽ trình bày với em phương án đánh cụ thể.
Thế là kế hoạch tỉ mỉ cho trận đánh được vạch ra. Hôm em đưa chất nổ vào và bày cho anh ấy cách dùng, kiểm tra lại phương án đánh của anh ấy, anh ấy cười: "Thật chịu cô! Chính trị đã giỏi mà quân sự cũng tài nữa!" Ngay trong đêm ấy, kho xăng giữa thị xã nổ tung. Em vui vô cùng, thế là ngọn lửa hai anh em cùng nhau nhen nhóm đã bùng cháy thành khối lửa dữ dội giữa hang ổ địch. Cuộc đời chúng em những lúc ấy là vui nhất.
- Em ra vào thị xã luôn, có hay bị lục soát không? - Tôi hỏi:
Thu mỉm cười:
- Tránh sao khỏi anh? Không những chúng lục mà chúng còn bắt ẩu nữa - hơi nghi là bắt, là đánh.
- Em bị bắt mấy lần rồi?
- Dạ, không nhớ nổi nữa anh à. Riêng năm ngoái em bị bắt năm lần, tết cũng bị nhốt trong xà lim. Chúng nó tra nước dữ quá, em bị ngớp hoài.
Vẫn với giọng bình thản, Thu kể tiếp:
- Chuyến trước lên trên này họp, khi qua khỏi khẩu, em đi với mấy anh bộ đội. Tối ấy mấy anh em ở chung một nhà tăng. Chẳng dè em lên cơn ngớp, đang nằm trên võng bỗng nhào xuống đất. Người em mệt dữ dội, mắt quáng, miệng khát. Mấy anh mới vực em lên võng và cuống quýt hỏi nhau:
- Cô ấy bị trúng gió hay sao ấy! Dầu đâu?
Em nghe hết, nhưng lưỡi cứ cứng lại không nói cho các anh rõ được. Thế là các anh ấy nắm tóc mai em giật, rồi lấy nước tiểu đổ vào miệng em. Trời ơi, khai quá!".
Kể đến đó, Thu đột nhiên cười rúc rích như vừa nói đến một chuyện vui nào đó chứ không phải là nói đến nỗi đa truân của chính mình. Còn tôi, tôi thấy tràn ngập một sự xúc động, tràn ngập tình thương và lòng kính trọng. Kẻ thù đã gây bao tội ác trên quê hương chúng ta, đã dày vò biết bao người con gái đáng yêu của quê hương chúng ta. Nhưng, sức sống của quê hương chúng ta vẫn ngời ngời lên, vẫn vượt lên hết thảy. Chỉ cần nhìn vào những người con gái ấy thôi, chúng ta cũng có thể thấy rất rõ quê hương chúng ta đau thương và bất khuất như thế nào.
Tôi gặp Thuỳ trong một trường hợp đặc biệt: chị đang lên cơn động kinh. Chị ngã lăn trên một tảng đá lớn, giãy giụa. Anh em vội xúm vào giữ chị. Phải 4 người ghì 2 chân, và 2 tay, một người giữ đầu chị mới giữ cho chị khỏi dãy tung ra. Mắt chị nhắm nghiền. Miệng chị la:
- Ươi trời ơi! Nóng quá chịu sao nổi? Các ông biểu tôi tiếp tế cho Cộng sản, tui không biết đâu!
La rồi chị cố chồm dậy. Các anh phải ráng hết sức ghì cho chặt mới giữ cho chị nằm im. Mặt chị nhăn lại, đỏ bừng như người say nắng, mồ hôi thấm ra lấm tấm. Chị nằm im, nấc nấc như bị ngạt. Đột nhiên chị hét ré lên, giãy giụa, la vang:
- Các ông biểu tui là Cộng sản. Tui không biết Cộng sản là gì! Nếu tui là Cộng sản thì cả nước Việt Nam này là Cộng sản! Nước Việt Nam này rộng lắm, đông lắm. Các ông có đi bắt hết được không? Trời ơi, nóng quá chịu sao nổi. Hồi mai giờ các ông đánh tui, cây gỗ phải gẫy, cây sắt phải cong, thịt da nào chịu nổi? Khát nước quá, đưa tui một hớp nước lạnh. Không, đưa cô ca làm gì? Tôi không uống! Các ông có biết tiền mua cô ca ở đâu ra không? ở máu bà con tui đây này. Các ông biểu tui uống nước đái, các ông khôn hơn, các ông đem về cho cha mẹ các ông uống...
Chị oằn mình, rú lên một tiếng rồi lịm đi. Anh em cho biết chị sẽ lên cơn suốt 3 tiếng đồng hồ. Trận đánh dữ nhất của địch kéo dài bao lâu thì cơn động kinh kéo dài chừng ấy. Chị là giao liên hợp pháp. Chị dẫn đường cho anh em ra vào, chị chở vũ khí, tài liệu ra vào một vùng quan trọng. Với chiếc xuồng nhỏ bé, chị đi lại như con thoi nối liền những con đường chiến đấu. Một tên phản bội khai báo ra chị. Trước khi bị bắt, chị đã kịp nhận chìm xuồng, giấu hết vũ khí. Địch đánh chị bằng đủ mọi đòn dã man: đổ nước, tra điện, đóng đinh vào tay. Chúng không tài nào làm được tờ cung. Chúng bèn tự viết ra một tờ cung, bảo chị ký vào. Chị cầm bút, gạch một đường lớn vào giữa tờ cung. Chúng lại đánh chị. Nhưng chúng vẫn thua. Bây giờ, chị đã trở về với chúng tôi. Chị nằm đó, thở phập phồng. Với khuôn mặt bầu bầu, sống mũi dọc dừa, trông chị thật hiền từ, đôn hậu. Nhưng với kẻ địch, chị dữ dội thế đấy. Theo dõi cơn động kinh của chị, ta có thể hình dung rất rõ cuộc chiến đấu của chị trong phòng tra, thấy rõ thằng ác ôn đang làm gì, chị chống trả ra sao.
45 phút trôi qua. Chị hơi cựa mình, tay bắt đầu nắm lại. Phải thay năm người khác vào giữ chị. Chị lại sắp giãy. Vừa kịp ghì lấy người chị, thì chị nắm chặt tay lại, oằn oại. Đôi mắt chị nhắm nghiền và miệng chị lại la:
- Đánh tôi quá chừng quá đỗi chịu sao nổi! Sao mà ngu dữ vậy? Còn một cái cung nữa mà đánh dữ vậy. Các ông đánh vợ con các ông vậy được không? Thôi! Đưa cây đây tôi đánh các ông thử coi! ứ ớ!...
Chị giãy đùng đùng, lặng đi một lúc chị lại hét lên:
- Để tao chết luôn, chích kim làm chi? Bay đánh tao chết còn bày chích thuốc làm chi? Đừng có đạo đức giả! Thả ra, thả ra, tôi đạp đây nè.
Chị nấc nấc một lát rồi tiếp:
- Đánh đi! Các ông có giỏi thì đánh miết tới 12 giờ khuya. Ba, bốn đứa đánh chết chứ chịu sao nổi? Bay lấy gậy sắt đánh tao gẫy tay. Bay trở roi điện đánh tao cháy da. Nhưng bay mới lóc tới thịt, chớ chưa tới xương tao. Bay đánh cho chết luôn đi rồi xả thịt làm mắm cho vợ con bay ăn. Sao bay ngu quá chừng vậy.
Chị ngừng lại, nấc nấc như người bị ngợp nước, ngực giật giật từng hồi và thở hổn hển. Rồi chị nằm im, thở đều đều như người ngủ say. Một lát sau, chị kéo chiếc võng mà chúng tôi đắp cho chị lên ngửi rồi nói:
- Chu cha, tanh quá, máu tanh quá.
Chị ném chiếc võng đi và lại kêu:
- Lính, đem nước tao uống! Đồ quỷ, nó bỏ, nó đi hết.
Chị nằm im một lúc, nói giọng tỉnh táo hơn: "Đau đầu quá". Đồng chí y sĩ lấy thuốc trợ sức tiêm cho chị. Chị không biết gì. Chị duỗi bàn tay ra. Anh em cũng buông chị ra. Chị ngồi dậy, đầu tóc bơ phờ. Chị nhìn chúng tôi, vuốt sợi tóc loà xoà trước trán, thoáng cười và bảo: "Các anh ngồi lâu lắm rồi hả, có mệt không? Thôi, vô nghỉ đi!" Chị đưa tay sửa lại áo, hai cổ tay bị giữ chặt lâu quá, bầm tím.
Tôi ngồi lặng im nhìn chị mà muốn hỏi chị nhiều chuyện. Nhưng tôi không dám hỏi. Bởi vì, nếu chị kể lại chuyện đời mình, chị sẽ không tránh khỏi xúc động và rồi chị sẽ lại lên cơn. Tôi không cầm lòng được trước cơn động kinh của những người con gái ấy. ở Bình Định này, tôi đã gặp biết bao cô gái như vậy. Người làm công tác võ trang, người làm công tác binh vận, người làm công tác đấu tranh chính trị, giao liên - mỗi người trên một mặt trận thầm lặng và mỗi người đều vượt qua những đau thương, gian khổ mà lập nên những chiến công thầm lặng nhưng vô cùng lớn lao. Kẻ thù tàn bạo, dã man quá, chúng hành hạ chị em của chúng ta bằng những dụng cụ hiện đại nhất của "văn minh Huê kỳ" và bằng phương pháp tồi tệ nhất của thời trung cổ. Nhưng, chúng không khuất phục được những người con gái ấy.
*
Khi tôi viết những dòng chữ này, tôi đã ở xa những người con gái ấy hàng trăm cây số. Tôi ân hận mãi là chưa gặp được Hai - người con gái Phù Mỹ kiên cường. Khi được tin cô đã chiến thắng trở về, tôi ở xa quá, không đến thăm cô được. Khi tôi về thăm Hai tại quê hương cô thì Hai đã được điều lên huyện nhận công tác mới.
Những người con gái ấy vẫn đang trên đường chiến đấu vẻ vang của mình. Hai làm công tác an ninh. Thùy trở về chiến trường với chiếc thuyền nhỏ xuôi ngược trên các dòng sông, luồn lách giữa hang ổ địch. Thu đang tiếp tục chiến thắng những thử thách lớn lao mới trong trại giam của địch. Còn Thuý, người con gái có tâm hồn đầy chất thơ, đã đi xa rồi, xa mãi, để lại trong tôi những hình ảnh trong sáng, những suy nghĩ cháy bỏng.
Sống giữa những người con gái như thế, sống giữa cuộc chiến đấu hào hùng như thế, tôi thấy mảnh đất mà mình mới đặt chân lên ít lâu, bỗng trở nên gắn bó, đầy tình sâu nghĩa nặng. Đã bao lần tôi thầm gọi Bình Định - mảnh đất "dẫu chẳng nơi đây cất tiếng chào đời" là quê hương với cái nghĩa thân thương và trân trọng nhất.
Xin cảm ơn những người con gái quê hương.
THE GIRLS OF THE HOMELAND
Phu My, summer.
In a village in the Eastern region, I had the chance to read a letter sent by a girl from prison:
"Dear comrades, they interrogate me harshly. I only say, 'I am a woman, what do I know about guns and bullets that you accuse me of? Don't worry, there's no truth in their accusations; I will return to you.
Dear comrades, I miss you all so much. How many posts of ours have been liberated in our homeland? It's a pity I can't come back to contribute to the liberation with you.
Your sister,
Hai."
I read the short and tear-stained letter repeatedly. I listened intently as Nhu, the secretary of the village, told me about Hai. On a beautiful spring day, Hai set off on a mission. With a charming white hat on her head and a small hidden gun in her bamboo tube, she penetrated deep into the enemy territory, right into a crowded market filled with soldiers and secret agents, to eliminate the notorious village chief. With just two shots, she took him down. Hai could have escaped, but fearing he might still be alive, she turned back and fired more bullets into his head. She managed to hide the small gun, but the enemies captured her. That morning, the whole market was in a commotion. The villagers were worried and fearful. The enemies were shocked and terrified.
Thus, Hai was captured - Nhu continued - they treated her harshly, but she didn't mention any of it in her letter. The captors forced her to kneel and put a cotton mask on her face, then poured a jug of chili water slowly down her throat until she choked and wanted to die. They took turns beating her until her body swelled like a ripe guava. But she didn't mention any of it in her letter. In her daily life, Hai never talked about her hardships; she only cared for her comrades.
The letter kept echoing in my mind, as if someone whispered next to my ear, and a strong belief firmly settled in my mind: Hai would surely triumphantly return. How could a determined and hopeful girl like her not succeed in coming back!
With that belief, I traveled across the liberated homeland to find Hai. Although I didn't meet her, I encountered many other girls who shared some uncanny resemblances with Hai...
Thu, over twenty years old, short with a slightly hunched back. In appearance, she was quite plain. However, within that rough appearance lay an elegant and beautifully peculiar soul, a soul filled with poetic charm. I will never forget that afternoon when we sat and talked with Thu. She asked us to recite poetry for her to listen to. While we were slowly reciting poems, Thu sat quietly, hunching forward, her eyes slightly squinting, as if gazing at some distant point. When we finished, Thu suddenly lifted her head, her eyes sparkled with joy. Tilting her head, she mumbled to herself - a sign of her strange intelligence - she recited back the exact poem we had just recited to her for the first time. Then, she asked us to recite another poem. When Thu Hoai recited a poem he had just written, Thu thought for a moment and then shyly said:
"Could you let me offer some feedback? The line 'The paper wave is as big as a wave, You release it into the river,' I think using the phrase 'follow along - you release it to follow along the river' is better; the word 'follow' carries more emotions, don't you think?"
I was silent, moved by her emotions. It was hard not to be touched by such a rich and delicate soul, especially knowing that the possessor of that beautiful soul was a girl who had been imprisoned, faced numerous accusations, and fought fiercely against the enemy before triumphantly returning. I asked Thu:
"Do you write poetry?"
"Yes, I do. When I was in prison, I wrote some poems. Unfortunately, I couldn't copy them down. I don't remember any of them anymore. The torture by the enemies made my mind confused; I couldn't remember anything."
Thu paused thoughtfully, then returned to her innocent youthfulness:
"I call them poems, but they weren't really poems. I wrote them poorly, and even if I remembered them, I wouldn't dare to recite them for you."
"What were those poems about?"
"Oh, there was nothing much. Just about our daily activities."
"I'm sure your activities must have been very interesting. Please tell me."
Thu modestly replied, "Oh no, they were just trivial matters. There's nothing worth mentioning."
We had to encourage and even threaten her to get her to tell us more. Through Thu's story, I could imagine a completely different person from the Thu standing before me. That person wore baggy clothes and tight pants. Apart from being noisy and joking around with the troops, she was always dismissive, speaking very little, and when she did, it was with a harsh and unpleasant manner. People only saw Thu as a stubborn and unpleasant girl. They didn't understand that night after night, Thu ventured into the enemy's hiding places, planting mines to kill them. One day, Thu set a mine and hid in a clump of sugarcane, waiting for the notorious enemy to pass by so she could eliminate him. The rule was that he usually passed through that spot in the morning. However, she waited until noon, and he still didn't show up. The summer sun was scorching, drying up the sugarcane leaves, and the air was hot and stifling. Thu persisted in waiting. Amidst that, she suffered from a fit of choking, the result of the enemy's torture. Thu lay under the sugarcane, unconscious. She gasped and gasped, struggling like a fish out of water. The heat was unbearable, and the mía leaves quivered, emitting hot and stifling air. Thu persisted. Half an hour, then an hour passed, and she was still alone, struggling in the middle of the sugarcane, under the scorching sun. Sweat soaked her clothes, forming drops on her face. Finally, the choking subsided. Thu sat up, dazed, looking around. It took her a while to recover from the shock and remember what had just happened. And right at that moment, she remembered her mission. Thu looked out at the road, feeling a fierce thirst. There was no water. She couldn't leave this spot to find water because that would expose her. Thu had a solution: she drank her own urine. With that iron determination, Thu completed her mission. After several other enemy engagements, Thu was discovered. The district transferred her to another area for political struggle.
As Thu paused for a moment, hesitating as if pondering something, she spoke again:
"You know, they called me a mad girl that day."
"Why is that?"
"On that day, I organized a protest at Cuong Bridge with some of the bases. The enemy was stubborn, you know. They caught some comrades, took off their hats, and were about to strip them off their clothes. They beat them, and the comrades couldn't stand it, so they started retreating. When the core members retreated, the whole procession retreated as well. At that time, I was in the rear giving orders. I couldn't let the struggle lose its momentum. I pushed forward to the front. Some comrades shouted at me, 'Are you crazy, running up there? What if they catch you?' One comrade from the base said, 'Thu, don't go up there. We have to maintain a legal position!'
I kept running forward. I thought, legality is for the purpose of struggling, not just standing back. The station chief saw me approaching and yelled at the soldiers to catch me. They grabbed me and forced me to kneel while they wrote anti-revolutionary slogans on my clothes. Then, they pushed me back into the crowd.
Thu paused for a while, enjoying the memory, and then continued:
"I took off my clothes and threw them back at the soldiers. Some of them laughed and said, 'The crazy girl is back!' But the station chief turned purple and stared at me, mouth agape. At that moment, the people rushed forward."
As Thu concluded her story, she enthusiastically made a remark: "Do you see it now? We, the girls, are much happier than the boys. Look, we know the asphalt roads, the town, the steep slopes, the mountains, the streams, and we can even carry backpacks and climb mountains." This conclusion was a concise summary of the girls' activities in the enemy territory, always changing their appearance and lifestyle, but with one thing remaining constant: their deep hatred for the fake Americans, their unwavering will to triumph, and their strong belief in the revolution and themselves.
However, I knew that Thu used the word "happiness" from a different perspective, not just the conventional meaning. Because the girls active in the enemy territory faced numerous hardships, both physically and mentally. Her story left a strong impression of those struggles.
Binh Dinh base, June.
Newly moved to this place, we had to stay at the rose house. There are no tables and chairs, you have to tie a hammock to sit and talk. The sky poured down heavy rain. I met Thu in such circumstances. From time to time, a gust of wind blows, splashing the cold rain water, making the kerosene lamp go out and want to go out. The termites following the light flew to my neck, making me extremely uncomfortable. However, Thu, the girl from the town who just returned to the meeting, was very interested in that cramped living situation. Looking at me grimacing, holding a few termites flying in front of me, Thu laughed loudly and her eyes sparkled with innocence.
- You let it fly, damn it, don't kill it.
I reached out and hit the termite from the outside that was rushing straight into my face, causing the hammock I was sitting on to shake, the house shaking. Thu's hammock also swayed. She swayed to the rhythm of the hammock and shook her head, laughing, laughing. I stared at Thu, surprised. When I was first introduced to Thu's achievements by comrades in the Military Department, I always thought of her as a sharp, serious girl with a poignant voice of an experienced person. I didn't expect her to be so innocent and naive. Well, it's rare for a girl to have such a relaxed smile. Thu suddenly stopped laughing, confused as if she had just done something ridiculous.
- Chu father, brother! It's so weird! I.... am I smiling too much?
Then Thu continued, her voice soft and earnest:
- Honey, don't bother me. Living with them, I can never really laugh. Going back to the base, meeting you guys, I feel so happy, I just like to play around a lot. Sometimes I chased each other with my friends, running wildly. When I think back, I see the brothers looking at me, so embarrassed, I'm afraid that I will scold them again!
I quickly explained:
- No, you guys don't bother me. Not only that, seeing the children still maintain their innocent and youthful lifestyle, the brothers were very happy. Are you sure it's suffocating to live in there? I tell the story.
Thu sat silently, holding the edge of the ring with both hands, her eyes fixed on the lamp. The lamp shimmered, brooding in Thu's black eyes. The light of the oil lamp hit her face, making Thu's honey cake skin pink. Autumn begins with a warm, steady voice, whispering like the gentle Latin river of her homeland:
- My father went to regroup. My mother works in the province. When I was young, I lived with my grandmother. I miss my mother, cry all the time, asking her to find her. My grandmother had to drag me into the room, coaxing: "Shut up, my mother will come back. I'm talking about you, the village chief arrests the whole family now". At that time, my mother returned to work in the commune. After hearing it again, I found out. One day, my mother was sitting in the bushes, seeing me passing by but did not dare to call. Mom pursed her lips, looking at me all the time. Then once on a business trip, my mother was ambushed and shot dead by the enemy. At that time, I knew how to think. I applied to join the guerrillas to avenge my mother. The uncles did not let me, saying I was too young and too weak. The uncles gave me the fortifications for you. That day, I was on guard, closely following the village chief, and decorated fortifications for three guerrillas. When it opened up, I opened the fortification cover for you guys. After killing the village chief, the brothers went down to the fortification safely. And I was caught by them. They beat me hard, but I just said: "It's a disaster, I don't know". In the end, they had to release me. I remember when I was beaten unconscious, a soldier came to rub me with oil. I immediately contacted him, built him into a military base. The uncles told me to do well in the military and put me in that industry. I still kept my legal position, so the uncles took me to town activities. I am used to living in the countryside, having to switch to urban activities, very confused. You have to learn how to dress, sometimes wearing a weird "hip pi" style, sometimes wearing a hat and torn shirt, carrying street vendors. Sister Kien drew me little by little, from how to see and evaluate the puppet soldiers to how to walk and stand to avoid the tracking of the secret agents. The two sisters often go to the beach near the town. I don't want to go out there at all, it's very dirty there. The American soldiers, the Wei soldiers frolicked with the prostitutes as if they were in his room. I'm so disgusting. But Mrs. Kien kept leading me. She said: "There is a lot of uncleanness there, but there are also people who hate the enemy ranks!" She said it was not wrong. There was a non-commissioned officer in disguise walking alone on the beach, his head bowed heavily. His eyes were dark, sullen. The two sisters got to know each other again. Know his name is mean. Indeed, he is depressed and sad: his father was shot dead by soldiers, his sister was recently run over by a Korean car, and his mother has to live in a stuffy garrison. Through many meetings, Ms. Kien analyzed for him why he was suffering, transforming him into a person sympathetic to the revolution. I took on a new mission, giving you the task of continuing to enlighten that pseudo-soldier. One evening, walking with him, I asked:
- Do you know why your family suffers so much?
He replied:
- Because of the war.
- War caused by whom?
- Due to foreign countries.
- Who are you fighting for?
He was silent. I immediately said:
- My brother, your family suffered, our family suffered, all caused by the American invasion. He held that gun, unknowingly h has harmed his family and relatives.
He mused:
- I missed it, I know what to do.
- Do you want to escape that dark path?
- Yes.
Just like that, I will show you things that are beneficial to the revolution. At first, it was just to understand the movement of the enemy in the base he was stationed. Then spread leaflets, then draw a diagram. I checked and he did well. One day I said to you:
- Do you want to be a soldier of the Liberation Army?
- Can I be a Liberation Army soldier? - he asked surprised.
I explain:
- At that time, he was still working as a soldier of the Liberation Army.
His eyes lit up with joy.
- It's bad?
- It's bad. The guys above praised him very much. They intend to admit you to the Liberation Army, want you to become a Liberation soldier operating in the enemy's heart, how do you feel?
- Okay, that's great!
Then I took him to the outskirts of the organization to join the "insurgent army". The ceremony had Uncle Ho's photo, the Front's flag, and his superiors attending, but it was simple but very solemn. He went up to read the oath: to fight for the revolutionary cause. He was very emotional. Me too, very happy and rejoicing. In the past, I have built a lot of military facilities, but never has it been as meaningful as this time: building a base in the middle of the enemy's most solid lair, with conditions to fight big battles.
From then on, to facilitate discussion, I went straight to his house to meet him. Unexpectedly, a difficult thing happened to me. His wife is jealous. The first few times I came, she was still excited. But then once she pointed directly at me and said angrily: "I don't like people like you. Get out of the house. Are you going to rob my husband?". That time, I couldn't help it, I left. Going out to meet Kien, I cried: "Come on, sister, I'm so embarrassed, I won't come anymore, give me another task". Ms. Kien analyzed: "Don't worry, she said that enough to know that she is a good person. Have you seen some soldiers' wives getting jealous? Just caught a glimpse of a girl walking with her husband, it rushed out. She scratched her face and shouted in the middle of the street: "The slut stole my husband." After all, she's not in a hurry, she's just telling me. Just take it slow and build, she'll be useful to us. there!". I'm back in town. When he is not at home, I visit her. She doesn't scold me anymore, but her attitude is very cold. I talk to my children again, wash them. Once, she talked to me. I analyzed for her to understand why her family suffered. I held her hand and said directly: "I know that your family is also poor and has a grudge against the invaders, I want to help him go on the right path to take revenge on his family and owe the country." She hugged me, crying: "Oh my god, why didn't you tell me before. Poor thing!". So you became my reliable base.
After many days of investigation, I made a plan for him to fight a big battle in area X. He promised to continue investigating and would present to me a specific battle plan.
Thus the detailed plan for the battle was drawn up. The day I put the explosives in and showed him how to use it, checked his fighting plan, he laughed: "I'm sorry! Politics is good, but the military is also talented!" That very night, the gas depot in the middle of town exploded. I was very happy, so the fire the two brothers ignited together burned into a fierce fire in the middle of the enemy's lair. Our lives were the happiest at that time.
- I go in and out of town, do I get ransacked? - I ask:
Thu smiles.
- How to avoid you? Not only did they search, but they also caught carelessly - a bit suspicious of catching, hitting.
- How many times have you been arrested?
Yes, I can't remember anymore. Last year alone, I was arrested five times, Tet was also locked in a cell. They check the water so hard, I get lost all the time.
Still with a calm voice, Thu continued:
- The last trip to this meeting, when I passed the border, I went with some soldiers. That night, the brothers shared a monk's house. Unexpectedly, I had a seizure, lying in a hammock and suddenly fell to the ground. The younger brother was intensely tired, his eyes were blind, and his mouth was thirsty. The new brothers lifted me up in the hammock and frantically asked each other:
- Did she get hit by the wind or something! Where's the oil?
I heard everything, but my tongue was so stiff that I couldn't tell you clearly. So they grabbed my sideburns and pulled them, then poured urine into my mouth. Oh my gosh, that's too much!"
At that point, Thu suddenly giggled as if she had just talked about a funny story, rather than talking about her own troubles. As for me, I felt overwhelmed with emotion, filled with love and respect. The enemy has committed many crimes in our homeland, tormented so many lovely daughters of our homeland. But, the vitality of our homeland is still shining, still surpassing all. Just by looking at those girls, we can see very clearly how painful and indomitable our homeland is.
I met Thuy in a special case: she was having a seizure. She fell and rolled on a large rock, struggling. Brothers rushed to hold her. It took 4 people to hold her 2 legs, and 2 hands, one person to hold her head to keep her out of the range. Her eyes were closed. Her mouth shouted:
- Oh my gosh! How can it be so hot? Gentlemen u i'm supplying communist, i don't know!
Then she tried to get up. You had to do your best to hold her tight to keep her still. Her face wrinkled, red like a heatstroke, sweat seeping out. She lay still, hiccuping as if suffocated. Suddenly she squealed, struggled, shouted:
- You say I'm a Communist. I don't know what Communism is! If I am a Communist, the whole of Vietnam is a Communist! This country of Vietnam is very large and very crowded. Can you guys catch them all? Oh my gosh, it's so hot I can't stand it. Tomorrow you will beat me, the wood must be broken, the iron must be bent, what flesh can stand it? I'm so thirsty, give me a sip of cold water. No, what's the use of taking her? I do not drink! Do you know where the money to buy coke comes from? in the blood of my relatives here. You tell me to drink urine, you are wiser, you bring it back to your parents to drink...
She squirmed, let out a howl and then passed out. My brother told me that she would have a seizure for 3 hours. As long as the enemy's fiercest battle lasted, the seizure lasted as long. She is a legal associate. She led the brothers in and out, she carried weapons and documents in and out of an important area. With a small canoe, she moved like a shuttle connecting the battle roads. A traitor confessed to her. Before being arrested, she had time to sink the boat and hide all her weapons. The enemy beat her with all kinds of brutal blows: pouring water, applying electricity, nailing nails in her hands. They can't make a bow. They then wrote a bow themselves, asked her to sign. She took a pen and drew a large line in the center of the bow. They beat her again. But they still lose. Now, you have returned to us. She lay there, breathing heavily. With a pregnant face, the bridge of the nose along the coconut, she looks so gentle and kind. But with the enemy, you are fierce. Watching her seizures, we can clearly visualize her fight in the interrogation room, clearly see what the villain is doing, how she fights back.
45 minutes passed. She stirred slightly, her hand beginning to close. Had to replace five other people to take care of her. She's about to scream again. Just in time to grab her sister, she clenched her fist tightly, writhing. Her eyes were closed and her mouth was screaming:
- Beating me so hard I can't stand it! Why are you so stupid? There is one more bow that fights so fiercely. Can you beat your wife and children like that? Stop! Give me the tree, I'll hit you guys! ooh!...
She struggled loudly, was silent for a moment, and then shouted:
- Let me die too, why prick a needle? Fly beat me to death, but still inject drugs? Don't be hypocritical! Release, release, I'm kicking.
She hiccuped for a moment and then continued:
- Hit it! If you are good, you can fight until 12 midnight. Three or four children beat to death, how can they stand it? Fly with an iron rod and beat me to break my arm. Flying back electric whip beat me to burn my skin. But it's only the flesh, not my bones, yet. Fly beat to death and then drain the meat to make fish sauce for your wife and children to eat. Why are you so stupid?
She stopped, hiccuping like someone overwhelmed by water, her chest jerking and gasping for breath. Then she lay still, breathing evenly like a deep sleeper. After a while, she pulled up the hammock we had put up for her, sniffed it, and said:
- Chu father, so fishy, so bloody.
She threw the hammock away and cried again:
- Soldier, bring me water to drink! Damn it, it's gone, it's gone.
She lay still for a while, and said in a more sober voice: "My head hurts." The medical comrade took medicine to support her injection. You know nothing. She stretched out her hand. I also let go of you. She sat up, her hair listless. She looked at us, stroked a strand of hair from her forehead, smiled briefly and said: "Have you guys been sitting for a long time, are you tired? Come on, take a break!" She reached out to fix her shirt, her wrists were held tight for too long, bruised.
I sat silently looking at her and wanted to ask her many things. But I dare not ask. Because, if you tell the story of your life, you will inevitably get emotional and then you will have a seizure. I couldn't hold back from those girls' seizures. In this Binh Dinh, I have met so many girls like that. People who work in armed forces, people who work in military operations, people who work in political struggles and communication - each on a silent front and each person overcomes sufferings and hardships to establish new goals. a silent but enormous victory. The enemy is so brutal, so barbaric, they torture our sisters with the most modern tools of "American civilization" and with the worst methods of the Middle Ages. But, they could not subdue those girls.
*
When I write these words, I am hundreds of kilometers away from these girls. I regret forever that I have not met Hai - the resilient Phu My daughter. When I heard that she had returned victorious, I was too far away to visit her. When I visited Hai in her hometown, Hai was sent to the district to receive a new job.
Those girls are still on their glorious battle path. Two do security work. Thuy returned to the battlefield with a small boat up and down the rivers, wriggling between enemy lairs. Thu is continuing to win big new challenges in the camp enemy detention. And Thuy, a girl with a poetic soul, has gone far, far away, leaving me with pure images and burning thoughts.
Living among girls like that, living in the midst of such a heroic battle, I saw that the land that I had just set foot on a short time ago suddenly became attached, full of deep affection. How many times have I secretly called Binh Dinh - the land "even though it was not born here" as the homeland with the most dear and respectful meaning.
Thanks to hometown girls.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top